Wednesday, July 20, 2011

TIN BIỂN ĐÔNG





Mỹ Úc Nhật Trung gằm ghè, Việt Nam đứng đâu?

Trung Quốc không chịu ra tòa quốc tế, chỉ đàm phán tay đôi, không muốn “người ngoài” nhúng vào biển Đông, và sắp dương cờ hàng không mẫu hạm. Mỹ Nhật Úc tập trận phối hợp hải quân để làm gì? Việt Nam đứng vào đâu trong trận thế ấy?

Wikipedia photo.Biển Đông, với những vùng tranh chấp

Đàm phán theo UNCLOS, không ra tòa UNCLOS?

Hàng không mẫu hạm Thi Lang của  Trung Quốc- AFP photo
Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc- AFP photo

Tuần trước bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario đi Trung Quốc, và Đô Đốc Mike Mullen của Hoa Kỳ cũng đến Bắc Kinh. Sang đầu tuần này ngoại trưởng Philippines họp báo tại Manila cho biết ông có kêu gọi Trung Quốc hãy đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật biển để phân xử. Sau đó phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng Trung Quốc vẫn muốn giải quyết cuộc tranh chấp trên cơ sở đàm phán trực tiếp với từng quốc gia liên quan, dựa trên luật pháp quốc tế được các bên công nhận.

Lới tuyên bố này cho thấy cách nói lập lờ nửa chừng của giới ngoại giao Trung Quốc. “Luật pháp quốc tế được các bên công nhận” mà ông đề cập tới có thể để được hiểu đó là Luật biển UNCLOS mà ông nói Bắc Kinh và các nước tranh chấp sẽ đem ra làm căn bản pháp lý để bàn cãi khi đàm phán song phương , nhưng cùng lúc đó Trung Quốc lại từ chối ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển, là cơ chế do UNCLOS quy định một khi có tranh chấp cấp quốc gia. Nói “dựa trên luật pháp quốc tế” nhưng lại bác bỏ cơ chế do luật ấy quy định, phải chăng đó là thói ngang ngược của nước Cộng Sản này từ thời chiến tranh lạnh?

Dù sao thì điều này đã được ngoại trưởng Philippines dự đoán khi ông nói là Trung Quốc xưa nay vẫn muốn giải quyết vấn đề này theo đường lối song phương, chứ không giải quyết với khối ASEAN hay với sự có mặt của những nước có quyền lợi ở biển Đông như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, Australia.

Mỹ vẫn chuẩn bị
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương: Đô đốc Willard-Wikipedia photo
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương: Đô đốc Willard-Wikipedia photo

Nói đến ASEAN và Hoa Kỳ, người ta còn nhớ hồi năm ngoái, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại một Hội nghị ASEAN ở Việt Nam rằng Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến vụ tranh chấp biển Đông vì nước Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc hòa giải những tranh chấp đó. Lời tuyên bố này được coi là đã nói lên quan điểm của Hoa Kỳ ủng hộ đường lối đa phương. Sau đó ngoại trưởng Trung Quốc bác bỏ ý kiến đó, nói rằng “chuyển sang đa phương hay quốc tế hoá chỉ khiến vấn đề tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn mà thôi”, theo trang web của bộ ngoại giao Trung Quốc đăng tải. Trang web còn bình luận lời phát biểu của bà Ngoại trưởng Mỹ, coi đó là “một cuộc tấn công” vào chính sách ngoại giao của Trung Quốc để Hoa Kỳ bành trướng thế lực ở châu Á.

Về phía Hoa Kỳ tuy không bàn cãi thêm với Trung Quốc về vấn đề này, nhưng đã dự trù kế hoạch thao dượt quân sự chung với nhiều nước châu Á, trước khi biển Đông nổi sóng như vừa rồi. Mỹ tập trận với Philippines, thao dượt liên lạc và cứu hộ với hải quân Việt Nam, cho tàu ghé thăm các hải cảng Việt Nam, tập trận chung cùng lúc với Nhật và Úc. Và Hoa Kỳ đã thực hiện kế hoạch ấy đang lúc giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines chưa nguội xung khắc . Đây là dấu hiệu Mỹ ủng hộ giải pháp đa phương hay dấu hiệu sẽ ủng hộ Việt Nam và Philippines về quân sự?

Trước hết, người ta cho đó là dấu hiệu của sự ủng hộ cho giải pháp đa phương đã. Còn về hành động quân sự tượng trưng thì có lẽ người ta cần lưu ý tới cuộc tập trận quy mô gần đây nhất giữa lực lượng hải quân ba nước Mỹ, Nhật, Australia ở hải phận biển Đông ngoài khơi Brunei hôm thứ bảy vừa qua. Thông cáo của Nhật nói cuộc tập trận chung này nhằm tăng cường khả năng chiến thuật của Hải quân Nhật Bản, và củng cố mối quan hệ giữa hải quân ba nước. Tuy nhiên có ý kiến từ Nhật Bản, phát xuất từ viện nghiên cứu khoa học Okazaki, có lúc được coi là cơ sở “think tank” để các thủ tướng Nhật tham khảo ý kiến, cho rằng hành động đó mang ý nghĩa một sự thao dượt phối hợp thực sự giữa ba nước Mỹ, Nhật, Úc, để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, muốn vượt khỏi biển Đông để ra khơi trên Thái Bình Dương.

Vị trí tiền tiêu
Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file
Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file

Sau những cuộc tập trận đó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung quốc nói với người Mỹ rằng thời điểm tập trận trong khu vực Biển Đông là không phù hợp. Viên tướng đứng đầu quân đội Trung Quốc còn yêu cầu Hoa kỳ hãy giữ chừng mực trong lời nói và hành động. Lời phát biểu này được tướng Trần Bính-Đức đưa ra trong cuộc Hội đàm với Đô Đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, sáng hôm thứ hai tại Bắc Kinh.

Trung Quốc lên tiếng phản đối vì đó là lần đầu tiên ba nước Mỹ, Úc, Nhật tập trận hải quân. Và dù nói gì thì nói, ai cũng thấy ba nước này có mối liên quan thiết thực và quan trọng đến sự kiện hải quân Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ và Bắc Kinh không cần dấu diếm ý định mở rộng địa bàn hoạt động hải quân ra khắp thế giới. Trung Quốc sắp cho hàng không mẫu hạm Thi Lang dương cờ trên biển Đông trong khi đang đóng thêm hai chiếc hàng không mẫu hạm khác, dự trù cho hoạt động xa hơn vào sang năm. Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Bắc Kinh cũng đang trong giai đoạn thành hình, đặt căn cứ có cổng ra vào ngầm dưới bìa đảo Hải Nam. Trung Quốc còn có tàu ngầm hạt nhân trang bị hỏa tiễn tấn công tầm trung, dưới 2000 km, trong khi đang c

Hải quân Việt Nam lên đảo Trường Sa Đông- AFP photo
Hải quân Việt Nam lên đảo Trường Sa Đông- AFP photo hế tạo thêm hỏa tiễn tầm xa 8 ngàn kilomet có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn đi từ tàu ngầm. Tàu vượt biển Đông là hỏa tiễn bắn tới Los Angeles.


Mỹ vốn chẳng dấu diếm gì ý định “trở lại châu Á”. Mỹ Nhật và Úc lo lắng đến thủy lộ huyết mạch đi qua biển Đông và qua eo biển Malacca là phải, vì đó là đường chuyển vận ba phần tư nhiên liệu cho Nhật Bản cũng như 80% nhiên liệu cho Trung Quốc, chưa kể khả năng của tàu ngầm Trung Quốc về việc chống các hạm đội hàng không mẫu hạm rất hữu hiệu bằng hỏa tiễn đa đầu tự tìm mục tiêu phóng lên từ tàu ngầm. Nga đã có loại vũ khí này, được gọi là sát thủ của hạm đội. Trung Quốc chưa có, nhưng chỉ vài năm nữa là họ có ngay dăm chục chiếc.

Cho nên Hoa Kỳ phải có đối sách từ bây giờ là điều có thể thấy được. Song song với việc thao dượt phối hợp chiến thuật với đồng minh, Mỹ cũng đang phát triển vũ khí laser để chống những tay sát thủ đó, bảo vệ hạm đội 7. Việt Nam rõ ràng có vị trí chiến thuật rất lợi hại đối với căn cứ tàu ngầm Hải Nam mà Mỹ vẫn để tâm theo dõi từ nhiều năm nay. Thử hỏi làm sao Trung Quốc không muốn nhổ gai! Liệu Mỹ Nhật có cần Việt Nam giúp giữ vị trí quan sát tiền tiêu không? Mời quý thính giả gửi câu trả lời vào mục ý kiến cuối bài, hay gửi về vietweb@rfa.org.

In bản tin này Email bản tin này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-world-this-week-071311-07142011163353.html

Tàu lạ bắt 9 ngư dân Việt Nam

Trong khi đó thì 9 ngư dân Việt Nam bị một tàu nước ngoài bắt, hiện còn chưa biết tung tích.

Chính ủy Bộ đội biên phòng Phú Yên, ông Nguyễn Văn Thắm cho biết như vừa nêu chiếu hôm nay.
Theo ông Thắm, văn phòng vừa được ông Võ Mưa thông báo rằng con trai ông Mưa cùng 8 ngư dân khác đã bị một tàu nước ngoài bắt đi hôm tối thứ Tư, và chiếc tàu này không rõ thuộc quốc gia nào.
Chiếc tàu đánh cá mang số hiệu PY90368TS, bị một tàu nước ngoài bắt đi khi đang đánh cá ngừ tại Trường Sa ở vị trí cách đảo An Bang 60 hải lý về phía Đông Nam. Chiếc tàu khởi hành ngày 26 tháng 7, chở theo 9 người bao gồm cả thuyền trưởng. Tất cả những người trên tàu đều bị bắt.
Hiện tại, Bộ đội biên phòng Phú Yên vẫn chưa liên lạc được với tàu này và tiếp tục xác minh nguồn tin trên.
Được biết, tàu có giá trị 1,2 tỷ đồng. Chủ tàu là ông Mưa và con trai tên Võ Văn Tú. Thuyền trưởng tên Võ Văn Sĩ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/9-vn-fishm-miss-in-spratly-07142011103203.html


Phải lập liên minh quân sự
Trần Chân Nhân- thính giả

Hai bài phỏng vấn Tiến Sĩ Vũ Cao Phan với đài truyền hình Phượng Hoàng và đài Á Châu Tự Do đã gây nhiều tiếng vang. Một trong những lời góp tiếng là bài viết của thính giả/ tác giả Trần Chân Nhân như sau.

AFP photo

Hàng không mẫu hạm George S. Washington của Hoa Kỳ dẫn đầu hạm đội tác chiến thuộc quyền

Mấy tuần nay trên nhiều trang mạng xã hội trong, ngoài nước râm ran những lời khen Tiến sĩ Vũ Cao Phan (TS. VCP) trả lời phỏng vấn đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung quốc). Trang mạng “’Bọ Lập’’ của nhà văn Nguyễn Quang Lập còn giật tít bài “’Hoan hô bác Vũ Cao Phan…’’.


Cũng như nhiều người Việt, tôi cất công đi tìm bài trả lời PV kia . Ngày 26.5.2011 trên trang công cụ tìm, kiếm (google), thấy hiện diện toàn văn bài trả lời của TS. VCP. Tiếp đó, 45 ngày sau, trong 2 hôm (10 – 11.7), Radio RFA có cuộc phỏng vấn TS. VCP. Nhìn chung, qua bài trả lời, người nghe, người đọc cơ bản đều đồng tình với ông, nhưng việc ông biểu dương lòng yêu nước của người Việt sinh sống ở nước ngoài, sau đó bác bỏ quan điểm của họ về ý tưởng muốn’’lập liên minh quân sự với nước ngoài’’ (LLMQSVNN) nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông - là không nên , thì cần phải trao đổi thêm, chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu vấn đề mà TS. VCP đặt ra.

Hàng không mẫu hạm Thi Lang của  Trung Quốc- AFP photo
Hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Quốc- AFP photo

Liên minh toàn diện: phải đi từng bước

Do hoàn cảnh sinh sống ở nước ngoài, nơi hoàn toàn không bị sự ức chế về “nhạy cảm chính trị’’. Cộng đồng người Việt cũng có hai khuynh hướng (chứ không phải một) -’’lập liên minh quân sự với các nước có tiềm năng, tiềm lực quân sự, có sức mạnh toàn diện để có thể trợ giúp VN ngăn cản hành động phiêu lưu quân sự của nhóm lãnh đạo diều hâu trong giới lãnh đạo chóp bu TQ – đang muốn gây ra cuộc chiến tranh hòng chiếm trọn biển Đông, họ gọi là Biển Nam Trung Hoa. Mục đích liên minh này nhằm tranh thủ toàn diện sự ủng hộ của chính phủ, nhân dân tiến bộ trên thế giới mà trước hết là các nước có tiềm năng, tiềm lực quân sự, chính trị, kinh tế như Hoa Kì, Nhật bản, EU, Ấn độ, Liên bang Nga…nhằm bảo vệ tổ quốc.
Thực chất có 2 khuynh hướng.

Thứ nhất : Liên minh toàn diện – Chính trị - Kinh tế - Quốc phòng

Xét trên tương quan lực lượng bề ngoài: Dư luận cho rằng - Tại thời điểm này, tiềm lực quân sự của VN thua kém TQ nhiều trong khi vị trí địa lí lại kề sát TQ. Chiến tranh với TQ, VN sẽ bị thiệt hại trong khi VN cần hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế đã, đang bị tụt hậu.


Điều đó mọi người VN đều biết. Người Viêt Hải Ngoại (NVHN) càng rõ hơn khi họ sống ở nơi có thể chế chính trị dân chủ, tự do nên tìm kiếm các nguồn thông tin dễ dàng. Bởi vậy cho rằng NVHN “rất yêu nước nên muốn lập LMQSVN’’ – như TS Vũ Cao Phan nói - là không đúng. Trong mọi trường hợp khi TQ mưu mô xảo quyệt, giăng bẫy, tìm cớ gây chiến tranh, giống như sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1965, chúng ta cần kiên nhẫn chịu đựng…


Thế nhưng – như cha ông ta đã từng nói “Cây muốn lặng – Gió chẳng đừng’’. Bọn xâm lược cứ lấn tới “dẫm lên đầu’’ chúng ta mà đi, nhằm chiếm toàn bộ vùng biển, bắt chúng ta nhốt trong chiếc ao tù bẩn thỉu – thì, liệu chúng ta cứ ngồi yên, bất động hay phải tìm lối bảo vệ chủ quyền của mình hay không?


Chúng ta đang sắp... hết kiên nhẫn, hết chịu đựng trước sự bành trướng của TQ. Thời điểm lập liên minh với nhân dân, chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình, lập thành mặt trận chống lại bọn bá quyền TQ - đã đến. Tuy nhiên, liên minh này phải đi từng bước. Trước hêt, liên minh các nước cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp ước, các nguyên tắc ứng xử mà LHQ đã thông qua, ban hành, mọi thành viên đã long trọng cam kết thực hiện.


Chúng ta cần làm hết mình bằng cách tuyên truyền minh bạch, công khai mọi tài liệu liên quan tới chủ quyền của mình trước công luận thế giới. Làm việc này một cách nghiêm chỉnh, toàn diện, triệt để thông qua hệ thống truyền thông, truyền hình, mở các diễn đàn… Việc tranh thủ dư luận thế giới trên lĩnh vực thông tin, thời gian qua chúng ta chưa làm tốt hoặc không muốn làm bởi trước sức ép của TQ - không muốn ta làm vậy, hòng dễ bề tung hoả mù, gian lận để thay trắng thành đen - Biến vùng lãnh thổ của ta thành lãnh thổ của họ… Việc làm này chính là Quốc Tế Hoá vấn đề mà Bọn bành trướng Trung Hoa rất sợ phải đối diện.


Bước tiếp theo - Mọi sự cố gắng nín nhịn vẫn không làm sáng mắt – làm nguội những cái đầu đang bốc lửa bành trướng – thì tất phải tiến hành Liên Minh Quân Sự. Đây là việc chúng ta không muốn, nhưng trước sự tồn vong của tổ quốc, nhất định phải thực hiện. Trong qúa khứ, xét tương quan lực lượng, tại mỗi thời điểm của lịch sử, dân tộc, đất nước ta thua kém kẻ thù xâm lược nhiều mặt, nhưng với ý chí kiên cường bất khuất, chúng ta vẫn chiến thắng bảo vệ toàn vẹn lạnh thổ, không bị chúng đồng hóa kể cả việc đồng hóa văn hóa, đồng hóa nòi giống rất tàn bạo – “sát phu - hiếp phụ’’. Liên minh quân sự chỉ là bước cuối cùng, bắt buộc.

Tranh thủ liên minh quân sự.

Tàu chiến Mỹ USS Blue Ridge vào cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
Tàu chiến Mỹ USS Blue Ridge vào cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
Thứ hai : Phải Liên Minh Quân sự khi thật cần thiết.

Có nhiều dẫn chứng mà do liên minh quân sự nên đất nước đứng trước sự mất còn, đã giữ được. Có thể kể vài ba trường hợp:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hình thành 2 nước Đức. Tây Đức trước Liên xô hùng mạnh về quân sự, nhưng nhờ liên minh quân sự với Hoa Kì nên giữ được toàn vẹn lãnh thổ.
- Nam - Bắc Triều tiên cũng có hoàn cảnh tương tự…
- Đài loan là một hòn đảo nhỏ so với lục địa Trung Hoa, nhưng nhờ liên minh quân sự với Hoa Kỳ nên rất nhiều lần bị TQ đe dọa… đến nay vẫn giữ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Điều đó chứng tỏ: Một nước nhỏ đơn độc chống lại sự xâm lược của nước lớn sẽ rất khó khăn và chắc chắn sẽ thất bại. Nếu có liên minh quân sự với các lực lượng yêu hoà bình sẽ bảo vệ được chủ quyền. Chính vì nguyên nhân đó, nhân dân ta muốn Đảng và Nhà nước VN bằng mọi cách có thể - tranh thủ sự ủng hộ của một liên minh chống bành trướng xâm lược, qua đó nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng quân đội để chống được hoạ xâm lăng của Bắc phương.

Nếu đối với nhóm lãnh đạo chóp bu của nước TQ hôm nay có cách hành xử trong sáng, bình đẳng với chúng ta thì không nên, không cần thiết thực hiện cái “Liên minh’’ này làm gì.
Thế nhưng, bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh cứ từng ngày, từng bước vừa vuốt ve, mơn trớn, lừa phỉnh, vừa ăn cướp, bắn giết rồi vừa… la làng. Cách đây 50 năm, khoảng 1960, báo chí của ta thường nhắc lại câu nói của Mao, chửi “Đế quốc Mĩ là con hổ giấy’’ dùng chính sách “củ cà rốt và cây gậy’’ để độc chiếm thiên hạ.

Anh em đánh nhau, láng giềng vào cướp

Bây giờ - 50 năm sau - nhóm lãnh đạo chóp bu ngự trong Trung Nam Hải thực hiện y chang nguyên tắc hành xử của họ mà cha ông chúng từng lên án: Không chỉ “củ cà rốt và cái gậy’’ (đe doạ) nữa, tệ hại hơn: Cướp, tống tiền và… giết người! Việc làm này liên tục xẩy ra từng ngày, từng giờ đối với đất nước, dân tộc VN. Vậy theo ý của TS Vũ Cao Phan, chả lẽ dân tộc ta cứ phải tự cô lập, không nên tìm lối thoát, liên minh với ai, cứ mặc cho kẻ thù tiếp tục ăn cướp?

Tiến sĩ nên nhớ: Lịch sử cận đại của dân tộc ta trong vòng 60 năm qua tính từ năm 1950, ghi lại, minh chứng: Nhất cử nhất động của các thế hệ lãnh đạo của TQ, không lúc nào, không bao giờ không tính đến việc thôn tính nước ta. Ngay cả khi họ tỏ ra’’thực lòng’’ viện trợ cho ta để đánh nhau với anh em mình cũng có mục đích là làm hàng rào bảo vệ sự an toàn của họ.
Năm 1970, khi đi thực tập môn trắc địa (đo đạc bản đồ), chúng tôi đến tận cửa ải Mục Nam Quan, ngay cạnh đó có chốt canh gác của lính bên phòng. Theo nguyên tắc của biên ải: Hai chiếc cổng nằm sâu trong phần đất của hai nước. Khoảng cách của hai cổng chừng vài cây số là vùng đất lưu không. Đường trung tuyến chia đôi khoảng lưu không đó chính là biên ải, thuộc quyền quản lí của mỗi nước. Thế mà bây giờ - 40 năm sau - toàn bộ hai chiếc cổng đó cùng gần 2 Km đất lưu không - đã thuộc về TQ, đường biên giới của VN phải lùi sâu cách chân cổng khoảng 300 mét. Điều này, đã được ông Dương Danh Dy giải thích trong một cuộc trả lời phỏng vấn Radio RFA - mạng Bô xít VN đăng lại: “Trong thời gian chiến tranh lấy lí do để việc vận chuyển vật dụng chiến tranh nhanh, thuận lợi, TQ đề nghị kéo dài đường sắt vào sâu lãnh thổ của ta cho đỡ công tăng bo. Vì theo nguyên tắc Đường sắt quốc gia chỉ đến đầu mút tiếp giáp. Muốn thông đường hai quốc gia phải có biện pháp kĩ thuật : Đổi tầu hoặc thay bánh tầu…

Thế rồi khi đàm phán biên giới trên đất liền, TQ đưa ra lí do: Đầu mối đường sắt, bộ ở đâu – đó là biên giới quốc gia ở đó! Với cách lập luận đó (đúng trên nguyên tác phổ thông) bá quyền Bắc kinh đã cướp không Mục Nam Quan của chúng ta!”

Quần đảo Hoàng Sa bị mất cũng trong hệ lụy của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn: Anh em trong nhà cứ mải mê đánh nhau nên miếng thịt để hớ hênh, con chó hàng xóm “đớp’’ nhanh – ngay. Đúng như các cụ ta nói : “Tin bợm mất bò – Tin bạn mất vợ nằm co một mình’’!

Liên Xô bỏ rơi, nhưng Mỹ cần trở lại

Trở lại vấn đề chính cần trao đổi với TS Vũ Cao Phan: ông đưa ra dẫn chứng, tựu trung : Nước nào cũng vì lợi ích dân tộc mình mà quyết định đi những bước đi có lợi nhất. Chúng ta sẽ bàn sâu về vấn đề này.

Trước hết, điểm lại tình hình bối cảnh của VN và LB Sô Viết hồi những năm 70 của thế kỉ 20 và bản hiệp định Hợp tác hữu nghị giữa ta và LX. Quyền lợi thiết thực của Liên Xô (LX) tại thời điểm đó (tháng 2.1979) ở VN và vùng Đông Nam Á xem như chưa có gì. Mặt khác, vai trò của LX trong chiến lược toàn cầu chủ yếu tập trung ở vùng châu Âu – sát sườn là Đông Âu. Thứ nữa , tiềm năng, tiềm lực chính trị, quân sự, kinh tế của LX lúc đó đang suy gỉam trầm trọng mà sau khi LX xụp đổ mới lộ ra. Với hoàn cảnh đó, Bắc Kinh bắt thóp được nên rảnh tay “dậy cho VN bài học’’ mà không e ngại gì. LX im lặng, bản hiệp ước VN kí với LX trước đó - chỉ là tờ giấy…lộn!

Còn bây gìờ - nếu suy nghĩ và phân tích kĩ, gắn với sự phát triển của toàn cầu hóa, cần có cái nhìn khác về quyền lợi dân tộc của mỗi nước. Hãy chỉ lấy một đối tượng là Hoa Kì để khảo sát:
Sau khi tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Bin Laden, chính quyền Barak Obama quyết định dứt khoát và đẩy nhanh rút tay khỏi các cuộc chiến chống khủng bố mà chủ yếu’’trả thù cho nhân dân Mĩ’’ suốt 10 năm sa lầy, tốn hàng núi tiền của 2 đời tổng thống chưa làm được. Bây giờ dân Mĩ đã thở phào, các tài phiệt phố Wall (những người chủ yếu quyết định chính sách của chính quyền Mĩ) - chợt giật mình: Trung Quốc đã đang và sẽ ngoạm nốt vùng Đông Nam Á – nơi có nhiều tiềm năng, tiềm lực, vùng mà mấy chục năm trước Mĩ đã làm mưa làm gió ngự trị độc quyền - giờ đang bị Trung Quốc đe dọa‚’’đớp’’ dần, có thể đẩy Mĩ ra xa, rất xa “dành’’ trọn miếng thịt mà Mĩ đang ngoạm một cách lỏng lẻo…

Tại thời điểm này, nếu việc liên minh quân sự với Mĩ sẽ hoàn toàn khác như đã từng liên minh quân sự với LX hơn 30 năm trước. Tất nhiên, hiện tại tiềm năng, tiềm lực của Mĩ cũng đã có suy giảm vì 10 năm sa lầy ở Trung Đông - Ả rập - Hồi giáo, nhưng vì quyền lợi mang tính chiến lược, sống còn, Mĩ bắt buộc phải tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình.

Thực tế thời gian này, Mĩ đã và đang trở lại Đông Nam Á bằng những hiệp định liên minh công khai và không công khai… bằng những cuộc thao diễn tập trận chung với các quốc gia ĐNA và Úc… cao hơn nữa: Mĩ đang lập vành đai “Lưỡi liềm’’ (Úc – Philippin - Việt Nam – Đài loan - Nhật Bản – Hàn quốc) để “cắt’’chiếc “Lưỡi bò’’ (đường chữ U, chín khúc). Mĩ làm vậy - đổ của, công sức vào kế hoạch này - không phải ‚’’thương’’ nhân dân khối ASEAN, thương “dân vành đai lưỡi liềm’’, mà chỉ thuần túy vì quyền lợi cốt tử của Hợp chủng quốc Cờ Hoa.

Nghị sĩ Mỹ McCain tại cuộc hội thảo về biển Đông ở Washington- Photo courtesy CSIS
Nghị sĩ Mỹ McCain tại cuộc hội thảo về biển Đông ở Washington- Photo courtesy CSIS

Vậy thì sự lo ngại của TS Vũ Cao Phan đã không còn cơ sở, không còn lí do để lo ngại – như lời ông nói khi trả lời RFA. Tôi không tin TS không hiểu điều này, mà chắc rằng ông nói thế chỉ vì nguyên tắc Đảng – ông không thể nói ngược với chủ trương của cấp trên, ngược với ý kiến của những quan chức cấp cao của VN đã hoạch định đường lối trong quan hệ với TQ, làm vừa lòng TQ thông qua những lời tuyên bố (có tính chiến thuật) của ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và người phát ngôn của BQPVN - Nguyễn Chí Vịnh, đại ý: ’’Việt Nam kiên quyết thực hiện nguyên tắc 16 chữ vàng – 4 tốt… không để nước thứ 3 “nhúng tay” vào vấn đề biển Đông.

Phải làm gì?

Bây giờ thì đã rõ: Cần thiết phải liên minh toàn diện với các quốc gia có có nền chính trị tiến bộ, có tấm lòng trong sáng, có tiềm lực quân sự - kinh tế cao - lập thành một mặt trận chống lại chính sách bá quyền Trung Hoa.

Sự tồn vong của dân tộc, của Tổ quốc Việt Nam là nhân dân Việt Nam chứ không phải do BCT đảng CSVN quyết định. Bởi vậy – đã đến lúc Đảng và Chính phủ VN phải nhanh chóng tham gia mặt trận chống Trung Hoa bá quyền. Trước sau, sớm muộn những Con Chó Ngao cũng sẽ nhe nanh lao vào cắn xé con mồi. Chần chừ, ảo tưởng… trước lời ru ngủ của kẻ thù sẽ là một thảm hoạ cho dân tộc.

12.7.2011
Trần Chân Như

(1) – Chó Ngao là loại chó được người TQ mệnh danh là Thần Khuyển, có xuất xứ ở vùng Tây Tạng nên gọi là Ngao Tây Tạng… Trong truyền thuyết dân gian, chó Ngao thành tinh được Diêm vương dùng làm mãnh tướng chuyên xé xác kẻ tử tội…

http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/opinion-exchange-by-listener-07142011110147.html


No comments: