Wednesday, July 20, 2011

VĂN BÚT QUỐC TẾ



De : Trung Tâm Nhà Van Viêt Nam Luu Vong
Envoyé : samedi, 16 juillet 2011 06:01
À : Liên Hôi Nhân Quyên Viêt Nam - Thuy Si
Objet : VĂN BÚT QUỐC TẾ VÀ NHÀ VĂN TRẦN KHẢI THANH THỦY ----------------------------------------------------------------------------
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Văn Bút Quốc Tế và Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy

Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 6 tháng 7 năm 2011 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù chào mừng nhà văn và nhà báo Trần Khải Thanh Thủy mới được ra khỏi trại giam. Tuy nhiên Ủy Ban phiền trách rằng bà đã bị buộc phải rời Việt Nam để sống lưu vong.

Văn Bút Quốc Tế tiếp tục đòi xóa bỏ án tù của bà. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền CSVN trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người đang bị giam nhốt vì sử dụng quyền Tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ chính kiến. Quyền Tự do này được bảo đảm bởi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết tuân thủ. Nhắc lại, nhà thơ kiêm nhà văn và nhà báo Trần Khải Thanh Thủy từng là hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật và Câu lạc bộ nhà thơ nữ Hà Nội.

Ngày 21 tháng 4 năm 2007, lúc bà bị mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh tiểu đường, bà bị bắt giam cho đến ngày 31 tháng giêng năm 2008. Bà chỉ ra khỏi trại tù sau khi tòa CS tuyên phạt bà 9 tháng 10 ngày tù giam (bằng thời gian đã bị nhốt) và 3 năm tù quản chế vì ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Lúc mới bị bắt, bà Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về "tội tuyên truyền chống phá CHXHCNVN" (điều 88, hình luật CS). Bà còn bị cáo buộc là hội viên hoạt động của Khối 8406, ủng hộ Ủy Ban Nhân Quyền và tham gia Công đoàn độc lập, ba tổ chức bất hợp pháp đối với chế độ CS. Cuối cùng, vì áp lực quốc tế và một số lý do khác, tòa CS đã biến cải cáo trạng nêu trên thành ra tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Trong trại Hỏa Lò, bà bị nữ tù thường phạm tự do hành hung, sỉ nhục.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy phổ biến trên Internet bài viết ‘’Trò Hề Xã Hội Chủ Nghĩa’’. Truyện kể lại quang cảnh đồng bào, bà con, thân nhân nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm sáng ngày 24 tháng 9 năm 2009 chen chúc đứng chờ phiên tòa Hà Nội xử nhà dân chủ đối kháng Phạm Văn Trội. Phiên xử bị hoãn đến tháng 10 nhưng không thông báo trước.

Ngày 8 tháng 10, bà Trần Khải Thanh Thủy đi Hải Phòng để ủng hộ thân nhân những nhà dân chủ đối kháng sắp bị đưa ra tòa CS. Chưa đến thành phố hải cãng thì bà đã bị công an CS chận lại, buộc bà trở về Hà Nội. Chiều hôm đó, bà và chồng bà đã bị bắt giam sau khi các nhân viên an ninh mặc thường phục đến nhà bà, gây sự, đánh đập bà và chồng bà. Nhà văn bị thương ở đầu. Giới truyền thông CS liền tung tin rằng vợ chồng bà đả thương một người khác.

Chỉ một mình bà bị khởi tố về tội ‘’cố ý gây thương tích’’. Báo chí và các tổ chức nhân quyền quốc tế đều đưa tin rõ ràng bà Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ khiêu khích được tổ chức và điều khiển trong bóng tối nhằm gây sự, hành hung rồi vu oan để bắt giữ bà. Chẳng khác vụ nhà báo Taoufik Ben Brik bị bắt giữ vì tội ‘’đã hành hung một phụ nữ trên đường phố’’ở nước Tunisie dưới chế độ độc tài Ben Ali. Công an CS công bố một tấm hình cho thấy một người đàn ông bị thương. Các nhà viết nhựt ký điện tử Việt Nam đã mau lẹ phát hiện sự ngụy tạo của công an CS.

Nhà luật học Cù Huy Hà Vũ (hiện đang bị nhốt tù) đã viết trong bài nhận xét của ông : Tóm lại, mới chỉ qua nguồn tin “một bề” do Công an quận Đống Đa cung cấp cho báo chí Nhà nước, vụ bà Trần Khải Thanh Thủy “cố ý gây thương tích” đã có dấu hiệu rõ rệt của một vụ khiêu khích hay “bẫy người khác phạm tội” thực hiện bởi chính cơ quan trấn áp tội phạm, một hành vi đảo lộn pháp luật và vì vậy mang tính hủy diệt đối với toàn bộ hệ thống chính trị hiện hành.

Trong 7 tháng giam cầm trước khi ra tòa CS, bà Trần Khải Thanh Thủy không được điều trị các rối loạn mạch vành, tiểu đường và áp huyết. Tại phiên xử, bà đã khẳng định sự vô tội. Theo luật sư của bà: ”Cáo buộc của công tố viên dựa trên các căn cứ sai lầm và chứng cớ giả mạo’’. Tòa phúc thẩm CS ngày 16 tháng 4 năm 2010 giữ y án sơ thẩm ngày 5 tháng 2, phạt bà Trần Khải Thanh Thủy 3 năm và 6 tháng tù giam, ông Đỗ Bá Tân, chồng bà, 2 năm tù treo và 47 tháng tù quản chế. Bà bị lưu đày vào trại giam Yên Định Thanh Hóa, nơi mà luật sư Lê Thị Công Nhân đã trải qua 3 năm tù và nhà báo Phạm Thanh Nghiên mới bắt đầu 4 năm tù.

Trại giam nữ tù hình sự này không thể nào so sánh được với các trại tù tập trung khổ sai gọi là ‘’cải tạo’’ mà Cộng sản đã dựng lên suốt mấy thập niên sau 30 tháng 4 năm 1975. Điều kiện giam cầm tại các trại ‘’cải tạo’’ cực kỳ khắc nghiệt và vô nhân đạo, nhằm hủy diệt nhân phẩm và sự sống của hàng triệu người yêu nước ở miền Nam Việt Nam tự do. Dù tin tức thiếu sót, thế giới cũng cần biết thêm điều kiện lao tù hiện hữu tại trại Yên Định Thanh Hóa.

Mỗi gian phòng đầy bụi nhốt 30 nữ tù, mỗi người có chỗ nằm 60 cm chiều ngang. Tình trạng vệ sinh thật tồi tệ. Nữ tù nhân tắm ngoài trời bốn mùa với nước múc từng gàu nhỏ từ đáy giếng sâu giữa sân khu trại. Một số nữ tù, kể cả bà Trần Khải Thanh Thủy, làm tại một xưởng sản xuất "bạc Âm phủ", phòng kín gió nhiệt độ tới 39- 40°C , như một ‘’cái lò hấp thịt khổng lồ".

Cơm tù thiếu dinh dưỡng, bữa sống bữa khê và nhão. Thức ăn chỉ vỏn vẹn có rau, nhưng cũng không đủ. Thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn, mỗi người được ban cho 1 hoặc 2 miếng thịt thái nhỏ bằng ngón tay, và nước muối mặn chát. Mọi người ăn phải tự bổ sung khẩu phần bằng muối vừng muối lạc, hoặc trông chờ vào chút thực phẩm của gia đình thăm gửi. Nhưng không phải tù nhân nào cũng được gia đình tiếp tế. Hoặc có thân nhân lo nộp được một số tiền giới hạn hàng tháng cho quản lý trại để tù nhân có thể mua nước uống thức ăn thêm.

Ngay từ ngày 13 tháng 10 năm 2009, thay mặt Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã báo động Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù và Ủy Ban Nhà Văn Nữ của Văn Bút Quốc Tế và Văn Bút Anh về vụ nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị bạo hành tại nhà bà. Tiếp theo Kháng thư của Văn Bút Quốc Tế, Chủ tịch Văn Bút Anh, bà Lisa Appignanesi và Phó Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, bà Lucina Kathmann, đặc trách Nhân Quyền của Ủy Ban Nhà Văn Nữ, đã lên tiếng bênh vực văn hữu Trần Khải Thanh Thủy. Kháng thư của nhiều Trung Tâm Văn Bút (Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Bắc Âu, Úc châu) đã được gởi tới nhà cầm quyền CS.

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do không chỉ riêng cho bà Trần Khải Thanh Thủy mà còn cho tất cả những nhà dân chủ đối kháng bị phạt tù nặng nề hồi đầu tháng 10 và trong mấy năm gần đây. Từ ngày 29 tháng 10 trở đi, đã nhận được bản sao thư của bộ Ngoại Giao Anh, văn thư bộ Ngoại Giao Tiệp, Thụy Sĩ và Gia Nã Đại, Ủy Ban Tư Pháp và Ủy Ban Chính sách Đối Ngoại Quốc Hội Liên Bang Thụy Sĩ. Bà Trần Khải Thanh Thủy có thể được coi là một nhà văn độc lập trong thời kỳ đối kháng chế độ độc tài CSVN.


Nhận xét đó chỉ dựa vào sự kiện là chưa có một nguồn tin khả tín nào cho biết bà tùy thuộc một đảng phái chính trị trong nước hoặc hải ngoại, trừ mối liên hệ của bà với Khối 8406, cho tới ngày bà bị buộc phải rời quê hương đi lưu vong. Cho nên Cộng sản đã nổ lực để cô lập và đàn áp bà bằng những thủ đoạn mờ ám, những hành vi sách nhiễu hung bạo, những bài báo vu khống, khiêu khích, xúc phạm nhân cách bà. Như họ thường làm đối với các nhà dân chủ đối kháng dũng cảm khác.


Cũng vì vậy mà Văn Bút Quốc Tế đã tận tình bênh vực, vận động để giải cứu nhà văn độc lập Trần Khải Thanh Thủy khi nữ văn thi hữu lâm nạn. Ngay từ đầu năm 2007, khi bà bị Cộng sản tra vấn, đấu tố rồi bắt giam ngắn hạn, Văn Bút Quốc Tế đã tuyên dương bà nhân dịp thế giới cữ hành Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3. Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền trao tặng bà Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet 2007 và 2010. Văn Bút Quốc Tế vinh danh bà trong năm 2010, năm đánh dấu 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Ba Trung Tâm Văn Bút Anh, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ Ý thoại và Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong nhận bà là hội viên danh dự. Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong đã mở cuộc vận động bênh vực bà ngay sau khi bà bị bắt giam năm 2007.

Bà Trần Khải Thanh Thủy nhận được sự ủng hộ cụ thể và tích cực trên nhiều mặt, từ Luân Đôn qua Genève, từ Nữu Ước đến Hoa Thịnh Đốn. Bộ Ngoại giao CS bị buộc phải trả lời văn thư chất vấn của Đại Sứ các nước mà bộ Ngoại Giao được các Trung Tâm Văn Bút yêu cầu can thiệp khi được tin nhà văn nữ tù hội viên danh dự của Trung Tâm liên hệ bị tù thường phạm tự do đánh đập tàn nhẫn trong trại giam Yên Định Thanh Hóa. Tại Đại Hội Tokyo tháng 10 năm 2010, bà Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù, đã đọc bài thơ ‘’Bao Giờ?’ (‘’Until When?’’)* của bà Trần Khải Thanh Thủy, trong phần mở đầu bài diễn văn khai mạc Cuộc Triển Lãm 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban do Văn Bút Nhựt tổ chức.


Lần đầu tiên, một Chiếc Ghế Trống đã được dành cho bà tại một Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế. Tại Genève và tại Paris , bài thơ ‘’Bao Giờ?’’ (‘’Jusqu’à Quand?’’)* đã được hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại và Văn Bút Pháp đọc trong Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù. Tại Bruxelles, Vương quốc Bĩ, hai bài thơ ‘’Bao Giờ?’’ và ‘’Lời Người Dưới Mộ’’*, với bản tiếng Việt và ba bản dịch tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha, kèm theo Ca khúc ‘’Until When?’’*được trao cho văn thi hữu đại diện các Trung Tâm Văn Bút tham dự Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù cuối tháng 3 năm 2011.

Văn Bút Anh và Tổ Chức Nhân Quyền Index on Censorship đã giới thiệu bà Trần Khải Thanh Thủy trong Tuyển tập Thơ Văn Quốc Tế tuyên dương 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Phát hành vào ngày Thế Giới Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2010, Tuyển tập ‘’Beyond Bars 50 years of the PEN Writers in Prison Committee’’ đăng bài viết của hơn 60 nhà văn, nhà báo và trí thức, như Margaret Atwood, Ladia Cacho, Tom Stoppard, Maure Freely, Wole Soyinka, Ruth First, Alexander Solzhenitsyn, Reza Barahei, Vaclav Havel, Zargana, Talima Nasrin. Anna Politkovskaya, Liu Xiaobo, v.v.

Trong tập sách, bạn đọc tìm thấy bài viết về bà Trần Khải Thanh Thủy, những sự việc CS đàn áp, bạo hành, đày đọa nhà văn từ năm 2007, hình bà (bị kềm giữ giữa hai nữ công an CS) và bài thơ ‘’Lời Người Dưới Mộ’’ (‘’Voice From Beyond The Grave’’)*. Văn Bút Hoa Kỳ đăng tiểu sử của bà và bài thơ ‘’Lời Người Dưới Mộ’’ (‘’Voice From Beyond The Grave’’)* trên Trang nhà điện tử của Trung Tâm, và phổ biến rộng rãi tài liệu về bà. Tại buổi Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật của Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 21 tháng giêng năm 2011, các văn thi hữu và bạn hữu quốc tế đã xúc động khi lắng nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành và nhóm Dân Chủ Ca* trình bày Ca khúc ‘’Until When?’’, bản dịch tiếng Anh bài thơ ‘’Bao Giờ?’’mà ông đã phổ nhạc*.

Tiếp theo, có ba thi hữu lần lượt đọc hai bài thơ ‘’Bao Giờ?’’ và ‘’Lời Người Dưới Mộ’’ bằng tiếng Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha*. Trong hai năm liền, 2010 và 2011, thơ và truyện của bà Trần Khải Thanh Thủy và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cùng một số tác giả Việt Nam lưu vong khác được trưng bày tại phòng triển lãm của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại giữa Hội Chợ Quốc Tế Sách Báo Genève, Thụy Sĩ. Sau khi đọc thơ bà Trần Khải Thanh Thủy và tài liệu về tình cảnh tù đày của nữ tác giả do Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong cung cấp, một số giáo sư và sinh viên đại học ở Hoa Kỳ và Anh quốc cũng tham gia vận động cho bà.

Được biết những người bạn ở xa đó có những cuộc tiếp xúc với một số dân biểu Quốc Hội, yêu cầu bộ Ngoại Giao can thiệp cho bà Trần Khải Thanh Thủy và không quên một số trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam khác. Thông cáo/Kháng thư của Văn Bút Quốc Tế ngày 6 tháng 7 năm 2011 gởi cho nhà cầm quyền CSVN nhấn mạnh rằng dù có chào mừng bà Trần Khải Thanh Thủy được ra khỏi trại giam (trước hạn tù) nhưng Văn Bút Quốc Tế cũng bày tỏ mối quan tâm về sự kiện bà đã bị buộc phải rời Việt Nam để sống lưu vong. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế tiếp tục đòi trả lại tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người đang bị giam nhốt tại Việt Nam vì nhà cầm quyền CSVN vi phạm Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết tuân thủ.

(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, thành viên BCH Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và hội viên Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève. Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ). * -‘’Until When ?’’, bản dịch tiếng Anh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành (DanChuCa.org) phổ nhạc. - Bài thơ ‘’Lời Người Dưới Mộ’’’ được nhà văn LM. Lã Mộng Thường (Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại) phổ nhạc. -‘’Jusqu’à Quand ?’’ và ‘’La Voix d’Outre-Tombe’’, bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên. -‘‘Until When?’’ và ‘’Voice From Beyond the Grave’’, bản dịch tiếng Anh của Nguyên Hoàng Bảo Việt. -‘’¿ Hasta Cuándo?’’ và ‘’Una Voz de Ultra Tumba’’, bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Ricardo Gustavo Espeja (Trung Tâm Văn Bút San Miguel de Allende, Mễ Tây Cơ). Genève ngày 19 tháng 7 năm 2011 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland ----------------------------------------------------------------

Thông Cáo/Kháng Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange). ----------------------------------------------

International PEN Writers in Prison Committee (PEN WIPC) RAPID ACTION NETWORK 23 September 2008 RAN 47/08 6 July 2011 RAN 24/07 Update #3 VIETNAM: Award-winning writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy (f) released into exile. The Writers in Prison Committee of PEN International welcomes the release from prison of writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy, but is saddened that she has been forced into exile. PEN continues to call for her conviction to be quashed, and for the immediate and unconditional release of all those currently detained in Vietnam with the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory. The following is from a 1 July 2011 PEN America press release: PEN American Center today welcomed news that jailed Vietnamese writer and PEN Honorary Member Tran Khai Thanh Thuy was released from a prison in Hanoi last week, and has arrived safely in the United States. Thanh Thuy was joined by her 13-year-old daughter, Do An Khue.

On June 22, Thanh Thuy, who was serving a three-year sentence on a trumped-up assault charge, was abruptly released from the Hanoi prison camp where she was incarcerated, taken to Hanoi International Airport, and placed on a plane that would fly her into exile in the United States.

She was force to leave behind almost all of her personal items at the prison, including poetry written in detention, and was permitted less than 20 minutes to say good-bye to her husband, who remains in Hanoi. Thanh Thuy and her daughter arrived in San Francisco on Friday, June 24. Tran Khai Thanh Thuy, aged 50, is a renowned novelist, poet, essayist, and editor of the underground Vietnamese democracy journal To Quoc (Fatherland) Review, and a member of the pro-democracy group Bloc 8406.

She was first imprisoned in October 2009 and accused of assault after she and her husband were accosted by a group of men suspected of being plainclothes police. Thanh Thuy was repeatedly assaulted by authorities and inmates at the behest of prison officials, and her health declined rapidly during her incarceration. She suffers from diabetes. Background Tran Khai Thanh Thuy was arrested on 8 October 2009, after publicly expressing her support for six dissidents facing trial. On the day of her arrest an incident took place near Thuy’s home, in which two men reportedly attacked Thuy’s husband, and she intervened on his defence.

She was subsequently questioned and charged with assault, although it is widely believed that she herself was in fact the victim of the attack. She was sentenced by the People’s Court in Dong Da District of Ha Noi to three and a half years in prison on 5 February 2010. At the same trial, Thuy’s husband was given a two year suspended prison sentence and 47 months of probation.

Tran Khai Thanh Thuy has been under heavy surveillance and harassment since September 2006 for her writings published online. She was arrested at her home in April 2007, where she had already been under house arrest for six months for her critical writings. She is a member of the Union of Writers and the Club of Women Poets of Hanoi, and is a recipient of the 2008 Hellman Hammet Award. She is among at least nineteen dissident writers currently detained in Vietnam. For a Voice of America interview in Vietnamese with Tran Khai Thanh Thuy click here:

http://www.voanews.com/vietnamese/news/interview-awar-winning-writer-tran-khai-thanh-thuy-06-27-11-124601334.html Please send appeals: - Welcoming the release of Tran Khai Thanh Thuy, but expressing concern that she has been forced into exile; - Continuing to call for the immediate and unconditional release of all those currently detained in Vietnam in violation of Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory; (...) PEN International Writers in Prison Committee Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER. Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org .

No comments: