Thursday, July 28, 2011

LÊ QUẾ LÂM * BIỂN ĐÔNG



Biển Đông:
Con đường sống của Dân tộc và phát triển của Đất nước
________________________________________________________________________________________________
Lê Quế Lâm
Tuần qua, trong “Kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước trong tình trạng hiện nay” gởi Quốc Hội và Bộ Chính trị Đảng CSVN, các nhân sĩ trí thức trong nước đã báo động “Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài”. Nhưng đối với Đảng CSVN, “đường đi ra Biển Đông bị bịt” cũng không có gì quan trọng, vì lẽ Đảng đã có phương châm 16 chữ: Việt Nam hợp tác toàn diện với Trung Quốc trong tình láng giềng hữu nghị để ổn định lâu dài, hướng về tương lai.
Dù Biển Đông thuộc chủ quyền TQ, song VN còn có hải cảng Cam Ranh để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì thế, hồi tháng 10/2010, TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố mở cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu thuyền của tất cả các nước. HK là ứng viên, vì trước đây họ đã đầu tư gần 2 tỉ đôla để xây dựng, nay họ đưa tàu chiến và hạm đội trở lại Biển Đông, hợp tác với các nước ASEAN trong đó có VN, để đối phó với mưu đồ bành trướng của TQ. Về phần VN, Giáo sư Richard Bitzinger, chuyên gia các vấn đề Quốc phòng tại Châu Á Thái Bình Dương ở Honolulu đã nhận định: “VN muốn thấy có nhiều quốc gia hơn nữa can thiệp vào BĐ. Đối với VN, đây sẽ là một sự bảo vệ. VN cũng muốn nhận được sự hỗ trợ để mở rộng hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng của cảng trong vịnh Cam Ranh. Tôi nghĩ rằng Hải quân Mỹ sẽ tranh thủ vị trí chiến lược này, hải quân các nước cũng sẽ làm như vậy. Đương nhiên chỉ có hải quân TQ là sẽ vắng mặt” (Đức Tâm/RFI, “36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Việt Mỹ” bản dịch bài viết của Xavier Monthéard, được đăng trên Nguyệt san Le Monde Diplomatic tháng 6/2011)
Về phần HK, khi vừa đến Bắc Kinh ngày 10/7/2011, Đô đốc Mike Mullen, TMT Liên quân HK đã tuyên bố “Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài tại đây, chúng tôi muốn ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp này (Biển Đông)”. Ông khẳng định “HK sẽ không đi đâu cả. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực đã là điều quan trọng cho đồng minh chúng tôi trong nhiều thập niên và sẽ tiếp tục đóng vai trò đó”.
Trong số các đồng minh, có MNVN đã từng hợp tác với Mỹ để kết thúc chiến tranh VN bằng một hiệp định hòa bình dựa trên hai cơ sở: tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MN và thừa nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN là “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước VN như HĐ Genèv 1954 đã công nhận”. Sau đó, HK rút khỏi VN và ĐNÁ.
Sau gần bốn thập niên vắng bóng, nay Biển Đông dậy sóng, HK trở lại, vừa để cân bằng thế lực với TQ, vừa hợp tác Quốc phòng với 10 nước ASEAN và các cường quốc khác như Ấn Độ, Nga, Trung Cộng, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc và Tân Tây Lan để hình thành khu vực Đông Á/Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển trong thế kỷ 21.
Đề cập đến khu vực ĐÁ/TBD hiện nay, tôi liên tưởng đến người anh kết nghĩa đã quá cố: Giáo sư Lê Tấn Lợi (1924-1993). Từ năm 1972 ông đã phác họa con đường sống cho Dân tộc với hai đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương và Việt Nam trên đường phát triển, khi HK sắp chấm dứt sự can dự ở VN. Rồi 40 năm sau CSVN có nguy cơ bị bịt đường đi ra Biển Đông để phát triển và hợp tác với thế giới bên ngoài. Bài viết này để tưởng niệm một chiến sĩ Quốc gia vừa nằm xuống: Lam Sơn Lê Tấn Lợi, qua đời ngày 16/4/1993 tại Sydney Úc Châu. Bài viết được trích từ Phụ đính III: Triển vọng Việt Nam thời Hậu chiến (trang 947-962) trong quyển tổng kết cuộc chiến VN trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tựa đề Việt Nam Thắng và Bại xuất bản năm 1993.
Ông LTL là một chuyên viên kinh tế có kiến thức uyên thân thâm nhờ nghiên cứu học hỏi nhiều, từng tốt nghiệp thủ khoa trường Kinh tế Thương mại Lausanne (Thụy Sĩ) sáng lập viên tuần báo Chấn Hưng Kinh tế 1960, đã giữ các chức vụ Phụ tá Tổng Giám đốc Thương Vụ, Giám đốc Nha Tiểu thương Tín Dụng, Giám đốc Nha Khuếch trương Xuất cảng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Ông còn là Giáo sư trường Đại học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt.
Là kinh tế gia với hoài bão góp phần vào chính trị xây dựng đất nước, ông chủ trương Tri Hành Hợp Nhất theo chu trình Tư Ký Thuyết Hành (Suy nghĩ, viết, nói và làm). Ông đã vạch ra Lập thuyết đồ Việt Nam trên đường phát triển, và chỉ vẽ cho các môn sinh: “Muốn xây nhà phải đấp móng, xây nền. Phải phác họa lược đồ kiến trúc” và “Muốn xây dựng nước, xuất sinh thành lập thuyết cứu nhân sinh. Vì đồ án kiến xây là cả một công trình. Phải minh họa từng li, từng tí. Từ thượng tầng tâm chí, đến hạ tầng, sâu vào uẩn khúc tâm linh”.
Cái ray rứt của ông, cũng như hoài bão của biết bao nhân tài yêu nước vì sinh bất phùng thời, vận nước gặp hồi điên đảo nên không có đất dụng võ. Đó là những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…hồi đầu thế kỷ 20. Từ 30 năm nay, ông đã nổ lực nhiều phen để đưa công trình Tư Ký Thuyết vào giai đoạn thực Hành. Nhưng bao nhiêu biến cố, trong cảnh phân hóa từ quê hương ra hải ngoại đã khiến cho đề án “VN trên đường phát triển” vẫn còn nằm yên trong tủ sách. Khi cuộc xung đột thế giới kết thúc, ông kỳ vọng “Đây là một cái gì có thể góp phần khỏa lấp giữa tư bản và cộng sản chủ nghĩa, khởi đầu trong phạm vi đoan chỉnh đường lối sa lầy của quê hương thống khổ lầm than”.
Tin ông đột ngột ly trần đã gieo cho tôi một nổi tiếc thương vô hạn. Tôi vội viết đôi dòng về người con yêu của đất nước đã sớm trở về lòng đất mẹ trong khi dân tộc vẫn còn lầm than. Trước hết để tưởng niệm người vừa vĩnh viễn ra đi, để chia xẻ nổi đau đớn với với nhiều bậc trưởng thượng và anh em bè bạn đồng tâm sự với ông, để các thế hệ trẻ thông cảm với sự hy sinh gắng sức của cha anh, nhưng họ đành bất lực vì vận nước gian truân. Và sau hết những gì người đã khuất để lại vẫn còn hữu ích, là nền tảng cho đại cuộc toàn dân quang phục đất nước.
Tôi đã viết về những cống hiến của ông dành cho đất nước, những tình cảm nồng nàn ông dành cho đồng bào, đồng hương, cho các môn sinh và thế hệ trẻ…Nay tôi viết về ông: một kinh tế gia.
Kế hoạch phát triển hải cảng Cam Ranh
Đầu năm 1972, TT Nixon đi TC và LX bình thường hóa mối quan hệ Đông Tây, mở đầu giai đoạn hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Lúc bấy giờ ông LTL đang làm việc ở Bộ Kinh tế, ông nghĩ rằng thế giới đã bước vào giai đoạn mới: hợp tác kinh tế thay cho đối đầu quân sự. Đó là thời cơ huyển biến khiến cho Biển Thái Bình thôi dậy sóng, để trở lại thiên chức thái bình, và kinh tế sẽ thay cho quân sự dưới hình thức Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương. Ông tin tưởng trong bối cảnh mới này, Cam Ranh sẽ trở thành một hải cảng lớn nhất của CĐKT/TBD, vì trong chiến tranh, HK đã chi nhiều tỉ đôla biến Cam Ranh thành một quân cảng tối tân để yểm trợ kịp thời cho các hoạt động của Quân lực Mỹ và Đồng minh.
VN đương nhiên sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong khu vực, vì Cam Ranh nằm ngay trung tâm đường giao lưu quốc tế nối liền hầu hết những cảng lớn trên thế giới nằm quanh bờ TBD. Tiến lên phía Bắc và Đông Bắc là Hồng Kông, Đài Loan, Hán Thành, Hải SâmUy, Đông Kinh, Manila. Thẳng về phía Đông là HK, Gia Nã Đại và các nước Nam Mỹ. Tiến xuống Nam là Brunei, Singapore, Mã Lai, Nam Dương, Tây Tây Lan và Úc Đại Lợi, nối vào Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó là quần đảo Trường Sa được ghi nhận là khu vực có trữ lường dầu mỏ đáng kể.
Do sự nhìn xa trông rộng mà ông tìm mọi cách chen chân vào việc chỉnh trang hải cảng Cam Ranh sau khi HK quyết định rút lui khỏi VN. Lúc đó Công ty tư doanh Sea Land sắp sửa chấm dứt hợp đồng vận chuyển với Quân đội Mỹ, nên gởi nhiều văn thư đến các phủ bộ như Công chánh, Tài chính, Kinh tế, Quốc phòng…với đề án chuyển quân cảng Cam Ranh thành hải cảng dân sự, dùng vào mục tiêu thương mại. Phương án đề nghị:
- Duy trì tất cả dụng cụ máy móc, tàu mẹ tàu con tại hải cảng Cam Ranh để đầu tư vào một dự án hỗn hợp khai thác chuyển vận viễn dương liên lục địa. Trị giá chung là 500 triệu đôla. Riêng phần cần trục khổng lồ cũng trị giá 20 triệu đôla.
- Công ty Sea Land khai thác vận chuyển trên mặt bể. Một công ty VN hợp tác với Sea Land sẽ khai thác các dịch vụ trên đất liền.
- Sea Land sẽ yểm trợ cho một công ty VN thành lập một đội hàng hải thương thuyền gồm 25 tàu lớn, trọng tãi trên 10 ngàn tấn trong đợt đầu. Thể thức mua chịu, trả bằng tiền chuyên chở hàng của Sea Land cho đến khi dứt nợ, chuyển chủ quyền cho công ty VN. Thời gian trả nợ tối đa là 25 năm.
Thấy đề nghị hấp dẫn, ông cùng người bạn là Cao Hữu Huấn bàn bạc mấy ngày liền và quyết định gởi thư mời đại diện Sea Land đến thảo luận. Lúc đó mới khám phá ra văn thư chỉ là một bản sao đánh máy lại nên không có địa chỉ lẫn điện thoại của Sea Land. Bản sao này xuất phát từ Bộ Tài chính, chuyển qua Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Phụ tá Tổng Giám đốc Ngân hàng -Trương Quang Cảnh đồng thời với Phụ tá Nguyễn Viết Trưng, chuyển văn bản sang Bộ Kinh tế và Thứ trưởng Trần Cự Uông đã giao cho ông.
Vì là bản sao, ông phải điện thoại đến các ông Trưng, Cảnh và nhiều nơi khác nữa mới tìm ra tung tích Sea Land. Nhờ đó ông mới gặp được đại diện của Sea Land là Carlton Alexander. Carlton đã nói với ông: “May mà hồ sơ đến tay anh, người biết việc nên mời tôi đến thảo luận. Bằng không thì tuần tới nếu không ai đả động gì đến dự án này thì chúng tôi sẽ ký hợp đồng với Singapore. Họ trả cho tôi một triệu đôla để vận chuyển toàn bộ dụng cụ trang bị sang bên ấy hoạt động”.
Sea Land là hệ thống vận chuyển bằng tàu thùng có gắn máy điều hòa không khí và đông lạnh tùy theo loại hàng chuyên chở. Tôm cá, rau cải, nông sản…chỉ cần đưa vào thùng điều hòa mức độ lạnh, đưa xuống tàu con, sau đó chuyển sang tàu mẹ đậu ngoài khơi, vận chuyện đến nơi còn nguyên vẹn không hư thối gì cả. Lúc bấy giờ ông LTL phụ trách về ngoại thương, nhận thấy việc xuất cảng cá gộc và rau cải bị hư thối nhiều vì chỉ được ướp bằng nước đá. Do đó, dự án này rất hữu ích cho việc khuếch trương xuất cảng, nên ông nắm lấy cơ hội ngay.
Sau khi thảo luận với đại diện Sea Land, ông thảo tờ trình lên Ủy ban Liên bộ Kinh tế Tài chính. Được sự yểm trợ của Tổng Thư ký Ủy ban là Nguyễn Đình Liễn, đề án được chấp nhận trên nguyên tắc. Sau đó ông cùng Cao Hữu Huấn và Nguyễn Hữu Bào ra Cam Ranh nghiên cứu tại chỗ những việc cụ thể phải làm để thực hiện dự án.
Trở lại Sàigòn, do đề nghị của Carlton Alexander, ông mời Hiệp hội Thuyền chủ do Châu Nhựt Thanh làm chủ tịch, đại diện đến hợp tác với Sea Land. Sau khi dự án -với đầy đủ chi tiết mà ông cùng Cao Hữu Huấn thảo luận từng chi tiết với luật sư Plateau của Sea Land từ HK sang- được trình lên Hội đồng Nội các. Nhiều phủ bộ thấy được tầm quan trọng nên đề nghị giao dự án cho một Ủy ban liên bộ duyệt xét kỹ. Vài tháng sau, Ủy ban Liên bộ trình đề án mới lên Hội đồng Nội các thì bị bác bỏ và khuyến cáo nên dùng lại dự án mà ông và Cao Hữu Huấn soạn thảo lúc ban đầu. Toàn bộ dự án được hoàn thành vào năm 1972, Công ty Vinavatco được Quỹ Tiết kiệm quân đội bỏ vốn thành lập, cộng tác với Sea Land. (5)
Nhờ hệ thống vận chuyển này, từ cuối 1973, mức độ xuất cảng nông phẩm và thủy hải sản gia tăng gấp 5 lần. Nhưng rất tiếc, sau khi chiếm được MN, CS tịch thu toàn bộ vật tư trang bị, giao Cam Ranh cho Hải quân LX, xóa bỏ tất cả không dùng một tí kinh nghiệm nào của thời trước.
Vị trí chiến lược của hải cảng Cam Ranh
Năm 1983, do bảo lãnh của trưởng nam, ông rời quê hương đến định cư ở Úc, với mối u buồn của một người vong quốc còn nặng nợ với núi sông. Trong những tháng ngày đầu tiên ở hải ngoại, với bút hiệu Hoài Sơn, ông viết những bài khơi động lòng yêu nước và tình quê hương: “Thương về quê mẹ, trầm luân khổ, Trí kiếm trùng quang vạn lý tình”. Trong bài Đường về Quê Mẹ, ông đã gởi gấm tâm sự qua đôi dòng tâm niệm với bạn đọc “ghi lại những gì mà những người ở quê hương khó nói với người Việt tha hương…Những gì tôi viết hôm nay, là viết cho những người ở quê hương đau khổ đang kỳ vọng nơi người tha hương một thuở quay về…”
Ông còn viết hồi ký ngắn Đường ra Sơn Hải Khẩu với niềm u uẩn của một người từng vạch ra “Lập thuyết đồ VN trên đường phát triển, xây mộng thanh bình cho thế hệ tương lai”. Hồi ký của ông đã được Báo Việt Luận Úc châu đăng tãi năm 1984, dưới đây tôi xin trích đăng lại phần mở đầu.
“Sơn Hải Khẩu là mỹ danh tôi trao tặng hải cảng Cam Ranh sau khi quan sát địa điểm này để thiết lập cảng chuyển tàu (Tranship point) biến quân cảng thành thương cảng với sự hợp tác yểm trợ của Công ty Sea Land –Inc C.A –USA.
Cam Ranh là hải cảng đẹp nhất nhì trên thế giới. Về vị trí, nơi đây núi vòng tay ra ôm lấy biển, thành một nơi an toàn cản gió, án bảo, cho các tàu thuyền vào đây ẩn trú tránh phong ba. Cam Ranh lại nằm ngay trung tâm điểm đường giao lưu quốc tế. Đây là một vị thế thuận lợi về mặt quân sự cũng như kinh tế. Về địa lý, thì nơi đây núi chẳng những gặp biển, mà lại mở rộng vòng tay ôm biển cả vào lòng đất mẹ. Theo truyền thuyết thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên xuất sinh từ bọc trăm trứng nở trăm con. “Nửa trăm xuống biển cùng cha, nửa trăm theo mẹ dựng nhà trên non”. Bao giờ nước trở về non là ước mơ của nhà thơ Tản Đà trong lời thề non nước mà chúng ta ghi mãi trong lòng dù cho vạn lý cách trùng dương.
Nơi đây nước đã hòa với non, trong khi các hòn non chạy ra biển cả để ôm nước vào lòng đất lại mang tên bộ Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng biến Cam Ranh thành một long đàm. Ai làm chủ hải cảng Cam Ranh thì sẽ có một thế mạnh. Nhưng vì đây là đất nước VN, thì ngày nào dân tộc Việt thực sự làm chủ Sơn Hải Khẩu này thì ngày ấy nước VN mới thấy cảnh phú cường.
Hiểu rõ địa thế quan trọng của hải cảng này trong vận mạng nước nhà còn ghi trong gia phả Thái Ất Thần Y, tôi tìm mọi cơ hội để chen chân vào chỉnh trang hải cảng Cam Ranh với lời tâm niệm thiết tha sâu kín tận đáy lòng là tuần tự dành lại chủ quyền hải cảng này lại cho người VN. Chừng ấy địa linh sinh nhân kiệt ngộ thiên thời phú quốc cường dân. Cho nên tôi đã góp phần nghiên cứu dự án phát triển Cam Ranh của Techtonics, của Mitsubishi…Đặc biệt trong dự án thiết lập cảng chuyển tàu Cam Ranh tôi đã đầu tư cả máu tim và máu óc cùng Cao Hữu Huấn với sự hỗ trợ của anh Nguyễn Đình Liễn.
Ngày nay (1984) NDL vẫn còn sống ở Cali để làm nhân chứng lịch sử và cũng để nghe lời tâm niệm thầm kín kể rõ nguyên do địa lý nào đã khiến cho tôi ném tất cả sinh lực vào dự án suýt toi mạng này, nhưng vẫn chưa đạt thành tâm nguyện. Nay ghi lại mấy dòng này, tôi chỉ còn một ước mơ nhỏ nhoi đến mức tội nghiệp là trong tương lai, vào một thời thiên định, người Việt nào nắm thời cơ trấn giữ cảng Cam Ranh, thì hãy giữ lấy cho người Việt làm chủ với bất cứ giá nào, dù phải lấy xương máu của mình để vun bồi cho địa linh xuất sinh thêm nhiều nhân kiệt. Đây là nguyệt đạo trung tâm nằm trong long mạch ấn uy Tiền Đồ Tổ Quốc. Đừng vì quyền lợi hay quyền lực nào áp bức mà để mất đi vùng đất thiêng liêng lọt vào tay không chế của nước ngoài bất cứ từ đâu đến”.
Tâm nguyện của ông đã thành hiện thực, thời cơ thiên định đã khiến Cam Ranh trở về thuộc chủ quyền VN. Sau khi chiếm được MN, Hà Nội hủy bỏ kế hoạch của ông, giao Cam Ranh cho LX sử dụng. Đến năm 1986, Đặng Tiểu Bình đưa ra điều kiện là TC sẽ không còn phản đối sự hiện diện của LX ở Cam Ranh, nếu Moscow áp lực được Hà Nội rút quân khỏi Cam Bốt. LX đã đáp ứng đòi hỏi này, song họ cũng không còn sức mạnh để tiếp tục hiện diện ở đây vì khối Xô Viết đã sụp đổ. Mới đây, Lê Đức Anh, chủ tịch nước lạ gạ cho HK thuê mướn từng năm sau khi Mỹ rút khỏi Subic ở Phi, song HK nại ra lý do tránh rắc rối nên từ chối. Trước 1975, TT Nguyễn Văn Thiệu cũng có lần đề nghị với Đại sứ Bunker cho Mỹ thuê vịnh Cam Ranh trong 99 năm. Dù đã chi nhiều tỉ đôla cho Cam Ranh song Mỹ cũng không nhận.
Đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương
Trở lại tình hình VN và thế giới hồi cuối thập niên 1960, khi nhận thấy HK thực sự muốn chấm dứt chiến tranh để mở đầu giai đoạn hợp tác quốc tế mới: kinh tế thay cho
quân sự, ông LTL đã cấp bách soạn thảo mô hình Nhân Đạo Pháp Trị góp phần phát triển đất nước thời hậu chiến.
Theo ông, cuộc xung đột Đông Tây sắp chấm dứt thực sự, một thế giới muốn sống trong hòa bình lâu dài cần có một chủ thuyết trung hòa, hướng về mục tiêu chung mà mọi dân tộc đều mong ước là phục vụ nhân sinh, chớ không phải thống trị con người. Ông đề ra thuyết Ngũ Nhân: nhân tộc độc lập, nhân quyền tự do, nhân sinh hạnh phúc, nhân lực sung túc, nhân khí hàng cường. Và Kinh tế đạo là con đường để đáp ứng sáu nhu cầu thiết thực của con người là: Thực (lương thực đầy đủ), Y (mạng lưới y tế rộng khắp), Cư (mọi người đều có chỗ ở), Hành (ai cũng có công ăn việc làm), Khang và Lạc (cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc). Đó là nội dung Lục cầu.
Từ chủ thuyết trên, khi tham dự hội nghị Phát triển Kinh tế cấp bộ trưởng vùng ĐNÁ năm 1969, ông đã phôi thai Đề án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương với cảng Cam Ranh nằm trong trung tâm khu vực mậu dịch quốc tế này. Theo ông, “đấy là một dự án Kinh Tế Đạo làm đòn bẩy để phóng mô hình Nhân Đạo Pháp Trị vào quĩ đạo quốc tế” những mong đóng góp một cái gì nhỏ nhoi cho nước nhà thoát nạn binh đao, tiến lên đường phát triển. Nên đề án nguyên thủy mang tên Việt Nam trên đường phát triển. Ông đã nhờ hai Thượng Nghị Sĩ Lê Tấn Bửu và Nguyễn Mạnh Bảo chuyển kế hoạch này cho TT Richard Nixon.
Chủ thuyết trung hòa cũng như Lập thuyết đồ “Việt Nam trên đường phát triển” được trình bày tại Hội chợ Quốc tế Osaka (Nhật Bản) năm 1972. Theo ông, đó là đề tài tiến bộ, là chủ thuyết cao siêu, thể hiện đặc tính hòa đồng của con người VN: “Cho nước nhà phát triển quang vinh, Cho thế giới hòa mình trong cộng đồng nhân loại”.
Một lần nữa, “mộng thanh bình” và ước vọng “phú quốc cường dân” lại gãy đổ, vì mưu đồ của các cường lực nên kế hoạch của ông bị bỏ quên. Năm 1974, khi sang Mỹ tham dự hội thảo về kinh tế, ông dự tính chuyển đề án đến TT Mỹ, nhưng vụ Watergate làm cho Nixon phải rời bỏ chính quyền. Sau đó Bắc Việt thôn tính MN, đặt cả nước vào quĩ đạo Xô Viết, HK lại tiếp tục con đưòng cứng rắn đưa chủ nghĩa CS vào con đường cáo chung.
Khi khối CS đi dần vào con đường sụp đổ, chiến tranh lạnh sắp sửa chấm dứt thì Cộng đồng Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương bắt đầu ló dạng. Đầu tháng 11/1989, Úc Đại Lợi triệu tập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (Asian Pacific Economic Co-operation Council) tại Canbarra: khối APEC được chính thức thành lập bao gồm 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và 6 nước khối ESAN. Hai năm sau, Trung Cộng, Đài Loan và Hồng Kông trở thành hội viên chính thức. Trong tương lai gần, Mexico, Papua Tân Guiné, Chilie, Nga và Việt Nam cũng sẽ gia nhập APEC.
Đê án Cộng đồng Kinh tế Thái Bình Dương do ông đề ra từ hai thập niên trước, giờ đây đã thành hiện thực. Đầu năm 1992, nhân dịp TT George Bush (cha) viếng thăm Úc Châu, ông nhờ Tòa Đại sứ Mỹ ở Canberra chuyển đề án đến vị lãnh đạo HK với kỳ vọng góp phần củng cố hòa bình thế giới thông qua việc hợp tác kinh tế giữa các nước sau chiến tranh lạnh chấm dứt.
Con đường đưa đất nước đến cảnh phú quốc cường dân mà ông từng phác họa, nay vẫn còn nguyên giá trị. Nếu không vì tham vọng điên cuồng của LX thì thế giới đã có hòa bình từ lâu. Trong khi HK rút lui để tạo bầu không khí hòa hoãn, tiến dần đến hợp tác hai bên cùng có lợi thì khối CS lấn tới bành trướng chủ nghĩa, cuối cùng phải sụp đổ hoàn toàn. Còn CSVN nếu không vì mù quáng, nô lệ qua độ vào LX, biết đặt quyền lợi đất nước đồng bào lên trên quyền lợi của quan thầy thì sau 1975, với thương cảng Cam Ranh tân tiến, với chiến lợi phẩm khổng lồ đáng giá hàng chục tỉ đôla, với đội ngũ trí thức của hai miền Nam Bắc phối hợp, VN hiên ngang phát động đề án Cộng dồng Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương để trở thành trung tâm điểm của khối mậu dịch quốc tế quan trọng này. Trái lại ngày nay (bài này viết năm 1993) những người lãnh đạo CS tự nhận “đỉnh cao trí tuệ loài người” van xin HK bải bỏ cấm vận, nài nỉ được gia nhập khối ASEAN và APEC, mở rộng cửa đón mời bọn tài phiệt vào khai thác tài nguyên phong phú của đất nước, bốc lột lực lượng nhân công đông đảo rẻ mạt đang cần miếng cơm manh áo. Sự kiện đó làm sao khỏi động lòng trắc ẩn khi nghĩ đến nổi đau đớn của người vừa nằm xuống!
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, ông căn dặn tôi nhân ngày 30/4/1993, phổ biến bài viết “18 năm quốc hận: Thử tìm huyền cơ đoan chỉnh Việt Nam”. Ông căn dặn chúng ta đoàn kết và căn bản đoàn kết như thế nào để có sức mạnh đối tác với cộng sản nắm quyền để góp phần cứu nước cứu dân. Ông còn gieo cho tôi niềm tin về tương lai huy hoàng của đất nước. Vì VN ngày nay [1993] đã hội đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Một là thiên thời: Thời cơ huyền biến khiến CSLX sụp đổ chiến tranh lạnh chấm dứt. Trong gần nửa thế kỷ qua (1946-1993) VN là địa bàn chính của cuộc xung đột này, nhân dân đã gánh chịu những tổn thất nặng nề, quốc gia suy vi chậm tiến, trong khi nhiều nước láng giềng trở thành những con rồng kinh tế ở Châu Á. Sự cáo chung của “thành trì cách mạng thế giới” còn giúp những lãnh tụ CSVN thức tỉnh, vì từ trước đến nay họ sùng bái LX quá độ. Đầu thập niên 1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn còn đề cao LX là “người bạn đồng minh hùng mạnh và vững chắc nhất của VN. Từ nay về sau chúng ta tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện VN-LX. Chúng ta coi đó là một bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội chũ nghĩa của nhân dân ta”. Sự sụp đổ của LX, khiến CSVN mất chỗ dựa -phải chăng đó là do lòng trời xui khiến? Hay là hậu quả tất yếu của một đường lối chính trị sai lầm?
Hai là địa lợi: VN nằm ngay trung tâm điểm Cộng đồng Kinh tế Á châu TBD. Khối mậu dịch quốc tế này sẽ là thế lực hùng mạnh nhất của thế giới, trước khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Trước và sau Thế chiến II, khu vực Á Châu/TBD là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc xung đột thế giới. Các nước trong vùng được liệt vào thành phần chậm tiến đang trên đường phát triển. Nhưng từ khi cuộc đối đầu giữa các cường lực giảm đi, thay thế bằng chính sách “hòa bình hữu nghị, hợp tác”, thì mức độ phát triển của các nước trong vùng -chỉ trừ ba nước Đông Dương, được ghi nhận là mạnh nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Đó là bốn con Rồng kinh tế Châu Á: Đại Hàn, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan và TQ có triển vọng trở thành một siêu cường kinh tế trong vài thập thệp niên tới. Đây là những nước có mức phát triển kinh tế cao nhất, sẽ là mô hình biểu tượng về sự tự do cổi mở kinh tế.
Ba là nhân hòa: khoảng ¾ dân số nước ta ngày nay (1993) là những người không phải tham dự trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến vừa qua, nên tâm tư của họ không giống như những thế hệ lớn tuổi “vẫn còn ôm quá khứ máu lữa huy hoàng và cay đắng của cách mạng, của chiến tranh”. Một nhà sử học Na Uy đến VN nghiên cứu về Cách mạng 1945, ông gặp một số văn, nghệ sĩ ở lứa tuổi 30-40, đặt câu hỏi về “Cách mạng tháng Tám”. Ông rất ngạc nhiên khi nghe mấy bạn trẻ đó gạt đi: “Thôi, nói chuyện đó bây giờ chán lắm”.
Sau bao năm dài sống bên trong bức màn sắt, từ đầu 1990, có dịp tiếp xúc với bên ngoài, thế hệ trẻ VN mới nhận thấy chỉ còn mấy năm nữa là bước sang thế kỷ 21, song đất nước còn quá nghèo nàn lạc hậu, xã hội đầy rẩy những bất công, không có dân chủ tự do, nhân quyền bị chà đạp nặng nề…Đó không thể là biểu tượng vinh quang, là sự lãnh đạo tài tình tài tình sáng suốt của Đảng CS, mà là hậu quả của chiến tranh, của cách mạng, của hận thù giai cấp, của sự lệ thuộc Nga Tàu.
Riêng người Việt ở hải ngoại, thì “khoảng cách thế hệ cũng lớn như vậy. Người thuộc thế hệ lớn tuổi không những bị mối ám ảnh của quá khứ đè nặng, mà còn bị vướng mắc thêm bởi ảo tưởng về quyền lực. Năm 1975, nhiều người thấy mình có thể ảnh huởng đến lớp trẻ lên 10, 15 tuổi. Mười tám năm sau, họ vẫn giữ ảo tưởng rằng ảnh hưởng đó vẫn còn. Nhưng lớp trẻ lên 10, 15 tuổi hồi đó, bây giờ đã 30, 40 tuổi rồi. Lớp trẻ đó nhìn thế giới một cách khác, và nhất là nhìn các vấn đề của VN một cách khác. Trên Tạp chí Cánh Én xuất bản ở Đức, một bạn trẻ đã viết: “Thế hệ trẻ vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của giai đoạn lịch sử bế tắc, nay phải bước vào đời để nhận lãnh trách nhiệm của thời đại”. Nếu thế hệ trẻ đã thấy được sự bế tắc hiện nay của đất nước, tất nhiên họ đã hiểu rõ nguyên nhân và con đường nào để đưa dân tộc vượt khỏi sự bế tắc đó để tiến lên.
Đối với VN, chiến tranh lạnh chấm dứt cũng có nghĩa là chấm dứt một quá khứ bi thảm. Những thế lực dựa vào ngoại bang làm tay sai cho chúng trong cuộc xung đột vừa qua, cũng lần lượt bị đào thải. Đó là điều dễ hiểu, vì một khi chỗ dựa không còn, thì chẳng sớm thì muộn, họ phải ra đi. Đã không phục vụ nhân dân, thì làm sao được lòng dân và thuận được ý trời. Trong giai đoạn lịch sử mới -thời hậu CS, nhân dân ta với quyền tự quyết thiêng liêng, sẽ quyết định tương lai của đất nước. Chỉ có một cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do, chiến thắng của những người do nhân dân lựa chọn mới là cái thắng quang minh chính đại, đất nước mới quang phục vững mạnh lâu dài.
Lê Quế Lâm
_____________________________________________________________
Tham khảo:
- Các bài viết của Lê Tấn Lợi: Mộng Thanh Bình (kịch thơ), Đường ra Sơn Hải Khẩu, Đường về Quê Mẹ., “18 năm quốc hận: Thử tìm huyền cơ đoan cỉnh VN” (Báo Việt Luận Úc châu 07/5/1993)
- Lê Quế Lâm, Viết về một người vừa nằm xuống: Lam Sơn Lê Tấn Lợi, Báo Chiêu Dương, Úc châu, 24/4/1993.
- Lê Quế Lâm, Kinh tế gia Lê Tấn Lợi và kế hoạch phú quốc cường dân, Báo Việt Luận Úc Châu 30/4/1993.
- Vương Hữu Bột, Thế hệ trẻ và trách nhiệm, Báo Dân Việt Úc châu 09/9/1993.
- Phạm Trọng Chính, T

No comments: