Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất
thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và
làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.
Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc
từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến Bogota,Colombia.
Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Các bà
mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và
trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những
giấc mơ kì lạ”.
Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo
ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm
dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên
ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch
tiền để đưa cho những tên tội
phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong
nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.
Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”. Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.
Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể sai khiến”;được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.
Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc.
Có hay không thuật thôi miên
Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự
mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có
thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình…
Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực nửa ảo và
hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới khoa học
chấp nhận”.
Thôi miên không phải là có tác dụng thần kỳ
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe trường
hợp có người giữa nơi công cộng hoặc trên tàu, trên xe, thậm chí giữa
buổi chợ đông bỗng như bị “hớp hồn” và đã tự động móc ví tiền hoặc tự
lấy đồ trang sức trên mình rồi trao cho một kẻ lạ nào đó. Một lúc sau
nạn nhân mới chợt hiểu ra là mình đã bị “lột sạch”, mất hết tài sản cá
nhân.
Trường hợp này hiện có rất nhiều ý kiến,
thậm chí còn trái ngược nhau. Có người cảnh giác cho rằng nạn nhân đã
tự gây mê, người khác gọi là bị bỏ “bùa mê, thuốc lú”. Lại có ý kiến là
do nạn nhân tự “bịa” ra. Nhưng nếu gây mê thì làm sao nạn nhân lại có
thể trở về nhà và bình tĩnh nhớ lại trường hợp bản thân bị mất tiền như
thế nào. Thậm chí họ đã tự trao tiền bạc, nữ trang cho kẻ xấu như có ai
đó điều khiển. Bởi vậy, có ý kiến lý giải rằng những trường hợp trên
chính là hiện tượng thuộc về thuật thôi miên của những tay “cao thủ” đã
lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm điều xấu.
Trên phương diện sinh học, nhà bác học
Nga Páplốp đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế
thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần
của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức,
một “điểm thức” nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị
thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ “ám thị” của người
thực hiện thôi miên.
Qua các phương tiện máy móc y tế hiện
đại, hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận hoạt động của não bộ con
người, và đã khẳng định khi con người chìm vào giấc ngủ bình thường thì
có hai giai đoạn quan trọng lần lượt được thay thế nhau: giai đoạn ngủ
chậm (ngủ lơ mơ) và giai đoạn ngủ nhanh (ngủ sâu). Trong quá trình ngủ
chậm, não bộ con người sẽ xuất hiện những sóng điện não, từ đó giấc ngủ
sẽ chỉ đến từ từ và sâu dần. Còn giai đoạn ngủ nhanh đòi hỏi phải có
những sóng điện não vận động nhanh, sự vận động của nhãn cầu cũng nhanh
theo. Nhìn bề ngoài giống như người đang ngủ rất sâu, nhưng bên trong
vẫn tồn tại một “sóng điện não” của người đang thức, đối tượng thấy mình
hoạt động như người trong mơ và sẵn sàng nghe theo lời thôi miên…
Còn theo bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc
Trung tâm cảm xạ Địa sinh học, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, người
từng học là học và thực hiện môn Cảm xạ từ năm 1992 cho đến giờ thì
thôi miên là một kỹ thuật giúp người ta chuyển từ trạng thái tỉnh táo –
trạng thái mơ màng – có chủ ý và hướng sự quan tâm của bạn đến một số
mục đích cụ thể nào đó để có thể đạt được mục đích. Tương tự như trạng
thái mơ màng, thôi miên là một hiện tượng bình thường, an toàn và lành
mạnh.
Khi thôi miên, cũng như khi đang mơ
màng, tâm trí bạn vẫn tỉnh táo nhưng bạn cũng gần như lãng quên đi những
tác động bên ngoài. Trong cả hai trường hợp mơ màng và thôi miên trí óc
của bạn điều chỉnh về “tần số alpha” – điều khác biệt là khi thôi miên
trí óc của bạn tập trung đến một mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được và
không trừu tượng. Những mục đích có thể là: cai thuốc lá, giảm ăn, nâng
cao khả năng tự nhận thức bản thân, vượt qua những nỗi sợ hãi, ám ảnh,
tăng khả năng nhớ – Không có giới hạn nào cho các mục đích có thể đặt
ra.
Khi bị thôi miên “nhẹ” thì điện não đồ
giống như trong giai đoạn ngủ chậm. Nhưng khi thôi miên “sâu”, lúc ấy
điện não đồ giống như giai đoạn ngủ nhanh. Lúc này đối tượng bị thôi
miên sẵn sàng tiếp thu và thực hiện lời ám thị của thầy thuốc… Hiện nay
các khoa thần kinh học trên thế giới đều cho rằng, thôi miên là một dạng
tâm thần đặc biệt của con người (kể cả động vật) được sự tác động kích
thích từ bên ngoài gây nên. Nó có những đặc điểm chung của điện não đồ
như khi ta đang ở trong trạng thái ngủ nhanh, hoặc thiếp đi.
Trên thế giới, cụ thể là trong lĩnh vực
tâm lý học y khoa, thôi miên được các bác sĩ sử dụng nhằm giảm đau khi
cấy ghép tủy xương, khiến cho việc nội soi dạ dày dễ chịu hơn, giảm
chứng đau nửa đầu, đau do các khối u, giảm đau khi sinh con, điều trị
rối loạn thính lực, ổn định huyết áp, điều trị các bệnh đau mãn tính, ù
tai, chóng mặt, dị ứng thần kinh, herpes, mất ngủ, trầm cảm. Và đặc biệt
hữu hiệu với những trẻ em sợ đến trường, sợ thi, học kém, sợ giao tiếp,
đái dầm, rối loạn ngôn ngữ, và cả những vận động viên thể dục thể thao
trước kỳ thi đấu, rối loạn tiêu hóa, cai nghiện, giải tỏa stress mãn
tính…
Nhà
nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, thôi miên là có thật và đã
thực sự tồn tại ở một số nước trên thế giới. Nhiều tài liệu cũng đã chỉ
ra bí ẩn của những vụ thôi miên để lừa đảo. Năm 2009, trên tờ Los
Angeles Times, Alexei Skrypnikov, cựu chuyên gia tâm lý thuộc Viện
Nghiên cứu khoa học của Cảnh sát Liên bang Nga cho biết, giữa những năm
90 của thế kỷ XX, những vụ cướp bằng thôi miên nở rộ nên Viện đã cùng Cơ
quan điều tra thực nghiệm và chỉ ra điểm cốt lõi của kỹ thuật mà giới
tội phạm sử dụng là hình thức thay thế nội dung.
Ông minh chứng, bộ não chúng ta chỉ có
khả năng xử lý một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian.
Nếu lượng thông tin dồn đến quá mạnh và nhanh hoặc ngược lại quá chậm
nhưng được nói đi nói lại một nội dung, thì hoạt động của não sẽ chùng
xuống, chúng ta trở nên lơ đãng, mất tập trung và mức độ cảnh giác giảm
đi. Khi đó, chúng ta rơi vào một trạng thái bị thôi miên. Kỹ thuật này
tuy đơn giản, nhưng rất hiệu quả.
Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự
mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có
thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình… Vì
nếu nó thực sự có hiệu quả như những lời quảng cáo thì bây giờ trong các
bệnh viện, cơ quan nghiên cứu tâm lý đã đưa nó vào trong thực nghiệm
nhiều rồi. Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực
nửa ảo và hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới
khoa học chấp nhận”.
Trở lại ví dụ về thôi miên đã được đề
cập trong các kỳ trước, khi mà tôi tập trung nhớ lại toàn bộ quá trình
“thôi miên” bằng bài tây của Long thì bí ẩn của việc biến mất quân bài
kia hoàn toàn rất dễ hiểu. Sau khi cho xem 5 con bài tây rồi dẫn dụ nhắm
mắt tập trung nhớ lấy 1 con, việc còn lại của “nhà thôi miên” chỉ là
tìm ra 5 con bài khác (có màu sắc giông giống như những con bài cũ, song
không trùng một con nào) rồi xòe ra thật nhanh cho người đối diện xem.
Nếu ai đó không tinh ý thì rất dễ bị ảo tưởng rằng đúng con bài mình
nghĩ biến mất thật, mà không nhận ra rằng cả 5 con bài ban đầu đều không
xuất hiện ở lần sau này.
Học thôi miên không hề dễ dàng
Vẫn theo bác sĩ Dư Quang Châu, khoa học
đã chứng minh thôi miên có một số mặt tích cực của thôi miên như: Ngưng
hút thuốc lá: 80% trường hợp là thành công. Thôi miên cũng giúp chống
lại các phản ứng do cai nghiện. Sự béo phì và phàm ăn: Thôi miên đóng
vai trò nâng đỡ tâm lý trong điều trị béo phì. Chống lại các cơn đau:
Thôi miên không thay thế được gây tê, nhưng có thể giúp giảm bớt liều
lượng thuốc.
Thôi miên ngày càng được sử dụng nhiều
trong phẫu thuật răng. Các rối loạn tâm lý: stress, hội chứng sợ hãi, lo
âu cũng như sự bất lực, lãnh cảm, các vấn đề về chứng sợ đám đông, trí
nhớ. Các rối loạn tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm ruột kết hay tiêu
chảy do stress. Các bệnh về tâm thần – tâm thể, các bệnh về da, tạng co
giật, viêm mũi.
Trên thực tế muốn thôi miên một người
cần phải có một thời gian chuẩn bị. Người được thôi miên phải đồng thuận
với người thôi miên, tóm lại cần có sự hợp tác của đôi bên chứ không
thể thực hiện cho bất kỳ ai nếu bản thân họ không đồng ý thực hiện một
buổi thôi miên như vậy sẽ không có kết quả.
Đề cập tới một số vụ án được cho là các
đối tượng đã dùng thôi miên để chiếm đoạt tài sản, bác sĩ Châu cho biết,
những người bị lừa gạt lấy tiền phần nhiều là do kết hợp với lòng tham
nên bị đối tượng lừa lấy tiền. Nhưng vì xấu hổ nên giấu đi những chi
tiết khá tế nhị này, tất nhiên ngoại trừ những người bị chụp thuốc mê
hay bị cho uống thuốc mê…
Bác sĩ đang tiến hành chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên.
Còn PGS. TS Võ Văn Bản – bác sĩ tâm lý,
Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt – Pháp cũng nhiều lần khẳng định, các
vụ dùng thôi miên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ yếu đánh vào tâm lý
lo lắng về sức khỏe, bệnh tật với mục đích bán hàng, lừa tiền. Con người
vốn rất quan tâm tới sức khỏe, thể chất. Vì vậy, kẻ lừa đảo chỉ cần kéo
đối tượng chú ý vào câu chuyện là ám thị dễ dàng, sâu dần sẽ rơi vào
trạng thái thôi miên nhất là những người cả tin, phụ nữ, trẻ em…
“Đầu tiên, kẻ xấu tỏ vẻ cởi mở bắt
chuyện với đối tượng, quan tâm chia sẻ bằng cách nói liên tục làm cho
đối tượng cảm động, gật đầu đồng ý với những lý lẽ kẻ xấu đưa ra, không
có thời gian để suy xét. Thường thì kẻ lừa đảo phải đi 2 người, một kẻ
ám thị, kẻ kia phụ họa, đưa đẩy câu chuyện để đối tượng bị hút vào câu
chuyện, nhanh chóng rơi vào bẫy lừa”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho
chúng tôi biết thêm: “Hiện tại ở Việt Nam chưa phát hiện được trường hợp
nào có khả năng thôi miên. Hình thức người ta gọi là thôi miên được các
đối tượng sử dụng để cướp đoạt tài sản của người dân trong thời gian
gần đây thực chất chỉ là do một loại hương liệu”.
Bác sĩ Dư Quang Châu khẳng định: Sách
chỉ dùng để tham khảo chứ không phải đọc là có thể làm được… Nếu không
ai cũng có thể trở thành nhà thôi miên được, độc giả cũng không nên tin
vu vơ… Đồng thời, ông cũng cảnh báo: “Hiện nay có phong trào dạy online
về thôi miên trên mạng tôi cho rằng không nên vì chỉ làm tiền mất tật
mang. Đã có rất nhiều người hỏi học tại trung tâm của tôi, mặc dù trước
đây khi học ở Pháp, trong chương trình có dạy thôi miên, nhưng khi về
Việt Nam tôi chỉ dùng nó làm phương pháp dẫn dụ cho những người bị mất
ngủ, stress và làm cân bằng cơ thể mà thôi…
Bên cạnh đó, thôi miên hoàn toàn có thể
học được song hoặc phải từ các cơ sở nghiên cứu, trường đại học có uy
tín, hoặc được chính các giảng viên của các trường giảng dạy một cách
nghiêm túc. Nhưng theo tôi biết cho đến hiện nay chưa có một trung tâm
nào chính thức dạy phương pháp này. Đương nhiên nếu trung tâm thôi miên
ra đời thì cần phải có một trường đại học, hoặc một cơ quan khoa học như
Liên hiệp các hội Khoa học đỡ đầu và theo dõi huấn luyện một cách
nghiêm túc, chứ không phải học và dạy tràn lan không kiểm soát như hiện
nay.
Theo: camxahoc
Đừng “đổ oan” cho thôi miên
GiadinhNet - Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp khi mất của, thì nạn nhân đổ lỗi: Do bị thôi miên mà mất.
Thực -hư chuyện này ra sao, GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với ThS. Nguyễn Minh Quân (ảnh nhỏ )- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Thể - Tâm - Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên AHR, chuyên gia thôi miên Y khoa, Thành viên của tổ chức thôi miên quốc tế NGH.
Thôi miên tuyệt đối không thể lừa được người khác!
Theo ông có loại thuốc mê nào mà sau khi xịt vào người khác sẽ khiến họ không điều khiển được lý trí. Đối tượng xịt thuốc sẽ sử dụng các ám thị khiến nạn nhân làm theo ý của mình không?
- Không! Thuốc gây mê có nhiều loại. Nặng- nhẹ đều có và cũng được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như, tiêm, ngửi, uống... Nhưng cho đến bây giờ, theo tôi biết: Không loại thuốc gây mê nào có thể khiến nạn nhân thực hiện theo mọi ý định của người khác được.
Trong vụ án "mất 100 cây vàng do bị thôi miên" ở Quảng Ngãi vừa qua là một ví dụ. Nếu cơ quan Công an tin lời người khai báo thì họ đã không phá được án!!!Trên thực tế có khá nhiều trường hợp bị mất tiền, mất của, sau đó nói rằng: Họ đã bị thôi miên mà mất, khi đó đầu óc họ không tỉnh táo. Ông nghĩ gì về hiện tượng này?
- Không! Thôi miên thì tuyệt đối không thể lừa được người khác dưới bất cứ một hình thức nào. Bởi trong trạng thái thôi miên, tuy tần số não đã hạ xuống, nhưng ý thức con người vẫn còn, không hề mê sảng hay mất tự chủ. Ngoài ra khi đó, tất cả mọi giác quan của cơ thể lại còn tinh tế hơn lúc bình thường. Vì vậy, mọi ám thị của thôi miên, kể cả dùng để trị liệu hay trong biểu diễn, chỉ có thể được thân chủ tiếp nhận và thực hiện nếu ám thị này phù hợp với nguyện vọng và được họ đồng ý. Còn nếu không, ngay kể cả việc các chuyên gia trị liệu muốn làm cho thân chủ khỏe mạnh nhưng bản thân thân chủ lại không muốn thì có đưa ra hàng nghìn ám thị cũng không hề có hiệu lực!
Ngay cả việc các cơ quan điều tra sử dụng thôi miên để phá án, chẳng qua cũng chỉ là hình thức: Đưa một nhân chứng vào trạng thái thôi miên để họ có thể nhớ lại toàn bộ mọi tình tiết của vụ án, thậm chí nhớ lại được mọi hình ảnh, thậm chí nét mặt của những kẻ gây án (Điều này cũng chỉ thực hiện được nếu nhân chứng rất muốn đứng ra làm chứng nhưng họ đã quên một số tình tiết. Người thôi miên sẽ lấy thông tin từ vô thức của nhân chứng- phần mà ý thức không thể ghi nhận hoặc nhớ lại được).
Không thể dùng thôi miên để áp kẻ phạm tội nói ra hành vi phạm tội của mình.
Các cửa hàng vàng bạc - điểm "dòm ngó" của các đối tượng lừa đảo, trộm cắp. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Các cửa hàng vàng bạc rất nên có thiết bị báo động câm
Nếu không phải là thôi miên vậy liệu có "tà thuật" nào có thể sai khiến được người khác làm theo ý của mình không, thưa ông?
- Không có tà thuật nào sai khiến được người khác!
Những tác dụng của "bùa ngải" làm cho con người ta ốm đau, hay thất bại trên thực tế đã, đang và vẫn sẽ xảy ra. Nhưng nó cũng không phải là phép thuật, mà chẳng qua nó chính là hiệu ứng NOCEBO (dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là Tôi mang tới cái hại). Khi các thầy bùa sử dụng hiệu ứng này để hại người khác, nhưng nếu người bị hại không tin vào khả năng của thầy hoặc không tin vào phép thuật, thì nó cũng chẳng bao giờ phát huy được hiệu lực.
Điều này chỉ có thể xảy ra khi họ tin... Cái "tin" này rất nguy hiểm vì nó có thể làm cho người ta ốm đau (thậm chí chết người), hay thất bại hoặc bất hạnh trong cuộc sống.
Tiệm vàng, điểm thu gom ngoại tệ...
thường là chủ điểm tấn công của các đối tượng trộm cắp. Là chuyên gia
tâm lý anh có thể tư vấn: Trong tình huống nguy nan như bị kẻ cắp dí
súng vào đầu nhưng vẫn biến "nguy" thành "an" không?
- Thông thường, ít có vụ cướp nào được các tổ chức tội phạm thực hiện một cách bột phát, mà nó được chúng tính toán rất kỹ lưỡng. Vì thế, mà tại các nước đã phát triển, ở tất cả những địa điểm này đều có báo động câm. Có nghĩa là báo động không phát lên tiếng. Khi các nhân viên làm việc ở đây chạm vào nút báo động, lập tức đồn Công an gần nhất sẽ biết chính xác địa điểm nào bị tấn công để đến ứng cứu nạn nhân kịp thời.
Ngoài ra, có một số kinh nghiệm về tâm lý cũng như sự phản ứng đột ngột của bộ não trong những tình huống đặc biệt kiểu này để có thể đổi "nguy" thành "an" nhưng lại không thể tư vấn trên mặt báo được bởi vì đây chính là sự "tư vấn ngược" để kẻ tội phạm biết, đề phòng. Tại Việt Nam, một số nhà tư vấn hay làm điều này, nhưng thật ra đây là kiểu "vạch đường cho hươu chạy". Có nghĩa là những kẻ tội phạm sẽ biết cách thực hiện hành vi của chúng tinh vi hơn nữa mà thôi.
Trong bất cứ tình huống nào, nếu chẳng may do thiếu phòng vệ để ngăn chặn các cuộc tấn công của tội phạm từ trước, thì việc chống đối tức thời (một cách bị động) tại hiện trường của người bị hại chỉ là hành động "xót của hơn tính mạng" của mình. Ít khi có trường hợp nào phản ứng chống đối lại kẻ cướp mà nạn nhân không thiệt hại tới tính mạng. Ở những địa điểm thường bị tấn công này, gia chủ nên đến các cơ quan chức năng để xin tư vấn trực tiếp phương pháp phòng ngừa và chống trả tội phạm.
Ông bình luận gì trước những hiện tượng: Cứ mất của là dựng lên màn kịch “bị thôi miên”...?
- Nếu mất của, rồi "đổ" do "bị thôi miên mà mất", thì chính người đó nói với mọi người rằng: "Tôi chính là kẻ lừa đảo" hoặc "Tôi chẳng hiểu gì về thôi miên cả".
Hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây
Ông có chia sẻ kinh nghiệm gì với những người làm nghề kinh doanh vàng bạc để hạn chế việc bị lừa đảo?
- Bằng kinh nghiệm, tôi chỉ xin chia sẻ: Trong các mối quan hệ, giao dịch với người lạ, tất cả chúng ta nên hết sức đề phòng các thủ đoạn nhanh tay, nhanh mắt như dùng ống tay áo, dùng khăn mặt, dùng giấy lau để che bên "mắt chủ công" của người đối diện. (con người có 2 mắt nhưng khi tập trung nhìn một vật, lại thường chỉ tập trung vào một điểm mà họ cho là điểm chính!).
Đây là những kỹ thuật của ảo thuật chứ không phải của thôi miên, bởi trong luyện ảo thuật có việc luyện nhanh tay, nhanh mắt và dùng một số vật để che mắt người khác. Thông qua hình thức này họ sẽ tráo đổi hoặc lấy tài sản nhanh tới mức nạn nhân không kịp nhận ra. Khi kẻ lạ mặt đã đi khỏi khu vực cả tiếng đồng hồ, nạn nhân mới bàng hoàng như sực tỉnh. Chính vì vậy, các chủ cửa hàng vàng bạc nên hết sức đề phòng, hạn chế việc trao đổi tiền tệ, hoặc nhận giữ hàng cho những người mà mình không quen biết.
Trong những trường hợp bắt buộc phải giao dịch về tiền tệ với người lạ mặt mà lại chỉ có một mình thì trong khoảnh khắc ban đầu, khi cầm xấp tiền của người lạ mặt, hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây, ánh mắt nhìn chéo sang một bên, không nhìn thẳng vào xấp tiền, không dùng ngón tay nhấp nước bọt để đếm tiền (đề phòng kẻ gian có thể gây mê dưới mọi hình thức). Tuyệt đối không uống nước do người lạ mời hoặc nếu đang uống nước mà cần phải đi ra chỗ khác thì lúc quay lại không được uống tiếp cốc nước cũ để tránh bị bỏ thuốc mê. Tránh mua bán trao đổi những mặt hàng mà mình cảm thấy giá cả không hợp lệ (quá rẻ, quá hời hoặc người bán "quá dại"...) dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Trong
trường hợp bắt buộc phải giao dịch về tiền bạc với người lạ mặt mà lại
chỉ có một mình thì trong khoảnh khắc ban đầu, khi cầm xấp tiền của
người lạ mặt, hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây, ánh mắt nhìn chéo sang
một bên, không nhìn thẳng vào xấp tiền, không dùng ngón tay nhấp nước
bọt để đếm tiền (đề phòng kẻ gian có thể gây mê dưới mọi hình thức).
Tuyệt đối không uống nước do người lạ mời hoặc nếu đang uống nước mà cần phải đi ra chỗ khác thì lúc quay lại không được uống tiếp cốc nước cũ để tránh bị bỏ thuốc mê. Tránh mua bán trao đổi những mặt hàng mà mình cảm thấy giá cả không hợp lệ (quá rẻ, quá hời hoặc người bán "quá dại"...) dưới bất kỳ hình thức nào. |
Mai Hạnh
(thực hiện)
C
Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại
Người ta cho rằng buổi bình minh của văn minh nhân loại tràn ngập bởi
ma thuật của các phù thủy, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất,
ma quỷ. Đó là thời kỳ hoàng kim của các phù thủy.
Quyền năng phù thủy
Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn
Độ, Trung Quốc. Trong một tài liệu cách đây hàng trăm năm của một du
khách người A-rập mô tả rất kỹ buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông
người, một phù thủy dùng một quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném nó lên
trời. Quả cầu bay cao và biến mất hút, chỉ còn sợi dây treo lơ lửng. Phù
thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Chỉ ít phút sau
cậu bé cũng biến mất. Tộc trưởng suy nghĩ và nói một điều gì đó với phù
thủy, lập tức phù thủy dùng dao cắt đứt dây, cắt rời từng phần cơ thể
của cậu bé rơi xuống đất. Quang cảnh đẫm máu làm cho những người chứng
kiến kinh hãi. Nhưng sau đó tộc trưởng lầm rầm khấn vái một điều gì đó,
các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại như bình thường.
Buổi hành lễ kết thúc trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến.
Kinh mật tông Phật giáo nói đến việc các pháp sư tạo ra những đám
đông và làm biến mất họ từ hàng nghìn năm trước. Những người theo môn
phái tu luyện này thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng
chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo. Những tài liệu hàng nghìn năm
ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) "bằng pháp thuật của mình đã tạo ra thuốc
trường sinh phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể
trẻ lại". Những lễ nghi của dòng mật tông thường được giữ kín nhưng
không bao giờ thiếu việc niệm thần chú, biểu diễn màn nhảy múa tôn giáo
và thiền định, trong đó các pháp sư (giống với vai trò của các phù thủy)
sẽ cầm trịch các buổi hành lễ đó.
Người ta cho rằng, các bài thuốc chỉ có thể mang lại tác dụng khi
được các pháp sư đọc thần chú gọi là mantra. Đó là tuyệt kỹ chỉ có các
phù thủy mới làm được. Người ta cho rằng, khi nghe các âm thanh mantra
sẽ làm ma quỷ sợ hãi, biến đi trong phút chốc và nếu gặp nguy hiểm thì
sử dụng các thần chú này.
Màn ảo thuật hấp dẫn
Các buổi hành lễ của phù thủy không thể thiếu được những vũ điệu được
gọi là múa phù thủy. Đó là các vũ điệu nhằm kích động thần kinh của
những người tham gia. Người ta dùng các động tác tay, chân, lắc lư đầu
và các đạo cụ như chuông, bát hương để tạo ảo giác với những người chứng
kiến.
Tại Ai Cập cổ đại người ta dùng các pháp thuật để chiếm được niềm tin
của công chúng. Một pháp thuật gia nổi tiếng thời đó là westcar Papyrus
(1.700 năm trước C.N) đã biểu diễn màn chặt đầu và nối lại nguyên vẹn
cho nạn nhân. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời đó trong các buổi hành
lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn
đuốc mà không cần đến các công cụ.
Ở châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân. Họ
thường hoạt động bí mật vào ban đêm và cũng không ý thức được các hành
động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta
cho rằng các tai họa như ốm đau, đói kém mất mùa, thiên tai là do các
phù thủy gây ra theo yêu cầu của kẻ thù. Tại Gana người ta làm một khu
làng để giam giữ cách ly những người làm nghề phù thủy nhằm tránh tai
họa. Ở Nam Mỹ, các bộ tộc da đỏ thường có các phù thủy để làm phép trị
bệnh. Họ tổ chức buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật lấy
trong miệng người bệnh ra các bộ phận bị mắc bệnh.
Thời xa xưa, các pháp thuật phù thủy đã xuất hiện tại Việt Nam. Thầy
phù thủy có nhiều quyền năng kỳ lạ: có thể gọi âm binh, luyện bùa, ngải
để biến người ta thành u mê. Phù thủy có thể sai khiến âm binh đi làm
việc đồng áng ban đêm như tát nước, tấn công trả thù người khác. Những
thầy phù thủy mỗi khi điều khiển âm binh xong phải có lễ khao quân, nếu
không âm binh sẽ phản lại. Chỉ được sai âm binh vào buổi đêm và thu lại
trước khi trời sáng nếu không sẽ gặp họa. Nếu làm lộ thiên cơ, âm binh
sẽ đánh trả thầy.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã lý giải được
nhiều pháp thuật của phù thủy chỉ là những màn ảo thuật hoặc cách tạo ra
các tác động tâm lý. Nhưng dù sao, phù thủy và các pháp thuật của họ
vẫn là một thế giới bí ẩn đầy hấp dẫn. Nó là chất liệu cho rất nhiều tác
phẩm nghệ thuật, mà điển hình nhất là thế giới phù thủy của cậu bé
Harry Potter.
Trên thế giới, duy nhất có lễ hội phù thủy được tổ chức vào ngày 1/5
hằng năm tại thành phố Gossnal (Đức). Có hàng trăm phù thủy ở khắp các
châu lục về đây trình diễn những màn pháp thuật do họ luyện được. Ở đây
có một viện bảo tàng về các dụng cụ của phù thủy qua các thời kỳ. Hà Lan
có trường dạy các pháp thuật phù thủy, sau khi tốt nghiệp các phù thủy
sẽ được cấp chứng chỉ. Giá của khóa học khá đắt, lên tới hơn 2.000 euro.
Một trong những yêu cầu của các phù thủy là không được dùng pháp thuật
để hại người và phải tuân thủ theo pháp luật.
theo khoahoc.com.vn
VẠN MỘC CƯ SĨ
GÓP Ý
VẠN MỘC CƯ SĨ
GÓP Ý
Chuyện này thì xảy ra tại Việt Nam nhiều lắm. Một bà bạn của tôi đi chợ
Bà Chiểu, gặp một bà già bảo đi theo bà. Bạn tôi đi theo rồi ra một chỗ
vắng, bà già bảo đưa hết tiền bạc, nữ trang cho bà già. Lát sau, sực
tỉnhthì biết mất của và bà già kia đã biến mất.
Một bà bạn khác đi chợ, thấy một bà kia cứ liên tiếp moi tiền ra cho
một người khác. Bà bạn tôi lại gần kêu lên:"Sao lại trả tiền nhiều thế?"
Người kia bỏ đi và nạn nhân tỉnh lại
Một ông bạn tôi đi coi bói. Thầy bảo sắp gặp tai nạn, phải giải trừ. Đưa tiền cho thầy, thầy sẽ lo việc cúng
giải cho. Ông bạn không chịu. Trong trường hợp này, một số nạn nhân ngoan ngoản moi ví, cởi nhẫn, vàng trao cho thầy.
Tôi ở Sài gòn có mở tiệm buôn bán nhỏ. Một buổi sáng sớm, tôi thấy một
thanh niên bước vào bảo tôi đưa cho y năm ngàn. Tôi nghe theo mở tủ đưa
cho y năm ngàn. Giây lát, tôi định thần mới biết mình ngu.
Người ta bảo là những người này dùng thuốc mê. Cũng có kẻ bảo là dùng bùa chú, hoặc thôi miên.
Trường hợp đầu ở bài này là các tay bợm dùng thuốc mê và mời các nạn
nhân ăn, uống. . Còn ở Việt Nam, các tay này không mời ăn uống gì cả.
Chỉ thấy các tay này nói rất nhiều. Để ta chú ý nghe mà phân tâm hay
mê. Có thể họ dùng thôi miên hay phung chất độc trong miệng họ cho ta
trúng phải. Hay họ dùng bùa chú? Dân chúng bảo là họ có "ngãi nói". Ngãi
là một giống cây như cây riềng, hoặc một loại cây khác, được chăn sóc
đặc biệt như rưới máu và đọc thần chú. Cũng có một loại bùa ngãi đặc
biệt, có một số người học phép này, mỗi ngày chỉ được phép có một số
tiền hữu hạn nào đó. Có thể những người có định lực cao thì không bi bùa
chú, thôi miên. Ở thượng du Việt Nam , ở Thái Lan người ta truyền bá
pháp thuật xấu tốt, cao thấp đủ loại. Tất cả chỉ là truyền thuyết, nên
có một công trình nghiên cứu về vấn đề này.
No comments:
Post a Comment