Wednesday, June 27, 2012

KÝ NGUYỄN TUẤN



Nguyễn Trãi

THUỞ HỌC TRÒ

Nguyễn Tuấn
NT 55-59

Hình như từ nhỏ đến lớn tôi chẳng tự quyết định đuợc việc gì quan trọng. Chuyện thi vào đệ thất cũng thế. Sau khi đỗ tiểu học qua kỳ thi với đầy đủ cả phần viết và vấn đáp tại Trường Tiểu Học Chí Hoà Quận 3 Sài Gòn, bố tôi quyết định cho tôi thi vào Trường Trung Học Nguyễn Trãi. Đi thi về là phải trình lại tất cả giấy nháp cho bố xem. Xem xong bố tôi phán: “Rất hy vọng là đỗ đuợc!”
Kết quả là tôi đuọc xếp vào lớp đệ thất B1 niên khoá 1955-1956.

Đuờng đến truờng


Bây giờ nghĩ lại thấy ông cụ quyết định cho tôi học trường Nguyễn Trãi là đúng vì nhà ở Chí Hòa chỉ phải đi xe buýt một chuyến thẳng từ chợ Chí Hoà đến chợ Bến Thành rồi đi bộ một khúc từ bùng binh Sài Gòn đến rạp cinê Đại Nam là tới truờng ngay. Truờng Nguyễn Trãi hồi đó học nhờ truờng tiểu học Trương Minh Ký, một mặt giáp với rạp Đại Nam, ba mặt kia nhìn ra ba đuờng: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học và Hồ Văn Ngà.

Lớp tôi nằm ở góc của truờng có cửa sổ nhìn ra đuờng Hồ Văn Ngà cây cao bóng mát.
Đoạn đuờng đi bộ từ bến xe buýt đến truờng có nhiều điều thú vị. Hôm nào xe đến sớm thì có thể ghé vào một hiệu sách bên kia đường, đối diện bến xe buýt, để ngắm các bìa sách thật đẹp. Đi một quãng là đến tiệm bán máy may Sinco. Qua khỏi hiệu Sinco là một loạt các cửa hàng, trong đó có tiệm kem Phi Điệp mà dân học sinh, sinh viên Sài Gòn không ai là không biết. Ngoài ra lại có tiệm hớt tóc Hoa Sinh mà mỗi nguời khách đến đều đuợc tặng một bản nhạc của các nhà xuất bản như Tinh Hoa, An Phú…
Đến đầu đuờng Ký Con có một xe nuớc mía. Rất hiếm khi tôi ăn uống ngoài đuờng, nhưng có một hôm trời nóng quá, trong túi lại rủng rỉnh ít tiền lẻ
Đặc San NT 2012-Trang 107

nên tôi ghé vào uống một ly. Tuy khát nhưng vừa hớp đuợc một ngụm thì bị khựng lại vì nuớc mía nhạt nhẽo và có vị lạ. Về sau hỏi ra mới biết rằng xe nuớc mía ấy của một nguời Ấn Độ và ông ta luôn luôn pha càri vào nuớc mía! Đó là lần duy nhất trong đời tôi đuợc thuởng thức nuớc mía hương vị càri.

Đi một chút nữa là đến vũ truờng Văn Cảnh. Chắc là tôi chỉ đi qua đó vào buổi trưa nên chẳng khi nào nghe thấy tiếng nhạc vọng ra. Qua khỏi Văn Cảnh là rạp chiếu bóng Đại Nam. Đi bộ đến đây thì thuờng là đã hơi mỏi chân rồi nên tôi hay tạt vào rạp Đại Nam để vừa nghỉ chân, vừa tà tà xem các hình ảnh của phim chiếu trong ngày và các kỳ tới. Vì ghé rạp thuờng xuyên nên tôi thuộc vanh vách tên các tài tử nổi tiếng và suu tập đuợc cả một tập dày cộm các tờ chương trình chiếu phim của rạp Đại Nam. Hôm nào xe buýt đến sớm thì thay vì đi thẳng đuờng Trần Hưng Đạo đến truòng, tôi rẽ trái ở vũ trường Văn Cảnh rồi rẽ phải vào đường Hồ Văn Ngà rợp bóng mát. Đặc biệt tại đây có mấy hiệu bán đàn và dụng cụ âm nhạc. Cứ nhìn các cây đàn tuyệt đẹp và nhìn các bản nhạc qua tủ kính là đủ thấy “đã” rồi.

 Truớc cổng trường Nguyễn Trãi mở ra đuờng Nguyễn Thái Học là một bãi đất trống. Học sinh Nguyễn Trãi thường tụ tập ở đây, chờ các lớp học sinh tiểu học ra hết mới đến luợt mình vào học. Tại đây có nhiều hàng quà. Từ kem đến bò khô, bò bía, ổi giầm, bánh cuốn, bánh ngọt… Thôi thì đủ thứ, trông ngon lắm! Tuy vậy tôi chưa thưởng thức món nào tại đây vì nhớ lời mẹ dặn rằng mình đã là học sinh trung học rồi, phải đứng đắn, không nên ăn uống linh tinh ngoài đường như các học sinh tiểu học nữa!

Ngu ngơ Đệ Thất

Trường Nguyễn Trãi trong thời gian còn học nhờ trường khác vẫn có những sinh hoạt văn nghệ đầy hứng thú. Hồi học tiểu học ở trường làng, tôi nào có bao giờ đuợc xem văn nghệ trong trường. Đến khi vào Nguyễn Trãi thì thỉnh thoảng đuợc xem trình diễn ngay trong trường nên thích thú lắm. Những điệu vũ như Trấn Thủ Lưu Đồn gây ấn tượng tốt đẹp trong tôi mãi đến bây giờ.
 

Có lần trường tổ chức văn nghệ tại rạp Thanh Bình. Lớp tôi cũng họp hành phân chia công việc. Tôi chỉ ngồi im. Cuối giờ anh trưởng lớp chỉ tôi nói: “Tuấn chưa xung phong làm gì hả? Thôi vào ban khánh tiết đi. Ngày mai họp riêng ban khánh tiết.” Tôi gật đầu dù lúc ấy chẳng biết khánh tiết nghĩa là gì. Hôm họp ban khánh tiết tôi đến thật sớm và ngồi ở cuối lớp. Một lúc sau thì có nhiều người vào. Tôi chẳng thấy ai quen. Các anh bàn đủ thứ việc. Một lúc sau anh trưởng ban hướng về phía tôi nói: “Em, nếu em không có việc ở đây thì có thể về.” Tôi ngượng quá. Mình cũng đi họp mà, sao lại vậy! Tuy nhiên thấy ngồi đã chán lại thấy họp hành chẳng có gì hứng thú nên tôi ngượng ngùng, tẽn tò ra cửa đi về. Từ đấy về sau tôi rất ghét chuyện họp hành và luôn tránh né trừ những trường hợp bắt buộc.






Hồi bắt đầu học đệ thất tôi mới 10 tuổi nên còn ngố lắm. Tôi biết có bốn lớp đệ thất nhưng không hề biết rằng trong đó có một lớp nữ. Khi qua đến xứ Mỹ này, khi bị một anh bạn hỏi đùa rằng hồi đó có quen cô nào học cùng thời ở Nguyễn Trãi không,  tôi gân cổ cãi rằng Nguyễn Trãi làm gì có nữ sinh! Mãi đến khi sinh hoạt trong forum của Nguyễn Trãi và trực tiếp email với một chị học cùng thời, tôi mới
Đặc San NT 2012-Trang 108




tin rằng hồi đó Nguyễn Trãi có lớp nữ sinh thật. Tôi gọi điện thoại đến xin lỗi anh bạn. Anh ấy cuời hì hì nói rằng: “Đúng là thằng… ngô sắc!”
 Tôi thích xem ciné từ lúc còn rất nhỏ nhưng chỉ đuợc xem ở những rạp rẻ tiền, vào rạp là nóng toát mồ hôi vì không có máy lạnh. Ấy là chưa kể nhiều khi còn bị rệp đốt. Chẳng khi nào tôi đuợc xem ở những rạp lớn như Đại Nam mà khi mới vào đến cửa rạp nơi treo các hình tài tử là đã thấy mát mẻ, thoải mái rồi. Một hôm ông anh lớn rất chịu chơi của một bạn tôi hỏi: “Thích xem ciné Đại Nam không? Muốn thì đi với tao!” Tôi đồng ý liền. Khi đến rạp anh ấy dúi vào tay tôi ít tiền lẻ và dặn: “Cứ làm theo tao” .Tôi đứng sớ rớ ở chỗ treo mấy ảnh tài tử và theo dõi anh ấy để bắt chuớc.




Tôi thấy anh ấy thản nhiên đi vào cửa và đưa tay như chìa vé cho nguời soát vé nhưng thực ra là dúi tiền vào tay nguời ấy. Một lúc sau tôi làm theo như vậy nhưng khi vừa chui khỏi tấm màn dày ở cuối rạp thì ai đó nắm chặt vai tôi hỏi: “Tiền đâu?” Tôi sợ quá, phản xạ sinh tồn tự nhiên là lẩn ngay vào đám đông. Cũng may là hôm ấy rạp đông quá, số nguời đứng rất nhiều nên tôi ... an toàn. Tuy nhiên tim tôi đập dữ dội như muốn vỡ tung lồng ngực. Sau lần đi coi cọp hay gần như coi cọp này, tôi rút ra được một bài học quí giá: Không nên làm điều gì ám muội vì nội cái sợ là đủ đứng tim mà chết rồi. Vì thế tôi rất phục những nguời làm nghề tình báo. Chắc là họ phải có gene đặc biệt, nên mới có can đảm làm những chuyện táo bạo, dễ bị hồi hộp, đứng tim.

“Cúp cua”

Học xong năm đệ thất thì truờng Nguyễn Trãi chuyển sang học nhờ truờng tiểu học Lê Văn Duyệt ở đuờng Phan Đình Phùng khúc giữa Mạc Đinh Chi và Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Vì vị trí mới của trường không thuận tiện cho việc đi học bằng xe buýt nên tôi đuợc bố mẹ mua cho chiếc xe đạp cũ. Từ nhà đến trường chỉ việc đạp thẳng từ chợ Chí Hoà trên đuờng Lê Văn Duyệt đến đường Phan Đinh Phùng thì rẽ trái, rồi cứ thế đi tiếp là đến trường. Trên đường Lê Văn Duyệt trời nắng chói chang nhưng khi vào đuờng Phan Đình Phùng rồi thì không khí như dịu lại vì vòm cây cao hai bên đường. Sau khi đi, về nhiều lần và quen đường, tôi bắt đầu rẽ vào các đường khác như Tú Xương, Lê Quí Đôn, Phan Thanh Giản v.v… cuối cùng mới ra Phan Đinh Phùng để đến trường.



Có lần tôi đang đi thì xe bị tuột xích. Bình thường chỉ cần xuống xe rồi quay nhẹ bàn đạp đồng thời gắn xích vào líp là lại đi tiếp được ngay. Không hiểu sao hôm ấy xích bị tuột mà không cách nào lắp vào lại đựoc. Tay tôi dính đầy nhớt bẩn và người thì đẫm mồ hôi vì trời nắng nóng và cũng vì lo sợ trễ giờ học. Đang chưa biết làm sao thì chợt nghe tiếng nói ngay bên cạnh: “Chú Tuấn! Để cháu sửa cho.” Thì ra là anh X. hơn tôi đến mấy tuổi nhưng vì vai vế trong họ hàng, tôi là vai chú. Tôi mừng quá và để anh ấy sửa giùm. Cũng không đuợc! Thế là đành phải dắt xe một quãng mới thấy người sửa xe bên vệ đường. Xe được sửa xong thì đã trễ giờ học quá rồi. X. biết ý nên nói với tôi: “Bây giờ trễ rồi, chú không vào trường đuợc đâu. Thôi vào học trường cháu đi. Ở ngay đây thôi.” Tôi chẳng biết tính sao nên đành nghe theo.
Đây là một trường tư thục khá lớn. Học ở Nguyễn Trãi quen rồi nên khi đột ngột vào lớp học ở trường tư này, tôi rất ngỡ ngàng vì lớp ồn ào và mất trật tự quá. Thầy đang giảng bài mà trong lớp nói chuyện ào ào như cái chợ. Học được một lúc thì anh cháu
 Đặc San NT 2012-Trang 109





quay qua nói: “Chán quá! Thôi, chú cháu mình đi chơi đi.” Tôi chỉ biết nghe theo và thế là hai xe đạp rong ruổi ra bến Bạch Đằng.
Ngồi ngắm sông nuớc một lúc thì anh ấy đề nghị: “Mình qua Thủ Thiêm đi chú.” Thế là ra bến phà. Phà đông nghẹt nguời. Tôi là người lên chót, đứng phía sau cùng, nửa bánh xe đạp còn lòi ra ngoài, lòng hồi hộp vì sợ rớt xuống sông. Sau khi lên bờ, anh ấy đưa đi lòng vòng một hồi bên Thủ Thiêm rồi lại lên phà về.
 Đặc San NT 2012-Trang 110

Truớc đây nhóm chịu chơi trong lớp thường nói rằng cúp cua đi chơi suớng lắm. Tôi thì ngược lại: Vui đâu chẳng thấy, chỉ thấy lo sợ ngập tràn, không biết lỡ tối về bố hỏi bài trong ngày thì biết trả lời làm sao. May thay, hôm đó về nhà, tôi không bị bố khảo bài, nhưng khi nem nép lên lầu, tôi có cảm giác như mọi nguời đang nhìn tôi với cặp mắt khinh khi kẻ đa cả gan trốn học. Đó là lần cúp cua đầu tiên và duy nhất trong đời học sinh của tôi. Bây giờ nghĩ lại nếu lúc ấy đã lớn và có bồ rồi thì chắc là cúp cua đi bát phố hoặc đi ciné với nguời đẹp chắc cũng thú vị lắm!
Lần bị phạt đầu đời.

Hôm ấy trời đang nắng ráo, chợt mây xám kéo về nhiều và gió hiu hiu mát dịu. Tôi ngồi trong lớp nhìn qua cửa sổ thấy mây trên trời có hình dáng thật lạ trông như một hàng không mẫu hạm đang di chuyển trên biển. Đang mải mê theo dõi chuyển động của hàng không mẫu hạm thì chợt điếng nguời khi nghe thầy lớn tiếng nói: “Anh kia! Giờ học mà ngắm mây bay làm thơ hả?” Cả lớp đổ dồn về phía tôi khiến tôi ngượng quá. Thầy hỏi tên và ghi ngay đi “công xi” ngày Chủ Nhật. Thật là một hình phạt bất ngờ. Tôi như bị sét đánh ngang tai. Biết làm sao bây giờ!

Mấy đứa bạn thân gần nhà bàn bạc cách cứu bồ. Một bạn sẽ đến nhà tôi ngày Chủ Nhật và xin phép cho tôi đến nhà bạn ấy học chung để chuẩn bị cho kỳ thi lục cá nguyệt. Kế hoạch đuợc thực hiện y nhu dự định và tôi được nhà cho phép đi học thi. Thế nhưng thay vì đến nhà bạn thì tôi đến trường Nguyễn Trãi. Đang đứng lớ ngớ ở sân trường và chưa biết phải trình diện ở đâu thì chợt nghe tiếng ai nói: “Vào đây đi ông ơi!” Thì ra một tên bạn thuộc lớp khác cũng bị phạt nhưng chắc là bị phạt nhiều lần nên quen rồi.


Khi tôi vào lớp đã thấy hơn chục mạng ở trong đó . Trên bàn giáo sư là một vị giám thị già trông thật hiền lành. Tôi tuởng đi “công xi” là bị phạt ghê gớm lắm. Thì ra cũng chỉ là đến lớp học nhưng thay vì ngồi nghe thầy giảng bài thì phải làm các việc khác. Có bạn phải chép hàng trăm lần một câu gì đó của thầy dạy sinh ngữ. Có bạn cộng điểm giùm cho thầy giám thị.v.v… Có lẽ biết tôi là “lính mới” nên thầy giám thị hỏi tôi tại sao bị phạt. Tôi trả lời đại khái rằng vì trong lớp không nghe lời thầy giảng mà lại ngắm mây bay. Thầy cuời hiền từ rồi bảo: “Thôi, con ngồi đó lấy sách ra học đi.”
Đấy là lần đầu và cũng là lần cuối tôi bị phạt ngày Chủ Nhật.


Thầy

 Về sau tôi biết rằng một trong những lý do khiến bố tôi cho tôi thi vào trường Nguyễn Trãi, là do bố tôi có một người học trò cũ từ ngoài Bắc, đang dạy ở trường Nguyễn Trãi. Đó là giáo sư Nguyễn Huy Quán. Chắc bố tôi muốn thầy Quán ‘giám sát’ tôi trong thời gian tôi học ở Nguyễn Trãi để đuợc an
  Đặc San NT 2012-Trang 110


 tâm. Thầy Quán trông rất hiền lành, nguời gầy yếu và chẳng nói lớn tiếng bao giờ. Học trò ai cũng quí mến thầy. Hàng năm cứ Tết đến thầy đều đến nhà tôi chúc Tết. Còn tôi, sau khi đã lớn và có xe Solex rồi, thì thỉnh thoảng có đèo bố tôi đến nhà thầy ở khu trường đua Phú Thọ để đáp lễ. Thật là một cái duyên: khi tôi lên dạy ở đại học thì con của thầy lại là sinh viên của tôi. Nếu không qua xứ Cờ Hoa này thì có khi con tôi lại là học trò của con thầy không chừng, vì anh ấy là giáo sư trung học.

Hồi xưa tình thầy trò thật là đắm thắm và đẹp quá. Khi học ở đại học, tôi có một bạn cùng lớp có bố là học trò của thầy Vũ Đức Thận, nguyên hiệu truởng truờng Nguyễn Trãi. Tết năm nào anh ấy cũng phải chở bố đi chúc Tết thầy Thận. Anh ấy kể rằng bố anh ấy có chức vụ khá lớn và nghiêm khắc lắm, ở nhà ai cũng sợ. Vậy mà khi đến gặp thầy Thận thì khác hẳn, cung kính, khép nép và quí trọng thầy thấy rõ. Khi trò về, thầy tiễn trò ra tận cổng dù thầy đã già lắm.Thầy trò bịn rịn mãi ở cổng rồi mới chia tay.



Một trong những thầy mà tôi quí mến là thầy Tô Đình Hiền. Thầy thật là hiền như tên của thầy. Thầy khá đẹp trai nhưng có cái luờm rất …phụ nữ! Thầy lái xe Vespa khá nhanh và lượn đẹp lắm. Hình như thầy hay tổ chức văn nghệ và thường phát biểu trong các buổi sinh hoạt toàn trường. Sát năm 75 tôi có dự một đám cưới bên Gia Định. Thông thường các đám cưới đuợc tổ chức ở nhà hàng, nhưng tiệc cưới này đuợc tổ chức tại tư gia. Khi đến tôi thoáng thấy thầy và định ra chào, nhưng sau thấy thầy bận quá, tất bật cắt đặt người này người kia làm việc, nên lại thôi. Thì ra thầy phụ trách đám tiệc này và kiêm đầu bếp luôn! Sau khi rời Nguyễn Trãi, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối tôi gặp lại thầy. Sau này tôi lại ngạc nhiên hơn khi biết thầy là anh em ruột với nhạc sĩ Tô Hải.


Trong bốn năm học ở Nguyễn Trãi, tôi chỉ biết nhà thầy Quán, vì phải chở bố đến thăm. Ngoài thầy Quán, vị thầy duy nhất tôi đến thăm là thầy Lưu Trung Khảo. Trong lớp tôi có một anh bạn hay đến thăm các thầy lắm. Năm ấy anh bạn rủ tôi đến chúc Tết thầy Khảo. Tôi ngần ngại vì sợ mình lớ ngớ đến mà thầy không tiếp thì xấu hổ chết. Nhưng rồi tôi cũng đi. Nhà thầy ở gần vườn Tao Đàn, trên một con đường rợp bóng mát. Tôi không ngờ được thầy tiếp đãi rất lịch sự. Tôi chẳng nói đuợc câu nào, trong khi anh bạn tôi thì tiá lia. Sau khi rời Nguyễn Trãi tôi không gặp lại thầy lần nào, nhưng gần đây thì đuợc thấy thầy thường xuyên trên các show của các đài truyền hình và rất khâm phục lập trường kiên định của thầy


Giờ đây sau một thời gian dài làm trò rồi làm thầy, tôi nhận ra rằng khi đi học mà không liên lạc và gần gũi với các thầy là một thiệt thòi lớn. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nghiệm thấy phần lớn các bạn ra đời thành công đều có liên lạc thường xuyên với các thầy. Bản thân tôi khi dạy học cũng dành nhiều ưu tiên cho những học trò hay liên lạc với mình, chẳng hạn như khi chọn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp hoặc giới thiệu việc làm sau khi ra trường.

Hồi học năm đệ tứ thầy dạy Pháp văn là thầy Tạ Văn Ru. Thầy nguời cao lớn nhưng nói năng dịu dàng và có nụ cuời rất bao dung. Thầy là tác gỉa một cuốn sách nghị luận văn chương bằng tiếng Pháp dùng để luyện thi trung học. Tôi hãnh diện vì chuyện này lắm và thuờng khoe với các bạn truờng khác rằng: “Thầy tao oai thế đấy, viết sách cho tụi mày học đây này.” Khi nghe tin thầy mất tôi thấy xót xa, lòng nao nao khó tả và một quá khứ xa xôi lại hiện về.
Đặc San NT 2012-Trang 111

...và Bạn

Dạo học Nguyễn Trãi, tôi thuộc loại nhỏ tuổi nhất vì khi thi tiểu học đã phải xin miễn tuổi rồi mà! Trong lớp tôi có nhiều bạn học rất giỏi như Vũ Thiện Hân, Lê Duy Cấn, Nguyễn Bá Duy, Lê Mạnh Hùng v.v… Tôi thì thuộc loại xoàng nếu không muốn nói là dốt. Chỉ đuợc cái ai cũng khen là …hiền lành!


Cũng vì cái hiền lành ấy mà hay bị các bạn cùng lớp trêu chọc. Khi đứng xếp hàng chào cờ tôi thuờng bị các bạn phía sau búng tai, nhiều khi đau điếng. Tôi tức lắm và tìm dịp trả thù. Có lần sau khi bị búng tai, tôi liếc nhìn và biết đích xác là ai, tôi bèn lấy hết sức bình sinh dùng khủyu tay thúc mạnh về phía sau. Nhưng trời bất dung gian! Ngay khi húych, tay tôi như bị điện giật, tê dại hết cả cánh tay. Thì ra tôi huých trúng ngay vào cạnh của cái cặp bằng da trâu cứng như đá của thằng đứng phía sau. Tôi cố chịu đau và chợt như nghe có tiếng ai nói trong đầu: “Không đuợc làm tổn hại nguời khác!”
Thế là từ sau kinh nghiệm đau thương ấy, tôi không có tư tưởng làm hại ai bao giờ. Kể cũng may, vì tránh được bao nhiêu nghiệp quả, hệ luỵ.

Khi học năm đệ tứ thì xe đạp được dựng ngay bên hông lớp. Mỗi khi lấy xe tôi hay bị một tay học lớp bên cạnh, cứ lấy cái chổi khua truớc mặt chọc tôi chơi. Hắn cuời hềnh hệch để lộ mấy cái răng bàn cuốc trắng lắm. Tôi tức nhưng chẳng biết phản ứng ra sao. Được cái là nó chỉ khua mấy cái rồi thôi chứ không đánh. Khi qua Mỹ và liên lạc lại với nó tức nhà văn Hoàng Khởi Phong Nguyễn Vinh Hiển, và đuợc gửi tặng nhiều tác phẩm, tôi nhận ngay ra hắn khi nhìn ảnh ở bìa sách, dù sau mấy chục năm không gặp, nhờ cái cười và hàm răng trắng đẹp của hắn. Có lần tôi nhắc lại qua điện thoại chuyện khua chổi ngày xưa, nó cuời, vẫn gịong cuời xuề xoà hồi xưa, bảo rằng có nhớ gì đâu... Thì ra kẻ bị nạn bao giờ cũng nhớ dai còn nguời ở thế thượng phong thì …chẳng nhớ gì, vì chỉ là đùa vui thôi mà!...

Lớp học bên cạnh lớp tôi có một tay rất có tài. Đó là Phạm Ngọc Cung mà bạn bè hay gọi là Cung Lùn. Cung có khiếu về nhạc lắm. Dạo ấy khi học về nhạc lý, đa số đều ù ù cạc cạc nhưng Cung thì thông hiểu mọi thứ. Lúc đó tôi ít chơi với Cung nhưng sau khi qua Chu Văn An thì thân hơn, vì hai đứa học chung lớp cùng với Nguyễn Vinh Hiển, tay trống Lưu Truờng Tộ, tay đàn Mạnh Xuân Phụng … Sau này khi tập tành viết nhạc thì tôi lại càng thân với Cung hơn nữa, vì viết đuợc bài nào tôi cũng nhờ Cung góp ý, sửa chữa cho. Hồi còn học ở trung học, Cung là truởng ban nhạc, sau này ra đời Cung cũng làm truởng ban nhạc và có biệt tài về piano. Ngoài dương cầm, Cung chơi được nhiều thứ đàn khác như vĩ cầm, contre bass, trống, kèn, sáo … và viết được nhiều ca khúc rất hay trong đó có bài Nguyễn Trãi Hành Khúc được viết từ khi Cung còn ngồi trên ghế trường Nguyễn Trãi.

Sau biến cố 30/4 cuộc đời mỗi người chuyển sang một khúc rẽ mới, tôi ít gặp lại bạn bè cũ. Khi qua Mỹ tôi tìm cách liên lạc lại , nhờ thế mới biết có bạn đến năm 75 đã mang cấp bậc trung tá, thiếu tá, còn cấp úy thì nhiều lắm. Các bạn khác được xuất ngoại du học thì khỏi phải nói, ai cũng công thành danh toại. Tại vùng đông bắc Mỹ này thì cả hai vị chủ bút và tổng thư ký của tờ SóngThần, là các anh Phạm Bá Vinh và Tạ Quang Trung đều là cựu học sinh Nguyễn Trãi, cùng đệ với tôi nhưng khác lớp.

Niềm ước mơ

Cách đây không lâu, một anh bạn thân cuời hì hì nói với tôi: “Mày thật vô tích sự! Hồi nhỏ thì bố mẹ lo cho hết, lớn lên thì vợ lo, bây giờ gìa rồi thì …con lo cho mọi thứ. Chán mày quá!” Tôi ngẫm lại, thấy anh ấy nhận xét đúng thật. Mắc bệnh lười, tôi chẳng làm được gì nên chuyện, lại không có đầu óc tổ chức, hay buông quăng bỏ vãi, chẳng ra đâu vào đâu. Từ khi biết đến Phật pháp và nhất là khi biết đến cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà thì tôi mê quá. Thật là hợp với mình. Được lên đấy thì khỏi phải lo kiếm việc, không sợ bị thất nghiệp, khỏiphải lo vấn đề nhà cửa, cơm ăn áo mặc, muốn gì là có ngay. Thế thì còn gì bằng! Đấy là chưa kể khi được lên cõi ấy thì còn có lợi ích thù thắng không gì sánh đuợc. Đó là sống thọ vô lượng, giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi, an nhiên tự tại ra vào tam giới và cứu giúp đuợc chúng sinh muôn loài.

Một bạn thân khác khi biết được ước nguyện của tôi là mong đuợc vãng sinh về cõi Cực Lạc bèn nói rằng: “Sao anh học hành như thế mà lại tin vào cái cõi mơ hồ ấy!” Tôi nghiêm chỉnh trả lời: “Thưa anh, chính nhờ có chút học vấn về khoa học, nên tôi mới không mê tín và sau mấy chục năm đọc kinh sách, nghe thuyết giảng và tu tập, mới có được niềm tin ấy. Đức Phật Thích Ca đã giới thiệu Đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc cho chúng ta thì đó không phải là chuyện đùa. Tôi đã quyết định sống theo Phật và khi hết nghiệp ở cõi trần này cũng sẽ theo Phật. Không có con đường nào khác tốt hơn. Niềm ước mơ duy nhất của tôi là được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của Ngài.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Harrisburg, 24/09/2011


Nguyễn Trãi, Saigon ngày nay

Posted Image

Posted Image
Dự Lễ Bế Giảng

Posted Image
Trao Giải Thưởng Toàn Trường

Posted Image

No comments: