“CHIỀU TAO-NGỘ”
CẢM TẠ
Gia-đình Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận
CẢM TẠ
Gia-đình Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận
quý Thi-Sĩ, Văn-Sĩ, Nhạc-Sĩ, Họa-Sĩ,
Ký-Giả, Nhân-Sĩ, Đại-Diện Giới Truyền-Thông, Nhiếp-Ảnh-Gia, Thân-Hữu,
Nghệ-Sĩ Thi Ca Nhạc, và Độc-Giả Yêu Thơ...
đã đến chung vui với chúng tôi
đã đến chung vui với chúng tôi
trong “Chiều Tao-Ngộ”
đánh dấu
xin vô vàn cảm tạ đánh dấu 70 năm làm thơ của Thanh-Thanh
nhân Mùa Father’s Day
tại Trung-Tâm VIVO San Jose
vào Chủ-Nhật 10-6-2012 vừa qua.
Nay kính,
xin vô vàn cảm tạ đánh dấu 70 năm làm thơ của Thanh-Thanh
nhân Mùa Father’s Day
tại Trung-Tâm VIVO San Jose
vào Chủ-Nhật 10-6-2012 vừa qua.
Nay kính,
Đại-Diện: Lê Mai ; Lê Lộc
Ban Tổ-Chức:
Ban Tổ-Chức:
SAN JOSE (TVNs)
- Mặc dù trong một ngày Chủ Nhật, có khá nhiều sinh hoạt trùng lặp, mà đặc biệt
là giải bóng tròn Châu Âu được gọi là EURO 2012, nhưng vẫn có khoảng trên 100
người tham dự “Chiều Tao Ngộ, kỷ niệm 70 làm thơ của nhà thơ Thanh Thanh Lê
Xuân Nhuận” trong vòng thân mật thắm tình nghệ sĩ.
Chiều Tao Ngộ được
tổ chức tại hội trường VIVO, 2260 Quimby Road, San Jose, CA 95122 từ 2:30PM
-6:00PM, Chủ Nhật, ngày 10-6-2012. Phần lớn người tham dự là quý văn thi hữu
tại miền Bắc California. Sau phần nghi thức khai mạc do MC Hoàng Vinh điều
khiển, Phương Thuận, MC thứ hai, đã cho biết chương trình Chiều Tao Ngộ do gia
đình nhà thơ Thanh Thanh tổ chức. Nói cho đúng ra là do 6 người con của nhà thơ
gồm “Ngũ Long Công Chúa” và người con trai tổ chức nhân sắp đến ngày Father’s
Day để chúc mừng thân phụ của mình.
Sau đó, các
người con của nhà thơ đã được cô Lam Lương giới thiệu ra mắt quan khách gồm Lê
Thu Vân, Lê Xuân Mai, Lê Xuân Lộc, Lê Thu Nguyên, Lê Xuân Sơn và Lê Xuân Hạnh.
Thứ nữ là cô Lê Xuân Mai, đến từ Úc Châu, đã đại diện 6 chị em ngỏ lời cám ơn
sự hiện diện của mọi người trong buổi chiều tao ngộ mà các chị em cô tổ chức
dành cho “Ba Thanh Thanh”.
Kế tiếp là nhà
thơ Thanh Thanh, nhân vật chính của Chiều Tao Ngộ đã được giới thiệu phát biểu
đã cám ơn sự hiện diện của quý thi văn hữu, truyền thông báo chí và thân
hữu. Theo nhà thơ đây là một buổi chiều
khó quên được đối với ông vì quý thi văn hữu và các con của ông đã dành cho ông
những giờ phút thật cảm động.
Lê Xuân Hạnh, út
nữ của nhà thơ, sau đó đã thay mặt các chị, anh để tặng đến thân phụ của mình
một bó hoa rực thắm.
Trong phần trình
bày đề tài “Thơ - Người Thơ: Hành Trình và Tao Ngộ”
Nhà văn Dương
Diên Nghị đã trình bày:
“Nhận định,
lượng giá một tác giả, những nhà nghiên cứu phê bình văn học không thể không
chuyên sâu vào tính cách và tác phẩm.
Tác phẩm, tính
cách phong chiếu, dàn trãi hoặc ít, hoặc nhiều bóng dáng thời đại, xã hội, con
người, những diễn biến sinh hoạt tạo thành dấu ấn đặc thù lưu cữu.
Nhà thơ Thanh
Thanh vốn không xa lạ với thành phần bạn đọc trong cũng như ngoài nước. Lớn lên
giữa giai đoạn lịch sử đất nước chuyển mình. Trận chiến thứ 2 ngã ngủ
(1939-1945) ngọn triều gọi là “cách mạng” dâng trào, chiếm đoạt quyền uy, thu
tóm giang sơn về tay họ.
Tuy nhiên, chỉ
khoảng thời gian mong manh, chưa đủ sức
bảo vệ chính mình, cuộc chiến bùng nổ trở lại, không để cho cách mạng hoành
hành, giành lại quyền sống cho quê hương, tự do cho dân tộc.
Cuộc chiến lan
dần, tăng cường độ, từ thấp đến cao, kéo dài, đối đầu quyết liệt, đã lôi kéo
con người bên này, bên kia vào vòng quay thù hận sâu xa…
Dòng thơ Thanh
Thanh bắt nguồn từ đó.
Từ chỗ đứng của
trang thanh niên 17, giữa ngã ba đường, phân vân tìm kiếm hướng đi lên phía
trước. Vốn đa cảm, nhạy bén, yêu người yêu mình, hồn thơ đượm nỗi xót đau bi
kịch chiến tranh giữa quê hương, âu lo thân phận người bất an, yếu đuối trước
hiểm họa khó lường sẽ tới lúc nào!
“Vì điệu sống
không hòa chung điệp khúc
Nên dân gian
điên loạn đã lâu rồi!”
Ngoại giới cũng
tác động hồn thơ không ít, thúc đẩy thơ hãy trở về với chính mình, thế nên có
lúc, đã tự ngộ một hiện thực đáng sợ, đe dọa sinh mệnh con người và chờ chực
hành động.
“Thân một trớt
sinh nhằm thời chiến quốc.
Kiếp mây bèo cho
cuốn ngược lôi xuôi”
Thao thức, băn
khoăn nổi chìm diệu vợi, tuổi trẻ đang vận dụng một lối thoát ra từ tâm thức.
Cũng gần kề mà cảm thấy xa vời, nắm trong tay mà chưa hề cảm xúc, là phút tỉnh
thức bừng sáng chạm mặt hiện thực đời thường.
Sự gắn bó, ràng
buộc quê hương, dân tộc, phạm trù tình cảm chân thật giữa người với người trong
tương quan sống vì… sống với…
“Là kẻ yêu đời
dưới nắng sương
Thiết tha ta đãi
cát tìm vàng
Tinh vi đi lọc
từng hơi bụi
Đúc lại thành
thơ gởi Bốn Phương”.
Khi nhận rõ nét
tấm bảng chỉ đường đi, thơ, tự thân là báu vật cống hiến, là những truyền rao
chân lý, đạo đức, niềm tin… Dựa vào thơ mà vững bước… Tin vào thơ mà ước mơ.
Kết quả đã hùng
biện rõ ràng qua thi phẩm “Ánh Trời Mai”, thi phẩm đầu tay sớm nhất tại cố đô
miền Trung thời ấy.
Làm thơ là nuôi
dưỡng khát vọng. “Yêu vô cùng và khát vọng mênh mông” (Hoàng Công Khanh) Thanh
Thanh đã gởi gắm ước mơ vào tác phẩm, minh họa toàn cảnh quê hương sẽ một ngày
thanh bình an lạc. Xã hội chan hòa tình nghĩa, vì con người hạnh phúc thăng
hoa… Cùng hát ca chung điệu, cùng góp bàn tay trách nhiệm xây dựng cõi thiên
đường có thật.
Tuổi trẻ nồng
nhiệt, tư duy trong sáng, cảm hứng sôi nổi cũng hơn một lần, dành nguyên trang
tôn vinh tình yêu đôi lứa, chứa đựng tràn đầy trong “Tuần Trăng Mật”. Chủ đề
thơ tình yêu thể hiện mức độ thử thách đối với bất cứ người thơ bắt đầu nhập
cuộc Tao Đàn thanh tao, thanh khí…
Tiếp tục theo
thời gian, chắt chiu tích lũy và khám phá, phát huy dạng thức thơ sang nhánh
khác bằng những tra vấn liên quan tâm linh, triết học. Thi phẩm “Với Thượng Đế”
hình thành biểu hiện tham vọng trình bày cho được ẩn khuất mà thế hệ này đến
thế hệ khác vẫn trên đường đeo đuổi, kiếm tìm chưa hề mỏi mệt, và Thanh Thanh
đã khẳng định mình:
“Xin nguyện trọn
đời giữ trắng hồn thơ
Để được xứng làm
con cưng Thượng Đế”.
Cuộc chiến ý
thức hệ Bắc Nam, còn bài tẩy của ván bài lật ngữa vào ngày cuối tháng tư. Tai
họa bất ngờ ụp xuống. Đồng đội, đồng hành với hàng triệu con dân miền Nam dưới
chế độ tự do, kinh qua cuộc lưu đày tàn khốc trên quê hương mình…
Thanh Thanh sau
12 năm trong vòng rào “cải tạo”, trở về, cùng “Cơn Ác Mộng” tích trữ sự kiện,
mục kích, đối mặt kẻ thù, đã mạnh mẽ tố cáo tập đoàn mác xít Hà Nội lạc hậu,
man rợ, đã đánh mất tính người!!!
Ngoài thơ, tác
giả còn dựng những kịch thơ, lịch sử, thời đại, nêu cao gương bất khuất tiền
nhân, vinh danh sự nghiệp đấu tranh giữ nước, chống xâm lăng phương Bắc, cũng
như tư duy thơ đậm khuynh hướng nghiêng xuống con người, người dân yếu đuối,
thiệt thòi cần bênh vực, bảo vệ, xã hội, cộng đồng cần phải được thăng tiến hài
hòa trong tinh thần tôn trọng công lý, công bằng…
Một đặc điểm
khác, song song với sáng tác thơ, tác giả tham gia chuyển ngữ một số thơ Việt
sang Anh ngữ, đồng thời khá thành công, nổi bật nhiều bài thơ viết bằng ngôn
ngữ Anh, đã được nhiều Hội Thơ Hoa Kỳ chọn in vào tuyển tập, và tạp chí Văn Học
từ năm 1993 đến nay. Vinh dự được nhận là Hội viên suốt đời của Hiệp Hội Quốc
tế Thi Nhân (International Society of Poets).
Đường thơ Thanh
Thanh nhìn lui thật dài, thật rộng… Cổ nhân thường nói “trường đạo tri mã lực”.
Đường dài mới hay sức ngựa.
Hành trình con
số 70 không đơn thuần dùng trong toán học, là con số của văn chương, nó góp
phần ghi nhận, giải mã những thông điệp của tác giả đến với người đọc.
70 năm, đeo
đuổi, đam mê, sáng tác, trí tuệ, buồng tim đã đầu tư ý nghĩa cho một sự nghiệp,
một đời người. Dĩ nhiên có vinh quang lẫn hệ lụy. Nụ cười và tiếng khóc. Nếu có
nụ cười tươi vui ấn tượng, thì cũng có những giọt nước mắt thầm lặng thương xót
cõi đời thường.
“Nguồn khổ lụy,
một kho tàng vô giá”.
Khổ lụy, đau
thương, rõ ràng kết tinh chất liệu quí hiếm, bồi bổ cho sức sống của thơ… Mang
thơ đến con người cùng dung thông, đồng cảm…
70 năm, cuộc bể
dâu lịch sử, nhà thơ ghi nhận biết bao điều trông thấy, những bi kịch, thảm
kịch của thân phận làm người, nhà thơ đi tìm ý nghĩa, triết lý sống giữa vòng
quay xô bồ nhân thế… Tôi ngghĩ đến hôm nay buổi hội ngộ này chỉ là một chặng
dừng để kiểm nghiệm, đúc kết giá trị của công trình hoàn thiện. Con đường thơ
Thanh Thanh còn thênh thang khoáng đạt, và bước đi chưa mệt mỏi còn vững vàng.
Bước đi chưa lộ chỉ dấu mệt mỏi, chồn chân. Ánh sáng lạc quan chan hòa phía
trước bởi tác giả đã chọn đúng con đường mà thi hào Goeth của nước Đức đã cho
rằng “Con đường văn chương nghệ thuật danh vinh dự cho những ai từ đó đi ra…”
Chuyển qua phần
văn nghệ, ca hát và ngâm thơ với các nghệ sĩ Duy Cường, Nguyệt Thanh, Trương H.
Hữu, Phương Thuận, Hoàng Vinh, Duy Hùng (con rể của nhà thơ), Thi Cầm, Kiều
Đông Phương, Xuân Mai, cháu Justina Lê, cháu nội của tác giả vừa hát vừa đàn
dương cầm bài “I Will Survive”.
Giữa chương
trình văn nghệ, thứ nữ Xuân Mai, trong phần nói về thân phụ của mình đã trình bày:
“Tôi là Lê Xuân
Mai, con thứ hai của bố tôi Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận. Trong 6 chị em, tôi là
người sau cùng mới được rời Việt Nam qua Mỹ định cư, và tôi hiện thời cũng theo
nghiệp viết lách của ba tôi TT-LXN.
Do đó, tôi được
cử làm đại diện các chị em để nói lên lòng kính yêu của chúng tôi và con cháu
chúng tôi đối với người cha, ông ngoại, ông nội và ông cố ngoại TT-LXN của
chúng tôi.
Chúng tôi xin có
đôi lời nói về ba TT-LXN của chúng tôi:
- Từ thuở thơ
ấu, chúng tôi đã in sâu trong lòng hình tượng một người cha hiền lành mẫu mực:
không trà, không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, không cờ bạc… Trong ký
ức tuổi thơ của chúng tôi Ba TT-LXN có
thú ham mê đọc sách, viết sách và luôn luôn học, lúc nào cũng viết, lúc nào
cũng học, ba học nhiều thứ tiếng ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây
Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật… và học cả tiếng thổ ngữ của các sắc dân
tộc thiểu số ở các nơi ba đến nhận nhiệm sở như: tiếng Ê Đê ở Ban Mê Thuột,
tiếng M’Nong ở Quảng Đức, tiếng Djarai ở Pleiku… Đến sau khi đi tù gần 13 năm
trở về Ba TT tiếp tục học, nghiên cứu các tự điển chuyên môn các ngành.
- Tôi nhớ vào
khoảng năm 1975 trở đi, bệnh viện Khánh Hòa cắt ruột thừa cũng làm chết nhiều
người, ba TT của tôi ở tù về năm 1987, còn bị quản thúc tại địa phương, ông đã
dịch một cuốn sách chuyên môn y khoa giúp bệnh viện Khánh Hòa tránh khỏi những
phẫu thuật sai lầm. Sau đó, Ban Giám Đốc bệnh viện đã mời ba TT-LXN dạy Anh văn cho các bác sĩ bệnh
viện.
- Ba TT-LXN cũng
dịch thuật một tài liệu chuyên môn hàng không giúp cho các máy bay dân dụng
không bay vào vùng cấm có từ trường, nam châm hút làm rơi máy bay…
Đặc điểm của Ba
TT-LXN là làm xong công việc gì rồi là không quan tâm tới nữa, mặc ai tranh
công đoạt tiếng hưởng lợi lộc ông cũng không màng.
Đối với gia đình
Ba TT-LXN là người chồng chung thủy, một người cha hết lòng thương yêu vợ, con.
Nhưng ông cũng là người nhiệt tình, tận tụy với công việc và gần như luôn đặt
trọng trách việc công sở lên hàng đầu, tức là việc dân, việc nước.
Ba thường đi
công tác xa nhà. Do đó me Vân Anh của chúng tôi hay buồn giận. Nhưng hờn lẫy
vậy thôi, chứ me chúng tôi rất yêu ba TT, bà chỉ hay trách ba TT-LXN là “Gàn”;
me Vân Anh cũng thuộc thơ của ba TT rất nhiều. Ba TT-LXN cũng viết rất nhiều
thơ tặng vợ, ví dụ như tập thơ “Tuần Trăng Mật”.
Me Vân Anh hay
đọc cho bạn bè hay bà con và con cái chúng tôi nghe những câu thơ ba tặng Me
ngày trẻ như:
“Chính tim ta
nghe thoáng giọng oanh vàng
Cũng náo nức như
muôn ngàn thính giả”.
(Thời me Vân Anh
làm phát ngôn viên Đài Phát Thanh Huế)
Hoặc:
“Em thấy đó vì
sao anh đã quyết
Chọn đưa em về
giới thiệu gia đình
Chọn một đóa để
buông rời cả bó”
Hoặc:
“Anh sẽ viết
muôn lời tha thiết
Tặng riêng em
duy nhất bạn đời anh”.
Xen kẻ những
đoạn thơ tha thiết tình tứ của ba TT, me Vân Anh cũng nhớ những đoạn thơ miêu
tả thực trạng như:
“Anh ở nhà lầu,
anh đi xe hơi
Nhưng nhà thuê,
xe mượn đó em ơi!
Em nhìn bộ vó
anh sang trọng
Mà vợ con anh
đói rã rời…”
Nói đến đây chắc
ai cũng hiểu, cuộc sống gia đình chúng tôi không xa hoa, giàu có, vì ba TT chỉ
sống liêm khiết nuôi gia đình trong đồng lương hàng tháng.
Me Vân Anh chúng
tôi xuất thân là tiểu thư con nhà danh giá, từ nhỏ quen được người ăn kẻ ở hầu
hạ, khi lấy ba TT-LXN, me Vân Anh gần như từ bỏ nếp sống vàng son cũ, me chịu
thương chịu khó, không quản nhọc nhằn tha bầy con theo chồng luân lưu qua bao
nhiêu miền rừng núi đèo heo hút gió, từ Quảng Đức đến Ban Mê Thuột, Pleiku… me
luôn kề vai sát cánh bên chồng, để cho ba TT-LXN giữ vững niềm tin, tự hào cất
cao giọng thơ:
“Ta vẫn là ta
của thuở hai mươi
Mũi bút chưa
cùn, nguồn hứng chưa vơi”.
Vượt qua bao
nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sóng gió, ba me chung thủy sắt son trọn đời 55 năm
vợ chồng. Me tôi vắn số, qua đời cách đây 5 năm, ba TT-LXN không ngừng thương
nhớ me.
Lúc đó tôi còn ở
Việt Nam, nghe các chị em kẻ lại rằng: Ba đi đến nơi nào có kỷ niệm với me ba
cũng khóc, ba thường trào nước mắt khi đi chợ với cô em út của chúng tôi, là
cái chợ me thường đi, ba nói:
- Không ai có
thể thay thế me của các con được!
Ba TT-LXN là một
người khí khái, can trường và công minh. Là một người đầy nhiệt huyết, có lý
tưởng, có chính nghĩa, mặc dù bề ngoài trông có vẻ mảnh khảnh thư sinh.
Chúng tôi, toàn
bộ gia đình chúng tôi từ những ngày ở Việt Nam đã có một cuộc sống thanh bần
đạm bạc, nhưng chúng tôi luôn tự hào vì có một người cha thanh liêm chính
trực..
Chúng tôi xin
trích dẫn một đoạn thơ tiêu biểu tự trào của ba TT-LXN sau đây, đủ nói lên trọn
vẹn nhân cách con người TT-LXN:
“Tôi có một
thằng tôi
Tự thuở vào đời
băn khoăn tìm nghĩa sống
Đầu không tàn
che
Chân không trụ
chống
Nhưng tim mình
có ánh lửa tiên tri
Nên vẫn đội trời
đạp đất mà đi”.
Chương trình sau
phần gia đình và thân hữu tặng quà đến nhà thơ và chụp hình lưu niệm đã chấm
dứt lúc 6:015PM cùng ngày với rất nhiều quý văn thi hữu ở lại với nhà thơ và
gia đình đến giờ chót.
CAO SƠN tường
thuật
No comments:
Post a Comment