Tuesday, June 12, 2012

TIN VIỆT NAM & HOA KỲ


Báo chí Việt Nam liên tục đả kích bà Lê Hiền Đức

Bà Lê Hiền Đức, giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) năm 2008, thường xuyên có các hoạt động chống tham nhũng và bảo vệ người dân bị tước đoạt đất đai (Theo Boxitvn.net)
Bà Lê Hiền Đức, giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) năm 2008, thường xuyên có các hoạt động chống tham nhũng và bảo vệ người dân bị tước đoạt đất đai (Theo Boxitvn.net)

Thanh Phương
Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng nhiều bài đả kích bà Lê Hiền Đức, người mà cách đây không lâu vẫn còn được chính quyền tuyên dương về những thành tích chống tham nhũng. Những bài báo đả kích kể trên bắt đầu được đăng tải, kể từ khi blogger Nguyễn Xuân Diện được mời lên làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, ngày 01/06 vừa qua, về những thông tin liên quan đến trang blog của ông.

Tuy không được mời trong buổi làm việc này, nhưng luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức đã đi theo ông Nguyễn Xuân Diện. LS Hà Huy Sơn sau đó đã ra ngoài, nhưng bà Lê Hiền Đức vẫn ở lại cho đến tối.
Đài Truyền hình Việt Nam VTV tối 05/06 đã phát một phóng sự cho rằng bà Lê Hiền Đức đã có những hành động « cản trở việc thanh tra », « gây rối trật tự công cộng » tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, và khẳng định bà đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở và « tự ý gây thương tích ».
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai ngày 05 và 06/06 cũng đăng hai bài đả kích bà Lê Hiền Đức và cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các "đối tượng gây rối". Hôm nay, đến lượt tờ Hà Nội mới nhập cuộc với bài báo lên án bà Lê Hiền Đức « gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước ». Bài báo này cũng chỉ trích luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, đặt câu hỏi là, vì sao ông là một tiến sĩ, có đủ trình độ, học vấn lại « lôi kéo » bà Lê Hiền Đức, để dẫn đến vụ « gây rối trật tự » như vậy ?
Về phần bà Lê Hiền Đức đã bác bỏ những thông tin của báo chí chính thức, khẳng định bà đã bị các nhân viên bảo vệ của Sở Thông tin và Truyền thông dùng vũ lực khống chế.
Bà Lê Hiền Đức, nay đã trên 80 tuổi, đã nhiều lần được báo chí chính thức ở Việt Nam ca ngợi về những thành tích chống tham nhũng, đặc biệt kể từ khi bà được tổ chức Transparency International trao giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) vào đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức đã tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi những dân oan, nhất là trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất.

Ngoài bà Lê Hiền Đức, báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu tấn công luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, cụ thể là qua một bài đăng trên báo điện tử Petrotimes hôm qua. Với tựa đề : » Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ? », tác giả bài báo mô tả ông Diện là người có rất nhiều hành vi « bất bình thường », với nhiều trang viết « gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay ». Bài báo còn yêu cầu là phải xem xét « trách nhiệm liên đới » của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong vụ « gây rối trật tự » của bà Lê Hiền Đức.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiện là một trong những trang blog có rất nhiều người truy cập, vì trang này đã từng có nhiều bài tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và nhiều bài về các vụ cưỡng chế đất như tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay tại Văn Giang, Hưng Yên vừa qua.
Ngày 18/05 vừa qua, một nhóm người tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên trang blog của ông.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120607-bao-chi-viet-nam-lien-tuc-da-kich-ba-le-hien-duc

 

 Hàng ngàn công nhân đình công ở Hà Nội

2012-06-07
Hàng ngàn công nhân của nhà máy Canon liên doanh với Nhật Bản tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội đã đình công đòi chủ tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Source kienthuc.net
Các công nhân đã bao vây,chặn lối ra vào Cty đòi tăng lương, giảm giờ làm


Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 7 tháng 6, hàng ngàn công nhân ca đêm của nhà máy Canon ở khu công nghiệp Bắc thăng Long, Hà Nội đã đồng loạt đình công để yêu cầu chủ tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện điều kiện làm việc.
Một nữ công nhân giấu tên thuộc nhà máy Canon cho chúng tôi biết thông tin như sau:
"Phòng nào cũng có công nhân đình công hết vì không tăng lương. Từ  4 giờ tụi em nhận được thông tin từ bạn là đình công, nên sáng nay bọn em đi làm còn bị những người đình công ngăn cản không cho vào công ty. Tụi em đi làm đều phải về hết,  không dám vào làm".
Các công nhân ca đêm của nhà máy Canon bắt đầu ca làm việc của mình từ 9 giờ tối và kết thúc vào 6 giờ sáng. Nhưng vào 4 giờ sáng ngày 7 tháng 5, toàn bộ công nhân ca này đã đồng loạt ngừng làm việc và hô hào yêu cầu được tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Sau đó các công nhân này đã tập trung phía bên ngoài cổng nhà máy từ sáng sớm cho đến tận chiều ngày 7 tháng 5 vẫn chưa giải tán.
Nữ công nhân giấu tên cho biết phần đông các công nhân của nhà máy Canon đều bất bình về điều kiện làm việc của nhà máy đưa ra cho công nhân.
Lương công nhân tụi em quá thấp, sản lượng tăng mà áp lực nhiều nên mọi người mới đình công.
Nữ công nhân
"Lương cơ bản của tụi em bây giờ mới có 2,450,000 đồng, trước Canon là lương cao nhất khu công nghiệp mà bây giờ là thấp nhất khu công nghiệp. Đợt vừa rồi nhà nước có chính sách bảo tăng lương nhưng công ty em quyết định trong năm nay không tăng nên mới có đình công. Lương công nhân tụi em quá thấp,

Các công nhân Cty Canon tập trung để đình công mỗi lúc mỗi đông trước trụ sở Cty vào lúc  8 giờ sáng ngày 7 tháng 6, 2012.

Các công nhân Cty Canon tập trung để đình công mỗi lúc mỗi đông trước trụ sở Cty vào lúc 8 giờ sáng ngày 7 tháng 6, 2012. Source kienthuc.net
sản lượng tăng mà áp lực nhiều nên mọi người mới đình công". Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Việt nam áp dụng mức lương tối thiểu mới cho công nhân viên chức hưởng lương nhà nước, theo đó mức lương tối thiểu của đối tượng này được tăng thêm 26,5%.
Tuy nhiên công nhân các nhà máy ngoài nhà nước và liên doanh không thuộc đối tượng điều chỉnh tăng lương đợt này. Năm 2011, Việt nam đã có một đợt tăng mức lương tối thiểu cho các công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo nghị định 70/2011/NĐ-CP.

Nghị định này chia ra 4 mức lương tối thiểu theo vùng, vùng cao nhất là 2 triệu đồng một tháng và vùng thấp nhất là 1,400,000 đồng một tháng. Mức này sẽ được giữ nguyên cho đến hết năm 2012.
Liên quan đến vụ đình công tại nhà máy Canon, đài RFA đã tìm cách liên hệ với phòng nhân sự của nhà máy nhưng không nhận được câu trả lời. Nhân viên trực phòng nói người phụ trách đang bận họp nên không thể trả lời.
Trong khi đó công nhân nhà máy cho biết họ vẫn chưa nhận được một phản ứng chính thức nào từ nhà máy về các yêu sách của họ.

Các cuộc đình công của công nhân các nhà máy tại Việt Nam đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là vì lương và điều kiện làm việc.
Báo cáo của Bộ Lao động thương Binh và xã hội năm 2011 cho thấy số lượng các cuộc đình công trong năm đã tăng gấp đôi so với năm 2010.

Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011 đã có hơn 800 vụ đình công. Từ năm 1995 đến năm 2011, cả Việt nam có khoảng hơn 4,100 vụ đình công, trong đó hơn 74% các vụ đình công xảy ra tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Cam Ranh là chìa khóa cho Biển Đông?


Cập nhật: 08:47 GMT - thứ năm, 7 tháng 6, 2012


Bộ trưởng Leon Panetta hạ cánh xuống Cam Ranh


Ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, hôm 3 tháng 6 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương.
Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.
Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ sử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn.
Lịch sử
Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được sử dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Cam Ranh.
Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, Việt Nam cho Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Quốc.
"Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung Quốc."
Nga đã biến Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thay đổi. Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung Quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung Quốc dù căn cứ được bỏ trống.
Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung Quốc.
Quyết định đó của Hà Nội là một quyết định có tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung Quốc còn biết tự chế trong việc đòi quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm soát con đường biển quan trọng của thế giới.
Thời gian cho thấy Trung Quốc dường như đặt mục tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của mình để dọn đường đi bốn biển năm châu. Trung Quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi xuống nhưng còn mạnh hơn mình nhiều và Trung Quốc sẽ chờ đợi: 10 năm, 15 năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.
Trung Quốc lấn ép
Nhưng với các nước nhỏ trong vùng, Trung Quốc không cần chờ đợi. Trung Quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế, Trung Quốc còn dùng nợ nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung Quốc đã triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và năm 2011 là năm Trung Quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu nhất.

Căng thẳng quanh Bãi cạn Scarborough làm Biển Đông nóng hơn
Trước các hành động khiêu khích và lần lướt của Trung Quốc , Việt Nam đã áp dụng đối sách phản ứng nhiều mặt: (1) đối đầu (không dùng vũ khí) trên thực địa, (2) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố mạnh mẽ Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia, (3) làm ngơ để nhân dân Hà Nội và Sài Gòn biểu tình trong các ngày Chủ Nhật trong suốt 12 tuần từ đầu tháng 6, và sau cùng (4) không quên mặt ngoại giao gởi giới chức cao cấp đi Trung Quốc nói chuyện hơn thiệt.
Nhưng các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không phải là những đụng chạm ngoài ý muốn, mà là các hành động trong chính sách nên các đối sách đáp ứng của Việt Nam không còn thích hợp. Việt Nam cần phải có một chọn lựa khác.
Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng. Đầu tháng 3/2012 Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và hai thuyền đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa (Trung Quốc đã chiếm bằng vũ lực đầu năm 1974) đòi tiền chuộc. Và Việt Nam cũng chỉ có thể phản ứng bằng nước bọt. Giữa tháng 4 Trung Quốc gây hấn với Philippines tại bãi cạn Scarborough, và với lời lẽ “dao to búa lớn” của Trung Quốc người ta chờ đợi những bước lấn tới trong chính sách đã được hoạch định của Trung Quốc. Dường như Trung Quốc muốn khiêu khích để Việt Nam chịu không nổi phải đánh trả và họ có cớ để ra tay đẩy cuộc tranh chấp sang một tầng cao khác có lợi cho họ.
Chìa khóa?
"Chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung Quốc còn đồng sáng với 16 giữ vàng giả dối thì “mộng” cũng đã khác nhau nhiều."
Trong tình hình hiện nay Cam Ranh trở thành một cái chìa khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua (từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh), Việt Nam đã từ chối mọi ve vãn quốc tế sử dụng cảng Cam Ranh và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính sách khéo léo thì với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của Trung Quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác.
Đồng minh và quan hệ an ninh có văn bản đối với Hoa Kỳ có lẽ còn quá sớm. Nhưng nếu có giao kèo để Hoa Kỳ sử dụng Cam Ranh thì có lẽ cũng là một thế bài giải nước bí của Việt Nam. Trước đây người ta vẫn đặt câu hỏi: Hoa Kỳ có muốn sử dụng lại Cam Ranh hay không. Và không ai có câu trả lời dứt khoát. Chuyến thăm viếng Cam Ranh của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và sự tiếp đón nồng hậu của Việt Nam là một câu trả lời từ hai phía không nhầm lẫn được.
Tín hiệu chuyển đổi chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm Trung Quốc rà soát và điều chỉnh lại chiến thuật tiến ra Biển Đông của họ. Và lịch trình Hoa Kỳ thuê bao Cam Ranh để làm căn cứ tiếp vận cho Hạm đội 7 còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh này.
Có thể còn rất lâu. Nhưng chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung Quốc còn đồng sàng với 16 giữ vàng giả dối thì “mộng” cũng đã khác nhau nhiều.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hoa Kỳ.

Trục chiến lược chuyển sang Thái Bình Dương - Vì đâu?

Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thu hút sự chú tâm của cả thế giới khi ông công bố chiến lược quân sự mới của Washington tại Hội nghị Diễn đàn Quốc phòng Shangri-La. Trung quốc đứng ở vị trí nào trong chiến lược mới ấy?


navymil.com photo
Hàng không mẫu hạm John Stennis

Trục chiến lược chuyển theo trọng tâm chiến lược

Ngũ Giác Đài tái phối trí lực lượng hải quân theo trục chiến lược mới quay sang châu Á, thi hành từ nay và hoàn tất năm 2020, song song với kế hoạch thực hiện những ưu tiên chiến lược trên địa bàn Á Châu. Lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẽ được phân bố 60% trên Thái Bình Dương và 40% trên Đại Tây dương.
Hoa Kỳ cổ võ và noi gương tuân thủ luât lệ, trật tự quốc tế, tiếp tục củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có, mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác với Singapore, Việt Nam và các quốc gia Thái Bình Dương khác, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự và đầu tư phô diễn lực lượng quân sự khắp châu Á.

panetta-to-shangri-la
Tổng trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta- IISS photo
Đó là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ, được Tổng trưởng quốc phòng Leon Panetta trình bày chi tiết tại Hội nghị Đối thoại An ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore hồi tuần qua.
Trước hết đây không phải là một điều bất ngờ, mà mọi người đã có thể đoán trước, từ khi hành pháp Hoa Kỳ, nhất là Ngoại trưởng Hillary Clinton và nguyên Tổng trưởng quốc phòng Robert Gates từng nhiều lần xác định trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là châu Á.
Gần đây hành pháp Mỹ chi nói thêm rằng châu Á đã trở thành trục chiến lược quốc tế của Mỹ, và nay ông Tổng trưởng quốc phòng Mỹ nói rõ về tỉ lệ phối trí lực lượng 60-40 chia cho hai vùng đại dương. Ông Panetta còn liệt kê rõ rệt cả số lượng chiến hạm phân bố cho hai vùng chiến lược đó.

Mục tiêu: Trung Quốc.

Khi trọng tâm chiến lược rôi đến trục chiến lược Mỹ chuyển đổi như vậy, người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc.
Tổng trưởng Panetta nhắc đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia châu Á đang phát triển mạnh cùng với Indonesia và Malaysia. Nhưng ông đồng thời nhấn mạnh đến hai cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 đã phát khởi từ châu Á.
Thế chiến thứ hai từ châu Âu đã lan ra toàn thế giới khi Nhật oanh kích Pearl Harbor. Chiến tranh Triều tiên cũng bùng nổ tại châu Á, với tác nhân Trung Quốc và Bắc Hà.
Tổng trưởng quốc phòng Mỹ kể lể về những khó khăn kinh tế, tài chính, ngân sách, như những lý do khiến Mỹ phải chọn lựa ưu tiên chiến lược đồng thời giản lược , linh động, hiện đại hoá lực lượng quân sự không lồ của mình.
Nhưng trên thực tế, nguyên do đầu tiên và trên hết khiến Washington phải chuyển trục chiến lược sang châu Á chính là do Trung Quốc đã chuyển mình nhanh chóng để trở thành một lực lượng kinh tế quân sự hùng mạnh đáng nể vì. Song song, là quan niệm bành trướng quân sự đi đôi với tham vọng bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh không cần dấu diếm. Hoa Kỳ đã khai triển quan niệm chiến lược mới rất kịp thời.
Ông Panetta nói đến việc khôi phục và củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có như Australia, Nhật, Hàn quốc, Philippines, và Thái Lan, đồng thời tăng cường đối tác với nhiều nước châu Á khác trong đó có Việt Nam.  Sau đó ông đi thăm Việt Nam và Ấn Độ. Hành động đó mang ý nghĩa gì?

Cam Ranh và Scarborough

Nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ đã bày rõ một bàn cờ trên Thái Bình Dương với những trục liên minh rộng lớn chi chít.
Ông không quên nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không khác nào những nước đối tác châu Á kia, nhưng việc đến thăm Việt Nam ở tại cảng Cam Ranh đã mang ý nghĩa một dấu hiệu của sự quan tâm đến tình trạng đối đầu mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, mặc cho các bên liên quan gọi đó là hợp tác, đối tác hay gì chăng nữa.

panetta-to-camranh-250 

Chuyến ghé Cam Ranh của ông Tổng trưởng quốc phòng tiếp theo những chuyến cặp bến Đà nẵng của các chiến hạm tối tân nhất thuộc đệ thất hạm đội, cũng như lần cặp bến Subic Bay của tàu ngầm tấn công USS North Carolina, tức là toàn những căn cứ cũ của hạm đội 7, đã cho thấy rõ lời cảnh báo rằng Hoa Kỳ không hề rời mắt khỏi những vụ đụng chạm, khiêu khích, lấn lướt của ai đó trên biển Đông, từ Hoàng Sa ngoài khơi Đà Nẵng-Quảng Ngãi- Cam Ranh cho đến bãi cạn Scarborough.

Điều gì mâu thuẫn?

Nói rằng ông Panetta cũng nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không khác nào những nước kia, nhưng lại cảnh báo Trung Quốc là Mỹ luôn luôn lưu ý đến sự bức hiếp đối với Việt Nam, Philippines nhưng đồng thời vẫn nói đứng trung lâp trong mọi tranh chấp, liệu có gì mâu thuẫn chăng?
Trong những lời phát biểu của Tổng trưởng Panetta tại Singapore thì ông biện minh rằng không có gì mâu thuẫn giữa chiến lược mới của Hoa Kỳ với quyền lợi của Trung Quốc. Ông Panetta, cũng như Ngoại trưởng Clinton trước đây, cố giải thích rằng nỗ lực tăng  cường sự can dự của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương hoàn toàn phù hợp với đà phát triển và tăng trưởng của Bắc Kinh, còn làm lợi cho Trung Quốc về mặt an ninh và thịnh vượng chung với Hoa Kỳ nữa.
Tổng trưởng quốc phòng Mỹ nêu ra những nguyên tắc duy trì an ninh thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương, và kêu gọi Trung Quốc tham dự vào những kế hoạch giao tiếp và hợp tác về quân sự trong những lãnh vực cứu trợ nhân đạo, chống ma tuý, chống phổ biến vũ khí, thực hiện trách nhiệm trong vấn đề an toàn cho không gian ảo cũng như ngoại tầng không gian …
Ông Panetta có ý khuyến dụ rằng một khi Trung Quốc chấp nhận luật chơi trên một sân đấu công bằng cùng tranh đua phát triển, thì nền an ninh trong hoà bình của toàn khu vực cũng được duy trì để các nước dồn hết nỗ lực vào sự phát triển, tránh hoạ chiến tranh chỉ gây đổ vỡ và làm chậm tiến.

171 tàu chiến chỉ để ngắm hoàng hôn?

Rõ ra là lực lượng quân sự Mỹ dàn trải và tung hoành khắp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương chỉ để “bảo vệ an ninh” cho tất cả các nước, kể cả Trung Quốc!  Để chống lại ai? Chống thiên tai? Chống ma tuý? Chống tai nạn trên biển? Hay phải có hạm đội 7 để chống hải tặc?
Nói đến ba nguyên tắc chung gọi là để duy trì an ninh thịnh vượng nhưng dường như toàn là những nguyên tắc thực hiện để tăng cường, phối trí và phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Nguyên tắc đó thứ nhất là tuân thủ luật lệ và trật tự quốc tế để tăng tiến hoà bình và an ninh chung. Thứ hai là củng cố và mở rộng các liên minh song phương và đối tác đa phương, trong đó Nhật Bản và Hàn quốc giữ vai trò hai liên minh then chốt như hai họng súng hướng vào thái dương Hoa Lục, không kể tới Đài Loan đã được mua thêm vũ khí tối tân như con dao ngắn hờm sẵn sát sườn từ ngoài bờ biển Ph
vn-us-navy-drill
Hải quân Việt Mỹ thao dượt chung- defense.gov photo
úc Kiến. Và xếp hàng sau những liên minh song phương giữa Mỹ với Philippines, Thái Lan, còn những quan hệ “đối tác” song phương với Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ... hình thành mạng lưới dày vây quanh người khổng lồ mới lớn kia. Chỉ còn thiếu Việt Nam ở sát đáy phía Nam, vì một số nhỏ người Việt còn đang chần chờ, rụt rè, e ngại.
Tăng cường và thực hiện hai nguyên tắc trên, Tổng trưởng quốc phòng Mỹ công bố nguyên tắc thứ ba: duy trì hiện diện quân sự tại Đông bắc Á và tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, đồng thời đầu tư thêm cho nhu cầu phô diễn sức mạnh và khả năng hoạt động trên toàn bộ khu vực này.
Đến đây hẳn có thể kết luận chiến lược của Mỹ cho thế kỳ 21 chuyển trục về châu Á là để kềm chế Trung Quốc.
Mục đích chẳng khác nào be bờ ngăn chặn trước kia, nhưng lần này Mỹ khuyến khích Trung Quốc hãy khôn ngoan chăm lo phát triển trong hoà bình, đừng gây chiến ức hiếp các nước nhỏ, và cho thấy rõ các chiến hạm của Mỹ sẽ không để vùng biển Đông Nam Á với đầy quyền lợi chung của Hoa Kỳ với các nước địa phương rơi vào vòng khống chế và tước đoạt của Thiên Triều Bắc Kinh.
Nếu Hoa Kỳ không nhắm mục đích ấy, mà chỉ mong hợp tác hoà bình ở lục địa châu Á và các quốc gia biển đảo Á Châu, thì chắc Ngũ Giác Đài đem sang vùng biển Thái Bình hơn 170 chiến hạm từ hàng không mẫu hạm đến tàu tuần duyên hiện đại cùng với lực lượng không quân yểm trợ và tấn công, và mở thêm căn cứ không hải thuỷ bộ ở Bắc Úc nữa, hẳn là chỉ để ngắm cảnh hoàng hôn yên bình trên Thái Bình Dương!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-s-china-in-us-new-strategic-pivot-to-asia-06072012152907.html  

 

Đông Nam Á đua nhau mua sắm tàu ngầm

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)

Anh Vũ
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế giới. Một cuộc chạy đua vũ trang đang rộ lên ở nhiều nước trong khu vực thời gian gần đây cùng với đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết đề cập đến « cuộc chạy đua trang bị tàu ngầm ở Đông Nam Á » nhân cuộc đối thoại quốc tế về an ninh vừa diễn ra tại Shangri-La, Singapore từ ngày 01-03/06/2012.

Đặc phái viên của tờ báo tại Singapore nhận định vùng biển Đông Nam Á, vốn đã tấp nập các hải đội thương thuyền thế giới qua lại, sắp tới sẽ còn dậy sóng từ dưới sâu bởi hàng chục chiếc tàu ngầm chiến đấu đang được các nước đua nhau mua sắm. Đua nhau mua sắm tàu ngầm là một chủ đề được Hội nghị quốc tế Shangri-La Singapore về vấn đề an ninh từ ngày 1-3/6 vừa qua tâm đặc biệt.
Theo chuyên gia Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Luân Đôn thì trong khu vực châu Á thực sự đang có một “làn sóng mua sắm” tầu ngầm. Tờ báo đưa ra con số thống kê: Trung Quốc vừa mới khánh thành căn cứ Hải Nam dự kiến sẽ chứa 66 chiếc tàu ngầm. Việt Nam đang trong giai đoạn đặt mua 6 chiếc, Indonesia cũng đặt 3 chiếc, Úc đang muốn tăng đội tàu ngầm 6 chiếc của mình lên gấp đôi.

Nhật Bản thì từ nay đến năm 2020 cũng sẽ nâng đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay cũng đã sắm được 12 chiếc, Malaisia cũng đã có 2 chiếc, còn Ấn Độ đội tàu ngầm 15 chiếc của họ vừa được bổ sung thêm một chiếc chạy bằng năng lượng nguyên tử trong tháng 4 vừa qua. Tác giả bài viết còn cho biết tại hội nghị Shangri-La hôm 2/6 vừa rồi, một nguồn tin quân sự còn ước tính đến năm 2025 số lượng tàu ngầm họat động trong khu vực Ấn Đô Dương và Thái Bình Dương sẽ tăng gấp ba hiện nay, tức là vào khoảng 170 chiếc.

Để lý giải cho cuộc chạy đua mua sắm tàu ngầm, báo Le Monde trích dẫn phân tích của bà Valerie Niquet, nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Paris : « Việc gia tăng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cùng với việc mở rộng tầm ảnh hưởng của họ là yếu tố dẫn đến làn sóng hiện đại hóa các hạm đội hải quân trong khu vực Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, tàu ngầm đang trở thành hướng ưu tiên của hải quân trong vùng ».

Theo Le Monde, những con số chạy đua vũ trang nói trên cho thấy tầm mức quan trọng của vùng biển trong khu vực Đông Nam Á này. Tại hội nghị Shangri-la, người ta cũng đã nhắc lại con số đáng lưu ý đó là 1/3 lượng hàng hóa thương mại của Mỹ mỗi năm, trị giá khoảng 1200 tỷ đô la, được chuyển qua tuyến đương hàng hải trên Biển Đông.

Để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và không để cho Bắc Kinh phủ nhận không gian lưu thông chung này, mỗi nước có liên quan đều tỏ ra sẵn sàng tự triển khai những phương tiện bảo đảm an ninh cho mình, nhưng đồng thời vẫn cố gằng làm sao không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại sống còn với Trung Quốc.
Tác giả bài viết nhận thấy, Washington cũng như Paris đều khuyến khích các nước trong khu vực đưa ra một bộ luật ứng xử trên biển. Nhưng các nước châu Á cho thấy họ còn gặp nhiều khó khăn để triển khai được việc này. Theo Le Monde, chính sách « cân đối lại » lực lượng Mỹ tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ góp phần gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á. Chuyến công du châu Á 9 ngày vừa rồi của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta là một bước cụ thể hóa chiến lược mới của Mỹ.
Washignton sẽ gây khó cho Trung Quốc cùng với việc rải quân khắp từ Singapore đến Úc, qua Philippines, Indonesia, Hàn Quốc rồi Nhật Bản, Guam và không loại trừ cả Việt Nam. Washington đang gia tăng các đối tác sẵn sàng trợ giúp cho các nước có lực lượng hải quân yếu.
Theo tác giả bài viết, các nước châu Âu như Đức, Anh và Pháp cũng đang muốn tìm được một vị trí trong bàn cờ an ninh khu vực này. Nhưng theo giới quan sát thì ngoài việc bán vũ khí ra, vai trò của Liên Hiệp Châu Âu rất hạn chế. Tại Singapore lần này, Pháp và Đức đã không bỏ lỡ cơ hội chào mời các nước về trang thiết bị quân sự chủ yếu là trong lĩnh vực tàu ngầm.

Thái Lan : Nan giải cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo vùng cực nam
Le Figaro nhìn về Thái Lan với cuộc xung đột tôn giáo diễn ra triền miên ở miền nam nước này giữa những người theo Phật giáo và người Hồi giáo. Đạo Phật ở Thái Lan có mặt ở 90% các vùng đất nước, trong khi hồi giáo chỉ chiếm 5%, chủ yếu tập trung ở ở ba tỉnh cực nam, giáp với Malaysia là Pattani, Yala và Narathiwat. Tại khu vực biên giới này, những người theo Phật giáo từ bao năm nay vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo đòi ly khai khỏi Thái Lan.

Theo le Figaro, ở miền cực nam Thái Lan, không một ngày nào trôi qua không xảy ra các vụ đánh bom, sát hại công chức, đốt cháy trụ sở chính quyền hay chùa triền. Tất cả những gì của nhà nước đều có thể là mục tiêu tấn công của những phần tử nổi dậy hồi giáo cực đoan. Những phần tử này không bao giờ nhận trách nhiệm về hành động của mình nhưng rõ ràng họ tỏ rõ quyết tâm truy đuổi những người theo đạo Phật ra khỏi nơi đây. Để đối phó với những hành động như vậy, chính quyền Bangkok đã tăng cường quân số quân đội, cung cấp tài chính, trang bị vũ trang cho các đội tự vệ của làng xã. Hiện tại giữa những người theo Phật giáo và các phần tử Hồi giáo nổi dậy đòi ly khai đang diễn ra một cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt không có hồi kết.

Le Figaro cho biết, cuộc xung đột ở miền nam Thái lan trong vòng 8 năm qua đã gây ra 11 nghìn vụ tấn công làm 5000 người thiệt mạng, 8 000 người bị thương. Ba tỉnh cực nam có tới 80% dân số là người theo Hồi giáo, nhưng họ lại chỉ chiếm 2,2 trong tổng số 67 triệu dân Thái. Tình hình bạo lực ở khu vực này càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ không thể hòa hợp được.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lo ngại vì theo họ « thế hệ những người nổi dậy mới muốn chứng minh rằng bạo lực là cách duy nhất để họ được ly khai khỏi Thái lan. Hành động của họ giờ đây cũng liều lĩnh hơn, có kế hoạch hơn, tinh vi hơn và cũng dã man hơn ».

Theo Le Figaro thì các cuộc thương lượng hòa bình ở mảnh đất này vẫn đang trong bế tắc hòan tòan. Bởi những đặc thù về tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ, giờ đây ở Thái Lan người ta bắt đầu tính đến chuyện trao một quy chế hành chính đặc biệt cho ba tỉnh cực nam này. Tuy nhiên chính phủ Thái Lan vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được người đối thoại tại địa phương có ảnh hưởng thực sự đối với các nhóm nổi dậy.

Hàn Quốc : Du học nước ngoài tránh bị sức ép của một nền giáo dục quá tải
Về chủ đề giáo dục, nhật báo Công giáo La Croix đề cập đến một hiện tượng đang phổ biến ở Hàn Quốc. Ngày càng nhiều các gia đình Hàn Quốc chọn cách gửi con đi du học nước ngoài để tránh cho con em họ phải chịu những sức ép nặng nề của nền giáo dục trong nước.
La Croix dẫn con số của bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, năm 2006 có gần 30 nghìn học sinh Hàn Quốc đi du học ngoại quốc. Con số này có chững lại một vài năm vì tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng lại tăng trở lại trong năm 2011.

Tác giả bài báo cho biết, ở Hàn Quốc, thành công trong học hành là một nỗi ám ảnh trong toàn quốc. Học sinh Hàn Quốc luôn bị sức ép nặng nề của việc học. Hết giờ học chính khóa ở trường là tiếp nối các buổi học thêm kéo dài cho tới tận đêm khuya. Học trò Hàn Quốc chỉ có vài giờ ngủ mỗi ngày.
Một số học sinh không chịu được áp lực thậm chí đã chọn cách tự tử. Vì vậy cho con ra nước ngoài học, là cách để giúp cho con em mình vừa học được thêm một ngoại ngữ, vừa tránh khỏi bầu không khí ngột ngạt của nền giáo dục trong nước, bị chỉ trích là khuôn sáo thụ động và quá nặng nề. Tuy nhiên cho con đi học ở nước ngoài khi còn nhỏ cũng không phải không có vấn đề.

Các em học sinh còn nhỏ tuổi phải xa nhà, thiếu sự chăm gần gũi gia đình nên không phải ai cũng có thể thành côgn trong học hành. Người Hàn Quốc giờ đây lại tính đến chuyện đổ xô đăng ký cho con học ở các trường quốc tế trong nước. Mặc dù chính phủ đã thắt chặt quy định điều kiện nhập học nhưng cũng không ngăn cản được các bậc phụ huynh Hàn Quốc lựa chọn cho con cái họ theo hệ thống giáo dục của nước ngoài hơn là theo nền giáo dục Hàn Quốc.

Trang nhất các báo Pháp
Châu Âu chưa thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng Hy Lạp thì cơn bão tài chính lại chuẩn bị nổi lên ở Tây Ban nha. Hệ thống ngân hàng của nước này đang có nguy cơ bị sụp đổ dây chuyên. Tây Ban Nha kêu cứu là chủ đề nóng của các báo ra hôm nay. Trang kinh tế Le Figaro ghi nhận đầy lo lắng « Tây Ban Nha kêu gọi trợ giúp để cứu vớt các ngân hàng của mình ».
Cũng chung một nỗi lo, nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh thêm cảnh báo tình hình nguy cấp của kinh tế Tây Ban Nha, tờ báo cho biết hôm qua, chính phủ Tây Ban nha thừa nhận không còn đủ khả năng cấp thêm vốn cho các ngân hàng của mình với mức lãi suất mà chính phủ Tây Ban Nha phải đi vay như hiện nay.

Trong khi đó Libération đưa lên trang nhất hình ảnh đồng tiền xu 1 euro rạn vỡ bên hàng tựa lớn « SOS Tây Ban Nha ». Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang sụp đổ, Madrid hôm qua kêu cứu châu Âu, tờ báo đặt câu hỏi liệu Tây Ban Nha có trở thành một Hy Lạp mới ?
Libération nói rõ, các khoản nợ khổng lồ của các ngân hàng Tây Ban Nha đang nằm trong các khối bất động sản bấp bênh khiến cho Liên Hiệp Châu Âu lo ngại một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới sẽ nổ ra. Theo Libération, ít nhất các ngân hàng của nước này phải cần bơm thêm khỏan vốn chừng 60 tỷ euro.
Nhưng các chuyên gia thậm chí còn nói đến con số thực tế có thể lên tới 200 tỷ euro. Tờ báo cũng cảnh báo rằng, khi nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm 3% GDP của cả Liên hiệp bung bét thì đã làm cho Liên Hiệp Châu Âu lo sợ. Nếu khủng hoảng lan sang nề kinh tế đứng hàng thứ tư trong khu vực đồng euro này thì cả hệ thống sẽ bị đe dọa.

Vậy thì giải pháp nào để ngăn chặn cuộc khủng hỏang ngân hàng Tây Ban Nha đang đe dọa làm suy sụp cả châu Liên hiệp châu Âu ? Libération nhận định không có giải pháp nào khác ngoài sự đòan kết toàn diện giữa các nhà nước trong khối euro để cưỡng lại cơn gió độc khủng hoảng tài chính rộng khắp này.
Le Figaro nhắc đến một hướng giải pháp khác được Đức chủ trương, đó là « tăng cường quyền hành của Ủy ban châu Âu bằng việc chỉ định một bộ trưởng Tài chính chung có quyền can thiệp vào ngân sách của mỗi quốc gia thành viên ». Theo tờ báo thì giải pháp này sẽ mở ra một cơ chế tương trợ trong đó chủ yếu có việc thành lập một liên minh ngân hàng. Tuy nhiên cơ chế phức tạp này không dễ gì triển khai ngay được trong nay mai.
tags: Châu Á - Quân sự - Trung Quốc - Điểm báo

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120606-dong-nam-a-dua-nhau-mua-sam-tau-ngam

No comments: