Còn chờ gì nữa mà không giải tán bộ Học
Nguyễn Thông
Một
quốc gia không thể không có bộ Học (hay còn gọi là Giáo dục) để quản lý
sự nghiệp dạy dỗ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Nhưng xứ Việt ta, có bộ Học mà như hiện nay thì cũng như không, thậm chí
tệ hơn cả không. Chi bằng cứ giải tán phắt, rồi làm lại từ đầu. Cái sự
làm lại ấy, người ta nói chữ là tái cơ cấu. Tái gì thì tái, cứ giải tán
cái đã. Càng để lâu càng ung nhọt, bệnh nó phá vào đến lục phủ ngũ tạng,
có giời chữa.
Chả cần ngoái nhìn xa xôi làm
chi cho mỏi cổ, về những thời lắc lơ mà ông cha đã lập nên Quốc tử giám
đào tạo nhân tài, cả thầy đồ lẫn nho sinh được tôn kính trọng vọng như
bậc cao nhân, chỉ lần giở gần đây thôi cũng đủ để người đương thời tiếc
nuối, xót xa, mủi lòng. Tôi lại nhớ bức thư của cụ Hồ gửi các thầy giáo,
cô giáo, học sinh ngày 15.10.1968, lúc cuộc chiến tranh vào thời kỳ ác
liệt nhất, gian khổ nhất. Cụ dặn “dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải
thi đua dạy tốt và học tốt”. Từ trên xuống dưới, cả nước đã đồng lòng
thực hiện lời cụ, tạo dựng một nền giáo dục vượt qua chiến tranh với
nhiều thành tích hiển hách.
Than ôi, thời vàng son ấy đã qua
rồi. Nền giáo dục ngày càng tệ, mỗi năm càng xuống cấp thảm hại. Ngân
sách đầu tư vào giáo dục tăng cao bao nhiêu thì bước thụt lùi kéo dài
bấy nhiêu. Đội ngũ cán bộ quản lý phình to, trường sở hoành tráng nhưng
sản phẩm con người qua lò giáo dục thì tệ hại không thể tưởng. Không thể
đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải chỉ ra đích danh những người được giao
quản trị bộ máy học hành xứ này. Từ người đứng đầu. Từ mấy chục năm nay,
qua bao nhiêu đời bộ trưởng, càng về sau càng tệ, không còn những vị
như Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu thời chiến tranh nữa.
Nhiều vị ngồi
vào ghế thượng thư bộ Học chỉ cốt lấy cái danh, oai với đời; thậm chí có
những vị trong nhiệm kỳ của mình, do ngu dốt, thiếu tài thiếu tâm nên
càng làm càng phá, khiến sự nghiệp giáo dục tan hoang. Dư luận đến giờ
chưa hết phàn nàn về những thời trị nhậm cõi học của các ông Trần Hồng
Quân, Nguyễn Minh Hiển, và nhất là ông Nguyễn Thiện Nhân. Cũng tuyên bố
này nọ, hô hào, khẩu hiệu rùm beng, bày tỏ khí thế, quyết tâm như ai,
chống cái này xây thứ khác, ba bốn năm sáu “không”… cuối cùng để lại di
sản giáo dục như hiện thời.
Họ đã “có công” gì, để lại cái gì? Sơ sơ này nhé:
Suốt bao năm đi học ngày xưa, từ
lớp vỡ lòng đến khi tốt nghiệp đại học, chưa bao giờ tôi nghe xảy ra
chuyện thầy gạ tình đổi điểm, trò đánh thầy cô vỡ mặt ngay trên bục
giảng, cấp 1 cấp 2 mới tí tuổi đầu đã thủ dao trong cặp đâm bạn ngay tại
lớp, phụ huynh hành hung ban giám hiệu trước mắt bàn dân thiên hạ. Xưa
hiếm nhưng nay là chuyện ngày thường ở huyện.
Thi cử-tuyển sinh càng ngày càng
nặng nề, nhuốm màu sắc kim tiền. Mỗi năm ngân sách đổ vào thi cử như
núi nhưng hầu như chỉ đem lại sự vất vả, phiền hà cho thí sinh và gia
đình họ. Dường như thi trở thành căn bệnh hình thức mạn tính, khiến giáo
dục mất hết vẻ uy nghiêm. Chắc nhiều người còn nhớ những chuyện bi hài,
cười ra nước mắt trong mùa thi cử ở Hà Tây (và không chỉ riêng Hà Tây)
năm 2006. Cứ coi cái tấm ảnh hàng chục chiếc thang bắc lên tường để
người ngoài trèo lên ném phao vào cho thí sinh một cách công khai thì đủ
biết sự học hành, thi cử đã tận đến mức nào. Tưởng rằng sau những lùm
xùm tệ hại ấy, những nhà quản lý giáo dục rút được kinh nghiệm, chấn
chỉnh kịp thời, khẩn trương làm trong sạch môi trường thi cử, nhưng
không, vụ Bắc Giang bị phanh phui cách đây mấy ngày càng làm những ai
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thêm nản, thêm buồn.
Mở cho lắm trường đại học, cả
nước làm đại học, ngay cả những tỉnh nghèo heo hút cũng có tới 2-3
trường, chương trình chắp vá, phòng ốc tạm bợ, thày cô không đủ chuẩn
cũng lôi lên bục giảng, sinh viên thì vơ bèo vạt tép, mấy điểm cũng
tuyển, miễn là có tiền… khiến chất lượng đầu ra thấp đến mức chưa bao
giờ thấp hơn. Đừng trách các doanh nghiệp tại sao chỉ tuyển nhân viên
bảo vệ cũng đòi phải có bằng đại học, họ có cái lý của họ.
Ông Nguyễn
Thiện Nhân khi đương bộ trưởng đã hô hào nói “không” với bệnh thành
tích, tuy nhiên thực tế cho thấy trong thời của ông Nhân bệnh thành tích
chả khác gì nan y, hết thuốc chữa. Một vài cá nhân đứng ra chống tiêu
cực, như thầy giáo Đỗ Việt Khoa, được ông Nhân tung hô, đánh bóng nhưng
sau đó chối bỏ, làm lơ không thương tiếc. Thành thực mà nói, cá nhân tôi
đã hoàn toàn hết niềm tin ở ông Nhân sau vụ Đỗ Việt Khoa.
Những nhà lãnh đạo nền giáo dục
xứ này hễ mở miệng là rồng bay phượng múa, nào là bắt kịp thời đại, tiên
tiến, khoa học, đi tắt đón đầu… nhưng thực tế họ còn bảo hoàng hơn vua.
Không ai khác, chính họ khư khư ôm giữ chặt những cũ kỹ lạc hậu, không
chịu chuyển động trước những đổi thay của cuộc sống. Chương trình sách
giáo khoa thì cổ hủ, nặng nề, suốt bao năm cứ nhồi nhét những nội dung
cũ rích, kể cả những thứ người ta đã vứt vào sọt rác. Trong khi ấy, bao
điều mới mẻ, cần thiết, hệ trọng lại không được đoái hoài. Gần đây nhất
là dư luận xã hội và đông đảo nhân dân bức xúc đòi phải nhanh chóng đưa
nội dung biển đảo, Hoàng Sa-Trường Sa vào sách giáo khoa thành nội dung
chính thức, chính khóa, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, thì họ cứ nay
lần mai lữa, chả hiểu vì sao, vì lý do gì.
Một dẫn chứng nữa của bệnh hình
thức là việc cố lập cho được Đại học quốc gia. Hơn chục năm qua giáo dục
đại học cứ lúng ta lúng túng trong chiếc áo giả cầy này, không tạo ra
được gì đáng kể cho đào tạo nhân tài. Thực chất, đó chỉ là thêm mâm thêm
bát, đầy tính bao cấp, lãng phí nhân lực, gò bó trói buộc các trường
đại học thành viên bằng tầng nấc trung gian. Nếu không mau xóa sổ mô
hình này, còn tốn kém, còn kéo lùi đào tạo đại học đi xuống.
Một trong những quyết định sáng
suốt của chính phủ là dời các trường đại học ra khỏi nội đô, tạo những
môi trường học tập hoàn hảo. Vì rất nhiều lý do, những nhà hoạch định đã
phân tích không nên để tồn tại các trường đại học trong thành phố. Nhà
nước cấp đất, cấp tiền, đặt ra lịch trình, yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo thực
hiện. Nhưng, lại nhưng, tại hai thành phố lớn nhất nước, Hà Nội và Sài
Gòn, nơi có nhiều trường đại học đóng đô nhất, không hiểu sao người ta
vẫn duyệt, cho phép các trường cần phải di dời được tiếp tục xây dựng
ngay trên đất cũ cơ sở bề thế, tốn kém, vững như bàn thạch. Trường quyết
bám trụ, một tấc không đi một li không rời, không tuân theo chỉ đạo của
thủ tướng, liệu sự trái khoáy này có “công” của Bộ GD-ĐT?
Năm nào cũng như năm nào, cứ
trước năm học mới, phụ huynh đến khổ vì sách giáo khoa. Nội dung đổi
thay xoành xoạch, cách sử dụng tốn kém, lãng phí. Và điên nhất là giá
cả. Một ông bạn tôi làm bên ngành xuất bản bảo rằng với số lượng in
khổng lồ, không có thứ ấn phẩm nào so sánh được, sách giáo khoa là món
hời béo bở. Nếu đấu thầu đàng hoàng, không cho nhà xuất bản Giáo dục độc
quyền nữa, giá thành sách giáo khoa sẽ chỉ còn một nửa, tức là bớt được
một nửa gánh nặng chi phí mua sách cho người có con em đi học. Biết thế
thôi, dễ gì họ nhả.
Loanh quanh vài chuyện, tôi lại
càng thấm thía cái câu nói độp của một vị phụ huynh đáng kính khi ngồi
uống trà bàn chuyện giáo dục. Ông bảo: nếu tao làm người đứng đầu đất
nước này 1 giờ thôi, quyết định đầu tiên mà tao ký là giải tán bộ giáo
dục.
Ờ nhỉ, để cứu nền giáo dục nước nhà, còn chờ gì nữa mà không giải tán bộ Học.
7.6.2012
Học sinh quay clip: công hay tội?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2012-06-08 Vụ clip tiêu cực trong phòng thi tại trường THPT Đồi Ngô vẫn đang bức xúc dư luận qua những đánh giá trái chiều về hành động của học sinh quay những clip tiêu cực này. Mặc Lâm có thêm chi tiết sau đây.
Vụ clip tiêu cực trong phòng thi đang là một vết đen cho ngành
giáo dục huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng như diện mạo của
toàn bộ nển giáo dục Việt Nam bị bôi bẩn nói chung. Nó đang là một thách
thức không những cho ngành giáo dục mà còn cho một vấn đề lớn: Chống
tiêu cực sao cho phải đạo?
Điều tra lệch đối tượng?
Công an Lục Nam tỏ ra rất nhanh chóng vào cuộc trong vụ này là một nét mới trong nỗ lực điều tra. Tuy nhiên có vấn đề khúc mắc nào đó còn tiềm ẩn khi người bị gọi liên tục là em Sơn, học sinh trực tiếp quay clip và thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc, người tổ chức cho việc này.
Dĩ nhiên hai nhân vật chính này phải được lấy cung trước để tìm hiểu thêm những can phạm thực sự là các giám thị gác phòng thi cũng như những người khác còn trong bóng tối. Đường giây dài tiêu cực không thể thiếu những khuôn mặt trách nhiệm trực tiếp, vì không có sự đồng ý của họ thì không một nhân viên dưới quyền nào dám hy sinh cả sự nghiệp của mình vào việc làm đen tối chỉ cốt đạt được thành tích này.
Tuy nhiên, thay vì đặt dấu hỏi về sự vắng mặt của các can phạm, người ta thay nhau đặt câu hỏi về tính pháp lý của hai em học sinh quay clip. Điều này khiến không ít người cho rằng công an Lục Nam đang hướng dư luận vào một góc khác để tránh bớt bức xúc cho giáo dục của huyện nhà.
Nói với báo chí, công an huyện Lục Nam nhấn mạnh “tùy vào việc đánh giá của Sở GD-ĐT Bắc Giang, nếu thấy việc sai phạm cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì Công an sẵn sàng tham gia tiếp”.
Những thông tin do công an Lục Nam cung cấp rất dễ khiến người đọc nghĩ rằng việc cáo buộc hình sự hay không đối với
hai em là điều chính, chứ không phải cốt truy tìm cái gốc của bọn tội phạm thật sự là những người cung cấp phao thi. Và câu hỏi đặt ra tại sao lại cáo buộc hình sự hai em? Duy lý đến tận cùng
Người ta đặt câu hỏi liệu vi phạm quy chế phòng thi có là một tiền lệ xấu cần phải xử lý hay không? Câu hỏi duy lý này cho thấy có một cách nhìn chai sạn đang lan tỏa trong xã hội, nó có khả năng vịn vào cái lý để tiêu diệt những điều cao đẹp và triệt tiêu mọi nỗ lực chống tiêu cực vốn rất èo uột hiện nay.
Ta phải cân nhắc giữa vi phạm của thí sinh để có sự đánh giá đúng mức chứ không thể nghĩ một cách đơn giản là hai em đã vi phạm thì dứt khoát phải bị xử lý.
Giáo sư Văn Như Cương, hiệu trưởng trường Tư thục Lương Thế Vinh phản bác lại những quan điểm cho rằng hai em vi phạm quy chế trường thi, ông nói:
Tôi thấy hành động của các em cần phải biểu dương, khen ngợi bởi vì trong chống tiêu cực đôi lúc phải hy sinh như thế. Nếu các em không làm ra chuyện này, chứng cớ rõ ràng như thế thỉ không thể nào tố cáo tiêu cực này được. Nếu các em lên báo cáo với ông chủ tịch hội đồng thi là: “thưa thầy phòng em thi loạn lắm, phao thi tha hồ quay cóp thầy giáo đưa bài cho chúng em chép….” thì người ta sẽ mắng ngay: Chứng cớ ở đâu? Thì bây giờ em có chứng cớ đây. Cho nên tôi nghĩ là phải ủng hộ em này, không được có những hình thức truy chụp, ngăn cấm hay xét về kết quả thi của các em.
Ông Luận đã trực tiếp coi việc quay clip của hai em là sai trái do bọn xấu xúi dục và cần phải khuyên nhủ để hai em tránh bị lôi kéo. Ông cũng cho biết việc công bố clip làm cho công tác quản lý, chỉ đạo khó khăn hơn. Nhận xét về kết luận này Giáo sư Văn Như Cương cho biết:
Ông Bộ trưởng có nói ra cái ý là tung những cái clip ấy chỉ làm khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo! Lạ thật, tôi không hiểu nghĩa của câu nói này. Tung clip này lên làm dễ dàng hơn cho việc chỉ đạo chứ. Tại sao lại nói ngược như thế?
Tôi đề nghị những clip ấy là những clip có tính cách tố cáo, giống như tôi viết đơn tố cáo và có những chứng cứ như thế này thì tôi có quyền công bố những tố cáo của tôi.
Lời phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận chỉ cốt nhắm vào phương tiện mà không chú trọng tới mục đích, hay nói chính xác hơn là tránh né mục đích. Nếu nói thẳng sự vi phạm lớn và trắng trợn đang xảy ra tại Bắc Giang có thể Bộ trưởng sẽ bị chất vấn thêm những câu hỏi khác có liên quan mật thiết đến sự tha hóa của toàn ngành mà điển hình nhất là bệnh thành tích.
Dư luận vẫn ao ước việc chống tiêu cực phải được sự minh bạch ngay từ cấp cao nhất. Ở đây người chịu trách nhiệm chính là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chứ không phải là ông hiệu trưởng trường THPT Đồi Ngô.
Điều tra lệch đối tượng?
Công an Lục Nam tỏ ra rất nhanh chóng vào cuộc trong vụ này là một nét mới trong nỗ lực điều tra. Tuy nhiên có vấn đề khúc mắc nào đó còn tiềm ẩn khi người bị gọi liên tục là em Sơn, học sinh trực tiếp quay clip và thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc, người tổ chức cho việc này.
Dĩ nhiên hai nhân vật chính này phải được lấy cung trước để tìm hiểu thêm những can phạm thực sự là các giám thị gác phòng thi cũng như những người khác còn trong bóng tối. Đường giây dài tiêu cực không thể thiếu những khuôn mặt trách nhiệm trực tiếp, vì không có sự đồng ý của họ thì không một nhân viên dưới quyền nào dám hy sinh cả sự nghiệp của mình vào việc làm đen tối chỉ cốt đạt được thành tích này.
Tuy nhiên, thay vì đặt dấu hỏi về sự vắng mặt của các can phạm, người ta thay nhau đặt câu hỏi về tính pháp lý của hai em học sinh quay clip. Điều này khiến không ít người cho rằng công an Lục Nam đang hướng dư luận vào một góc khác để tránh bớt bức xúc cho giáo dục của huyện nhà.
Nói với báo chí, công an huyện Lục Nam nhấn mạnh “tùy vào việc đánh giá của Sở GD-ĐT Bắc Giang, nếu thấy việc sai phạm cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì Công an sẵn sàng tham gia tiếp”.
Những thông tin do công an Lục Nam cung cấp rất dễ khiến người đọc nghĩ rằng việc cáo buộc hình sự hay không đối với
hai em là điều chính, chứ không phải cốt truy tìm cái gốc của bọn tội phạm thật sự là những người cung cấp phao thi. Và câu hỏi đặt ra tại sao lại cáo buộc hình sự hai em? Duy lý đến tận cùng
Người ta đặt câu hỏi liệu vi phạm quy chế phòng thi có là một tiền lệ xấu cần phải xử lý hay không? Câu hỏi duy lý này cho thấy có một cách nhìn chai sạn đang lan tỏa trong xã hội, nó có khả năng vịn vào cái lý để tiêu diệt những điều cao đẹp và triệt tiêu mọi nỗ lực chống tiêu cực vốn rất èo uột hiện nay.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa kể lại câu chuyện đã xảy ra cho bản thân của
thầy Nguyễn Danh Ngọc, người tổ chức quay clip và đã từng tố cáo những
điều tồi tệ xảy ra nhiều năm trong ngôi trường THPT dân lập Đồi Ngô mà
thầy Ngọc là một thành viên trong đó.
Anh Nguyễn Danh Ngọc là thầy giáo của trường THPT dân lập Đồi Ngô Bắc Giang. Thầy ấy tố cáo các sai phạm của trường và các sai phạm này kinh hoàng lắm. Như là ăn chặn tiền học bổng đề án 322 của chính phủ cấp cho học sinh nghèo miền núi mỗi tháng 200 nghìn, thì nhà trường ăn chặn không trả cho học sinh...
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Anh Nguyễn Danh Ngọc là thầy giáo của trường THPT dân lập Đồi Ngô
Bắc Giang. Thầy ấy tố cáo các sai phạm của trường và các sai phạm này
kinh hoàng lắm. Như là ăn chặn tiền học bổng đề án 322 của chính phủ cấp
cho học sinh nghèo miền núi mỗi tháng 200 nghìn, thì nhà trường ăn chặn
không trả cho học sinh. Thu quỹ bảo hiểm cũng đút túi không trả cho học
sinh và đủ trò hư hỏng khác.
Sau khi anh ấy tố cáo lên cấp trên thì họ không giải quyết mà lại
bao che. Tay hiệu trưởng của trường Đồi Ngô thấy anh ấy tố cáo đã ra
quyết định đuổi việc anh ấy một cách trái phép. Anh ấy đưa ra tòa án
huyện Lục Nam thì tòa án này đùn đẩy không giải quyết. Về sau anh ấy
phải dùng sức ép của lãnh đạo tỉnh thì tòa án mới chịu thụ lý đơn và xử
phần thắng về thầy giáo Ngọc. Phần thua thuộc về nhà trường, yêu cầu
trường phải bồi thường tiền lương, bố trí anh đứng lại lớp và đồng thời
công khai xin lỗi trước học sinh. Nhà trường này sau đó không xin lỗi
trước mặt học sinh cũng không bố trí anh ấy trở lại dạy học, không xếp
thời khóa biểu cho anh ấy. Anh ấy đang trong tình trạng bị treo giò
không được lên lớp hơn một năm nay.
Thầy Ngọc là người tin vào công lý và kết quả những năm tranh đấu một
cách âm thầm ấy thầy chỉ là cái bóng bị lãng quên trong khi thế lực đen
vẫn ung dung tung hoành trong ngôi trường mà thầy bị từ bỏ.
Những ý kiến phản biện…
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu quốc hội, Phó chủ nhiệm
UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên cho biết nhận xét của ông trước hành
động được ông cho là đáng khen ngợi của hai em học sinh quay clip:
Nếu phao thi được đưa vào phòng thi công khai đến như vậy thì hai em hoàn toàn có thể chép lời giải phao thi đó để đạt điểm ít nhất trung bình trở lên và đỗ tốt nghiệp. Nhưng hai em tự nguyện không nhận cái kết quả gian dối ấy mà công bố clip này cho truyền thông, qua đó phanh phui được vụ tiêu cực trong thi cử và theo tôi như thế là có côngGiáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Hai học sinh này rõ ràng là vi phạm quy định nhưng hai em này lại
có công đáng khen. Các em đó hoàn toàn không thỏa hiệp với hiện tượng
tiêu cực. Nếu phao thi được đưa vào phòng thi công khai đến như vậy thì
hai em hoàn toàn có thể chép lời giải phao thi đó để đạt điểm ít nhất
trung bình trở lên và đỗ tốt nghiệp. Nhưng hai em tự nguyện không nhận
cái kết quả gian dối ấy mà công bố clip này cho truyền thông, qua đó
phanh phui được vụ tiêu cực trong thi cử và theo tôi như thế là có công.
Ta phải cân nhắc giữa vi phạm của thí sinh để có sự đánh giá đúng mức chứ không thể nghĩ một cách đơn giản là hai em đã vi phạm thì dứt khoát phải bị xử lý.
Giáo sư Văn Như Cương, hiệu trưởng trường Tư thục Lương Thế Vinh phản bác lại những quan điểm cho rằng hai em vi phạm quy chế trường thi, ông nói:
Tôi thấy hành động của các em cần phải biểu dương, khen ngợi bởi vì trong chống tiêu cực đôi lúc phải hy sinh như thế. Nếu các em không làm ra chuyện này, chứng cớ rõ ràng như thế thỉ không thể nào tố cáo tiêu cực này được. Nếu các em lên báo cáo với ông chủ tịch hội đồng thi là: “thưa thầy phòng em thi loạn lắm, phao thi tha hồ quay cóp thầy giáo đưa bài cho chúng em chép….” thì người ta sẽ mắng ngay: Chứng cớ ở đâu? Thì bây giờ em có chứng cớ đây. Cho nên tôi nghĩ là phải ủng hộ em này, không được có những hình thức truy chụp, ngăn cấm hay xét về kết quả thi của các em.
Giáo sư Văn Như Cương đưa ra một thí dụ rất dễ thấy để chứng minh có những việc cần làm mà không thể bị quy chụp:
Ví dụ tôi đang dừng lại ở đèn đỏ là đúng quy định nhưng có một kẻ
cướp nó giật túi xách của một người bên cạnh rồi nó chạy băng qua đèn đỏ
phía trước. Tôi đuổi theo và bắt được nó mang về, thế thì hành động của
tôi có vi phạm luật đèn đỏ không? Hành động như thế là đáng khen ngợi
chứ không ai phạt vi cảnh anh ta. Thế thì công bắt cướp của anh ta để
đâu?
Sau khi clip xuất hiện công an đã mời thầy Ngọc làm việc trong nhiều
tiếng đồng hồ. Dư luận rất lo ngại cho sự an toàn của thầy và của em
Sơn, người trực tiếp thực hiện clip này. Tuy nhiên anh Nguyễn Danh Ngọc
cho chúng tôi biết:
Công an họ chỉ xoay quanh vấn đề clip mà thầy Khoa đưa lên mạng.
Hôm nay họ điềm đạm lắm không như lần trước (Khi thầy Ngọc tố cáo hiệu
trưởng trường Đồi Ngô). Lần này khi vào thì có phóng viên ở ngoài cổng
nên họ nói chuyện bình thường không có gì. Họ đang yêu cầu em cung cấp
thông tin của người thứ hai quay clip để họ điều tra.
... Nếu các em không làm ra chuyện này, chứng cớ rõ ràng như thế thỉ không thể nào tố cáo tiêu cực này được. Nếu các em lên báo cáo với ông chủ tịch hội đồng thi là: “thưa thầy phòng em thi loạn lắm, phao thi tha hồ quay cóp thầy giáo đưa bài cho chúng em chép….” thì người ta sẽ mắng ngay: Chứng cớ ở đâu?...
Giáo sư Văn Như Cương
Lúc đầu công an đi tìm Sơn thì nhiều người tưởng là đến bắt hay đe
dọa nhưng không phải. Công an chỉ tìm để bảo vệ Sơn. Hôm qua em đi hỏi
xác minh số điện thoại của Sơn thì họ khẳng định công an bảo vệ Sơn chứ
không phải bắt hay khủng bố gì cả.
….và của ông Bộ trưởng.
Trong khi dư luận yên tâm về bản thân của hai thầy trò thì một tuyên
bố khác lại dấy lên sự tranh cãi về tính hợp pháp hay không hợp pháp của
hai em. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời báo chí sáng
ngày 7 tháng 6 nói rằng: "Các cháu học sinh còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa
tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai. Nếu theo quy chế về thi tốt nghiệp
THPT, thì việc các cháu làm như vậy là vi phạm quy chế. Nhưng việc xử lý
các cháu như thế nào cần phải cân nhắc theo hướng: Giúp các cháu nhận
ra sai phạm, làm bài học và nhằm mục đích giúp các cháu trở thành người
tốt".Ông Bộ trưởng có nói ra cái ý là tung những cái clip ấy chỉ làm khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo! Lạ thật, tôi không hiểu nghĩa của câu nói này. Tung clip này lên làm dễ dàng hơn cho việc chỉ đạo chứ. Tại sao lại nói ngược như thế?Ông Luận nhận định rằng “việc phát tán trên mạng nhiều video clip như vậy làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các học sinh còn nhỏ tuổi.”
Giáo sư Văn Như Cương
Ông Luận đã trực tiếp coi việc quay clip của hai em là sai trái do bọn xấu xúi dục và cần phải khuyên nhủ để hai em tránh bị lôi kéo. Ông cũng cho biết việc công bố clip làm cho công tác quản lý, chỉ đạo khó khăn hơn. Nhận xét về kết luận này Giáo sư Văn Như Cương cho biết:
Ông Bộ trưởng có nói ra cái ý là tung những cái clip ấy chỉ làm khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo! Lạ thật, tôi không hiểu nghĩa của câu nói này. Tung clip này lên làm dễ dàng hơn cho việc chỉ đạo chứ. Tại sao lại nói ngược như thế?
Tôi đề nghị những clip ấy là những clip có tính cách tố cáo, giống như tôi viết đơn tố cáo và có những chứng cứ như thế này thì tôi có quyền công bố những tố cáo của tôi.
Lời phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận chỉ cốt nhắm vào phương tiện mà không chú trọng tới mục đích, hay nói chính xác hơn là tránh né mục đích. Nếu nói thẳng sự vi phạm lớn và trắng trợn đang xảy ra tại Bắc Giang có thể Bộ trưởng sẽ bị chất vấn thêm những câu hỏi khác có liên quan mật thiết đến sự tha hóa của toàn ngành mà điển hình nhất là bệnh thành tích.
Dư luận vẫn ao ước việc chống tiêu cực phải được sự minh bạch ngay từ cấp cao nhất. Ở đây người chịu trách nhiệm chính là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chứ không phải là ông hiệu trưởng trường THPT Đồi Ngô.
Thứ ba 12/06/2012 15:01
(GDVN) - Thời điểm cuối tháng 5 - đầu tháng 6 luôn là
“thời khắc vàng” cho những quán photocopy trong việc “sản xuất” và phân
phối phao thi.
Bởi đây là lúc các học sinh trung học
và học sinh phổ thông chuẩn bị thi tốt nghiệp, còn sinh viên đại học lại
bước vào thời gian nước rút ôn thi cuối kỳ. Các cửa hàng photo chưa bao
giờ nhộn nhịp, tấp nập khách như thời điểm này. Khách mua giáo trình,
in bài tập, tiểu luận… nhưng sôi nổi nhất vẫn là lùng tìm “phao” mới
nhất của năm.
“Phao” vào phòng - không phập phồng lo trượt
Xung quanh một số cổng trường: Đại học
Mỏ địa chất, Học viện Tài chính, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ,
Đại học quốc gia,… phao thi được bày bán la liệt. Sáp lại một quán photo
gần Học viện Tài chính, một nhóm sinh viên đang đứng chọn “phao”. Các
chủ hàng không phải ra sức chèo kéo, quảng cáo mà quán vẫn đông khách.
Phao thi là những quyển giáo trình,
những tập đề cương làm sẵn được photo thu nhỏ, chỉ bằng 1/8 trang A4,
đựng trong những hộp carton, có quán đựng trong một cái túi bóng. Giá
phao phụ thuộc vào độ dày mỏng của từng quyển, dao động từ 4.000 đồng –
25.000 đồng.
Phao thi được bán tràn lan tại các hiệu photo (Ảnh: Minh Phương) |
Các quán photo “ăn” nhau ở sự độc
quyền trong việc thu thập phao mới. Vì vậy, có những bộ phao mới tinh
chỉ kịp photo lại từ bản viết tay của sinh viên nào đó, cũng có những
quyển cũ đã bong tróc một số trang giấy. “Phao” Quốc phòng giá 4.000
đồng/quyển là rẻ nhất, giáo trình Kinh tế chính trị bản mới (theo như
lời giới thiệu của chủ hàng – PV) là 22.000 đồng/quyển, Xác suất thống
kê 10.000 đồng/quyển, Nguyên lý kế toán 20.000 đồng/quyển, đề cương
Nguyên lý kế toán 15.000 đồng/quyển, giáo trình Hành chính sự nghiệp
9.000 đồng/quyển...
Trong vai người đi mua phao, tôi hỏi
chủ cửa hàng: “Anh ơi không còn phao ruột mèo à? Phao này to và dày dễ
bị phát hiện”. Anh chủ cười trấn an: “Phao ruột mèo bé quá, không rõ
chữ. Cái đó bây giờ hiếm lắm, không có đâu”.
Nguyễn Thùy L. (sinh viên năm 3, khoa
Kế toán, Học viện Tài chính) đang mải mê chọn cho mình một bộ phao ưng
ý. Cô bạn chỉ cách chọn phao: “Nên chọn mua những quyển đề cương hoặc
giải toán của môn Kế toán, giáo trình mình đã có rồi nên đừng mua”.
Trong trường hợp câu hỏi thi không có trong đề cương thì coi như “số
nhọ”, L bảo: “Thường những câu hỏi thi có trong đề cương hết. Hãn hữu
lắm có một câu ngoài đề cương thì coi như bỏ. Nhưng nếu quay được thì
khả năng qua môn vẫn cao”.
Phao thi được “giá”
Cầm trên tay xấp phao có giá 72.000
đồng, Trần Thanh Ph. (sinh viên thi liên thông, khoa Kế toán) khiến một
số người “tròn mắt” vì độ "chịu chi" của mình. Ph giải thích: “Vì bọn
mình thi liên thông, phải mua cả giáo trình của trường (Học viện Tài
chính – PV) để học nên mới nhiều thế này. Đằng nào cũng để ôn thi nên
mình mua giáo trình chứ không mua từng tập đề cương riêng lẻ”.
Một số bạn sinh viên học tập chăm chỉ
cho rằng, nếu quá phụ thuộc vào phao, có khi còn làm sai vì chép sai
chỗ. Học là cả một quá trình rèn luyện và ôn tập. Nếu không học, không
đọc sách thì dù đi thi có được giở tài liệu cũng không biết chỗ mà mở,
có tìm được đúng chỗ cần chép thì cũng đã mất hơn nửa thời gian làm
bài.
Nói về nạn quay cóp trong khi thi, cô
Nguyễn Phương Lan (giáo viên Địa lý, trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Hà
Nội) chia sẻ: “Một số sinh viên thời nay chưa xác định và hiểu được tầm
quan trọng của kiến thức đối với công việc sau này. Họ cứ nghĩ rằng chỉ
cần làm tốt bài tập thực hành là ổn mà bỏ qua phần lý thuyết. Trong khi
phải nắm vững lý thuyết, phương pháp lý luận thì mới linh hoạt trong
việc giải quyết các tình huống thực tiễn mà cuộc sống, công việc sau này
sẽ đặt ra. Dùng phao thi, đó chỉ là kiến thức giả, không phải của bản
thân. Theo cá nhân tôi, phao thi chỉ là một thứ giấy lộn đắt tiền mà bạn
chỉ dùng một lần”.
Địa chỉ gửi bài tham gia cuộc thi “Phóng viên trẻ”:
Cunglambao@giaoduc.net.vn
Cunglambao@giaoduc.net.vn
No comments:
Post a Comment