VN sẽ không cho Mỹ vào Cam Ranh’
Cập nhật: 08:10 GMT - chủ nhật, 17 tháng 6, 2012
‘Tâm điểm ngày nay’, một
chương trình bình luận thời sự quốc tế của Đài truyền hình
trung ương Trung Quốc, đã có một buổi bàn về việc Hoa Kỳ tăng
cường quan hệ quân sự với một số nước trong khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Buổi phát sóng kéo dài 30 phút hôm thứ Tư
ngày 13/6 trên kênh Hoa ngữ CCTV4 đã mời các ông Doãn Châu, giáo
sư của Học viện Quốc phòng trực thuộc Quân đội giải phóng
nhân dân Trung Quốc và ông Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học
viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, để bàn về chủ đề này dưới
sự điều khiển của người dẫn chương trình Lỗ Kiện.Ông Nguyễn thì cho rằng mặc dù Hoa Kỳ có thể mong muốn có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương’, những nước này sẽ không hoàn toàn sẵn sàng cho Mỹ lợi dụng để kiềm chế Trung Quốc vì điều này sẽ gây tác hại đối với nền kinh tế quốc gia của họ do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ mà họ đang có với Trung Quốc.
Vành đai chữ C
Đề cập đến nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ muốn lôi kéo các nước như Việt Nam và Ấn Độ, Lỗ Kiện hỏi các vị khách rằng liệu có phải Hoa Kỳ đang muốn tạo một vành đai hình chữ C để khống chế Trung Quốc hay không.GS Doãn trả lời rằng ông tin rằng Mỹ không cố gắng làm điều này cũng như sẽ không có khả năng thực hiện trong tương lai. Theo ông Doãn thì mối quan hệ tốt đẹp cả về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc với các nước Asean, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc cho thấy một sự gọng kìm như thế là không tồn tại.
Ông cũng cho rằng việc Mỹ quay trở lại châu Á là chỉ để củng cố mối quan hệ đã bị suy yếu với các quốc gia trong khu vực do họ đã tập trung vào các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trong thời gian qua.
Còn ông Nguyễn Tông Trạch nói với việc triển khai quân ở Nam Hàn, Nhật Bản và Úc thì Mỹ đang tạo thành một gọng kìm hình lưỡi liềm để kiềm chế Trung Quốc mặc dù ông cũng nói thêm rằng ông nghi ngờ tính hiệu quả của một thế trận như thế có khả năng kiềm chế được Trung Quốc hoàn toàn.
Phòng thủ tên lửa
Chương trình hôm 13/6 cũng thảo luận cuộc
tập trận chống tàu ngầm của ba nước Mỹ, Nhật, Úc mà một số
người cho là nhằm vào lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong
khu vực.
GS Doãn Châu thừa nhận rằng cuộc tập trận
chống tàu ngầm này có thể ở mức độ nào đó là nhằm vào
Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng hơn là nhằm vào Nga vì các tàu
ngầm hạt nhân của Nga là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ so
với tàu ngầm Trung Quốc.
Còn ông Nguyễn thì nói cuộc tập trận này
là một cuộc thử nghiệm chiến lược nhiều hơn là việc thực thi
một chiến lược có sẵn để kiềm chế Trung Quốc.
Về các tin tức cho rằng Hoa Kỳ đang xây
dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương với việc họ đang triển khai các hệ thống phòng
chống tên lửa ở Nhật, Hàn Quốc và Úc, ông Doãn nhìn nhận có
khả năng hệ thống này nhằm vào Trung Quốc vì nước này có công
nghệ tên lửa tiên tiến nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng mối đe dọa trực tiếp nhất đối với Mỹ ở khu vực vẫn là Bắc Hàn.
Quan hệ Mỹ-Việt và chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ
Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012
CỠ CHỮ
14.06.2012
Chuyến đi của Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề
tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết
trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa
của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam
Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời
chiến tranh Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.
VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?
Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”
VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?
Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”
VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”
VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?
Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”
VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?
Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”
VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?
Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”
VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?
Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”
Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Nếu Tôi Là Việt Cộng, Tôi Sẽ Làm Gì?
Đó
là câu hỏi mà các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do và giải
trừ chế độ cộng sản tại Việt Nam cần phải tự hỏi và tự tìm câu trả lời
khi đứng trước những lời kêu gọi, những phong trào đấu tranh mà mình
nghi ngờ như lời kêu gọi về "Con đường Việt Nam" của ông Lê Thăng Long,
nhà tranh đấu cho dân chủ vừa ra tù ở Việt Nam.
Dĩ nhiên cũng chưa
thể kết luận rõ ràng trước điều ông Long nói ông "thay mặt ba anh Trần
Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định phát động phong
trào mang tên Con đường Việt Nam" với mục đích "… làm sao có một sự phát
triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt
quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho
đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau".
Nhiều
người cho đây là “cạm bẫy” của đảng cộng sản Việt Nam, tỏ ra dè dặt,
thậm chí phê phán (Hà Sĩ Phu, Ba Sàm…), nhưng cũng có nhiều người hoang
mang, không thể phân biệt thực hư, đúng sai. Quả thật là khó. Tuy nhiên,
có một cách để giúp ta suy nghĩ, phán đoán: Hãy tự đặt câu hỏi, nếu
mình là đảng cộng sản, mình sẽ làm gì để tự bảo vệ, để nắm bắt và điều
khiển các thế lực đấu tranh và cuối cùng, nếu khi phải thua, bị dồn đến
đường cùng phải thỏa hiệp, từ bỏ chính quyền hoặc thậm chí bị lật đổ như
tại Liên Xô, Đông Âu, hoặc các nước Trung Đông gần đây thì mình sẽ có
một lối thoát như thế nào.
Với mục đích đó, các nhà tình báo, quân
sự, kinh doanh…đều phải có nhiều kế hoạch – A, B, C…để đem ra thực hiện
tuần tự khi các kế hoạch trước không hữu hiệu nữa do sự thay đổi của
tình thế. Có thể xem như kế hoạch A là đàn áp, như hiện nay. B là nhượng
bộ, C là đàn áp mạnh hơn, thậm chí bắn giết, nhưng nếu những kế hoạch
đó đều thất bại, thì kế hoạch D sẽ là chạy hay tốt hơn hết là nhường
quyền lại cho một tổ chức ít kinh khủng nhất, thậm chí ít kinh khủng mà
có khi còn là đồng minh âm thầm của mình nữa thì hay biết mấy! Sẽ không
bị giết hại, đi tù, tướt đoạt tài sản đã cướp giật lâu nay, mà có khi
còn tương kế tựu kế cướp lại chính quyền được cũng không chừng. Những
lời kêu gọi “đoàn kết”, “hòa hợp”, “hòa giải”, “tránh hận thù” “bình
tĩnh” là những lời kêu gọi đầy lý trí và thiện ý mà tất cả các đảng phái
và phong trào đấu tranh đều nhạy cảm, không dám lên án. Nhưng chúng
cũng có một sức mạnh kìm hãm hành động cách mạng và phân hóa một cách
rất hiệu quả. Vì vậy nếu ta là đảng cộng sản, ta cần phải có ít nhất một
kế hoạch như thế, cụ thể: huấn luyện và cho chào đời một số nhà hoạt
động chính trị giả mạo, thật tích cực, có vẽ như thật 100% hoặc 200%,
rồi bắt họ bỏ tù âm thầm hoặc công khai. Tại sao phải “âm thầm”? Vì âm
thầm rồi giới quan sát cũng sẽ biết, chứ nếu bắt công khai thì dễ bị
nghi ngờ! Khi “bị bắt” thì “nhà đấu tranh” cũng sẽ phải bị xử án, tỏ ra
kiên cường (nhưng nhiều khi cũng không nên “kiên cường” quá, cũng dễ bị
lộ!), ngồi tù, rồi ra tù, thậm chí được Mỹ xin cho ra, rồi đi Mỹ hoặc ở
lại Việt Nam tiếp tục hoạt động, cho đến cái ngày…đảng cần đến! Nếu tôi
là Việt Cộng, chắc chắn tôi sẽ tạo ra những “nhà đấu tranh vì nhân
quyền, tự do, dân chủ, giải trừ cộng sản”, và những phong trào như vậy.
Vậy thì biết tin ai đây? Có lẽ chính cơ quan tình báo CIA của Mỹ cũng
chịu thua thôi, vì ngay từ khi còn ngây ngô như trong thời chiến tranh
lạnh mà cộng sản còn cài được người vào tận nách TT Diệm, đưa tận sang
Mỹ… huống hồ là bây giờ, được cả Mỹ cho ăn cho học đàng hoàng! Phương
châm “lấy súng Mỹ đánh Mỹ” đã được bổ sung bằng “lấy tiền Mỹ đánh Mỹ”,
“Lấy kiến thức Mỹ, đánh Mỹ” rồi mà. Vấn đề là lần này Mỹ có rữa nhục
được hay lại làm anh hề cho cả thế giới như những anh hề ăn trộm trong
phim “Home alone”!
No comments:
Post a Comment