THỜI ĐẠI BUÔNG RÈM
Tuy được che kín bởi bức màn sắt nhưng người khiếm thị vẫn có thể hình dung ra được bên trong Bắc Hàn là một xứ sở tan hoang, và một dân tộc hoàn toàn suy kiệt. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai (rất) gần, nếu những người cộng sản vẫn còn tiếp tục cầm quyền ở đất nước này.
“Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo ‘Thanh niên’ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có ‘Gia Định báo’ và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo ‘Thanh niên’ đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.”Đã có lần, tôi nghe ông Phùng Quán than thầm:
Có những lúc ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!
Vì không biết làm thơ nên vào những lúc ngã lòng, tôi hay nghĩ đến Bắc Hàn để vịn vào xứ sở này mà đứng dậy. Cứ so với nước XHCN anh em khốn khổ và khốn nạn này thì cuộc sống ở Việt Nam văn minh (hoặc đỡ man rợ) hơn nhiều lắm. Bắc Hàn luôn bị bịt kín bên trong bức màn sắt – ngột ngạt muốn chết mẹ luôn – chứ nào có được thư thả (đi ra đi vào) và dễ thở như ở nước ta, nơi chỉ bị bao quanh bởi những tấm rèm rất mỏng manh và vô cùng thanh nhã!
Hơn nữa, nhà nước VN cũng chưa bao giờ phải che đậy những chuyện rùng rợn – kiểu như những loại vũ khí hạt nhân, hay những vụ chết đói tập thể – như chính phủ Bình Nhưỡng. Quá lắm thì Hà Nội cũng chỉ lấp liếm vài vụ cưỡng chế đất đai nho nhỏ, mấy cuộc đàn áp lai rai những sắc dân thiểu số, hoặc những sự cố không quan gì mấy – như chuyện rò rỉ ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2, chả hạn.
Ấy thế mà vẫn có điều tiếng eo sèo, này nọ. Hôm 11 tháng 6 năm 2012, phóng viên Nam Khang (Tuổi Trẻ Online) than phiền:
“Có lẽ đến bây giờ chưa vấn đề xã hội nào gây sự đặc biệt chú ý của dư luận tại Quảng Nam, mà ở đó báo chí bị thách đố như chuyện sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2... Các nhà báo đi nhờ xe UBND tỉnh Quảng Nam đến hiện trường, bảo vệ tại đây kiểm tra kỹ, ông nào là nhà báo thì không cho vào… Bức xúc quá, trong một cuộc họp giao ban, các nhà báo đã đề nghị UBND tỉnh tác động với Ban quản lý thủy điện này để anh em vào tác nghiệp dễ dàng. Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, nói: “Đất đã giao cho họ, nhà họ đã làm, nên cho vào hay không là quyền của họ, tỉnh cũng chịu nên anh em thông cảm!”Thì rồi cũng phải “thông cảm” thôi chớ còn biết làm sao nữa. Chuyện nhỏ mà. Ngay cả sinh hoạt Quốc Hội mà còn phải buông rèm thì nói chi đến những chuyện vớ vẩn hay linh tinh khác:
“Bây giờ, làm báo nhiều khi cũng sướng. Cái gì tế nhị cứ TTXVN mà phang, tội đâu ‘thằng TTX’ nó chịu. Nhưng đến cỡ Tuổi trẻ cũng lấy lại TTX thì mình nghĩ các báo khác cần quái gì đăng lại, tốn tiền bạn đọc, có lẽ lần sau chỉ cần đưa rằng ‘Tin họp thường vụ QH mời bạn đọc tìm đọc trên TTX’… Nhưng cái gì cũng buông rèm thì biết lấy gì mà viết. Dù là viết kiểu bị buồng rèm!” (Đào Tuấn – Báo Chí Thời Buông Rèm).Viết được thì tốt, không viết đừng nhưng chớ có dại mà vém rèm là bỏ mẹ, hoặc (không chừng) dám bỏ mạng luôn. Phóng viên Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương – chắc chắn – đã không bị vướng vào vòng lao lý, nếu họ biết thêm chút đỉnh về lịch sử báo chí nước nhà.
Hơn nửa thế kỷ trước, trên báo Văn có bài viết (Đống Máy) của tác giả Minh Hoàng. Xin trích dẫn một đoạn ngắn để rộng đường dư luận:
“Đời thuở nhà ai, vô duyên vô cớ cho khuân ầm ầm một lô một lốc tinh những máy đắt tiền về chất một đồng sù sụ giữa trời nắng chang chang thế kia …. Cứ nắng, mưa, mưa, nắng ngập ngụa mãi thế này, đến lúc máy móc mọc thành cứt sắt cả, ngồi trơ mắt ếch một lũ với nhau, mới chạy đến đây mà khắc phục chắc? Là máu là thịt của nhân dân mà sao các ‘bố” ấy cứ nhởn nhơ như không, chả thấy xót xa là gì…”Hễ nói động đến “các bố ấy” là lôi thôi lắm, lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi liền tức khắc – theo ghi nhận của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân:
“Tuần báo ‘Văn’ bị xử thua, bị đóng cửa sau số 37 (ngày 17/01/1958), mặc dù nội dung số Tết 1958 đã được chuẩn bị và đưa tin chi tiết trên một vài tờ báo hàng ngày ở Hà Nội. Vả chăng, việc quy tội cho tuần báo ‘Văn’ cũng chỉ là cái cớ để người ta ra tay trừng phạt những nhà văn nhà báo đã từng liên can ít nhiều đến báo ‘Nhân văn’ và các cuốn ‘Giai phẩm’, kết cục là có gần một chục người bị án tù với tổng cộng trên 50 năm tù giam và hàng chục năm bị quản chế; vài người bị buộc ra khỏi Ban chấp hành Hội, ba người bị khai trừ hội tịch vĩnh viễn, một số khá đông bị cảnh cáo; tất cả họ đều bị treo bút vài ba năm song trên thực tế thời gian cấm đăng tải bị kéo dài dường như vô hạn nếu không có thời đổi mới (1986-88).”
“Đống Máy” xuất hiện trên Văn vào ngày ngày 27 tháng 12 năm 1957. Nó là tiền thân của những đống đồng nát Vinashin và sắt vụn Vinalines hiện nay. Và đây là hệ quả tất yếu của chính sách buôm rèm mà nhà đương cuộc Hà Nội đã kiên trì và xuyên suốt theo đuổi hơn nửa thế kỷ qua.
Tuy thế, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Nhiên – phó tư lệnh quân chủng hải quân, người (có lẽ) vừa trở về từ sao hoả – vẫn tỏ vẻ (rất) băn khoăn và (vô cùng) thất vọng:
- Hết Vinashin đếnVinalines đổ, ăn nói thế nào với nhân dân?
- Dễ không à. Cứ bịt miệng dân thì tha hồ làm bậy tha hồ ăn nói.
Câu trả lời của nhà văn Nguyễn Quang Lập quả là chính xác và hoàn toàn phù hợp với “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng,” vừa được phổ biến vào hôm 11 tháng 6 vừa qua.
Về sự kiện này, bác Hà Sĩ Phu đã có lời bàn (ra) như sau rằng :”Nghị định cứ như là sự khai triển điều 88 luật hình sự vào phạm trù Internet vậy. Nếu dự thảo Nghị định này được thông qua và áp dụng thành công thì toàn bộ hệ thống tạm gọi là ‘thông tin lề trái’ bấy lâu nay, như cửa ngõ mở ra với nền báo chí văn minh, với những blog được nhân dân yêu mến có số người đọc vượt xa các tờ báo chính thống, đều bị quy kết vi phạm luật, có thể sẽ bị kiểm duyệt để trở về số phận chung với hơn 700 tờ báo ‘lề phải’ dưới cái gậy chỉ huy của cùng một Tổng biên tập? Có lẽ nào?”
Còn “lý” với “lẽ” gì nữa, cha nội? Rành rành, trước sau như một, trên đã có chủ trương buông rèm (xuống) và bịp mồm thiên hạ (lại) rồi cứ thế cắm cúi mà ăn chia với nhau thôi.
Khoẻ!
Tình trạng này đã kéo dài lâu nhưng e không thể kéo dài luôn được. Tọa thực băng sơn. Ngồi ăn núi lở. Vừa ăn, vừa phá, vừa đục khoét, tẩu tán mọi thứ ra nước ngoài thì rừng vàng bạc bể nào mà chịu đời cho thấu!
Câu hỏi cần được đặt ra là liệu Chính Sách Buôn Rèm ở Việt Nam hiện nay còn có thể kéo dài thêm bao lâu nữa? Và quê hương này sẽ còn lại gì sau khi mọi tấm rèm đã được kéo lên?
Tuy được che kín bởi bức màn sắt nhưng người khiếm thị vẫn có thể hình dung ra được bên trong Bắc Hàn là một xứ sở tan hoang, và một dân tộc hoàn toàn suy kiệt. Đây cũng là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai (rất) gần, nếu những người cộng sản vẫn còn tiếp tục cầm quyền ở đất nước này.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Bút & Viết
“Thời chế độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng, nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh thật quá đáng!”
Huỳnh Bá Thành
Thuở Tô Hoài còn là Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn, và Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Hà Nội, một nhà phê bình văn học đã đưa ra nhận xét về “cây bút và đời người” của ông như thế này đây:
“… bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết…”Tô Hoài sinh năm 1920. Bây giờ là năm 2012. Hơn chín mươi năm đã trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng nước mưa, cũng như nước mắt – đã (ào ạt) chẩy qua cầu, và qua cống. Tuy thến chuyện phải quỳ, phải “chịu trận” và phải “đầu hàng” vẫn ở lại đối với giới người cầm bút.
“Ðại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Ngày 16 tháng 1 năm 2012, ký giả Tư Ngộ của báo Người Việt (phát hành từ California) buồn bã đi tin: “Lỡ ‘đụng’ thủ tướng, báo Thể Thao 24h để sẵn roi chịu đòn.”
Thân phận, cũng như nhân cách, của giới người cầm viết ở Việt Nam – rõ ràng – mỗi lúc một thêm xuống cấp. Bởi vậy, cách đâu đã lâu, nhân Ngày Báo Chí Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo đã nhất định đòi cử hành “lễ cầu siêu cho những người làm báo – những kẻ đã nhắm mắt xuôi tay trước nhiều sự thật.”
Như vậy kể như là mồ yên mả đẹp. Xong một kiếp tằm. Thời phải thế, thế thời phải thế. Tưởng thế nhưng không phải thế. Tiếng súng hoa cải bất chợt nổ ở Tiên Lãng đã khiến cho một số người cầm bút bỗng hồi sinh. Sự kiện bất ngờ này được nhà báo Mạc Việt Hồng tường thuật với rất nhiều hào hứng:
“Thay vì chỉ dẫn tin một chiều từ phía công an, chính quyền như nhiều vụ việc trước đây, các nhà báo đã phỏng vấn gia đình người bị hại, hàng xóm và những người dân địa phương trong vùng. Phóng viên của các báo Thanh Niên, Người Lao Động, Dân Trí… đã tới tận khu đầm dù họ bị những bộ mặt hình sự đe dọa, xua đuổi, xô đẩy và giằng giật dụng cụ tác nghiệp.”Theo nhận xét của nhà báo Viết Lê Quân thì đây “là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình.” Ông cũng ghi nhận đây là sự “cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh” của báo giới.
Cố gắng này, tuy muộn, nhưng vẫn làm nhiều người cầm viết trở nên phấn trấn. Nhà thơ Hoàng Hưng bầy tỏ sự lạc quan:”… chắc chắn ta sẽ có một truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng.” Ông còn tin tưởng rằng cái lằn ranh “đối lập ‘lề phải’ vs ‘lề trái” chỉ là giả tạo.”
Niềm hưng phấn của ông, tiếc thay, không được tất cả mọi người chia sẻ. Nhà văn Phạm Thị Hoài là một trong những người như thế:
“Muốn biết có thể xóa bỏ sự đối lập giữa truyền thông nhà nước và truyền thông độc lập hay không, chỉ cần lắng nghe sự im lặng hùng hồn của báo chí chính thống về một người tù khác, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước khi có thông tin về phiên tòa xử ông và các thành viên blog Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra.”Đây quả là một sự thực trần trụi và phũ phàng. Tuy thế, nó chưa phũ phàng (và bẽ bàng) bằng sự kiện tiếp theo – xẩy ra ở Văn Giang – với sự hiện diện của hai nhà báo Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm.
Trong bản tường trình của nhân vật thứ hai, đề ngày 26 tháng 4 năm 2012, có đoạn như sau:
“Đi đầu nhóm cưỡng chế là hai công an đến bên Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh. Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay hình ảnh này. Nhưng chỉ quay được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống…”
“Khi chạy tới nơi lực lượng cưỡng chế, tôi lại nói nhiều lần ‘Chúng tôi là nhà báo làm nhiệm vụ, các anh đừng đánh…’ Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần ‘Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?’ Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửi ‘Đ. M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”.
Bên dưới bản tường trình này, có độc giả phản hồi là “chán như con gián.” Chán thiệt nếu chúng ta chỉ nhìn vụ việc ở mặt tiêu cực. Mặt khác, ít người để ý rằng trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang không chỉ có sự hiện diện của nhị vị phóng viên thượng dẫn. Cạnh họ còn có những những nhà báo vô danh, những kẻ được nhà thơ Nguyễn Tường Thụy mô tả như những chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng:
“Họ không có thẻ nhà báo do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Công việc của họ không cần đến thẻ nhà báo. Nếu có, sớm muộn gì cũng bị thu hồi vì hoạt động báo chí của họ không chịu theo định hướng của một ai đó. Điều mà họ tuân thủ chỉ đơn giản là Sự Thật.”
“Nhưng họ là nhà báo với đúng nghĩa của nó. Họ làm việc theo lương tâm, lẽ phải, không vụ lợi, không sợ hiểm nguy. Họ yêu tự do, công lý, đứng hẳn về phía những người bị áp bức, chịu bất công.”
“Không ai trả lương cho họ. Ngược lại họ còn bỏ tiền túi ra để có thể có được những tác phẩm báo chí của mình như mua sắm phương tiện tác nghiệp, đi lại, ăn ngủ … Họ không thể đi họp để nhận phong bì, không thể đi xuống cơ sở để vòi vĩnh thậm chí tống tiền các các địa phương và doanh nghiệp (xin lỗi các nhà báo chân chính). Xem các đoạn clip về cảnh cưỡng chế nơi đồng không mông quạnh, có thể thấy clip được quay ở một vị trí rất bí mật và ở cự ly xa hoặc trên cao. Vì vậy, hẳn là họ phải sắm một bộ đồ phù hợp, như máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm hiện đại, để thông tin và có được những clip đưa ra những sự thật mà công an, nhà cầm quyền muốn che đậy. Riêng máy ảnh có thể ghi hình từ vị trí an toàn trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế cũng ở mức 40-50 triệu đồng.”
Đó là những chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng. Không có họ làm sao có những clip về cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang gây chấn động công luận.”
Những “chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng” này không chỉ mới xuất hiện ở Văn Giang. Họ đã có mặt ở nhiều nơi vào nhiều lúc khác – theo lời của nhà báo Đoan Trang:
“Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?”Riêng nhà báo Đoan Trang còn viết thêm:
“Không có họ, ai đưa những phát ngôn ‘đỉnh cao trí tuệ’ trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói ‘bất hủ’, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?”
“Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.”
“Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ ‘trên thiên đình’, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.”
“Cũng có những lúc lề trái và lề phải ‘phối hợp tác chiến’ một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: ‘Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước’, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: ‘Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”
“Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người ‘bay’. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được ‘trên’ biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.
Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”.
“Tôi kính phục họ – những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ – vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.”“Vâng. Chúng ta hy vọng vào họ.” Tôi cũng đã nghe nhà báo Mạc Việt Hồng nói y như thế, cách đây chưa lâu.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Bạo Lực
Năm 2010, báo Dân Trí đi tin:
“Rạng sáng nay 7/6, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An) phát hiện một vụ cháy kinh hoàng: một người đàn ông cùng một chiếc xe máy bị thiêu cháy bên vệ đường...
Quan sát kỹ tại hiện trường, PV Dân trí nhận thấy nạn nhân bị đốt cháy gần thành than, không thể nhận dạng, bốc mùi khét lẹt… Chiếc xe máy bị đốt cũng chỉ còn trơ khung đen.Nhiều người cho rằng nạn nhân xấu số này ăn trộm chó bị phát hiện, bị đánh chết ở đâu đó rồi đưa ra cánh đồng này đốt xác.”
Hai tháng sau, cũng báo Dân Trí, lại có thêm tin nữa:
“Khoảng 17 giờ 30 phút chiều ngày 29/8, hai kẻ ăn trộm chó đã bị người dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đánh chết.…Riêng năm rồi – may thay – ở Nghệ An chưa ai bị đánh chết vì trộm chó, chỉ có một người bị đánh gần chết vì lý do tương tự – theo như tường thuật của báo Pháp Luật, số ra ngày 6 tháng 9 năm 2011:
Hai nạn nhân được xác định là Nguyễn Đình Dũng và Nguyễn Đình Hồng, cùng SN 1988, đều trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Vào giời nói trên, khi trời nhá nhem tối, người dân nơi đây nghe tiếng xe máy rú ga và tiếng chó sủa ầm ĩ. Lập tức dân ùa ra đường, chứng kiến cảnh hai thanh niên đi trên một chiếc xe máy đang kéo theo con chó chạy bạt mạng phía sau.
Bị người dân đuổi theo, hai thanh niên đã bỏ con chó lại nhưng vẫn bị chặn đánh. Rất đông người cùng tham gia đánh hai kẻ trộm chó khiến một người chết tại chỗ, một người chết trên đường đi cấp cứu. Chưa hả giận, người dân nơi đây tiếp tục đốt nốt chiếc xe máy cái xe máy tang vật...”
“Nạn nhân là anh Phạm Văn Tấn giáo viên trường tiểu học Mã Thành (Yên Thành – Nghệ An). Hiện anh Tấn đang nằm điều trị tại bệnh viện 115 Nghệ An. Theo lời tường trình của anh Tấn trên báo VTC, khoảng 20h30 ngày 2/9, anh với một đồng nghiệp khác tên Thanh đi chơi ở nhà người bạn. Do chưa quen đường, trời tối nên bị lạc, sau đó hai anh định rẽ vào một nhà dân để hỏi thì bị người này nghi ngờ, hô hoán có kẻ câu trộm chó.Ba người bị đánh chết, và một người suýt chết (ở Nghệ An) trong thời gian qua, đã khiến tôi liên tưởng đến những cái chết khác – thảm khốc và thương tâm không kém – cũng ở địa phương này, hồi giữa thế kỷ trước, chính xác là vào năm 1952, theo lời kể của nhà văn Võ Văn Trực:
Chỉ một phút sau, hàng chục người dân chạy ra bao vây, dùng gạch đá, gậy gộc…tấn công. Lợi dụng trời tối, anh Thanh may mắn chạy thoát được còn anh Tấn lĩnh toàn bộ trận đòn. Chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius cũng bị người dân đốt cháy rụi.”
“Một lũ ngồi lúc nhúc ở giữa vòng vây người nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa. Người xem đông quá là đông. Sóng người xô dồn lên, rồi dạt ra phía sau, rồi lại cuộn xoáy, ôm nhau, níu áo nhau. Không thể nào nghe được dân quân đang tra khảo tội nhân điều gì? Chỉ nghe nhứng tiếng quát lớn;’Mi có khai không? Mi có khai không?’ trộn lẫn với tiếng đấm đá huỳnh huỵch…”Chuyện làng ngày ấy, và chuyện làng bây giờ – xem ra – không khác nhau nhiều lắm. Lòng “nung nấu căm thù, nóng rực như vòng lửa” được thổi bùng lên từ thời “cách mạng phóng tay phát động quần chúng” đến nay (có lẽ) chưa bao giờ tắt, ở Việt Nam.
“Tổ cha cái đồ phản động cái đồ Việt gian” – có tiếng người hét to như muốn vỡ ngực vỡ họng. Chính cái người hét to ấy đang ôm một gốc cây phi lao sần sùi mấu lao từ trên bức tường xuống như con mạnh thú vồ mồi, giơ cao gốc cây phang một cú vào ngực người bị treo ngược. Người bị treo rú lên một tiếng thất thanh và hai tay run rẩy như con nhái trước lúc chết. Thịch! Sợi dây đứt. Người bị treo ngược rơi xuống, sọ đập trên đất lổn nhổn cứt sắt… Người bị treo ngược bây giờ thành cái xác nằm sõng xoài trên đất ….”
(Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006)
Và cái ác, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở … làng. Cuối năm ngoái, blogger Cánh Cò đã ghi nhận hàng chục vụ án sát nhân xẩy ra chỉ trong một ngày – ngày 14 tháng 11 năm 2011 – qua thông tin báo chí trong nước:
Dân Việt 14-11: Thắt cổ chồng đến chết rồi ung dung đi ăn cưới. Bà Đỗ Thị Thơ, sinh năm 1976, dân tộc Kinh, trú tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang chính là vợ của nạn nhân.
Bee.Net 14-11: Một người chăn bò bị chém chết tên Võ Văn Giới ngụ ấp 3, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ.
Lao Động 14-11: tại số nhà 228, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã xảy ra một vụ cướp hết sức táo tợn làm chị Nông Thị Thu thiệt mạng và anh Đinh Trọng Thành bị thương nặng.
Lao Động 14-11: Vụ án giết bảo vệ, cướp ngân hàng xảy ra ở chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội, bước đầu đã có những manh mối.
Bee.Net 14-11: Vì muốn báo thù anh Nguyễn Việt Cường, ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, Bình Định, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐH Quy Nhơn, mà Đặng Văn Cửu, 22 tuổi, ở xã IaYok, IaGrai, Gia Lai, sinh viên năm cuối trong trường, đã bắt cóc cháu Nguyễn Việt Dũng 8 tuổi, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Ngô Mây rồi ra tay sát hại dã man.
Dân trí 14-11: Xảy ra mâu thuẫn, Bình vồ cán chổi bằng cây lao vào đánh tới tấp vào đầu chị Hà. Khi phát hiện nạn nhân gục hẳn, đối tượng này lạnh lùng đưa cô vợ “hờ” lên giường đắp chăn rồi tẩu thoát.
Thanh Niên 14-1: Hầu như đêm nào khoa Cấp cứu của các BV Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Chấn thương chỉnh hình… cũng tiếp nhận những ca nhập viện do đánh nhau, đâm chém. Những đối tượng này thuộc nhiều lứa tuổi (khoảng 16 đến 40 tuổi). Theo các BS, tình trạng đả thương về đêm nhiều hơn ban ngày.
Tiền Phong 14-11: Lãnh đạo Trại giam A2, Bộ Công an, Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hoà xác nhận, tối 8-11 một hạ sĩ quan của trại A2 là N.N.H đâm bị thương hai người tại khu nhà trọ.
Việt Báo: Ngày 15/11: Công an quận Thủ Đức, TP HCM đã đưa Kim Văn Bình về nhà trên đường 12 phường Tam Bình để thực nghiệm hiện trường hành vi sát hại dã man người chung chăn gối suốt nhiều năm.
TTXVN 14-11: Vụ giết người chỉ vì… điếu thuốc.
VietnamNet 14-11: Chân dung kẻ nghịch tử hiếp dâm em gái ruột.
VnExpress 14-11: Bà chủ thu đổi ngoại tệ bị sát hại tại nhà. Người đàn bà kinh doanh thu đổi ngoại tệ nằm chết trong bếp với 3 vết chém. Cạnh đó, người chồng bất tỉnh, cơ thể đầy thương tích.
Dân Việt 14-11: Nam sinh viên đâm chết người yêu cũ của bạn gái. Công an phường An Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam cho biết Nguyễn Đức Chiến, 21 tuổi, sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á, TP Tam Kỳ, đã ra đầu thú về tội giết người.
Bạo lực không chỉ giới hạn ở tầm mức cá nhân mà còn được nhận rõ ở bình diện tập thể qua chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội. Trong việc trấn áp nông dân ở Văn Giang, blogger Hiệu Minh có nhận xét rằng đây chính là “bằng chứng sống về cách quyền địa phương đối với dân, coi dân như kẻ thù.”
Còn trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Võ Thị Hảo nhận định như sau:
“Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ ‘nhẫn, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ.”Với chủ trương bao che và xử dụng bạo lực của giới cầm quyền, với khuynh hướng “sính” dùng bạo lực (được cổ súy và ấp ủ từ hơn nửa thế kỷ qua) của nhiều người dân Việt, viễn tượng về một cuộc giải phóng khỏi thân phận nô lệ hiện nay mà không phải đổ máu ra– xem ra – có vẻ rất mỏng manh.
Tối ngày 20/5/2012, tin từ Facebook Linh Phan cho biết:
“Trong lúc mình và 2 học viên Pháp Luân Công đang nhắm mắt tập công tại khu đất trống Lam Sơn, phường Linh Tây, Q. Thủ Đức thì bị 7, 8 người mặc thường phục xông vào đánh tới tấp. Họ dùng cây gỗ có cạnh vuông đập liên tục vào mình và 2 học viên khác, lúc đó mình không biết chuyện gì đang xảy ra.
Họ đánh quá mạnh nên mình bỏ chạy. Tài sản của mình và các bạn bỏ lại đó họ không lấy thứ gì nhưng điên cuồng đập phá, chiếc xe máy có chìa khóa ở đó họ cũng không lấy…
Tôi không biết những người Mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!
Thiện có thiện báo, Ác hữu ác báo ! Thần Phật đang nhìn tất cả chúng sinh. Đánh tôi ko hề gì, tôi tha thứ cho tất cả mọi người. Nhưng xin đừng để kẻ ác lợi dụng mà bản thân mình rơi vào Địa ngục!
Tôi tha thứ cho tất cả các bạn, tôi chân thành thương các bạn.
Xin đừng đánh đập các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn nữa!”
Câu hỏi được đặt ra là liệu dân Việt còn “nhẫn” được thêm bao lâu nữa? Và mức độ bạo loạn sẽ đi xa đến đâu khi dân tộc này đã bị đẩy đến mức giới hạn chịu đựng cuối cùng? Có ai quan tâm hay chuẩn bị gì không để người Việt có thể tránh khỏi, ngăn chận, hay giới hạn (ở mức độ khả kham) cho tình huống tồi tệ này – trong trong tương lai gần?
Những câu hỏi này – có lẽ – đã đặt ra hơi muộn, và không chỉ đặt ra cho những bậc thức giả, hoặc đám dân đen mà còn xin được trân trọng (và chân thành) gửi đến những người đang nắm toàn quyền sinh sát ở đất nước này. Qúi vị mới là những nhân vật quyết định số phận của toàn dân, và mạng sống cũng như tài sản của chính mình cùng thân nhân, trong những ngày tháng sắp tới.
Tưởng Năng Tiến
6/2012
Đi Nhờ & Đi Ké
Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào
dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó
không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật
nguyền.”
Mẹ NấmVào khoảng thời điểm này, hơn bốn thập niên về trước, một công dân Việt Nam đã đi (quá giang) vào vũ trụ. Nhiều năm sau, khi có dịp nhắc lại chuyến bay lịch sử này, phi hành gia Phạm Tuân vẫn còn thấy bồi hồi:
“Đó là ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời tôi…Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa…” – theo như tường thuật của BBC (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap – BBC News) nghe được vào hôm 24 tháng 7 năm 2000.Phóng viên Nguyễn Dũng Sĩ (báo Tuổi Trẻ Online , số ra ngày 17 tháng 1 năm 2004) còn long trọng cho biết thêm rằng ngoài chân dung bác Hồ, Phạm Tuân còn na theo “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa.
Thiệt là quá đã và … quá tải !
Ngày lên đường của Phạm Tuân, tất nhiên, được tổ chức vô cùng long trọng. Tuy thế, vẫn chưa long trọng bằng ngày ông trở lại – theo như ghi nhận của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2011:
“Giây phút trở về với mặt đất cũng là những giây phút hạnh phúc thiêng liêng. Ông và Gorbatco trở về trong vòng tay chào đón trìu mến của nhân dân Liên Xô. Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đã gắn lên ngực ông Ngôi Sao Đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.Dù không có mặt ở Hà Nội – vào “những giây phút hạnh phúc thiêng liêng” quá xá như vậy – và dù đang sống dấm dúi ở một đầu đường hay xó chợ (nào đó) ở tận miền Nam xa xôi, nhà thơ Bùi Giáng cũng vẫn bị cảm xúc (theo) và đã bật lên hai câu thơ bất hủ:
Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng.”
Hoan hô đồng chí Phạm TuânHai thập niên sau, sau khi thi sĩ Bùi Giáng qua đời – bên này bờ đại dương – mới xuất hiện một người đồng điệu: tiến sĩ Gerard De Groot, tác giả của cuốn Dark Side of the Moon: The Magnificent Madness of the American Lunar Quest, xuất bản năm 2006. Theo ông: “Cho dù với tất cả sôi nổi, bi kịch và thảm kịch, chúng ta vẫn chưa tiếp cận được câu trả lời là làm gì trong không gian” – Despite all the excitement, drama and tragedy, we’re no nearer an answer about what to do in space. (“The Shuttle: a journey through space and time that took us nowhere.” The Telegraph, 23 July 2011).
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Chuyến bay cuối cùng của phi thuyền con thoi Atlantis hạ cánh vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2011. Từ đây, nhân loại (chắc) thôi nhẩy tưng lên trời. Dân Việt, vì thế, cũng sẽ không còn cơ hội nhẩy theo. Báo Người Đưa Tin, đọc được vào hôm 4 tháng năm 2011, cho biết: bác Phạm Tuân nay đã “thanh thản làm một lão nông.” Chuyến đi (nhờ) của ông không còn là một đề tài ăn khách để báo chí Việt Nam có thể làm … rùm beng nữa.
Cư dân mạng hiện nay đang xôn xao về một chuyến đi (ké) khác, vào ngày 11 tháng 5 vừa qua, của một công dân Việt Nam khác: bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh là Mẹ Nấm. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết (Tôi Đi Biểu Tình Ở Phillipines) sau đây:
“Khó mà so sánh cảm giác khi đứng giữa đoàn biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc ở trung tâm tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, và cảm giác của những ngày hè rực lửa năm ngoái ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhìn các bạn xung quanh hét vang trời ‘China Back Off – Back Off’ thật mạnh mẽ và khí thế, tôi nhớ tiếng hô giữa lòng Hà Nội vào đầu tháng 8 năm ngoái, ‘Phản đối Trung Quốc xâm lược – Phản đối, phản đối’. Tự nhiên thấy mũi cay cay, nước mắt cứ chực trào ra.”
“Có thể không ai hiểu được cảm giác đó của tôi, cũng như anh bạn người Đức đi bên cạnh an ủi: ‘Đừng khóc, phải đứng thẳng để hô thay cho các bạn Việt Nam khác chứ!’Bạn tôi biết, hôm nay tôi đi biểu tình thay cho rất nhiều người bạn ở nhà.”
“Trước khi đi anh bạn tôi có nói: ‘Rồi em sẽ thấy, biểu tình ở xứ tự do nó khác xa với lần em đã tham gia ở nhà.’ Ở đây, bày tỏ chính kiến và thái độ đối với quốc gia là điều vui vẻ nhất.”
“Và quả đúng như vậy, người Phi hô khẩu hiệu mạnh mẽ, dứt khoát, và họ cũng hát hò, nhảy múa để bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình của mình.‘Biểu tình không phải là hành vi quá khích, biểu tình là quyền bày tỏ thái độ của con người. Tại sao chính phủ Việt Nam lại cấm công dân mình yêu nước?’ – Florenz đã hỏi với tôi khi nghe tôi bảo rằng, tôi có mặt ở đây vì những người ngư dân Lý Sơn mà tôi đã gặp, vì những người bạn tôi đã bị bắt giam, và vì chính bản thân tôi đã bị giữ trái phép ở đồn công an hơn một ngày khi tôi tuyên bố ‘Với trách nhiệm của một công dân, tôi sẽ đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 5/06/2011 tại Sài Gòn.”
“ Người Phi không biểu tình vì muốn làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.Họ biểu tình vì tình yêu với đất nước mình, và để chứng minh cho Trung Quốc thấy, họ yêu hòa bình và đòi hỏi công bằng bằng luật pháp quốc tế.Họ đã cười khi Trung Quốc đưa ra các cảnh báo với công dân của mình không nên đi một mình ở Manila vào trưa hôm nay ngày 11/05/2012. Lãnh sự quán vắng lặng, không có cảnh các nhân viên an ninh thường phục lom lom chỉa máy quay phim chụp hình vào đám đông biểu tình, không có hàng rào và các biển cấm chụp hình. Lực lượng cảnh sát đứng đằng sau và trước đoàn biểu tình từ nhiều phía để làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.”
“Một anh cảnh sát dẫn tôi băng qua đường để đi vào đám đông khi anh bạn tôi đẩy tôi ra phía trước: ‘Quỳnh, em phải đi vào chỗ kia kìa. Chụp hình nhiêu đó đủ rồi, em cần đứng trong biển người đó, mới cảm nhận được hết cảm giác của hôm nay’.Và quả thật, tôi thấy mình sắp khóc mấy lần khi đứng giữa đoàn biểu tình ở Philippines mà mơ về Việt Nam.”
“Đứng giữa Manila tôi biết rằng mình có mặt hôm nay ở đây để thấy rằng từ trước đến giờ tôi chỉ hiểu thế nào là tự do nhưng không thật sự cảm được tự do. Tôi nghiệm ra rằng: lòng tự hào dân tộc là thứ mà dân tộc tôi không thiếu, nhưng tự do để bày tỏ nó công khai thì lại vô cùng thiếu thốn. Nhìn những người bạn Phi, tôi đau đớn nhận ra rằng lòng tự hào dân tộc của đồng bào tôi đã và đang bị giam cầm. Và chính vì như thế nó không còn vẹn nguyên, nó chỉ còn là một niềm tự hào dân tộc bị tật nguyền.”Bài viết (đọc) đã buồn, xem qua mấy dòng phản hồi lại (càng) cảm thấy buồn hơn nữa:
- phuongha65 wrote on May 10: Philipin là một nước dân chủ, không thể so sánh với Việt Nam.
- susumisa wrote on May 11: hạnh phúc thay người dân nước Phi.
- giahien wrote on May 12: được một lần thấy được ánh sáng, mình mới thật sự cãm nhận bóng tối bao trùm quanh năm nó ghê gớm như thế nào…
Thật chả bù cho cái cảm giác tự hào sau chuyến đi (nhờ) vào vụ trụ, hồi mấy chục năm về trước, theo như ghi nhận của dân gian:
“Sau chuyến bay, Phạm Tuân được nghỉ phép. Về đến Hà Nội nhà nước cấp cho ông ta một cái ô tô con đi thăm quê. Giữa đuờng, chả may xe bị hỏng nên ông vẫy một anh nông dân đang đi xe đạp để xin đi quá giang:Ở một xứ sở mà “đến cái bù lon và cây kim còn phải nhập cảng” thì có cơ hội đi (nhờ) phi thuyền – tất nhiên – là điều rất đáng lấy làm hãnh diện. Nếu có thái độ “hơn hớn tự đắc” đi chăng nữa, theo như cách dùng chữ của ông Hà Sĩ Phu, cũng chả có gì là lố bịch.
- Này đằng ấy cho mình đi nhờ một quãng được không ?
- Không, đèo thêm nguời hại ruột và lốp xe lắm.
- Tớ là Phạm Tuân, nguời vừa từ không gian về đây mà.
- Phạm Tuân cũng mặc. Vỏ và lốp xe nhà nước cung cấp theo tiêu chuẩn, làm gì có tiêu chuẩn đi nhờ.
- Hứ, phi thuyền Liên Xô tao còn đi nhờ được, qúi báu gì cái xe đạp quốc doanh cà khổ của mày mà cũng làm phách.”
Còn sống trong một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà phải đi biểu tình (ké) ở một quốc gia láng giềng thì lại là chuyện khác. Chuyện này (chắc) phải nói cho tới Tết, hoặc – không chừng – tới chết luôn.
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Chuyện Ông Điếu Cầy & Ông Thái Bát
Tôi có chút giao tình với nhà văn Vũ Thư Hiên. Mối giao tình này, nói nào ngay, không đậm đà (hay mặn mà) gì cho lắm. Chúng tôi chả có điểm nào tâm đầu ý hiệp, ngoài việc đều có thời gian sống ở “chiến khu” – hay nói theo ngôn ngữ đời thường là cùng … bị ở tù!
Bởi thế, mỗi khi có dịp gặp nhau (sau khi đã cạn mấy ly đầy, rồi đầy vài ly cạn) thế nào cả hai cũng huyên thuyên về những chuyện “ở chiến khu.” Có lần, tôi nghe ông nói nói đến một người tù có tên Thái Bát. Nhân vật này là một tù nhân số lẻ – nghĩa là tù chính trị, thuộc diện tập trung cải tạo – loại tù không án, cứ cải tạo tốt là (automatic) được cho về nhà (đuổi gà) giúp vợ thôi.
Thử nghe nguyên chơi (nguyên văn) một mẩu chuyện trao đổi giữa hai ông, Vũ Thư Hiên và Nguyễn Thái Bát, ở trại tù Tân Lập:
“- Bác làm sao bị bắt ?Với tội danh này, chả trách, ông Thái Bát đã chết rục trong tù – vẫn theo như lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên:
Ông già nấc lên từng chặp.
- Tôi theo cách mạng cướp chính quyền, cũng đã làm thôn đội rồi xã đội một hồi kháng chiến chống Pháp… Tôi theo cụ Hồ, sao, ông không tin hở ?
- Tôi tin chứ.
- Sau, hòa bình lập lại rồi, tôi nghỉ. Mọi sự khốn khó bắt đầu từ đấy.
- Người ta bảo bác bất mãn ?
- Không. Nhưng ở chế độ ta không làm cán bộ nữa là hết, thì người ta không tin mình nữa, không còn coi trọng mình nữa. Mà làm dân thì, ối giời ơi, khổ lắm, khổ đủ đường, ông chắc cũng biết, có cần kể cho ông nghe không ?
- Không cần.
- Cho nên các cháu nhà tôi đều nhao đi làm cán bộ. Thằng cả chưa đủ tuổi xung phong đi bộ đội. Con bé sau nó xin làm chân văn thư cho ủy ban xã không được, xin làm công an xã. Rồi nó được cảm tình Ðảng…
- Tiến bộ quá !
- Tiến bộ gì. Con bé nhà tôi năm nay hăm nhăm rồi. Vẫn chưa chồng. Khốn nạn, nó xinh, ông ạ. Mắt đen lay láy, mà nhanh lắm. Má lúm đồng tiền. Da cứ trắng hồng. Nó trông mẹ nó, như lột. Ông nấc lên, kéo vạt áo lau mắt.
- Cô ấy làm sao ?
- Chẳng làm sao cả – ông mếu máo – thằng công an xã, chi ủy viên, cứ gọi nó đi hội ý hội báo, bồi dưỡng… Rồi con bé nhà tôi phễnh bụng ra.
- …
- Tôi phẫn chí. Chưa ai biết cả, nhưng bà nhà tôi biết, tôi biết. Tôi uống rượu, say rồi, tôi chửi cha chúng nó, chửi cả lò nhà chúng nó …
- Chết thật !
- Ðến khi làng phong phanh biết con tôi chửa hoang, thì tôi chửi cả cái Ðảng của chúng nó…
- Chậc chậc, khiếp quá ! Sao bác dại thế ?
- Không chửi để cho chúng nó muốn làm gì thì làm à ? Ðảng gì mà họp thì thọt, bồi dưỡng đảng viên mới gì mà cứ tối đến mới í ới gọi nhau đi bồi dưỡng, bồi dưỡng cái mả cha chúng bay à ?!
Rác tai quá, bí thư xã, chủ tịch xã cho con gái ông đi dự lớp huấn luyện, kỳ thực là đi phá thai. Ông biết, ông cấm con gái ông phá. Cái thai nó tội tình gì ? Nó cũng là một con người chứ. Nó chưa ra đời. Nó chưa làm hại ai. Nó không như cái quân chó dái chạy nhông, quân ăn cứt uống đái làm hại đồng bào. Không được phá thai, cứ đẻ ra tao nuôi, giết cái thai là bất nhân, là vô đạo, ông trói con và chân giường mà dạy. Nhưng con ông xấu hổ, không nghe ông, cứ đi phá thai. Ông uống rượu nhiều hơn nữa, chửi dữ hơn nữa.
Tóm lại, ông Bát chửi sướng miệng thì thôi. Còn những đứa bị ông chửi thì thù ông mục mả. Trưởng công an xã báo cáo công an huyện. Công an huyện lập hồ sơ. Cứ mỗi lần ông Bát chửi là một lần công an xã báo cáo, mỗi lần báo cáo được gửi lên là hồ sơ tên phản động Nguyễn Thái Bát lại dày thêm một chút. Cho tới ngày người ta bắt ông đi cải tạo về tội ‘tuyên truyền phản động, chống Ðảng, chống chế độ.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
“Ông chết vào ngày Quốc Khánh, cái ngày mà ông Bát đã đi cướp chính quyền năm bốn lăm... Xác ông được đưa xuống trạm xá chờ cán bộ trại mang hồ sơ xuống xác nhận chính là tên phản động Nguyễn Thái Bát đã chết chứ không phải tên nào khác.Ông Thái Bát đã chết rồi nhưng dòng đời , tất nhiên, vẫn lạnh lùng trôi. Và những kẻ “tuyên truyền phản động, nói xấu Ðảng và chế độ” (đương nhiên) vẫn phải tiếp tục vào tù.
Khi cửa các phòng giam đã khóa lại rồi, tôi cứ ngồi bên cửa sổ mà nhìn về phía trạm xá. Trời tối hẳn mới thấy nghe tiếng búa nện chan chát trên ván thiên – dấu chấm hết cho một kiếp người…”
Mới đây – theo RFA, nghe được vào hôm 4 tháng 5 năm 2012 – mới có thêm ba công dân Việt Nam nữa (ông Nguyễn văn Hải, ông Phan Văn Hải và bà Tạ Phong Tần ) vừa “bị khởi tố với tội danh xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước… Cả ba người bị xét xử theo điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam, mà mức án cao nhất lên đến 20 năm tù giam…”
Tôi không rõ là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải đã nói năng linh tinh ra sao khiến Đảng và Nhà Nước phải phiền lòng đến thế? Riêng ông Nguyễn Văn Hải, theo như tôi biết, không phải là người hay nói. Ông ấy không được đào tạo để trở thành luật gia hay luật sư như hai người bạn chung vụ. Vốn xuất thân là một người lính, ông Hải có khuynh hướng hành động hơn là luận thuyết.
Bản tin thượng dẫn còn có thêm chi tiết là: “Trước khi bị bắt hồi năm 2008, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Thì ra thế!
Từ trái qua phải: Song Chi, Phương Thi, Trăng Đêm, Điếu Cày, Huỳnh Công Thuận, Bùi Chát và Đông A SG. Ảnh: Blog cũ Nguyễn Tiến Trung. Chú thích: SC.
Và nếu đúng thế thì vụ này (e) sẽ lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và chắc chắn là sẽ lôi thôi lớn. Tuy ông Điếu Cầy không uống rượu say rồi chửi “mục mả” chúng nó ra, hay rủa xả chúng là “quân ăn cứt uống đái làm hại đồng bào” (như ông Thái Bát) nhưng việc ông tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng gây phương hại không kém cho sĩ diện của qúi vị lãnh tụ Đảng và Nhà Nước.
Theo quan niệm chính thống của Nhà Nước thì “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao.” Do đó, chống Trung Quốc (chống lãnh tụ vĩ đại của nhân dân nước bạn) là bêu xấu chính bác Hồ kính yêu của chúng ta – chớ còn chối cãi gì nữa?
Hơn thế nữa, theo tường thuật của nhà báo Thế Vinh (Báo Năng lượng Mới số 117 ra ngày 4/5/201) thì “Chính Nguyễn Văn Hải cùng các thành viên trong đó có Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đã lợi dụng các sự kiện chính trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình gọi là chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh rước đuốc qua TP HCM vào các ngày 9/122007, 16/12/2007 và 19/1/2008 tại TP HCM.”
Thiệt là hết thuốc!
Ta vốn coi “bên kia biên giới là nhà bên này bên kia biên giới cũng là quê hương” mà Điếu Cầy hành sử như vậy thì coi sao được chớ. Với Chủ Trương Bốn Tốt và Phương Châm Mười Sáu Chữ Vàng thì Tầu với Ta – tính ra – như một mà. Chả trách, ngoài tội “xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước” – nhà báo Thế Vinh còn thay mặt ngành tư pháp Việt Nam kết án công dân bất hảo Nguyễn Văn hải thêm hai tội danh nữa: xúi dục biểu tình và phá rối trị an.
Điếu Cầy phen này chắc chết (chết chắc) trong tù, y như cái ông Thái Bát năm xưa thôi. Ở tuổi 60 làm sao người tù Điếu cầy có thể sống sót được (thêm mươi hay hai mươi năm nữa) trong trại giam của những người cộng sản?
Đây, rõ ràng, là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, nó chưa khó bằng câu hỏi tiếp theo: Làm thế nào để chế độ hiện hành có thể kéo dài thêm mười hay hai mươi năm nữa mà lo (chi) cho sinh mạng của Điếu Cầy?
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Ba Sài Gòn & Hồn Pháp Luật
Pháp luật là kết tinh trí tuệ và lương tri của cả nhân loại. Một vài cá nhân, lúc này hay lúc khác, có thể sử dụng nó cho các mục đích phi nhân đạo, nhưng chừng nào trí tuệ và lương tri còn tồn tại, thì pháp luật vẫn còn có đầy đủ giá trị của nó, nó vẫn sẽ được bảo vệ.
Nguyễn Thị Từ Huy
Có bữa, tôi nghe Anh Ba Sài Gòn bỏ nhỏ: “Đã là dân tất nhiên người ta có thể kể ra hàng ngàn chuyện buộc phải ‘bỏ qua’ nhưng giá như có một lời xin lỗi, chỉ một lời thôi …”
“Ví dụ như ngư dân đánh cá đã không được bảo vệ trên ‘biển của mình’ và tuyệt vọng khốn cùng vì bị quân giặc bắt giữ đòi tiền chuộc. Ví dụ như 70 người dân Phú Yên bất ngờ thiệt mạng trong một đêm vì mưa lớn kèm thủy điện đồng loạt xả lũ. Ví dụ như hàng triệu người dân đang sống trong những khu quy hoạch treo vài chục năm. Ví dụ như hàng vạn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như những con đường ngốn vài trăm tỷ tiền dân ‘vừa chạy thử đã hỏng’. Ví dụ như hàng trăm lô cốt khiến dân tình hàng ngày kẹt xe dài cổ hít khói bụi… Hay gần đây nhất là chuyện của một người thầy giáo ‘đương thời’ trở thành ‘hết thời’ chỉ vì mong muốn làm một ông thầy thực sự lương thiện. Có thấy ai xin lỗi ai gì đâu?”
Nghe rồi, tất nhiên, tôi chỉ cười trừ (và cười buồn) thôi. Cái nước mình nó thế mà. Anh Ba, chả qua, bức xúc quá mà xả bầu tâm sự (chút xíu) vơi bớt nỗi sầu nhân thế, thế thôi.
Tưởng thế nhưng không phải thế.
Không bao lâu sau, vào hôm 18 tháng 10 năm 2010, BaSG bị tó. Tôi lại chép miệng thở dài: “Cái nước mình nó thế!” Ở một đất nước mà mọi công dân đều có thể là những tù nhân dự khuyết thì triệu tập hay bắt bớ (lai rai) là chuyện thường ngày vẫn xẩy ra thàng ngày, ở huyện. Chắc cũng chỉ phải “làm việc” độ vài ba hôm, hay nhiều lắm là vài ba tháng – “để làm rõ một số vấn đề” – vậy thôi.
Tưởng vậy nhưng cũng không phải vậy. Anh Ba bị nhốt luôn gần hai năm trời. Mãi tới ngày tháng 14 tháng 4 năm 2012, mới thấy báo Người Lao Động loan tin rằng cùng với hai bị can khác – ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần – BaSG “bị truy tố tội Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì đã “xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Trời! Nói gì nghe thấy ghê vậy, mấy cha?
Coi: anh Ba chỉ đưa ra nhận xét là hai chữ “xin lỗi” không có trong tự điển của giới người cầm quyền ở Việt Nam, văn hoá ứng xử của họ “không có cái vụ xin lỗi,” vậy thôi. Đây là một nhận xét này hoàn toàn khách quan và chính xác, chớ có ai dám “xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt” ai đâu? Dù vậy, vẫn theo bài báo thượng dẫn, BaSG “đã nhận tội và có đơn xin khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt.”
Anh Ba thiệt là biết điều hết sức. Mà không phải đợi tới lúc này thằng chả mới biết chuyện như vậy đâu nha. Trước đó, khi luận bàn về “Tội Bất Kính Với Vua Và Điều 88 BLHS” – vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 – BaSG cũng đã tỏ ra nhũn nhặn vô cùng:
“Ở hầu hết các nước có thể chế Cộng hòa thì những hành vi biểu lộ sự không đồng ý, chỉ trích, phê phán nhà nước đều là bình thường. Ngay cả hành vi phản kháng có tính quy mô và nguy hiểm nhất đối với chính phủ hiện hữu là sự thành lập một Đảng phái chính trị đối lập [với Đảng cầm quyền] thì cũng không hề bị cấm đoán.
Vâng đấy là chuyện ở nước người… ta chớ có nên hào hứng quá mà tưởng bở!”
BaSG – rõ ràng – rất hiểu thân phận (con sâu cái kiến) cũng như thời đại (nhiễu nhương) của mình. Chính anh đã long trọng cảnh báo rằng: “Phần hồn của pháp luật Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng.”
Thế nào là “phần hồn của pháp luật”?
Với tư cách là một luật gia, anh Ba luận giải một cách hùng hồn, rành mạch và khúc triết – như sau:
“Hồn pháp luật không chỉ đơn thuần là ý thức pháp luật trong mỗi công dân, nó là sự mặc nhiên thừa nhận, tin tưởng và thượng tôn vào lẽ phải và công lý, vào sự đúng đắn, công bằng, bình đẳng mà pháp luật đang đại diện. Được sống trong một xã hội có pháp luật là được hưởng thụ một sự an toàn và bình yên. Trong xã hội mà pháp luật được thượng tôn thì các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền đương nhiên được pháp luật bảo đảm.Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh Ba về câu kết luận bi quan vừa dẫn. Phần hồn của pháp luật có thể bị đe dọa, tổn thương hay teo tóp nhưng luôn luôn hiện hữu và sống mãi với chúng ta.
Thành quả của cách mạng, giá trị cơ bản của đạo đức, tư tưởng tiến bộ nhất của một dân tộc, nguyên khí của những bậc hiền tài và sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại đều được kết tinh nơi pháp luật. Chính nhờ có nền pháp luật ổn định mà dân chúng được yên vui, văn chương nghệ thuật được bày tỏ, kinh tế được phát triển, môi trường sống, lãnh thổ được bảo vệ và quốc gia trở nên hùng cường.
Khi dân chúng tôn thờ pháp luật và tự nguyện tuân theo thì công việc của công quyền không còn nặng tính cai trị cưỡng ép, các thủ tục hành chính không còn ai kêu ca. Khi họ thừa nhận pháp luật công bằng thì đất đai giải tỏa cũng không mấy ai khiếu kiện chống đối. Chỉ còn lại những người hiểu việc, hiểu trách nhiệm của mình mà làm, quan là kẻ làm thuê cho dân nên quyền uy và khoảng cách giữa quan và dân không phải là điều đáng e sợ…
Tuy nhiên, nếu thiếu phần hồn cao đẹp, thì pháp luật chỉ còn trơ ra thân xác phì nộn của một tên bạo chúa đầy sức mạnh nhưng chỉ phụng sự cho sự tham lam, độc ác và cảm tính của chính hắn mà thôi.
Có thể nói phần hồn hay khía cạnh tinh thần chính là sức mạnh cốt yếu nhất của pháp luật chứ không phải phần vật chất với hàng vạn điều cấm đoán mà dân chúng không tự nguyện thi hành.
“Phần hồn” của pháp luật Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng
Bởi được gán cho các đặc tính thượng tôn và cao quý nên hồn pháp luật rất nhạy cảm với sự vấy bẩn, chê bai, phỉ báng và nhất là khi nó bị một thứ quyền lực khác đè lên trên đầu. Các xác kềnh càng của pháp luật với đủ thứ trang bị vũ lực, phạt vạ, nhà tù càng trở nên nguy hiểm khi phần hồn của nó bị ma quỷ nhập vào.
- Hệ thống tư pháp bị phát hiện là thiếu tính độc lập, bị quyền lực chỉ đạo trước khi điều tra, xét xử… khiến cho hồn pháp luật hoảng sợ phải đi trú ẩn.
- Pháp luật bị quan chức lạm dụng thành đại lượng đổi chác và tham nhũng. Súng ống để phụng sự cho pháp luật lại trở thành công cụ dọa nạt và đem bắn vào dân chúng chưa rõ tội tình gì. Mới đây ở Hà Nội chỉ trong một tuần mà có đến hai cái chết ở trong đồn công an đều do bị đánh. Tìm kiếm trên Google cụm từ “công an đánh dân” sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả với những tin tức, hình ảnh ghê hồn.
Sự lạm quyền khiến cho hồn pháp luật bị tha hóa.
- Ở Việt Nam không những có ‘dân oan’, mà còn có những ‘nhà báo oan’, ‘nhà thơ oan’, ‘nhà văn oan’, ‘luật sư oan’, ‘doanh nghiệp oan’ và ‘blogger oan’… ở khắp nơi. Dân oan mất đất mất nhà, nhà báo bị vào tù oan vì đưa tin chống tham nhũng, văn nghệ sĩ bị tước đoạt giải thưởng, bị vào sổ đen không cho đăng bài viết, bị buộc phải dẹp bỏ trang web cá nhân, luật sư bị tước thẻ hành nghề, doanh nghiệp bị phá sản, blogger bị bắt bớ, tù tội… Sự oan ức hằn sâu vào tư duy con người chính vì pháp luật không được thực thi đúng đắn.
Sự oan ức khiến cho hồn pháp luật bị teo tóp lại.
- Bao nhiêu đơn thư khiếu nại, tố cáo chỉ là thứ nước đổ đầu vịt, bặt vô âm tín không được trả lời, thậm chí chỉ có đi nộp đơn và xin cái chữ ký đã nhận đơn mà đã bị gây khó khăn. Có người may mắn được trả lời thì lại vướng vào tình trạng trên bảo dưới không nghe, bị kẻ thi hành phớt lờ như không. Nhiều ngàn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết, có người làm hàng trăm tờ đơn khiếu nại lên nhiều cấp, kiên trì từ đời cha ông đến đời con cháu mà chưa biết công lý rốt cục có hình dáng như thế nào…
Sự im lặng và vô cảm của những người có thẩm quyền khiến cho hồn pháp luật trở nên thờ thẫn.
- Những dự án bô-xít gây nguy hại cho môi trường, cho an ninh quốc gia được thông qua bất chấp sự phản đối của hàng ngàn trí thức. Rừng đầu nguồn và phòng hộ biên giới được dễ dãi giao cho người Trung Quốc với giá rẻ mạt. Lãnh hải bị đe doạ, cuộc mưu sinh và sinh mạng của ngư dân trên biển không đảm bảo, những danh từ méo mó như “tàu lạ”… khiến cho hồn pháp luật bị nghi ngờ.
- Quần chúng tự phát dùng bạo lực, lưu manh côn đồ đánh đập sư sãi, dân thường ngay trước mặt công an… khiến cho hồn pháp luật dường như bị ma ám...
Tất cả những hành động và lối suy nghĩ ấy đã đầu độc và hủy hoại hồn pháp luật nhanh chóng khiến nó lâm vào tình trạng hấp hối…”
Không cần tìm đâu xa, người ta có thể tìm thấy được phần hồn pháp luật ngay trong gia đình BaSG, qua lời trưởng nữ của anh – cháu Phan Ngọc Minh :”Bố con chỉ có một cái tội duy nhất là yêu nước.”
Dù anh Ba có “nhận tội” và “xin khoan hồng” chăng nữa, “phần hồn pháp luật” trong con tim nồng nhiệt và chân chính của anh vẫn sẽ được ghi nhận và đậm nét mãi với thời gian.
Tưởng Năng Tiến
5/2012
Những Bước Đi Lùi
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
-Tạ Phong Tần (Thành Viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do)
Lâu rồi, có bữa, tôi nghe nhà văn Vũ Thư Hiên (bùi ngùi) nhắc lại một kỷ niệm buồn ở Bất Bạt – Sơn Tây:
“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội… Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới.”Khoảng thời gian mà Vũ Thư Hiên vồ vập và đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân (rồi “thất vọng” và than rằng ““Thời gian không đứng về phía chúng tôi”) thì một công dân Việt Nam khác vừa mở mắt chào đời. Bà sinh ngày 15 tháng 9 năm 1968. Bốn mươi năm sau, với tư cách là một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, blogger Tạ Phong Tần đã dõng dạc tuyên bố:
“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt... Ngoài kia vẫn là đêm tối, chưa có gì hứa hẹn bình minh. Mà bây giờ đã là mùa hè năm 1969.”
(Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”Quan niệm đúng đắn và tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, và trí trá, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được.
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.”
Tất nhiên là không thể được. Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý internet ở nước bạn (“bốn tốt”) láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 mươi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.”
Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tiêu diệt vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy chục triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao gì cho lắm!
Báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là chuyện … buộc cẳng chim trời:
“Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…”Ủa, nói vậy thì chừng nào chuyện “quản lý blog” mới “khả thi” đây – mấy cha?
“Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…”
“Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”
Câu trả lời tìm được vào gần một năm sau, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị Định 97/2008/NĐ-CP – về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet – vào ngày 28 tháng 8 năm 2008. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hơn năm năm đã trôi qua, với thời gian số chuột ở nước ta – xem ra – có vẻ mỗi lúc một tăng gia, chứ không hề giảm. Ta không có tới tám mươi triệu con chuột (như Tầu) nhưng tính rẻ cũng cỡ đâu chừng… bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho hết, mấy cha?
CAM (công an mạng) lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm (thêm) chút cháo. Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ khá cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói.
Bắt không hết thì đành dọa xuông thôi, kiểu như nông dân đặt mấy thằng bù nhìn trên những cánh đồng để hù đám chim trời vậy mà. Thử nghe lời ông Tom Cat – một vị quần chúng tự phát, trong thế giới internet – vừa đe những blogger ở Việt Nam, trên trang Dân Luận:
Anh Bùi Thanh Hiếu thân mến, có lẽ tôi không phải trình bày dài dòng với anh như với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bởi vì những hoạt động của anh không vang tới Bộ Chính Trị như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng ở mức độ thấp hơn, anh có 3 hoạt động khiến những người làm an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu: đó là cổ vũ cho các hoạt động chống đối ở Thái Hà, tham gia tích cực biểu tình, viết tập truyện ‘Đại Vệ Chí Dị’. Tôi xin mạn phép cảnh báo anh Hiếu là đã có quyết định chính thức của cơ quan chức năng để vô hiệu hóa anh. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này, và thật sự tôi hy vọng với những dòng cảnh báo này anh sẽ chấm dứt hoàn toàn 3 hoạt dộng chống đối trên, như vậy thì cơ quan Công An có thể sẽ tha cho anh, tôi thật sự không muốn anh vào tù và bé Tí Hớn của anh thiếu vắng sự dạy bảo của người cha, rất mong anh suy nghĩ.Mà “vô hiệu hoá” và “vô hiệu hoá triệt để” khác nhau làm sao vậy cà? Một đằng là vô tù; còn đằng khác (chắc) là vô nghĩa địa, sau khi (cho) xe đụng chết luôn hay sao? Đằng nào thì nghe cũng ghê thấy mẹ luôn. Tuy thế, quí ông Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh (dường như) đều bị nặng tai nên mọi lời đe doạ của quần chúng tự phát –Tom Cat – kể như nước đổ lá khoai!
Trân trọng
Tom Cat
P/S: Tom Cat xin cảnh báo 2 người nữa cũng đang có nguy cơ rất cao bị ‘vô hiệu hóa’ đó là ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Xuân Diện, xin hai ông biết rằng chính quyền đã hết kiên nhẫn với hai ông khi sự kiện tàu Bình Minh 02 đã trôi qua 7 tháng mà các ông vẫn muốn ‘restart’ các cuộc biểu tình nhằm mục đích gây rối. Nếu chỉ cần kích động thêm 1 lần biểu tình nữa thì hai ông sẽ bị vô hiệu hóa triệt để. Xin thật lòng cảnh báo.”
Thế là Nhà Nước lại phải có biện pháp mạnh (hơn) theo như tin nghe được từ RFI, vào hôm 06 tháng 4 năm 2012:
“ Tại buổi hội thảo hôm thứ Sáu vừa qua, thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã tuyên bố rằng, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài’, nhằm tạo hành lang pháp lý cho ‘sự phát triển bền vững của Internet’ ở Việt Nam. Nói cách khác, dự thảo nghị định mới đi xa hơn trong việc kiểm soát thông tin trên Internet ở Việt Nam.”Nghe mà thấy thương quá sức, muốn ứa nước mắt luôn:”các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài.”
Thời gian, rõ ràng, đã đứng về phía khác – phía của ông Vũ Thư Hiên và mọi người dân Việt, trong cũng như ngoài nước. Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.
– Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ?
– Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là bước lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân thôi! Thì tui cũng tiện mịêng mà nói chơi cho vui vậy, chớ đừng có lo chuyện những người đang cầm quyền ở VN có thể biến cả dân tộc này thành … vượn. Khoảng cách mà họ có thể tiếp tục bước lùi cũng chả còn được bao xa và bao lâu nữa đâu. Chắc chắn là không thể lâu như bản án hàng chục năm tù mà họ sắp áp đặt lên cuộc đời của những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, trong đó có Tạ Phong Tần (*) Gió đã chuyển rồi!
Tưởng Năng Tiến
4/2012
(*) Xin đón đọc Tuyển Tập Tạ Phong Tần, do tuần báo Trẻ Dallas, Texas xuất bản. Độc giả có thể đặt mua ngay từ bây giờ qua địa chỉ sau:
Toà soạn báo Trẻ
3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.
ĐT: 972-675-4383/ Email: tusachtreusa@gmail.com
Có Những Cổng Trời
Miền quê trông ngóng âm thầm
Thương con không biết giam cầm nơi nao
Đêm nay tiếng nấc nghẹn ngào
Mẹ tuy khuất núi vẫn đau cuối trời…
Trần Cương
Loạt bài về “Trại Giam Cổng Trời” (qua lời nhân chứng) của biên tập viên Mặc Lâm – RFA – được mở đầu bằng lời của giáo sư Phùng Văn Tại:
“Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện… Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh... Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi….”Cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi này ở đâu, vậy Trời? Ngó bộ cao à nha. Mà cao thiệt, theo như Mặc Lâm cho biết:
“Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ. Điểm đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.”Người tù Trần Nhật Kim, tác giả cuốn Cuộc Chiến Chưa Tàn cho biết thêm:
”Từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36 cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số. Qua đỉnh núi, phía bên kia là biên giới. Mặt trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao. Một vùng đất rộng sau trại được dùng làm nghĩa trang mang tên ‘đồi Bà Then’ nơi vùi lấp những người xấu số. Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế.”
Và cuộc sống bên trong Cổng Trời đã được ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những người tù nổi tiếng nhất miền Bắc, tóm gọn như sau:
“Trại này có truyền thuyết là ‘vào thì không ra’, đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.”Cái cách mà “lò sát sinh bí mật” này “chôn vùi” con người, xem chừng, cũng giản đơn thôi. Trước hết là giá rét. Hãy nghe Mặc Lâm so sánh:
“Những trang sách trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr Soltzhenitsyn diễn tả cái lạnh giá mà người tù nước Nga phải chịu đựng suốt mùa đông đã đánh động con tim nhân loại bao nhiêu, thì khi nghe người tù trại giam Cổng Trời kể lại chính bản thân họ chịu đựng cái lạnh của đất trời Hà Giang sẽ khiến người nghe chạnh lòng đến rơi lệ bấy nhiêu.”Rồi đến đói khát:
-”Ăn thì ăn đói không có gì cả. Đói điên cuồng, đói quá hóa điên. Ai trải qua rồi thì mới thấy nó khủng khiếp. Có những thanh niên không chịu được đói đập đầu vào tường để tự tử. Có người dùng mảnh chai cắt veine để cho máu chảy ra mà chết. Tôi chứng kiến nhiều trường hợp như thế, đói một cách kinh khủng.” (Nguyễn Chí Thiện)Và đòn cuối là sự cách ly:
- “Chúng tôi đói đến nỗi phải sàng phân mà ăn. Là vì ăn hạt bo bo của Ấn Độ, mà bo bo thì cứng lắm thanh niên như tôi mà nhai còn nhủng nhẳng thì huống chi mấy ông già, nhai kỹ bao nhiêu thì vẫn còn phân nửa. Một nửa còn lại nguyên si nó vào xong nó lại đi ra. Mà phân thì lại không có mắm muối, cá thịt gì nên không hôi thối. Do đó các người đói quá sau khi những người tù đi ngoài thì họ vào họ xúc phân đó. Những toán đi ra ngoài đồng đem xuống suối rửa sạch rồi hầm lại và ăn lại cái bo bo đó!” (Đặng Chí Bình)
“Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài.Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…” (Nguyễn Hữu Đang)Cổng Trời được giải toả, vào năm 1978, trước khi Trung Cộng tấn công Việt Nam. Tù nhân được chuyển về trại Thanh Cẩm. Đây là một tin vui giữa giờ tuyệt vọng – vẫn theo như ghi nhận của Mặc Lâm:
“Cái ngày nó bị xóa sổ đến rất bất ngờ và những tù nhân trong trại chào đón tin này với một niềm hân hoan tột độ. Người tù biết rằng mặc dù họ không được trả tự do nhưng sẽ không phải tiếp tục sống trong cái địa ngục trần gian này. Hy vọng đó đã làm cho hầu hết tù nhân thắp lại niềm tin sống sót mà bao nhiêu năm qua đã tắt ngúm trong lòng họ.”Những kẻ sống sót này, mãi cho đến hôm nay, vẫn “chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.” Tuy thế, theo lời Mặc Lâm:
“Chưa từng có người nào đứng ra đòi công lý khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính mình ra lệnh đàn áp và vì vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.”Cơn lốc cách mạng Xô Viết đã qua. Tuy thế, cú “trượt” của những người cộng sản Việt Nam, xem chừng, vẫn còn dài lắm – theo như tin đã loan, của RFI, nghe được vào hôm 17 tháng 1 năm 2012:
…..
“Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đình họ trong và ngoài nước. Đã sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.”
“Từ giữa năm 2011 đến những ngày cuối năm, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ người bất ngờ, không thông qua các thủ tục được pháp luật quy định. Trong số những người bị bắt, có nhiều người theo đạo Thiên chúa.”Blogger Hoàng Quân cho biết thêm:
“ Khi bắt, không có văn bản giấy tờ của bất cứ cơ quan trách nhiệm nào. Điểm chung tiếp theo là, kể từ khi bị bắt, gia đình thân nhân họ không được thông báo bất cứ thông tin nào, ngay cả khi gia đình họ đôn đáo tìm hỏi khắp nơi thì các cơ quan từ địa phương đến chóp bu đều chối quanh, hoặc chỉ nói lòng vòng.”Nghe cứ y như lời tường thuật của ông Kiều Duy Vĩnh, một người tù ở Cổng Trời, hồi giữa thế kỷ trước:
“Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.Tuy thế, theo Mặc Lâm:
Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết…”
“So với Kiều Duy Vĩnh thì người tù Lưu Nam còn bi thảm hơn, ông không bao giờ được gặp mặt gia đình cho tới khi chết mặc dù con cái hết lòng tìm kiếm. Con trai của ông là ông Lưu Đức Tâm kể:Không biết còn bao nhiêu người khác (nữa) cũng đã “mất tích”, theo kiểu tương tự, ở trại Cổng Trời. Dù vậy, sự tàn bạo và bất nhân – của chế độ hiện hành – không vì vậy mà ngưng lại. Ở Việt Nam, hiện nay, vẫn có hàng ngàn (hay hàng vạn?) người vợ và người mẹ ngày đêm, tất tả ngược xuôi, tìm kiếm chồng con – một cách vô vọng – nơi những trại tù không tên, như trại Cổng Trời, hồi năm mươi năm trước.
“Ông bố ở trại giam Quyết Tiến ở Hà Giang, còn gọi là trại giam Cổng Trời. Trong 10 năm đó gia đình không có tin tức gì thì dẫu biết cũng không thể đi thăm được. Cho đến năm 1961 gia đình nhận được một bức thư của ông cụ gửi về nên mới biết ở trại đó.
Lúc bấy giờ gia đình cũng không có điều kiện để ra đi thăm được bởi vì mẹ ở nhà ốm đau bệnh tật, con cái thì còn nhỏ thành ra không đi thăm được, cho nên có gửi lên cho ông bố một ít quà qua cái địa chỉ đó. Gửi bằng con đường bưu điện nhưng không biết ông cụ có nhận được hay không, tới năm 1962 thì ông cụ mất...”
Có người, mãi cho đến khi nhắm mắt vẫn không có cơ hội nhìn thấy lại được mặt con – theo như tin vừa loan của VRNs:
“ Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ của phóng viên Paulus Lê Sơn đã qua đời lúc 5:00, sáng nay, ngày 21.04.2012, tại Thanh Hoá. Trong tháng 2 năm 2012 vừa qua, khi luật sư Trần Thu Nam báo tin mẹ của Paulus Lê Sơn lâm trọng bệnh, những người bạn đã đưa bà Maria Đỗ Thị Tần ra Hà Nội chữa trị. Nhiều người hảo tâm và chuyên môn đã góp công góp của lo chữa chạy cho bà. Khi trở về lại Thanh Hoá, tình trạng sức khoẻ của bà có cải thiện hơn. Nhưng do đau buồn lâu ngày, vì người con duy nhất và vô tội của của mình bị bắt giam cách bất công, sức khoẻ bà yếu dần. Khi lâm trọng bệnh, bà Maria mong gặp Lê Sơn và mong con bình an, dù phải như thế nào.”
Tưởng Năng Tiến
4/2012
Điếu Cày giữa buổi giao thời
Tôi vốn lo xa, và đôi khi, xa quá. Đã có lúc, tôi đề nghị kiếp sau, nếu có dịp gặp lại nhau, chúng ta nên bỏ cái lối chào hỏi (xã giao) hiện nay đi. Nghe nhà quê chết mẹ:
“Xin được vô phép hỏi thăm, anh chị từ đâu đến?”
“Thưa bà, bà thuộc quốc tịch nào thế ạ?”
“Còn ông, quê quán ở đâu?”
Kể từ khi chúng ta có mặt trên quả đất này, hình dạng của những lục địa đã nhiều lần thay đổi, nói chi tới mấy chuyện lẻ tẻ, nhỏ nhặt (và lặt vặt) cỡ như biên giới của những quốc gia. Bởi thế, những câu trả lời cũng như những câu hỏi (vớ vẩn) vừa nêu đều có vẻ hơi… ngớ ngẩn:
“Thưa tôi người Chiêm Thành, còn cô bạn gái của tôi đây người Chân Lạp.”
“Còn tôi là công dân thành Nhã Điển (Athens) ạ.”
Đối đáp như thế, nghe mất… sướng! Hẹp hòi, và nặng tính chất địa phương, thấy rõ. Đã vậy, nó còn có thể khiến người đối thoại bối rối. Chiêm Thành, Chân Lạp, Nhã Điển… đều thuộc những nền văn minh đã lụi tàn, hay bị hủy diệt từ lâu.
Bởi vậy, tôi xin có ý kiến là chúng ta nên chào hỏi nhau theo cách khác – bỏ hẳn mọi ý niệm liên quan đến không gian đi, cho nó thoáng:
“Xin được vô phép hỏi thăm, bà thuộc niên đại nào thế ạ?”
“Thưa cô, cô có thể vui lòng cho biết, thời đại của cô tên chi không?”
“Thưa, tôi sống vào thời Băng Hà.”
“Còn em thì sinh vào thời Đồ Đá Cũ.”
“Chúng em cũng thế nhưng hơi lui về phía sau một tí, giai đoạn Trung Thạch Khí đấy ạ.”
“Dạ cháu thì sinh sau đẻ muộn hơn nhiều, cháu là người thời Trung Cổ.”
Gần gũi hơn, chúng ta dám có dịp ngồi nhậu (sương sương) vài ly và bàn chuyện nghệ thuật với Leonardo da Vinci, hay Michelangelo Buonarroti của thời Phục Hưng. Gần hơn nữa, bạn có thể chitchat hay tếch tiết hay tranh luận với những người bạn thuộc thời đại Thông Tin.
Nhân loại, tất nhiên, không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau (cười ha hả) nhẩy cà tưng cà tưng – nhịp nhàng – qua từng thời đại. Theo ước tính của Survival International, hiện nay chỉ riêng ở Brazil và Peru, đã có đến hơn 50 bộ lạc (trong số hàng trăm, rải rác khắp nơi trên thế giới) vẫn đang sinh sống ở giai đoạn văn minh của Thời Săn Bắt.
Có những nơi heo hút quá, ánh sáng văn minh không soi rọi tới nên con người bị cô lập và trở nên… lạc hậu. Cũng có những nơi mà cư dân (rất có thể) vì cảm thấy đời sống “văn minh hiện đại” không thích hợp mấy với “tạng” của họ, nên từ chối tham dự cuộc chơi. Ở vài nơi khác, người ta nhất định ngoảnh mặt với tất cả những sinh hoạt chung (của đa phần nhân loại) hoặc tỏ ra dị ứng với mọi sự đổi thay, chỉ vì sợ thiệt thòi đến… quyền lợi cá nhân hay phe nhóm của mình!
Tôi hay hình dung ra cảnh một thằng cha đầu bù tóc rối, tay cầm một cái chầy hay cái vồ gì đó, đang tha thẩn giữa rừng, bỗng hớn hở và hăm hở, tồng ngồng chạy tuột vào hang, ôm chầm lấy vợ,… nói không kịp thở:
“Honey à…”
“Dạ, em đây anh…”
“Nổi lửa lên liền đi, nướng bậy cái gì đó để nhậu lai rai nha… Anh sẽ hú anh Tư với anh Năm qua uống (chơi) vài xị để ăn mừng…”
Con mẻ, thất vọng ra mặt, cố nén thở dài nhưng bẳn gắt thấy rõ:
“Trời, tưởng gì chớ lại bầy chuyện nhậu nữa hả! Sao cứ nhậu liền liền vậy kìa? Ðêm qua mấy ông mới xỉn gần chết, ói mửa tùm lum, hang động còn hôi rình đây nè!”
“Thì hôm qua là happy birthday của em, mình cũng phải này nọ chút đỉnh (với người ta) cho nó vui chớ. Bữa nay là chuyện khác, quan trọng hơn nhiều.”
“Chuyện gì mà dữ thần vậy cà?”
“Mình biết sao không? Anh mới gặp ông Tám ở ngoài bìa rừng á, thằng chả cho hay bắt đầu từ 12 giờ khuya đêm nay là toàn thể nhân loại sẽ bước qua một thời đại mới – tới thời Đồ Đồng rồi đó nha.”
“Ý trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Như vậy là chết (bà) tui rồi. Cái cối đá, cái ghế đá, cái giường đá, cái bàn đá, cái gối đá… mới mua tuần rồi, toàn là đồ xịn và đồ hiệu, không sale một cắc, mắc thấy mẹ luôn. Vậy mà hết đêm nay là kể như sẽ demoder ráo trọi. Qua thời Đồ Đồng thì đồ đá rớt giá là cái chắc. Tui thiệt hại cả triệu Mỹ kim tới nơi chớ đâu phải ít, vui vẻ gì mà mấy ông đòi nhậu nhẹt ăn mừng? Dẹp, dẹp hết…!”
Ở bình diện quốc gia, không ít những vị Lãnh Tụ Anh Minh, những Người Cầm Lái Vĩ Đại … của cả một dân tộc cũng có lối ứng xử thô lỗ hoặc bầy tỏ một thái độ (rất) nặc nô tương tự – khi quyền lợi của họ bị đụng chạm vì sự đổi thay, của thế thời.
Vào những năm cuối của thế kỷ trước, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21, tạp chí xuất bản phát hành từ miền Nam, California, đã có nhận xét như sau:
“Tiến bộ là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nắm quyền, tình trạng này đang diễn ra tại Việt Nam. Có gần hai triệu đảng viên và những người cộng tác với họ chia nhau các chức vụ và bổng lộc từ trên xuống dưới. Nếu kinh tế tư doanh phát đạt thì hệ thống phân phối ảnh hưởng và lợi lộc đó bị thiệt hại. Nếu nhiều công ty tư doanh đi vào thị trường thì một hãng độc quyền là ‘công ty Đảng’ sẽ không cạnh tranh nổi. Nhiều ý kiến mới được nói, được nghe thì ‘Giáo hội Ðảng’ sẽ mất thiêng. Vì vậy họ gọi quá trình đó là ‘diễn biến hòa bình’, phải ngăn ngừa và tiêu diệt!”Vào thời điểm này ở Việt Nam chưa có những nhân vật đấu tranh đòi hỏi cải cách, và đông đảo những blogger như hiện nay. Đây là những tác nhân đang làm suy yếu vai trò độc quyền thông tin của nhà nước. Họ cũng đang tạo ra được những đối lực đáng kể – theo như nhận xét của một nhân vật vừa vượt thoát khỏi xứ sở này:
(Vương Hữu Bột, “Trở ngại của tiến bộ”, Thế Kỷ 21, tháng 6 năm 98)
“Nhưng tiếng nói của các blogger … đã thực sự trở thành một luồng thông tin phản biện đa dạng, nhanh nhạy, sắc sảo, phản ánh muôn mặt đời sống chính trị xã hội văn hóa của Việt Nam. Và trong nhiều trường hợp, tiếng nói của họ thực sự có sức mạnh đến nỗi nhà nước Việt Nam buộc lòng phải thay đổi, chỉnh sửa một số vụ việc cụ thể... Cho đến giờ phút này, thời điểm của năm 2010, giới blogger Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về sự phát triển cũng như những gì mình đã, đang và sẽ đóng góp cho quá trình dân chủ hóa Việt Nam.” (Câu chuyện của blogger Điếu Cày. Song Chi – RFA’s log).
Trước tình trạng đó, nhà đương cuộc Hà Nội đã có những phản ứng rất vụng về và thô lỗ. Xin đơn cử một thí dụ về trường hợp của một công dân Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải – người đã bị áp bức và bắt giam từ nhiều năm nay.
Ông Hải là một blogger, thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, với bút danh Điếu Cày, bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2008. Lý do (chính) vì đã kêu gọi và tham dự biểu tình, để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ở Việt Nam, những quyền căn bản của con người như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận… đều được hiến pháp thừa nhận (cho có lệ) nhưng chưa bao giờ được thực thi. Tệ trạng này đã được hầu hết mọi người chấp nhận, hay cam chịu, từ hơn nửa thế kỷ nay.
Điếu Cày không thuộc vào số đông vừa kể. Ông và một số bằng hữu đã công nhiên thực hiện quyền công dân của mình, bằng nhiều phương cách. Hành động của họ bị coi là “khiêu khích” vì đã làm mất sự “ổn định xã hội,” theo quan điểm của những người cầm quyền ở Vịêt Nam.
Do đó, Điếu Cầy đã bị bắt giam. Sau khi mãn hạn tù, thay vì được phóng thích, ông bị đưa đi dấu kín ở một nơi. Đúng một năm sau, kể từ khi blogger Điếu Cày bị tiếp tục bị giam giữ trái phép – vào ngày 23 tháng 10 năm 2011 – người ta đọc được những lời “tha thiết kêu gọi” như sau trên trang Dân Làm Báo:
“… nhiều anh chị em blogger trong nước đã khởi xướng việc vận động gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.
Dân Làm Báo mong bạn bè trong thôn góp phần vào nỗ lực này để tranh đấu đòi lại tự do cho anh Điếu Cày bằng cách tham gia vào danh sách những người đứng tên trong thư. Xin các bạn gửi họ tên, địa chỉ, điện thoại về hộp thư mothermushroom@gmail.com.”
Theo ngôn ngữ hàn lâm thì ông Nguyễn Hoàng Hải là một nạn nhân giữa buổi giao thời: thời Thông Tin versus thời Cách Mạng. Còn theo như cách nói của thường dân thì Hải Điếu Cày là nạn nhân của một thời đại mới: Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn là thời Đồ Đểu!
Tưởng Năng Tiến
6/2008
Điếu Cày Giữa Thời Thổ Tả
Nhạc sĩ Châu Kỳ là tác giả của nhiều bài ca (rất) sến. Không tin, xin nghe Tuấn Vũ chơi thử một bài – Bỏ Phố Lên Rừng:
Người xót xa buồn lắm phải không?
Không sao lại bỏ phố lên rừng
Đi làm mây cao trên đèo vắng.
Trời vào đông có chạnh lòng?
Ông Lữ Phương (nguyên) thứ trưởng Bộ Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thì không hề làm nhạc sến, cũng không ca nhạc sến bao giờ, chỉ trải qua một kinh nghiệm sống (hơi) hao hao sến. Năm 1967, không biết vì xót xa buồn lắm chuyện chi mà (khi khổng khi không) ổng … lại bỏ phố lên rừng!
Bốn mươi mốt năm sau, phóng viên Ánh Nguyệt đã có cuộc nói chuyện với ông Lữ Phương – nghe được qua RFI, vào ngày 22 tháng 08 năm 2008 – xoay quanh cuốn bút ký “Những Chuyến Ra Đi,” với lời giới thiệu (có phần hơi cường điệu, và không được mạch lạc gì cho lắm) về tác giả, như sau:
“Một thanh niên miền Nam lớn lên được hun đúc bằng lòng yêu nước và lý tưởng đã quyết định dấn thân vào cuộc phản kháng chống lại cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vấn đề không bình yên về tinh thần mà anh nhận ra qua cuộc dấn thân ấy là sự sai biệt giữa lý tưởng và thực tế. Anh vẫn giữ nguyên ý nghĩa sự chọn lựa ban đầu của mình là không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước và điều đó khiến anh vẫn còn là bạn đường của những người cộng sản, nhưng trong những năm tháng sống với họ qua cuộc chiến đấu chung ấy trong chiến khu, mặc dù đã vào Đảng rồi anh vẫn thấy lạc lõng trong cái không khí ý thức hệ và văn hoá do Đảng tạo ra, những điều đó là xa lạ với tính cách của anh, có phần đi ngược lại với cả cái lý tưởng mà anh ấp ủ. Sự rạn nứt đó đã giằng xé tâm thức và trở thành cái chủ đề của bút kí ‘Những chuyến ra đi.’ Một bút kí thể hiện sự khắc khoải của một con người đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời sống. Các sự kiện lịch sử được kể ra ở đây chỉ là những chất liệu qua đó tác giả bộc lộ những suy nghiệm về bản thân trong quá trình dấn thân tìm hiểu đời sống trong cái hiện thực sần sùi khốc liệt của nó. Một sự bộc lộ tiêu biểu cho thái độ của một số trí thức ‘khuynh tả’ xuất hiện ở miền Nam sau 1954”.Sau 1975, sau khi “Mỹ cút,” ở Việt Nam xuất hiện “một lớp trí thức khuynh tả khác.” Họ cũng được “hun đúc bằng lòng yêu nước” và cũng “quyết định dấn thân.” Sự khác biệt chỉ ở điểm là thay vì “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước” (như lớp ông Lữ Phương, ngày trước) họ “không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo” của người Tầu vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cầy, là “một sự bộc lộ tiêu biểu” cho thái độ này.
Để thực hiện lý tưởng của mình ông Lữ Phương đã bỏ phố lên rừng, hay còn gọi (một cách ít lãng mạn, và đỡ sến hơn) là … nhẩy núi. Trong cuốn bút kí thượng dẫn, nơi trang 56 và 57, có mấy đoạn thế này:
“Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!”Quá trình chống Mỹ của ông Lữ Phương, ngó bộ, cũng không “sần sùi” hay “khốc liệt” gì cho lắm. Ông ra đi nơi này vẫn thế. Bà nhà “ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh,” và “được mọi người quen biết (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn) hết lòng giúp đỡ và che chở.” Và dù ông đã nhất định quên tình riêng “đi vào máu lửa để tìm kiếm một thứ ý nghĩa chung cuộc cho đời” nhưng vợ, con, em út, cháu chắt … vẫn vô (bưng) thăm hỏi tưng bừng – “lúc nhúc một đoàn” đông hết biết luôn! Nói dại, và nói đại, lỡ ông Lữ Phương có hai hay ba bà vợ và cũng xin cơ quan để được liên hệ với những gia đình còn lại thì bà Hai cũng như bà Ba – hổng chừng – cũng dám đã có mặt ở chiến khu, y như bà Cả vậy!
“Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen ‘chính trị hoá’ mọi quan hệ xã hội.”
Chuyện chống Tầu của ông Nguyễn Văn Hải, xem ra, có phần vất vả hơn chút xíu. Ổng không vô bưng mà lại vô tù; đã thế, vợ con, dù đã làm giấy tờ ly dị, vẫn cứ bị vô số những chuyện lôi thôi và rắc rối với … Chính Quyền Cách Mạng! Bức thư của bà Dương Thị Tân, vợ (cũ) ông Điếu Cầy, viết ngày 2 tháng 12 năm 2010 mà chúng tôi xin ghi lại nguyên văn dưới đây nói lên (phần nào) những sự kiện vô cùng ti tiện, bẩn thỉu, và hạ cấp trong vụ việc này:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
THƯ TỐ CÁO
Kính gởi: – Ông Nguyễn Chí Thành – Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh
- Ông Lê Hồng Anh – Bộ trưởng Bộ Công an
- Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
- Ông Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Đồng kính gởi: – Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, những bạn bè thân
hữu quan tâm đến vụ việc.
Tôi tên: Dương Thị Tân, hiện ngụ tại số nhà 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi gửi thư này đến các ông tố cáo những sự việc mà trong thời gian qua chính quyền (cụ thể là Cơ quan ANĐT Công an TPHCM) đã gây ra cho gia đình tôi như sau:
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 12/2008, tôi và chồng cũ của tôi là ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) có bị Tòa án nhân dân TPHCM xử 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” cộng với mức tiền phạt gần 900 triệu đồng + gần 40 triệu đồng tiền lãi.
Đau đớn vì bị oan ức, tôi tìm hiểu nguyên nhân và được biết, sở dĩ có vụ án oan này là do chồng cũ của tôi (ông Nguyễn Văn Hải) vào ngày 16/12/2007 và ngày 19/1/2008 có tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đất và chiếm 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam nên Công an TPHCM đã bắt giữ. Theo lời của Thiếu tá Nguyễn Văn Long (tên gọi khác là Hoàng, tự xưng là Đội trưởng Đội điều tra chống bạo động) thì không thể quy kết ông Nguyễn Văn Hải tội biểu tình nên mới phải dùng tội danh “trốn thuế” mặc dù tội danh này cũng không có bằng chứng. Và cũng theo lời một số cán bộ khác của Cơ quan An ninh điều tra thì “nếu không bắt ông Hải sẽ làm mích lòng Trung Quốc, vì Trung Quốc là nước lớn, nếu không được hài lòng thì sẽ có chiến tranh”.
Thưa các ông!
Tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường, một mình tôi phải nuôi dạy các con đang tuổi học hành điều đó với tôi cũng đã là quá sức. Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện kẻ nào bán đất và kẻ nào bán đảo, nhưng để bắt giữ cho bằng được ông Nguyễn Văn Hải, cơ quan Công an và Tòa án đã quy chụp cho chúng tôi tội danh mà chúng tôi không hề phạm phải, tuyên phạt tôi 18 tháng tù treo, 18 tháng quản chế tại địa phương cộng với một số tiền quá lớn. Sau vụ đó, họ giải thích cho tôi rằng: “Vì lợi ích quốc gia nên mong chị cố gắng chịu đựng”.
Chuyện tưởng như đã xong, bình an sẽ trở lại với gia đình tôi thì bỗng dưng vào các ngày 13- 14- 15- 16 tháng 5/2009 Cơ quan an ninh điều tra lại liên tục cho gọi tôi lên thẩm vấn với nội dung: Bắt tôi cam kết không được cho 2 người quen ở nhờ trong căn nhà số 84D Trần Quốc Toản (phường 8, quận 3) mà tôi và ông Nguyễn Văn Hải là đồng sở hữu, đồng thời bắt tôi cam kết không được trả lời phỏng vấn hoặc nói chuyện với bạn bè khi họ hỏi thăm chuyện bị giam giữ, sức khỏe của ông Hải hay chuyện cuộc sống của mẹ con tôi. Quá ngạc nhiên vì những điều vô lý mà Công an đưa ra, tôi có hỏi lại họ rằng: “Tài sản của tôi, tôi có quyền quyết định hay không? Chuyện của gia đình tôi, tôi có được kể hay không? Tôi làm như vậy thì có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm điều khoản nào trong pháp luật nhà nước?”. Tôi hỏi nhiều lần với những người thẩm vấn tôi hôm đó, cụ thể là: Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Mẫn, Nguyễn Văn Hưng…. Nhưng thay vì trả lời cho tôi rõ thì Nguyễn Văn Long (Hoàng) còn lớn tiếng nạt nộ: “Sẽ kiếm chuyện ép bằng được con mẹ này, cho tù thêm 5 năm nữa. Sẽ có đủ người, đủ thời gian để làm việc với nó nhiều lần”, v.v…
Sự việc vẫn không dừng tại đó. Vào ngày 20/10/2010 vừa qua, khi thời hạn tù giam của ông Hải kết thúc, tôi thuê một chiếc xe để đi đón ông Hải tại trại giam Xuân Lộc vào lúc 5 giờ sáng. Khi tôi bắt đầu lên xe thì có một tốp khoảng 20 người gồm cả Công an mặc sắc phục và mặc thường phục xông ra chặn đầu xe không cho xe chạy rồi yêu cầu tôi phải về Công an làm việc. Bất bình vì những người này không đưa ra được bất cứ lý do gì chính đáng biện minh cho hành vi cản trở quyền tự do đi lại của tôi nên tôi nói rõ cho họ biết rằng “Bây giờ mới 5 giờ sáng, không một cơ quan nào làm việc vào giờ này, hơn nữa tôi không vi phạm pháp luật, không ai có quyền cản trở hay bắt giữ tôi”. Một Công an tên Bình hô to: “Tôi đại diện cho pháp luật, đại diện cho tám mươi mấy triệu dân yêu cầu chị về Công an làm việc”. Tức cười cho kiểu “đại diện” ngô nghê, tôi quay trở lên nhà thì một số người mặc thường phục ra lệnh cho khoảng 8 người vừa Công an vừa dân phòng của phường 6 quận 3 chạy theo lôi kéo, bẻ quặt tay chân tôi quăng vào xe. Bất bình, đau đớn, tôi la lên thì lập tức những cùi chỏ thúc mạnh vào họng, vào ngực, thậm chí họ còn đánh đập, dùng sức nặng của họ đè cả lên người tôi khi ở trong xe Công an.
Tại Công an phường 6, từ sáng đến gần trưa Công an liên tục yêu cầu tôi phải giao tư trang cá nhân cho họ. Tôi từ chối thì Nguyễn Văn Long ra lệnh cho thuộc cấp xông vào bẻ giật cánh khủy tay tôi ra sau treo lên cho những tên khác thò tay vào lục soát trong người tôi lấy hết tư trang gồm tiền và điện thoại di động cá nhân (V9) mà không có lệnh khám xét, không lập biên bản khám xét cũng như thu giữ tài sản của tôi. Khi bọn chúng giở trò hành xử côn đồ với tôi, thì Nguyễn Minh Mẫn lấy điện thoại di động của Mẫn ra quay phim lại.
Trong khi tôi đang bị khống chế, bắt giữ trái phép tại Công an phường 6 quận 3, thì tại nhà tôi Công an cử nhiều người ngồi chặn hết các cửa ra vào không cho các con tôi được ra khỏi nhà đi học (ngày đó con gái tôi phải thi học kỳ 3 môn).
Đầu giờ chiều ngày 20/10/2010, từ Công an phường 6 lại diễn ra màn trấn áp tiếp theo áp giải tôi về nhà để bắt đầu một cuộc “càn quét” vô cùng khủng khiếp. Các con tôi từ sáng đã bị giam giữ trong nhà đến lúc này bắt đầu hoảng loạn, la khóc khi Công an đập phá khóa cửa để vào nhà. Không phá được khóa, bọn họ đập cửa kính, mảnh kính bắn tứ tung vào người mẹ con tôi khiến ai cũng bị đứt da chảy máu.
Khi phá được cửa họ lại “ào ào như sôi” tràn vào nhà lục xét mọi xó xỉnh, ngóc ngách, tìm kiếm, bươi moi. Tôi yêu cầu cho tôi biết lý do khám xét thì người mặc sắc phục đeo bảng tên Đại tá Trần Văn Cống mới đọc cho tôi nghe tờ giấy gọi là “lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Hải” và ông Trần Văn Cống là người được ủy quyền chủ trì thi hành lệnh. Tôi phản đối lệnh khám xét trái pháp luật này vì nơi đây từ nhiều năm nay là nhà riêng của tôi, không phải “nơi ở của Nguyễn Văn Hải”, nhưng đã 2 lần họ viện lý do khám xét “nơi ở của Nguyễn Văn Hải” để khám xét nhà riêng của tôi. Đã 3 năm qua, ông Hải không qua đây thăm con vì bị giam giữ tại các trại giam của Công an, nên muốn khám xét các người phải đến trại giam mới đúng. Ông Cống nói: “Chúng tôi biết hết, biết tất cả, nhưng đây là lệnh chúng tôi phải thi hành”. Khi rút đi họ mang theo của con tôi 2 bộ máy vi tính để bàn, 1 máy tính xách tay, một số thiết bị nghe nhạc và một số đĩa ghi hình ảnh kỷ niệm gia đình.
Ngày 28/10/2010, Cơ quan ANĐT CATPHCM triệu tập con tôi là Nguyễn Trí Dũng đến trụ sở (số 4 Phan Đăng Lưu) để kiểm tra đồ vật thu giữ. 3 giờ chiều cùng ngày, biên bản được lập với nội dung ghi rõ: “không tìm thấy tài liệu liên quan” nhưng đến hôm nay (02/12/2010) tài sản cá nhân và phương tiện học tập của các con tôi vẫn không được Công an trả lại.
Thưa các ông!
Những điều tôi tóm tắt sơ lược trên đây chỉ là một số trong vô số các hành vi mà chính quyền và CA TPHCM đã hành xử bất công, thô bạo, vô đạo đức và coi thường pháp luật đối với bản thân tôi, với ông Nguyễn Văn Hải và các con của chúng tôi.
- Bất công là cột buộc cho chúng tôi tội chúng tôi không vi phạm rồi phạt tù, phạt tiền, công khai cướp tài sản (căn hộ số 9/3, chung cư 17 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1) khi chúng tôi đang mua bán bằng giấy tay mà chưa kịp chuyển quyền sử dụng. Khi được hỏi về việc này, đại tá Trần Tiến Tùng có trả lời: “Ai bảo mua bán trái pháp luật”. Xin thưa, việc mua bán nhà giấy tay dù chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nhưng không có nghĩa là nhà nước cấm vì nó diễn ra công khai với đa phần nhà hóa giá.
- Vô đạo đức là hành xử dã man, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của tôi, của ông Nguyễn Văn Hải và các con tôi. Con tôi đã 2 lần bị chận đánh ngoài đường, gây thương tích (có người chứng kiến). Bản thân tôi cũng bị chận đánh nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Hải từng “được” Trung tá Hoàng Trọng Dũng (An ninh CA TPHCM) nghênh ngang tuyên bố: “Đánh để bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy, đánh cho mất khả năng đàn ông, chích cho lây nhiễm AIDS, làm cho suy kiệt mà chết”. Nhà tôi từng bị cột cửa bên ngoài nhiều lần vào các ngày 8/3/2010, 11/3/2010, 13/3/2010 và 22/10/2010 khi các con tôi đang ở bên trong. (Ngày 13/3/2010 tôi có lên CAP8 quận 3 trình báo sự việc 4 lần nhưng CAP8 quận 3 không xuống xem xét và giải quyết).
Trong cuộc sống, gia đình tôi không gây thù chuốc oán, chính quyền địa phương chưa một lần phải xử lý về vấn đề gì, thì tại sao giờ này bản thân ông Hải, tôi (Dương Thị Tân, người luôn được Cơ quan Công an nói rằng “không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến ông Hải”) và các con của chúng tôi luôn bị đe dọa đến mạng sống, các con tôi còn bị tước đi quyền được đi học, thi cử một cách tùy tiện, trái pháp luật (cả 2 cháu đều bị nhiều lần). Điều đáng nói là những việc làm vô nhân đó lại được một bộ phận người khi hành động luôn luôn nhấn mạnh rõ ràng: “Chúng tôi là CAND đang làm nhiệm vụ theo lệnh của cấp trên”, luôn luôn tự nhận họ “đại diện cho luật pháp”, “đại diện cho nhân dân”. Họ hành động và hò hét như thể họ được “miễn dịch” với luật pháp, hay họ là một thế lực được luật pháp bảo kê. Tất cả những việc xảy ra đó được một số cán bộ Công an lý giải một cách đơn giản khi tôi hỏi họ tại sao, họ trả lời: “Tại vì ông Hải. Tại vì ông Hải không biết lượng sức mình, tại vì ông Hải dám nói đến biển đảo, đất liền bị mất trong khi nhà nước chưa nói”, v.v… Tất cả cán bộ Công an mà tôi đã từng tiếp xúc không một người nào không nói như vậy (tôi còn nhớ rõ từng người).
Thưa các ông!
Vậy thì đã rõ. Một người như ông Nguyễn Văn Hải đã vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, đã hy sinh một phần tuổi trẻ cho đất nước mà chưa một lần đòi hỏi, kể công. Một người có lương tri biết đau trước nỗi đau Tổ quốc bị xâm chiếm, trước quốc nạn tham nhũng mà nói lên tiếng nói của chính nghĩa thì không có lý do gì để phải bị cầm tù và bị đối xử tàn nhẫn bởi chính cái đất nước mà ông Nguyễn Văn Hải đã ra sức bảo vệ. Gia đình và người thân ông Hải cũng không có lý do gì phải chịu sự trả thù của một bộ phận người luôn lấy sức mạnh của chính quyền để khủng bố, đe dọa người dân lương thiện, luôn nhân danh công lý để che đậy sự nhỏ nhen hèn nhát của lương tâm mình.
Thưa các ông!
Thư này gửi tới các ông với yêu cầu chính đáng trả lại tài sản cho gia đình tôi để các con tôi có phương tiện học tập, yêu cầu chấm dứt mọi sự đe dọa, khủng bố tinh thần đối với gia đình tôi. Đồng thời không đối xử thô bạo với ông Nguyễn Văn Hải hiện đang bị Công an giam giữ, vì cho đến thời điểm hiện tại (02/12/2010) gia đình tôi vẫn không được biết ông Hải đang bị giam ở đâu và không được gởi quà thăm nuôi. Cán bộ tiếp dân chỉ giải thích là “theo yêu cầu của Cơ quan điều tra không cho gởi đồ thăm nuôi” là một hình thức khủng bố tinh thần, làm suy kiệt sức khỏe ông Hải, trái với Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ (khoản 1 Điều 26 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam).
Với tinh thần cầu thị, mong rằng mọi yêu cầu của tôi không rơi vào im lặng, và luật pháp cần phải được tôn trọng để những người dân thấp cổ bé miệng như chúng tôi hiểu đúng về cụm từ “Tự do – Hạnh phúc” trong một đất nước có pháp quyền.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/12/2010
Nay kính thư!
(đã ký)
Dương Thị Tân
Sự việc, nghĩ cho cùng, chả qua chỉ là thời vận. Ông Lữ Phương may mắn vì chống Mỹ đúng nơi và đúng lúc. Cái lúc mà nửa phần đất nước vẫn còn có kỷ cương và hiến pháp. Cái hiến pháp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy có vẻ ọp ẹp và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ thân nhân, gia đình và vợ con của ông Lữ Phương thoát khỏi những đòn thù ti tiện, bẩn thỉu và hạ cấp của những kẻ tiểu nhân – nếu có – vào thời điểm đó!
Ông Điếu Cầy, tiếc thay, không được sự may mắn tương tự. Ông chống Tầu không đúng nơi và cũng chả đúng thời. Cái nơi mà ông vẫn ngỡ là quê hương xứ sở của mình thật ra đang bị âm mưu bán đứng, và cái thời của ông – như chúng tôi đã có dịp đề cập trong một bài viết trước – là Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi một cách bỗ bã hơn, theo cách nói của những blogger ở Việt Nam, là Thời Đồ Đểu hay Thời Thổ Tả!
Tưởng Năng Tiến
12/2010
No comments:
Post a Comment