Thăm Lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Lương An Cảnh
Nếu
không có người hướng dẫn, không thể nào tôi tìm được đường vào Nghĩa
Trang Quân Đội Biên Hòa. Trước 75, tôi có dịp đến đây làm Lễ Truy Điệu
vào những ngày lễ lớn hay an táng các vị Tướng lãnh từ trần.
Trước kia khi có dịp qua đây, mọi người đều bị thu hút bởi vẻ uy nghi của tượng đồng Tiếc Thương trên một bệ cao cạnh xa lộ với tư thế suy tư sau cuộc hành quân mệt mỏi, súng gác ngang đùi, mắt hướng vào cõi xa xăm, một tác phẩm rất giá trị về ý nghĩa lẫn nghệ thuật và tạo nhiều huyền thoại trong dân chúng sống gần đó, hay những người thường qua lại vào lúc ban đêm.
Bên cạnh là con đường rộng rợp bóng cây dẫn đến Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ.
Nay tất cả đều bị hủy diệt không còn để lại dấu tích. Thay vào đó là những dãy nhà chen chúc mang bảng hiệu thương mại kinh doanh. Đường vào nghĩa trang bị thu hẹp lại thành một con đường nhỏ như các hẻm trong khu lao động. Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ này bị bỏ hoang không ai chăm sóc, cây cỏ mọc um tùm. Điều khôi hài là ngay bậc thang đầu tiên có một tấm bảng lớn với hàng chữ ‘’Cấm Chụp Hình’’. Dường như đó là một dấu hiệu phổ thông, hiện diện khắp nơi của chế độ cộng sản, mặc dù thực tế chẳng có gì quan trọng để phải cấm. Chung quanh nơi này được bao bọc bởi những bức tường cao làm cho ta có cảm tưởng Nghĩa Trang rộng lớn trước kia chỉ còn sót lại duy nhất nơi này thôi.
Người tài xế rẽ trái vào một con đường nhỏ hơn, lồi lõm, dọc theo những bức tường cao bao quanh những biệt thự lớn, nhà lầu có lẽ do những cán bộ gộc chiếm hữu. Đi ngang qua hãng làm gạch, đến một bức tường có cổng nhỏ đủ cho một chiếc xe vào. Những ngôi mộ hiện ra. Ngay lập tức có hai anh bộ đội xuất hiện, chận xe hỏi đi đâu? Do kinh nghiệm lần trước, vì kém thông minh nên tôi đã không được cho vào.
Lần này tôi liền đưa một ‘’tờ giấy phép có hình Bác’’ và nói vào thắp nhang cho thân nhân. Anh bộ đội liền đổi ngay thái độ, vui vẻ cho xe vào, hỏi tên thân nhân và cho anh ta biết nằm ở khu nào? Tôi không biết trả lời ra sao, nhưng tôi nhớ lại trước 75, một nhạc viên trong ban nhạc của tôi là một người Miên, chết ngày 30.3.1975, đúng vào ngày Nam Vang lọt vào tay Khmer Đỏ, một tháng trước Sài Gòn bị mất. Tôi liền trả lời tìm mộ Thượng Sĩ Sơn Xuân, vì lâu quá nên không nhớ khu nào, để tôi định hướng mới có thể nhớ lại được. Tôi xin phép chụp vài tấm hình. Anh ta bảo chụp gần đây thôi không nên đi xa, nếu các sĩ quan họ thấy, kiểm soát có hình chụp tại đây, máy của anh sẽ bị tịch thu.
Tôi định đi bộ vào bên trong, nhưng ngay lúc ấy có một anh chạy Honda đến hỏi tôi muốn đến khu nào anh sẽ dẫn đi, và tự giới thiệu là người dọn dẹp trong nghĩa trang. Nhưng theo tôi, có lẽ anh là người có nhà gần đây, khi thấy người lạ vào thì đến hướng dẫn và chở đi để kiếm tiền chứ không phải là người có trách nhiệm chăm sóc trong khu này như anh ta tự giới thiệu. Nhớ có lần được đọc một bài viết về nghĩa trang có nói đến Thanh Minh hay Tết, tôi ngậm ngùi nhớ lại nghĩa cửa của một số anh em thương phế binh của chúng ta tổ chức dọn dẹp hay tu bổ lại những ngôi mộ bị hư hại cho đồng đội mình ngày xưa.
Sau khi chụp một số hình chung quanh, tôi bảo anh chở tôi vào khu chôn cấp Tướng. Tại đây chỉ còn lại hai ngôi mộ của Tướng Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Huy Ánh. Những ngôi mộ cấp Tướng khác chỉ còn lại nền và cột xi măng. Tôi hỏi khu cấp Tướng trước kia có bao nhiêu ngôi mộ, anh cho biết có sáu. Nhìn bia mộ của hai vị Tướng Phước và Tướng Ánh chỉ ghi ngày sinh và ngày chết, không còn ghi cấp bậc, dấu xi măng chung quanh tấm bia trám lại rất thô sơ. Có thể bia đã bị đập phá, hay việt cộng ra lệnh cho thân nhân làm lại như hiện nay.
Tại nơi này, trước kia Ban Quân Nhạc chúng tôi cùng toán chào kính của Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân đã đưa tiễn người đầu tiên là Tướng Đỗ Cao Trí và người cuối cùng là Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Riêng Tướng Hiếu bị chết một cách mờ ám không bao lâu trước ngày miền Nam bị cưỡng chiếm.
Theo lời người trong gia đình cho biết, khi còn sống Tướng Trí thường nói:
‘’Lúc sống, ông cùng anh em binh sĩ luôn luôn sát cánh, sống chết có nhau nơi chiến trường, vì thế khi chết ông muốn cùng nằm bên cạnh anh em binh sĩ’’.
Trước Tướng Trí, khi có một vị Tướng lãnh nào tử trận, gia đình họ thường chôn một nơi nào đó hay đem vào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, một nơi sang trọng dành cho các giới có chức quyền và giàu có. Tuy không nói ra, nhưng nhiều người đều có chung một ý nghĩa Nghĩa Trang Quân Đội lúc bấy giờ dành cho binh sĩ hay sĩ quan cấp thấp, không mang ý nghĩ cao quí như Nghĩa Trang Arlington của Mỹ, người được chôn nơi đó mang danh dự quốc gia và được Tổ Quốc tri ân. Khi thân nhân Tướng Trí nói ra ý nguyện của ông, các cấp lãnh đạo bấy giờ rất vui mừng, chỉ thị chọn một khu đất cao, địa điểm tốt để dành nơi an nghỉ cho các Tướng lãnh sau này.
Việc dọn dẹp khu đất, đào huyệt giao cho Công Binh phụ trách. Khi mọi việc đã hoàn tất, vợ Tướng Trí đến xem địa điểm và dẫn theo một ông thầy địa lý. Ông này cho rằng, địa điểm và phong thủy nơi này không tốt, đề nghị chọn một khu khác, các giới chức có trách nhiệm cũng phải chiều theo. Vì thời gian gấp rút, đất Biên Hòa rất hô cứng toàn đá đỏ nên toán công binh phải làm việc cả ngày đêm. Hôm sau, mọi đơn vị có trách nhiệm về đám tang phải có mặt tại địa điểm để biết vị trí của mình. Còn tôi theo ông Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân để biết địa điểm của mình. Theo nghi lễ, một nghi lễ Quốc Táng, quan tài phải được di chuyển trên thiết vận xa M113 và di chuyển trên một đoạn đường dài cho công chúng chiêm ngưỡng.
Theo vị sĩ quan Thiết Giáp có trách nhiệm di chuyển quan tài, nhược điểm của xe này là hay bị giật rất mạnh khi quanh cua vì một dây xích thắng lại và dây bên kia vẫn cào mặt đường chạy tới, nếu không khéo, quan tài để trên có thể bị đổ xuống.
Tài xế phải lái thăm dò trước đoạn đường sẽ đi qua, nhất là khi vào nghĩa trang.
Đang đứng trên khu đất này, nếu anh dẫn đường không cho biết đây là khu dành cho cấp Tướng, tôi cũng không nhận ra vì không còn một dấu vết quen thuộc nào lúc mình có mặt tại đây mấy mươi năm trước. Tôi hỏi thường có nhiều người đến viếng mộ thân nhân không? Anh cho biết, mộ Tướng Phước và Tướng Ánh năm nào cũng có thân nhân từ ngoại quốc về thăm, nhưng trông gia đình có vẻ nghèo.
Theo tôi nghĩ, có lẽ anh cho rằng Việt kiều thì người nào cũng nhiều tiền, xài sộp, mà những người nào không cho anh ta nhiều nên anh cho rằng họ nghèo chăng. Anh chỉ cho tôi một nền xi măng và nói, đây là nền của ngôi mộ Tướng Đỗ Cao Trí. Khi thân nhân bốc mộ, họ đào lên được một mề đay bằng vàng rất lớn, dầy cả phân. Tôi cười thầm vì anh này chẳng biết gì cả, có lẽ đây là một trong những huy chương của Tướng Trí mà gia đình chôn theo và chẳng có huy chương nào làn bằng vàng thật cả.
Nhìn chung, tuy không được sạch sẽ khang trang như những ngôi mộ liệt sĩ được chăm sóc chu đáo của việt cộng, nhưng không đến nỗi hoang phế như những tầm hình của một anh bạn bên Mỹ về thăm năm rồi. Có những ngôi mộ đất được đắp cao, cỏ cũng tương đối sạch, không um tùm hoang phế. Tôi còn đang suy nghĩ thì anh dẫn đường cho biết, sau hội nghị APEC vừa qua, có một đoàn quay phim của Mỹ từ Hà Nội vào đây quay suốt ngày. Thì ra nhờ thế nên Nghĩa Trang mới sạch sẽ dễ coi một chút. Hoặc có thể những ngôi mộ phía ngoài thì như thế, vì có nhiều người thường tới lui, còn những ngôi mộ sâu ở phía trong thì chưa biết thế nào! Tôi hỏi anh, có bao nhiêu ngôi mộ còn lại đây, anh ta cho biết còn khoảng 50.000 và đã ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu! con số 50.000 cũng không đúng, có lẽ đây là 1 error typing-TQGO chú)
Qua chuyến thăm vừa qua, cá nhân tôi có một ý nghĩ: Nếu anh em mình có dịp về, cố gắng thu xếp ghé qua thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trong giây lát, trước là thắp vài nén nhang để tưởng nhớ đến đồng đội cũ đã hy sinh vì Tự Do, nay không biết họ còn thân nhân đến thăm viếng hay chăm sóc mộ phần của họ hay không. Điểm quan trọng hơn là cho bên kia thấy, dù họ cố ngụy trang, làm lu mờ dấu tích cũ, tưởng như đã bị hủy diệt, nhưng chúng ta cũng tới lui thường xuyên nên họ sẽ không dám xóa đi. Cũng như những nhà tranh đấu hiện nay, họ rất dè dặt và không dám quá mạnh tay với những người nổi tiếng mọi người đều biết. Còn những người mà tên tuổi chưa ai biết đến, họ đối xử rất tàn bạo.
Trường hợp Nghĩa Trang Biên Hòa cũng thế, nếu chúng ta không chú ý tới, lần lần chúng có những hành động thăm dò như phá hủy dần những khu hoang phế ít người chăm sóc. Nếu chúng ta không quan tâm và im lặng, không lên tiếng, đến ngày nào đó, may ra chỉ còn lại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ trơ trọi như hiện nay thôi.
Nhân đây, tôi xin trình bày một vài điều mà tôi được biết về Tướng Trí và Tướng Hiếu để rộng đường dư luận.
Cái chết của Tướng Trí và Tướng Hiếu cho đến nay vẫn còn trong vòng bí ẩn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên có một vài điểm trùng hợp, nếu chúng ta chịu khó để ý đến. Vị Tướng nào có chức vụ ở Quân Đoàn 3, đều phải là người thân tín tuyệt đối của Tổng Thống đương nhiệm, vì mỗi khi có đảo chánh hay chống đảo chánh, lực lượng chính vẫn là Quân Đoàn 3. Khi chết, Tướng Trí và Tướng Hiếu đều ở Quân Đoàn 3: Tướng Trí là Tư Lệnh, Tướng Hiếu là Tư Lệnh Phó. Trước khi chết, cả hai đều có liên hệ mật thiết hay lời nói và cử chỉ thân mật với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.
Trước khi chết, Tướng Hiếu được Phó Tổng Tổng Thống đề cử giữ chức vụ Trưởng Ban Điều Tra Bài Trừ Tham Nhũng. Bỗng nhiên có tin Tướng Hiếu chết tại văn phòng làm việc vì súng bị cướp cò. Khi tin này loan ra, hầu hết giới quân nhân đều cảm thấy buồn cười, vì ông ta là Tướng chứ không phải tân binh quân dịch dễ dàng để súng cướp cò.
Nhà Tướng Hiếu nằm trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Chúng tôi vào đó làm nghi lễ tại nhà, khi xong phải di chuyển trước lên nghĩa trang chờ đợi đoàn xe chở quan tài. Khi quẹo vào, thấy một đoàn xe 3 chiếc, chiếc trước là Quân Cảnh dẫn đường, kế đến là một xe màu đen gắng bảng sao cấp Tướng, kế đến là một xe Dodge bố trí đại liên và quân nhân hộ tống. Khi quan tài tới nơi, lễ nghi tiến hành, các vị Tướng lãnh mặc đại lễ đang đọc điếu văn và chia buồn cùng gia đình, thì bỗng nhiên, một chiếc trực thăng đáp xuống cạnh tượng Tiếc Thương, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, mặc đồ trận, đội bê-rê thiết giáp bước xuống trực thăng lên xe màu đen, xe Quân Cảnh hụ còi dẫn đường, xe hộ tống theo sau chạy vào địa điểm tang lễ. Mấy vị Tướng hiện diện đưa tay chào, ông chào lại, nhìn qua nhìn lại, không ai biết ông đang suy nghĩ gì hay cảm thấy lạc lõng mà chẳng nói tiếng nào. Ông liền trở lại xe, còi quân cảnh lại hụ để đưa ông ra trực thăng, mặc dù trong nghĩa trang đường vắng tanh, không có chiếc xe nào. Ông lại lên trực thăng, đoàn xe không có ông lại trực chỉ về Biên Hòa. Mọi người cùng nhìn nhau tỏ vẻ chưng hửng, quả là một màn trình diễn uy quyền vô duyên.
Riêng trường hợp của Tướng Trí, sau tai nạn máy bay, dư luận cho rằng có bàn tay của Mỹ nhúng vào, nhưng điều đó vẫn còn là một nghi vấn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng.
Năm 1996, Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang dưỡng bệnh ở Long Island, có một người thân đến thăm.
Trong lúc nói chuyện, người này có đề cập đến những chuyện đã xảy ra nhưng chưa ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu!)
Câu chuyện như sau: Một hôm, trong lúc chuẩn bị ra về khi sắp hết giờ làm việc, bỗng có một Tướng Mỹ, Cố Vấn ở Bộ Tổng Tham Mưu bước vào hỏi ông có hay tin gì chưa? Ông trả lời chưa, thì vị này cho biết, Tổng Thống Thiệu cho Tướng Trí thay thế ông vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng hiện nay. Tướng Viên nói như vậy rất tốt, đúng theo nguyện vọng của ông vì ông đã xin nghỉ nhiều lần rồi mà Tổng Thống cứ hứa nhưng chưa chấp thuận. Một hôm Tướng Trí vào gặp Phó Tổng Thống Hương, trong lúc đề cập đến việc gì không biết, Tướng Trí có nói câu: ‘’Cần việc gì Cụ cứ cho biết, con sẽ ủng hộ Cụ hết mình’’.
Sau đó quyết định chức Tổng Tham Mưu Trưởng không thấy đâu, nhưng có tin là Tướng Trí sẽ về nhậm chức Tư Lệnh Vùng 4. Tướng Trí kiểm chứng lại thì thấy tin đó đúng sự thật, ông liền xin gặp Tổng Thống Thiệu. Ông nói: ‘’Tổng Thống hứa cho tôi chức Tổng Tham Mưu Trưởng nay lại đưa tôi về Vùng 4. Nếu như vậy tôi ở lại làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 như cũ còn hơn’’. Tổng Thống Thiệu im lặng. Sau đó trong một chuyến thị sát mặt trận, tướng Trí bị chết vì tai nạn máy bay.
Lương An Cảnh (SA)
Một chuyến về thăm quê hương cuối năm 2006
Ông từng là trung úy thủy quân lục chiến phục vụ tại Việt Nam, đoạt nhiều huy chương cao quý trong chiến đấu kể cả huy chương Navy Cross. Ông đại diện một tiểu bang nhiều người Việt sinh sống; “khu Eden” nằm trong tiểu bang Virginia. Vợ ông là người Việt Nam, và ông nói rành tiếng Việt.
Chuyến đi đầu tiên của ông trong tư cách thượng nghị sĩ năm 2007 chẳng hạn, hay chuyến đi mới đây vào tháng 8 năm nay khi chuyện biển Ðông và quan hệ với Trung Quốc đang nóng bỏng, đều được báo chí đưa tin dồn dập.
Nhưng chuyến đi cuối năm 2008 đặc biệt thầm lặng. Báo chí ít đưa tin, và văn phòng ông cũng không đưa ra một thông cáo báo chí nào. Việc ông viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa được giữ kín từ đó tới khi công điện ngoại giao bị Wikileaks tung ra.
Trong bức công điện, Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax cho biết, chính nhờ ông Webb được phép viếng nghĩa trang mà nhân viên lãnh sự được trở lại nơi này lần đầu tiên kể từ đầu năm 2007.
Thượng Nghị Sĩ Webb tới Sài Gòn ngày 29 tháng 12, và ngay hôm đó đi thăm nghĩa trang. Theo lời TLS Fairfax, chính quyền cho phép ông Web tới viếng nơi này vì “nguyện vọng cá nhân” của ông, và với điều kiện được xem là một chuyến đi “riêng tư,” không có nhân viên chính quyền nào đi theo. Thượng Nghị Sĩ Webb đồng thời cũng tới thăm một nghĩa trang liệt sĩ của quân đội cộng sản.
Nhại theo tựa cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens, TLS Fairfax đặt tựa cho đoạn viết về hai nghĩa trang này là “A Tale of Two Cemeteries” – “Chuyện của hai nghĩa trang” để so sánh giữa một bên là nghĩa trang liệt sĩ được bảo toàn đẹp đẽ (ông dùng chữ “immaculate” – sạch không một vết nhơ) với tình trạng của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.
Theo hồ sơ của Việt Nam Cộng Hòa, tính tới ngày 30 tháng 4, 1975, có khoảng 16,000 ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang, được dự trù xây cho 30,000 mộ. Trong số này, có một nửa đã kịp xây mộ bia bằng xi măng, còn một nửa thì chưa.
Tới nay, có khoảng 12,000 mộ, “trong nhiều tình trạng khác nhau” trên miếng đất 58 hectares này. Năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân khu 7, chuyển cho chính quyền địa phương, đổi tên lại thành nghĩa trang Bình An.
Phải tới khi đó, công điện viết, “nhiều gia đình vào được để sửa sang mộ bị hư hỏng.” Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Webb tới viếng, “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang, hoặc xây lại”. Có cả những người mở quán trước cửa nghĩa trang, họ nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp người nhà tìm mộ của thân nhân.
Nhưng, ngoài những ngôi mộ được gia đình quan tâm sang sửa riêng, còn lại thì nghĩa trang tàn phế. Tổng Lãnh Sự Fairfax miêu tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi những mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang, và đường đi chỉ là đất với sỏi.”
Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, “cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo lấn hoàn toà”n
Ðền Tử Sĩ trên đồi cũng hoang phế: “Một vài con bò nhởn nhơ gặm có trong lúc Thượng Nghị Sĩ Webb và nhân viên tòa lãnh sự đi xem đền trên đỉnh đồi.”
Một nhóm người, có thể là nhân viên nghĩa trang hoặc là an ninh theo dõi, lặng lẽ đi theo đoàn nhưng không can thiệp.
Họp mặt với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch Thành phố Lê Hoàng Quân, TNS Webb nêu vấn đề cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong lúc khen Sài Gòn tiến bộ nhiều về kinh tế, ông kể chuyện ông đến Sài Gòn thời thập niên 1990 (lúc đó ông làm cố vấn thương mại cho các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam), công viên đối diện khách sạn New World, tức bùng binh Phù Ðổng Thiên Vương, đầy rẫy cựu chiến binh miền Nam vô gia cư đi ăn xin, mà nay ông chứng kiến người dân Sài Gòn tuôn ra đó vui vẻ mừng đá banh thắng Thái Lan.
Ông khuyến khích chính quyền giảng hòa với cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội cũ. Cả hai nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Và cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
––––––
Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
TRƯỚC TIÊN TÔI XIN LỔI ANH VÌ ĐÃ KHÔNG GỞI TRÃ ANH SỐ TIỀN TÔI ĐÃ MƯỢN VÌ TÔI KHÔNG GẶP ANH T,TRINH Ỡ VN NHƯ TÔI ĐÃ CÓ HỨA VỚI ANH , NAY TÔI ĐÃ TRỠ VỀ ÚC NÊN EMAIL XIN ANH XÁC NHẬN ĐỊA CHỈ ĐỂ TÔI GỞI HOÀN LẠI SỐ TIỀN ĐÓ + $100 CHO QUĨ TƯƠNG TRỢ ANH EM NKT VÀ SAU ĐÓ TÔI CỦNG CÓ VÀI VẤN ĐỀ MUỐN TÕ BÀI CÙNG ANH , SỰ THẬT LÀ LÚC TÔI VỀ VN LÀM TỪ THIỆN MỔ MẮT CƯỜM VÀ PHÁT XE LĂN CHO MỌI NGƯÒI+TPB( CÓ ANH VỸ VÀ ANH M.MẠNG GIÚP MỘT TAY ).
SAU 2 TUẦN LÀM TỪ THIỆN Ỡ SAIGON TÔI TRỠ VỀ THĂM CHA MẸ VỢ Ở BẾN TRE , TÔI VỀ VÀO KHOÃNG SAU 5 GIỜ CHIỀU VÀ TÔI CÓ TRÌNH BÁO VỚI CHÁNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SÁNG HÔM SAU LÊN ĐĂNG KÝ TRÊN XÃ NHƯNG KHOÃNG 11.30 TỐI HÔM ĐÓ THÌ 4 TÊN CÔNG AN ẬP VÀO BẮT TÔI VÀ LÀM BIÊN BẢN RỒI GIẢI TÔI LÊN PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN 3 TUẦN Ở QUÊ VỢ TÔI KHÔNG ĐƯỢC ĐI ĐÂU VÀ BỊ GỌI LÊN THÊM 4 LẦN NỮA ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ HỌ CÓ NÓI RẰNG NẾU LẦN SAU TÔI CÓ VỀ THÌ PHẢI TỰ ĐỘNG RA PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ TRÌNH DIỆN CHỨ KHÔNG ĐỢI HỌ GỌI( TÔI CÒN GIỮ BẢN PHOTO BIÊN BẢN ĐÊM HỌ BẮT TÔI)ANH VỸ CỦNG BIẾT ĐIỀU ĐÓ VÀ CHÚNG TÔI CỦNG KHÔNG ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC VỚI NHAU VÌ CHÚNG ĐANG THEO DỎI TỪ MỌI HÀNH ĐỘNG VÀ MỌI SỰ LIÊN LẠC CỦA TÔI.
NAY TÔI THÔNG BÁO CHO ANH BIẾT ĐỂ ANH CẢNH BÁO VỚI CÁC ANH VỀ CHUYỆN NGHĨA TRANG NẾU KHÔNG SẼ LỌT VÀO CÁI BẨY CỦA BỌN VC ĐÃ VÀ ĐANG GIĂNG RA , NẾU CÁC ANH CÓ VỀ VÀ MUỐN GHÉ THĂM NTQDBH THÌ TÊN TUỔI CỦA MÌNH SẼ ĐƯỢC LƯU LẠI SỔ "BÌA ĐEN" CỦA CHỦNG NÓ.
THÂN MẾN CHÀO ANH VÀ CHÚC GIA ĐÌNH ANH ĐƯƠC MỌI AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
KHANH HUYNH
Trước kia khi có dịp qua đây, mọi người đều bị thu hút bởi vẻ uy nghi của tượng đồng Tiếc Thương trên một bệ cao cạnh xa lộ với tư thế suy tư sau cuộc hành quân mệt mỏi, súng gác ngang đùi, mắt hướng vào cõi xa xăm, một tác phẩm rất giá trị về ý nghĩa lẫn nghệ thuật và tạo nhiều huyền thoại trong dân chúng sống gần đó, hay những người thường qua lại vào lúc ban đêm.
Bên cạnh là con đường rộng rợp bóng cây dẫn đến Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ.
Nay tất cả đều bị hủy diệt không còn để lại dấu tích. Thay vào đó là những dãy nhà chen chúc mang bảng hiệu thương mại kinh doanh. Đường vào nghĩa trang bị thu hẹp lại thành một con đường nhỏ như các hẻm trong khu lao động. Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ này bị bỏ hoang không ai chăm sóc, cây cỏ mọc um tùm. Điều khôi hài là ngay bậc thang đầu tiên có một tấm bảng lớn với hàng chữ ‘’Cấm Chụp Hình’’. Dường như đó là một dấu hiệu phổ thông, hiện diện khắp nơi của chế độ cộng sản, mặc dù thực tế chẳng có gì quan trọng để phải cấm. Chung quanh nơi này được bao bọc bởi những bức tường cao làm cho ta có cảm tưởng Nghĩa Trang rộng lớn trước kia chỉ còn sót lại duy nhất nơi này thôi.
Người tài xế rẽ trái vào một con đường nhỏ hơn, lồi lõm, dọc theo những bức tường cao bao quanh những biệt thự lớn, nhà lầu có lẽ do những cán bộ gộc chiếm hữu. Đi ngang qua hãng làm gạch, đến một bức tường có cổng nhỏ đủ cho một chiếc xe vào. Những ngôi mộ hiện ra. Ngay lập tức có hai anh bộ đội xuất hiện, chận xe hỏi đi đâu? Do kinh nghiệm lần trước, vì kém thông minh nên tôi đã không được cho vào.
Lần này tôi liền đưa một ‘’tờ giấy phép có hình Bác’’ và nói vào thắp nhang cho thân nhân. Anh bộ đội liền đổi ngay thái độ, vui vẻ cho xe vào, hỏi tên thân nhân và cho anh ta biết nằm ở khu nào? Tôi không biết trả lời ra sao, nhưng tôi nhớ lại trước 75, một nhạc viên trong ban nhạc của tôi là một người Miên, chết ngày 30.3.1975, đúng vào ngày Nam Vang lọt vào tay Khmer Đỏ, một tháng trước Sài Gòn bị mất. Tôi liền trả lời tìm mộ Thượng Sĩ Sơn Xuân, vì lâu quá nên không nhớ khu nào, để tôi định hướng mới có thể nhớ lại được. Tôi xin phép chụp vài tấm hình. Anh ta bảo chụp gần đây thôi không nên đi xa, nếu các sĩ quan họ thấy, kiểm soát có hình chụp tại đây, máy của anh sẽ bị tịch thu.
Tôi định đi bộ vào bên trong, nhưng ngay lúc ấy có một anh chạy Honda đến hỏi tôi muốn đến khu nào anh sẽ dẫn đi, và tự giới thiệu là người dọn dẹp trong nghĩa trang. Nhưng theo tôi, có lẽ anh là người có nhà gần đây, khi thấy người lạ vào thì đến hướng dẫn và chở đi để kiếm tiền chứ không phải là người có trách nhiệm chăm sóc trong khu này như anh ta tự giới thiệu. Nhớ có lần được đọc một bài viết về nghĩa trang có nói đến Thanh Minh hay Tết, tôi ngậm ngùi nhớ lại nghĩa cửa của một số anh em thương phế binh của chúng ta tổ chức dọn dẹp hay tu bổ lại những ngôi mộ bị hư hại cho đồng đội mình ngày xưa.
Sau khi chụp một số hình chung quanh, tôi bảo anh chở tôi vào khu chôn cấp Tướng. Tại đây chỉ còn lại hai ngôi mộ của Tướng Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Huy Ánh. Những ngôi mộ cấp Tướng khác chỉ còn lại nền và cột xi măng. Tôi hỏi khu cấp Tướng trước kia có bao nhiêu ngôi mộ, anh cho biết có sáu. Nhìn bia mộ của hai vị Tướng Phước và Tướng Ánh chỉ ghi ngày sinh và ngày chết, không còn ghi cấp bậc, dấu xi măng chung quanh tấm bia trám lại rất thô sơ. Có thể bia đã bị đập phá, hay việt cộng ra lệnh cho thân nhân làm lại như hiện nay.
Tại nơi này, trước kia Ban Quân Nhạc chúng tôi cùng toán chào kính của Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân đã đưa tiễn người đầu tiên là Tướng Đỗ Cao Trí và người cuối cùng là Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Riêng Tướng Hiếu bị chết một cách mờ ám không bao lâu trước ngày miền Nam bị cưỡng chiếm.
Theo lời người trong gia đình cho biết, khi còn sống Tướng Trí thường nói:
‘’Lúc sống, ông cùng anh em binh sĩ luôn luôn sát cánh, sống chết có nhau nơi chiến trường, vì thế khi chết ông muốn cùng nằm bên cạnh anh em binh sĩ’’.
Trước Tướng Trí, khi có một vị Tướng lãnh nào tử trận, gia đình họ thường chôn một nơi nào đó hay đem vào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, một nơi sang trọng dành cho các giới có chức quyền và giàu có. Tuy không nói ra, nhưng nhiều người đều có chung một ý nghĩa Nghĩa Trang Quân Đội lúc bấy giờ dành cho binh sĩ hay sĩ quan cấp thấp, không mang ý nghĩ cao quí như Nghĩa Trang Arlington của Mỹ, người được chôn nơi đó mang danh dự quốc gia và được Tổ Quốc tri ân. Khi thân nhân Tướng Trí nói ra ý nguyện của ông, các cấp lãnh đạo bấy giờ rất vui mừng, chỉ thị chọn một khu đất cao, địa điểm tốt để dành nơi an nghỉ cho các Tướng lãnh sau này.
Việc dọn dẹp khu đất, đào huyệt giao cho Công Binh phụ trách. Khi mọi việc đã hoàn tất, vợ Tướng Trí đến xem địa điểm và dẫn theo một ông thầy địa lý. Ông này cho rằng, địa điểm và phong thủy nơi này không tốt, đề nghị chọn một khu khác, các giới chức có trách nhiệm cũng phải chiều theo. Vì thời gian gấp rút, đất Biên Hòa rất hô cứng toàn đá đỏ nên toán công binh phải làm việc cả ngày đêm. Hôm sau, mọi đơn vị có trách nhiệm về đám tang phải có mặt tại địa điểm để biết vị trí của mình. Còn tôi theo ông Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân để biết địa điểm của mình. Theo nghi lễ, một nghi lễ Quốc Táng, quan tài phải được di chuyển trên thiết vận xa M113 và di chuyển trên một đoạn đường dài cho công chúng chiêm ngưỡng.
Theo vị sĩ quan Thiết Giáp có trách nhiệm di chuyển quan tài, nhược điểm của xe này là hay bị giật rất mạnh khi quanh cua vì một dây xích thắng lại và dây bên kia vẫn cào mặt đường chạy tới, nếu không khéo, quan tài để trên có thể bị đổ xuống.
Tài xế phải lái thăm dò trước đoạn đường sẽ đi qua, nhất là khi vào nghĩa trang.
Đang đứng trên khu đất này, nếu anh dẫn đường không cho biết đây là khu dành cho cấp Tướng, tôi cũng không nhận ra vì không còn một dấu vết quen thuộc nào lúc mình có mặt tại đây mấy mươi năm trước. Tôi hỏi thường có nhiều người đến viếng mộ thân nhân không? Anh cho biết, mộ Tướng Phước và Tướng Ánh năm nào cũng có thân nhân từ ngoại quốc về thăm, nhưng trông gia đình có vẻ nghèo.
Theo tôi nghĩ, có lẽ anh cho rằng Việt kiều thì người nào cũng nhiều tiền, xài sộp, mà những người nào không cho anh ta nhiều nên anh cho rằng họ nghèo chăng. Anh chỉ cho tôi một nền xi măng và nói, đây là nền của ngôi mộ Tướng Đỗ Cao Trí. Khi thân nhân bốc mộ, họ đào lên được một mề đay bằng vàng rất lớn, dầy cả phân. Tôi cười thầm vì anh này chẳng biết gì cả, có lẽ đây là một trong những huy chương của Tướng Trí mà gia đình chôn theo và chẳng có huy chương nào làn bằng vàng thật cả.
Nhìn chung, tuy không được sạch sẽ khang trang như những ngôi mộ liệt sĩ được chăm sóc chu đáo của việt cộng, nhưng không đến nỗi hoang phế như những tầm hình của một anh bạn bên Mỹ về thăm năm rồi. Có những ngôi mộ đất được đắp cao, cỏ cũng tương đối sạch, không um tùm hoang phế. Tôi còn đang suy nghĩ thì anh dẫn đường cho biết, sau hội nghị APEC vừa qua, có một đoàn quay phim của Mỹ từ Hà Nội vào đây quay suốt ngày. Thì ra nhờ thế nên Nghĩa Trang mới sạch sẽ dễ coi một chút. Hoặc có thể những ngôi mộ phía ngoài thì như thế, vì có nhiều người thường tới lui, còn những ngôi mộ sâu ở phía trong thì chưa biết thế nào! Tôi hỏi anh, có bao nhiêu ngôi mộ còn lại đây, anh ta cho biết còn khoảng 50.000 và đã ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu! con số 50.000 cũng không đúng, có lẽ đây là 1 error typing-TQGO chú)
Qua chuyến thăm vừa qua, cá nhân tôi có một ý nghĩ: Nếu anh em mình có dịp về, cố gắng thu xếp ghé qua thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trong giây lát, trước là thắp vài nén nhang để tưởng nhớ đến đồng đội cũ đã hy sinh vì Tự Do, nay không biết họ còn thân nhân đến thăm viếng hay chăm sóc mộ phần của họ hay không. Điểm quan trọng hơn là cho bên kia thấy, dù họ cố ngụy trang, làm lu mờ dấu tích cũ, tưởng như đã bị hủy diệt, nhưng chúng ta cũng tới lui thường xuyên nên họ sẽ không dám xóa đi. Cũng như những nhà tranh đấu hiện nay, họ rất dè dặt và không dám quá mạnh tay với những người nổi tiếng mọi người đều biết. Còn những người mà tên tuổi chưa ai biết đến, họ đối xử rất tàn bạo.
Trường hợp Nghĩa Trang Biên Hòa cũng thế, nếu chúng ta không chú ý tới, lần lần chúng có những hành động thăm dò như phá hủy dần những khu hoang phế ít người chăm sóc. Nếu chúng ta không quan tâm và im lặng, không lên tiếng, đến ngày nào đó, may ra chỉ còn lại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ trơ trọi như hiện nay thôi.
Nhân đây, tôi xin trình bày một vài điều mà tôi được biết về Tướng Trí và Tướng Hiếu để rộng đường dư luận.
Cái chết của Tướng Trí và Tướng Hiếu cho đến nay vẫn còn trong vòng bí ẩn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng. Tuy nhiên có một vài điểm trùng hợp, nếu chúng ta chịu khó để ý đến. Vị Tướng nào có chức vụ ở Quân Đoàn 3, đều phải là người thân tín tuyệt đối của Tổng Thống đương nhiệm, vì mỗi khi có đảo chánh hay chống đảo chánh, lực lượng chính vẫn là Quân Đoàn 3. Khi chết, Tướng Trí và Tướng Hiếu đều ở Quân Đoàn 3: Tướng Trí là Tư Lệnh, Tướng Hiếu là Tư Lệnh Phó. Trước khi chết, cả hai đều có liên hệ mật thiết hay lời nói và cử chỉ thân mật với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.
Trước khi chết, Tướng Hiếu được Phó Tổng Tổng Thống đề cử giữ chức vụ Trưởng Ban Điều Tra Bài Trừ Tham Nhũng. Bỗng nhiên có tin Tướng Hiếu chết tại văn phòng làm việc vì súng bị cướp cò. Khi tin này loan ra, hầu hết giới quân nhân đều cảm thấy buồn cười, vì ông ta là Tướng chứ không phải tân binh quân dịch dễ dàng để súng cướp cò.
Nhà Tướng Hiếu nằm trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Chúng tôi vào đó làm nghi lễ tại nhà, khi xong phải di chuyển trước lên nghĩa trang chờ đợi đoàn xe chở quan tài. Khi quẹo vào, thấy một đoàn xe 3 chiếc, chiếc trước là Quân Cảnh dẫn đường, kế đến là một xe màu đen gắng bảng sao cấp Tướng, kế đến là một xe Dodge bố trí đại liên và quân nhân hộ tống. Khi quan tài tới nơi, lễ nghi tiến hành, các vị Tướng lãnh mặc đại lễ đang đọc điếu văn và chia buồn cùng gia đình, thì bỗng nhiên, một chiếc trực thăng đáp xuống cạnh tượng Tiếc Thương, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, mặc đồ trận, đội bê-rê thiết giáp bước xuống trực thăng lên xe màu đen, xe Quân Cảnh hụ còi dẫn đường, xe hộ tống theo sau chạy vào địa điểm tang lễ. Mấy vị Tướng hiện diện đưa tay chào, ông chào lại, nhìn qua nhìn lại, không ai biết ông đang suy nghĩ gì hay cảm thấy lạc lõng mà chẳng nói tiếng nào. Ông liền trở lại xe, còi quân cảnh lại hụ để đưa ông ra trực thăng, mặc dù trong nghĩa trang đường vắng tanh, không có chiếc xe nào. Ông lại lên trực thăng, đoàn xe không có ông lại trực chỉ về Biên Hòa. Mọi người cùng nhìn nhau tỏ vẻ chưng hửng, quả là một màn trình diễn uy quyền vô duyên.
Riêng trường hợp của Tướng Trí, sau tai nạn máy bay, dư luận cho rằng có bàn tay của Mỹ nhúng vào, nhưng điều đó vẫn còn là một nghi vấn, chưa có câu giải đáp thỏa đáng.
Năm 1996, Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang dưỡng bệnh ở Long Island, có một người thân đến thăm.
Trong lúc nói chuyện, người này có đề cập đến những chuyện đã xảy ra nhưng chưa ...(bài đăng trên trang Giao Cảm bị thiếu!)
Câu chuyện như sau: Một hôm, trong lúc chuẩn bị ra về khi sắp hết giờ làm việc, bỗng có một Tướng Mỹ, Cố Vấn ở Bộ Tổng Tham Mưu bước vào hỏi ông có hay tin gì chưa? Ông trả lời chưa, thì vị này cho biết, Tổng Thống Thiệu cho Tướng Trí thay thế ông vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng hiện nay. Tướng Viên nói như vậy rất tốt, đúng theo nguyện vọng của ông vì ông đã xin nghỉ nhiều lần rồi mà Tổng Thống cứ hứa nhưng chưa chấp thuận. Một hôm Tướng Trí vào gặp Phó Tổng Thống Hương, trong lúc đề cập đến việc gì không biết, Tướng Trí có nói câu: ‘’Cần việc gì Cụ cứ cho biết, con sẽ ủng hộ Cụ hết mình’’.
Sau đó quyết định chức Tổng Tham Mưu Trưởng không thấy đâu, nhưng có tin là Tướng Trí sẽ về nhậm chức Tư Lệnh Vùng 4. Tướng Trí kiểm chứng lại thì thấy tin đó đúng sự thật, ông liền xin gặp Tổng Thống Thiệu. Ông nói: ‘’Tổng Thống hứa cho tôi chức Tổng Tham Mưu Trưởng nay lại đưa tôi về Vùng 4. Nếu như vậy tôi ở lại làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 như cũ còn hơn’’. Tổng Thống Thiệu im lặng. Sau đó trong một chuyến thị sát mặt trận, tướng Trí bị chết vì tai nạn máy bay.
Lương An Cảnh (SA)
Một chuyến về thăm quê hương cuối năm 2006
Wikileaks: Jim Webb bí mật thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
WESTMINSTER (NV) - Qua
các công điện ngoại giao của Mỹ bị Wikileaks công bố, tới bây giờ người
ta mới biết Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từng bí mật tới viếng Nghĩa Trang
Quân Ðội Biên Hòa trong chuyến đi Việt Nam năm 2008.
Thượng Nghị Sĩ Jim Webb và vợ, bà Hồng Lê Webb, trong buổi họp báo tại Hà Nội năm 2007 khi ông tới Việt Nam lần đầu tiên trong tư cách thượng nghị sĩ. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images) |
Chuyến viếng thăm nghĩa trang này tiết lộ trong công điện đề ngày 9 tháng 1, 2009 đánh đi từ tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn.
Những chuyến đi của TNS Jim Webb, đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, về Việt Nam thường được báo chí quan tâm, vì ông không chỉ là một vị dân cử cao cấp, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao và Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, mà còn có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.
Những chuyến đi của TNS Jim Webb, đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, về Việt Nam thường được báo chí quan tâm, vì ông không chỉ là một vị dân cử cao cấp, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao và Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, mà còn có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.
Ông từng là trung úy thủy quân lục chiến phục vụ tại Việt Nam, đoạt nhiều huy chương cao quý trong chiến đấu kể cả huy chương Navy Cross. Ông đại diện một tiểu bang nhiều người Việt sinh sống; “khu Eden” nằm trong tiểu bang Virginia. Vợ ông là người Việt Nam, và ông nói rành tiếng Việt.
Chuyến đi đầu tiên của ông trong tư cách thượng nghị sĩ năm 2007 chẳng hạn, hay chuyến đi mới đây vào tháng 8 năm nay khi chuyện biển Ðông và quan hệ với Trung Quốc đang nóng bỏng, đều được báo chí đưa tin dồn dập.
Nhưng chuyến đi cuối năm 2008 đặc biệt thầm lặng. Báo chí ít đưa tin, và văn phòng ông cũng không đưa ra một thông cáo báo chí nào. Việc ông viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa được giữ kín từ đó tới khi công điện ngoại giao bị Wikileaks tung ra.
Trong bức công điện, Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax cho biết, chính nhờ ông Webb được phép viếng nghĩa trang mà nhân viên lãnh sự được trở lại nơi này lần đầu tiên kể từ đầu năm 2007.
Thượng Nghị Sĩ Webb tới Sài Gòn ngày 29 tháng 12, và ngay hôm đó đi thăm nghĩa trang. Theo lời TLS Fairfax, chính quyền cho phép ông Web tới viếng nơi này vì “nguyện vọng cá nhân” của ông, và với điều kiện được xem là một chuyến đi “riêng tư,” không có nhân viên chính quyền nào đi theo. Thượng Nghị Sĩ Webb đồng thời cũng tới thăm một nghĩa trang liệt sĩ của quân đội cộng sản.
Nhại theo tựa cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens, TLS Fairfax đặt tựa cho đoạn viết về hai nghĩa trang này là “A Tale of Two Cemeteries” – “Chuyện của hai nghĩa trang” để so sánh giữa một bên là nghĩa trang liệt sĩ được bảo toàn đẹp đẽ (ông dùng chữ “immaculate” – sạch không một vết nhơ) với tình trạng của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.
Theo hồ sơ của Việt Nam Cộng Hòa, tính tới ngày 30 tháng 4, 1975, có khoảng 16,000 ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang, được dự trù xây cho 30,000 mộ. Trong số này, có một nửa đã kịp xây mộ bia bằng xi măng, còn một nửa thì chưa.
Tới nay, có khoảng 12,000 mộ, “trong nhiều tình trạng khác nhau” trên miếng đất 58 hectares này. Năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân khu 7, chuyển cho chính quyền địa phương, đổi tên lại thành nghĩa trang Bình An.
Phải tới khi đó, công điện viết, “nhiều gia đình vào được để sửa sang mộ bị hư hỏng.” Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Webb tới viếng, “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang, hoặc xây lại”. Có cả những người mở quán trước cửa nghĩa trang, họ nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp người nhà tìm mộ của thân nhân.
Nhưng, ngoài những ngôi mộ được gia đình quan tâm sang sửa riêng, còn lại thì nghĩa trang tàn phế. Tổng Lãnh Sự Fairfax miêu tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi những mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang, và đường đi chỉ là đất với sỏi.”
Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, “cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo lấn hoàn toà”n
Ðền Tử Sĩ trên đồi cũng hoang phế: “Một vài con bò nhởn nhơ gặm có trong lúc Thượng Nghị Sĩ Webb và nhân viên tòa lãnh sự đi xem đền trên đỉnh đồi.”
Một nhóm người, có thể là nhân viên nghĩa trang hoặc là an ninh theo dõi, lặng lẽ đi theo đoàn nhưng không can thiệp.
Họp mặt với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch Thành phố Lê Hoàng Quân, TNS Webb nêu vấn đề cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong lúc khen Sài Gòn tiến bộ nhiều về kinh tế, ông kể chuyện ông đến Sài Gòn thời thập niên 1990 (lúc đó ông làm cố vấn thương mại cho các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam), công viên đối diện khách sạn New World, tức bùng binh Phù Ðổng Thiên Vương, đầy rẫy cựu chiến binh miền Nam vô gia cư đi ăn xin, mà nay ông chứng kiến người dân Sài Gòn tuôn ra đó vui vẻ mừng đá banh thắng Thái Lan.
Ông khuyến khích chính quyền giảng hòa với cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội cũ. Cả hai nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Và cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
––––––
Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com
TRƯỚC TIÊN TÔI XIN LỔI ANH VÌ ĐÃ KHÔNG GỞI TRÃ ANH SỐ TIỀN TÔI ĐÃ MƯỢN VÌ TÔI KHÔNG GẶP ANH T,TRINH Ỡ VN NHƯ TÔI ĐÃ CÓ HỨA VỚI ANH , NAY TÔI ĐÃ TRỠ VỀ ÚC NÊN EMAIL XIN ANH XÁC NHẬN ĐỊA CHỈ ĐỂ TÔI GỞI HOÀN LẠI SỐ TIỀN ĐÓ + $100 CHO QUĨ TƯƠNG TRỢ ANH EM NKT VÀ SAU ĐÓ TÔI CỦNG CÓ VÀI VẤN ĐỀ MUỐN TÕ BÀI CÙNG ANH , SỰ THẬT LÀ LÚC TÔI VỀ VN LÀM TỪ THIỆN MỔ MẮT CƯỜM VÀ PHÁT XE LĂN CHO MỌI NGƯÒI+TPB( CÓ ANH VỸ VÀ ANH M.MẠNG GIÚP MỘT TAY ).
SAU ĐÓ CHÚNG TÔI BÀN KẾ HOẠCH CHO THÁNG 12 SẼ VỀ ĐỂ LO XÂY CẤT
CÁC NGÔI MỘ CÁC CHIẾN SĨ Ỡ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA , TÔI CÙNG NGƯỜI BẠN LÀ
ANH ĐỨC(AN NINH QUÂN ĐỘI) VÀ ANH VỸ ĐÃ ĐẾN TẬN NGHĨA TRANG ĐỂ XEM XÉT TÌNH HÌNH
THÌ MỚI BIẾT RÕ SỰ THẬT LÀ BỌN VC ĐÃ ĐỔI TÊN THÀNH NGHĨA TRANG NHÂN DÂN VÀ HỌ ĐÃ
XÂY TƯỜNG TẤT CẢ XUNG QUANH NGHĨA TRANG CHỈ CHỪA MỘT CỔNG VÀO CÓ VĂN PHÒNG VÀ
HÀNG CHỤC BẢO VỆ CANH GÁC , AI MUỐN VÀO THĂM THÌ PHẢI ĐĂNG KÝ GHI TÊN MÌNH VÀO
SỔ CỦA HỌ VÀ CHO HỌ BIẾT LÀ MỘ NÀO , TÊN GÌ VÀ NẾU ĐI VÀO THÌ HỌ SẼ CHO MỘT TÊN
BẢO VỆ ĐI THEO ĐỂ THEO DỎI MÌNH , CÒN NẾU MUỐN XÂY CẤT NGÔI MỘ NÀO THÌ PHẢI ĐĂNG
KÝ XIN GIẤY PHÉP CỦA THÀNH PHỐ THÌ MỚI ĐƯỢC XÂY HAY SỮA CHỮA , CHÚNG TÔI THẤY
TÌNH HÌNH KHÔNG ỔN NÊN KHÔNG VÀO VÀ CỦNG BUỒN VÌ CHÚNG TÔI KHÔNG LÀM ĐƯỢC NHỮNG
GÌ MÌNH MUỐN ĐỂ AN ỦI CHO CÁC CHIẾN SĨ ĐÃ ANH HÙNG HY SINH CHO QUÊ HƯƠNG VÀ SAU
ĐÓ CHÚNG TÔI ĐẾN KHU DÂN SINH THÌ PHÁT HIỆN RA NƠI ĐÓ CÓ BÁN ĐẦY ĐỦ NHỮNG HÌNH
CHỤP TRƯỚC NĂM 75 CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT-MỸ VÀ NHỮNG HÌNH CHỤP NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ CỜ
VÀNG CÓ CHIẾC HONDA 67 ĐẬU BÊN CẠNH , NHƯ VẬY CHƯNG TÕ RẰNG NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC
GỞI LÊN MẠNG ĐỀU KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT , ĐƯỢC MUA TỪ KHU DÂN SINH RỒI ĐƯA LÊN MẠNG
LÚC ĐẦU TÔI CỨ TIN ĐÓ LÀ SỰ THẬT NHƯNG KHI VỀ KIỂM CHỨNG LẠI THÌ MỌI CHUYỆN
KHÔNG DỂ DÀNG NHƯ TIN TỪ VN ĐƯA QUA , ANH VỸ SẼ CHỨNG MINH ĐIỀU
ĐÓ.
SAU 2 TUẦN LÀM TỪ THIỆN Ỡ SAIGON TÔI TRỠ VỀ THĂM CHA MẸ VỢ Ở BẾN TRE , TÔI VỀ VÀO KHOÃNG SAU 5 GIỜ CHIỀU VÀ TÔI CÓ TRÌNH BÁO VỚI CHÁNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SÁNG HÔM SAU LÊN ĐĂNG KÝ TRÊN XÃ NHƯNG KHOÃNG 11.30 TỐI HÔM ĐÓ THÌ 4 TÊN CÔNG AN ẬP VÀO BẮT TÔI VÀ LÀM BIÊN BẢN RỒI GIẢI TÔI LÊN PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN 3 TUẦN Ở QUÊ VỢ TÔI KHÔNG ĐƯỢC ĐI ĐÂU VÀ BỊ GỌI LÊN THÊM 4 LẦN NỮA ĐỂ ĐIỀU TRA VÀ HỌ CÓ NÓI RẰNG NẾU LẦN SAU TÔI CÓ VỀ THÌ PHẢI TỰ ĐỘNG RA PHÒNG AN NINH CHÍNH TRỊ TRÌNH DIỆN CHỨ KHÔNG ĐỢI HỌ GỌI( TÔI CÒN GIỮ BẢN PHOTO BIÊN BẢN ĐÊM HỌ BẮT TÔI)ANH VỸ CỦNG BIẾT ĐIỀU ĐÓ VÀ CHÚNG TÔI CỦNG KHÔNG ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC VỚI NHAU VÌ CHÚNG ĐANG THEO DỎI TỪ MỌI HÀNH ĐỘNG VÀ MỌI SỰ LIÊN LẠC CỦA TÔI.
NAY TÔI THÔNG BÁO CHO ANH BIẾT ĐỂ ANH CẢNH BÁO VỚI CÁC ANH VỀ CHUYỆN NGHĨA TRANG NẾU KHÔNG SẼ LỌT VÀO CÁI BẨY CỦA BỌN VC ĐÃ VÀ ĐANG GIĂNG RA , NẾU CÁC ANH CÓ VỀ VÀ MUỐN GHÉ THĂM NTQDBH THÌ TÊN TUỔI CỦA MÌNH SẼ ĐƯỢC LƯU LẠI SỔ "BÌA ĐEN" CỦA CHỦNG NÓ.
THÂN MẾN CHÀO ANH VÀ CHÚC GIA ĐÌNH ANH ĐƯƠC MỌI AN KHANG THỊNH VƯỢNG.
KHANH HUYNH
No comments:
Post a Comment