HOA KỲ TOAN TÍNH GÌ?
Ngày 12 tháng 6 này, tức ngày hôm qua, Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger sang Trung Quốc . Trước 1971, Kissinger đã hòa hiệp với Trung Quốc và rút khỏi châu Á, Thái Bình Dương tạo nên một cuộc suy thoái toàn cầu về kinh tế, chính trị. Nay Mỹ tuyên bố trở lại Thái Bình Dương, mà Kissinger sang Trung Quốc. Trong cuộc gặp gỡ này, Kissinger nói rằng ông mong muốn Mỹ Hoa hòa bình và thế giới hòa bình. Tự ý Kissinger, hay do Trung Quốc mời, hay do Mỹ nhờ cậy? Nội dung thực sự là gì? Và kết quả như thế nào?Chinese premier meets Henry Kissinger
"It is a great test for China-United States relations to properly
cope with challenges brought on by the global financial crisis and other
global issues, safeguard peace and promote sustainable growth," Wen
said.
Although globalization and technological progress offer new
opportunities for the world, uncertain and unstable factors are on the
rise, said the premier.
"The two countries should cement political and strategic
communication, eliminate barriers and deepen mutual trust and
cooperation, as these meet the common interests of both countries and
the global community," Wen said.
Kissinger said sound US-China relations are important for both countries and the world.
The two sides should not only attach importance to addressing
practical matters, but also take a strategic and long-term point of view
in developing ties and carry out cooperation in broader areas,
Kissinger said.
Kissinger offered congratulations for China's achievements, adding that he believes China will enjoy a brighter future.
Wen said the Chinese government and people will make arduous efforts
to achieve national prosperity and make greater contributions to the
progress of humankind.
Kissinger made his first visit to China in July 1971. His visit paved
the way for a groundbreaking 1972 meeting in Beijing between then-US
President Richard Nixon and China's late Chairman Mao Zedong.
http://ca.mg6.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=6cl08rs3st6u3
Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta ngày 04/06 tại Bộ Quốc phòng Việt Nam (Reuters)
Trong hai ngày 03/06 và 04/06/2012 vừa qua, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Leon Panetta đã viếng thăm Việt Nam, một chuyến đi mang đầy
tính biểu tượng : lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, một Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm cảng Cam Ranh, một trong ba căn cứ
quân sự mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Hành động này thể hiện quyết tâm của Washington tăng cường hơn nữa quan
hệ với kẻ thù cũ Hà Nội.
Về phía Việt Nam cũng đã thể hiện mong muốn cải thiện thêm bang
giao với Mỹ, qua việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh loan báo
quyết định mở rộng các khu vực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong
chiến tranh. Ông Phùng Quang Thanh cũng đã có một cử chỉ khác nhắm đến
dư luận Hoa Kỳ, qua việc trao cho đồng nhiệm Leon Panetta những bức thư
của một lính Mỹ viết cho gia đình trước khi tử trận ở Việt Nam năm 1969.
Đổi lại, ông Panetta trao cho ông Thanh cuốn nhật ký của một binh sĩ
Bắc Việt mà quân đội Mỹ lấy được sau khi anh lính này hy sinh.
Trong bầu không khí nồng ấm, thân hữu Mỹ-Việt, các nhà lãnh đạo Hà
Nội, cụ thể là bộ trưởng Phùng Quang Thanh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khi tiếp ông Panetta đều kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát
thương đối với Việt Nam, những vũ khí mà Hà Nội đang rất cần để tăng
cường tiềm lực quốc phòng trước mối đe dọa Trung Quốc. Thế nhưng, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ đã nói rõ là việc tăng cường hợp tác quân sự của Mỹ
tuỳ thuộc một phần vào những tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam. Nói khác
hơn, do những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nên Hoa Kỳ chưa thể bán vũ
khí sát thương cho Việt Nam.
Dầu sao, chuyến đi thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng
Leon Panetta là nằm trong khuôn khổ chiến lược mới của Mỹ ở châu Á, thể
hiện qua việc tăng cường quan hệ với những đồng minh truyền thống như Úc
hay Philippines và tìm kiếm những đồng minh mới như Việt Nam. Trước khi
đến Việt Nam, ông Panetta đã ghé qua Singapore để dự hội nghị an ninh
khu vực Shangri-La và tại nơi đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã loan báo
kế hoạch chuyển phần lớn các hạm đội của Hoa Kỳ đến vùng châu Á-Thái
Bình Dương từ đây đến năm 2020.
Sau khi thăm Việt Nam, ông Panetta đã đến Ấn Độ, quốc gia mà
Washington xem là có vai trò trọng yếu trong chiến lược châu Á và là
quốc gia duy nhất ở châu Á có thể làm đối trọng với Trung Quốc.
Đến dự hội nghị Shangri-La cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Panetta, Chủ
tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, sau
đó đã tách riêng ra, đi thăm hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở
Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.
Cũng trong tuần qua, ngày 08/06/2012, tổng thống Barack Obama đã tiếp
tổng thống Philippines Begnino Aquino ở Nhà trắng và nhân dịp này,
Washington đã tái khẳng định sẽ giúp Manila tăng cường khả năng phòng
thủ để có thể đối đầu với Trung Quốc. Tuy Hoa Kỳ vẫn chủ trương không
đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng tổng
thống Obama đã giáp tiếp ủng hộ Manila, khi tuyên bố với đồng nhiệm
Aquino rằng cần phải có các luật lệ rõ ràng để giải quyết tranh chấp
này.
Trung Quốc dĩ nhiên đã theo dõi rất sát những hành động của Hoa Kỳ
trong những ngày qua. Tuy Bắc Kinh chưa tỏ thái độ chính thức, nhưng tờ
nhật báo bằng Anh ngữ China Daily hôm nay vừa đăng một bài nhận định,
trong đó tác giả bài báo đã nói thẳng rằng, điều mà Trung Quốc không
muốn nhìn thấy nhất, đó là những nước như Nhật Bản, Philippines và Việt
Nam " bắt tay với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc".
Như vậy là trên bàn cờ châu Á hiện nay, hai cường quốc Mỹ Trung đang
tiến hành một chính sách gọi là "kéo" và "đẩy". Hoa Kỳ thì cố lôi kéo
những nước chưa phải là đồng minh như Việt Nam, trong khi Trung Quốc thì
cố đẩy những nước như Việt Nam ra khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ. Đó là
nhận định chung của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney trong bài phỏng
vấn sau đây:
Nhà báo Lưu Tường Quang,
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120611-trung-quoc-tim-cach-day-viet-nam-khoi-vong-anh-huong-cua-my
Washington –Bắc Kinh đọ sức ở Biển Đông
Hai tàu của Trung Quốc chặn tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ, ngày 08/03/2009, ở vùng biển quốc tế Biển Đông
@us Navy
Vào lúc Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển đã chính thức có
hiệu lực từ năm 1994 và đã được 162 nước trên thế giới thông qua, Hoa Kỳ
là quốc gia phát triển công nghiệp duy nhất không phê chuẩn văn bản
này. Mỗi lần hồ sơ đó được đề cập tới thì đều gặp phải sự chống đối từ
phía Thượng viện. Một số tiếng nói bên phía đảng Cộng Hòa lo ngại với
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, Hoa Kỳ coi như sẽ phải trao một
phần chủ quyền quốc gia vào tay các " nhà kỹ trị quốc tế " kiểm soát biển và các đại dương mà diện tích chiếm tới 70% bề mặt trái đất.
Ngay từ đầu năm 2009 tổng thống Barack Obama luôn coi việc phê chuẩn
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển là một ưu tiên trong nhiệm kỳ, để
mở đường cho Washington tham gia tích cực hơn vào các định chế đa quốc
gia. Đề xuất của chủ nhân Nhà Trắng được nhiều thành phần ủng hộ, từ
phía quân đội đến các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ, nhưng hồ sơ này vẫn dậm
chân tại chỗ.
Lần này, chính quyền Obama đang vận động lại Thượng viện trong bối
cảnh Washington muốn cân bằng tương quan lực lượng so với Trung Quốc tại
Châu Á-Thái Bình Dương. Nhà Trắng cho rằng Hoa Kỳ phải phê chuẩn Công
ước Liên Hiệp Quốc về luật biển thì mới có đủ trọng lượng khi cần can
thiệp vào khu vực Biển Đông, tâm điểm trong mối căng thẳng giữa Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines do nơi đây có những dự trữ dầu khí tiềm
tàng.
Le Monde nhắc lại lời Ngoại trưởng Hillary Clinton, nhân buổi tường
trình hôm 23/05/2012 trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, theo đó, " việc
phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển sẽ bảo đảm cho Hoa Kỳ về
phương diện giao thông trên biển, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi
nước Mỹ cần phải khẳng định chủ quyền, kể cả tại những vùng biển có
tranh chấp như Biển Đông hay vùng biển Nam Cực ".Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry nhấn mạnh : " Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang đưa ra những đòi hỏi bất hợp pháp về chủ quyền ở Biển Đông (…) Phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực để giải quyết những vấn đề trên biển ".
Bên cạnh yếu tố pháp lý, chính quyền Obama còn nêu ra những lợi ích
kinh tế một khi Hoa Kỳ phê chuẩn luật biển của Liên Hiệp Quốc. Lợi thế
quan trọng nhất là quyền khai thác và thăm dò dầu khí dưới lòng đại
dương.
Lập trường của cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, John Bolton
hoàn toàn trái ngược với quan điểm của ông Kerry và của bộ Ngoại giao.
Theo ông, việc Washington phê chuẩn văn bản nói trên sẽ càng làm dấy lên
hiềm khích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào lúc mà Bắc Kinh đang " nỗ lực kềm hãm hải quân Mỹ ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc
". Hơn nữa, theo ông John Bolton, việc phê chuẩn Công ước về luật biển
chưa chắc đã đem lại hiệu quả mong muốn, bởi vì Washington và Bắc Kinh
có hai cách diễn giải rất khác nhau về luật biển quốc tế.
Kết thúc bài báo, Le Monde cho biết là Thượng viện Mỹ sẽ không nghiên
cứu khả năng phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển từ nay cho
đến ngày bầu cử tổng thống 06/11/2012, tránh để gây khó khăn cho phía
đảng Cộng Hòa.
Syria : Chiếc bẫy của hận thù
Đề tài quốc tế được chú ý nhiều tới trong ngày là sự bất lực của quốc tế trước thảm kịch kéo dài tại Syria. « Chiếc bẫy của hận thù » tựa của bài báo trên Libération.
Hơn một năm từ đầu cuộc nổi dậy, hơn 13 000 nạn nhân thiệt mạng, đa
số là thường dân. Các cuộc thảm sát liên tục nối đuôi nhau ra đời bất
chấp những lời kêu gọi của quốc tế và những kế hoạch hòa bình. Đáng quan
ngại hơn cả, theo phân tích của một chuyên gia thuộc tổ chức Arab
Reform Initiative, chính quyền của tổng thống Bachard Al Assad vẫn chưa
đạt được mục tiêu mong muốn và điều đó có nghĩa là tình hình "xấu nhất" có thể xảy tới bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, như nhận xét của Le Figaro, đặc sứ về Syria của Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, " cố gắng cứu vãn kế hoạch hòa bình do ông đề xướng
". Vấn đề đặt ra, theo Libération, Syria sẽ tiếp tục đối đầu với quốc
tế. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất là tổng thống Syria vừa chỉ
định tướng Jamil Hassan vào chức vụ giám đốc cơ quan Mật vụ không quân.
Đây là bộ phận được cố tổng thống Hafez al Assad thành lập và được coi
là tổ chức " độc địa nhất, đáng gờm nhất " bên cạnh Vệ binh Cộng hòa Syria.
Châu Âu : Hiềm khích giữa Paris và Berlin
Quay về thời sự châu Âu, Le Figaro và báo kinh tế Les Echos chú ý tới
cuộc đọ sức ngầm giữa hai lãnh đạo Pháp và Đức. " Thái độ ngờ vực giữa
ông Hollande và bà Merkel ", tựa lớn trên trang nhất báo Le Figaro. Số
là ngày hôm qua 07/06/2012, khi tiếp thủ tướng Anh, David Cameron, bà
Merkel không ngần ngại đề cập tới khả năng thành lập một " liên minh chính trị
" trong Liên Hiệp Châu Âu để bảo toàn đồng euro. Cụ thể hơn, Berlin
không bác bỏ sáng kiến của tân tổng thống Pháp muốn châu Âu phát hành
chung một loại công trái.
Bà Angela Merkel cho rằng, khu vực đồng euro có thể hướng tới giải
pháp đó để thúc đẩy kinh tế một khi tất cả các thành viên trong khối đã "
lành mạnh hóa ngân sách, từ đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh, và tìm lại tăng trưởng
". Nói cách khác, Berlin không hề thay đổi lập trường và vẫn chủ trương
eurozone phải giải quyết nợ công, cân bằng ngân sách trước khi muốn
hướng tới một chính sách tài chính chung. Thậm chí, Đức còn cho rằng
châu Âu cần có một bộ Tài chính chung có quyền quyết định về ngân sách
của mỗi quốc gia thành viên eurozone.
Như tựa của báo Les Echos, sau đề nghị của Pháp về một " hiệp ước tăng trưởng ", Đức bắt đầu " phản công
" và theo phân tích của tờ báo thì đây là một chiến lược vô cùng khéo
léo của bà Merkel để kéo dài thời gian trước những đòi hỏi gấp rút của
Paris.
Theo như nhận định của Les Echos, căng thẳng trong quan hệ giữa hai
đầu tàu kinh tế của châu Âu đang gia tăng, dù vậy, Pháp cố gắng giảm nhẹ
tầm mức quan trọng về bất đồng giữa Paris và Berlin.
Trong lúc Pháp và Đức nghi kỵ lẫn nhau, thì Trung Quốc đang trở nên
thận trọng hơn, khi đầu tư vào khu vực đồng euro. Trả lời báo tài chính
Wall Street Journal, số ra ngày 07/06/2012, giám đốc quỹ đầu tư Trung
Quốc China Investment Corp Lâu Kế Vĩ cho biết, Bắc Kinh hạn chế việc mua
cổ phiếu và công trái của châu Âu với lý do nguy cơ khu vực đồng euro
bị tan vỡ ngày càng lớn. Đầu tư vào công trái châu Âu bị coi là " mang lại mức rủi ro cao " và " lợi nhuận lại thấp ". Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc chính thức thông báo giảm bớt mức đầu tư vào eurozone.
China Investment Corp hiện đứng đầu một khối lượng vốn 410 tỷ đô la và là quỹ đầu tư lớn hàng thứ 5 trên thế giới.
Một quan tâm khác của khu vực đồng euro là việc Tây Ban Nha vừa bị cơ
quan thẩm định tài chính Fitch hạ 3 nấc điểm tín nhiệm. Ẩn số lớn nhất
xoay quanh số nợ khó đòi của các ngân hàng nước này. Phụ trang kinh tế
của tờ Le Figaro đưa tin nhưng không bình luận. Fitch dự báo nợ khó đòi
của các ngân hàng Tây Ban Nha khoảng từ 60 đến 100 tỷ euro và ở mức độ
này, nợ công của chính quyền Madrid sẽ tăng lên thành 95 % GDP vào năm
2015 thay vì 74 % vào cuối năm nay.
Euro 2012
Đóng lại các bài báo kinh tế để nói về sự kiện thể thao được chờ đợi
nhất trong ngày : Cuộc tranh tài trên sân cỏ của giải bóng đá Euro 2012
khai mạc tối nay. Le Figaro tập trung vào đội tuyển quốc gia Pháp : Các
chú gà trống Gaulois sẽ phải cố gắng hết mình để tô điểm lại hình ảnh
của đội tuyển áo lam sau thất bại ê chề ở Cúp thế giới Nam Phi 2010.
Không hẹn, Libération cũng có bài phân tích với nội dung tương tự.
Trong số các cầu thủ tham dự trận đấu tại Ukraina tối thứ Hai tuần tới,
có 10 người đã từng tham gia cuộc tranh tài ở Nam Phi. Libération không
mấy hào hứng cho rằng đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy ngành thể thao
Pháp trong 2 năm qua không hề thay đổi và bản thân các cầu thủ cũng
chẳng thay đổi thái độ bởi vì " những ông vua trên sân cỏ thường sống trong một thế giới riêng biệt ".
L'Humanité nhắc lại một vài chi tiết : Trận đấu khai mạc diễn ra tại
Ba Lan, lễ bế mạc sẽ được tổ chức tại sân vận động Kiev Ukraina. Ba Lan
và Ukraina theo thứ tự đã huy động 10 và 24 ngàn cảnh sát để bảo đảm an
ninh cho mùa hội bóng đá. Ba Lan đang kỳ vọng giải Euro 2012 đem lại 2 %
tăng trưởng kinh tế cho nước này. Viễn cảnh gặt hái những thành quả
kinh tế không được tốt đẹp như vậy đối với Ukraina : Kiev đã liên tục
giảm tham vọng huy động được 800 000 fan của quả bóng tròn.
No comments:
Post a Comment