Nguyễn Tường Thiết
|
Nhất Linh cha tôi
Mãi đến năm 10 tuổi tôi mới được thấy rõ khuôn mặt bố tôi. Đó là khoảng cuối
năm 1950 khi ông từ Hương Cảng trở về Hà Nội. Trong thập niên 1940 cha tôi
rất bận rộn với những hoạt động chính trị, ông sống bôn ba nhiều năm bên
Trung Hoa. Thời gian này ông chỉ ghé về thăm mẹ con tôi trong những dịp đặc
biệt ngắn ngủi, không đủ cho tôi kịp nhận diện khuôn mặt người bố. Bởi thế
ngày mẹ con tôi đón tiếp ông trở về với gia đình, tôi đã đứng ngây người
nhìn ông như nhìn một người khách lạ.
Người khách ấy - Nhất Linh - mặc bộ ka-ki bốn túi, dáng dong dỏng quắc thước, khuôn mặt phong sương, có cặp mắt sâu, đôi mày rậm, vầng trán cao, nụ cười cởi mở dưới hàng râu mép và cái nhìn đặc biệt, nhìn thẳng và sâu vào đôi mắt người đối diện nhưng lúc nào cũng nhiễm một vẻ mơ màng, xa vời.
Đêm hôm đầu tiên đoàn tụ, chúng tôi không ngủ, tất cả thức gần suốt sáng để trò chuyện với ông. Trong căn nhà số 15 Hàng Bè Hà Nội nơi mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, vào một đêm mùa đông, bố mẹ con chúng tôi chen chúc nằm trên một chiếc giường tây lớn.
Người khách ấy - Nhất Linh - mặc bộ ka-ki bốn túi, dáng dong dỏng quắc thước, khuôn mặt phong sương, có cặp mắt sâu, đôi mày rậm, vầng trán cao, nụ cười cởi mở dưới hàng râu mép và cái nhìn đặc biệt, nhìn thẳng và sâu vào đôi mắt người đối diện nhưng lúc nào cũng nhiễm một vẻ mơ màng, xa vời.
Đêm hôm đầu tiên đoàn tụ, chúng tôi không ngủ, tất cả thức gần suốt sáng để trò chuyện với ông. Trong căn nhà số 15 Hàng Bè Hà Nội nơi mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, vào một đêm mùa đông, bố mẹ con chúng tôi chen chúc nằm trên một chiếc giường tây lớn.
Tôi còn nhớ rõ bố tôi nói với chúng tôi ngày hôm
sau báo chí sẽ đến gặp ông và ông sẽ tuyên bố quyết định từ bỏ cuộc đời
làm chính trị để trở về với đời viết văn.
Riêng tôi, nằm sát cạnh người bố xa lạ, tôi vẫn không nói với ông một lời từ lúc ông trở về nhà. Rõ ràng là tôi đã giận dỗi và phản đối cái cách tiếp đón mà mọi người đã dành cho ông, bằng cách giả vờ ngủ say và không tham dự. Nhất Linh thì tinh lắm, ông đoán biết ngay có cái gì không ổn trong thái độ của thằng con út. Trong lúc vẫn nói chuyện với mẹ và các anh chị tôi, chốc chốc ông lại thò tay dưới chăn véo mạnh vào đùi tôi để thăm dò thằng con còn thức hay đã ngủ, nhưng tôi chịu đau, lờ đi. Mãi về sau, đau quá, chịu không thấu, tôi phải la lên, tiếng kêu có vẻ tỉnh táo lắm, khiến ông tung chăn ngồi dậy, nói to: "À thằng này giỏi chịu đau từ lúc nãy đến giờ, nó chỉ vờ ngủ!". Cả nhà ngơ ngác không hiểu chuyện gì xẩy ra giữa hai bố con. Thế là sau mười năm xa cách, ông đã tìm cách "đàm thoại" với tôi trong chăn và qua cách ấy hai bố con tôi đã nghĩ về nhau một cách lặng lẽ.
Mẹ tôi thường nói bố tôi tuổi con ngựa nên suốt đời hay đi, không mấy khi ở gần với gia đình. Bà cũng thường nói khi lấy cha tôi, ông đã cam kết ngay từ đầu rằng mỗi người có một bổn phận, ông có bổn phận đối với xã hội, còn bà có bổn phận đối với gia đình. Tôi ít thấy một cặp vợ chồng nào mà sự cam kết ban đầu lại được cả đôi bên tôn trọng lâu dài hơn thế. Thực ra, chẳng phải vì ông hoạt động cách mạng nên hoàn cảnh bó buộc ông phải sống xa gia đình. Ngay sau này khi sống một cuộc đời bình thường, ông cũng không mấy khi ở gần mẹ con chúng tôi. Bản chất và lối sống của bố mẹ tôi hoàn toàn khác biệt, khó có thể dung hợp. Tính ông tuyệt đối ưa chuộng sự giản dị, chân thật, sự mơ mộng, yên tĩnh và sạch sẽ. Còn mẹ tôi, suốt đời buôn bán nghề cau để lấy tiền nuôi lũ chúng tôi, nên phải sống trong điều kiện ngược hẳn lại: bà buộc phải thực tế, màu mè, khách sáo, sống nơi chợ búa ồn ào, bừa bãi, luộm thuộm. Lũ chúng tôi phần lớn sống gần với mẹ, nhưng đôi khi cũng được gửi đi sống bên cạnh bố. Sự dàn xếp trong lối sống của bố mẹ tôi thực là tuyệt diệu vì chính nó đã giữ được hoà khí trong gia đình. Không bao giờ chúng tôi nghe thấy bố mẹ tôi to tiếng với nhau. Trái lại chính vì thời gian sống chung bên nhau hiếm hoi nên cả hai đã tạo cho nhau những ngày sống chung trở thành một chuỗi "những ngày diễm ảo". Mẹ tôi kể lại là trong thời gian trước khi tôi sinh ra cứ mỗi lần Nhất Linh viết xong và xuất bản được một cuốn truyện mới thì dù mẹ tôi có bận rộn buôn bán đến mấy đi nữa ông cũng buộc mẹ tôi bỏ hết để cùng sống với ông riêng biệt một thời gian bên bãi biển Sầm Sơn. Ông còn tập cho mẹ tôi hút thuốc lá, uống rượu, thưởng thức thú pha và uống trà tàu buổi sáng, để rồi sau bà cũng nghiện không thua gì ông. Sau này trong những ngày ở Đà Lạt lạnh lẽo, những buổi sớm mai khi chúng tôi còn nằm vùi trong chăn, thì bố mẹ tôi đã rù rì tâm sự với nhau bên tách trà nóng, rất là tương đắc. Sở dĩ bố mẹ tôi có thể sống xa nhau thường xuyên mà không phiền hà vì cả hai đều có một điểm giống nhau, đó là sự say mê làm việc. Nếu Nhất Linh đam mê viết sách, làm báo và những hoạt động xã hội, thì mẹ tôi cũng mê say trong việc làm ăn buôn bán không kém, có khi lại còn hơn cả ông. Lũ chúng tôi không hề cảm thấy buồn phiền vì thiếu sự chăm sóc thường xuyên của cả bố lẫn mẹ, trái lại còn thấy sung sướng vì cảm thấy mình được tự do.
Sau khi ở Trung Hoa về nước và sống với mẹ con tôi ít ngày, Nhất Linh thu xếp mấy thứ hành trang giản dị dọn qua ở nhà bác Nguyễn Tường Thụy tôi, số 2 đường Lý Thường Kiệt, trong một khu phố tây yên tĩnh, đối diện với Viện Đại học Hà Nội. Ông ở đó ít tháng để hoàn thành bức vẽ truyền thần chân dung bà nội tôi. Đó là một bức họa lớn bằng bút chì, nét vẽ đơn sơ sắc sảo. Nhất Linh đã ghi lại hình ảnh sống động bà mẹ của ông trong bộ áo nâu tu hành đang ngồi chắp tay tụng niệm.
Đầu tháng 4 năm 1951, Nhất Linh và toàn gia đình bác Thụy tôi dọn vào Nam. Cha tôi chọn người chị cả tôi và người con út là tôi đi theo ông vào Sài Gòn, trong khi mẹ tôi vẫn tiếp tục buôn bán ở Hà Nội với các anh chị tôi cho đến ngày di cư.
Riêng tôi, nằm sát cạnh người bố xa lạ, tôi vẫn không nói với ông một lời từ lúc ông trở về nhà. Rõ ràng là tôi đã giận dỗi và phản đối cái cách tiếp đón mà mọi người đã dành cho ông, bằng cách giả vờ ngủ say và không tham dự. Nhất Linh thì tinh lắm, ông đoán biết ngay có cái gì không ổn trong thái độ của thằng con út. Trong lúc vẫn nói chuyện với mẹ và các anh chị tôi, chốc chốc ông lại thò tay dưới chăn véo mạnh vào đùi tôi để thăm dò thằng con còn thức hay đã ngủ, nhưng tôi chịu đau, lờ đi. Mãi về sau, đau quá, chịu không thấu, tôi phải la lên, tiếng kêu có vẻ tỉnh táo lắm, khiến ông tung chăn ngồi dậy, nói to: "À thằng này giỏi chịu đau từ lúc nãy đến giờ, nó chỉ vờ ngủ!". Cả nhà ngơ ngác không hiểu chuyện gì xẩy ra giữa hai bố con. Thế là sau mười năm xa cách, ông đã tìm cách "đàm thoại" với tôi trong chăn và qua cách ấy hai bố con tôi đã nghĩ về nhau một cách lặng lẽ.
Mẹ tôi thường nói bố tôi tuổi con ngựa nên suốt đời hay đi, không mấy khi ở gần với gia đình. Bà cũng thường nói khi lấy cha tôi, ông đã cam kết ngay từ đầu rằng mỗi người có một bổn phận, ông có bổn phận đối với xã hội, còn bà có bổn phận đối với gia đình. Tôi ít thấy một cặp vợ chồng nào mà sự cam kết ban đầu lại được cả đôi bên tôn trọng lâu dài hơn thế. Thực ra, chẳng phải vì ông hoạt động cách mạng nên hoàn cảnh bó buộc ông phải sống xa gia đình. Ngay sau này khi sống một cuộc đời bình thường, ông cũng không mấy khi ở gần mẹ con chúng tôi. Bản chất và lối sống của bố mẹ tôi hoàn toàn khác biệt, khó có thể dung hợp. Tính ông tuyệt đối ưa chuộng sự giản dị, chân thật, sự mơ mộng, yên tĩnh và sạch sẽ. Còn mẹ tôi, suốt đời buôn bán nghề cau để lấy tiền nuôi lũ chúng tôi, nên phải sống trong điều kiện ngược hẳn lại: bà buộc phải thực tế, màu mè, khách sáo, sống nơi chợ búa ồn ào, bừa bãi, luộm thuộm. Lũ chúng tôi phần lớn sống gần với mẹ, nhưng đôi khi cũng được gửi đi sống bên cạnh bố. Sự dàn xếp trong lối sống của bố mẹ tôi thực là tuyệt diệu vì chính nó đã giữ được hoà khí trong gia đình. Không bao giờ chúng tôi nghe thấy bố mẹ tôi to tiếng với nhau. Trái lại chính vì thời gian sống chung bên nhau hiếm hoi nên cả hai đã tạo cho nhau những ngày sống chung trở thành một chuỗi "những ngày diễm ảo". Mẹ tôi kể lại là trong thời gian trước khi tôi sinh ra cứ mỗi lần Nhất Linh viết xong và xuất bản được một cuốn truyện mới thì dù mẹ tôi có bận rộn buôn bán đến mấy đi nữa ông cũng buộc mẹ tôi bỏ hết để cùng sống với ông riêng biệt một thời gian bên bãi biển Sầm Sơn. Ông còn tập cho mẹ tôi hút thuốc lá, uống rượu, thưởng thức thú pha và uống trà tàu buổi sáng, để rồi sau bà cũng nghiện không thua gì ông. Sau này trong những ngày ở Đà Lạt lạnh lẽo, những buổi sớm mai khi chúng tôi còn nằm vùi trong chăn, thì bố mẹ tôi đã rù rì tâm sự với nhau bên tách trà nóng, rất là tương đắc. Sở dĩ bố mẹ tôi có thể sống xa nhau thường xuyên mà không phiền hà vì cả hai đều có một điểm giống nhau, đó là sự say mê làm việc. Nếu Nhất Linh đam mê viết sách, làm báo và những hoạt động xã hội, thì mẹ tôi cũng mê say trong việc làm ăn buôn bán không kém, có khi lại còn hơn cả ông. Lũ chúng tôi không hề cảm thấy buồn phiền vì thiếu sự chăm sóc thường xuyên của cả bố lẫn mẹ, trái lại còn thấy sung sướng vì cảm thấy mình được tự do.
Sau khi ở Trung Hoa về nước và sống với mẹ con tôi ít ngày, Nhất Linh thu xếp mấy thứ hành trang giản dị dọn qua ở nhà bác Nguyễn Tường Thụy tôi, số 2 đường Lý Thường Kiệt, trong một khu phố tây yên tĩnh, đối diện với Viện Đại học Hà Nội. Ông ở đó ít tháng để hoàn thành bức vẽ truyền thần chân dung bà nội tôi. Đó là một bức họa lớn bằng bút chì, nét vẽ đơn sơ sắc sảo. Nhất Linh đã ghi lại hình ảnh sống động bà mẹ của ông trong bộ áo nâu tu hành đang ngồi chắp tay tụng niệm.
Đầu tháng 4 năm 1951, Nhất Linh và toàn gia đình bác Thụy tôi dọn vào Nam. Cha tôi chọn người chị cả tôi và người con út là tôi đi theo ông vào Sài Gòn, trong khi mẹ tôi vẫn tiếp tục buôn bán ở Hà Nội với các anh chị tôi cho đến ngày di cư.
Ba bố con tôi ở chung với gia đình bác Thụy trong một
căn nhà do chính phủ cấp cho công chức Sở Bưu điện, số 12P đường Hồng Thập
Tự. Căn nhà tuy rộng, có nhiều phòng, nhưng vì gia đình bác tôi đông con
nên cũng thành chật. Cha tôi chỉ xin một phòng nhỏ và xấu xí nhất trong một
xó bếp để ở, vì chỗ đó yên tĩnh và biệt lập. Thế rồi chỉ trong vòng tuần lễ,
với khiếu thẩm mỹ và sự bầy biện ngăn nắp, ông đã trang trí căn phòng tồi
tàn thành một chỗ ở xinh xắn và ấm cúng nhất.
Trong mấy năm ở nhà bác tôi, Nhất Linh chú tâm vào việc xuất bản và tìm tòi những cây viết mới. Ông mở nhà xuất bản Phượng Giang - ghép tên Phượng Vũ và Cẩm Giàng là quê quán và sinh quán của mẹ và cha tôi - ngoài việc in lại những sách truyện của Tự Lực Văn Đoàn, ông còn xuất bản truyện của những cây viết trẻ. Chúng tôi, các con bác cả và tôi, lăng xăng khuân từng chồng sách mỏng, loại Sách Hồng dành cho thiếu nhi và thay phiên nhau đóng dấu bông hoa hồng lên trên bìa sách. Người con trai cả bác Thụy tôi, nhà văn Tường Hùng, lúc đó đang học về kiến trúc, đã vẽ dấu hiệu con Phượng Hoàng tiêu biểu cho nhà xuất bản Phượng Giang. Thời gian này họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng thường lui tới. Ông đã giúp cha tôi trình bầy mẫu bìa các cuốn tiểu thuyết qua nghệ thuật cắt và dán giấy màu của ông. Bức họa chân dung Nhất Linh bằng sơn dầu được nhiều người biết tới, nhất là sau khi Nhất Linh qua đời và bức tranh được trưng trong những dịp tưởng niệm ông, là do họa sĩ vẽ trong thời gian này. Bức vẽ thực ra còn dang dở vì trước khi vẽ xong, ông Trí đã bị bắt đi an trí ở Thủ Dầu Một một thời gian. Khi ông trở về, định vẽ tiếp thì cha tôi không cho. Thành thử bức chân dung chỉ có khuôn mặt là đầy đủ, còn bàn tay cầm gói thuốc lá thì mới chỉ là mấy nét phác. Sau này cha tôi nói đùa là ông thích để nguyên như vậy vì chính cuộc đời ông cũng là một tác phẩm chưa hoàn tất. Trong những lúc giúp Nhất Linh những công việc lặt vặt của nhà xuất bản, chúng tôi có dịp đọc tiểu thuyết và lần đầu tiên làm quen với các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và của các nhà văn mới khác.
Trong mấy năm ở nhà bác tôi, Nhất Linh chú tâm vào việc xuất bản và tìm tòi những cây viết mới. Ông mở nhà xuất bản Phượng Giang - ghép tên Phượng Vũ và Cẩm Giàng là quê quán và sinh quán của mẹ và cha tôi - ngoài việc in lại những sách truyện của Tự Lực Văn Đoàn, ông còn xuất bản truyện của những cây viết trẻ. Chúng tôi, các con bác cả và tôi, lăng xăng khuân từng chồng sách mỏng, loại Sách Hồng dành cho thiếu nhi và thay phiên nhau đóng dấu bông hoa hồng lên trên bìa sách. Người con trai cả bác Thụy tôi, nhà văn Tường Hùng, lúc đó đang học về kiến trúc, đã vẽ dấu hiệu con Phượng Hoàng tiêu biểu cho nhà xuất bản Phượng Giang. Thời gian này họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng thường lui tới. Ông đã giúp cha tôi trình bầy mẫu bìa các cuốn tiểu thuyết qua nghệ thuật cắt và dán giấy màu của ông. Bức họa chân dung Nhất Linh bằng sơn dầu được nhiều người biết tới, nhất là sau khi Nhất Linh qua đời và bức tranh được trưng trong những dịp tưởng niệm ông, là do họa sĩ vẽ trong thời gian này. Bức vẽ thực ra còn dang dở vì trước khi vẽ xong, ông Trí đã bị bắt đi an trí ở Thủ Dầu Một một thời gian. Khi ông trở về, định vẽ tiếp thì cha tôi không cho. Thành thử bức chân dung chỉ có khuôn mặt là đầy đủ, còn bàn tay cầm gói thuốc lá thì mới chỉ là mấy nét phác. Sau này cha tôi nói đùa là ông thích để nguyên như vậy vì chính cuộc đời ông cũng là một tác phẩm chưa hoàn tất. Trong những lúc giúp Nhất Linh những công việc lặt vặt của nhà xuất bản, chúng tôi có dịp đọc tiểu thuyết và lần đầu tiên làm quen với các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và của các nhà văn mới khác.
Tôi còn nhớ đã đọc ngay từ khi sách đang in còn thơm mùi mực mới
cuốn truyện đầu tay Những đêm mưa của Linh Bảo và cuốn Gió mát
của Tường Hùng. Có một cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh cấm không cho
chúng tôi đọc là quyển Bướm trắng, ông nói là chúng tôi chưa đủ lớn
để hiểu được cuốn truyện này.
Thời gian ở nhà bác Thụy chúng tôi cũng được biết cha tôi mắc bệnh bao tử. Ông không thể nào ăn cơm ta một thời gian lâu mà không cảm thấy óc ách khó chịu. Ông bèn đổi cách ăn bằng cách đặt mua cơm tháng ở hiệu cơm tây La Cigale đường Đinh Tiên Hoàng và chị người làm cứ ngày hai lần xách cà-mèn đi lấy đồ ăn về. Bữa ăn chỉ có hai bố con. Nhất Linh và tôi. Ông ăn nhanh và không nói năng. Lúc đầu tôi còn khoái ăn cơm tây vì lạ miệng, nhưng ăn mãi cũng đâm chán. Hơn nữa ăn một mình với ông thì buồn vì không được đùa nghịch. Tôi bèn thương lượng với các anh họ tôi đánh đổi để được ăn cơm ta chung với gia đình bác tôi. Các anh họ tôi thì đông lắm, mà ai cũng thích ăn cơm tây, nên cứ trước mỗi bữa ăn là xẩy ra cuộc tranh giành rút thăm inh ỏi để chọn người đại diện vào ăn chung với "chú Tam".
Chú Tam thường thì rất cởi mở vui tính với lũ trẻ nên ai cũng thích ông. Khi vui ông thường trực tiếp tham dự vào những trò chơi của chúng tôi, hoặc giả ông đặt những giải thưởng hậu hĩnh cho ai thắng những cuộc tranh đua. Nhưng cũng có nhiều lúc ông xa lánh tất cả rút vào căn phòng sào huyệt của ông để tìm sự yên tĩnh. Hình ảnh quen thuộc mà chúng tôi thường thấy khi vào phòng ông là thấy ông đang ngồi viết lách trên một chiếc ghế vải, với cặp kính trễ trên sống mũi, bên cạnh ông, trên một chiếc bàn thấp là một ly bia ông uống nhấm nháp, một gói thuốc Bastos xanh, một cái tẩu thuốc, một cuốn sổ tay chi chít những ghi chú và con số.
Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt. Những khi giật mình thức giấc nửa đêm tôi thường thấy, qua khe cửa, đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lòm còm bò dậy vì có tiếng khóc trong phòng cha tôi. Tiếng khóc lúc đầu còn nhỏ sau lớn dần không kìm hãm được. Lũ chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau. Một người anh họ lớn tuổi hơn, ra dáng hiểu biết, giải thích: "Chú Tam khóc vì chú nhớ chú Long đấy!". Sau này tôi biết ông đã khóc âm thầm nhiều đêm vào những dịp khác. Không ai có thể đoán biết ông khóc cái gì, ngay cả mẹ tôi cũng không thể nào biết được. Nhưng sự khám phá này đã gieo vào tuổi thơ của tôi một ấn tượng mạnh mẽ, rằng cha tôi là một người cô đơn và đau khổ. Ngoài ra những giấc mơ kỳ lạ và kinh hãi cũng được tôi hình dung thấy qua giấc ngủ của ông, qua cách ông trằn trọc ú ớ trong đêm. Có buổi sáng thức dậy ông đã hỏi người chị họ tôi có dạo chơi piano bản nhạc nào đó không, vì ông hoang mang không biết chính ông đã nghe chị tôi thực sự dạo bản nhạc đó hay tất cả chỉ do ông tưởng tượng ra trong giấc mơ của ông.
Năm 1954, khoảng ký kết hiệp định Genève, cha tôi sang Pháp để chữa bệnh và cũng để thăm người anh cả của tôi đã sang Pháp du học từ năm 1949. Đây là chuyến Đi Tây thứ hai và cuối cùng của ông. Thời gian này mẹ và các anh tôi cũng đã di cư vào Nam. Mẹ tôi mua một căn lầu trong chung cư chợ An Đông để lấy chỗ ở và buôn bán. Khi Nhất Linh về nước, ông xách theo một cây kèn clarinette, một loại nhạc khí mà ông đã rành sử dụng từ những năm 1939-40. Cứ mỗi buổi chiều chúng tôi lại nghe thấy tiếng hắc tiêu của ông qua bản Tennessee Waltz mà ông ưa thích văng vẳng từ lầu hai chung cư, nghe lạc lõng xa lạ trong cái không khí chợ búa ồn ào của khu phố chợ An Đông. Chúng tôi thấy rõ nơi này chẳng phải là chỗ nương náu lâu dài cho ông được.
Quả nhiên, qua năm 1955, ông xách kèn lên Đà Lạt và quyết định ở luôn trên ấy mấy năm. Thu xếp xong chỗ ở, ông nộp đơn để xin cho tôi thi nhập học vào một trường trung học công lập trên ấy, thế là một lần nữa tôi lại theo ông lên sống trên miền cao nguyên.
Nhất Linh, sau thời gian chữa bệnh bên Pháp, lại rất thích hợp với khung cảnh nên thơ và khí hậu mát mẻ của Đà Lạt, dạo này rất khỏe mạnh. Ông thường đi bộ một ngày đến hơn cả chục cây số. Mỗi buổi sáng sớm, từ căn phòng thuê trên lầu hai nhà hàng Poinsard & Veyret, số 12 đường Yersin, ông thả bộ xuống khu chợ Hòa Bình, ăn điểm tâm tô phở Bình Dân đường Hàm Nghi, rồi đi vòng bên kia bờ hồ Xuân Hương, vượt mấy ngọn đồi phía cuối hồ, đến tận khu Chi Lăng gần hồ Than Thở. Lâu lâu ông rủ tôi đi thả bộ cùng với ông. Hai bố con lặng lẽ đi bên nhau, vì ông thường đắm mình trong những kỷ niệm và suy tưởng riêng tư, cho đến lúc tôi mệt nhoài, đòi về. Có lần, đi ngang qua sân cù, ông chỉ về cái tháp cao của khu trường trung học Yersin và khách sạn Palace thấp thoáng trong sương phía bên kia bờ hồ Xuân Hương nói với tôi là chính tại ngôi trường đó, gần mười năm trước, ông đã cầm đầu phái đoàn Việt Nam dự hội nghị sơ bộ Pháp Việt và cũng thời gian đó, trước nhà hàng Palace kia, nơi thềm xi-măng mặt tiền khách sạn, ông vẫn thường ngồi uống rượu để thưởng ngoạn khung cảnh Đà Lạt với bác Thụy tôi, hai người vẫn nhìn sang rặng đồi thông bên này, nơi chỗ chúng tôi tản bộ ngày nay. Cái khung cảnh thơ mộng đó, mười năm sau, đã trở về trong ký ức của ông; nhưng lần này khung cảnh đó ông đã thưởng ngoạn với sự bình thản hơn nhiều của tâm hồn. Nhất Linh hầu như không bao giờ tâm sự với con cái về chính cuộc đời của ông, nhất là cuộc đời chính trị, nhưng có một lần hiếm hoi ông đã tiết lộ với chúng tôi là thời gian khổ sở nhất trong cuộc đời của ông là lúc ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp.
Cha tôi có biệt tài nhận xét và quan sát rất bén nhậy khiến tôi phải cảm phục. Năm đó tôi đã trúng tuyển kỳ thi nhập học vào lớp đệ Lục trường trung học Quang Trung. Vì số học trò dự thi vào trường công năm đó rất đông mà nhà trường thì chỉ còn chỗ để thu nhận thêm vài ba học sinh thôi, nên hôm đi thi về tôi đã nói trước với cha tôi là không có một tí hy vọng nào cả. Ngày đi xem bảng, không ngờ lại thấy tên mình trong danh sách những người trúng tuyển, tôi mừng quýnh, vội bỏ về nhà ngay. Lúc bước chân vào nhà, vì muốn dành cho cha tôi một sự ngạc nhiên, tôi đóng vai thiểu não, báo cho ông biết là mình đã thi trượt. Nhất Linh chỉ cười và nói chắc là tôi đã đậu rồi. Sau đó ông giải thích với tôi sở dĩ ông biết chắc tôi thi đậu vì lúc trước đó từ trên lầu hai ông đã quan sát dáng đi của tôi từ xa trước hai dẫy phố, cái cách đi cắm cúi của tôi như chỉ muốn đi nhanh cho chóng về nhà đã khiến ông tin chắc tôi có gì vui ở trong lòng, như vậy thì làm sao mà tôi có thể trượt được.
Một bữa kia trong buổi đi tản bộ thường lệ buổi sáng, cha tôi bất ngờ trông thấy và chỉ cho tôi coi một đoá phong lan mọc lưng chừng cao trên một cây thông già khẳng khiu bên bờ hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp thiên nhiên của đoá hoa khiến Nhất Linh ngây người ngắm nghía, nhất là dáng mảnh mai thướt tha của chùm hoa buông thả xuống tương phản hẳn với nét mạnh mẽ cứng cáp của bẹ lá và cánh hoa có màu vàng tươi nổi bật lên trên nền nâu đậm của gốc thông. Ông bèn sai tôi trèo lên gỡ nhánh lan xuống. Nhất Linh hẳn là phải xúc động lắm khi ông bất ngờ tìm được thứ hoa quý này vì tôi thấy ông không để ý đến việc thằng con ông trèo lên thân cây cheo leo dám có thể sẩy tay ngã lắm mà chỉ luôn miệng nhắc chừng tôi cầm kheo khéo để khỏi làm gẫy nhánh hoa.
Mang được cây lan quý về nhà, ông liền trồng lên một khúc cây mục, lại sai tôi đi tìm rêu để đắp vào rễ cho giữ độ ẩm, rồi treo ngay trên tường trong phòng ngủ, cả ngày hôm đó ông say sưa ngắm nghía mãi không chán. Thế rồi từ đó Nhất Linh mê chơi lan. Mê đến độ quên ăn quên ngủ và quên luôn cả việc viết lách, vì dạo này tôi ít thấy ông thức khuya ngồi viết như trước.
Cái thú tản bộ của ông không còn mang mục đích tập thể dục buổi sáng hoặc để giúp ông thả hồn trong dòng suy tưởng nữa mà lúc này đã mang một mục đích mới: ông đi tầm lan, có khi đi suốt ngày, băng rừng lội suối, ông đi một mình hay đi cùng với những người bạn cùng mê lan như ông, để rồi chiều chiều về đến nhà mệt nhoài nhưng hí hửng với một hay hai đoá hoa lạ trên tay. Hôm nào không đi tìm lan thì ông đi tìm những những khúc rễ cây lớn có hình thù lạ mắt về nhà gọt dũa để gắn hoa phong lan lên trên hoặc ông lui cui xếp và đóng những thanh gỗ với nhau để làm rổ treo lan, mỗi rổ có một kiểu cọ khác nhau, rồi ông treo lan lên tường, treo cùng khắp gần như kín cả phòng. Mẹ tôi rất bận rộn buôn bán ở Sài Gòn ông cũng gọi lên Đà Lạt sống với ông ít ngày để cùng thưởng lan với ông. Cái nhiệt tình của Nhất Linh đã lây sang rất nhiều người khác làm sống dậy phong trào chơi lan và tầm lan của dân Đà Lạt những năm 1956-57. Riêng anh em chúng tôi thấy ông vui thì cũng tham dự với ông nhưng trong bụng không thấy hứng thú gì cho lắm, trái lại lắm lúc còn bực mình vì ông cứ hay sai chúng tôi đi gỡ từng mảnh rêu để mang về cho ông, một công việc mà chúng tôi rất ghét làm. Rêu đúng loại tiêu chuẩn mà ông mong muốn thì chỉ có thể tìm thấy dễ dàng ở vệ đường gần cách ống cống; giữa phố xá đông đúc người qua lại mà lại ngồi bệt xuống vỉa hè tẩn mẩn bóc gỡ từng mảng rêu xanh bỏ vào trong một cái rổ thì nom có vẻ kỳ quặc, khó coi quá.
Nhất Linh chơi lan công phu hơn những người khác vì ngoài việc tầm lan ông còn ra thư viện tra cứu hoặc đặt mua từ bên Pháp các sách ngoại quốc viết về hoa phong lan trên thế giới, rồi ông tỉ mỉ phân loại, so sánh với hoa ở địa phương; ông lại vẽ từng đóa hoa một, đặt tên hoa, ghi chú từng đặc tính, với dụng ý sau này làm tài liệu viết một cuốn sách về việc sưu tập hoa phong lan. Và chiều nào ông cũng thổi hắc tiêu, nói là thổi cho lan nghe. Ông thổi bản: "J’ai rêvé de vous", vous đây chính là đám hoa quấn quýt xúm lấy ông, nào là Nhất Điểm Hồng, Huyết Nhung Lan, Bạch Hạc, Tím Đồi Mồi, Hoa Cô Dâu, Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Văn Bao... thứ treo trên vách, thứ cắm trong chậu, thứ bầy trên bàn. Mỗi chiều thứ bẩy, ông lại tổ chức hòa nhạc tại gia, ngoài tiếng hắc tiêu của ông, lại có sự phụ họa lục huyền cầm của giáo sư Vĩnh Tường, khiến khách đi đường phải dừng chân trước trước khách sạn Du Paque, kẻ ngừng xe hơi, người ghếch xe đạp, để lắng nghe tiếng nhạc hòa tấu vẳng ra từ căn lầu nơi góc đường Yersin trong bầu không khí êm ả yên tĩnh của buổi chiều Đà Lạt.
Qua năm sau vì số lượng hoa sưu tập được mỗi ngày một nhiều, nhất là từ lúc Nhất Linh chuyển hướng đi tìm loại hoa đất là loại hoa do cụ Nghị Biên (em ruột bà nội tôi) khởi xướng thì căn lầu trên đường Yersin trở nên chật chội quá. Mấy bố con tôi dọn qua một căn nhà mới, số 19 đường Đặng Thái Thân, do ông chủ garage Lê Đình Gioãn, một người bạn lan của cha tôi, để lại. Từ đầu dốc đèo Prenn phải đi vào một con đường trải đá ngoằn ngoèo mới tới được căn biệt thự nằm biệt lập trên một triền đồi nhìn xuống một thung lũng thông trùng điệp. Tại đây Nhất Linh đã biến căn biệt thự thành một trại lan nhỏ với đủ các loại hoa trồng khắp từ trong ra đến tận ngoài nhà. Lúc này cha tôi đã lôi kéo được những người bạn của ông từ Sài Gòn lên tận Đà Lạt để cùng đi tầm lan với ông. Nhà văn Đỗ Tốn với chiếc xe hai ngựa và thi sĩ Tô Kiều Ngân với chiếc sáo trên tay vẫn thường đi tìm lan với chúng tôi; và vì có phương tiện xe hơi của Đỗ Tốn và của ông Gioãn nên vùng tầm lan cũng rộng hơn nhiều, trong phạm vi đến cả trăm cây số, từ đèo Ngoạn Mục xuống tới Phan Rang hay đèo Bảo Lộc xuống đến Định Quán. Một vài chính khách như ông Phan Huy Quát thỉnh thoảng cũng có mặt trong các chuyến đi của chúng tôi.
Một bữa nọ, trong lúc đi thơ thẩn trong khu rừng thông gần nhà, tôi ngạc nhiên thấy có dăm ba người lính đứng gác ở bìa rừng xung quanh nhà tôi. Lúc tôi về nhà thì được biết tướng Dương Văn Minh cũng vừa lên xe ra về. Tướng Minh có mang đến biếu cha tôi một chậu hoa phong lan và nói chuyện với cha tôi khoảng tiếng đồng hồ trong phòng khách. Anh tôi kể lại với tôi tướng Minh là người cũng mê chơi lan, nhưng ông đến thăm cha tôi hẳn là còn có mục đích khác ngoài việc xem lan không thôi. Nhưng cha tôi cứ vờ coi như người khách đến thăm chỉ để thưởng lan; trong một giờ đồng hồ ông cứ mải miết nói với tướng Minh về cách thức trồng hoa lan để hai người khỏi phải đả động đến các vấn đề khác. Một hôm khác chúng tôi đi săn lan ở đèo Bảo Lộc. Chúng tôi đi rất đông trên hai chiếc xe hơi. Trong đám người săn lan, ngoài các văn nghệ sĩ còn có một cựu bộ trưởng, một chính khách, một nhà cách mạng từng bôn ba hải ngoại, nhưng tất cả không ai nói chuyện thời sự, chính trị. Khi đoàn xe trở về Đà Lạt ngang Liên Khương thì bị chặn lại. Quốc lộ 20 bị kẹt xe đến cả cây số và chúng tôi phải đậu xe bên vệ đường chờ đợi đến cả hai tiếng đồng hồ. Không ai biết chuyện gì xẩy ra và đều rất bực mình vì phải chờ đợi quá lâu. Sau đó dò hỏi, chúng tôi được biết lý do kẹt xe vì tổng thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý trên Đà Lạt, chuyến bay chở tổng thống bị trễ và vì không biết lúc nào phi cơ đáp xuống phi trường Liên Khương nên tốt nhất là chặn tất cả xe cộ lại, bắt chúng tôi phải chờ đợi không biết đến lúc nào. Khi biết chuyện này Nhất Linh nói đùa với đám chúng tôi: "Nếu trong số đây mai sau có ai lên làm tổng thống thì nhớ đến cái ngày hôm nay phải chờ đợi bực mình như thế này nhé!".
Nhất Linh sống thanh bạch và giản dị. Ông giản dị mọi chuyện đến mức tối đa. Quần áo ông mặc hay quần áo của chúng tôi ông không cho ủi thẳng nếp, ông nói ủi quần áo mà làm gì, cốt nhất là giặt rũ luôn cho thật sạch sẽ là đủ. Ông lại càng không hiểu nổi khi thấy chúng tôi ủi cả quần áo lót là thứ mặc bên trong không ai nhìn thấy. Có lần tôi nhờ ông khai một lá đơn cho ông hiệu trưởng trường tôi để xin được nghỉ học một hai ngày vì hôm đó không biết tôi ăn phải cái gì mà cứ phải đi cầu hoài. Trong tờ đơn ông khai huỵch tẹt tôi xin nghỉ vì lý do "đau bụng ỉa chẩy". Tôi tức quá phản đối ông vì thấy trong một lá đơn trịnh trọng thế mà khai như vậy không văn vẻ tý nào mà lại có vẻ thô tục quá. Ông nói mình bị bệnh thế nào thì cứ đúng thế mà khai chứ có gì mà phải ngượng; nhưng sau đó ông cũng chiều tôi sửa lại với lý do "đau bụng tháo dạ" nghe có vẻ "văn chương" hơn. Nhất Linh không bao giờ in một tấm danh thiếp cho chính mình, ngay cả những khi ông đảm nhận các chức vụ lớn và ông rất ghét phải xưng hô chức tước. Trong các đơn từ, giấy tờ, hoặc có ai hỏi về nghề nghiệp, ông chỉ khai giản dị "nhà văn" thế thôi. Suốt đời ông sống thanh bạch không hề sở hữu một miếng đất hay một căn nhà của riêng mình mà chỉ đi ở đọ hay ở thuê. Vì thế năm 1957 khi ông quyết định mua một lô đất và dự tính xây một căn nhà cho chính ông thì chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng vì cho rằng đã đến lúc ông ổn định để bắt đầu nghĩ đến chuyện "an cư lạc nghiệp" rồi.
Lô đất Nhất Linh mua nằm ven quốc lộ 20 Sài Gòn – Đà Lạt, ngay cây số 27, khoảng hai cây số phía nam của làng Fim-Nôm. Rộng chừng vài mẫu, miếng đất của ông nằm giữa lô đất của cụ Nghị Biên và của bác sĩ Nguyễn Sĩ Dinh. Từ quốc lộ đi sâu vào khoảng nửa cây số thì giáp ranh với dòng suối Đa- Mê, nơi Nhất Linh bắt đầu cho xây móng dựng một căn nhà gỗ tranh đầu tiên của đời mình. Đó là căn nhà do chính ông tự tay vẽ họa đồ, xây cất bằng toàn vật liệu nhẹ, một kiểu nhà trông thoáng khoát, đơn giản và rẻ tiền, đúng tiêu chuẩn kiểu nhà của Hội Ánh Sáng mà chính Nhất Linh đã từng tích cực cổ xúy để xây dựng cho đồng bào ông vào năm 1937, tính đến nay đúng 20 năm về trước.
Trong thời gian xây nhà, Nhất Linh ở luôn dưới Fim-Nôm trong một căn nhà gỗ sơ sài trên lô đất của cụ Nghị Biên. Chúng tôi thì vẫn sống ở Đà Lạt, chỉ thỉnh thoảng dịp cuối tuần mới đón chuyến xe đò xuống đó thăm ông. Nhất Linh lúc này sống như trong thời trung cổ, đoạn tuyệt hẳn với đời sống văn minh, ông nói không đoạn tuyệt cũng chẳng được vì ở đây thiếu tất cả điện nước và các tiện nghi tối thiểu, cách tốt nhất là phải thích nghi với đời sống mới. Da ông rạm nắng trông ông càng phong sương hơn, ông mặc bộ đồ rừng bốn túi, đi ủng cao, hút thuốc lào, suốt ngày đôn đốc đám thợ khai quang rừng để làm một con lộ nhỏ đi từ quốc lộ vào đến suối Đa-Mê. Ông nói với chúng tôi là bây giờ ông không cần đến cả đồng hồ để xem giờ giấc nữa vì ông đã tìm ra được một cách riêng để biết được đại khái thời gian trong ngày. Trong lúc chúng tôi ngồi ăn trong rừng, Nhất Linh nghếch tai nghe ngóng một tiếng chim lạ kêu rồi nói: "Thế mà đã bốn giờ trưa rồi!". Chúng tôi so với đồng hồ thì thấy ông chỉ đoán sai có nửa tiếng. Sai xích nửa giờ là đủ chính xác rồi vì ở đây không cần chính xác hơn. Ông giải thích là từ ngày sống ở đây cứ mỗi sáng thức dậy cho đến lúc chiều tối là ông đều lắng nghe và quan sát tất cả các tiếng kêu của muông thú trong rừng rồi ghi vào một cuốn sổ tay. Sau một tuần lễ ông khám phá ra là mỗi tiếng kêu của muông thú thường ứng với một thời gian nhất định trong ngày, thế là ông tìm ra được một loại đồng hồ riêng cho mình mà không tốn kém gì cả.
Trước đây trong những giờ rảnh rỗi cha tôi thường dậy tôi thổi hắc tiêu và lúc này tôi cũng đã chơi được kha khá. Trong số các bản nhạc Việt thịnh hành hồi đó, Nhất Linh thích nhất là thổi bản Hẹn một ngày về của giáo sư Lê Hữu Mục. Một buổi sáng cuối tuần trong lúc tôi thổi hắc tiêu bản nhạc này thì có một người khách ghé Đà Lạt muốn đến gặp cha tôi, nhưng lúc ấy cha tôi lại ở dưới Fim-Nôm. Ông khách có vẻ ngạc nhiên thích thú nghe tôi thổi bản nhạc; sau này tôi mới biết ông ta chính là giáo sư Lê Hữu Mục, muốn gặp cha tôi để phỏng vấn và viết một cuốn sách "Thân thế và Sự nghiệp Nhất Linh". Ông Mục và tôi đáp xe xuống Fim-Nôm và khi chúng tôi đến trại lan thì cha tôi đang nằm trên võng bên bờ suối Đa-Mê say sưa viết lại toàn bộ cuốn trường thiên tiểu thuyết Xóm Cầu Mới.
Thời gian này cha tôi bắt đầu viết lại và viết rất hăng say. Ông sai tôi ra tiệm trên Đà Lạt đóng mấy cuốn sách bìa dầy trong toàn là giấy trắng không kẻ hàng. Mỗi lần ghé Fim-Nôm thăm ông tôi thấy những trang giấy trắng đã chứa đầy những dòng chữ nhỏ li ti, viết bằng cây bút parker 51; những dòng chữ bị dập xóa, viết chồng lên nhau chằng chịt như cuốn hút trong dòng tư tưởng dồn dập. Để theo kịp được những cảm xúc, hình ảnh, ý nghĩ xô dạt trong đầu, tay ông phải viết nhanh lắm; do đấy mà chữ viết cứ nhỏ dần đi như chân kiến. Đi xa hơn nữa, để cho viết được nhanh hơn hoặc để khỏi phải bận tâm đến cái mà ông cho là không cần thiết, ông đã bỏ hết những quy luật văn phạm, chính tả thông thường. Công việc sửa lỗi chính tả nhỏ nhặt đó thường là công việc của người khác khi bản thảo được đánh máy trước khi in thành sách.
Nhưng rồi một biến cố xẩy đến khiến bộ trường thiên Xóm Cầu Mới trở thành dang dở. Khoảng cuối thập niên 50, căn nhà bên dòng Đa-Mê của cha tôi còn đang được xây cất nửa chừng. Một đêm kia trời mưa dông bão lớn, sáng ra căn nhà bỗng nhiên bị sụp đổ tan hoang chỉ còn trơ lại nền móng. Nhất Linh buồn rầu đứng nhìn cái nền nhà trơ trọi, hẳn là ông nghĩ đế căn nhà trong mộng của mình, căn nhà mà ông đã nâng niu đặt tên Thanh Ngọc Đình để thưởng cho một loài hoa tiên cách nhất đối với ông, mới một sáng một chiều, đã tan hoang như mây khói. Ông nói với chúng tôi giấc mộng con của ông đã không thành, ông không nghĩ đến việc xây cất lại vì cho rằng sự sụp đổ này như một điềm lạ.
Thế rồi ông quyết định giã từ tất cả. Đà Lạt, Fim-Nôm, dòng Đa-Mê và cả trăm giỏ lan mà ông đã chăm sóc từ hai năm qua, để về ở luôn Sài Gòn, chấm dứt cái thời kỳ mà ông Lê Hữu Mục đã viết trong đoạn kết cuốn sách của ông là "một Nhất Linh nằm trùm chăn ở trên Đà Lạt". Đối với tôi, thật bụng tôi chỉ mong ông được nằm trùm chăn lâu hơn vì đây chính là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông mà tôi được biết. Nhất Linh "xuống núi" lăn vào cuộc đời làm báo, tham gia đảo chính, thất bại, đi trốn, bị đưa ra tòa, đưa đến cái tự vẫn của ông mấy năm sau, mở đầu một thời kỳ cuối cùng của đời ông với nhiều não nề, nhiều chán chường hơn.
Như đoạn văn kết trong cuốn truyện Đôi bạn của ông, hai câu thơ sau đây của Nhất Linh, đâu đó, vẫn còn vẳng về Đà Lạt như "một nỗi nhớ xa xôi đương mờ dần":
Người đi lâu chửa thấy về, Thời gian ở nhà bác Thụy chúng tôi cũng được biết cha tôi mắc bệnh bao tử. Ông không thể nào ăn cơm ta một thời gian lâu mà không cảm thấy óc ách khó chịu. Ông bèn đổi cách ăn bằng cách đặt mua cơm tháng ở hiệu cơm tây La Cigale đường Đinh Tiên Hoàng và chị người làm cứ ngày hai lần xách cà-mèn đi lấy đồ ăn về. Bữa ăn chỉ có hai bố con. Nhất Linh và tôi. Ông ăn nhanh và không nói năng. Lúc đầu tôi còn khoái ăn cơm tây vì lạ miệng, nhưng ăn mãi cũng đâm chán. Hơn nữa ăn một mình với ông thì buồn vì không được đùa nghịch. Tôi bèn thương lượng với các anh họ tôi đánh đổi để được ăn cơm ta chung với gia đình bác tôi. Các anh họ tôi thì đông lắm, mà ai cũng thích ăn cơm tây, nên cứ trước mỗi bữa ăn là xẩy ra cuộc tranh giành rút thăm inh ỏi để chọn người đại diện vào ăn chung với "chú Tam".
Chú Tam thường thì rất cởi mở vui tính với lũ trẻ nên ai cũng thích ông. Khi vui ông thường trực tiếp tham dự vào những trò chơi của chúng tôi, hoặc giả ông đặt những giải thưởng hậu hĩnh cho ai thắng những cuộc tranh đua. Nhưng cũng có nhiều lúc ông xa lánh tất cả rút vào căn phòng sào huyệt của ông để tìm sự yên tĩnh. Hình ảnh quen thuộc mà chúng tôi thường thấy khi vào phòng ông là thấy ông đang ngồi viết lách trên một chiếc ghế vải, với cặp kính trễ trên sống mũi, bên cạnh ông, trên một chiếc bàn thấp là một ly bia ông uống nhấm nháp, một gói thuốc Bastos xanh, một cái tẩu thuốc, một cuốn sổ tay chi chít những ghi chú và con số.
Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt. Những khi giật mình thức giấc nửa đêm tôi thường thấy, qua khe cửa, đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lòm còm bò dậy vì có tiếng khóc trong phòng cha tôi. Tiếng khóc lúc đầu còn nhỏ sau lớn dần không kìm hãm được. Lũ chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau. Một người anh họ lớn tuổi hơn, ra dáng hiểu biết, giải thích: "Chú Tam khóc vì chú nhớ chú Long đấy!". Sau này tôi biết ông đã khóc âm thầm nhiều đêm vào những dịp khác. Không ai có thể đoán biết ông khóc cái gì, ngay cả mẹ tôi cũng không thể nào biết được. Nhưng sự khám phá này đã gieo vào tuổi thơ của tôi một ấn tượng mạnh mẽ, rằng cha tôi là một người cô đơn và đau khổ. Ngoài ra những giấc mơ kỳ lạ và kinh hãi cũng được tôi hình dung thấy qua giấc ngủ của ông, qua cách ông trằn trọc ú ớ trong đêm. Có buổi sáng thức dậy ông đã hỏi người chị họ tôi có dạo chơi piano bản nhạc nào đó không, vì ông hoang mang không biết chính ông đã nghe chị tôi thực sự dạo bản nhạc đó hay tất cả chỉ do ông tưởng tượng ra trong giấc mơ của ông.
Năm 1954, khoảng ký kết hiệp định Genève, cha tôi sang Pháp để chữa bệnh và cũng để thăm người anh cả của tôi đã sang Pháp du học từ năm 1949. Đây là chuyến Đi Tây thứ hai và cuối cùng của ông. Thời gian này mẹ và các anh tôi cũng đã di cư vào Nam. Mẹ tôi mua một căn lầu trong chung cư chợ An Đông để lấy chỗ ở và buôn bán. Khi Nhất Linh về nước, ông xách theo một cây kèn clarinette, một loại nhạc khí mà ông đã rành sử dụng từ những năm 1939-40. Cứ mỗi buổi chiều chúng tôi lại nghe thấy tiếng hắc tiêu của ông qua bản Tennessee Waltz mà ông ưa thích văng vẳng từ lầu hai chung cư, nghe lạc lõng xa lạ trong cái không khí chợ búa ồn ào của khu phố chợ An Đông. Chúng tôi thấy rõ nơi này chẳng phải là chỗ nương náu lâu dài cho ông được.
Quả nhiên, qua năm 1955, ông xách kèn lên Đà Lạt và quyết định ở luôn trên ấy mấy năm. Thu xếp xong chỗ ở, ông nộp đơn để xin cho tôi thi nhập học vào một trường trung học công lập trên ấy, thế là một lần nữa tôi lại theo ông lên sống trên miền cao nguyên.
Nhất Linh, sau thời gian chữa bệnh bên Pháp, lại rất thích hợp với khung cảnh nên thơ và khí hậu mát mẻ của Đà Lạt, dạo này rất khỏe mạnh. Ông thường đi bộ một ngày đến hơn cả chục cây số. Mỗi buổi sáng sớm, từ căn phòng thuê trên lầu hai nhà hàng Poinsard & Veyret, số 12 đường Yersin, ông thả bộ xuống khu chợ Hòa Bình, ăn điểm tâm tô phở Bình Dân đường Hàm Nghi, rồi đi vòng bên kia bờ hồ Xuân Hương, vượt mấy ngọn đồi phía cuối hồ, đến tận khu Chi Lăng gần hồ Than Thở. Lâu lâu ông rủ tôi đi thả bộ cùng với ông. Hai bố con lặng lẽ đi bên nhau, vì ông thường đắm mình trong những kỷ niệm và suy tưởng riêng tư, cho đến lúc tôi mệt nhoài, đòi về. Có lần, đi ngang qua sân cù, ông chỉ về cái tháp cao của khu trường trung học Yersin và khách sạn Palace thấp thoáng trong sương phía bên kia bờ hồ Xuân Hương nói với tôi là chính tại ngôi trường đó, gần mười năm trước, ông đã cầm đầu phái đoàn Việt Nam dự hội nghị sơ bộ Pháp Việt và cũng thời gian đó, trước nhà hàng Palace kia, nơi thềm xi-măng mặt tiền khách sạn, ông vẫn thường ngồi uống rượu để thưởng ngoạn khung cảnh Đà Lạt với bác Thụy tôi, hai người vẫn nhìn sang rặng đồi thông bên này, nơi chỗ chúng tôi tản bộ ngày nay. Cái khung cảnh thơ mộng đó, mười năm sau, đã trở về trong ký ức của ông; nhưng lần này khung cảnh đó ông đã thưởng ngoạn với sự bình thản hơn nhiều của tâm hồn. Nhất Linh hầu như không bao giờ tâm sự với con cái về chính cuộc đời của ông, nhất là cuộc đời chính trị, nhưng có một lần hiếm hoi ông đã tiết lộ với chúng tôi là thời gian khổ sở nhất trong cuộc đời của ông là lúc ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp.
Cha tôi có biệt tài nhận xét và quan sát rất bén nhậy khiến tôi phải cảm phục. Năm đó tôi đã trúng tuyển kỳ thi nhập học vào lớp đệ Lục trường trung học Quang Trung. Vì số học trò dự thi vào trường công năm đó rất đông mà nhà trường thì chỉ còn chỗ để thu nhận thêm vài ba học sinh thôi, nên hôm đi thi về tôi đã nói trước với cha tôi là không có một tí hy vọng nào cả. Ngày đi xem bảng, không ngờ lại thấy tên mình trong danh sách những người trúng tuyển, tôi mừng quýnh, vội bỏ về nhà ngay. Lúc bước chân vào nhà, vì muốn dành cho cha tôi một sự ngạc nhiên, tôi đóng vai thiểu não, báo cho ông biết là mình đã thi trượt. Nhất Linh chỉ cười và nói chắc là tôi đã đậu rồi. Sau đó ông giải thích với tôi sở dĩ ông biết chắc tôi thi đậu vì lúc trước đó từ trên lầu hai ông đã quan sát dáng đi của tôi từ xa trước hai dẫy phố, cái cách đi cắm cúi của tôi như chỉ muốn đi nhanh cho chóng về nhà đã khiến ông tin chắc tôi có gì vui ở trong lòng, như vậy thì làm sao mà tôi có thể trượt được.
Một bữa kia trong buổi đi tản bộ thường lệ buổi sáng, cha tôi bất ngờ trông thấy và chỉ cho tôi coi một đoá phong lan mọc lưng chừng cao trên một cây thông già khẳng khiu bên bờ hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp thiên nhiên của đoá hoa khiến Nhất Linh ngây người ngắm nghía, nhất là dáng mảnh mai thướt tha của chùm hoa buông thả xuống tương phản hẳn với nét mạnh mẽ cứng cáp của bẹ lá và cánh hoa có màu vàng tươi nổi bật lên trên nền nâu đậm của gốc thông. Ông bèn sai tôi trèo lên gỡ nhánh lan xuống. Nhất Linh hẳn là phải xúc động lắm khi ông bất ngờ tìm được thứ hoa quý này vì tôi thấy ông không để ý đến việc thằng con ông trèo lên thân cây cheo leo dám có thể sẩy tay ngã lắm mà chỉ luôn miệng nhắc chừng tôi cầm kheo khéo để khỏi làm gẫy nhánh hoa.
Mang được cây lan quý về nhà, ông liền trồng lên một khúc cây mục, lại sai tôi đi tìm rêu để đắp vào rễ cho giữ độ ẩm, rồi treo ngay trên tường trong phòng ngủ, cả ngày hôm đó ông say sưa ngắm nghía mãi không chán. Thế rồi từ đó Nhất Linh mê chơi lan. Mê đến độ quên ăn quên ngủ và quên luôn cả việc viết lách, vì dạo này tôi ít thấy ông thức khuya ngồi viết như trước.
Cái thú tản bộ của ông không còn mang mục đích tập thể dục buổi sáng hoặc để giúp ông thả hồn trong dòng suy tưởng nữa mà lúc này đã mang một mục đích mới: ông đi tầm lan, có khi đi suốt ngày, băng rừng lội suối, ông đi một mình hay đi cùng với những người bạn cùng mê lan như ông, để rồi chiều chiều về đến nhà mệt nhoài nhưng hí hửng với một hay hai đoá hoa lạ trên tay. Hôm nào không đi tìm lan thì ông đi tìm những những khúc rễ cây lớn có hình thù lạ mắt về nhà gọt dũa để gắn hoa phong lan lên trên hoặc ông lui cui xếp và đóng những thanh gỗ với nhau để làm rổ treo lan, mỗi rổ có một kiểu cọ khác nhau, rồi ông treo lan lên tường, treo cùng khắp gần như kín cả phòng. Mẹ tôi rất bận rộn buôn bán ở Sài Gòn ông cũng gọi lên Đà Lạt sống với ông ít ngày để cùng thưởng lan với ông. Cái nhiệt tình của Nhất Linh đã lây sang rất nhiều người khác làm sống dậy phong trào chơi lan và tầm lan của dân Đà Lạt những năm 1956-57. Riêng anh em chúng tôi thấy ông vui thì cũng tham dự với ông nhưng trong bụng không thấy hứng thú gì cho lắm, trái lại lắm lúc còn bực mình vì ông cứ hay sai chúng tôi đi gỡ từng mảnh rêu để mang về cho ông, một công việc mà chúng tôi rất ghét làm. Rêu đúng loại tiêu chuẩn mà ông mong muốn thì chỉ có thể tìm thấy dễ dàng ở vệ đường gần cách ống cống; giữa phố xá đông đúc người qua lại mà lại ngồi bệt xuống vỉa hè tẩn mẩn bóc gỡ từng mảng rêu xanh bỏ vào trong một cái rổ thì nom có vẻ kỳ quặc, khó coi quá.
Nhất Linh chơi lan công phu hơn những người khác vì ngoài việc tầm lan ông còn ra thư viện tra cứu hoặc đặt mua từ bên Pháp các sách ngoại quốc viết về hoa phong lan trên thế giới, rồi ông tỉ mỉ phân loại, so sánh với hoa ở địa phương; ông lại vẽ từng đóa hoa một, đặt tên hoa, ghi chú từng đặc tính, với dụng ý sau này làm tài liệu viết một cuốn sách về việc sưu tập hoa phong lan. Và chiều nào ông cũng thổi hắc tiêu, nói là thổi cho lan nghe. Ông thổi bản: "J’ai rêvé de vous", vous đây chính là đám hoa quấn quýt xúm lấy ông, nào là Nhất Điểm Hồng, Huyết Nhung Lan, Bạch Hạc, Tím Đồi Mồi, Hoa Cô Dâu, Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Văn Bao... thứ treo trên vách, thứ cắm trong chậu, thứ bầy trên bàn. Mỗi chiều thứ bẩy, ông lại tổ chức hòa nhạc tại gia, ngoài tiếng hắc tiêu của ông, lại có sự phụ họa lục huyền cầm của giáo sư Vĩnh Tường, khiến khách đi đường phải dừng chân trước trước khách sạn Du Paque, kẻ ngừng xe hơi, người ghếch xe đạp, để lắng nghe tiếng nhạc hòa tấu vẳng ra từ căn lầu nơi góc đường Yersin trong bầu không khí êm ả yên tĩnh của buổi chiều Đà Lạt.
Qua năm sau vì số lượng hoa sưu tập được mỗi ngày một nhiều, nhất là từ lúc Nhất Linh chuyển hướng đi tìm loại hoa đất là loại hoa do cụ Nghị Biên (em ruột bà nội tôi) khởi xướng thì căn lầu trên đường Yersin trở nên chật chội quá. Mấy bố con tôi dọn qua một căn nhà mới, số 19 đường Đặng Thái Thân, do ông chủ garage Lê Đình Gioãn, một người bạn lan của cha tôi, để lại. Từ đầu dốc đèo Prenn phải đi vào một con đường trải đá ngoằn ngoèo mới tới được căn biệt thự nằm biệt lập trên một triền đồi nhìn xuống một thung lũng thông trùng điệp. Tại đây Nhất Linh đã biến căn biệt thự thành một trại lan nhỏ với đủ các loại hoa trồng khắp từ trong ra đến tận ngoài nhà. Lúc này cha tôi đã lôi kéo được những người bạn của ông từ Sài Gòn lên tận Đà Lạt để cùng đi tầm lan với ông. Nhà văn Đỗ Tốn với chiếc xe hai ngựa và thi sĩ Tô Kiều Ngân với chiếc sáo trên tay vẫn thường đi tìm lan với chúng tôi; và vì có phương tiện xe hơi của Đỗ Tốn và của ông Gioãn nên vùng tầm lan cũng rộng hơn nhiều, trong phạm vi đến cả trăm cây số, từ đèo Ngoạn Mục xuống tới Phan Rang hay đèo Bảo Lộc xuống đến Định Quán. Một vài chính khách như ông Phan Huy Quát thỉnh thoảng cũng có mặt trong các chuyến đi của chúng tôi.
Một bữa nọ, trong lúc đi thơ thẩn trong khu rừng thông gần nhà, tôi ngạc nhiên thấy có dăm ba người lính đứng gác ở bìa rừng xung quanh nhà tôi. Lúc tôi về nhà thì được biết tướng Dương Văn Minh cũng vừa lên xe ra về. Tướng Minh có mang đến biếu cha tôi một chậu hoa phong lan và nói chuyện với cha tôi khoảng tiếng đồng hồ trong phòng khách. Anh tôi kể lại với tôi tướng Minh là người cũng mê chơi lan, nhưng ông đến thăm cha tôi hẳn là còn có mục đích khác ngoài việc xem lan không thôi. Nhưng cha tôi cứ vờ coi như người khách đến thăm chỉ để thưởng lan; trong một giờ đồng hồ ông cứ mải miết nói với tướng Minh về cách thức trồng hoa lan để hai người khỏi phải đả động đến các vấn đề khác. Một hôm khác chúng tôi đi săn lan ở đèo Bảo Lộc. Chúng tôi đi rất đông trên hai chiếc xe hơi. Trong đám người săn lan, ngoài các văn nghệ sĩ còn có một cựu bộ trưởng, một chính khách, một nhà cách mạng từng bôn ba hải ngoại, nhưng tất cả không ai nói chuyện thời sự, chính trị. Khi đoàn xe trở về Đà Lạt ngang Liên Khương thì bị chặn lại. Quốc lộ 20 bị kẹt xe đến cả cây số và chúng tôi phải đậu xe bên vệ đường chờ đợi đến cả hai tiếng đồng hồ. Không ai biết chuyện gì xẩy ra và đều rất bực mình vì phải chờ đợi quá lâu. Sau đó dò hỏi, chúng tôi được biết lý do kẹt xe vì tổng thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý trên Đà Lạt, chuyến bay chở tổng thống bị trễ và vì không biết lúc nào phi cơ đáp xuống phi trường Liên Khương nên tốt nhất là chặn tất cả xe cộ lại, bắt chúng tôi phải chờ đợi không biết đến lúc nào. Khi biết chuyện này Nhất Linh nói đùa với đám chúng tôi: "Nếu trong số đây mai sau có ai lên làm tổng thống thì nhớ đến cái ngày hôm nay phải chờ đợi bực mình như thế này nhé!".
Nhất Linh sống thanh bạch và giản dị. Ông giản dị mọi chuyện đến mức tối đa. Quần áo ông mặc hay quần áo của chúng tôi ông không cho ủi thẳng nếp, ông nói ủi quần áo mà làm gì, cốt nhất là giặt rũ luôn cho thật sạch sẽ là đủ. Ông lại càng không hiểu nổi khi thấy chúng tôi ủi cả quần áo lót là thứ mặc bên trong không ai nhìn thấy. Có lần tôi nhờ ông khai một lá đơn cho ông hiệu trưởng trường tôi để xin được nghỉ học một hai ngày vì hôm đó không biết tôi ăn phải cái gì mà cứ phải đi cầu hoài. Trong tờ đơn ông khai huỵch tẹt tôi xin nghỉ vì lý do "đau bụng ỉa chẩy". Tôi tức quá phản đối ông vì thấy trong một lá đơn trịnh trọng thế mà khai như vậy không văn vẻ tý nào mà lại có vẻ thô tục quá. Ông nói mình bị bệnh thế nào thì cứ đúng thế mà khai chứ có gì mà phải ngượng; nhưng sau đó ông cũng chiều tôi sửa lại với lý do "đau bụng tháo dạ" nghe có vẻ "văn chương" hơn. Nhất Linh không bao giờ in một tấm danh thiếp cho chính mình, ngay cả những khi ông đảm nhận các chức vụ lớn và ông rất ghét phải xưng hô chức tước. Trong các đơn từ, giấy tờ, hoặc có ai hỏi về nghề nghiệp, ông chỉ khai giản dị "nhà văn" thế thôi. Suốt đời ông sống thanh bạch không hề sở hữu một miếng đất hay một căn nhà của riêng mình mà chỉ đi ở đọ hay ở thuê. Vì thế năm 1957 khi ông quyết định mua một lô đất và dự tính xây một căn nhà cho chính ông thì chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng vì cho rằng đã đến lúc ông ổn định để bắt đầu nghĩ đến chuyện "an cư lạc nghiệp" rồi.
Lô đất Nhất Linh mua nằm ven quốc lộ 20 Sài Gòn – Đà Lạt, ngay cây số 27, khoảng hai cây số phía nam của làng Fim-Nôm. Rộng chừng vài mẫu, miếng đất của ông nằm giữa lô đất của cụ Nghị Biên và của bác sĩ Nguyễn Sĩ Dinh. Từ quốc lộ đi sâu vào khoảng nửa cây số thì giáp ranh với dòng suối Đa- Mê, nơi Nhất Linh bắt đầu cho xây móng dựng một căn nhà gỗ tranh đầu tiên của đời mình. Đó là căn nhà do chính ông tự tay vẽ họa đồ, xây cất bằng toàn vật liệu nhẹ, một kiểu nhà trông thoáng khoát, đơn giản và rẻ tiền, đúng tiêu chuẩn kiểu nhà của Hội Ánh Sáng mà chính Nhất Linh đã từng tích cực cổ xúy để xây dựng cho đồng bào ông vào năm 1937, tính đến nay đúng 20 năm về trước.
Trong thời gian xây nhà, Nhất Linh ở luôn dưới Fim-Nôm trong một căn nhà gỗ sơ sài trên lô đất của cụ Nghị Biên. Chúng tôi thì vẫn sống ở Đà Lạt, chỉ thỉnh thoảng dịp cuối tuần mới đón chuyến xe đò xuống đó thăm ông. Nhất Linh lúc này sống như trong thời trung cổ, đoạn tuyệt hẳn với đời sống văn minh, ông nói không đoạn tuyệt cũng chẳng được vì ở đây thiếu tất cả điện nước và các tiện nghi tối thiểu, cách tốt nhất là phải thích nghi với đời sống mới. Da ông rạm nắng trông ông càng phong sương hơn, ông mặc bộ đồ rừng bốn túi, đi ủng cao, hút thuốc lào, suốt ngày đôn đốc đám thợ khai quang rừng để làm một con lộ nhỏ đi từ quốc lộ vào đến suối Đa-Mê. Ông nói với chúng tôi là bây giờ ông không cần đến cả đồng hồ để xem giờ giấc nữa vì ông đã tìm ra được một cách riêng để biết được đại khái thời gian trong ngày. Trong lúc chúng tôi ngồi ăn trong rừng, Nhất Linh nghếch tai nghe ngóng một tiếng chim lạ kêu rồi nói: "Thế mà đã bốn giờ trưa rồi!". Chúng tôi so với đồng hồ thì thấy ông chỉ đoán sai có nửa tiếng. Sai xích nửa giờ là đủ chính xác rồi vì ở đây không cần chính xác hơn. Ông giải thích là từ ngày sống ở đây cứ mỗi sáng thức dậy cho đến lúc chiều tối là ông đều lắng nghe và quan sát tất cả các tiếng kêu của muông thú trong rừng rồi ghi vào một cuốn sổ tay. Sau một tuần lễ ông khám phá ra là mỗi tiếng kêu của muông thú thường ứng với một thời gian nhất định trong ngày, thế là ông tìm ra được một loại đồng hồ riêng cho mình mà không tốn kém gì cả.
Trước đây trong những giờ rảnh rỗi cha tôi thường dậy tôi thổi hắc tiêu và lúc này tôi cũng đã chơi được kha khá. Trong số các bản nhạc Việt thịnh hành hồi đó, Nhất Linh thích nhất là thổi bản Hẹn một ngày về của giáo sư Lê Hữu Mục. Một buổi sáng cuối tuần trong lúc tôi thổi hắc tiêu bản nhạc này thì có một người khách ghé Đà Lạt muốn đến gặp cha tôi, nhưng lúc ấy cha tôi lại ở dưới Fim-Nôm. Ông khách có vẻ ngạc nhiên thích thú nghe tôi thổi bản nhạc; sau này tôi mới biết ông ta chính là giáo sư Lê Hữu Mục, muốn gặp cha tôi để phỏng vấn và viết một cuốn sách "Thân thế và Sự nghiệp Nhất Linh". Ông Mục và tôi đáp xe xuống Fim-Nôm và khi chúng tôi đến trại lan thì cha tôi đang nằm trên võng bên bờ suối Đa-Mê say sưa viết lại toàn bộ cuốn trường thiên tiểu thuyết Xóm Cầu Mới.
Thời gian này cha tôi bắt đầu viết lại và viết rất hăng say. Ông sai tôi ra tiệm trên Đà Lạt đóng mấy cuốn sách bìa dầy trong toàn là giấy trắng không kẻ hàng. Mỗi lần ghé Fim-Nôm thăm ông tôi thấy những trang giấy trắng đã chứa đầy những dòng chữ nhỏ li ti, viết bằng cây bút parker 51; những dòng chữ bị dập xóa, viết chồng lên nhau chằng chịt như cuốn hút trong dòng tư tưởng dồn dập. Để theo kịp được những cảm xúc, hình ảnh, ý nghĩ xô dạt trong đầu, tay ông phải viết nhanh lắm; do đấy mà chữ viết cứ nhỏ dần đi như chân kiến. Đi xa hơn nữa, để cho viết được nhanh hơn hoặc để khỏi phải bận tâm đến cái mà ông cho là không cần thiết, ông đã bỏ hết những quy luật văn phạm, chính tả thông thường. Công việc sửa lỗi chính tả nhỏ nhặt đó thường là công việc của người khác khi bản thảo được đánh máy trước khi in thành sách.
Nhưng rồi một biến cố xẩy đến khiến bộ trường thiên Xóm Cầu Mới trở thành dang dở. Khoảng cuối thập niên 50, căn nhà bên dòng Đa-Mê của cha tôi còn đang được xây cất nửa chừng. Một đêm kia trời mưa dông bão lớn, sáng ra căn nhà bỗng nhiên bị sụp đổ tan hoang chỉ còn trơ lại nền móng. Nhất Linh buồn rầu đứng nhìn cái nền nhà trơ trọi, hẳn là ông nghĩ đế căn nhà trong mộng của mình, căn nhà mà ông đã nâng niu đặt tên Thanh Ngọc Đình để thưởng cho một loài hoa tiên cách nhất đối với ông, mới một sáng một chiều, đã tan hoang như mây khói. Ông nói với chúng tôi giấc mộng con của ông đã không thành, ông không nghĩ đến việc xây cất lại vì cho rằng sự sụp đổ này như một điềm lạ.
Thế rồi ông quyết định giã từ tất cả. Đà Lạt, Fim-Nôm, dòng Đa-Mê và cả trăm giỏ lan mà ông đã chăm sóc từ hai năm qua, để về ở luôn Sài Gòn, chấm dứt cái thời kỳ mà ông Lê Hữu Mục đã viết trong đoạn kết cuốn sách của ông là "một Nhất Linh nằm trùm chăn ở trên Đà Lạt". Đối với tôi, thật bụng tôi chỉ mong ông được nằm trùm chăn lâu hơn vì đây chính là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông mà tôi được biết. Nhất Linh "xuống núi" lăn vào cuộc đời làm báo, tham gia đảo chính, thất bại, đi trốn, bị đưa ra tòa, đưa đến cái tự vẫn của ông mấy năm sau, mở đầu một thời kỳ cuối cùng của đời ông với nhiều não nề, nhiều chán chường hơn.
Như đoạn văn kết trong cuốn truyện Đôi bạn của ông, hai câu thơ sau đây của Nhất Linh, đâu đó, vẫn còn vẳng về Đà Lạt như "một nỗi nhớ xa xôi đương mờ dần":
Nhớ người lòng suối Đa Mê gợn buồn...
No comments:
Post a Comment