Tòa
Thánh Vatican, trong tuần-báo “L'Osservatore
Romano”,
tiếng
nói chính-thức và có thẩm-quyền nhất của Ky-Tô-Giáo
La-Mã,
trong
số ra ngày 12-19/8/1998,
đã
thành-thật và thẳng-thắn xác-quyết rằng:
Tiếc
thay, không có một văn-bản tài-liệu nào
chứng-minh
các lần Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang”
chỉ
vì một lý-do đơn-giản:
Đức
Mẹ không hề hiện ra tại La Vang!
LỜI GIỚI-THIỆU:
Nhân dịp kỷ-niệm “200 Năm
Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang (1798-1998)”, các nhân-vật
tên-tuổi Ky-Tô-Giáo Việt-Nam và ngoại-quốc đã
đặc-biệt biên-soạn và tham-khảo những bài tiêu-biểu
tổng-lược sự-tích ấy, để làm tài-liệu
căn-bản cho lịch-sử của “biến-cố” nói
trên.
Chúng tôi xin trích nêu ra các đoạn chủ-yếu sau đây, để
độc-giả khắp nơi thưởng-lãm.
Ðức Cố LÊ
CHƯƠNG
I
NGUỒN
GỐC HAI TIẾNG “LA VANG”
A/
TÀI-LIỆU:
Báo
“Thằng Mõ” (918 S First St, San
Jose, CA 95110, USA), số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh
Thần La Vang” của Trần Văn
Trí. Một trong các tiểu-mục của bài này là
“Tên La Vang”:
Trong hạt Dinh Cát
có một họ đạo tên là Cổ
Vưu được thành-lập từ
thế-kỷ 17, nay còn gọi là xứ Trí
Bưu. Người dân sống bằng nghề “làm
củi” (chính-yếu là chặt những cây nhỏ dùng
để nấu bếp). Theo linh-mục Stanislaô
Nguyễn Văn Ngọc, đặc-điểm trong vùng
là đồng-bào Công Giáo và không-Công-Giáo đoàn-kết
mật-thiết với nhau. Từ thế-kỷ 16, dân
đi làm rú, còn gọi là “đi củi”. Họ phá
một sở rẫy giữa rú xanh cách Cổ
Vưu độ 7 cây số để trồng khoai
sắn và cấy lúa. Người dân đặt tên vùng
đó là La Vang.
Đức
giám-mục Hồ Ngọc Cẩn
cho biết: “Ban đêm, phường La
Vang không có sự thinh lặng. Đêm nào người
ta cũng la lối om sòm. Họ đánh mõ, đánh thùng
rộn ràng, để đuổi các thú dữ như heo
rừng, voi, cọp từ rú xanh ra phá khoai, sắn, lúa, nên
người ta gọi là phường La
Vang.” (Lm Lê Văn Thành: Đức
Mẹ La Vang, 1955, tr. 15-16).
Nhưng giải-thích
sau đây của linh-mục Philipphê Lê
Thiện Bá, gốc Cổ Vưu,
có cơ-sở hơn: “Trong sổ bộ lập từ
đời nhà Lê, nơi đó, tức sở rẫy
của dân Trí Bưu, gọi là phường
Lá Vằng, vì có nhiều cây lá
vằng, một thứ cây có hột đen ăn được
và lá là vị thuốc mà phụ-nữ xứ Dinh
Cát dùng để uống sau khi sinh đẻ. Về
sau người dân đọc Lá Vằng
ra La Vang, và nơi Đức Mẹ
hiện ra được gọi là linh-địa La Vang.” (Lm Stanislaô Nguyễn Văn
Ngọc: Linh-Địa La Vang,
tr. 32-34 và Lm Hồng Phúc: Đức
Mẹ La Vang, tr. 30-31).
B/
NHẬN-XÉT:
La
Vang đã trở thành một “linh-địa”, và các nhà
viết sử, chủ-yếu là các tu-sĩ Ky-Tô-Giáo, không
thể không tìm hiểu và viết về nó, kể cả
nguồn gốc của địa-danh này. Nhưng ở
đây lại có hai lời giải-thích khác nhau của các
tu-sĩ: một bên là giám-mục Hồ Ngọc Cẩn do linh-muc Lê
Văn Thành kể lại (“La Vang”);
một bên là các linh-mục Lê Thiện Bá,
Nguyễn Văn
Ngọc và Hồng Phúc (“Lá
Vằng”).
a) Bản-thân các tài-liệu:
1-
Tài-liệu của Lm Lê Văn Thành
được xuất-bản năm 1955
(vào đầu
thời-kỳ chấp-chính của tổng-thống Ky-Tô-Giáo
Ngô Đình Diệm, và căn-cứ
vào lời của Gm Hồ Ngọc
Cẩn (“La Vang”).
2-
Tài-liệu của Lm Nguyễn Văn
Ngọc được xuất-bản năm 1978
(ba năm
sau khi CSVN đã chiếm Miền Nam) và căn-cứ vào
lời của Lm Lê Thiện Bá, người
được xem là gốc Cổ Vưu
(“Lá Vằng”).
3-
Tài-liệu của Lm Hồng Phúc
được xuất-bản năm 1997
(sau khi CSVN đã
“đổi mới” và Giáo Hội Ky-Tô-Giáo trong nước
(được CSVN chấp-thuận) đã chuẩn-bị cho đại-hội La Vang
sẽ diễn ra vào năm 1998) (“Lá Vằng”).
b) Thắc-mắc:
1-
Báo “Saigon USA” (345 E Santa Clara St,
#108, San Jose, CA 95113, USA), số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng
bài “Linh-Địa La Vang”, trong
đó có đoạn: “... dưới thời hai Cha
Sở: Bonin (Ninh) và Cadière
(Cả). Cha này đã công-tác rất nhiều trong việc
kiến-thiết Linh-Địa La Vang
lúc ban đầu” (năm 1903).
Đó là vào đầu thế-kỷ 20, gần
với sự-tích Đức Mẹ La-Vang hơn các tác-giả
kể trên. Lm Cadière
là một học-giả người Pháp thông-thạo về Việt-Nam (hiểu
biết và có thể giải-thích nhiều điều,
kể cả các điển-tích lịch-sử Trung-Hoa và các
ẩn-dụ văn-học trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du), là một nhân-vật nổi bật trong
Hội Ái-Hữu Cố-Đô Huế (AAVH=Association des Amis
du Vieux Hué) cũng như Trường Viễn-Đông Bác-Cổ
của Pháp. Hơn nữa,
ông đã từng là Cha Xứ Cổ-Vưu (Trí-Bưu) coi cả
La Vang.
Tại sao Lm Cadière (cha Cả)
không hề
nói gì về nguồn gốc hay ý-nghĩa của hai
tiếng La Vang?
2- Giám-mục Hồ
Ngọc Cẩn (theo Nguyễn Lý Tưởng
trong “Linh-Địa La Vang”, là
một nhà thông-thái, gốc Quảng-Trị là Tỉnh
của La Vang) đã được
đồng-bào cả trong lẫn ngoài Ky-Tô-Giáo biết
đến. Sau khi ông Ngô
Đình Diệm chấp-chính (1954-1963), chính-quyền
họ Ngô nói chung và giáo-hội Ky-Tô-Giáo Việt-Nam nói riêng
đã nhắm ít nhất là hai chủ-đích: giúp cho tổng-giám-mục Ngô Đình Thục
(anh của ông Diệm) được phong hồng-y bằng cách
gia-tăng tín-đồ ; và phát-triển
tầm quan-trọng của La Vang, vì
một cảnh-trí Đức Mẹ hiện ra chắc
hẳn sẽ làm cho quốc-gia sở-tại nổi
tiếng khắp thế-giới và lôi-cuốn đông-đảo
tín-hữu cũng như du-khách từ xa đến hành-hương.
Do đó, lời giải-thích của Gm Hồ
Ngọc Cẩn (La Vang là la-lối
om-sòm), hồi đó hẳn là đáng tin-cậy
nhất nên Lm Lê Văn Thành đã
trích dẫn và xuất-bản vào năm 1955 (là năm ông
Diệm lên làm tổng-thống sau khi mới làm thủ-tướng
có hơn một năm). Hơn
nữa, tại sao suốt nhiều năm trời, kể
cả sau khi họ Ngô không còn, không hề có ai, nhất là
trong giới tu-sĩ Ky-Tô-Giáo (thí-dụ giám-mục Lê
Hữu Từ) đưa ra một lời giải-thích nào
khác hơn?
3-
Thế thì Lm Lê Thiện Bá,
được xem là gốc Cổ Vưu,
làm gì, ở đâu, trong lúc lời giải-thích của Gm
Hồ Ngọc Cẩn đã
được công-bố từ năm 1955, mà mãi đến
năm 1978 (23 năm sau, và 3 năm sau khi CSVN đã
chiếm Miền Nam), mới lên tiếng cãi lại rằng
La Vang là Lá
Vằng?
4- La
Vang hay Lá Vằng thật ra không
thành vấn-đề, mà vấn-đề chính là:
Một “tài-liệu” của một giáo-phẩm
cao-cấp Ky-Tô-Giáo (giám-mục Hồ Ngọc Cẩn) xuất-bản năm
1955 (giữa
thế-kỷ 20 tiến-bộ này) mà đã bị một
số tu-sĩ cấp dưới (thí-dụ linh-mục Hồng-Phúc), thuộc cùng giáo-hội,
phản-bác, cho là không
đúng sự thật; vậy thì làm sao tin được
các “tài-liệu” khác của những người cùng giáo-hội
ấy viết ra, từ một thế-kỷ chậm
tiến trước đó, lui về cho đến
thế-kỷ 16 xa xưa?
CHƯƠNG
II:
MỨC-ĐỘ
KHẢ-TÍN
CỦA
LINH-MỤC HỒNG-PHÚC
A/
TÀI-LIỆU:
Báo “Mẹ
Việt-Nam” (67 E Hedding St, San Jose, CA 95112, USA), số
102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Đốt
Lò Hương Cũ: Cụ Ngô-Đình Diệm và La Vang”
của Lm Hồng-Phúc.
1) Lm Hồng-Phúc
viết: “Tập sách “Đức
Mẹ La-Vang và Giáo-Hội Việt Nam”... Bản
thảo của tập sách bị thất-lạc.
Cha Giuse Lê-Văn-Thành đã
thu-thập lại được một ít tài-liệu,
nhờ linh-mục Hồng Phúc
ấn-loát gấp 10.000 quyển gởi ra trước
kiệu Đại Hội lần thứ 12, tháng
8-1955. Cuối tháng 7, tôi nhận được điện-tín
của ngài cho biết máy bay không nhận chở ra Huế.
Tôi về viếng Mẹ La-Vang xin Mẹ giúp. Chúng tôi
cùng với một cha bạn quen với họ Ngô, vào xin
yết-kiến Tổng-Thống. Văn-phòng
Phủ
Tổng-Thống cho biết là Tổng Thống rất
bận. Họ nói với chúng tôi: Đúng 5
giờ, Tổng Thống có thói quen ra thở không-khí
trời vài phút... Tôi nói ngay sự việc và xin
Tổng Thống giúp...”
Ý-kiến:
Độc-giả không
cần nhớ lại lịch-sử, vì Lm Hồng-Phúc
đã viết trong một đoạn trước của cùng bài ấy: “Từ khi lên làm
Tổng Thống (tháng
10-1955), mỗi lần có dịp ra
Quảng Trị việc đầu tiên là tới
La Vang
cầu-khẩn với Đức Mẹ”.
Việc
chuyên-chở sách đạo và đại-hội La
Vang xảy ra vào
tháng 8-1955, vào thời-gian ấy
ông Ngô
Đình Diệm
còn là Thủ Tướng
của chính-phủ Bảo Đại
(Diệm phải đợi đến
ngày 23 tháng 10-1955 (hai tháng sau) mới lật đổ Bảo Đại để lên làm
Tổng Thống), thế mà Lm Hồng
Phúc đã
gọi ông Diệm là
Tổng-Thống thay vì sự thật là
Thủ Tướng.
2) Lm Hồng-Phúc
cũng viết: “Ngày 16-8-1961
Cụ
đến kính viếng Đức Mẹ”. Nhưng
ông lại ghi-chú dưới bức ảnh tổng-thống Ngô Đình
Diệm đang bước trên các bực cấp của nhà-thờ
La Vang, đăng cạnh đó: “Tổng-Thống
Ngô Đình Diệm trong ngày Đại-Lễ Đức
Mẹ La-Vang 15-8-1961”.
Ý-kiến:
Tổng-Thống
đến dự Đại-Hội vào ngày lễ chính,
thế mà Lm Hồng Phúc không nhớ chính-xác là vào ngày nào,
và cũng không thấy là mình đã ghi hai ngày khác nhau
trong cùng một bài viết.
3) Trong một đoạn
khác, Lm Hồng Phúc viết: “Những
lần Cụ đến Dòng Chúa Cứu-Thế... Ra
đi có cận-vệ, quân-cảnh,
còi hụ...”.
Ý-kiến:
Lm Hồng
Phúc rõ-ràng không nhớ rằng vào thời ấy
lực-lượng hộ-tống Thủ-Tướng (sau
đó là Tổng-Thống) Ngô Đình Diệm là Cảnh-Sát,
Công-An, và Hiến-Binh, chứ không phải là (vì chưa có)
Quân-Cảnh.
B/
NHẬN XÉT:
Linh-mục Hồng-Phúc
là một trong các tác-giả viết về đề-tài La
Vang, nhưng ông không có trí nhớ sáng-suốt.
Ông không nhớ được những gì xảy ra lâu hơn,
và chỉ chọn nhận những gì mà ông thích hơn.
Thế thì làm sao mà những bài viết của ông là
đúng sự thật và đáng tin-cậy?
Hơn nữa, không phải chỉ có một mình Lm Hồng
Phúc là như thế đó.
CHƯƠNG
III:
NHỮNG
SỰ VIỆC SAU ĐÂY
XẢY
RA VÀO THỜI-ĐIỂM NÀO?
I/
Phong-Trào Văn-Thân Yểm-Trợ Thành-Công Cho
Nguyễn-Huệ Lên Ngôi Vua?
A)
TÀI-LIỆU:
Báo “L'Osservatore
Romano”, cơ-quan truyền-thông chính-thức của Tòa
Thánh Vatican ở La Mã, số ra ngày 12/19-8-98, có đăng
bài “Ky-Tô-Hữu Việt-Nam Sùng Kính Đức-Mẹ
La-Vang: Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Đến
Với Giáo-Dân Trong Rừng La-Vang Ở Việt-Nam”,
trong đó có đoạn:
Vào cuối
thế-kỷ 18, lãnh-thổ Việt Nam bị chia thành 2 vương-quốc:
Đàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh đóng đô
ở Hà Nội; và Đàng Trong thuộc quyền
chúa
Nguyễn đóng đô ở Huế. Các chúa trong Nam
muốn đánh ra Bắc nên nhờ người Pháp giúp
đỡ. Nhưng có một nhóm trí-thức, gọi là
Văn Thân, chống lại sự can-thiệp của người
Pháp và đã thành-công trong việc giúp vua Quang Trung lên
ngôi.
Ông này chiếm được miền Bắc, nhưng
từ-trần sớm, để lại ngai vàng cho con là
vua Cảnh-Thịnh, tuổi mới lên mười...
B)
NHẬN XÉT:
Theo “Việt Nam
Sử-Lược” của Trần Trọng
Kim, Tập II,
Chương X (Tình-Thế Nước Nam Từ Năm Giáp-Tuất
Về Sau), thì:
Đoạn I. Văn-Thân
nổi loạn ở Nghệ An. Tháng giêng năm giáp-tuất
(1874), là năm Tự Đức thứ 27, đất
Nghệ An có hai người tú-tài là Trần Tấn và
Đặng Như Mai hội-tập cả các văn-thân
trong hạt rồi làm một bài hịch gọi là “Bình
Tây, Sát Tả”, đại-lược nói rằng: “Triều-đình dẫu hòa với Tây mặc lòng, sĩ-phu
nước Nam vẫn không chịu, vậy trước
nhất xin giết hết giáo-dân, rồi sau đánh
đuổi người Tây cho hết...” Bọn Văn-Thân
cả thảy độ non ba nghìn người, kéo nhau
đi đốt phá những làng có đạo...
Và, trong cùng sách, cùng
Tập, Chương XV (Việc Đánh Dẹp Ở
Trung-Kỳ Và Bắc-Kỳ):
Đoạn 8. Ông
Phan-Đình-Phùng mở đồn-điền ở Vũ
Quang, Hà Tĩnh, rồi cho người đi sang Tàu, sang Tiêm,
học đúc súng đúc đạn, để đợi
ngày khởi-sự. Sau ông ấy đứng đầu
đảng văn thân để chống-cự với quân
Pháp... (1893-1895)
Thiển-nghĩ
vì tin vào các tài-liệu của các Ky-Tô-Hữu Việt-Nam cung-cấp
mà báo
“L'Osservatore Romano”, tiếng nói có thẩm-quyền cao
nhất của Ky Tô Giáo, đã để độc-giả thấy rõ là không
biết đúng về lịch-sử Việt Nam, nhất là
về những sự việc liên-hệ mà họ kể
lại. Chỉ vì vua Cảnh Thịnh ngược-đãi tín-đồ
Ky Tô Giáo, mà hội Văn Thân thì cũng
hành-động như
thế, cho nên bài báo ấy đã kết-hợp cả hai phía
lại thành cùng một nhóm, mặc dù hai lực-lượng
nói trên hiện-hữu vào hai thế-kỷ khác
nhau. Thật
ra, dưới thời các vua Quang Trung
và Cảnh Thịnh,
vào cuối thế-kỷ 18, không có Văn Thân. Nhóm kháng-Pháp
này chỉ mới bắt đầu thành-hình sau khi quân Pháp
đã chiếm lấy nhiều phần đất của
Việt Nam, dưới thời vua Tự Đức, và sau
khi nước Pháp đã đặt nền đô-hộ trên
nước Việt Nam dưới thời vua Thành Thái,
vào
cuối thế-kỷ 19.
Sự-kiện
lịch-sử mà bị viết sai
như thế thì làm
thế nào mà đúng sự thật trong
những chuyện
khác, như chuyện Đức Mẹ Hiện Ra Tại
La-Vang?
II/
Các Cuộc Bách-Hại Ky-Tô-Giáo Tại Việt-Nam
Thật-Sự Bắt Đầu Xảy Ra Vào Thời-Điểm
Nào?
A)
TÀI-LIỆU:
1- Theo báo “L'Osservatore
Romano” thì: “Vào tháng 8-1798, triều-thần của vua
Cảnh-Thịnh ra lệnh đàn-áp Thiên Chúa Giáo. Giáo-dân
cùng với gia-đình chạy trốn vào vùng La Vang.
Một hôm, Đức Mẹ hiện ra với họ
lần đầu, có bồng Đức Chúa Hài-Đồng
trong tay, có hai thiên-thần vây quanh, hứa
sẽ
che-chở và cứu-vớt họ. Sau đó còn có
những lần hiện ra tiếp theo...”
2- Vào ngày 19-6-1998, giáo-hoàng
John Paul II có nói: “Kể từ
1533, nghĩa là từ khi
Thiên Chúa Giáo bắt đầu truyền sang Đông Nam
Á-Châu,
trừ vài thời-kỳ yên-ổn, Giáo-Hội Việt Nam
đã bị ngược-đãi suốt 3 thế-kỷ...”
Nhưng trước đó, linh-mục Pierro Gheddo, tác-giả “Cây
Thập-Tự và Cây Bồ-Đề”, đã viết
trong cuốn sách ấy: “Thí-dụ, tại
Bắc-Kỳ, các cuộc trấn-áp dữ-dội đã
bắt đầu vào các năm 1696, 1713, 1721, 1778, v.v...”
B)
NHẬN XÉT:
1- Lm Pierro Gheddo thì viết rằng các sự
kỳ-thị trở nên khắc-nghiệt vào năm 1696; báo
“L'Osservatore Romano” của Vatican
thì viết rằng tàn-ác nhất là vào
năm 1798 nên Đức Mẹ phải hiện đến
để “che chở” các tín-đồ Ky Tô Giáo
tỵ-nạn tại La Vang; và giáo-hoàng John Paul II thì nói
rằng các sự ngược-đãi ấy (dù có một
số thời-kỳ lắng yên) đã bắt đầu
từ năm 1533.
Nhưng, để tìm hiểu các
cuộc đàn-áp ấy thật-sự xảy ra vào
thời-gian nào (từ 1533 đến
1696), ta hãy tra-cứu
các sách lịch-sử và các tài-liệu khác nữa đã
được phổ-biến công-khai.
2- Tác-giả Ky Tô Giáo
Nguyễn-Văn-Thông đã viết chi-tiết
cụ-thể về các cuộc giết hại giáo-dân,
nhưng chỉ kể năm 1630 là năm
giết đạo
gay-gắt đầu tiên. Sử-gia không-Công-Giáo Trần
Trọng Kim trong Việt Nam Sử-Lược, trái lại,
đã kể những vụ cấm đạo xảy ra
sớm hơn trước đó rất nhiều:
Năm bính-thân (1596)
đời ông Nguyễn Hoàng có người giáo-sĩ Tây
Ban Nha tên là Diego Adverte vào giảng đạo ở trong
Nam
trước hết cả. Nhưng lúc bấy giờ
lại có mấy chiếc tàu Tây Ban Nha cùng đến, chúa
Nguyễn sợ có ý quấy-nhiễu gì chăng, bèn đuổi
đi... Năm bính-dần (1626) đời vua
Lê Thần Tông, giáo-sĩ là Baldinoti vào giảng đạo ở ngoài
Bắc, bị chúa Trịnh không cho, phải bỏ đi...
Năm tân-vị (1631) ở trong Nam, chúa Thượng là
Nguyễn Phúc Lan cấm không cho người Tây vào
giảng đạo ở trong nước... Năm giáp-thìn
(1644) chúa Hiền ở Miền Nam bắt giết những
người đi giảng đạo ở Đà Nẵng...
Năm quí-mão ở ngoài Bắc chúa Trịnh là
Trịnh
Tạc bắt đuổi các giáo-sĩ và cấm không cho
người mình theo đạo Gia-Tô... Năm bính-tí (1696)
đời vua Lê Hi Tông, Trịnh Cán bắt đốt phá
hết cả những sách đạo và nhà đạo
ở các nơi và đuổi những người
giảng đạo ra ngoài nước...
3- Rốt cuộc, ta
không tìm thấy tài-liệu về việc ngược-đãi
(dù không gay-gắt) Ky Tô Giáo vào 60 năm đầu tiên,
từ lúc khởi đầu giảng đạo vào năm 1533
cho đến năm 1596 (là năm chúa Nguyễn Hoàng đuổi
giáo-sĩ và tàu chiến Tây Ban Nha, mặc dù không bắt
và không gây thiệt-hại gì cho họ cả), chưa
kể các thời-kỳ yên-ổn khác về sau. Thế thì
việc giảng đạo Ky Tô tại Việt Nam quả
đã không bị trở-ngại suốt sáu thập-niên
đầu tiên. Ai nấy đều biết tại sao sau
đó nó đã trở nên cay đắng. Cho nên, đáng
lẽ Vatican không nên tảng lờ về
60 năm êm-thắm
đầu tiên, mà lại mập-mờ gán cho Việt Nam là
vốn kỳ-thị tôn-giáo từ đầu.
III/
La-Vang Được Chọn Làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc
Từ Bao Giờ?
A)
TÀI-LIỆU:
1- Báo “Mẹ
Việt-Nam”, số đặc-biệt 102 ra ngày 15-8-98, có
đăng bài “Linh-Địa La Vang” của
Nguyễn Lý
Tưởng, với đoạn kết-luận như sau:
“Hội-Đồng Giám-Mục (Việt Nam) họp ngày
01-05-1980 đã chấp-thuận chọn
La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu
Toàn-Quốc”.
2- Trong bài báo của
Vatican đăng trên “L'Osservatore Romano” kể trên, có
đoạn: “Qua Bức Thư Chung (của Hội-Đồng
Giám-Mục Nam Việt-Nam) đề ngày 8-8-61,
La Vang đã
được công-nhận là Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.
Sau ngày 30-4-75, tất cả giám-mục của Việt Nam,
họp tại Hà Nội ngày 1-5-80, đã long-trọng
chấp-thuận việc tiếp-tục chọn
La Vang làm
Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc...”
B)
NHẬN-XÉT:
“L'Osservatore Romano”
viết đúng hơn Nguyễn Lý Tưởng, vì khắp
Việt Nam chỉ có một La Vang, và
La Vang đã
được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc
vào ngày 8-8-61, cho nên các giám-mục trước kia ở
Miền Bắc mà nay họp chung với các ông lâu nay
ở Miền Nam thì chỉ làm có một việc hình-thức
là đồng-thuận với một việc đã
rồi, mà trong thâm-tâm họ đã đồng-thuận
từ 8-8-61.
Bài viết của
Nguyễn Lý Tưởng rất dài, gồm nhiều chi-tiết,
nhiều mặt, nhưng thiếu chính-xác về điểm
nói trên: Hội-Đồng Giám-Mục họp tại Hà
Nội ngày 1-05-80 không phải chấp-thuận chọn
La
Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc (như thể
đây mới là lần đầu tiên) mà là
chấp-thuận việc tiếp-tục chọn La Vang (là
một việc đã được chấp-thuận và có
giá-trị thi-hành từ năm 1961 rồi). Có
chăng, đây là việc được (CSVN) chấp-thuận cho chấp-thuận.
IV/
Nhà-Thờ La-Vang Đã Được Nâng Lên Hàng Vương-Cung
Thánh-Đường?
A)
TÀI-LIỆU:
Trong bài
“Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ”,
số 832 ra ngày 28-3-98, tác-giả Trần Văn Trí
viết: “Đền thờ Đức-Mẹ La Vang là
Vương-Cung
Thánh-Đường đã được xức dầu
Thánh ngày 22-8-61 theo sắc-chỉ Tòa Thánh dưới
thời Đức Giáo-Hoàng Gioan...”
B)
NHẬN-XÉT:
Trong bài “Ky-Tô-Hữu Việt Nam Sùng Kính Đức-Mẹ
La Vang” đăng trên báo “L'Osservatore Romano” nói trên, có
đoạn: “Vào ngày 22-8-61, nhà thờ La Vang đã
được giáo-hoàng John XXIII nâng lên hàng Tiểu-Vương-Cung
Thánh-Đường.”
La Vang chưa phải
là một Vương-Cung Thánh-Đường như
Trần Văn Trí viết. Hệ-thống tổ-chức
của Giáo-Hội Ky-Tô-Giáo không cho phép lẫn-lộn
giữa giám-mục và tổng-giám-mục, v.v..., do đó,
không thể lẫn-lộn giữa Tiểu Vương-Cung
với Vương-Cung. Sự sai lầm của
Trần Văn
Trí, cũng như của các người khác, quả đã
góp phần gia-tăng mối nghi-ngờ về sự chính-xác
của vấn-đề La Vang.
V/
Người tử-đạo đầu tiên tại
Việt Nam là ai, vào thời-điểm nào?
A)
TÀI-LIỆU:
1- Báo “L'Osservatore
Romano” ra ngày 27-6-98 có đăng lời của giáo-hoàng
John Paul II: “... Linh-mục Vincent Liem, thuộc dòng Đa-Minh,
đã tử-đạo vào năm 1773; ông là
người
tử-đạo đầu tiên trong số 96 người
tử-đạo có quốc-tịch Việt
Nam...”
2- Báo “Thằng Mõ”,
số 852 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Sự-Kiện La
Vang: Trang Sử Tử-Đạo” của Nguyễn Văn
Thông, trong đó có đoạn:
“Năm
1630,
thời-gian giáo-sĩ Đắc Lộ truyền đạo
ở Đàng Ngoài, có Phan Sinh... không chịu bỏ đạo...
bị đao-phủ bổ đầu làm đôi. Phan Sinh là
vị tử-đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài
và trên toàn cõi Đại Việt”.
3- (Ghi nhận thêm vào tháng 8 năm 2008): Ngày 25-7-2008,
"tại nhà thờ Mằng Lăng, thuộc giáo-hạt
Phú Yên, giám mục giáo phận Qui-Nhơn
Phê Rô Nguyễn Soạn đã chủ sự thánh lễ
đồng tế mừng sinh nhật trên trời lần thứ 364 năm của á thánh
Anrê Phú Yên, vị chứng
nhân tiên khởi của Hội Thánh Việt Nam". Theo cuốn
sách "Người chứng thứ nhất" của
Phạm Đình Khiêm, André
Phú Yên là "Chứng
Nhân Tử Đạo” đầu
tiên của Giáo Hội Việt
Nam" (http://andrephuyen.org/home.php).
B)
NHẬN-XÉT:
Trong bài viết (đầy
những sai lầm) nói trên, trước khi kể đến
trường-hợp tử-đạo của Phan
Sinh,
Nguyễn Văn Thông đã viết: “Về các
sử-liệu liên-hệ, chúng ta có khá nhiều để
đối-chiếu một số cách trình-bày thiên-vị...
với các sử-liệu như thư viết
tay, sổ-sách
ghi tên giáo-hữu..., những bản phúc-trình của
từng khu-vực truyền-giáo gởi về Bộ
Truyền-Giáo ở Roma, ở Paris, ở
các nhà dòng Tên, dòng
Đa Minh... có chi-nhánh ở Macao,
Penang, Nhật, Phi Luật
Tân, Thái Lan... đã bổ-túc cho ta biết những
sự-kiện khách-quan và xác-thực hơn. Dưới
đây chỉ là đôi ba nét lấy ra từ trang sử
tử-đạo của Giáo-Hội Công-Giáo Việt Nam...”
Thế mà, trong lúc báo
“L'Osservatore Romano” của Tòa Thánh Vatican đăng
lời của giáo-hoàng John Paul II nói rằng “Lm
Vincent Liem
là người Việt Nam đầu tiên tử-đạo
vào năm 1773”, thì Nguyễn Văn Thông lại xác-quyết
trên báo “Thằng Mõ” rằng “Phan Sinh là
người
đầu tiên trên toàn cõi Việt Nam tử-đạo vào
năm 1630”.
Và Phạm Đình Khiêm thì viết rằng vị tử
đạo đầu tiên của Giáo Hội Ky Tô Giáo Việt Nam chính là Anrê
Phú Yên.
Cũng thế, người
nào tử-đạo đầu tiên, vào ngày tháng nào, không
phải là vấn-đề chính; mà vấn-đề chính
là: “tài-liệu” nào, của tác-giả nào, thuộc gốc-gác nào,
là
“thật-sự” chính-xác; và khi mà
đã có nhiều trái
nghịch với nhau như thế, thì liệu
những
điều nói ra, viết ra, như đã trích trên, có
đáng được sự tin-cậy của mọi người
hay không?
CHƯƠNG
IV:
ĐỨC
MẸ HIỆN RA TẠI LA-VANG
NHƯ
THẾ NÀO?
A/
TÀI-LIỆU:
1) Báo “L'Osservatore
Romano” của Vatican, ra ngày 12-8-98, có đăng bài
“Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Ra
Tại Rừng La-Vang Ở Việt-Nam” trong đó có
đoạn:
“... Cùng với
gia-đình, các Ky Tô Hữu vào trốn trong rừng La
Vang, cách xa nhà họ chừng 60 cây số. Họ
họp hằng ngày dưới một cây lớn và đọc
kinh lần chuỗi vinh-danh Đức Mẹ. Một
hôm,
Đức Mẹ với hai thiên-thần vây quanh và
bồng Chúa Hài-Đồng trong tay, hiện ra với
họ lần đầu tiên, hứa sẽ bảo-vệ và
an-ủi họ. Sau đó, còn có những lần
hiện ra tiếp theo...”
2) Báo “Églises
d'Asie” (EDA), số 270 ra ngày 1-9-98, có đăng bài
“Ky Tô Hữu Hành-Hương Tại La-Vang”,
trong đó có đoạn:
... Việc hành-hương
tại La Vang bắt nguồn từ
cuối thế-kỷ 18. Năm 1798, dưới triều Tây
Sơn, vua Cảnh Thịnh đã ban-hành một cuộc
đàn-áp rất khắc-nghiệt khiến cho giáo-dân
phải chạy trốn vào trong một thung-lũng,
tập-trung cầu-nguyện ở một khoảng đất
trống lẻ-loi giữa rừng dày đặc nằm
về hướng Tây của Tỉnh Quảng-Trị.
Họ họp nhau quanh một bức tượng Đức
Mẹ đặt trên cành của một cây đa lớn,
xin đước đấng mà họ gọi là
“Mẹ” an-ủi và ban cho sức mạnh. Vào
cuối thế-kỷ 19, một nhà thờ được
dựng lên chỗ đó...
3) Báo “Thằng
Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98, có đăng bài “Tinh-Thần
La Vang” của Trần Văn Trí,
trong đó có đoạn:
... Lm Ng.
V. Ngọc kể: “Trong lúc lánh nạn tại đây,
ban đêm họ họp nhau cầu-nguyện và lần
chuỗi. Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp-đẽ
mặc áo choàng hiện ra gần một cây
đa đại-thụ, mà
họ nhận biết ngay là Đức Mẹ,
có bồng
Chúa Hài-Đồng, hai bên có hai thiên-thần cầm đèn
chầu...
4) Báo “Mẹ
Việt-Nam” số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài
“Linh-Địa La Vang” của Nguyễn
Lý Tưởng, trong đó có đoạn:
... Tương-truyền
Đức Mẹ đã hiện ra tại gốc
cây
đa cổ-thụ. Dân làm
rừng thường đến đó van-vái,
về sau
họ nghe nói có một Bà linh thiêng
hiện ra tại đây nên họ đã đắp
một cái nền dưới gốc cây đa, gọi là
nền vọng, và rào chung quanh.
5) Báo “Saigon
USA”, số 97 ra ngày 14-9-98, có đăng bài “Linh-Địa
La Vang” trong đó có đoạn:
... Cây
đa đại-thụ: Theo cổ-truyền ngày
xưa Đức Mẹ đã hiện ra gần gốc nó,
nay không còn tăm dạng gì...
... LM Giuse
Nguyễn
Xuân Cảnh (Kim Long) đã ở Phó tại Cổ
Vưu dưới thời hai Cha Sở: Bonin
(Ninh) và Cadière (Cả)...
... Đến
sau Cha Cadière (Cả) đã sắm
một bàn kiệu...
B/
NHẬN XÉT:
1) Báo “L'Osservatore
Romano” là cơ-quan chính-thức của Vatican, có uy-tín
và khả-tín nhất, trên tất cả, đã đơn-giản
kể lại việc
Đức Mẹ hiện ra
lần đầu như thế nào trước giáo-dân
tại La Vang: bài báo không nói cụ-thể
xuất-hiện ở vị-trí nào so với cây
đa đại-thu, và cũng không đề-cập
đến áo choàng cùng với đèn chầu.
2) Thư tin song-ngữ
“Églises d'Asie” của các Hội
Truyền-Giáo Ngoại-Quốc tại Paris, chuyên về Á
Châu, cũng có tầm-vóc quốc-tế, đã không đề-cập
đến việc “Đức Mẹ xuất-hiện” mà
chỉ mô-tả cảnh tín-đồ Ky Tô Giáo hội
họp để cầu-nguyện ở đó, với
“bức tượng” của Đức Mẹ, và nói rõ
là tượng ấy được đặt trên cành cây
-- những chi-tiết không
thấy có trong các “tài-liệu”
khác. Không có Chúa Hải-Đồng và hai thiên-thần,
là những chi-tiết được xem là quan-trọng
nhất trong lần hiện ra đầu tiên.
3) Trần
Văn Trí trên báo “Thằng Mõ”,
căn-cứ vào Lm Nguyễn Văn Ngọc,
thì xác-nhận rằng Đức Mẹ hiện ra lần
đầu (“bỗng nhiên họ thấy”) không phải
trên cành, mà là gần (bên cạnh) cây
đa.
4) Nguyễn
Lý Tưởng trên báo “Mẹ
Việt-Nam” thì khẳng-định rằng dân La
Vang đã tụ họp ở đó để cầu
nguyện trước khi họ nghe nói rằng
xưa kia có
một Bà Linh-Thiêng xuất-hiện ở đó, và do nghe nói
như thế họ mới đắp cái “nền
vọng” dưới gốc cây đa. Ngoài ra, bài
viết không đề-cập đến Chúa Hài-Đồng
và hai thiên-thần, là những chi-tiết tiêu-biểu
hầu như không-thể-thiếu
cho
sự-tích này.
5) Báo “Saigon
USA” thì đề-quyết rằng Đức Mẹ
hiện ra gần gốc cây
đa. Bài viết rất dài, tỷ-mỷ, nhưng
lại không đả-động gì đến Chúa Hài-Đồng
và hai thiên-thần, mà đáng lẽ phải được
kể ra, nếu có, vì đó là những điểm chính
quan-trọng hơn mọi nét tả linh-tinh
khác.
C/
Ý-KIẾN:
1) Theo báo “Églises
d'Asie” thì (kể từ đời Cảnh Thịnh) mãi
cho đến cuối thế-kỷ 19
mới có một nhà thờ được dựng lên.
Nhưng theo Nguyễn Lý Tưởng
trong “Linh-Địa La Vang” trên báo
“Mẹ Việt-Nam” số 102 thì
ngay từ “khoảng đầu đời Minh Mạng
(1820-1840= đầu thế-kỷ 19)
ba làng đồng-thuận nhường
chỗ đó lại cho bên Công Giáo... và cha xứ
đã cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ
bằng tranh. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên
tại La Vang.”
2) Các tác-giả
viết về “sự xuất-hiện của Đức-Mẹ
tại La Vang”, vì muốn tô vẽ
thêm cho sự-tích tăng phần khả-tín mà lại
chỉ căn-cứ vào cổ-truyền,
lời đồn
(nghe nói), đồng-thời dựa vào ấn-tượng và
tưởng-tượng cá-nhân, một chiều, cho nên
thiếu cơ-sở trung-thực, khiến mâu-thuẫn nhau,
làm cho người đọc thấy sự bịa-đặt
rõ-ràng.
3) Khi mà chính sự
hiểu biết của giám-mục tên tuổi Hồ
Ngọc Cẩn còn bị
cấp dưới là linh-mục Lê
Thiện Bá (cả hai đều có gốc-gác
Quảng Trị) bác bỏ, và cứ như thế, thì
làm sao
mà người đọc có thể tin được các
tác-giả khác trong cùng đề-tài, khi mà chính họ không
hề đích-thân trực-tiếp tiếp-cận
với các sự-việc hoặc bằng-chứng chính-xác
về sự-việc lúc đang xảy ra của sự-tích
“lịch-sử” này?
4) Tóm lại, ngay chính
báo “L'Osservatore Romano” cũng đã
đưa ra kết-luận, liền sau đoạn viết
về sự xuất-hiện của Đức Mẹ
tại La Vang: “Tiếc thay, hiện nay không
có một tài-liệu viết nào viết về những
lần Đức Mẹ hiện ra: những tài-liệu
ấy có lẽ được lưu-trữ
ở Huế và đã bị tiêu-hủy trong hai cuộc
chiến địa-phương, năm 1833 dưới
thời Minh Mạng, và năm 1861 dưới thời
Tự Đức”* (hơn một thế-kỷ trước
khi có lễ “kỷ-niệm 200 năm” này,
là
cơ-hội tốt để các tác-giả kể trên tha-hồ đặt
điều, phịa chuyện).
*CHÚ-THÍCH 1:
Nguyễn
Lý Tưởng trong bài “Linh-Địa
La Vang” trên báo “Mẹ Việt-Nam”
đã viết: “Lm Stanilas Nguyễn Văn
Ngọc đã trích dẫn một đoạn trong
bức thư của Lm Lôrensô Lâu,
ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị)
đề ngày 17-2-1691 gởi về Roma”.
Như thế rõ-ràng là các báo-cáo từ vùng Dinh
Cát (gồm có La Vang) đã
được gởi về thấu tận Roma từ hơn
một thế-kỷ (1691-1798) trước khi có vụ
gọi là “Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.
Và Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần
La Vang” trên báo “Thằng Mõ”
cũng đã viết: “Vài Nét Lịch-Sử Về La-Vang:
1717-1739: xảy ra một số xáo trộn mà Tòa Thánh
phải trực-tiếp can-thiệp...” Đây cũng là
một bằng-chứng nữa rằng
Roma
đã theo dõi sít-sao tình-hình cộng-đồng Ky Tô Giáo
tại La Vang hơn
năm thập-niên (1739-1798) trước
vụ gọi là Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang.
Theo-dõi nắm vững
tình-hình La Vang
sít-sao từng chi-tiết
suốt hơn cả một
thế-kỷ từ trước
như thế, mà rồi
vẫn không ghi-nhận
được một chữ
nào về biến-cố
trọng-đại có tầm-vóc
quốc-tế là vụ
"Đức Mẹ
Hiện Ra Tại La
Vang", một
chuyện động trời,
động đất đối
với giáo-hội ấy.
Tất-nhiên, ai nấy đều thấy: sở-dĩ
hiện nay không có tài-liệu viết về vụ này lưu-trữ
tại Vatican, chỉ vì một lý-do
quá đơn-giản: Đức
Mẹ Không Hề Hiện Ra Tại La Vang.
*CHÚ-THÍCH 2:
Nguyễn
Lý Tưởng còn viết: “Năm 1886
Đức Giám-Mục Caspar ở
Huế mới quyết-định xây nhà thờ bằng
gạch... phải mất 15 năm mới hoàn-thành. Đại-Hội
Đức-Mẹ La Vang lần thứ I và khánh-thành
nhà thờ vào các ngày 6, 7 và 8 tháng 8 năm 1901.”
Vậy thì trong suốt thời-kỳ 15 năm
này
(từ 1886 đến
1901), hơn
88 năm
sau vụ gọi là “Hiện Ra” vào
năm 1798
(1798-1886), và ít nhất là 25 năm
sau lần “tài-liệu bị tiêu-hủy dưới
thời Tự Đức” vào năm
1861 (1861-1886), tại sao không có
người nào tìm ra được một tài-liệu nào
khả-tín, nếu có, về sự xuất-hiện của
Đức Mẹ tại La
Vang?
*
*
*
Vấn-đề bây giờ là: những chi-tiết
mới được thêm-thắt trong các bài viết
dẫn trên, nếu không được làm sáng tỏ, thì
hẳn là sẽ bị sử-dụng như là “tài-liệu
căn-bản”, “bằng-chứng lịch-sử” để
tiếp-tục lưu-truyền Sự Giả
(nghịch với Sự Thật) cho các thế-hệ con
cháu của chúng ta trong tương-lai.
The truth about
"
http://lexuannhuan.tripod.com/LaVang.html
No comments:
Post a Comment