Người dân Việt gian nan vì Trung Quốc
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-06-18
Trong giai đoạn hiện nay, khi tâm trạng của người dân Việt yêu nước chưa hết khắc khoải, bất an cho vận nước do rừng đầu nguồn trọng yếu của Tổ Quốc bị người Trung Quốc thuê hàng loạt và dài hạnxương sống của quê hương bị họ án ngữ theo sự mời gọi của “chính sách lớn của đảng và nhà nước” cho khai thác bô xít Tây Nguyên, nhiều công trình trọng yếu bị người Trung Quốc trúng thầu, nền kinh tế nước nhà bị họ lũng đoạn, biển cả của tổ tiên bị Trung Quốc lấn chiếm…, thì mới đây, người dân lại càng bất an trước tình trạng người Phương Bắc dưới dạng “doanh nhân” tới “an nhiên” “nuôi cá” ở Vũng Rô, thậm chí ngay tại cảng chiến lược trọng yếu Cam Ranh, đó là chưa kể mới đây nhất có tin “Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc” !
Người Tàu trên đất Việt
Qua bài tựa đề “Gian nan với chú Ba Tàu”, nhà văn Trần Khải lưu ý:Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì? Có phải muốn Việt Nam tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.
Tình trạng “anh Tàu đưa dân tràn ngập” quê hương Việt Nam đó hẳn không tránh khỏi phản ứng mạnh mẽ của người dân Việt biết nghĩ tới quê hương. Có lẽ đây là lý do khiến độc giả của báo Đất Việt, có tên Nguyễn An Liên, báo động rằng “ Chẳng bao lâu nữa, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đều có bóng dáng của bọn giặc Tàu”.
Một độc giả khác tên Minh Hối Hạn bày tỏ bất bình rằng “ Từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đắk Nông, Vũng Tàu…cho đến Khánh Hoà, Cam Ranh, chính quyền ở đâu cũng nói ‘không quản lý được’. Ai chủ trương bảo kê ?”.
Theo tác giả Chiều Thu, thì bây giờ “chính phủ thả lỏng cho các quan
địa phương: địa phương nào thì chính quyền nơi ấy quản lý. Cứ tiền vào
là OK. Bọn Trung Quốc nó nằm thóp các quan Việt Nam từ trên xuống dưới
chỉ hám tiền nên…người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam…Tiền lên ngôi, đạo
đức xuống cấp, con người vô cảm với đồng loại, với đất nước …!
Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì?
nhà văn Trần Khải
Một Cựu Đảng Viên nêu lên câu hỏi rằng “có bao nhiêu sư đoàn quân Tầu
núp bóng công nhân hiện đang có mặt trên khắp đất nước ta?”.
Vẫn theo độc giả này thì “ bọn quan tham từ chóp bu cho đến tép riu
chỉ mãi mê tập trung theo dõi, đàn áp những người yêu nước và nông dân
và tranh thủ vơ vét cho đầy túi tham nên đã mặc sức cho bọn Tầu hoành
hành như ở chỗ không chủ”.
Nhà văn Trần Khải trong bài “Gian nan với chú ba Tàu” vừa nói nhận
thấy vấn đề hiện “không dễ giải quyết” khi tình hình trở nên đáng ngại
“từ biển tới rừng, từ hàng lậu tới người lậu”, và ông nhấn mạnh rằng
“ Chỉ tới thời này (Việt Nam) mới sáng mắt ra trước tình hữu nghị 2
nước đời đời khả vấn như thế”. Tác giả nhân tiện nêu lên câu hỏi:
Ai bảo anh Tàu có văn hóa? May ra chỉ với Đài Loan, là Bắc Kinh
nhân nhượng. Anh Tàu không hề như Hà Nội, luôn luôn giở trò kích động 3
dòng thác cách mạng để xúi Hà Nội đánh phá, triệt hạ Sài Gòn...Nhưng Bắc
Kinh luôn luôn nhìn Đài Bắc như tình anh xem cốt nhục, không chơi trò
tự đẩy dân mình Sinh Bắc Tử Nam làm chi.
“Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong”
Còn blogger Hà Sĩ Phu lại “Ước làm người Tàu trên đất Việt !”, khi
ông nêu lên những câu hỏi xem chừng như chua chát nhưng rất chí lý trước
cảnh nhiễu nhương “ một tư nhân Trung Quốc đã ‘chiếm lĩnh truyền hình
cáp Quy Nhơn’ ”. Đó là “ Sự nhạy cảm chính trị bậc thầy của một Đảng
Cộng sản biến đâu mất, hay đã dùng để ứng phó với dân chúng hết rồi ? “Giặc ngoài” chẳng thấy, chỉ thấy “thù trong” nơi nhân dân ư?”
TS Hà Sĩ Phu nhân tiện lưu ý rằng “một đầu óc đui mù cũng phải bật
lên hai chữ : Trung Quốc” qua một loạt các sự kiện như vụ bauxite Tây
Nguyên, tình trạng cho : “thuê” đất rừng ở vùng biên giới nhạy cảm, cho
“doanh nhân” Trung Quốc nuôi cá ở cảng Cam Ranh…TS Hà Sĩ Phu nêu ngay
câu hỏi “ Mà Trung Quốc là ai?”, rồi tác giả nhắc lại rằng “chính Đảng
CSViệt Nam đã xác định đây là “kẻ thù truyền kiếp” chưa bao giờ từ bỏ âm
mưu thôn tính nước ta ! Điều này cả thế giới đều biết, người Việt Nam
nào cũng biết, chẳng lẽ chỉ những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại
bỗng dưng không biết ?”. TS Hà Sĩ Phu nhấn mạnh rằng giới cầm quyền
không thể không biết. Và ông nói tiếp:
Nhưng nếu biết sao không phổ biến tinh thần cảnh giác ấy đến toàn
quân, toàn dân, mà lại chủ trương thủ tiêu tinh thần cảnh giác ái quốc
bằng 16 chữ “vàng dởm”, sao cứ để những hiện tượng nguy hiểm đến an
ninh quốc gia xúc tiến ngày một nhiều thêm, cứ như thể hai anh lái buôn (nội xâm và ngoại xâm) đã thống nhất một phương án “diễn biến hòa bình, gậm nhấm hòa bình, thôn tính hòa bình, tự diễn biến, tự dâng hiến” trên hình hài đau thương của Tổ quốc vậy?
Thương binh nặng đâu, nhân dân tự phát đâu, phải tiến vào những
nơi đã để cho người Tàu được trá hình “rải quân” trên những nơi trọng
yếu, chứ sao lại ngoặt sang tấn công một ông Tiến sĩ Hán nôm biết bênh
dân nghèo, tấn công một đảng viên 82 tuổi quyết dành quãng đời còn lại
cho sự Minh bạch của đất nước? Đây chính là mối lo “chệch hướng” chứ
không gì khác. Chuyện chệch hướng này là vô tình hay chủ tâm?
TS Hà Sĩ Phu lưu ý rằng người Tàu tự do quá, ngang nhiên quá khi họ
tới Việt Nam lúc nào, trốn biệt tăm lúc nào giới hữu trách không ai
biết. Như vậy, người Tàu quả là “công dân loại 1” ngay trên quê hương
Việt Nam trong khi người Việt bản xứ chỉ là “công dân loại 2”. Như vậy
“ai mới là chủ nhân “của đất nước này ?
Qua bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, blogger Nguyễn Hưng Quốc trình bày 3
“ý nghĩa đáng chú ý” về xã hội, kinh tế và quốc phòng liên quan đến sự
hiện diện của người Tàu “tràn ngập” quê hương Việt Nam. TS Nguyễn Hưng
Quốc giải thích rằng về phương diện xã hội thì đa số người Trung Quốc di
trú tới Việt Nam “không đúng quy định của luật pháp”; về mặt kinh tế
thì “công việc của họ hoàn toàn là lậu”; nhưng phương diện quốc phòng
mới nghiêm trọng nhất khi người Tàu có mặt ngay tại địa điểm nhạy cảm
như ở quân cảng Cam Ranh khiến có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho
Việt Nam.
Tác giả nêu lên câu hỏi rằng tại sao những người Trung Quốc đến làm
lậu ở Cam Ranh lâu đến vậy mà chính quyền Việt Nam không phát hiện được ?
Chỉ đến khi dân chúng tố cáo, một số cơ quan truyền thông xôn xao thì
giới cầm quyền mới chịu ‘chỉ đạo” ‘rà soát” tình hình ? Câu trả lời mà
đa số đều nhắc tới là vì tiền, dù vấn đề có nguy hại đến an ninh quốc
gia. Vẫn theo TS Nguyễn Hưng Quốc:
Thương binh nặng đâu, nhân dân tự phát đâu, phải tiến vào những nơi đã để cho người Tàu được trá hình “rải quân” trên những nơi trọng yếu, chứ sao lại ngoặt sang tấn công một ông Tiến sĩ Hán nôm biết bênh dân nghèo, tấn công một đảng viên 82 tuổi quyết dành quãng đời còn lại cho sự Minh bạch của đất nước?
TS Hà Sĩ Phu
Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam?
Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả
đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả
thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và
Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là
Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ.
Có khi không cần đánh, họ cũng thắng. Bất cứ người nào có chút
lương tri cũng đều biết điều đó. Nhưng tại sao chính quyền Việt Nam có
vẻ như không biết? Tại sao họ vẫn dửng dưng? Nó vượt ra ngoài khả năng
quản lý của họ ư? Họ thiếu nhân sự ư? Nhất định là không phải. Tất cả
những người có chút tên tuổi từng tham gia biểu tình đều được ba, bốn công an cặp kè như vậy.
Thời ấy, người ta gọi đó là hiện tượng “người mọc đuôi”.
Tại sao với các trí thức được họ đào tạo, có người là đảng viên của họ,
họ lại sợ đến như vậy mà với người Trung Quốc thì không? Tại sao? Thực
tình, tôi không hiểu. Không thể hiểu.
Qua bài “Người Trung Quốc không mong gì hơn thế”, tác giả Ngô Văn
Lang không quên lưu ý rằng Trung Quốc quyết định đây là thời cơ ngàn
vàng của họ, và họ đã chuẩn bị “rất bài bản, rất cẩn thận cho quá trình
thôn tính Việt Nam”, mà mở đầu là thôn tính từng phần qua những hành
động như thuê rừng đầu nguồn, khai thác bô-xít Tây Nguyên, đầu tư nhiều
công trình trọng yếu, lo lót để được nuôi cá ngay tại nơi trọng yếu
chiến lược. Tác giả báo động:
Đây là âm mưu vô cùng thâm độc trên con đường thôn tính Việt Nam,
thế mà Trung ương và địa phương làm ngơ, không có động thái gì để đuổi
họ ra khỏi vịnh biển chiến lược quốc gia này. Thôn tính thị trường Việt
Nam bằng hàng hóa Trung Quốc, và chủ yếu là hàng hóa chất lượng kém để
đầu độc người Việt Nam, và với mục đích vô hiệu hóa nền sản xuất và kinh
doanh của Việt Nam.
Trung Quốc hiểu rằng hàng hóa không chỉ là hàng hóa, mà hàng hóa
còn là văn hóa. Người Việt Nam hàng ngày dùng đồ Trung Quốc sẽ bị ảnh
hưởng một cách từ từ nhưng sâu đậm bởi văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc
thôn tính truyền hình Việt Nam bằng vô số phim Trung Quốc, và đã thành
công kinh khủng khi khiến cho thanh niên Việt Nam thuộc sử Trung Quốc
hơn là sử Việt Nam…Câu hỏi mà người Việt Nam phải đặt ra
là: “Tại sao Trung Quốc lại thành công được như vậy?”. Nếu mỗi người
Việt Nam đều đặt câu hỏi đó thì Trung Quốc có tài giỏi đến mấy cũng
không thành công được.
Tạp chí Điểm blog xin tạm dừng ở đây. Xin hẹn lại tuần tới
Nhiều người Trung Quốc cư trú và làm ăn bất hợp pháp ở Cam Ranh
RFA 06.06.2012
Chính quyền thành phố Cam Ranh sẽ phải chịu trách nhiệm
về vụ việc buông lỏng quản lý để người TQ nuôi cá cạnh cảng
Cam Ranh một thời gian dài mà không bị kiểm tra, xử lý.
Đó là nội dung trả lời phỏng vấn bên hành làng kỳ họp
QH ngày 5/6 của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh
Hoà, ông Nguyễn Tấn Tuấn.
Ngoài ra, khi trả lời báo chí trong nước, đại diện Uỷ ban
Quốc phòng – An ninh Quốc Hội, ông Trần Đình Nhã cũng cho rằng
việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lỷ để xảy ra việc
người TQ nuôi thuỷ sản tại Vũng Rô và Cam Ranh mà không nắm
được thông tin là đáng lo ngại. Để xảy ra vụ việc là trách
nhiệm của nhiều cấp, ngành từ chính quyền đến bộ đội biên
phòng và công an.
Theo thông tin từ báo Thanh niên online, hiện tại toàn tỉnh
Khánh Hoà có 23 người TQ trong đó có 11 người vi phạm các quy
định của pháp luật VN như không có giấy phép lao động, không
đăng ký tạm trú… Vào ngày 3/6 những lao động TQ vi phạm tại Cam
Ranh đã bị cơ quan xử phạt hành chính và buộc rời khỏi VN
trước ngày 9/6.
Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam
Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)
Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ
lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào.
Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy
hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành
viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy
điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động
tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có
thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư
nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ
phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy
điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc
nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :
TS Huỳnh Long Vân :
Ngày 4/02/2012, Cơ quan Điện lực Thái Lan Electricity Generating
Authoriy of Thailand-EGAT xác nhận trước Ủy ban Quản tri của Quốc hội
Thái Lan là EGATđã ký hợp đồng với Công ty đầu tư đập Xayaburi vào ngày
29/10/2011. Sau đó trong buổi họp ngày 21/02/2012 với Ủy ban Nhân quyền
của Quốc hội Thái Lan, Ngân hàng nhà nước Thái Lan, Krung Thai Bank và 3
ngân hàng tư nhân khác, xác nhận đã hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư công
trình Xayaburi, sau khi được chánh phủ Thái Lan cho phép.
Tiếp theo đó, ngày 17/04/2012 công ty Ch. Karnchang chánh thức thông
báo cho Thị trường Chứng khoán Thái Lan là công ty này đã ký hợp đồng
xây dựng, trang bị máy móc và kỹ thuật với Công ty Điện lực của Xayaburi
để xây đập Xayaburi ở Lào. Báo cáo này còn cho biết thêm là đề án
Xayaburi đã thật sự được khởi công vào ngày 15/03/2012 và sẽ hoàn tất
trong vòng 96 tháng, với kinh phí tổng cộng khoảng 2.4 tỉ Mỹ kim.
RFI : Các nước có liên quan, các tổ chức khu vực
và các tổ chức bảo vệ môi trường đã phản ứng ra sao trước những dấu
hiệu bất thường đó?
TS Huỳnh Long Vân : Những thông báo trên đã khiến
cộng đồng hạ lưu sông Mekong và các tổ chức quốc tế sững sốt, đồng thời
gây phẫn nộ và phản đối từ Cam Bốt và Việt Nam, các tổ chức phi chính
phủ và đặc biệt là một số nhà khoa học VN thuộc Nhóm Đặc nhiệm về sông
Mekong, Mạng lưới Sông ngòi VN, các nhóm bảo vệ môi trường khác.
Cam Bốt đòi đưa Lào ra trước tòa án quốc tế nếu Lào tự ý tiến hành
xây đập, đồng thời gởi văn thư đến chánh phủ Lào yêu cầu làm sáng tỏ vấn
đề.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho rằng, “việc làm trên của công ty Ch.
Karnchang là không phù hợp với quan điểm chung của các nước thành viên
MRC, cũng như tinh thần tuyên bố của Chính phủ Lào về việc tạm ngừng dự
án xây dựng thủy điện Xayabury cho tới khi hoàn tất quá trình tham vấn
với các bên liên quan”.
21 nhà khoa học thuộc Nhóm Đặc nhiệm sông Mekong và Tổ chức Mạng lưới
Sông ngòi Việt Nam đã gởi văn thư đến Thủ Tướng nước CHXHCH Việt Nam,
cực lực phản đối những hành động của công ty Ch. Karnchang và yêu cầu
nhà cầm quyền VN can thiệp để chấm dứt tức khắc những công trình xây
dựng, đồng thời yêu cầu thực thi thỏa thuận đã đạt được trong năm 2011
về sông Mekong.
Trong khi đó, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi VN có phần phát biểu như
sau: ” Nếu các nhà cầm quyền khu vưc Mekong thực sự muốn thảo luận về
những hợp tác trong tương lai để tài nguyên sông Mekong được quản lý
tốt, đúng cách, bảo đảm cho sư phát triển bền vững của khu vực, thì các
quốc gia này trước tiên phải đồng ý ngưng ngay tức khắc việc xây đập
Xayaburi, trong khi các chương trình nghiên cứu bổ túc được tiến hành”.
Ngoài ra, Nhóm bảo vệ môi trường Chiang Khong ở Thái Lan cũng cho
rằng công ty Ch. Karnchang không có quyền tiến hành xây đập, vì chưa có
sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, theo như tinh thần của thủ
tục PNPCA. Nhóm này kêu gọi Thái và Lào phải có thái độ dứt khoát và yêu
cầu chấm dứt việc xây dựng.Một số người dân Thái Lan đã tổ chức biểu tình phản đối trước trụ sở của công ty Ch. Karnchang và tập hợp ở Phuket để trao kháng thư đến Ủy hội Sông Mekong, nhân buổi hội thảo ngày 03/05/2012 của chương trình MRC Mekong 2 Rio International.
Liên minh cứu sống Sông Mekong cũng kêu gọi các nhà cầm quyền trong
khu vực phải nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến dự án Xayaburi
và các đề án khác trên dòng chính hạ lưu sông Mekong.
Trước những phản đối mạnh mẽ trên, vào ngày 10/05/2012, Giám đốc
Thông tin Bộ Ngoại giao Lào, kế đến là Ông Viraponh Viravong, Tổng Giám
đốc Nha Điện Lực, nay là Thứ Trưởng Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ của Lào cho
phái viên AFP biết :” Không có xây cất nào trên sông Mekong, chỉ có một
số cơ sở và đường xá đã được làm từ trước, vào thời điểm mà đề án được
chánh phủ Lào chấp thuận”.
Tuy nhiên, Ông Viraponh Viravong cho biết thêm: “ Một bản đánh giá
mới về những tác động của đập Xayaburi đã được chuyển đến các quốc gia
thành viên Ủy hội Sông Mekong và Lào hiện đang chờ sự chấp thuận của các
quốc gia này”. Ông tỏ ra tin tưởng: “Bản phúc trình mới này sẽ giúp
các quốc gia thành viên MRC hiểu được tính an toàn và không hủy hoại môi
trường của con đập và đề án từ đó có thể được tiến hành”. Thông tin này
của ông Viravong giúp chúng ta hiểu thêm vì sao có những diễn biến gần
đây từ phía Thái Lan. Qua những diễn biến trên chúng ta thử hỏi liệu có
những thúc đẩy nào từ bên trong không?
RFI : Vì sao Thái Lan gia tăng áp lực để thúc đẩy kế hoạch khai thác thủy điện hạ lưu Mekong?
TS Huỳnh Long Vân : Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, nền kinh
tế khu vực Mekong được hồi phục và tiếp tục phát triển. Điều này dẫn
đến tình trạng gia tăng nhu cầu năng lượng, đặc biệt là ở các quốc gia
Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng
này, Trung Quốc và Việt Nam chủ trương khai thác thủy điện trong nước
và đồng thời nhập khẩu điện sản xuất từ các quốc gia láng giềng. Riêng
Thái Lan, theo ước tính của các cơ quan điện năng Thái Lan, nhu cầu năng
lượng của Thái Lan sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021 so với năm 2009.
Tuy nhiên, chánh phủ Thái Lan, với chủ trương bảo vệ môi trường,
khuyến khích các công ty xây dựng và tập đoàn tài chánh đầu tư khai thác
thủy điện ở các quốc gia láng giềng, và nhập khẩu điện ngược lại vào
xứ Thái, coi như là « xuất khẩu » những chống đối của quần chúng đối với
các dự án thủy điện sang các quốc gia láng giềng, nơi mà tiếng nói của
người dân không được tôn trọng và luật lệ nơi đây còn lỏng lẻo. Vì thế,
Thái Lan tỏ ra rất nồng nhiệt, sẵn sàng tạo áp lực và liên kết với Lào
thúc đẩy tiến hành xây đập Xayaburi.
RFI : Còn về phía Trung Quốc, họ có những mối lợi gì nếu Lào vẫn quyết tâm xây đập Xayaburi và các đập khác trên hạ lưu sông Mêkông ?
TS Huỳnh Long Vân : Trước hết chúng ta hãy nhìn sang
châu Phi ; với trường hợp xây các đập thủy điện trên sông Nile để nhìn
thấy đường lối gây mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực, để bành
trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã viện trợ gần như không điều kiện cho nhiều quốc gia kém
phát triển trên thế giới, trong đó có Sudan và Ethiopia ở châu Phi. Năm
2003, tài trợ Sudan xây đập thủy điện khổng lồ Merowe, có công xuất
1250 MWatt và nâng cấp đập Roseries; năm 2009 tài trợ Ethiopia xây đập
thủy điện Tekezze và dự án Tana-Beles. Sông Nile cung cấp 95% lượng nước
sử dụng của Ai Cập và các đập thủy điện của Sudan và Ethiopia do Trung
Quốc tài trợ đều nằm ở thượng nguồn sông Nile ngăn chặn nguồn nước cung
cấp cho Ai Cập. Làm như thế Trung Quốc vô hiệu hoá thỏa ước 1959 giữa Ai
Cập và Sudan chia sẻ nguồn nước sông Nile, gây ra những bất đồng giữa
các quốc gia trong lưu vực sông Nile, để thiết lập ảnh hưởng của họ ở
Sudan và Ethiopia.
Trong khi đó ở vùng Đông Nam Á,Trung Quốc gây ra tình trạng căng
thẳng hiện nay ở Biển Đông với bản đồ đường lưỡi bò để kiểm soát lưu
thông hàng hải trong khu vực, thương gia Trung Quốc tìm mọi cách để lũng
đoạn thị trường VN, vì thế đối với khu vực Mekong, chắc chắn Trung
Quốc không ngồi yên.
Nếu các đập thủy điện được xây trên dòng chính hạ lưu Mekong, Trung
Quốc sẽ đạt được những lợi thế rất quan trọng về giao thông đường thủy,
an ninh quốc phòng, chánh trị, kinh tế......như sau:Vì tất cả 11 đập thủy điện đều được xây theo chương trình đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer), nên Trung Quốc sẽ thật sự làm chủ 5 đập trong 30 năm, nên nhờ đó sẽ kiểm soát giao thông trên sông Mekong từ Vân Nam đến tận biên giới Cao Miên và Việt Nam, nơi sông Mekong chảy vào ĐBCLVN
Chuyển hướng mũi dùi chỉ trích Trung Quốc về những tác động tiêu cực gây ra bởi các đập Lancang trên môi trường hạ lưu Mekong
Làm suy giảm được tiềm năng sản xuất lúa gạo của châu thổ ĐBCLVN
Gia tăng ảnh hưởng ở Lào, gây chia rẽ giữa các quốc gia hạ nguồn nhằm cô lập hóa VN
Bằng cách nào Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các quyết định xây đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong?
Trong thực tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong qua một số sự việc sau đây:
a. Trung Quốc đơn phương xây chuỗi đập thủy điện Lancang ở thượng
nguồn; điều này khiến Lào sau cùng, viện dẫn chủ quyền quốc gia nên có
toàn quyền xử dụng tài nguyên trong phạm vi lãnh thổ của mình, sẽ để
tiến hành xây đập Xayaburi bất chấp những phản đối của các quốc gia
trong lưu vực (theo nghĩa bình dân thì Trung Quốc cầm đầu, xúi dục Lào)
b. Chuỗi đập thủy điện Lancang của Trung Quốc, với những hồ nước
khổng lồ, có khả năng điều tiết và trong quy trình vận hành sẽ xả nước
vào mùa khô, làm gia tăng dòng chảy sông Mekong ở thượng Lào, tạo điều
kiện thuận lợi để các đập thủy điện của Lào xây trên dòng chính hạ lưu,
có thể vận hành suốt năm, thay vì chỉ 5 hay 6 tháng một năm vào mùa
mưa.
c. Công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác 5 trong số 11 đề án thuỷ
điện ở hạ nguồn; họ sẽ sử dụng mọi phương tiện để tạo áp lực lên các
giới chức Lào và Cam Bốt trong các quyết định liên quan đến việc khai
thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong.
RFI: Giới chuyên gia phản ứng như thế nào về
phát biểu của Ông Viraponh Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm
Mỏ Lào. về cái gọi là “tính thân thiện môi trường” của đập Xayaburi?
TS Huỳnh Long Vân : Trong thời gian kể từ ngày đề án
đập thủy điện Xayaburi được đem ra thảo luận, Ông Viraponh Viravong đã
nhiều lần đưa ra những tuyên bố rất lạc quan về tính thân thiện môi
trường của đập Xayaburi. Tuy nhiên khi kiểm chứng những tài liệu mà ông
Viravong viện dẫn, giới nghiên cứu khoa học nhận thấy có nhiều thiếu sót
trầm trọng và không đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Vừa qua, ông Viravong
lại một lần nữa khẳng định là dự án đập Xayaburi được tái phác hoạ sẽ
giúp phù sa vận chuyển bình thường xuống hạ nguồn. Chúng ta đề nghị
Chánh phủ Lào và ông Viravong phổ biến chi tiết công tác tái phác họa
thiết kế đập Xayaburi để rộng đường dư luận và công việc phản biện được
dể dàng và chính xác hơn.
Tuy nhiên đối với phát biểu trên của ông Viravong, hai trường hợp có thể xảy ra:a. Hạ thấp toàn thân con đập: Trên phương diện kỹ thuật, đập thủy điện Xayaburi thực sự không phải là “đập tràn” đúng nghĩa (run-of-river), đây là đập có hồ chứa tuy nhiên không có khả năng điều tiết; môt khi có hồ chứa thì tất nhiên phù sa sẽ bị giữ lại. Thử hỏi khi đồ án Xayaburi được tái phác họa như theo lời của Ông Viravong thì liệu chiều cao 32.6m của đập như trong đồ án hiện thời có được giảm từ xuống < 2m không? để đập Xayaburi trở thành một đập loại run-of-river đúng nghĩa và từ đó phù sa được di chuyển theo điều kiện thiên nhiên.
b. Hạ thấp các cửa sổ thoát phù sa: Theo đồ án hiện nay, thân đập thủy điện Xayaburi có 10 cửa sổ và một số cửa này được mở ra theo định kỳ để phù sa trong hồ chứa thoát xuống hạ nguồn. Theo đồ án hiện nay, thì ngưởng cửa sổ cao hơn đáy hồ 10m như thế một khối lượng lớn phù sa sẽ luôn luôn bị giữ lại ở đáy hồ. Theo khuyến cáo của Bản Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA, thì nếu các cửa sổ này được hạ thấp, sau 30 năm sử dụng, con đập chỉ mất đi 30% hiệu năng thay vì 60% như theo cách phối trí hiện thời và hạ thấp các cửa sổ cũng sẽ giúp cho sự vận hành của ô thuyền (navigation lock) được an toàn hơn.
Nếu đây là công tác mà ông Viravong đề cập đến trong phát biểu mới
đây, thì chúng ta e rằng giá trị của công tác này chỉ là làm gia tăng
tuổi thọ của con đập, cùng nâng cao mức độ an toàn của tàu bè vận chuyển
qua đập, trong khi đó phù sa vẫn không được di chuyển theo điều kiện tự
nhiên.
Ngoài ra, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là tác động của đập thủy điện
xây trên dòng chính hạ lưu Mekong không chỉ trên sự vận chuyển phù sa,
mà còn trên môi trường, dòng chảy, chu kỳ lũ hạn, khối lượng cá và cuộc
sống của hằng triệu người dân phụ thuộc vào nguồn thủy sản này, cùng
những giá trị về mặt văn hoá của cộng đồng sinh sống trong lưu vực. Vì
thế, tái phác họa dự án Xayaburi để giúp gia tăng khối lượng phù sa vận
chuyển xuống hạ nguồn không hoàn toàn tháo gở những tác động tiêu cực mà
đập Xayaburi gây ra.
Năm 1979, chính CNR (Companie Nationale du Rhone) đã đề nghị với “Uỷ
Ban Mekong Tạm thời” xây các đập thủy điện run-of-river trên hạ lưu
Mekong. CNR cũng như Poyri là những công ty tham gia xây dựng các công
trình thủy điện ở Lào, vì thế, nếu CNR được thuê để tái phác hoạ đồ án
Xayaburi, thì chắc chắn những nhận định và đề xuất của CNR (cũng như
phúc trình trước đây của công ty Poyri về đề án Xayaburi) sẽ nặng tính
chủ quan.
RFI : Về vấn đề dự án Xayaburi, quan điểm của Nhóm NCVHĐNCL Úc châu là như thế nào ?
TS Huỳnh Long Vân : Bản Đánh giá Môi trường Chiến
lược SEA của Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi Trường (ICEM) về những tác
động của chuỗi các đập thủy điện xây trên hạ lưu Mekong khuyến cáo các
giới chức thẩm quyền cần phải thận trọng tối đa trong quyết định khai
thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong, vì có rất nhiều rủi ro
không lường trước được, với những bằng chứng cho thấy những đe dọa và
tác động trên môi trường, xã hội và kinh tế sẽ gây ra những hậu quả rất
tiêu cực không thể đảo ngược được.
Bản Đánh giá SEA còn nhấn mạnh là, ngay trong trường hợp có ý định
muốn tránh hay tìm cách giảm nhẹ những tác hại đi nữa, thì cũng không
thể thực hiện được vì những khiếm khuyết hiện nay về kiến thức, khả năng
cùng ý chí của các cơ quan chức năng trong lưu vực trong việc thực thi
và áp đặt các phương cách giảm thiểu các tác hại này.
Mặc dù trong thực tế, những quyết định về các dự án có tầm vóc quy mô
luôn luôn có sự đánh đổi, nhưng nguyên tắc phát triển bền vững của MRC
đòi hỏi những đánh đổi, nếu có, sẽ không gây ra những mất mát vĩnh viễn,
khiến các thế hệ mai sau không còn cơ hội phát triển tiềm năng của dòng
sông và xứ sở họ, cũng như những nhân nhượng sẽ không đem đến bất công
trong việc phân phối những lợi ích và chia sẻ thiệt hại.
Thêm vào đó, một điều rất hiển nhiên không kém phần quan trọng ở đây
là những giải pháp thay thế để tận dụng nguồn năng lượng của dòng sông
Mekong như, xây đập không ngăn chặn toàn bộ dòng chảy, kỹ thuật “thủy
điện nhưng không xây đập”, chưa được nghiên cứu đến.
Vì thế, quan điểm của Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu là kế hoạch khai thác
thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong phải được đình hoãn, vì cần có
nhiều thời gian để thu thập thêm những hiểu biết và phát triển khả năng,
trong mục đích tìm kiếm những giải pháp khả dụng khác, đồng thời nghiên
cứu những phương cách để tránh những tổn hại có thể làm giảm phúc lợi
của khu vực.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.
No comments:
Post a Comment