Kỳ bí hiện tượng thân "Kim cang bất hoại"
Các
nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm câu trả lời cho hiện tượng "nhục
thân" mới nhất được phát hiện ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc: Đại lão hòa
thượng Diệu Trí, chuyên tu pháp môn Dược Sư, viên tịch vào ngày
25/2/2003, hưởng thọ đến 116 tuổi.Chết sau 6 ngày sắc mặt vẫn hồng
Các đệ tử theo lời dặn của ngài, đem nhục thân đặt vào một cái chum.
Theo thông lệ Phật giáo, đúng 3 năm sau cử hành nghi thức mở chum.
Ngày
25/2/2006, khi chum được mở ra, ai nấy đều kinh ngạc khi thấy nhục thân
của hòa thượng vẫn nguyên vẹn, sắc mặt tươi như còn sống. Hiện tượng này
đã trở thành một thách đố đối với các nhà khoa học. Đệ
tử của hòa thượng Diệu Trí cho biết, trước khi hòa thượng viên tịch 3
ngày có gọi các đệ tử vào nói rằng: "Người xuất gia đến cũng tay không,
đi cũng tay không. Sau khi ta đi rồi chẳng có gì để lại cho các con, chỉ
để lại hình hài này cũng là vật vô giá đấy". Sau khi hòa thượng viên
tịch đến ngày thứ 6, các đệ tử kiểm tra thân xác sư phụ thấy toàn thân
vẫn mềm, sắc mặt vẫn hồng nhuận.
Theo lời dặn giữ lại chân thân của thầy, các đệ tử thỉnh pháp sư ở Cửu Hoa Sơn đến làm lễ khâm liệm, đặt hòa thượng vào trong chum theo tư thế tọa thiền (ngồi kiết già). Trong chum có để than củi, gỗ đàn hương và vôi, sau đó phong kín miệng chum lại, đợi đúng 3 năm sẽ mở ra.
Theo lời dặn giữ lại chân thân của thầy, các đệ tử thỉnh pháp sư ở Cửu Hoa Sơn đến làm lễ khâm liệm, đặt hòa thượng vào trong chum theo tư thế tọa thiền (ngồi kiết già). Trong chum có để than củi, gỗ đàn hương và vôi, sau đó phong kín miệng chum lại, đợi đúng 3 năm sẽ mở ra.
Chiếc chum ướp nhục thân sư Diệu Trí.
Chết sau 3 năm tóc và móng tay vẫn dài ra
Tại sao nhục thân của hòa thượng Diệu Trí không bị hư hoại? Ngay các đệ
tử của ngài cũng không thể biết. Họ chỉ biết rằng hòa thượng rất tinh
thông về Đông y.
Họ nhớ rằng, trước khi viên tịch mười mấy ngày, hòa thượng đã tịch cốc, không ăn gì, mỗi ngày chỉ uống ít nước. Điều khiến cho mọi người càng thêm kinh ngạc là sau 3 năm viên tịch hai mắt của hòa thượng vẫn mở, còn tóc trên đầu lại dài ra 1,8cm, móng tay cũng dài ra 1cm.
Theo quy định nhà Phật, tóc của các hòa thượng không được để dài hơn 1 hạt gạo và sau khi hòa thượng Diệu Trí vãng sinh được 4 ngày thì các đệ tử đã cạo tóc, cắt móng tay cho người trước khi liệm. Từ ngày 9 - 17/9/2002, ở tuổi 115, sư Diệu Trí vẫn dẫn đầu một đoàn 107 người "hành cước" chiêm bái Phật ở các danh thắng Cửu Hoa Sơn,Thê Hà Tự, Bạch Mã Tự, Thiếu Lâm Tự... Sư Diệu Trí đã nói với pháp sư Điều Trần, trụ trì Thiên Trì Tự ở Cửu Hoa Sơn rằng: "Lão nạp sắp tới sẽ vãng sinh, mong pháp sư quan tâm cho một chút". Bí quyết dưỡng sinh trường thọ của hòa thượng Diệu Trí là "Tam động, tam tĩnh, tam đạm, tam lạc".
Tam động là vận động trí não, tay và chân; Tam tĩnh là tĩnh tâm, tĩnh khí, tĩnh hành; Tam đạm là xem nhẹ quyền lực, xem nhẹ tiền tài, xem nhẹ tuổi tác; Tam lạc là vui giúp đỡ người, vui biết thường đủ, vui với chính mình.
Họ nhớ rằng, trước khi viên tịch mười mấy ngày, hòa thượng đã tịch cốc, không ăn gì, mỗi ngày chỉ uống ít nước. Điều khiến cho mọi người càng thêm kinh ngạc là sau 3 năm viên tịch hai mắt của hòa thượng vẫn mở, còn tóc trên đầu lại dài ra 1,8cm, móng tay cũng dài ra 1cm.
Theo quy định nhà Phật, tóc của các hòa thượng không được để dài hơn 1 hạt gạo và sau khi hòa thượng Diệu Trí vãng sinh được 4 ngày thì các đệ tử đã cạo tóc, cắt móng tay cho người trước khi liệm. Từ ngày 9 - 17/9/2002, ở tuổi 115, sư Diệu Trí vẫn dẫn đầu một đoàn 107 người "hành cước" chiêm bái Phật ở các danh thắng Cửu Hoa Sơn,Thê Hà Tự, Bạch Mã Tự, Thiếu Lâm Tự... Sư Diệu Trí đã nói với pháp sư Điều Trần, trụ trì Thiên Trì Tự ở Cửu Hoa Sơn rằng: "Lão nạp sắp tới sẽ vãng sinh, mong pháp sư quan tâm cho một chút". Bí quyết dưỡng sinh trường thọ của hòa thượng Diệu Trí là "Tam động, tam tĩnh, tam đạm, tam lạc".
Tam động là vận động trí não, tay và chân; Tam tĩnh là tĩnh tâm, tĩnh khí, tĩnh hành; Tam đạm là xem nhẹ quyền lực, xem nhẹ tiền tài, xem nhẹ tuổi tác; Tam lạc là vui giúp đỡ người, vui biết thường đủ, vui với chính mình.
Nhục thân lúc mới đưa ra khỏi chum.
Khởi nguyên của thuyết "Nhục thân"
Phong tục thờ phụng "Nhục thân Bồ tát" trong Phật giáo Trung Hoa bắt
nguồn từ đời Đường. Vào năm Trinh Nguyên thứ 6 (790), thiền sư Nguyên Tế
khi 91 tuổi tự biết đã sắp viên tịch bèn trở về Nam Đài Tự ở Hành Sơn,
tỉnh Hồ Nam. Thiền sư từ đó không ăn, chỉ dặn đồ đệ sắc thuốc để uống.
Thuốc sắc có đến hàng trăm loại do sư hái, mỗi ngày uống đến hơn 10 bát, sau khi uống thì tiểu tiện rất nhiều, mồ hôi ra như tắm. Môn đồ thấy thế đều ra sức khuyên ngăn nhưng sư chỉ cười mà không nói. Uống thuốc liên tục hơn 1 tháng sau thì sư gầy hẳn đi nhưng sắc mặt hồng nhuận, hai mắt sáng rực. Năm Trinh Nguyên thứ 10, đại sư Nguyên Tế viên tịch trong lúc đang ngồi kiết già đọc kinh.
Thuốc sắc có đến hàng trăm loại do sư hái, mỗi ngày uống đến hơn 10 bát, sau khi uống thì tiểu tiện rất nhiều, mồ hôi ra như tắm. Môn đồ thấy thế đều ra sức khuyên ngăn nhưng sư chỉ cười mà không nói. Uống thuốc liên tục hơn 1 tháng sau thì sư gầy hẳn đi nhưng sắc mặt hồng nhuận, hai mắt sáng rực. Năm Trinh Nguyên thứ 10, đại sư Nguyên Tế viên tịch trong lúc đang ngồi kiết già đọc kinh.
Đệ tử tuân theo lời dặn, để nguyên hơn 1 tháng sau nhục thân của sư vẫn tỏa mùi hương nên không hỏa táng như thông lệ mà đặt di thể đại sư vào quan tài bằng đá.
3 năm sau khi mở quan tài, di thể đại sư vẫn tươi như còn sống, người ta cho là Địa Tạng bồ tát giáng thế nên dát vàng toàn thân để thờ qua hơn ngàn năm. Năm 1911, gián điệp Nhật Bản là Shiro Watanabe đã đến nơi lưu giữ kim thân của đại sư Nguyên Tế ở cung Hoạt Phật, thị trấn Bộ Văn, Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đưa về Nhật Bản, được coi là "quốc bảo". Đến nay, nhiều nhà khoa học thế giới thường xuyên tìm đến để chiêm ngưỡng và nghiên cứu.
Qua kiểm tra, trong bụng của thiền sư Nguyên Tế không có tạp vật, cơ thể thấm thuốc chống mục, miệng và hậu môn đều được bịt kín, đấy có thể là nguyên nhân cơ bản giúp thi thể không bị hủy hoại.
Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa thể kết luận là trước khi viên tịch thiền sư đã sử dụng những loại thảo dược gì để bảo dưỡng nhục thân. "Nhục thân" vốn là từ dùng để chỉ xác thân huyết nhục do cha mẹ tạo ra.
Nhưng trong Phật giáo, "nhục thân" là chỉ "toàn thân xá lợi", tức là các bậc cao tăng hay đại thiện tri thức sau khi viên tịch thì thân xác của họ vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thời gian, không gian mà hư hoại, tan nát, thành tựu "Kim Cang bất hoại chi thân".
Hòa thượng Diệu Trí tục danh là Thái Tùng Thương, quê ở Phúc Châu, sinh vào năm Quang Tự thứ 14 đời Thanh, tức năm 1888, sống qua 3 thế kỷ. Từ nhỏ đã theo thầy học thuốc, tu pháp môn Dược Sư, chuyên cần học hỏi, y thuật rất tinh thông, một đời cứu người rất nhiều, trước khi viên tịch 4 ngày vẫn còn hành y.
Hàn PhongHòa thượng là người rất nhiệt tâm với các việc công ích như cứu trợ, khuyến học, nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ mồ côi, trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã... Hòa thượng thân thể khoẻ mạnh, chưa từng đau ốm, mỗi năm kiểm tra đều không phát hiện ra bệnh. Năm 2000, hòa thượng được 113 tuổi, được bình chọn là "Người cao tuổi mạnh khoẻ nhất thế kỷ" lần thứ 5 của Trung Quốc.
VẠN MỘC CƯ SĨ
bình luậnCái chuyện " kim cương bất hoại" này thì ở Việt Nam khá nhiều. Trước đây là chuyện nhục thân hai vị sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Đông) vào thế kỷ XVII. Sau này nhục thân hai vị bị bão lụt, ẩm ướt nên hư hại, người ta phải sữa chữa lại.
Tượng đối chứng (trước) và tượng gốc (sau) của thiền sư Vũ Khắc Minh
Sau 1975, cộng sản ra lệnh dời nghĩa
trang Mạc Đỉnh Chi. Gia đình một người bạn bèn bốc cốt cậu em vốn là sĩ
quan VNCH tử trận chôn tại đây. Xác được bọc poncho kín mít, lúc mở ra
xác hãy còn tươi.
Nhiều xác chôn lâu năm nhưng vẫn
còn tốt, người ta cho đó là mộ đã kết phát, báo hiệu gia tộc sẽ phát đạt.Khi gặp trường hợp này, thấy
xung quanh quan tài có tơ vàng bao bọc, mở nắp quan tài thấy xác còn
nguyên vẹn thì đậy lại ngay, không cải táng nữa. Nếu xác còn nguyên để
lâu dưới ánh mặt trời thì rã ngay.
Trước 1975, các báo đã đăng tin một xác chết không phân hủy để trong nhà ở An Giang. Nay VNExpress cũng đăng việc này.
Thi thể 44 năm trong ngôi nhà cổ
Ông Đinh Công Hạo ở Phú Tân, An Giang, chết cách nay đã hơn 44 năm nhưng thi hài không hề bốc mùi hôi thối mà chỉ khô dần đi. Xác ông Hạo đang được gia đình em trai lưu giữ tại ngôi nhà trên 120 năm tuổi.
Nhà ông Đinh Hữu Trí ở xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An
Giang. Người dân ở đây đều biết chuyện ông Trí đang lưu giữ quan tài
chứa thi thể của anh trai mình là Đinh Công Hạo trong nhà.
Trên căn gác là cái quan tài có che kính trong suốt,
nhìn rõ mồn một thi thể người đang nằm bên trong, mắt nhắm nghiền như
đang ngủ. Theo lời ông Trí, khi ông Hạo mất, gia đình chỉ nghĩ chết thì
mang đi chôn, chứ không ai nghĩ đến chuyện ướp xác.
“Tôi xin khẳng định chắc chắn, 44 năm nay gia đình không hề dùng bất cứ một thứ thuốc nào để cho vào xác anh Hạo cả. Có sao cứ để vậy, ngay cả lục phủ ngũ tạng của anh ấy, gia đình và bác sĩ lúc bấy giờ cũng không mổ lấy ra. Bây giờ tất cả đã khô hết cả rồi. Chúng tôi thẳng thắn từ chối rất nhiều chuyến viếng thăm đông người, có biểu hiện mê tín dị đoan. Trước khi cha tôi nhắm mắt xuôi tay năm 1994, cụ dặn không được mang xác của anh Hạo ra làm trò mê tín”, ông Trí nói.
Thời gian dần trôi qua, 44 năm chưa phải là dài, nhưng cũng không phải là ngắn đối với một cái xác khô như ông Hạo, nhất là cái xác đó không hề được tẩm ướp bất cứ một thứ hóa chất nào. Bà con trong vùng thì quen gọi là “xác rũ”.
“Tôi xin khẳng định chắc chắn, 44 năm nay gia đình không hề dùng bất cứ một thứ thuốc nào để cho vào xác anh Hạo cả. Có sao cứ để vậy, ngay cả lục phủ ngũ tạng của anh ấy, gia đình và bác sĩ lúc bấy giờ cũng không mổ lấy ra. Bây giờ tất cả đã khô hết cả rồi. Chúng tôi thẳng thắn từ chối rất nhiều chuyến viếng thăm đông người, có biểu hiện mê tín dị đoan. Trước khi cha tôi nhắm mắt xuôi tay năm 1994, cụ dặn không được mang xác của anh Hạo ra làm trò mê tín”, ông Trí nói.
Thời gian dần trôi qua, 44 năm chưa phải là dài, nhưng cũng không phải là ngắn đối với một cái xác khô như ông Hạo, nhất là cái xác đó không hề được tẩm ướp bất cứ một thứ hóa chất nào. Bà con trong vùng thì quen gọi là “xác rũ”.
Di ảnh ông Đinh Công Hạo lúc 10 tuổi. |
Hơn 40 năm qua, xác ông Hạo không hề bốc mùi, không rỉ
nước mà chỉ khô tóp lại. Điều lạ lùng nữa, trên căn gác không thấy có
con kiến, hay côn trùng nào thường gặp. Ông Trí cho biết thêm: “Trước
năm 1975, có một ông bác sĩ nước ngoài đến coi, xin đổi số tiền rất lớn
để đưa xác anh tôi về Mỹ nghiên cứu, nhưng gia đình không đồng ý. Kể từ
đó ông ấy không quay trở lại”.
Sau khi cha mẹ qua đời, gia đình ông Trí coi xác ông Hạo như một “báu vật”, quyết giữ gìn. Mấy chục năm qua trong gia đình chưa hề có biểu hiện bệnh truyền nhiễm, vả lại cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận về trường hợp này.
Sau khi cha mẹ qua đời, gia đình ông Trí coi xác ông Hạo như một “báu vật”, quyết giữ gìn. Mấy chục năm qua trong gia đình chưa hề có biểu hiện bệnh truyền nhiễm, vả lại cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận về trường hợp này.
Chết nhưng vẫn như sống
Theo lời kể của ông Trí và bà con hàng xóm, ông Đinh
Công Hạo sinh năm 1951, hồi nhỏ rất khôi ngô, tuấn tú. Cha của ông Hạo,
ông Trí - cụ Đinh Đại Bửu vốn là một nhà nho đã truyền cho Hạo cảm hứng
thơ ca. Khi học tiểu học, Hạo tập làm thơ rồi tặng cho bạn bè và người
thân.
Năm 10 tuổi, bất ngờ cậu bé mắc phải căn bệnh lạ, ăn ngủ
không được, người cứ gầy dần. Gia đình mời hết thầy thuốc Đông y rồi Tây
y đến thăm khám nhưng tất cả đều bó tay. Sức khỏe Hạo ngày càng sa sút.
Dù gia đình nhiều năm chạy vạy khắp nơi để cầu thầy, tìm thuốc nhưng
cậu vẫn không qua khỏi sau 8 năm cầm cự với căn bệnh lạ.
Ngày
19/12 âm lịch năm 1968, Đinh Công Hạo trút hơi thở cuối cùng khi mới 17
tuổi. Gia đình tổ chức tang lễ rồi đem an táng tại mảnh ruộng của gia
đình cách nhà không xa. Tuy nhiên, đến sáng sớm ngày thứ tư, có một ông
thầy thuốc Nam đến nhà nghe cụ Đinh Đại Bửu kể về bệnh của con trai
mình, tỏ vẻ hối tiếc: "Phải chi ông đến kịp trong vòng 3 hôm sau khi Hạo
mất, đào xác lên thì nhất định ông sẽ cứu sống được cậu, nhưng đến hôm
nay là ngày thứ tư rồi, không còn kịp nữa".
Ông thầy thuốc còn cho biết là xác của cậu Hạo chưa chết, không tin gia đình cứ đào lên mà coi.
Gia đình ông Bửu lúc đó bán tín bán nghi, không dám
đào xác lên vì họ sợ sau hơn 3 ngày, xác đã bị trương sình. Nhưng sau
một đêm thức trắng, vì nhớ con cộng với lời nói đầy “thần bí” của ông
thầy thuốc Nam kia, ông Bửu quyết định quật mộ con trai lên.
Một số người họ hàng thân thuộc còn sợ hơi xác chết
thối sẽ xông lên, nên đã lấy bông gòn bịt hai lỗ mũi lại. Sau 30 phút
đào, ông Bửu từ từ mở nắp quan tài, thì quả đúng là xác cậu Hạo vẫn tươi
như người nằm ngủ. Tay vẫn còn mềm, duy chỉ có khóe miệng, khóe môi bị
kiến cắn chút ít. Ông Bửu đem xác con về nhà để trên ghế bố phủ vải màn
lên. Tin “xác chết trở về” nhanh chóng lan truyền khắp nơi.
Chiếc quan tài ông Hạo đặt ở nhà người em từ 44 năm nay. |
Ông Trí nhớ lại: “Lúc đó tôi 13 tuổi, khi cha tôi mang
xác anh Hạo về nhà, mọi người biết tin kéo đến coi đông lắm. Chính
quyền lúc bấy giờ hay tin, liền cử một đoàn bác sĩ 5 người, trong đó có
một ông bác sĩ người nước ngoài đến xem tử thi, nhưng ai cũng lắc đầu ra
về. Họ chỉ nói anh ấy đã chết, còn xác vì sao không bị phân hủy, không
bốc mùi hôi thối thì không biết".
"Một điều rất lạ là qua 3 tuần, thân thể anh ấy vẫn
mềm, ba tôi lấy vài giọt cà phê nhỏ vào miệng thấy trôi vào luôn. Thậm
chí có người anh họ sang lấy gần 3 lít nước đổ vào miệng mà vẫn vào hết,
nhưng lại không tiết ra ngoài. Lúc đó giáp Tết Nguyên đán, cha tôi đóng
chiếc hòm khác đặt anh Hạo vào đó, chờ sau Tết các bác sĩ đến khám
lại...”.
Khi đoàn bác sĩ quay lại khám nghiệm xác Đinh Công Hạo
một lần nữa, họ vẫn “bó tay” không đưa ra được kết luận gì. Cứ thế, xác
ông Hạo khô dần, khô dần cho đến ngày hôm nay. Cha ông Hạo phủ lên mặt
chiếc hòm một lớp kính để mọi người trong gia đình mỗi lần thắp nhang
vẫn có thể nhìn thấy.
Sau hơn 40 năm, giờ đây mái tóc của ông Hạo vẫn còn
nguyên màu đen mượt. Đôi tay đã khô lại như được tẩm một thứ hóa chất
nào đó. Cụ Bảy Quýnh - người hàng xóm tham gia khai quật mộ ông Hạo kể
lại: “Hôm ông Bửu nhờ mấy người chúng tôi quật mộ thằng Hạo, tôi cũng sợ
lắm. Nếu mọi việc xảy ra như lời người lạ kia nói thì không sao, chứ
xác nó mà trương thối rồi thì tội nghiệp nó lắm, sống đã bị bệnh tật đày
đọa, chết cũng không được yên...".
"Lúc nhấc áo quan lên khỏi
mặt đất, người lấy khăn che mũi, người xức rượu vào quần áo để tránh ám
mùi. Ai cũng chắc chắn rằng xác thằng Hạo đang phân hủy nên sẽ bốc mùi
khủng khiếp. Khi bật nắp quan tài, ai cũng há hốc miệng ngạc nhiên khi
thấy xác thằng Hạo vẫn tươi tắn như đang ngủ, không giống như người
chết. Mấy người nhà ông Bửu khóc rú lên, có người cứ vỗ vào má thằng Hạo
gọi dậy, nhưng chẳng thấy có phản ứng gì”.
Mọi người nói rằng
khi mới chết, cơ thể ông Hạo cứng đơ, nhưng khi quật mộ lên thì xác lại
mềm, da dẻ hồng hào hơn. Ông Trí cho biết, nhiều năm qua, gia đình ông
rất mong các nhà khoa học đến nghiên cứu để đưa ra kiến giải về chuyện
“vì sao xác anh trai tôi lại không phân hủy dù đã mất gần 44 năm nay”.
Theo lãnh đạo UBND xã Phú Thạnh, từ lâu chính quyền
địa phương đã biết trong nhà ông Trí có một cái xác khô. Nhưng nhiều năm
qua, không thấy có vấn đề gì về môi trường, bệnh tật và gia đình ông
Trí không có biểu hiện mê tín dị đoan nên chính quyền rất tôn trọng.
Ở miệt Bảy Núi (An Giang), khi các vị hòa thượng, sư cả cao niên viên tịch, nhà chùa thường để thi hài vào chiếc quan tài khơi trần trong nhà chư tăng, với phương pháp ướp xác rất độc đáo và 3 năm sau đem ra hỏa táng, lấy tro đưa vào tháp. |
(Thế Giới Mới
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/04/thi-the-44-nam-trong-ngoi-nha-co/
Tại Saigon, lâu ngày nên tôi quên,
hình như ở cánh đồng vùng Nhà Bè, Tân Quy Đông, có một ngôi mộ có mái
che, thi hài đã mấy chục năm vẫn nguyên vẹn trong lồng kính. Đó là mộ
một bà già Thiên Chúa giáo, chết đã lâu. Khoảng sau 1975, tôi và các bạn
bè đã đến thăm. Không biết nay tình hình ra sao.
Nhiều người nghĩ rằng chôn xuống là
xong, người chết sẽ "yên giấc ngàn thu" nhưng thực tế không phải vậy. Tại Âu Mỹ, nghe nói có tục nhà đòn đưa
xác ra nghĩa trang, họ phải chờ thân nhân ra về hết rồi mới làm việc.
Bí mật quá! Họ làm gì? Đổi quan tài ư?
Có một nhà tang, vì thân thể người quá cố quá dài, nhà đòn phải cưa chân. Gia đình biết được kiện và đã thắng. Để đối trị trường hợp này, không nên đi mua quan tài khác. Nghe nói người Việt ta ngày xưa có cách dùng đũa cả (để nấu cơm, xới cơm), gõ vào quan tài mấy cái thì xác co lại vừa vặn. Chưa kể sau khi chôn, bọn gian phi đã đến đào mộ tìm vàng ngọc hoặc lấy quan tài tốt. Một số người tham dự chôn cất cho biết xác chết ở dưới đất thay đổi, đầu chạy nơi này, chân tay đi chỗ khác. Hoặc chìm xuống dưới đất sâu có khi một hai mét. Điều này thì hiểu được vì dưới đất có dòng nước ngầm và đất di chuyển cho nên xác chết cũng dời đổi!
Nhiều người kinh nghiệm việc cải táng, cho biết trong quan tài thường có cá trê và lươn. Nơi nào ẩm ưởt, xương cốt bị đen, nơi cao ráo thì xương khô trắng. Những tay chuyên nghề bốc mộ thường uống rượu để tránh mùi hôi , và họ đi ủng vì mộ thường có nước. Khi mò thấy cẩm thạch, vàng hay kim cương thì họ bỏ vào ủng giấu đi. Những ngọc lấy từ mộ cải táng vẫn xanh tươi, có cái ửng hồng, hoặc có gân máu. Nhiều người nấu lên cho sạch thì thạch ngọc bốc mùi, cả xóm cũng ngửi thấy và chịu không thấu.
Có một nhà tang, vì thân thể người quá cố quá dài, nhà đòn phải cưa chân. Gia đình biết được kiện và đã thắng. Để đối trị trường hợp này, không nên đi mua quan tài khác. Nghe nói người Việt ta ngày xưa có cách dùng đũa cả (để nấu cơm, xới cơm), gõ vào quan tài mấy cái thì xác co lại vừa vặn. Chưa kể sau khi chôn, bọn gian phi đã đến đào mộ tìm vàng ngọc hoặc lấy quan tài tốt. Một số người tham dự chôn cất cho biết xác chết ở dưới đất thay đổi, đầu chạy nơi này, chân tay đi chỗ khác. Hoặc chìm xuống dưới đất sâu có khi một hai mét. Điều này thì hiểu được vì dưới đất có dòng nước ngầm và đất di chuyển cho nên xác chết cũng dời đổi!
Nhiều người kinh nghiệm việc cải táng, cho biết trong quan tài thường có cá trê và lươn. Nơi nào ẩm ưởt, xương cốt bị đen, nơi cao ráo thì xương khô trắng. Những tay chuyên nghề bốc mộ thường uống rượu để tránh mùi hôi , và họ đi ủng vì mộ thường có nước. Khi mò thấy cẩm thạch, vàng hay kim cương thì họ bỏ vào ủng giấu đi. Những ngọc lấy từ mộ cải táng vẫn xanh tươi, có cái ửng hồng, hoặc có gân máu. Nhiều người nấu lên cho sạch thì thạch ngọc bốc mùi, cả xóm cũng ngửi thấy và chịu không thấu.
No comments:
Post a Comment