THƯ ĐÔNG KINH - 1/8/2010
Viết từ năm 1991, từ năm 2009 viết 2 tuần 1 lần thay vì 1 tháng 1 lần.
Tới nay đã viết khoảng 250 Thư Đông Kinh. Đỗ Thông Minh T140-0004 Tokyo-To
, Shinagawa-Ku, Minami Shinagawa 3-6-3-3F JAPAN
Tel & Fax: 03-3471-0162, 03-3799-1763
- - - - -
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 43, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Nhật Bản lần thứ ba, diễn ra ngày 21/7, tại Hà Nội với sự tham gia của Bộ Trưởng Ngoại Giao các nước Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Trợ lý Ngoại trưởng Lào. Hội nghị do Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm chủ trì.
Ủy Ban lần này cũng như Ủy Ban Mekong, không có sự hiện diện của Trung Quốc, mà là sự tiếp tay tích cực của Nhật Bản. Dự án lập mạng giao thông, mạng lưới điện, cải thiện mức sống, thúc đẩy sử dụng năng luọng sạch như pin mặt trời kể cả nguyên tử, cải thiện giao lưu kinh tế, luật lệ giao dịch và quản lý quan thuế… Trung Quốc, nơi 45% con sông chảy qua, đã và đang xây 8 đập trên thượng lưu, trong khi Thái, Lào và Campuchia thì muốn xây 12 đập tại hạ lưu. Kết quả sẽ dẫn đến nguy cơ con sông cạn nguồn! Việt Nam ở cuối cùng nên sẽ bị thiệt hại nặng nhất. Ngày 22/7/2010, chúng tôi đã tường trình vấn đề này vớ đài RFI, Pháp.
TRUNG QUỐC TẬP TRẬN…
- Ngày 30/6-5/7/210, Trung Quốc trong khi cho rằng kế hoạch tập trận của Hoa Kỳ - Nam Triều Tiên ở Hoàng Hải gây căng thẳng, khoảng 10 chiến hạm và hơn 10 chiến đấu cơ thuộc hạm đội Đông Hải của họ đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiết Giang trong 6 ngày. Có tin nước này thử nghiệm loại hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến tối tân nhất loại DF-21 cải thiện (tầm trung 2.000-2.500 km, có thể mang cả đầu đạn nguyên tử) chưa quốc gia nào sử dụng là đe dọa lớn cho các chiến hạm, đặc biệt là hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Một quan chức ngoại giao nói: "Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Úc - đều đã nhiều lần phản ánh quan ngại của mình đằng sau hậu trường về tham vọng hải quân của Trung Quốc.".
Ngày 28/6, tờ South China Morning Post tại Hong Kong cho hay 3 tàu ngầm thuộc loại lớn nhất, tối tân nhất trong Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ được điều động trong màn thị uy "chưa từng thấy kể từ cuối Chiến Tranh Lạnh", đó là các tàu USS Michigan tới Pusan của Hàn Quốc, USS Ohio tới vịnh Subic của Philippines và USS Florida tới Diego Garcia trong Ấn Độ Dương. 3 tàu ngầm hạng Ohio này vừa được nâng cấp từ sử dụng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chuyển sang các vũ khí tối tân như thiết bị do thám hiện đại, mỗi chiếc có 4 ống phóng ngư lôi và tới 22 ống phóng 154 hỏa tiễn đạo hàng (cruise missile) Tomahawk. Hỏa tiễn Tomahawk là một loại bom bay tối tân, giá 1 chiếc khoảng 1 triệu đô-la Mỹ, nặng 1.440 kg, mang 450 kg chất nổ, thường dùng động cơ phản lực cho tốc độ 880 km/giờ, chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển trong tầm 2.500 km.
Đặc biệt bay theo dữ kiện được cài đặt sẵn về địa hình (bay thấp để tránh bị phát hiện và tấn công), nối kết hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS và có thể điều chỉnh đường bay nên nhắm tới mục tiêu khá chính xác, rất nổi tiếng trong chiến tranh Irak lần 1 và 2. Ngày 13/7/2010, đại diện Bộ Ngoại Giao Qin Gang nói là “Quyền lợi cốt tủy của TQ trong vùng, bao gồm an ninh, chủ quyền, kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ của TQ sẽ bị cuộc tập trận sắp tới de dọa.”. http://en.rian.ru/world/20100629/159617071.html http://www.presstv.ir/detail.aspx?id=132804&
sectionid=351020404 http://hoangsa.org/forum/forum.php
HOA KỲ - HÀN QUỐC TẬP TRẬN
Ngày 25-28/7/2010, bên cạnh việc gia tăng chế tài về kinh tế, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã tập trận tại phía biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản (thay vì Hoàng Hải như dự tính ban đầu vì sự phản đối của TQ) sau khi toàn thể 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trong phiên họp tại New York ngày 8/7 đã nhất trí thông qua bản Nghị Quyết của Tổng Thư Ký Lý Minh Bác lên án Bắc Triều Tiên (tuy không nêu tên trong nghị quyết) tỏ sự rất quan ngại về việc lén bắn ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan (Thiên An) của Hàn Quốc ngày 26/3/2010 khiến 46 thủy thủ bị chết. Lần tập trận này có sự tham dự của hàng không mẫu hạm George Washington (với 5.680 người, trọng tải 104.000 tấn, dài 333 mét, ngang 78 mét, cao 74 mét, với khoảng 90 máy bay, giá khoảng 8 tỳ đô-la Mỹ) từ căn cứ Yokosuka, Nhật Bản qua và khoảng 20 tàu chiến như khu trục hạm lớp Aegis và tàu ngầm nguyên tử, 200 máy bay (trong đó có 4 F22 Raptor tối tân nhất của HK, mội chiếc tri giá khoảng 125 triệu đô-la Mỹ, từ Okinawa, Nhật Bản bay qua), 8.000 quân nhân…
Mục tiêu của cuộc tập trận lần này là để khoa trương thanh thế, sẵn sàng đánh trả nếu bị Bắc Triểu Tiên tấn công và một trong những nội dung chính là thực tập chống tàu ngầm. Bắc Triều Tiên cho rằng việc chế tài và tập trận lần này của Hoa Kỳ và Hàn Quốc là hành động gây hấn, sẵn sàng “thánh chiến” và sẽ trả đũa bằng “vũ khí nguyên tử”!!!
HỘI NGHỊ ASEAN: AMM 43 VÀ ARF 17 -
Ngày 20-23/7/2010, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Trưởng Đoàn của 27 nước và tổ chức có mặt tại Hà Nội để tham dự Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN (Hiệp Hội Đông Nam Á) lần thứ 43 (AMM 43) và Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF 17). Ngày 23/7/2010, Tuyên Bố của Chủ Tịch Hội Nghị là Phó TT kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm, đã gặp nhiểu khó khăn, nên đã công bố trễ. Lý do là vì có đưa vấn đề vụ tàu Cheonan, Hàn Quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản thì muốn làm mạnh, còn Trung Quốc và BắC Triều Tiên thì phản đối, nên kết cục nội dung: 1- Nói tàu Cheonan bị tấn công, nhưng không nên tên quốc gia tấn công. 2- Kêu gọi các phe liên hệ giải quyết trong hòa bình.
Bên lề Hội Nghị, Ngoại Trưởng Indonesia Marty Nataleg cho hay các nước ASEAN quyết định mở rộng Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (thành lập năm 2005), mời Hoa Kỳ và Liên Bang Nga tham gia. Rõ ràng ASAEN tìm đối trọng nhắm mục tiêu làm giảm ảnh hưởng càng lúc càng mạnh của Trung Quốc đối với khu vực.
THẾ GIỚI QUAN TÂM BIỂN ĐÔNG VÀ NGĂN CHẶN TRUNG QUỐC
- Ngày 26/7/2010, TS Cù Huy Hà Vũ khi trả lời phỏng vấn của đài VOA, Hoa Kỳ đã nói: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại. Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ 21, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á. Ở Đông Nam Á, như tôi đã từng đề cập, Trung Quốc đã và đang thực hiện xâm lược cả “cứng” lẫn “mềm”.
“Xâm lược cứng” là dùng sức mạnh quân sự để thôn tính như Trung Quốc đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đang làm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Xâm lược mềm” là di dân cùng các dự án kinh tế có thời hạn hàng chục năm đến 99 năm ký với các nước “con mồi’ như cựu bán đảo Đông Dương và Miến Điện… Để có thể chống lại một mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu như Trung Quốc tất không thể “tự lực cánh sinh” mà phải dựa vào liên minh quân sự với cường quốc hạt nhân khác. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn của VOA về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biển Đông, chỉ có Hoa Kỳ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự mới có thể giúp Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực Đông Á nói chung, giải nổi bài toán an ninh lãnh thổ. Cụ thể là liên minh quân sự với Mỹ sẽ giúp Việt Nam khẳng định và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Các liên minh quân sự song phương hiện có giữa Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillippines, Thái Lan với Mỹ là để đối phó với những nguy cơ của thế kỷ 20 chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, sự có mặt quân sự của Mỹ ở các nước đó là nhằm duy trì chính quyền sở tại phi cộng sản hay nói cách khác, mang tính chất đối nội, “nhà ai nấy lo”. Nay thì nguy cơ khác hẳn, bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc mà để hiện thực hóa nước này sử dụng chiêu “giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương” hay “chia để trị”. Vậy để hóa giải thành công chiêu “chia để trị” thì “kế liên hoàn” ắt là thượng sách.
Cụ thể là phải tổ chức phòng thủ tập thể trên cơ sở liên kết các liên minh quân sự sẵn có và sẽ có với Mỹ trong đó liên minh quân sự Việt - Mỹ là không thể thiếu. Tôi tạm gọi tổ chức phòng thủ mới này là Phòng thủ chung Đông Á .(EACD - East Asia Common Defense).. http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-china-us-07-24-2010-99174314.html
HOA KỲ NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ NHÂN QUYỀN
Ngày 22/7/2010, Ngoại Trưởng Clinton của Hoa Kỳ đi dự hội nghị Diễn Đàn Khu Vực ASEAN được tổ chức tại Hà Nội. Ngoại Trưởng Hillary Clinton phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 15 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở khách sạn Melia, hôm 22/7/2010. Dịp này, bà Ngoại Trưởng Clinton nói về Biển Đông: Tôi nghĩ rằng 12 thành viên đưa vấn đề Biển Đông và các vấn đề một sự đi lại trên biển tổng quát và các yêu sách. Bởi vì nếu bạn nhìn bản đồ khu vực này, có nhiều quốc gia đang gia tǎng các trao đổi mậu dịch, các lưu thông thương mại của họ. Có rất nhiều hoạt động. Đây là một số các đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, và có một sự quan tâm rằng tất cả chúng ta theo các điều luật quốc tế để quyết định xem là làm thế nào để thực hiện và chắc chắn, 12 thành viên tham dự kể cả Hoa Kỳ, nêu lên vấn đề này sẽ muốn xem sự áp dụng các nguyên tắc được thỏa thuận trước đây của ASEAN, các luật lệ quốc tế hiện hữu và các quy định và thông lệ làm thế nào tất cả các quốc gia trong khu vực này có thể chia xẻ nhau không gian chung của đại dương. Và tôi nghĩ đó là một cuộc đối thoại rất có ích lợi...
Tuy Hoa Kỳ thường nói đứng trung lập trong vụ tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lần này bà Clinton hé lộ ý đồ hơn khi tuyên bố: Hoa Kỳ có sự “quan tâm quốc gia” trong việc tìm kiếm hòa giải các tranh chấp, trong đó gồm khoảng 200 hòn đảo, đảo nhỏ và đảo san hô nổi trên mặt nước, mà Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Philippines đòi chủ quyền. Bộ Trưởng Ngoại Qiao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, người được coi là đã phải chịu trận trong cuộc họp kín bị khi các nước lên tiếng chỉ trích về tham vọng Biển Đông của họ. Nếu nay Hoa Kỳ là cái phao cho ASEAN thì Hoa Kỳ thành cái gai của Trung Quốc, vì vậy ông ta đã cảnh báo Hoa Kỳ, chống lại việc chen vào vào trận chiến, nói rằng điều ấy sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông hỏi trong bài bình luận đăng trên trang Web của Bộ Ngoại Giao TQ: “Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hóa. Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn.”.
Sự khó chịu của Trung Quốc càng gia tăng khi lần đầu tiên Việt Nam, nước mà họ cho là vẫn mang ơn họ, là sân sau, lại trở thành nơi hội họp chỉ trích họ, phải chăng đây là lần họ coi là phản bội thứ 2? Tờ Global Times, tiếng Anh, thuộc tờ Nhân Dân Nhật Báo cho biết: “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi qua phương tiện quân sự.”.
http://www.newsforce1.com/diplomacy/state.sec.remarks.at.press.hanoi.100722.htm
Nhân dịp đánh dấu chặng đường 15 năm thiết lập bang giao giữa hai nước, bà Hillary Clinton bày tỏ mối quan tâm của chính phủ và người dân Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Hoa Kỳ quan ngại việc Hà Nội tiếp tục bắt giữ và cầm tù những người đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, gây khó khăn cho các sinh hoạt tôn giáo và hạn chế việc truy cập thông tin trên Internet. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều dân cử Mỹ cũng yêu cầu bà Clinton đặt vấn đề trả tự do cho tù nhân chính trị với lãnh đạo Việt Nam. Trong buổi tiệc trưa tại Hà Nội, bà Hillary Clinton trở lại vấn đề nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và bà đòi hỏi CSVN phải mở rộng quyền tự do cá nhân. Nhật báo New York Times đã đăng bài “In Visit, Clinton Criticizes Vietnam on Rights”.
http://www.nytimes.com/2010/07/23/world/asia/23diplo.html
Trước đó, ngày 15/7/2010, 19 Dân Biểu đã viết thư cho Ngoại Trưởng Clinton yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam. Bức thư viết, chuyến công du của bà Clinton là "Cơ hội quan trọng không chỉ để nêu ra những quan ngại đối với việc cầm tù các nhà tranh đấu mà còn nhằm đưa những vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong chính sách quan hệ song phương Mỹ-Việt.". http://www.vietinfo.eu/525/116487/dan-bieu-my-keu-goi-ngoai-truong-clinton-neu-v%E1%BA%A5n-de-nhan-quyen-khi-sang-viet-nam.htm http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hillary-Clinton-criticizes-Vietnam-on-rights-Opinion-from-Vietnamese-people-in-the-country-abroad-on-this-issue-DHieu-07222010205613.html - - - Dịp này, Bộ Trưởng Ngoại Giao Okada của Nhật đã có cuộc họp với Phạm Gia Khiêm, hai bên đồng ý hợp tác chiến lược về mặt ngoại giao và quân sự liên quan đến Biển Đông, sẽ có những cuộc họp định kỳ cấp Thứ Troủng và Cục Trưởng. Và Nhật Bản vẫn muốn thúc đẩy việc thực thi dự án đường sắt cao tốc cũng như tham dự dự án xây một loạt nhà máy phát điện nguyên tử.
*
- Ngày 30/6-5/7/210, Trung Quốc trong khi cho rằng kế hoạch tập trận của Hoa Kỳ - Nam Triều Tiên ở Hoàng Hải gây căng thẳng, khoảng 10 chiến hạm và hơn 10 chiến đấu cơ thuộc hạm đội Đông Hải của họ đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiết Giang trong 6 ngày. Có tin nước này thử nghiệm loại hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến tối tân nhất loại DF-21 cải thiện (tầm trung 2.000-2.500 km, có thể mang cả đầu đạn nguyên tử) chưa quốc gia nào sử dụng là đe dọa lớn cho các chiến hạm, đặc biệt là hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Một quan chức ngoại giao nói: "Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Úc - đều đã nhiều lần phản ánh quan ngại của mình đằng sau hậu trường về tham vọng hải quân của Trung Quốc.".
Ngày 28/6, tờ South China Morning Post tại Hong Kong cho hay 3 tàu ngầm thuộc loại lớn nhất, tối tân nhất trong Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ được điều động trong màn thị uy "chưa từng thấy kể từ cuối Chiến Tranh Lạnh", đó là các tàu USS Michigan tới Pusan của Hàn Quốc, USS Ohio tới vịnh Subic của Philippines và USS Florida tới Diego Garcia trong Ấn Độ Dương. 3 tàu ngầm hạng Ohio này vừa được nâng cấp từ sử dụng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chuyển sang các vũ khí tối tân như thiết bị do thám hiện đại, mỗi chiếc có 4 ống phóng ngư lôi và tới 22 ống phóng 154 hỏa tiễn đạo hàng (cruise missile) Tomahawk. Hỏa tiễn Tomahawk là một loại bom bay tối tân, giá 1 chiếc khoảng 1 triệu đô-la Mỹ, nặng 1.440 kg, mang 450 kg chất nổ, thường dùng động cơ phản lực cho tốc độ 880 km/giờ, chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển trong tầm 2.500 km.
Đặc biệt bay theo dữ kiện được cài đặt sẵn về địa hình (bay thấp để tránh bị phát hiện và tấn công), nối kết hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS và có thể điều chỉnh đường bay nên nhắm tới mục tiêu khá chính xác, rất nổi tiếng trong chiến tranh Irak lần 1 và 2. Ngày 13/7/2010, đại diện Bộ Ngoại Giao Qin Gang nói là “Quyền lợi cốt tủy của TQ trong vùng, bao gồm an ninh, chủ quyền, kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ của TQ sẽ bị cuộc tập trận sắp tới de dọa.”. http://en.rian.ru/world/20100629/159617071.html http://www.presstv.ir/detail.aspx?id=132804&
sectionid=351020404 http://hoangsa.org/forum/forum.php
HOA KỲ - HÀN QUỐC TẬP TRẬN
Ngày 25-28/7/2010, bên cạnh việc gia tăng chế tài về kinh tế, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã tập trận tại phía biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản (thay vì Hoàng Hải như dự tính ban đầu vì sự phản đối của TQ) sau khi toàn thể 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trong phiên họp tại New York ngày 8/7 đã nhất trí thông qua bản Nghị Quyết của Tổng Thư Ký Lý Minh Bác lên án Bắc Triều Tiên (tuy không nêu tên trong nghị quyết) tỏ sự rất quan ngại về việc lén bắn ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan (Thiên An) của Hàn Quốc ngày 26/3/2010 khiến 46 thủy thủ bị chết. Lần tập trận này có sự tham dự của hàng không mẫu hạm George Washington (với 5.680 người, trọng tải 104.000 tấn, dài 333 mét, ngang 78 mét, cao 74 mét, với khoảng 90 máy bay, giá khoảng 8 tỳ đô-la Mỹ) từ căn cứ Yokosuka, Nhật Bản qua và khoảng 20 tàu chiến như khu trục hạm lớp Aegis và tàu ngầm nguyên tử, 200 máy bay (trong đó có 4 F22 Raptor tối tân nhất của HK, mội chiếc tri giá khoảng 125 triệu đô-la Mỹ, từ Okinawa, Nhật Bản bay qua), 8.000 quân nhân…
Mục tiêu của cuộc tập trận lần này là để khoa trương thanh thế, sẵn sàng đánh trả nếu bị Bắc Triểu Tiên tấn công và một trong những nội dung chính là thực tập chống tàu ngầm. Bắc Triều Tiên cho rằng việc chế tài và tập trận lần này của Hoa Kỳ và Hàn Quốc là hành động gây hấn, sẵn sàng “thánh chiến” và sẽ trả đũa bằng “vũ khí nguyên tử”!!!
HỘI NGHỊ ASEAN: AMM 43 VÀ ARF 17 -
Ngày 20-23/7/2010, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Trưởng Đoàn của 27 nước và tổ chức có mặt tại Hà Nội để tham dự Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN (Hiệp Hội Đông Nam Á) lần thứ 43 (AMM 43) và Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF 17). Ngày 23/7/2010, Tuyên Bố của Chủ Tịch Hội Nghị là Phó TT kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm, đã gặp nhiểu khó khăn, nên đã công bố trễ. Lý do là vì có đưa vấn đề vụ tàu Cheonan, Hàn Quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản thì muốn làm mạnh, còn Trung Quốc và BắC Triều Tiên thì phản đối, nên kết cục nội dung: 1- Nói tàu Cheonan bị tấn công, nhưng không nên tên quốc gia tấn công. 2- Kêu gọi các phe liên hệ giải quyết trong hòa bình.
Bên lề Hội Nghị, Ngoại Trưởng Indonesia Marty Nataleg cho hay các nước ASEAN quyết định mở rộng Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (thành lập năm 2005), mời Hoa Kỳ và Liên Bang Nga tham gia. Rõ ràng ASAEN tìm đối trọng nhắm mục tiêu làm giảm ảnh hưởng càng lúc càng mạnh của Trung Quốc đối với khu vực.
THẾ GIỚI QUAN TÂM BIỂN ĐÔNG VÀ NGĂN CHẶN TRUNG QUỐC
- Ngày 26/7/2010, TS Cù Huy Hà Vũ khi trả lời phỏng vấn của đài VOA, Hoa Kỳ đã nói: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại. Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ 21, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á. Ở Đông Nam Á, như tôi đã từng đề cập, Trung Quốc đã và đang thực hiện xâm lược cả “cứng” lẫn “mềm”.
“Xâm lược cứng” là dùng sức mạnh quân sự để thôn tính như Trung Quốc đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đang làm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Xâm lược mềm” là di dân cùng các dự án kinh tế có thời hạn hàng chục năm đến 99 năm ký với các nước “con mồi’ như cựu bán đảo Đông Dương và Miến Điện… Để có thể chống lại một mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu như Trung Quốc tất không thể “tự lực cánh sinh” mà phải dựa vào liên minh quân sự với cường quốc hạt nhân khác. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn của VOA về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biển Đông, chỉ có Hoa Kỳ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự mới có thể giúp Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực Đông Á nói chung, giải nổi bài toán an ninh lãnh thổ. Cụ thể là liên minh quân sự với Mỹ sẽ giúp Việt Nam khẳng định và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Các liên minh quân sự song phương hiện có giữa Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillippines, Thái Lan với Mỹ là để đối phó với những nguy cơ của thế kỷ 20 chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, sự có mặt quân sự của Mỹ ở các nước đó là nhằm duy trì chính quyền sở tại phi cộng sản hay nói cách khác, mang tính chất đối nội, “nhà ai nấy lo”. Nay thì nguy cơ khác hẳn, bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc mà để hiện thực hóa nước này sử dụng chiêu “giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương” hay “chia để trị”. Vậy để hóa giải thành công chiêu “chia để trị” thì “kế liên hoàn” ắt là thượng sách.
Cụ thể là phải tổ chức phòng thủ tập thể trên cơ sở liên kết các liên minh quân sự sẵn có và sẽ có với Mỹ trong đó liên minh quân sự Việt - Mỹ là không thể thiếu. Tôi tạm gọi tổ chức phòng thủ mới này là Phòng thủ chung Đông Á .(EACD - East Asia Common Defense).. http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-china-us-07-24-2010-99174314.html
HOA KỲ NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ NHÂN QUYỀN
Ngày 22/7/2010, Ngoại Trưởng Clinton của Hoa Kỳ đi dự hội nghị Diễn Đàn Khu Vực ASEAN được tổ chức tại Hà Nội. Ngoại Trưởng Hillary Clinton phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 15 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở khách sạn Melia, hôm 22/7/2010. Dịp này, bà Ngoại Trưởng Clinton nói về Biển Đông: Tôi nghĩ rằng 12 thành viên đưa vấn đề Biển Đông và các vấn đề một sự đi lại trên biển tổng quát và các yêu sách. Bởi vì nếu bạn nhìn bản đồ khu vực này, có nhiều quốc gia đang gia tǎng các trao đổi mậu dịch, các lưu thông thương mại của họ. Có rất nhiều hoạt động. Đây là một số các đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, và có một sự quan tâm rằng tất cả chúng ta theo các điều luật quốc tế để quyết định xem là làm thế nào để thực hiện và chắc chắn, 12 thành viên tham dự kể cả Hoa Kỳ, nêu lên vấn đề này sẽ muốn xem sự áp dụng các nguyên tắc được thỏa thuận trước đây của ASEAN, các luật lệ quốc tế hiện hữu và các quy định và thông lệ làm thế nào tất cả các quốc gia trong khu vực này có thể chia xẻ nhau không gian chung của đại dương. Và tôi nghĩ đó là một cuộc đối thoại rất có ích lợi...
Tuy Hoa Kỳ thường nói đứng trung lập trong vụ tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lần này bà Clinton hé lộ ý đồ hơn khi tuyên bố: Hoa Kỳ có sự “quan tâm quốc gia” trong việc tìm kiếm hòa giải các tranh chấp, trong đó gồm khoảng 200 hòn đảo, đảo nhỏ và đảo san hô nổi trên mặt nước, mà Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Philippines đòi chủ quyền. Bộ Trưởng Ngoại Qiao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, người được coi là đã phải chịu trận trong cuộc họp kín bị khi các nước lên tiếng chỉ trích về tham vọng Biển Đông của họ. Nếu nay Hoa Kỳ là cái phao cho ASEAN thì Hoa Kỳ thành cái gai của Trung Quốc, vì vậy ông ta đã cảnh báo Hoa Kỳ, chống lại việc chen vào vào trận chiến, nói rằng điều ấy sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông hỏi trong bài bình luận đăng trên trang Web của Bộ Ngoại Giao TQ: “Hậu quả sẽ là gì nếu vấn đề này chuyển sang đa phương hay quốc tế hóa. Nó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn và việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn.”.
Sự khó chịu của Trung Quốc càng gia tăng khi lần đầu tiên Việt Nam, nước mà họ cho là vẫn mang ơn họ, là sân sau, lại trở thành nơi hội họp chỉ trích họ, phải chăng đây là lần họ coi là phản bội thứ 2? Tờ Global Times, tiếng Anh, thuộc tờ Nhân Dân Nhật Báo cho biết: “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của mình để bảo vệ lợi ích cốt lõi qua phương tiện quân sự.”.
http://www.newsforce1.com/diplomacy/state.sec.remarks.at.press.hanoi.100722.htm
Nhân dịp đánh dấu chặng đường 15 năm thiết lập bang giao giữa hai nước, bà Hillary Clinton bày tỏ mối quan tâm của chính phủ và người dân Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Hoa Kỳ quan ngại việc Hà Nội tiếp tục bắt giữ và cầm tù những người đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, gây khó khăn cho các sinh hoạt tôn giáo và hạn chế việc truy cập thông tin trên Internet. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều dân cử Mỹ cũng yêu cầu bà Clinton đặt vấn đề trả tự do cho tù nhân chính trị với lãnh đạo Việt Nam. Trong buổi tiệc trưa tại Hà Nội, bà Hillary Clinton trở lại vấn đề nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và bà đòi hỏi CSVN phải mở rộng quyền tự do cá nhân. Nhật báo New York Times đã đăng bài “In Visit, Clinton Criticizes Vietnam on Rights”.
http://www.nytimes.com/2010/07/23/world/asia/23diplo.html
Trước đó, ngày 15/7/2010, 19 Dân Biểu đã viết thư cho Ngoại Trưởng Clinton yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam. Bức thư viết, chuyến công du của bà Clinton là "Cơ hội quan trọng không chỉ để nêu ra những quan ngại đối với việc cầm tù các nhà tranh đấu mà còn nhằm đưa những vấn đề nhân quyền trở thành trọng tâm trong chính sách quan hệ song phương Mỹ-Việt.". http://www.vietinfo.eu/525/116487/dan-bieu-my-keu-goi-ngoai-truong-clinton-neu-v%E1%BA%A5n-de-nhan-quyen-khi-sang-viet-nam.htm http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hillary-Clinton-criticizes-Vietnam-on-rights-Opinion-from-Vietnamese-people-in-the-country-abroad-on-this-issue-DHieu-07222010205613.html - - - Dịp này, Bộ Trưởng Ngoại Giao Okada của Nhật đã có cuộc họp với Phạm Gia Khiêm, hai bên đồng ý hợp tác chiến lược về mặt ngoại giao và quân sự liên quan đến Biển Đông, sẽ có những cuộc họp định kỳ cấp Thứ Troủng và Cục Trưởng. Và Nhật Bản vẫn muốn thúc đẩy việc thực thi dự án đường sắt cao tốc cũng như tham dự dự án xây một loạt nhà máy phát điện nguyên tử.
*
No comments:
Post a Comment