Tuesday, August 10, 2010

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT NAM



CSVN: CÔN ĐỒ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ VÀ KẺ CƯỚP ĐỘC QUYỀN KINH TẾ



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

UNICODE: http://viettudan.net

Geneva, 05.08.2009


Giới thiệu loạt bài về Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi đã nhắc tới cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN, xuất bản năm 2009 do Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA. Cuốn sách này được trình bầy nặng về những LÝ THUYẾT KINH TẾ để cho thấy rằng phải DỨT BỎ Cơ Chế CSVN hiện hành để Kinh tế Đất Nước có thể khởi công phát triển.



Loạt 18 Bài dưới Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, nội dung cuốn sách sẽ được xuất bản trong năm nay 2010 cũng do Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California, USA, được viết chính yếu dựa trên những QUAN SÁT KINH TẾT xẩy ra theo dòng Thời sự gần đây nhất để chứng minh cho LÝ THUYẾT KINH TÉ mà chúng tôi đã trình bầy trong cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN xuất bản năm ngoái.



Nhất thống với tinh thần viết loạt bài này, Bài KẾT LUẬN hôm nay cũng dựa trên tài liệu Thời sự để cho thấy những điểm sau đây:



=> CSVN: côn đồ độc tài Chính trị

=> CSVN: kẻ cướp độc quyền Kinh tế

=> Khi Côn đồ là Kẻ cướp hay Kẻ cướp là Côn đồ, thì Kinh tế là bóc lột





CSVN: côn đồ độc tài Chính trị



Nếu Quân đội, trên lý thuyết, được coi là bảo vệ Lãnh thổ, thì Quân độc Cộng sản hiện nay không làm phận sự của mình trước xâm lăng của Trung quốc. Công An Cộng sản là thành trì bảo vệ cho đảng và là đội ngũ chính yếu trị Dân bằng võ lực, nhà tù và đe dọa hành quyết.



Xin hãy đọc bản tin thời sự mới nhất cách đây mấy hôm, đăng tải ngày 01.08.2010. Bản tin cho thấy rõ lập trường CÔN ĐỒ tuyên bố bằng chính mồm của một Thượng tướng đứng đầu lực lượng Công an:



Tin Hà Nội - Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng trong một dịp tiếp tân với giới trí thức đã công khai nói thẳng: Đảng Cộng sản Việt Nam cấm phản biện vì như thế là phản động. Tin này được một nhà trí thức Hà Nội ký tên Nguyễn Trung Thực gửi ra loan trên báo Diễn Đàn bên Pháp. Trước đó trên ấn bản số 1 Tạp chí Nhân quyền do chính nhà nước Cộng sản Việt Nam phổ biến, trong đó có bài của Thứ trưởng Bộ công an Cộng sản Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nhan đề Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam, trong đó dẫn lời Hồ Chí Minh để tự biện hộ rằng tại Việt Nam đang có nhân quyền theo kiểu Việt Nam qua định nghĩa của họ Hồ.



Tác giả Nguyễn Trung Thực từ Hà Nội đã viết trên Diễn Đàn khi cho rằng mùa hè năm ngoái, dư luận xôn xao về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cấm đoán các trung tâm nghiên cứu độc lập được phản biện công khai về các vấn đề chính sách, do đó mà Viện IDS đã tuyên bố tự giải thể để phản đối. Giới trí thức cả nước đã được thông tin miệng về những lời của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Gặp một số trí thức trong dịp này, ông Hưởng đã dõng dạc tuyên bố nguyên văn như sau: Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động. Các anh muốn phản biện hả, nhà tù còn nhiều chỗ lắm! mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì, thời buổi này tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa, mà cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa, có nghĩa là đã bị bỏ độc. Lời tuyên bố trắng trợn của một tên Thượng tướng Công an làm cho nhiều người ngán ngẩm và cho thấy sự đàn áp trắng trợn giới trí thức và đối lập tại Việt Nam. (SBTN) (Posted on 01 Aug 2010).



Khi một người đứng đầu Công an cả nước mở mồm trắng trợn đe dọa giết lát bằng tông xe, bằng bỏ chất độc…, thì đó là thái độ của một tên CÔN ĐỒ. Không lạ gì mà thời sự mới đăng việc Công an đánh chết anh Thomas Nguyễn Nam ngày 03.07.2010 ở Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, bắt và đánh chết thanh niên Nguyễn Văn Khương, ngày 23.07.201 ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, Bắc Giang.



Đảng CSVN tổ chức cả một lực lượng Công an CÔN ĐỒ để bảo đảm cho Độc tài Chính trị của mình, loại trừ, cầm tù tất cả mọi đối kháng chính trị, thậm chí giết lát những người dân thấp cổ bé họng khi cất tiếng than lên vì bị cướp bóc tận những phương tiện thiết cần nhất để làm ăn nuối thân xác của mình. Dân Oan cả nước kêu than mà bị đàn áp vẫn luôn là thời sự mà mọi người chứng kiến.





CSVN: kẻ cướp độc quyền Kinh tế



Ở thời kỳ Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Cộng sản còn một chút nhân đạo. Thực vậy, Kinh tế Tập quyền Chỉ huy chủ trương Nhà Nước làm Kinh tế thay Dân, nhưng còn có chút nhân đạo là phải bao cấp cho Dân. Nhưng CSVN hiện nay chủ trương Kinh tế mệnh danh “định hướng XHCN”, thì Cộng sản nắm độc quyền Kinh tế để bóc lột và không còn bao cấp cho dân nữa.



Đây cũng không phải là lý thuyết, mà là thực tế thời sự. Thực vậy, Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ cho nền Kinh tế Việt Nam, mà ngược lại còn tiếp tục giữ Độc quyền Kinh tế. Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.



Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế mà Nhà Nước hay đảng nắm giữ vai trò chủ đạo. Những đảng viên này, được bảo trợ bởi Nhà Nước và đảng, giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay gia đình mình từ Trung ương đến Tỉnh, Quận….



Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để nắm chủ đạo nền Kinh tế, một đàng thì những cá nhân đảng viên, nắm những họat động kinh tế gọi là tư doanh, nhưng với quyền bảo trợ của Nhà Nước và đảng, đã xử dụng đặc quyền và ưu tiên Kinh tế sánh với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines).



Như vậy, cả một hệ thống nắm trọn nền Kinh tế Quốc gia:



=> Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.



=> Những cá nhân đảng viên CSVN, với sự bảo trợ của Nhà Nước và đảng từ Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Việc bảo trợ ưu tiên này không phải là độc chiều người trên bảo trợ người dưới, mà là hai chiều, nghĩa là người dưới có quyền đối với người trên bởi vì người dưới nếu không được bảo trợ, sẽ tố cáo những thối nát, đặc quyền đặc lợi mà người trên đang hưởng.



Đây là hệ thống làm ăn cướp dựt ưu tiên như của một nhóm Mafia. Đó là nhóm kẻ cướp vậy.





Khi Côn đồ là Kẻ cướp hay Kẻ cướp là Côn đồ,

thì Kinh tế là bóc lột



Đây là sự cấu kết giữa CÔN ĐỒ Chính trị và KẺ CƯỚP Kinh tế, nghĩa là Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế được kết hợp khắng khít với nhau trong một Cơ Chế. Xin chú thích ở đây rằng chúng tôi không gọi là THỂ CHẾ, mà là gọi là CƠ CHẾ. Thực vậy, một Thể Chế phải có Ý thức hệ đi kèm như bảo đảm về Lý thuyết. Khi Ý thức hệ không còn nữa, như Ý thức hệ Cộng sản, thì Thể chế chỉ còn là một cái máy, một Cơ Chế chuyển vận không hồn. Ý thức hệ Cộng sản đã chết rồi ở Việt Nam, chỉ còn lại một CƠ CHẾ, một cái máy không hồn, vô nhân đạo, duy trì Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Đảng viên CSVN trở thành những Côn Đồ Chính trị, không còn nghĩ đến Lý tưởng của Ý thức hệ mà Mác-Lê vạch ra trước đây, trở thành những Kẻ Cướp Kinh tế, không còn nghĩ đến Dân nghèo phải bao cấp cho chút miếng ăn.



Như chúng tôi đã nói, năng về phương diện Lý thuyết, trong Chủ đề DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN, ở đây với Chủ đề DÂN CHỦ HOÁ KINH TẾ, chúng tôi muốn đưa ra một tỷ dụ đang là vấn đề THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ hiện hành tượng trưng cho sự cấu kết giữa CÔN ĐỒ độc tài Chính trị và KẺ CƯỚP Độc quyền Kinh tế. Đó là tỷ dụ Tổng Công ty VINASHIN thua lỗ tới USD.4 tỉ.



Xin đọc những Bản Tin do chính những Thông tấn và Báo Chí lớn quốc tế tăng tải.



Bình luận của Báo LE MONDE như sau:

Báo đảng ngày 21-6: Quả tang bưng bít thông tin



Le Monde là tờ báo lớn nhất, có số phát hành cao nhất nước Pháp, trong số ra ngày 20-7-2010 có bài viết nhan đề «Công ty quốc doanh lớn Vinashin của Việt Nam gặp những vấn đề nghiêm trọng, nợ lên đến hơn 3 tỷ Euros».



Bài báo viết: Tổng công ty đóng tầu biển Vinashin là nhóm cơ sở quốc doanh to lớn bậc nhất của nền công nghiệp Việt Nam hiện trong tình hình gay go.



Từ tình trạng quản lý quá lỏng lẻo quỹ công, dự án vạch ra không hợp lý, thanh tra các dự án bị buông trôi, nay Tổng công ty Vinashin phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ, lên đến 4 tỷ đôla, bằng 3,1 tỷ Euros.



Báo chí Việt Nam không e ngại chỉ trích sự kiện này và đòi phải có những biện pháp cải cách mạnh mẽ các cơ sở quốc doanh.



Cơ quan Công an đã được giao nhiệm vụ mở cuộc điều tra Vinashin. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Phạm Thanh Bình đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bãi miễn chức vụ ngày 13-7-2010. Thứ trưởng bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trương được cử tạm thay thế ông Bình.



Một Ban điều tra của Ban Chấp hành Ttrung ương đảng đã lên án các sai phạm nghiêm trọng của Vinashin là huy động những khoản vốn cực lớn một cách tùy tiện, lựa chọn không xác đáng các hướng đầu tư. Vinashin đang phải thực hiện một cuộc kiểm điểm nghiêm túc.



Trên báo Tiền Phong, ông Trần Quang Vũ, tổng giám đốc Vinashin, đã bày tỏ lời xin lỗi đảng, chính phủ, thủ tướng và nhân dân.



Một số người không loại bỏ mối liên quan giữa sự kiện trên với Đại hội đảng sẽ họp trong 6 tháng tới. Đó là dịp các vị trí quyền lực then chốt được quyết định. Các dịp như thế bao giờ các nhóm quyền lực cũng đấu tranh với nhau.



Thêm nữa, những bê bối của Vinashin không hề bất ngờ, như phát biểu của ông Nguyễn Quang A, đồng chủ tịch của một nhóm tư duy. Đã có nhiều cảnh báo từ trước trên báo chí về chủ trương chiến lược phát triển quá đáng của cơ sở quốc doanh này.



Báo chí đã nêu lên rằng trong năm 2009, Vinashin đã bị lỗ đến 18,8 triệu đôla và từ nhiều tháng nay đã mắc những khoản nợ khổng lồ.



Bài báo có riêng một đoạn để nói rõ tình trạng quản lý của Nhà nước quá lỏng lẻo nuông chiều các cơ sở quốc doanh lớn như Vinashin. Nhiều cơ quan Nhà nước phải cùng chịu trách nhiệm, do đã vung tay cung cấp quá nhiều tài nguyên quốc gia, cấp những khoản tiền quá lớn từ Ngân hàng Nhà nước cho Vinashin.



Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: «Nếu như chính phủ không hào phóng cấp cho Vinashin những khoản tiền quá lớn thì tổn thất sẽ không đến nỗi nặng nề đến vậy ». Bà nói thêm rằng: «Các cơ sở quốc doanh cần được đánh giá đúng khả năng quản lý kinh doanh của nó, xem kỹ nó có tôn trọng các quy luật của thị trường hay không, và sự đánh giá ấy phải được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách có quyền lực».



Bộ Giao thông - Vận tải báo tin sẽ cơ cấu lại nhóm kinh tế quốc doanh Vinashin, một số cơ sở của nó không có nhiệm vụ trực tiếp trong việc đóng tàu biển sẽ được tách ra khỏi Tổng công ty này, như các cơ sở vận tải đường biển, xây dựng cảng biển và xây dựng khu công nghiệp ven biển … sẽ được nhập vào các cơ sở kinh tế quốc doanh khác, như Tổng công ty PetroVietnam, Vinalines … ».

Bùi Tín (trích dịch)



Bản Tin của Thông tấn AFP như sau:



Hãng tin AFP hôm nay có bài nhìn lại vụ lao đao của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với các ý kiến của một số chuyên gia nói về lý do dẫn tới khoản lỗ khổng lồ của Vinashin.



Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình của tập đoàn này đang bị điều tra vì 'có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự' trong quá trình lãnh đạo Vinashin và để khoản lỗ của công ty lên tới hơn bốn tỷ đôla Mỹ.



AFP trích lời nhà Việt Nam học Carl Thayer từ Đại học New South Wales của Úc nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "là người ủng hộ chính cho việc xây dựng các đại công ty của Việt Nam theo mô hình chaebol của Hàn Quốc."



Ông Thayer cũng nói vụ scandal đáng ra đã có thể là mối đe dọa cho ông Dũng nhưng ông đã "tấn công phủ đầu" bằng cách ra lệnh tái cơ cấu Vinashin.



"Ông Dũng đã đặt mình vào thế đằng nào cũng thắng," ông Thayer được trích lời nói.



Nhưng cách tái cơ cấu Vinashin của ông Nguyễn Tấn Dũng mà theo đó nợ của Vinashin được san cho các tổng công ty khác, đã chịu nhiều chỉ trích. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với báo chí trong nước:



"Nhà nước đã chọn cứu Vinashin theo một cách dễ dãi nhất trong khi đẩy gánh nặng nợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp và suy cho cùng là người dân đóng thuế gánh.



"...Trách nhiệm để xảy ra thua lỗ, nợ nần ở Vinashin đáng ra phải được xử lý bằng pháp luật."



Bà Lan cũng nói các doanh nghiệp nhà nước sử dụng chừng 60-70% nguồn lực của Việt Nam và nếu không có sự tái cơ cấu thì nền kinh tế Việt Nam khó phát triển mạnh.



AFP cũng dẫn lời ông Jonathan Pincus, người phụ trách Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói các doanh nghiệp nhà nước lớn đã dễ dàng có vốn và đất đai mà không phải cạnh tranh và do vậy họ đã đầu tư quá mức.



Ông Pincus nói với AFP: "Nhiệm kỳ và lương bổng của các giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải gắn với kết quả làm ăn của công ty."



AFP cũng dẫn lời bà Phạm Chi Lan nói các giám đốc doanh nghiệp nhà nước do thủ tướng bổ nhiệm và bởi vậy họ bỏ ngoài tai những chỉ thị từ bất kỳ ai khác trong khi luật lệ hiện còn chưa rõ về vai trò quản lý của các bộ đối với các doanh nghiệp này.



'Ưu ái'-- Các chuyên gia kinh tế khác cũng đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là sự 'ưu ái' mà chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng dành cho Vinashin.



Kinh tế gia Lê Dăng Doanh được trích lời nói:



"Tôi xin đơn cử một vài ví dụ điển hình về sự ưu ái này mà công luận đều biết.



"Phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế được 750 triệu đô la, chính phủ giao ngay cho Vinashin, một việc chưa có tiền lệ trên thế giới là chính phủ đi vay trên thị trường quốc tế để trao lại cho một doanh nghiệp kinh doanh.



"Ông Phạm Thanh Bình đến các địa phương được cấp đất với diện tích rất lớn, ở vị trí rất thuận lợi, dù chưa hề có dự án kinh tế - kỹ thuật, các tỉnh đề nghị cung cấp các phương án kinh doanh, dự án đầu tư thì ông Bình nhờ can thiệp để được cấp ngay.



"Vinashin triển khai đầu tư tràn lan tới hàng trăm dự án. Có tới hàng trăm công ty con từ trại nuôi lợn Vinashin đến cửa hàng ô tô Vinashin trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), hay resort ở gần Tam Đảo đều mang nhãn hiệu Vinashin.



"Mua tàu của Italia không qua giám định kỹ thuật, tàu về không thích hợp, càng làm ăn càng thua lỗ."





KẾT LUẬN của chúng tôi là, trên mặt LÝ THUYẾT cũng như theo QUAN SÁT THỰC TẾ, phải DỨT BỎ cái Cơ Chế CSVN hiện hành cấu kết giữa CÔN ĐỒ ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ và KẺ CƯỚP ĐỘC QUYỀN KINH TẾ để bắt đầu phát triển Kinh tế thực sự. Dứt bỏ Cơ Chế này và thực hiện DÂN CHỦ HOÁ KINH TẾ, thì việc phát triển Kinh tế mới BỀN VỮNG và LÂU DÀI cho Quê Hương.



Đây không phải là việc chống Lý thuyết Cộng sản vì Lý thuyết ấy đã chết nghẻo lâu rồi. Đây là việc đòi hỏi cho tương lai Phát triển Kinh tế Bền Vững và Lâu Dài cho Đất Nước Việt Nam.



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 05.08.2010


No comments: