I. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH 1950-1953
Theo đài BBC, chiến tranh Triều Tiên được cho là mở màn cho xung đột hai phe tự do và cộng sản tại châu Á mà xung đột tiếp đó tại Đông Dương làm bùng nổ cuộc chiến Việt Nam.
Dù tham chiến ngắn, Hoa Kỳ đã gửi tới chiến trường Đông Bắc Á gần 1,8 triệu quân, và trong đó hơn 36.900 người bị giết, con số không nhỏ hơn bao nhiêu so với thiệt hại sinh mạng của Mỹ tại Việt Nam (58 nghìn).
Nhưng đây cũng là cuộc chiến duy nhất Trung Quốc đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ, và con số Chí nguyện quân cộng sản Trung Hoa bị giết rất lớn.(1)
Cũng theo bài bình luận trên, một học giả khác, ông Lưu Minh ở Trung Quốc thì cho rằng nhìn lại quyết định của Mao Trạch Đông hồi đó, Trung Quốc không thể tránh khỏi việc dính líu vào cuộc chiến.
Thậm chí, ông giữ quan điểm rằng nhờ tham chiến mà Trung Quốc có một vị thế cao hơn trong quan hệ với các cường quốc.
Trong nghiên cứu mang tên 'Đánh giá lại Chiến tranh Triều Tiên sau 60 năm', ông Lưu cho rằng sau khi Stalin chấp nhận để Kim Nhật Thành nổ súng trước, Mao Trạch Đông đã thấy đó là một cơ hội để biến Bắc Triều Tiên là vùng trái độn, ngăn thế lực của Mỹ ở miền Nam với vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Ông Mao cũng tin rằng quân Mỹ, sau khi chiến thắng Nhật Bản ở Thái Bình Dương, là một mối đe dọa cho nước Trung Hoa cộng sản vừa thành lập.
Giáo sư Thời Ân Hoằng, nhà nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ tại Trung Quốc tin rằng chiến tranh Triều Tiên nằm trong chiến lược xây dựng phòng tuyến đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á.(1)
Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ (Nam Hàn chiếm được nhiều lãnh thổ hơn là mất).Sau hiệp định ngưng chiến 1953, những cuộc xung đột lẻ tẻ giữa hai xứ Triều Tiên vẫn tiếp diễn.
+Ngày 21/1/1968: Đặc công Triều Tiên đột kích dinh Tổng thống Hàn Quốc nhằm sát hại Tổng thống khi đó là Park Chung-Hee. Khi chỉ còn cách Nhà Xanh 800m, toàn bộ 32 đặc công bị giết hoặc bắt. Thông tin chi tiết về vụ xử lý đó đến nay vẫn còn là bí ẩn.
+Ngày 15/8/1974: Một điệp viên Triều Tiên nổ súng về phía Tổng thống Park khi ông đang phát biểu. Điệp viên bắn trượt và viên đạn nhắm đúng vào phu nhân Tổng thống và bà thiệt mạng.
+Ngày 9/10/1983: Các điệp viên của Triều Tiên cho nổ tung một địa điểm tại Myanmar ngay trước khi Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đến thăm. Hậu quả là bốn Bộ trưởng Hàn Quốc cùng 16 người khác mất mạng.
+Ngày 29/11/1987: Toàn bộ 115 người trên một chiếc máy bay của Hàn Quốc thiệt mạng khi một quả bom do điệp viên Triều Tiên cài đặt phát nổ.
+Tháng 9/1996: Một tàu ngầm của Triều Tiên đưa đặc công vào bờ biển của Hàn Quốc, châm ngòi cho một chiến dịch săn lùng quy mô lớn. Tuy nhiên, 24 người trong số họ phải bỏ mạng, trong đó 11 người tự sát.
+Ngày 15/6/1999: Quân đội hai nước đối đầu trên khu vực biển Hoàng Hải. Đây được coi là cuộc xung đột trực diện đầu tiên của hải quân hai nước kể từ khi chiến tranh kết thúc, với 20 người thủy thủ Triều Tiên thiệt mạng do một thuyền bị chìm.
+Ngày 29/6/2002: Một tàu Hàn Quốc chìm trên biển Hoàng Hải, khiến 6 thủy thủ thiệt mạng. Vụ này diễn ra trong thời gian Hàn Quốc đang là đồng chủ nhà World Cup. Ước tính 13 người của phía Triều Tiên cũng mất mạng.
+Ngày 10/11/2009: Hải quân hai nước đọ súng trên biển Hoàng Hải. Cuối cùng phía Triều Tiên phải rút lui do chiếc tàu bốc cháy. Thiệt hại về người sau đó không được công bố.
+Ngày 26/3/2010: Một vụ nổ xảy ra trên tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc, con tàu vỡ đôi và chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
+Ngày 20/5/2010: Kết quả cuộc điều tra đa quốc gia cho thấy tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên tấn công.
+Ngày 24/5/2010: Hàn Quốc đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên và cấm mọi tàu thuyền của Bình Nhưỡng hoạt động tại lãnh hải của Seoul.
+Ngày 29/10/2010: Quân đội hai miền đọ súng tại biên giới, châm ngòi căng thẳng ngay trước thềm hội nghị G-20 tại Thủ đô Seoul.
+Ngày 23/11/2010: Triều Tiên “dội pháo” về phía Hàn Quốc. Sau đó hai bên có cuộc đấu súng căng thẳng và Seoul cũng phải huy động máy bay chiến đấu F-16 đến vùng chiến sự. Thông báo mới nhất của phía Hàn Quốc cho thấy, ít nhất một binh sĩ thiệt mạng và ba người khác bị thương nặng.
+ Trong năm 2010, Nam Hàn cùng Mỹ nhiều lần tập trận trên Thái Bình Dương, trong tháng 12-2010, cả hai tập trận tại hải phận Nam Bắc Hàn.
Tình hình cực kỳ căng thẳng từ sau đó đến nay, với những cuộc tập trận hải quân lớn nhất xưa nay của liên quân Mỹ Hàn, rồi những cuộc thao dượt phối hợp hỏa lực hải pháo, pháo binh, không quân lớn nhất của quân đội Nam Hàn, và thực tập hành quân bộ với xe tăng, trực thăng vũ trang, trực thăng đổ quân có không lực và pháo binh, hải pháo yểm trợ.
Dư luận Nam Hàn buộc Seoul phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, trong khi cả thế giới lo âu vào lúc bán đảo Triều Tiên đang chập choạng bước trên bờ vực chiến tranh. Trước cuộc tập trận của Nam Hàn hôm thứ hai, Bắc Hàn đã kéo pháo và những dàn phi đạn ra khỏi hầm, sẵn sàng tác xạ, và đe dọa sẽ trả đũa gây thảm họa cho Nam Hàn nếu Seoul cứ tiến hành thao dượt quân sự.
III. TRUNG CỘNG VÀ BẮC HÀN HÒA HOÃN
Sau tháng 9-2010, tàu Trung Cộng đụng độ tàu Nhật, và tàu Nam Hàn bắt tàu đánh cá Trung Cộng, thái độ Trung Cộng tỏ ra hòa hoãn hơn. Trung Cộng mời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Trung Cộng và nối lại các cuộc thương thảo về quân sự mà Trung Cộng đã cắt đứt. Và Trung Cộng sau vụ tàu Nhật bắt tàu đánh cá Trung Cộng, Trung Cộng làm mình làm mẫy không bán đất hiếm cho Nhật, thì nay lại chào mời Nhật mua đất hiếm...
Trong thông điệp đầu năm 2011, Bắc Hàn cũng đổi giọng, kêu gọi đối thoại hòa bình.
Trong bài xã luận năm mới, Bình Nhưỡng viết chính sách nhất quán của Bắc Triều Tiên là "thiết lập một hệ thống hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên và giải trừ hạt nhân thông qua đối thoại và đàm phán".(2)
Và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã phát biểu nhân dịp đầu năm 2011 với cam kết theo đuổi các quan hệ ngoại giao quốc tế ôn hòa trong khi thúc đẩy việc chuyển đổi nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này.(3)
IV.Ý NGHĨA CỦA THÁI ĐỘ HÒA HOÃN
Những sự kiện này có ý nghĩa gì?
1. Bắc Hàn là tay sai Trung Cộng. Cả hai là một đồng, một cốt. Bắc Hàn múa may là cậy có Trung Cộng sau lưng. Sau khi Bắc Hàn bắn phá Nam Hàn, Mỹ kêu gọi Liên Hiệp quốc trừng phạt Bắc Hàn nhưng Trung Cộng che chở mà phủ quyết. Và trong mối bang giao quốc tế, Bắc Hàn tỏ ra lưu manh xảo quyệt. Suốt thời gian gần 10 năm nay hội nghị 6 nước để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn khi vui khi giận, chỉ để câu giờ và hạch sách như Việt cộng tại hội nghị Paris 1972.Trong thời gian đó Bắc Hàn lâu lâu lại đem thí nghiệm nổ bom nguyên tử, công khai nhìn nhận thử bom. Lúc thì Bắc Hàn cấm cửa LHQ, lúc thì mời LHQ vào thanh tra. Tại sao Mỹ nổi nóng với Iran, Iraq mà lại lép vế trước tiểu yêu Bắc Hàn?
Thế giới nay đầy vũ khí hạt nhân, thêm vào một Bắc Hàn thì có gì quan trọng mà Mỹ phải ầm ĩ? Tại sao phải viện trợ tiền bạc, lương thực cho quỷ đói Bắc Hàn? Mỹ tính nước cờ gì đây?Tại sao Mỹ phải dung dưỡng Bắc Hàn? Cổ nhân nói: "Đánh chó phải ngó nhà chúa". Phải chăng Mỹ không muốn hay chưa muốn đụng độ với Trung Cộng? Lời tuyên bố hòa hoãn của Bắc Hàn là gian trá như bao lần trước. Mỹ lẽ nào không biết? Thế giới sao lại chiều chuộng đứa trẻ hư hỏng Bắc Hàn?
Người ta kể chuyện rằng ngày xưa có một ông quan văn ngồi võng qua làng, bị một đứa bé ngồi trên cây đái xuống. Ông không la mắng mà lại vui vẻ thưởng cho thằng bé một quan tiền. Trên đường này có nhiều quan lớn qua lại. Thằng bé từ hôm được ông quan văn thưởng tiền thì thích thú lắm. Thói đời " Thấy mùi, quen mui, đánh mãi." Một hôm, có ông quan võ tính nóng như lửa, hể tức giận là chém người. Nó leo lên cây và cũng đái xuống đầu ông quan võ. Quan tức giận, sai lính lôi xuống chém đầu! Người ta bảo ông quan văn thâm!
Tại sao Bắc Hàn hòa hoãn? Xưa nay Bắc Hàn vẫn chơi trò gạt gẫm này. Lúc thì kêu gọi các bên hội họp, tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân để lấy tiền. Lấy được tiền, được gạo thì trở mặt. Chính sách này đã dùng đi dùng lại 10 năm nay rồi.
Cũng có thể vì chuyến đi của Hồ Cẩm Đào sang Mỹ tháng 1-2011, Bắc Hàn phải đồng ca với Trung Cộng bản nhạc hòa bình. Sau khi Hồ Cẩm Đào về nước, Bắc Hàn lại sẽ phóng hỏa tiển để thị uy với dân chúng và cổ võ cho cậu đại tướng Kim Jong Un sắp lên làm vua.
Tại hội nghị APEC tại Nhật, Tổng Thống Obama nói: “Nhìn về phát triển, không nước nào nên cho rằng con đường tới thịnh vượng của họ chỉ dựa vào việc xuất khẩu hàng sang Mỹ”.
Ông nói thêm rằng cạnh tranh lành mạnh không cần phải gây ra rạn nứt giữa các quốc gia.
Sau ông Obama, chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tái khẳng định cam kết sẽ cải cách tiền tệ dần dần và cân bằng mậu dịch. (4)
Theo báo Dân Tộc Việt Nam, giá trị đồng nhân dân tệ đột ngột tăng cao sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc bị đe dọa. Trên đây là nhận định của giới phân tích trong bối cảnh, nói như báo chí, là đang có « chiến tranh tỷ giá » giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong một chừng mực nào đó, chính thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận như vậy khi ông công du châu Âu trong tuần qua.(5)
Tờ Thời báo kinh tế Trung Quốc” ngày 27/7 dẫn nguồn tin từ Tân hoa Xã, cho biết " Trong 5 năm qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu có mật độ lao động tập trung cao phải dựa vào việc không ngừng tăng giá để bù đắp cho khoản tăng giá thành do việc tăng giá trị của đồng NDT gây ra, dẫn đến có doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Nhìn lại quãng thời gian từ tháng 10/2007 đến tháng 7/2008, đồng NDT tăng giá với tốc độ nhanh, chỉ trong 9 tháng giá trị của đồng NDT tăng lên xấp xỉ 11%, gây tổn thất lớn cho xuất khẩu của Trung Quốc, trong thời gian này có hàng vạn doanh nghiệp ngoại thương ở khu vực tam giác sông Châu, sông Trường bị đóng cửa. (6)
Tờ Việt BÁo loan tin: Ngày 30/5, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố đồng nhân dân tệ đã tăng giá lên mức kỷ lục 7,64 NDT đổi 1 USD, các chuyên gia Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Trung Quốc cảnh báo việc tăng giá đồng nhân dân tệ quá nhanh có thể khiến hàng triệu công nhân Trung Quốc lâm vào tình cảnh thất nghiệp trong thời gian tới.
Theo một công trình nghiên cứu của Bộ trên, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá 5-10 % sẽ khiến 3,5 triệu công nhân thất nghiệp và khoảng 10 triệu nông dân bị ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, sự tăng giá này còn gây thiệt hại nặng cho các ngành như dệt may, giày dép, đồ chơi và ô tô xe máy là những ngành sử dụng nhiều nhân công và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu.
Hơn nữa, việc tăng giá đồng nhân dân tệ còn khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề trên giảm từ 3-5 %, trong khi mức lãi hiện nay vốn đã rất thấp. Những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp loại này như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông và Phúc Kiến, cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại.(7)
Tháng tư năm 2010, theo Tân Hoa Xã, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thêm 3%, lợi nhuận của nhóm các công ty xuất khẩu có thể giảm từ 30% đến 50%. Còn sắp tới nếu giảm xuất khẩu 5% hay 10% thì lợi nhuận giảm bao nhiêu? 30% hay 50%? Và số người thất nghiệp sẽ tăng bao nhiêu? 30% hay 50 %.(8)
Trung Quốc không có lựa chọn. Tăng tỷ giá đồng nguyên thì chết mà không tăng cũng chết. Không giảm xuất khẩu thì chết mà giảm xuất khẩu cũng chết. Chỉ có con đường liều là đánh một trận, được ăn cả, ngã về không theo tinh thần liều mạng của Marx, Mao. Nhiều bình luận gia không tin vào cuộc hội họp Obama và Hồ Cẩm Đào sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Người ta chờ đợi Thái Bình Dương nổi sóng trong năm 2011. Còn về phía Mỹ, nếu đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế và trở về chính sách bảo vệ kinh tế, dù kinh tế không hưng thịnh thì cũng không đến nỗi chết như Trung Cộng. Nói rõ ra, Mỹ không cần đánh chiếm Trung Cộng, chỉ vài đòn kinh tế là đủ. Còn Trung Cộng thì khác, mang hai tâm trạng. Một tâm trạng bá quyền truyền thống, một tâm trạng khố rách áo ôm muốn cướp đoạt.
Cổ nhân nói:
"Thứ nhất thì sợ anh hùng,
Thứ nhì thì sợ cố cùng liều thân".
Kẻ cố cùng thường thích đánh nhau như Chí Phèo. Còn người sang không dám đánh nhau vì sợ đau mình mẩy, sợ rách áo và sợ mất thể diện!
V. BẮC HÀN , CON TỐT, CON XE?
Trên bàn cờ, việc thí xe, thí pháo là việc bình thường. Con cờ là gỗ, là ngà, là nhựa nên không đau đớn. Trung Cộng cũng đã giết các đồng chí và tay sai, và nay thì hy sinh Bắc Hàn.
Tin động trời do Wikileak tiết lộ nói rằng một viên chức cao cấp của Trung Quốc đã nói với Nam Hàn rằng họ chán người anh em miền Bắc của Seoul quá, vì những hành động của Bình Nhưỡng chẳng khác nào con trẻ. Trong chỗ không chính thức, Bắc Kinh còn nói hy vọng hai xứ Triều Tiên sẽ thống nhất dưới bàn tay chăm sóc của Seoul và lá cờ Cộng Hòa Hàn Quốc.(9)
Trong bài bình luận đăng ngày 30 tháng 11 trên tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, giáo sư Lý Hy Quang của Đại học Thanh Hoa cho rằng bất kể Bắc Triều Tiên do ai cai trị và theo thể chế nào thì nước này vẫn là lợi ích cốt lõi thượng hạng của Trung Quốc, chứ không phải chỉ là một nước “láng giềng hữu nghị” thông thường. Nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nổi tiếng của Trung Quốc này nói thêm rằng hòa bình của bán đảo Triều Tiên không phải chỉ là vấn đề giữa hai miền Triều Tiên mà là một vấn đề có liên hệ mật thiết với an ninh của Trung Quốc.(10)
Phải chăng Trung Cộng hy sinh Bắc Hàn vì “lợi ích cốt lõi hàng đầu” của Trung Quốc? Trung Cộng đơn phương đem Chiêu Quân cống Hồ hay cả hai bên Trung Mỹ có đàm phán tương nhượng? Phải chăng bán đảo Cao Ly thuộc Mỹ còn Đài Loan "hòa hợp hòa giải" với Trung Cộng? Và Việt Miên Lào đi về đâu? Hai đại ca chơi chung cô Thúy Kiều Đông Dương hay nàng Kiều sẽ thuộc về tay ai làm chủ? Nàng Kiều sẽ về dinh Chệt ở Tô Châu hay về building Mẽo ở Texas?
Đông Dương như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
VI.BINH BẤT YẾM TRÁ?
Cũng có thể Trung Cộng và Bắc Hàn giả bộ hòa hoãn để họ bất thình lình tấn công. các quốc gia lân cận. Ai có thể tin Trung Cộng, Bắc Triều Tiên nhưng Nhật Bản thì rành Trung Cộng sáu câu.
Sau đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.
Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.
Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.
Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.
Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.
Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».(11)
Trước đây, tàu Nhật bản chận bắt tàu đánh cá Trung Quốc, tàu Trung Quốc 63 tấn đâm vào tàu Nhật Bản trên ngàn tấn. Nếu Trung Cộng đem tàu lớn trên bốn năm ngàn tấn,đậu tàu mãi mãi ở Điếu Ngư thì hai việc sẽ xảy ra. Nếu Nhật im lặng, Trung Cộng sẽ tiến chiếm Điếu Ngư. Nếu Nhật Bản chống cự, thế chiến sẽ xảy ra.
VII.KẾT LUẬN
(1).http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100622_korea_war_60_years.shtml
(2). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110102_nkorea_dialogue.shtml
(3). http://www.voanews.com/vietnamese/news/new-year-01-01-11-112744159.html
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101113_obama_asianexports.shtml
(5). http://dantocvietnam.com/?p=37652
(6).http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/52/tin-tuc/27767/dong-nhan-dan-te-qua-5-nam-cai-cach-ty-gia.aspx
(7). http://vietbao.vn/Kinh-te/Trung-Quoc-Dong-NDT-tang-gia-gay-thiet-hai-lon-cho-nhieu-nganh-kinh-te/65093753/87/
(8). http://cafef.vn/2010040508012419CA0/loi-nhuan-cong-ty-xuat-khau-trung-quoc-giam-toi-50-neu-dong-nhan-dan-te-tang-3.chn
(9). http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Series-of-events-worth-noticed-in-2010-north-korea-belligerence-vlong-01012011145252.html
(10). http://www.voanews.com/vietnamese/news/north-korea-china-12-03-2010-111270804.html
(11). www.viet.rfi.fr/chau-a/20101231-bao-chi-nhat-ban-trung-quoc-da-chuan-bi-
(12). http://tintuc.timnhanh.com/the-gioi/20101221/35AB0AFA/Tau-Ngu-chinh-Trung-Quoc-se-thuong-tru-tai-dao-Dieu-Ngu.htm
No comments:
Post a Comment