Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 (?) - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh.Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên.Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972).
Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California, Mỹ)...
Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California, Mỹ)...
Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình Nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 1933[3] . Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng.
Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.Năm 1934, BìnhNguyên Lộc về quê lập gia đình với cô Dương Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thư ký hành chính nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau ông mới được tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương).
Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên kế toán ở kho bạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Ông bắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ...
Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.[4] Năm 1944, Bình Nguyên Lộc bị bệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cư về quê, nhưng cuối năm 1946 ông hồi cư trở lại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một.
Trong thời gian này, Bình Nguyên Lộc có tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa[4]. Vào những năm 1944-1947, do bệnh cũ tái phát gây khủng hoảng tinh thần nên Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào. [sửa] Từ năm 1949: chuyển nhà xuống Sài Gòn Năm 1949, ông xuống ở Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất bản cùng năm. Từ năm 1952, Bình Nguyên Lộc làm thư ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Năm 1952, ông chủ trương tờ Vui sống, tuần báo văn nghệ có khuynh hướng y học với mong muốn áp dụng kiến thức y học phổ thông vào đời sống thực tế.
Báo quy tụ nhiều cây bút sáng giá đương thời như Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Thanh Nghị Hoàng Trọng Quị, Lê Trương Ngô Đình Hộ, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí, Sơn Nam... Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ Bến Nghé, tuần báo có tinh thần văn nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phương với mục đích làm sống dậy sinh khí của đất Gia Định xưa[4]. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành lập Nhà xuất bản Bến Nghé, chuyên xuất bản các tác phẩm văn chương mang hương sắc Đồng Nai, Bến Nghé. Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật báo tại Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này. Hàng năm đều có đôi ba tác phẩm của ông ra mắt công chúng.
Trong thời gian này, ông đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc 1959-1960 thể loại tiểu thuyết với cuốn Đò dọc. Cùng được giải nhất đồng hạng là nhà văn Vũ Khắc Khoan với cuốn Thần tháp rùa[5]. Giai đoạn 1970-1975, ông làm hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục Việt Nam.[3] Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Mỹ chữa bệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì bệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi. Ông được an táng ngày 14 tháng 3 năm 1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn. Vợ ông, bà Dương Thị Thiệt, qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1988 cùng nơi với ông.
Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.Năm 1934, BìnhNguyên Lộc về quê lập gia đình với cô Dương Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thư ký hành chính nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau ông mới được tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương).
Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên kế toán ở kho bạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Ông bắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ...
Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.[4] Năm 1944, Bình Nguyên Lộc bị bệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cư về quê, nhưng cuối năm 1946 ông hồi cư trở lại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một.
Trong thời gian này, Bình Nguyên Lộc có tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa[4]. Vào những năm 1944-1947, do bệnh cũ tái phát gây khủng hoảng tinh thần nên Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào. [sửa] Từ năm 1949: chuyển nhà xuống Sài Gòn Năm 1949, ông xuống ở Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất bản cùng năm. Từ năm 1952, Bình Nguyên Lộc làm thư ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Năm 1952, ông chủ trương tờ Vui sống, tuần báo văn nghệ có khuynh hướng y học với mong muốn áp dụng kiến thức y học phổ thông vào đời sống thực tế.
Báo quy tụ nhiều cây bút sáng giá đương thời như Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Thanh Nghị Hoàng Trọng Quị, Lê Trương Ngô Đình Hộ, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí, Sơn Nam... Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ Bến Nghé, tuần báo có tinh thần văn nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phương với mục đích làm sống dậy sinh khí của đất Gia Định xưa[4]. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành lập Nhà xuất bản Bến Nghé, chuyên xuất bản các tác phẩm văn chương mang hương sắc Đồng Nai, Bến Nghé. Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật báo tại Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này. Hàng năm đều có đôi ba tác phẩm của ông ra mắt công chúng.
Trong thời gian này, ông đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc 1959-1960 thể loại tiểu thuyết với cuốn Đò dọc. Cùng được giải nhất đồng hạng là nhà văn Vũ Khắc Khoan với cuốn Thần tháp rùa[5]. Giai đoạn 1970-1975, ông làm hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục Việt Nam.[3] Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Mỹ chữa bệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì bệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi. Ông được an táng ngày 14 tháng 3 năm 1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn. Vợ ông, bà Dương Thị Thiệt, qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1988 cùng nơi với ông.
Vợ Bình Nguyên Lộc là bà Dương Thị Thiệt (1911-1988). Họ có với nhau năm người con, bao gồm: Tô Dương Hiệp (1935-1973), Tô Hòa Dương (1937), Tô Loan Anh (1939), Tô Mỹ Hạnh (1940) và Tô Vĩnh Phúc (1947). Bình Nguyên Lộc mắc bệnh thần kinh năm 1944, năm sau thì khỏi. Nhưng từ năm 1950 đến năm 1964, ông trở nên cực kỳ khó tính, thường xuyên gây căng thẳng trong gia đình. Không rõ đây có phải là một dạng thái bệnh tâm thần loại nhẹ biến chứng từ bệnh thần kinh năm 1944 không. Tuy nhiên, Bình Nguyên Lộc cứ đinh ninh bản thân ông không thể mắc bệnh tâm thần, chỉ có vợ, con, cháu và bạn bè ông mới có thể mắc bệnh này (thực ra, ông quả có hai người cháu và vài bạn làng văn mắc bệnh tâm thần). Do đó ông ưa hỏi thăm về bệnh tâm thần để cứu chữa cho... người thân và bạn bè.
Cũng vì quan tâm tới bệnh tâm thần mà ông nghĩ là của người khác, Bình Nguyên Lộc đã cùng người trưởng nam là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, soạn thảo một công trình biên khảo lấy tựa là Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ. Có thể một số bài trong tập biên khảo đã được đăng tải trên đặc san của Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa cùng với nhiều tranh vẽ và văn thơ của các văn nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần điều trị tại bệnh viện nói trên (như Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý). Tác phẩm Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ chưa xuất bản thì bác sĩ Tô Dương Hiệp từ trần và bản thảo bị thất lạc. Khi còn ở Việt Nam, Bình Nguyên Lộc thường giao du thân mật với Nguyễn Ang Ca, An Khê, Hà Liên Tử.[3]
Cũng vì quan tâm tới bệnh tâm thần mà ông nghĩ là của người khác, Bình Nguyên Lộc đã cùng người trưởng nam là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, soạn thảo một công trình biên khảo lấy tựa là Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ. Có thể một số bài trong tập biên khảo đã được đăng tải trên đặc san của Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa cùng với nhiều tranh vẽ và văn thơ của các văn nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần điều trị tại bệnh viện nói trên (như Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý). Tác phẩm Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ chưa xuất bản thì bác sĩ Tô Dương Hiệp từ trần và bản thảo bị thất lạc. Khi còn ở Việt Nam, Bình Nguyên Lộc thường giao du thân mật với Nguyễn Ang Ca, An Khê, Hà Liên Tử.[3]
Trong tập hồi ký viết dở trước khi qua đời Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc kể lại rằng ông bước vào nghề viết một cách rất tình cờ. Vào khoảng đầu những năm 1930, một bà phú thương Việt Nam tên Tô Thị Thân thay mặt người chồng Hoa kiều, tục danh là chú Xồi, đứng tên làm chủ 20 tiệm cầm đồ tại Sài Gòn. Vì bị báo chí Sài Gòn khi đó chỉ trích là gian thương, là phường cho vay cắt cổ... bà muốn ra một tờ báo để tự bênh vực, nên bà tìm người phụ trách tờ báo đó. Bà Thân giao việc này cho người thư ký kế toán của bà là ông Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của Bình Nguyên Lộc. Ông Giỏi nhờ Bình Nguyên Lộc tìm người làm báo.
Chính do việc tìm kiếm người làm báo đó mà ông bắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và khiến ông tập viết văn, viết báo. Trong bài Hăm bảy năm làm báo cũng trích từ tập hồi ký Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc cho biết ông viết văn, viết báo từ năm 1942 nhưng đến năm 1946 mới làm báo. Bản thảo bài Hăm bảy năm làm báo đã thất lạc, chỉ còn lại trang đầu, nhưng có thể đoán hiểu ý ông muốn nói đến năm 1946 ông mới bắt tay vào những công việc có tính cách kỹ thuật để cho một tờ báo hình thành được như chọn lựa, sắp xếp, trình bày bài vở...
Một cây bút không ngừng nghỉ Từ năm 1942, ông cộng tác với báo Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Trong ban biên tập còn có Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Ðỗ... Thời kỳ này, Bình Nguyên Lộc đã đề nghị ban biên tập đăng bài thơ Mã Chiếm Sơn của một độc giả gửi. Ðộc giả đó là Tố Hữu. Ít lâu sau, ông Tố Hữu cũng vào ban biên tập báo Thanh niên. Sau 1954, Tố Hữu xuất bản tập thơ Từ ấy trong đó có cả bài Mã Chiếm Sơn. Từ năm 1949, Bình Nguyên Lộc định cư hẳn ở Sài Gòn, không làm công chức nữa và sinh sống bằng nghề viết báo, làm báo. Ông cộng tác với các báo Lẽ sống (với bút danh Phong Ngạn, Phóng Ngang, Phóng Dọc...), Ðời mới, Tin mới...
Năm 1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn hóa ngày nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhật báo Tin sớm. Từ năm 1965-1975 ông chuyên viết dài kỳ cho các nhật báo. Ngay từ những năm 1951, 1952, Bình Nguyên Lộc đã bắt đầu viết dài kỳ cho các báo, với nội dung phần lớn là các truyện thuộc loại chuyện phiêu lưu, dã sử... được ông ký dưới các bút hiệu khác như Phong Ngạn, Trình Nguyên... Ðến năm 1956, Bình Nguyên Lộc mới bắt đầu viết dài kỳ có cốt truyện tình cảm và dùng luôn bút danh Bình Nguyên Lộc.
Những năm 1960-1975 là thời kỳ ông viết truyện dài kỳ nhiều nhất. Có giai đoạn thậm chí ông viết 11 truyện dài kỳ mỗi ngày. Từ năm 1975-1985 ông không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bệnh kiệt sức và huyết áp cao. Sau khi sang Mỹ định cư từ tháng 10 năm 1985, bệnh đỡ nhiều, ông tiếp tục viết lách trở lại và đăng báo nhiều bài thuộc các thể loại truyện ngắn, hồi ký, tiểu thuyết, tìm biết, về nguồn, ngôn ngữ học, dân tộc học... Một số tiểu thuyết của ông đang được viết và đăng báo dở dang thì ông qua đời. Những bản thảo chưa đăng báo còn được gia đình ông lưu giữ nhưng phần lớn đã thất lạc.
Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của Việt Nam, ông thuộc vào ba nhà văn đã sáng tác nhiều nhất của cả nước (Nguyễn Ngu Ý, trong Sống và viết với... Bình Nguyên Lộc, gọi ông là một trong tam kiệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trương). Theo những dữ liệu đã thu thập được, Bình Nguyên Lộc có khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và bốn quyển sách nghiên cứu, trong đó quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam chỉ được in phần đầu, phần còn lại độ 800 trang viết tay coi như bị thất lạc.Chính do việc tìm kiếm người làm báo đó mà ông bắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và khiến ông tập viết văn, viết báo. Trong bài Hăm bảy năm làm báo cũng trích từ tập hồi ký Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên Lộc cho biết ông viết văn, viết báo từ năm 1942 nhưng đến năm 1946 mới làm báo. Bản thảo bài Hăm bảy năm làm báo đã thất lạc, chỉ còn lại trang đầu, nhưng có thể đoán hiểu ý ông muốn nói đến năm 1946 ông mới bắt tay vào những công việc có tính cách kỹ thuật để cho một tờ báo hình thành được như chọn lựa, sắp xếp, trình bày bài vở...
Một cây bút không ngừng nghỉ Từ năm 1942, ông cộng tác với báo Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Trong ban biên tập còn có Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Ðỗ... Thời kỳ này, Bình Nguyên Lộc đã đề nghị ban biên tập đăng bài thơ Mã Chiếm Sơn của một độc giả gửi. Ðộc giả đó là Tố Hữu. Ít lâu sau, ông Tố Hữu cũng vào ban biên tập báo Thanh niên. Sau 1954, Tố Hữu xuất bản tập thơ Từ ấy trong đó có cả bài Mã Chiếm Sơn. Từ năm 1949, Bình Nguyên Lộc định cư hẳn ở Sài Gòn, không làm công chức nữa và sinh sống bằng nghề viết báo, làm báo. Ông cộng tác với các báo Lẽ sống (với bút danh Phong Ngạn, Phóng Ngang, Phóng Dọc...), Ðời mới, Tin mới...
Năm 1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn hóa ngày nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm tuần báo Vui sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ trách trang văn nghệ của báo Tiếng chuông, rồi năm 1964-1965 làm chủ biên nhật báo Tin sớm. Từ năm 1965-1975 ông chuyên viết dài kỳ cho các nhật báo. Ngay từ những năm 1951, 1952, Bình Nguyên Lộc đã bắt đầu viết dài kỳ cho các báo, với nội dung phần lớn là các truyện thuộc loại chuyện phiêu lưu, dã sử... được ông ký dưới các bút hiệu khác như Phong Ngạn, Trình Nguyên... Ðến năm 1956, Bình Nguyên Lộc mới bắt đầu viết dài kỳ có cốt truyện tình cảm và dùng luôn bút danh Bình Nguyên Lộc.
Những năm 1960-1975 là thời kỳ ông viết truyện dài kỳ nhiều nhất. Có giai đoạn thậm chí ông viết 11 truyện dài kỳ mỗi ngày. Từ năm 1975-1985 ông không tham gia các sinh hoạt xã hội và văn nghệ với lý do bị bệnh kiệt sức và huyết áp cao. Sau khi sang Mỹ định cư từ tháng 10 năm 1985, bệnh đỡ nhiều, ông tiếp tục viết lách trở lại và đăng báo nhiều bài thuộc các thể loại truyện ngắn, hồi ký, tiểu thuyết, tìm biết, về nguồn, ngôn ngữ học, dân tộc học... Một số tiểu thuyết của ông đang được viết và đăng báo dở dang thì ông qua đời. Những bản thảo chưa đăng báo còn được gia đình ông lưu giữ nhưng phần lớn đã thất lạc.
Hành trình sáng tác và trước tác của Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại.
Cổ văn. Bình Nguyên Lộc chú giải các tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam bao gồm Văn tế chiêu hồn (Nguyễn Du), Tiếc thay duyên Tấn phận Tần (Nguyễn Du), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận). Các công trình này lần lượt được công bố trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn. Dân tộc học. Nổi bật là tác phẩm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971). Đây là một công trình dài hơi trong sự nghiệp nghiên cứu của ông. Với tác phẩm này, tác giả đã góp phần vén lên tấm màn dày đã từ lâu phủ kín nguồn gốc mù mờ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng gây nên một dư luận đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam học. Ngôn ngữ học.
Tiêu biểu là tác phẩm Lột trần Việt ngữ (1972), là một cái nhìn mới về ngữ nghĩa tiếng Việt. Bình Nguyên Lộc đứng trên quan điểm dân tộc học để tìm hiểu nguồn gốc và ngữ nguyên của tiếng Việt từ thời cổ đến thời hiện đại. Sáng tác. Đây là phần đồ sộ nhất trong hành trình sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Ông từng viết tiểu thuyết bằng thơ trường thiên như Thơ Ba Mén, Việt sử trường ca, Luận thuyết y học, Thơ thổ ngơi Đồng Nai, Ca dao... Ông còn có công sưu tầm được hàng chục nghìn câu ca dao và có chú thích về từng đặc trưng của nó. Ngoài ra, ông viết hàng nghìn truyện ngắn và truyện dài kỳ với nhiều đề tài khác nhau.[4]
Phong cách Cảm hứng chủ đạo: hướng về cội nguồn Sinh ra trong một gia đình đã có mười đời sống ở Tân Uyên, nhưng trong ý thức, Bình Nguyên Lộc luôn hướng về nguồn cội. Ông muốn tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu như Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1971) cũng như những tập bút ký đầu tay như Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942, một vài đoạn đã in báo năm 1943, bản thảo mất khi Pháp chiếm Tân Uyên năm 1945), Phù sa (viết năm 1942, in một phần sáu trên báo Thanh niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung lần tìm lại từ thuở mang gươm đi mở cõi / nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ).
Một cách khái quát, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chương của Bình Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - bốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình Nguyên Lộc[2]. Ngay trong phạm vi một tác phẩm như tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng lần lượt hiện ra thông qua đề tài, tư tưởng, chủ đề và thế giới hình tượng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), Lầu ba phòng bảy, Đôi bạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), Rừng mắm, Rung cây dừa (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)... [sửa] Tiểu thuyết Sáng tác trong thời kỳ có sự gắn bó mật thiết giữa văn chương và báo chí, tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc hầu hết là tiểu thuyết dài kỳ in báo. Lối viết của Bình Nguyên Lộc gần giống với tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, từ kết cấu, tâm lý nhân vật đến giọng điệu trần thuật, miêu tả và nhân vật.
Đò dọc (1959), Hoa hậu Bồ Đào (1963), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (1963)... là những tiểu thuyết tâm lý thành công của ông. Với Đò dọc, ông đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Việt Nam Cộng hòa) (1959-60) thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông Nam Bộ. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nửa quê nửa tỉnh. Điều người đọc nhận ra qua bút pháp phân tích tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phận người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phận người dân từ Bắc vào Nam sau năm 1954, phải đối mặt với không ít những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng.
Truyện ngắn đặc sắc Đặc sắc văn xuôi Bình Nguyên Lộc là ở truyện ngắn và tuỳ bút, cả những tác phẩm đã in thành sách và những tác phẩm chỉ mới in trên các báo. Con số có thể lên đến vài nghìn, nhưng trong đó chỉ có khoảng hơn năm mươi tác phẩm thật hay, nằm rải rác trong các tập như Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa lìa (1969)... Trong Nhốt gió, hình ảnh một thằng bé con có khát vọng "nhốt gió" lại, để gió đừng bay đi và cuối cùng đành phải thoả hiệp đùa chơi với gió là một hình tượng rất lạ, rất mới, hiện đại và đầy ẩn ý. Ký thác, được nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần gần đây nhất năm 2001, gồm 16 truyện, tiêu biểu cho nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc.
Các truyện ngắn miêu tả lại cuộc chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất sống của những con người mới ở vùng đất mới (Rừng mắm); hay phân biệt con người với bản năng động vật, kể lại cuộc tranh giành sự sống giữa người và vật, trong vật vã đói khát giữa một bãi tha ma, cuối cùng con người cũng chiến thắng vế vật chất, nhưng lại trĩu nặng những di chứng tinh thần: "Hồ ly rùng mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người". (Ba con cáo). Cuống rún chưa lìa là sự tiếp tục Ký thác, lần tái bản gần đây nhất tại California năm 1987, trước khi tác giả mất ít lâu, được gộp chung cả tập Tình đất vào thành 12 truyện và bài thơ Dâng má thương, thể hiện tấm lòng của ông hướng về thổ ngơi, về đất nước như cuống rún chưa lìa lòng mẹ. Cuống rún chưa lìa hướng về cõi âm, là lương tâm của người Việt hướng về hương hồn của những tộc người xa xưa đã phải "điêu tàn".
Những truyện hay trong tập như Bà Mọi hú, Câu dầm, Bám níu, Phân nửa con người, Mấy vụ quật mồ bí mật... từ không khí liêu trai, thoát thai từ đất, đá, nước, cây thành sự sống con người. Một bà Mọi xuất thân từ miền sơn cước, quyết giữ đất, chống lại những người di dân. Một ông già câu cá đã từng xuống cõi âm trở về, không dám câu cá ở sông nữa, mà chỉ câu trộm cá ở ruộng trong mưa dầm gió bấc. Qua trang văn, đất như cỗi rẽ để con người bám vào, còn nước nuôi người sinh sản, lớn khôn. Với Những bước chân lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, ông truy tìm nguồn gốc, dĩ vãng của Sài Gòn, một thành phố mới, còn ít tuổi, chưa kịp có dĩ vãng rêu phong. "Sài Gòn không có được một quá khứ lịch sử vang dội như Thăng Long, đài các như Huế, cho nên Bình Nguyên Lộc đã tạo cho Sài Gòn một đời sống trực tiếp, dân dã, dính liền với cõi âm, một cách nối dài lịch sử Sài Gòn với quá khứ bình dân của những người chết không tên tuổi" (T. Khuê, Tự điển văn học, bộ mới, Nhà xuất bản Thế Giới, 2005, trang 133), khi tình cờ lang thang trên đường phố, tác giả phát hiện ra Sài Gòn được "xây dựng trên một bãi tha ma minh mông", cảm thấy được cái "thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ", thể hiện được cái tài phóng túng tài hoa, phong trần nghệ sĩ nơi Bình Nguyên Lộc.
Phong cách nghệ thuật: giao lưu Bắc-Nam Khác với các tác giả sinh ra ở miền Bắc, nhưng toàn bộ hành trạng cuộc đời và văn nghiệp đều gắn liền với phương Nam như Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê, nhưng đồng thời cũng khác với các nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng hoàn toàn viết theo lối Bắc như Đông Hồ và cũng không giữ nguyên đậm đặc chất liệu Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, văn chương Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lưu văn hoá, đứng ở miền giao thoa văn hoá Bắc - Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chương.
Khi sử dụng một từ ngữ có tính chất đặc thù của phương ngữ miền Nam, ông thường tìm cách giải thích, truy nguyên nguồn gốc của nó ở ngoài Bắc thế nào, có khi còn phê bình là nơi nào dùng chính xác, hợp lý hơn, không chỉ trong văn phong khoa học, trong giọng điệu trần thuật hay miêu tả, mà còn thông qua ngôn ngữ nhân vật: "Con chàng hiu má à! Người Bắc thì kêu nó là con chẫu chuộc nghe ít ghê hơn tên của ta.
Tiếng chàng hiu gợi hình dáng một con người mà là người ma, ghê quá." (Đò dọc). Bình Nguyên Lộc được ca ngợi là nhà ảo thuật về ngôn từ, khi ông luôn có lối so sánh với những hình dung từ chính xác, đắc địa, hiện đại và tài hoa: "Là con trai tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to" (Ăn cơm chưa); hoặc "Vịnh Thái Lan, phần thuộc hải phận Việt Nam, chi chít những đảo là đảo, như có đứa trẻ tinh nghịch nào hốt đá cuội mà vứt rải trên một cái ao con" (Rung cây dừa). Sức nặng trang văn của ông không chỉ ở vốn tri thức về văn hóa, mà còn ở sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mượt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông.Bút danh Bình Nguyên Lộc lấy nhiều bút danh trong quá trình sáng tác.
Dưới đây là một số bút danh chủ yếu. Bình Nguyên Lộc: bút danh chính cho các truyện ngắn, truyện dài tình cảm. Phong Ngạn: bút danh của tiểu thuyết dã sử Quang Trung du Bắc và Tân Liêu Trai Phóng Ngang, Phóng Dọc: biến thể của Phong Ngạn, bút danh của những bài trào phúng. Trình Nguyên: bút danh cho một truyện dài kỳ đăng báo, tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt Chiêm, chỉ xuất hiện trong một truyện. Tôn Dzật Huân: bút danh của truyện trinh thám, là một loại đảo chữ biến thể từ tên thật Tô Văn Tuấn, chỉ dùng một lần. Hồ Văn Huấn: bút danh của khảo cứu Sửa sai cổ sử, cũng là đảo chữ, biến thể từ tên Tô Văn Tuấn, xuất hiện từ khi ở hải ngoại. Diên Quỳnh: bút danh của chỉ một truyện vừa và của một truyện ngắn.[
Tác phẩm
Truyện ngắn và tiểu thuyết
Câu dầm, truyện ngắn, tuần báo Thanh niên - 1943,
Sài GònNhốt gió, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn
Đò dọc, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
Gieo gió gặt bão, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài GònTân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959,
Sài GònKý thác, tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
Nhện chờ mối ai, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn
Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Bóng ai qua ngoài song cửa, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Bí mật của nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Hoa hậu Bồ Đào, Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn
Mối tình cuối cùng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Nửa đêm trăng sụp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn
Tâm trạng hồng, tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
Xô ngã bức tường rêu, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
Đừng hỏi tại sao, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn
Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn
Uống lộn thuốc tiên, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn
Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn
Tình đất, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn
Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn
Quán Tai Heo, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn
Thầm lặng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn
Diễm Phượng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
Đèn Cần Giờ - 1968, Sài Gòn
Một chàng hai nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
Sau đêm bố ráp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn
Trăm nhớ ngàn thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn
Khi Từ Thức về trần, truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn
Nhìn xuân người khác, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn
Món nợ thiêng liêng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn
Cuống rún chưa lìa, tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn
Lương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.
Lữ đoàn Mông Đen, Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ
Truyện dài chưa in
Bọn xé ràoBóng ma dĩ vãng
Bưởi Biên Hòa
Con khỉ đột trò xiếc
Con quỷ ban trưa
Cô Sáu Nam Vang
Cuồng ca thế kỷ
Ðôi giày cũ chữ Phạn
Gái mẹ
Giấu tận đáy lòng
Hai kiếp nhả tơ
Hổ phách thời gian
Hột cơm Ngô chúa
Khi chim lìa tổ lạnh
Luật rừng
Lưỡi dao cùn
Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ
Món nợ thiêng liêng
Một chuyến ra khơi
Muôn triệu năm xưa
Ngõ 25
Ngụy Khôi
Nguời đẹp bến Ninh Kiều
Người săn ảo ảnh
Quang Trung du Bắc
Suối đổi lốt
Thuyền trưởng sông Lô
Trử La bến cũ
Trọng Thủy-Mị Ðường
Sở đoản của đàn ông
Trai cưới gái nào
Quật mồ người đẹp
Xóm Ðề Bô...
Nghiên cứu
Ca dao
Cổ văn chú giải
Luận thuyết y học
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam,
khảo luận
Nhà xuất bản Bách Bộc - 1971, Sài GònThổ ngơi Đồng NaiTừ vựng đối chiếu 10 ngàn từ - 1971, Sài GònTừ vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn - 1972, Sài GònLột trần Việt ngữ, khảo luận ngôn ngữ Việt, Nhà xuất bản Nguồn Xưa - 1972, Sài Gòn [sửa] Thơ Thơ tay tráiViệt sử trường caThơ Ba Mén (tiểu thuyết thơ).
Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.
Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các đều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm.
Riêng tôi thì tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên (tức Cam Bu Chia), nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ, trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói “ba con cá” thì họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó thì “Quốc Gia rừng” phải là “Nokor Prây”, chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác, người Chàm gọi Sài Gòn của ta là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều bò rừng.
Một ông Tây thứ nhì, cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi, xác nhận rằng địa danh phải là Prây Ko, hoặc Prây Kor, chớ không thế nào mà là Prây Nokor được hết. Rừng quốc gia là cái gì? Người Cao Miên xưa đâu có biết khoanh rừng để tạo ra những cái National Forest như người Mỹ ngày nay. Nhưng cũng có đưa vào thuyết một điều mới lạ. Ông ấy cho là Ko, hoặc Kor, không phải chỉ có nghĩa là Bò, mà là có nghĩa là cây gòn, một thứ cây có công dụng y hệt như cây gạo của Bắc Việt.
Cổ văn. Bình Nguyên Lộc chú giải các tác phẩm văn chương cổ điển Việt Nam bao gồm Văn tế chiêu hồn (Nguyễn Du), Tiếc thay duyên Tấn phận Tần (Nguyễn Du), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận). Các công trình này lần lượt được công bố trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn. Dân tộc học. Nổi bật là tác phẩm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971). Đây là một công trình dài hơi trong sự nghiệp nghiên cứu của ông. Với tác phẩm này, tác giả đã góp phần vén lên tấm màn dày đã từ lâu phủ kín nguồn gốc mù mờ của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng gây nên một dư luận đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu về Việt Nam học. Ngôn ngữ học.
Tiêu biểu là tác phẩm Lột trần Việt ngữ (1972), là một cái nhìn mới về ngữ nghĩa tiếng Việt. Bình Nguyên Lộc đứng trên quan điểm dân tộc học để tìm hiểu nguồn gốc và ngữ nguyên của tiếng Việt từ thời cổ đến thời hiện đại. Sáng tác. Đây là phần đồ sộ nhất trong hành trình sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Ông từng viết tiểu thuyết bằng thơ trường thiên như Thơ Ba Mén, Việt sử trường ca, Luận thuyết y học, Thơ thổ ngơi Đồng Nai, Ca dao... Ông còn có công sưu tầm được hàng chục nghìn câu ca dao và có chú thích về từng đặc trưng của nó. Ngoài ra, ông viết hàng nghìn truyện ngắn và truyện dài kỳ với nhiều đề tài khác nhau.[4]
Phong cách Cảm hứng chủ đạo: hướng về cội nguồn Sinh ra trong một gia đình đã có mười đời sống ở Tân Uyên, nhưng trong ý thức, Bình Nguyên Lộc luôn hướng về nguồn cội. Ông muốn tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu như Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1971) cũng như những tập bút ký đầu tay như Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942, một vài đoạn đã in báo năm 1943, bản thảo mất khi Pháp chiếm Tân Uyên năm 1945), Phù sa (viết năm 1942, in một phần sáu trên báo Thanh niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung lần tìm lại từ thuở mang gươm đi mở cõi / nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ).
Một cách khái quát, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chương của Bình Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - bốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình Nguyên Lộc[2]. Ngay trong phạm vi một tác phẩm như tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng lần lượt hiện ra thông qua đề tài, tư tưởng, chủ đề và thế giới hình tượng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), Lầu ba phòng bảy, Đôi bạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), Rừng mắm, Rung cây dừa (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)... [sửa] Tiểu thuyết Sáng tác trong thời kỳ có sự gắn bó mật thiết giữa văn chương và báo chí, tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc hầu hết là tiểu thuyết dài kỳ in báo. Lối viết của Bình Nguyên Lộc gần giống với tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, từ kết cấu, tâm lý nhân vật đến giọng điệu trần thuật, miêu tả và nhân vật.
Đò dọc (1959), Hoa hậu Bồ Đào (1963), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (1963)... là những tiểu thuyết tâm lý thành công của ông. Với Đò dọc, ông đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Việt Nam Cộng hòa) (1959-60) thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông Nam Bộ. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nửa quê nửa tỉnh. Điều người đọc nhận ra qua bút pháp phân tích tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phận người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phận người dân từ Bắc vào Nam sau năm 1954, phải đối mặt với không ít những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng.
Truyện ngắn đặc sắc Đặc sắc văn xuôi Bình Nguyên Lộc là ở truyện ngắn và tuỳ bút, cả những tác phẩm đã in thành sách và những tác phẩm chỉ mới in trên các báo. Con số có thể lên đến vài nghìn, nhưng trong đó chỉ có khoảng hơn năm mươi tác phẩm thật hay, nằm rải rác trong các tập như Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa lìa (1969)... Trong Nhốt gió, hình ảnh một thằng bé con có khát vọng "nhốt gió" lại, để gió đừng bay đi và cuối cùng đành phải thoả hiệp đùa chơi với gió là một hình tượng rất lạ, rất mới, hiện đại và đầy ẩn ý. Ký thác, được nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần gần đây nhất năm 2001, gồm 16 truyện, tiêu biểu cho nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc.
Các truyện ngắn miêu tả lại cuộc chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất sống của những con người mới ở vùng đất mới (Rừng mắm); hay phân biệt con người với bản năng động vật, kể lại cuộc tranh giành sự sống giữa người và vật, trong vật vã đói khát giữa một bãi tha ma, cuối cùng con người cũng chiến thắng vế vật chất, nhưng lại trĩu nặng những di chứng tinh thần: "Hồ ly rùng mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người". (Ba con cáo). Cuống rún chưa lìa là sự tiếp tục Ký thác, lần tái bản gần đây nhất tại California năm 1987, trước khi tác giả mất ít lâu, được gộp chung cả tập Tình đất vào thành 12 truyện và bài thơ Dâng má thương, thể hiện tấm lòng của ông hướng về thổ ngơi, về đất nước như cuống rún chưa lìa lòng mẹ. Cuống rún chưa lìa hướng về cõi âm, là lương tâm của người Việt hướng về hương hồn của những tộc người xa xưa đã phải "điêu tàn".
Những truyện hay trong tập như Bà Mọi hú, Câu dầm, Bám níu, Phân nửa con người, Mấy vụ quật mồ bí mật... từ không khí liêu trai, thoát thai từ đất, đá, nước, cây thành sự sống con người. Một bà Mọi xuất thân từ miền sơn cước, quyết giữ đất, chống lại những người di dân. Một ông già câu cá đã từng xuống cõi âm trở về, không dám câu cá ở sông nữa, mà chỉ câu trộm cá ở ruộng trong mưa dầm gió bấc. Qua trang văn, đất như cỗi rẽ để con người bám vào, còn nước nuôi người sinh sản, lớn khôn. Với Những bước chân lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, ông truy tìm nguồn gốc, dĩ vãng của Sài Gòn, một thành phố mới, còn ít tuổi, chưa kịp có dĩ vãng rêu phong. "Sài Gòn không có được một quá khứ lịch sử vang dội như Thăng Long, đài các như Huế, cho nên Bình Nguyên Lộc đã tạo cho Sài Gòn một đời sống trực tiếp, dân dã, dính liền với cõi âm, một cách nối dài lịch sử Sài Gòn với quá khứ bình dân của những người chết không tên tuổi" (T. Khuê, Tự điển văn học, bộ mới, Nhà xuất bản Thế Giới, 2005, trang 133), khi tình cờ lang thang trên đường phố, tác giả phát hiện ra Sài Gòn được "xây dựng trên một bãi tha ma minh mông", cảm thấy được cái "thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ", thể hiện được cái tài phóng túng tài hoa, phong trần nghệ sĩ nơi Bình Nguyên Lộc.
Phong cách nghệ thuật: giao lưu Bắc-Nam Khác với các tác giả sinh ra ở miền Bắc, nhưng toàn bộ hành trạng cuộc đời và văn nghiệp đều gắn liền với phương Nam như Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê, nhưng đồng thời cũng khác với các nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng hoàn toàn viết theo lối Bắc như Đông Hồ và cũng không giữ nguyên đậm đặc chất liệu Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, văn chương Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lưu văn hoá, đứng ở miền giao thoa văn hoá Bắc - Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chương.
Khi sử dụng một từ ngữ có tính chất đặc thù của phương ngữ miền Nam, ông thường tìm cách giải thích, truy nguyên nguồn gốc của nó ở ngoài Bắc thế nào, có khi còn phê bình là nơi nào dùng chính xác, hợp lý hơn, không chỉ trong văn phong khoa học, trong giọng điệu trần thuật hay miêu tả, mà còn thông qua ngôn ngữ nhân vật: "Con chàng hiu má à! Người Bắc thì kêu nó là con chẫu chuộc nghe ít ghê hơn tên của ta.
Tiếng chàng hiu gợi hình dáng một con người mà là người ma, ghê quá." (Đò dọc). Bình Nguyên Lộc được ca ngợi là nhà ảo thuật về ngôn từ, khi ông luôn có lối so sánh với những hình dung từ chính xác, đắc địa, hiện đại và tài hoa: "Là con trai tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to" (Ăn cơm chưa); hoặc "Vịnh Thái Lan, phần thuộc hải phận Việt Nam, chi chít những đảo là đảo, như có đứa trẻ tinh nghịch nào hốt đá cuội mà vứt rải trên một cái ao con" (Rung cây dừa). Sức nặng trang văn của ông không chỉ ở vốn tri thức về văn hóa, mà còn ở sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mượt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông.Bút danh Bình Nguyên Lộc lấy nhiều bút danh trong quá trình sáng tác.
Dưới đây là một số bút danh chủ yếu. Bình Nguyên Lộc: bút danh chính cho các truyện ngắn, truyện dài tình cảm. Phong Ngạn: bút danh của tiểu thuyết dã sử Quang Trung du Bắc và Tân Liêu Trai Phóng Ngang, Phóng Dọc: biến thể của Phong Ngạn, bút danh của những bài trào phúng. Trình Nguyên: bút danh cho một truyện dài kỳ đăng báo, tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt Chiêm, chỉ xuất hiện trong một truyện. Tôn Dzật Huân: bút danh của truyện trinh thám, là một loại đảo chữ biến thể từ tên thật Tô Văn Tuấn, chỉ dùng một lần. Hồ Văn Huấn: bút danh của khảo cứu Sửa sai cổ sử, cũng là đảo chữ, biến thể từ tên Tô Văn Tuấn, xuất hiện từ khi ở hải ngoại. Diên Quỳnh: bút danh của chỉ một truyện vừa và của một truyện ngắn.[
Tác phẩm
Truyện ngắn và tiểu thuyết
Câu dầm, truyện ngắn, tuần báo Thanh niên - 1943,
Sài GònNhốt gió, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn
Đò dọc, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
Gieo gió gặt bão, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài GònTân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959,
Sài GònKý thác, tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
Nhện chờ mối ai, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn
Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Bóng ai qua ngoài song cửa, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Bí mật của nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Hoa hậu Bồ Đào, Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn
Mối tình cuối cùng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
Nửa đêm trăng sụp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn
Tâm trạng hồng, tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
Xô ngã bức tường rêu, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
Đừng hỏi tại sao, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn
Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn
Uống lộn thuốc tiên, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn
Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn
Tình đất, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn
Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn
Quán Tai Heo, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn
Thầm lặng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn
Diễm Phượng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
Đèn Cần Giờ - 1968, Sài Gòn
Một chàng hai nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
Sau đêm bố ráp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn
Trăm nhớ ngàn thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn
Khi Từ Thức về trần, truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn
Nhìn xuân người khác, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn
Món nợ thiêng liêng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn
Cuống rún chưa lìa, tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn
Lương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.
Lữ đoàn Mông Đen, Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ
Truyện dài chưa in
Bọn xé ràoBóng ma dĩ vãng
Bưởi Biên Hòa
Con khỉ đột trò xiếc
Con quỷ ban trưa
Cô Sáu Nam Vang
Cuồng ca thế kỷ
Ðôi giày cũ chữ Phạn
Gái mẹ
Giấu tận đáy lòng
Hai kiếp nhả tơ
Hổ phách thời gian
Hột cơm Ngô chúa
Khi chim lìa tổ lạnh
Luật rừng
Lưỡi dao cùn
Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ
Món nợ thiêng liêng
Một chuyến ra khơi
Muôn triệu năm xưa
Ngõ 25
Ngụy Khôi
Nguời đẹp bến Ninh Kiều
Người săn ảo ảnh
Quang Trung du Bắc
Suối đổi lốt
Thuyền trưởng sông Lô
Trử La bến cũ
Trọng Thủy-Mị Ðường
Sở đoản của đàn ông
Trai cưới gái nào
Quật mồ người đẹp
Xóm Ðề Bô...
Nghiên cứu
Ca dao
Cổ văn chú giải
Luận thuyết y học
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam,
khảo luận
Nhà xuất bản Bách Bộc - 1971, Sài GònThổ ngơi Đồng NaiTừ vựng đối chiếu 10 ngàn từ - 1971, Sài GònTừ vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn - 1972, Sài GònLột trần Việt ngữ, khảo luận ngôn ngữ Việt, Nhà xuất bản Nguồn Xưa - 1972, Sài Gòn [sửa] Thơ Thơ tay tráiViệt sử trường caThơ Ba Mén (tiểu thuyết thơ).
Nguồn gốc địa danh Sài Gòn
Bình Nguyên Lộc
Bình Nguyên Lộc
Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.
Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các đều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm.
Riêng tôi thì tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên (tức Cam Bu Chia), nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ, trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói “ba con cá” thì họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó thì “Quốc Gia rừng” phải là “Nokor Prây”, chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác, người Chàm gọi Sài Gòn của ta là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều bò rừng.
Một ông Tây thứ nhì, cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi, xác nhận rằng địa danh phải là Prây Ko, hoặc Prây Kor, chớ không thế nào mà là Prây Nokor được hết. Rừng quốc gia là cái gì? Người Cao Miên xưa đâu có biết khoanh rừng để tạo ra những cái National Forest như người Mỹ ngày nay. Nhưng cũng có đưa vào thuyết một điều mới lạ. Ông ấy cho là Ko, hoặc Kor, không phải chỉ có nghĩa là Bò, mà là có nghĩa là cây gòn, một thứ cây có công dụng y hệt như cây gạo của Bắc Việt.
Cambuchia: Ko(r); Lào: Gòn; Phù Nam: Gòn; Nam Kỳ xưa nay: Gòn.
Và ông ấy kết luận rằng Sài Gòn do Prây Kor biến ra. Prây biến ra Sài thì có thế chấp nhận được, nhưng Kor, sao không biến ra Cò, mà biến ra Gòn. Dịch chăng? Khó lòng mà có lý. Nếu dịch, thì dịch cả hai từ, chớ sao lại chỉ lấy âm từ thứ nhứt thôi, còn từ thứ nhì thì lại dịch?
Thế nên thuở ấy các nhà học giả ta mới xía vào, cho rằng xưa kia ta chặt cây gòn ở đó để làm củi chụm, mà Củi thì chữ nho là Sài. Thuyết của ta là cố gắng giúp cho thuyết thứ nhì của Tây có lý mà thôi, tức ta dịch cả hai từ, từ đầu Rừng, gượng gọi củi dịch ra chữ nho là Sài, còn từ sau Kor thì dịch ra tiếng Phù Nam là Gòn mà Nam Kỳ vay mượn.
Và ông ấy kết luận rằng Sài Gòn do Prây Kor biến ra. Prây biến ra Sài thì có thế chấp nhận được, nhưng Kor, sao không biến ra Cò, mà biến ra Gòn. Dịch chăng? Khó lòng mà có lý. Nếu dịch, thì dịch cả hai từ, chớ sao lại chỉ lấy âm từ thứ nhứt thôi, còn từ thứ nhì thì lại dịch?
Thế nên thuở ấy các nhà học giả ta mới xía vào, cho rằng xưa kia ta chặt cây gòn ở đó để làm củi chụm, mà Củi thì chữ nho là Sài. Thuyết của ta là cố gắng giúp cho thuyết thứ nhì của Tây có lý mà thôi, tức ta dịch cả hai từ, từ đầu Rừng, gượng gọi củi dịch ra chữ nho là Sài, còn từ sau Kor thì dịch ra tiếng Phù Nam là Gòn mà Nam Kỳ vay mượn.
Thiên hạ làm thinh sau thuyết của ta, vì không ai biết phải giải thích cách nào cho ổn hơn hai ông Tây và vài ông Việt nói trên. Nhưng nửa thể kỷ sau, sau năm 1954, thì có Vương Hồng Sển lên tiếng, không phải bằng một bài báo, mà bằng một quyển sách, quyển “Sài Gòn năm xưa”. Cụ Vương bác bỏ ba thuyết không vững trên kia.
Theo cụ thì mọi việc xảy ra như sau, và có lấy tài liệu ở bộ sử địa Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức:
Trịnh Hoài Đức viết rằng sau khi Tây Sơn tàn phá thành phố lớn Nông Nại Đại Phố, ở Biên Hòa, thì người Tàu sống sót, trong đó có họ Trịnh, người Tàu lai, chỉ mới lên tám, chạy xuống phía dưới để lập ra một thành phố khác, nay truy ra là thành phố ấy là vùng Chợ Lớn ngày nay. Đa số người Tàu sống sót là người Quảng Đông. Họ đặt tên thành phố mới ấy là Đề Ngạn Thành. Đề Ngạn có nghĩa là “Nắm (vững) bờ sông”. Sông ở đây, chỉ là sông con, trỏ tả ngạn của con rạch Cầu ông Lãnh, đoạn nằm ở đại lộ Đồng Khánh ngày nay. Người Quảng Đông phát âm Đề Ngạn là Thầy Ngồl, và Thầy Ngồl bị Việt Hoá ra là Sài Gòn.
Đây là thuyết hữu lý nhất, so với ba thuyết trên, nhưng mà rồi lại sai, khi ta nghiền ngẫm sâu vấn đề. Những gì mà cụ Vương Hồng Sển nói ra đều đúng cả, chớ không phài là nói liều, bằng chứng là mãi cho đến ngày nay, người Tàu vẫn tiếp tục gọi Chợ Lớn là Thầy Ngồl, viết ra chữ là Đề Ngạn.
Nhưng tại sao rồi thì địa danh Sài Gòn, đáng lý gì chỉ trỏ Chợ Lớn thôi, mà lại trỏ Sài Gòn. chớ không trỏ Chợ Lớn bao giờ ? Đồng hóa chăng vì hai thành phố đó chỉ là một ? Không, không có vấn đề đồng hóa. Dưới đây là những gì mà kẻ viết bài nầy đã thấy vào năm 1928. Xin nhắc lại vài chi tiết về đời sống cá nhân riêng tư của người viết bài.
Cha mẹ tôi làm nghề buôn gỗ. Thể nên từ năm lên bảy (1920) tôi đã được dịp theo cha mẹ để đi chơi Sài Gòn. Nhưng chưa biêt rõ Sài Gòn đâu. Mãi cho đển năm 1928 tôi mới rời làng, sống hẳn ở Sài Gòn để theo học Trung học (Làng của tôi là làng huyện lỵ nhưng dưới thời Pháp thuộc, trong làng chưa có trường trung học như dưới thời ông Ngô Đình Diệm).
Vào năm 1928 thì tôi đã lớn xác và biết thật rõ về Sài Gòn. Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố khác nhau, cách biệt nhau bằng một vùng đất gần như là hoang vu, bề rộng của vùng đất hoang ấy ước đến sáu miles chớ Không phải ít. Sài Gòn chỉ tiến đến cái nơi mà nay là rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Đại lộ Trần Hưng Đạo đã có rồi, tên cũ là đại lộ Galliéni. Có đường xe điện nối liền hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Từ rạp Nguyễn Văn Hảo (thuở ấy chưa xây cât) đi mãi cho tới chợ Hòa Bình (thuở ấy cũng chưa xây cất) là đồng không mông quạnh, thỉnh thoảng mới thấy một nhà gạch nằm giữa đồng. Trường Trương Vĩnh Ký mà tôi theo học, cũng cho nằm giữa đồng trống minh mông.
Thế thì làm sao mà có sự đồng hóa hai thành phố làm một trước năm đó được, vì trước năm đó hằng trăm năm, Sài Gòn đã được gọi là Sài Gòn rồi, mà khoảng cách thì lại còn xa hơn là vào năm 1928 nữa.
Đành là không thể biết sự thật, và tạm chấp nhận thuyết Vương Hồng Sển vậy.
Sau khi sách của cụ Vương Hồng Sển ra mắt độc giả thì một quyền sách khác được xuất bản, đó là quyền “Lịch sử xứ Đàng Trong” mà tên của tác giả tôi đã quên mất, nhưng còn nhớ khá nhiều những chương sách đó. Tác giả của quyển sử này bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển bằng luận cứ sau đây, mà tôi chỉ nhớ đại khái thôi, và đây là nhắc lại chớ không phải là trích sách: “Có người cho rằng địa danh Sài Gòn là do địa danh Đề Ngạn, đọc theo Tàu là Thầy Ngồl. biến ra. Nhưng tôi chỉ tin theo tài liệu Cổ thôi là sử Trào Nguyễn, sử này viết tên của Sài Gòn là Sài Côn vậy Sài Gòn do Sài Côn mà ra.”
Thuyết này quá yếu về các điểm sau đây:
A) Nhưng còn Sài Côn thì do cái gì mà ra chớ ? Sài Côn, chữ nho có nghĩa là Cây gậy bằng củi? Sao vua chúa ta lại đặt tên một thành phố kỳ khôi đến thế chớ ?
B) Sử trào Nguyễn viết dưới thời Tự Đức, trong khi đó thì danh xưng Sài Gòn đã cò rồi hằng trăm năm trước Tự Đức. Thế sao dùng Sài Côn thời Tự Đức để làm căn bản được? Còn Sài Gòn đã có rồi trước Tự Đức thì do cái gì mà ra? Ta nên nhớ rằng vua Tự Đức là một ông vua Việt Nam mê Tàu nhất nước. Ông vua ấykhông bao giờ cho quan của ông đặt tên một thành phố là “cây gậy bằng củi” đâu, trừ phi tên đó là tên phiên âm mà ông vua ấy đành phải chấp nhận.
Thế thì Sài Côn chỉ là phiên âm của Sài Gòn, chớ không phải Sài Gòn là phiên âm của Sài Côn. Vã lại Sài Côn đã có âm Hoa Việt là âm rất quen tai với dân ta, thì dân ta mắc chứng gì mà lại đi phiên âm Sài Côn ra là Sài Gòn?
*
* *
Ta đành chịu bí (chỉ tạm chịu bí thôi) và còn một điều khó hiểu nữa: Người Tàu gọi Sài Gòn của ta là Xi Cống viết ra chữ thì là Tây Cống. Tây Cống do cái gì mà ra đây? Có phải Sài Gòn bị Hoa hóa thành Xi Cống không? Nhứt định là không, vì Tàu Quảng Đông vẫn có âm Sài, họ không mắc chứng gì biến Sài ra là Xi. Nếu họ không có âm Gòn thì họ cũng gọi Sài Gòn là Sài Cống, mà không bao giờ là Xi Cống cả đâu.
Tôi tạm dẹp vụ Sài Gòn lại để làm việc khác nhưng không phải là đầu hàng vĩnh viễn. Sang tới đất Huê Kỳ này thì sự thật mới chịu lòi ra, mà lại lòi nhờ sự hiểu biết của người Hoa Kỳ này thì thật là oái oăm không thể tưởng được. Số là tôi có một người láng giềng, một vị bác sĩ y khoa trước kia ở Sài Gòn, sang đây ông ấy giúp cho tiểu bang Cali tiếp coi về Á Đông sự vụ. Ông ấy góp nhặt tất cả những gì mà người Mỹ viết về Á Đông, để nghiên cứu thêm, vì ông ấy thấy rằng người Mỹ biết nhiều hơn ông ấy, nhưng ông ấy chỉ nghiên cứu lịch sử, chủng tộc học, phong tục học, tôn giáo thôi mà bỏ sót ngôn ngữ học. Chính tôi, khách láng giềng, hưởng được các sách ngôn ngữ học mà ông ấy không dùng tới.
Trong một quyển sách nhỏ, nhan là “Cantonese Speaking Students” do California State Department of Education xuất bản, soạn giả cho biết rằng trong tỉnh Quảng Đông có đến sáu phương âm khác nhau. Mỗi phương âm ăn khớp vào với một vùng đất của tỉnh ấy, và có một vùng đất kia tên là Sài Gọng (có G cuối). Sách nói trên là sách tiếng Anh, nhưng có chua chữ Tàu. Sài Gọng được chua là Tây Giang. Tây Giang là một con sông khá lớn bắt nguồn từ xứ ta, nhưng chảy lên Quảng Đông để rồi đổ ra biển, cũng trong tỉnh Quảng Đông.
Tôi có kiểm soát lại sách đó, và thấy rằng tác giả có sai ở một điểm. Trong sách có nói đến phương âm Màn, Màn là Mân-Việt đó, và chắc chắn là sách ấy trỏ bảy phủ Triều Châu. Xin nhắc rằng nước Mân-Việt thời Tần Thủy Hoàng gồm bảy nhóm Mã Lai tất cả, gọi là Thất Mân, nhưng về sau nhà nước Tàu lại đặt một trong bảy nhóm ấy là nhóm Triều Châu, vào tỉnh Quảng Đông (sáu nhóm kia là Phúc Kiến) mà như thế thì âm Mân không phải là một phương ngữ Quảng Đông, mà là một ngôn ngữ riêng biệt.
Quan Thoại: Xữa là Ăn; Quảng Đông: Xực là Ăn; Phúc Kiến: Lim là Ăn; Triều Châu: Cha là Ăn.
(Chỉ có Quảng Đông là nói Ăn bằng tiếng Tàu, các nhóm Tàu Hoa Nam khác nói Ăn bằng tiếng Mã Lại). Nhưng diểm sai của quyển sách đó, không liên hệ đến việc tìm tòi của ta nên tôi chỉ nói qua vậy thôi, và trái lại muốn khen tác giả sách ấy là người biết nhiều, vì chỉ sai có một điểm nhỏ trong một quyển sách. Như vậy là giỏi lắm rồi.
Cái điều mà ta cần biết là đã được biết, đó là nguồn gốc của địa danh Sài Gòn (không G cuối) Sài Gòn do Sài Gòng mà ra, và đó là tiếng Tàu, không bị Việt hóa theo cái lối chữ nho, mặc dầu văn tự đã bị đọc sai ra là Tây Giang.
Thế nên tôi xin trình ra một thuyết mới, mặc dầu sự phát hiện địa danh Sài Gòng (tên tàu) cũng đã khá rõ ý nghĩa rồi, khá rõ đối với một số người, nhưng còn chưa rõ đối với đa số. Trước hết xin bác bỏ thuyết Vương Hồng Sển, không, theo luận cứ của quyển “Lịch Sử Đàng Trong”, mà theo luận cứ khác. Thầy có thể biến thành Sài, nhưng Ngồl biến thành Gòn thật khả nghi, mặc dầu cha tôi, mẹ tôi đều gọi Sài Gòn là Thầy Gòn, có thể xem đó là cái móc không gian giữa Thầy Ngồl và Sài Gòn. Nhưng cũng không chắc chắn lắm về vụ âm trung gian đâu. Cha mẹ tôi buôn bán với Chợ Lớn chớ không với Sài Gòn vì thuở ẩy người mình chưa lập vựa gỗ quí tại Sài Gòn như từ sau này, tại đường Hồng Thập Tự, có thể sau hai vị sanh thành ra tôi đã lấy âm Thầy của Thầy Ngồl, nhập lại với Gòn của Sài Gòn cũng nên.
Ta có thể nghĩ rằng Trịnh Hoài Đức không biết hết sự thật. Trịnh Hoài đức đã thú nhận rằng ông chạy về vùng dưới sau khi Tây Sơn tàn phá vùng Biên Hòa. Nhưng rồi ông không sống với người Tàu, mà theo mẹ, vốn là người Việt sống riêng ở làng Hòa Hưng (vùng khám Chí Hòa nay) và học với thầy Việt là cụ Võ Trường Toản, nhờ thế mà về sau họ Trịnh mới thi hội đỗ đạt và làm quan ở Huế, chớ học với thầy Tàu thì không sao mà đỗ được, cho dầu ông thầy ấy là Khổng Tử đi nữa, vì các cuộc thi của ta có cách thức khác Tàu, chỉ giống Tàu ở điểm thi cử văn chương nhiều hơn là thi cử thực tiễn. Năm chạy loạn, họ Trịnh chỉ mới lên tám, chưa biết gì cho thật rõ lắm. Ngày nay, đi từ khám Chí Hòa vào chợ Lớn, chỉ tốn có một cuốc tắc xi, nhưng vào năm Trịnh Hoài Đức - năm 1775 - thì hoàn toàn không phải như vậy.
Chắc bạn đọc ai cũng biết chợ Trương Minh Giảng, một vùng thương mãi trù mật. Ấy thế mà vào năm 1941 tôi tên đó chơi, để hóng mát thì nơi đó đồng không mông quạnh. Tôi hỏi một ông cụ nông dân ở đó về đời của ông cụ, ông cụ kể rõ một việc, trong đó có chi tiết sau đây. Từ bé đến lớn, ông cụ chưa hề đi Sài Gòn hay đi Chợ Lớn, vì cái lẽ giản dị là con đường Trương Minh Giảng với cây cầu Trương Minh Giảng chỉ mới có từ cuối năm 1938. Trước đó. không đi đâu được hết. Hòa Hưng còn xa hơn chợ Trương Minh Giảng nữa, thì có thể chú bé Trịnh Hoà Đức chẳng biết gì về Đề Ngạn đâu.
Thuyết của tôi là như thế nầy. Cái tên đầu tiên mà người Tàu đặt ra cho cái thành phố mà nay ta gọi Chợ Lớn, không phải là Đề Ngạn mà là Sài Gòng. Tại sao họ lại đặt như vậy? Là tại họ là người Quảng Đông gốc Sài Gòng (bên Tàu). Lối đặt tên đó giúp cho họ nhớ quê hương của họ. Ta lại không đặt tên cho khu Bolsa là tiểu Sài Gòn hay sao? Và đặt như thế, có phải chăng để mà nhớ Sài Gòn của ta hay sao chớ ?
Và Đề Ngạn, chỉ là tên thứ nhì do người Quảng Đông đến sau, họ không có gốc Sài Gòng (bên Tàu) nên họ thấy Sài Gòn vô nghĩa, họ phải đặt tên lại vậy. Và họ rất có lý mà đặt tên lại, vì bấy giờ thành phố đó đã phồn thịnh phần nào rồi nên mới mang tên là “Nắm Vững Bờ Sông” chớ thuở mới lập, nó chỉ là vài trăm nếp nhà lá, có nắm vững gì đâu mà đặt là Thầy Ngồl.
Vậy địa danh đầu, bị bỏ mấy chục năm, không dùng tới, đến khi Trịnh Hoài Đức lớn lên thì ông chỉ còn biết Thầy Ngồl (Đề Ngạn) thôi nên không hề nói đến Sài Gòn bao giờ.
Sau đó non một trăm năm thì Pháp chiếm cái nơi mà nay là Sài Gòn, nhưng thuở ấy được gọi là Gia Định kinh, vì Nguyễn Ánh không chắc mình sẽ lấy lại được Huế, nên xây thành ở đó và xem nơi đó là Kinh Đô của miền Nam, và miền Nam thuở ấy mang tên là xứ Gia Định. Thế rồi người Tàu ở Thầy Ngồl tràn ra đó để hợp tác với Pháp và Pháp đang cần người mà dân ta thì bỏ đi (xin xem tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, và các bạn sẽ thấy là dân ta bỏ Gia Định Kinh mà đi nhiều lắm). Người Tàu tràn ra đó, họ có tật đặt tên, bất kể tên của người bổn xứ. Sáng tác thì mất công lắm nên họ cứ lấy tên đầu tiên của Thầy Ngồl là Sài Gòng để gán cho thành phố thứ nhì mà họ tràn tới đông đảo và cũng thành công về sanh kế.
Tới đây thì ta cứ tưởng mọi việc đều xuôi chèo mát mái, vì thuyết này có vẻ ổn hơn thuyết Vương Hồng Sển.
Còn rắc rối ở cái điểm. Thế rồi tại sao Sài Gòn của ta không được Tàu chợ Lớn gọi là Sài Gòng, mà sao lại gọi là Xi Cống ?
Quá dễ hiểu. Khi Tàu ở Thầy Ngồl thành công rồi thì đồng bào của họ hay tin nên lại sang đây từng đợt, mà các đợt sau không đọc Tây Giang là Sài Gòng mà đọc khác, như quyển sách Hoa Kỳ đã cho ta biết khi nãy là ở tỉnh Quảng Đông có sáu phương âm (mà chúng tôi vừa loại bớt một). Họ đọc Tây Giang như sau:
a/ Sài Gòn; b/ Tsi Kiang; c/ Tsi Kang; d/ Xi Cống.
Ấy có thể nhóm sang đây đông đảo là cái nhóm đọc hai chữ Tây Giang là Xi Cống.
Nhưng vẫn chưa hết phiền đâu. Nay họ không còn viết ra chữ là Tây Giang nữa, mà là Tây Cống. Tại sao lại thế? Cũng dễ hiểu thôi. Cống là từ đồng âm dị nghĩa củ họ. Cống là sông, mà cống cũng lại trỏ nhiều thứ khác nữa. Đối với người đến sau, không có gốc ở Tây Giang. thì nói về Cống tức là Sông là chuyện vô lý, nhưng nói đến những Cống khác thì hay. Chẳng hạn, đất đó là đất mà người Tây Phương “cống” cho họ để họ nhờ đó mà làm giàu. (Thật ra thì chữ Cống về sau cũng chẳng phải là Cống sứ đâu, và nếu không có biến cố 1975, có thể Cống sẽ bị viết khác nữa, vì có rất nhiều Cống).
Tôi không còn gì dể nói về Sài Gòn nữa, nên xin phép bạn đọc viểt lạc đề vài câu. Trong quyển sách “Thời Đại Hùng Vương” của Hà nội (đây là sách hợp soạn), một tác giả đã viết đại khái: Chữ Giang của Tàu là vay mượn của dân phương Nam (ý tác giả muốn trỏ Đông Nam Á, bằng chứng là họ viết bằng chữ Công với bộ Thủy. Công có nghĩa là Sông). Tác giả ấy không hề cho biết Công là danh từ của dân tộc nào. Tôi xin trình ra danh từ của các dân tộc lớn ở Đông Nam Á thử xem sao:
lndonesia: Kali; Phù Nam: Ka-i; Nam Kỳ xưa nay: Cái (sông thật nhỏ trong Cái Mơn, Cái Thia, Cái Nhum, Cái Tàu vv… )
Mã Lai: Sungai; Việt Nam: Sông; Cam Bu Chia: Stưng; Lào: Nặm (sông nhỏ); Lào: Thađai (sông lớn, tức sông Cửu Long Gíang); Thái: Maê (sông nhỏ); Thái: Mê (sông lớn. tức sông Mênam): Chàm: Krong; lndonesia (riêng đảo Sumata): Kroeneng; Phù Nam: Bassac (sông lớn có bùn phù sa)
Chẳng thấy dân tộc nào có danh từ Công hay Kông mang nghĩa là sông. Các dân tộc nhỏ như Mạ, Sơ Đăng, Bà Na thì dùng danh từ Nước để trỏ Sông, mà cả dân tộc Lào, dã dựng nước rồi, cũng làm như thế, vì trong Lào Ngữ Nặm có nghĩa là Nước. Tác giả của quyển “Thời đại Hùng vương” có thể cải: “công” do Cống của Quảng Đông mà ra. Nói như thế thì có lý đó. Nhưng than ôi, khi đưa ra cái thuyết Công là Sông, thì tác giả ấy chưa biết rằng người Quảng Đông đã dọc Giang là Cống. Đó là điều mà tôi mới ra hôm nay, lần thứ nhất, trên quả địa cầu. Và sự thật thì Công trong tên con Sông Mê Kông, không hề có nghĩa là Sông đâu. Chính Mê mới là sông, đó là tiếng Thái, còn Kông là To, Lớn. Mà tác giả thì lại nghĩ đến MêKông .
Bình-nguyên Lộc
2008-04-21 15:39:09
BÌNH NGUYÊN LỘC * TRUYỆN NGẮN
Những ngôi mả tổ
Sáng hôm ấy, dân trong xóm Sỏi đang không làm gì cả, vì mùa lúa đã mãn từ hơn một tháng rồi, thì rất ngạc nhiên mà thấy ba người đàn ông mặc Âu phục đi vòng quanh xóm.
Xóm cất trên một cái gò thấp nhưng vẫn nằm cao hơn ruộng chung quanh. Gò rộng độ bốn mẫu, hình tròn không đều nhưng những kẻ đi vòng quanh đó cũng có vẻ đánh nhiều vòng tròn như các ông thầy chùa chạy Kim Đàng.
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước, đi mua một con gà, hoặc để thuê một chiếc xe bò, loại xe chà rẹc đi vào rừng kéo một con thịt lớn mà họ săn được, cọp hoặc nai to chẳng hạn.
Nhưng hôm nay họ lấy làm lạ lắm là ba kẻ lạ mặt cứ đi vòng quanh xóm mãi chớ không vào xóm. Ba kẻ ấy lại không có mang súng, nghĩa là không có vẻ gì là thợ săn cả.
Cả ba đi trên ruộng khô - ruộng nầy cũng là ruộng gò, tức ruộng cao ở ven rừng - nằm sát bờ gò xóm Sỏi.
Cả ba người đều cúi gầm mặt xuống đất như để tìm kiếm tiền bạc gì mà họ đánh rơi dưới ấy lúc nào không rõ. Thỉnh thoảng một người cúi xuống lượm cái gì lên xem, có lẽ là một hòn sỏi, rồi họ trao tay nhau món ấy, rồi họ bàn tán với nhau rất lâu.
Dân trong xóm hơi sợ, dĩ nhiên là họ sợ cái gì mà họ không thể đoán được, con người vẫn thế. Vào rừng, họ biết có thể gặp cọp, nhưng họ không lo bằng khi họ vào thành phố Sài gòn chẳng hạn, mà họ không biết cái gì đang đợi họ ở đó.
Cái trò đi vòng quanh xóm kéo dài hơn một tiếng đồng hồ thì có chuyện lạ xảy ra: ba kẻ lạ mặt quả quyết bước lên gò để vô xóm.
Xóm Sỏi chỉ đông có năm cái nhà thôi. Nói nhà để nghe cho sang trọng chơi vậy chớ đó chỉ là năm cái chòi. Chòi cất bằng tre, không cửa, không vách, lợp bằng tranh, tức làm toàn bằng vật liệu tìm được tại chỗ dễ dàng, không tốn của mà cũng chẳng tốn công là bao nhiêu. Nhưng dân ở đây nghèo khổ quá nên họ không buồn nghĩ tới tiện nghi. Họ là tá điền, chủ ruộng ở xa lắm, mà là thứ tá điền hạng bét vì ruộng gò rất thất lúa, cho nên chủ ruộng mà còn không đong được bao nhiêu giạ thóc sau mùa gặt hai mươi mẫu ruộng khô ở đây thì nói chi tá điền họ thường không đủ lúa ăn tới sáu tháng.
Ruộng rừng bị nai và heo rừng phá lúa dữ quá, canh gác không xuể, chỉ đành đánh bẫy chúng để ăn thịt trừ cơm, nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết thú rừng nên họ nhẫn nại chịu số phận vậy.
Dân số trong xóm, đếm đầu được hai mươi mạng, vừa già, vừa trẻ, vừa nữ, vừa nam. Người mình rất đông con, nhứt là trong giới nghèo. Nhưng nghèo vừa kìa, chớ nghèo sát đất như dân xóm Sỏi thì lại hiếm con.
Đáng lý gì năm gia đình nầy gồm ít lắm là bốn mươi người, vậy mà số nhân khẩu ở đây không bao giờ vượt lên khỏi hai mươi. Khí hậu bất bao dong ở đây, nhứt là bịnh sốt rét rừng, cọng với nghèo đói, tàn phá sức khỏe của người dân nên đường tử tức của đàn bà bị giảm, mà họ có đẻ đi nữa, con cái của họ cũng yểu tử vì hoàn cảnh, vì thọ khí bẩm không tốt của cha mẹ chúng. Vậy mà xóm nầy là một xóm rất lâu đời, bằng vào những nấm mộ sau xóm, đông đúc bằng mười lần dân số hiện tại, mà nấm mộ nào cũng có chủ cả, nghĩa là người ngày nay là con cháu của những kẻ đã sanh cư ở đây từ thuở nào rồi.
Chó trong xóm từ nãy tới giờ chỉ đứng ở các sân nhà mà sủa cầm chừng kẻ lạ mặt ngoài xa. Giờ thấy họ vào xóm, chúng đổ xô ra mà sủa dữ dội. Trẻ con sợ hãi, níu áo mẹ, còn người lớn thì hồi hộp mong đợi coi việc gì xảy ra. Ở đây buồn quá, một bác thợ săn ghé lại xin một tô nước cũng đủ làm huyên náo cả xóm rồi, và đó là một “biến cố” hay ho, giúp họ dùng làm đầu đề câu chuyện cả tuần, phương chi ba người nầy có vẻ bí mật, lạ lùng, thì “biến cố” có thể đáng kể hơn nhiều lắm.
Ba kẻ lạ mặt vào ngay nhà Tư Hoặc là cái nhà ngói ở đầu xóm. Sân không có rào, nên họ khỏi gọi cổng, cứ bước thẳng vô nhà.
Tư Hoặc không hề giao thiệp với ai, trừ với người trong xóm, mà họ đã quá thân với anh, thành thử anh không bao giờ biết xã giao là gì. Anh lại quen làm thinh cả ngày trong một thế giới gần như không người nên anh chỉ nhìn khách chớ không chào hỏi bằng lời hay bằng cử chỉ nào hết.
Người trẻ tuổi nhứt trong bọn ba người lạ mặt, hất hàm ra hỏi một cách bửa củi:
- Nhà nầy anh bán bao nhiêu?
Xóm nhà nầy xơ rơ quá, mà đất gò lổm chồm đá sỏi, đến cỏ mọc cũng không được, làm cho nó càng xơ rơ hơn. Người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm ở đời, ngỡ đề nghị giá cao, là họ bán ngay. Hoặc há miệng trố mắt mà nhìn khách rất lâu không nói không rằng gì cả.
- Mười ngàn, anh bán hay không?
Tư Hoặc vẫn trố mắt há miệng mà nhìn những con người kỳ dị nầy. Phong tục Việt nam ta, hỏi mua nhà ai mà không có lời rao bán của người ta, không những là một sự xúc phạm danh dự của người ta không thể dung tha được, mà lại còn là một lời trù rủa cho người ta sạt nghiệp, có thể làm cho người ta điên tiết lên mà giết mình nữa là khác.
Nhưng Tư Hoặc không giận. Nhà anh không đáng giá một ngàn bạc mà kẻ nầy trả đến mười ngàn nên anh tưởng đó là một lũ điên. Anh chỉ cười lặng lẽ rồi lắc đầu.
Người cao niên hơn hết trong bọn, nói với người trẻ tuổi bằng một thứ ngoại ngữ, Tư Hoặc không hiểu nhưng anh cứ cho đó là tiếng Tây.
Người lớn tuổi ấy nói với người trẻ tuổi:
- Thưa ông chủ, ông chủ hành động như ở Sài gòn không được đâu. Dân Sài gòn bị Âu hóa với lại bị tình trạng khan nhà hai mươi năm nay tập cho họ quen với việc bán nhà, mua nhà dễ dàng và cấp tốc như mua một hộp diêm, nhà họ đang ở ấm êm, ta nhào vô xáng xả đòi mua, họ bán ngay tức khắc nếu ta đề nghị giá cao, mặc dầu họ không có ý định bán nhà bao giờ. Người nhà quê thì khác.
- Chớ biết làm sao bây giờ?
- Ông chủ cho phép tôi dàn xếp có được không?
- Anh cứ tự tiện đi, tôi cho anh trọn quyền hành động
Xin được phép của chủ hắn xong, người lớn tuổi đi ra ngay. Hai người kia nối gót theo hắn. Hắn rảo khắp xóm, dòm vào từng nhà, đoạn dừng lại trước một cái thum mà trong đó hắn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ.
Hắn đứng ngoài sân, xá ông ta một cái, ông ta gật đầu, mời hắn vào nhà. Y như Tư Hoặc, ông lão nầy cũng không hỏi han gì khách cả, đợi khách nói mà thôi.
Người cao niên lễ phép thưa:
- Thưa bác, gò nầy có phải thuộc quyền sở hữu của chủ dãy ruộng nầy hay không?
- Ơ…không. Đây là đất công thổ.
- Nghĩa là đất của làng, bà con mướn năm mà ở.
- Ừ.
- Vậy thì hay quá! Thưa bác, anh em cháu là người Sài gòn, chán đời nên muốn tìm chỗ hẻo lánh mà ẩn dật. Thấy cuộc đất nầy thuận tiện để anh em cháu cất một cái am, anh em cháu xin thử hỏi bác coi bà con ở đây có bán nhà, hoặc nhường đất, dọn đi nơi khác hay không. Anh em cháu sẵn sàng đền bù cho mỗi nhà bán hoặc dọn đi một số tiền là mười ngàn đồng.
Ông lão choáng váng mấy giây rồi nổi giận nói:
- Trời ơi, chú thật là vô phép, lại không biết cữ kiêng cho người ta; nhà người ta đang ở yên lành, khi khổng khi không dám cả gan xáng xả đòi mua, đòi đuổi. Xui cho bà con tui quá, tui nói cho chú đặng biết, bà con tui ở chung quanh đây không nghe cho chú đâu.
- Xin bác tha thứ cho. Anh em cháu bằng lòng đền bù thiệt hại cho bà con mỗi người mười ngàn tức mười lần nhiều hơn giá cái nhà của bà con. Có phải bà con được lợi hay không?
Khác hẳn Tư Hoặc, ông lão nầy tuy biết bị mích lòng, mà lão lại cũng biết tham lợi nữa. Vì thế mà lão dịu cơn thịnh nộ ngay rồi suy nghĩ rất lâu.
Nhưng rốt cuộc, lão vẫn lắc đầu từ chối.
- Không thể được, lão nói.
- Anh em tôi thấy cách đây độ hai cây số, nghĩa là ở bên kia dãy ruộng nầy, có đất trống, mà lại là đất tốt nữa, trồng trọt được, chớ không phải đất cỏ cháy như ở đây. Bà con có thể…
- Không, nhứt định không, chú đừng có nài nỉ mất công.
Người thương thuyết lắc đầu, đoạn xin phép chủ nhà ra đi, cả ba đều rời khỏi xóm.
Ra tới ruộng, ông chủ trẻ tuổi cười nói:
- Anh có tài Trương Nghi, Tô Tần, nhưng cũng không thành công hơn tôi.
Bây giờ người trung niên mới mở lời lần thứ nhứt. Hắn trạc ba mươi lăm tuổi, gương mặt lanh lợi và một vẻ gì ác hiểm ẩn trong đó. Hắn hỏi:
- Nhưng các anh có chắc ăn lắm hay không mà dám dùng đến phương tiện lớn như vậy?
Người cao niên cười ha hả mà rằng:
- Tôi năm nay đã bốn mươi hai rồi, và đã lặn lội trong nghề nầy hồi tôi mới mười chín tuổi, thì các anh biết cái vốn kinh nghiệm của tôi có kém hiểu biết của một ông kỷ sư mỏ chút nào không.
Chẳng những xem mặt đất tôi không thể lầm về cái chứa của gò nầy, mà tôi còn ước lượng được sức chứa của nó nữa. Hết lớp đá sỏi trên mặt thì tới đất sét, và qua khỏi độ một thước đất sét ta sẽ gặp hai ngàn thước sạn trắng đang ngủ yên dưới ấy từ mấy ngàn đời rồi không rõ. Mỗi thước sạn trắng, trừ đi mọi tổn phí như là vận động, khai thác, chuyên chở, thuế má, là còn kiếm được lối một trăm đồng, nghĩa là ta sẽ bỏ túi hai trăm ngàn như chơi.
Nhưng đó là không kể khối sạn nằm dưới hằng trăm nấm mộ sau xóm mà ta không làm sao khai thác được cả trừ khi hành động theo cách nầy là đào hầm ăn thông dưới mộ rồi dùng trụ hầm mà chống đỡ cho đất đừng sụp, nhưng họ sẽ dòm ngó ta mà ngăn cản, và về sau nầy trụ mục thì mồ mả ấy sụp hết, mang tội lắm.
Hai người kia rất tín nhiệm bác chuyên viên nầy. Họ phấn khởi lắm vì họ biết rằng các hầm sạn trắng ở miền Nam nầy đã cạn hết rồi, không dễ dầu gì mà phát kiến được một mỏ vàng to như thế nầy đâu.
Sạn trắng ngày nay quí như vàng. Các nhà thầu, xây cất bằng bê-tông, đã phải xay nhỏ đá xanh để tạm dùng đỡ, còn sạn trắng thì chỉ để dành làm gra-ni-tô, làm vách tô rửa, hoặc để cho các bực triệu phú trải sân biệt thự thôi.
Người trung niên suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Nếu quả đúng như vậy thì tôi sẽ có cách, miễn ông chủ chịu tốn thêm vài ngàn.
- Ừ, bao nhiêu cũng được, nói nghe thử coi.
- Nhưng phải chắc bác nầy không lầm kìa, vì cách đó tàn nhẫn lắm, có đáng việc mới nên dùng tới.
- Tôi bảo đảm bằng cả hăm ba năm lành nghề của tôi.
Người trung niên bèn hạ giọng xuống rồi thì thầm rất lâu với bạn đồng hành của hắn, mặc dầu ở đây xa xóm, không thể nào ai nghe được lời của họ. Đấy, có những điều mà người ta chỉ dám nói thầm với nhau thôi, vì người ta sợ chính cả người ta nữa.
Người chủ trẻ nghe xong, hoan nghinh liền.
Nhưng người cao niên thì châu mày tỏ vẻ bần dùng lắm.
Hắn hỏi:
- Liệu sẽ gây kết quả tai hại nào không?
- Nhứt định là không. Ở đây xa xóm. Nhà họ lại không có vách, không có cửa gì hết thì đâu có lo họ bị kẹt trong đó.
Rồi cả ba kéo nhau ra làng, ở ngoài bờ sông, cách đó độ năm cây số, nơi nhà họ tạm trú. Trước khi rời xóm, người cao niên gọi với người trong xóm mà hô rất to:
- Xin bà con nghĩ kỹ lại, vài bữa chúng tôi sẽ trở vô đây.
Đêm đó, ba người làm nghề khai thác hầm sạn nầy tổ chức nhậu nhẹt để đãi cả xóm ngoài, xóm lớn nhứt của làng nầy. Họ nhậu với kỳ nhông xé phai, rượu lậu nấu trong làng, thứ nước nhứt. Cả xóm say mèm.
Liền tiếp ba đêm liền, đêm nào cũng tiệc tùng như vậy cả, đêm thứ nhì họ nhậu với một con trúc xào lăn, đêm thứ ba thì tuyệt, bởi món nhậu là hai cái vú nai đang nuôi con, bùi và thơm không tả được. Khi cả xóm cúp bình thiếc cả rồi thì người trung niên ra đi một mình. Hắn chỉ uống rượu cầm chừng thôi, nên hắn không say như chủ hắn và người đồng nghiệp cao niên của hắn. Hắn ra khỏi làng rồi băng rừng mà tiến mau vào xóm Sỏi, tay xách một cây ná lảy. Hai tiếng đồng hồ sau, hắn mới tới nơi, vì đường rừng rất khó đi. Trời đã trở bấc, khí lạnh làm cho chó trong xóm rất lười, chúng trốn mà ngủ hết, nên gã cầm ná đi tới bờ gò rồi mà không gây động.
Hắn rút ra một cây tên kỳ lạ lắm. Tên rất dài, nhưng tà đầu. Đầu tên buộc bó nhang và giữa một chục cây nhang ấy, cách đầu nhang độ hai phân tây, mười cây diêm quẹt được chôn thật chặt. Hắn núp sau một bụi cây cơm rượu, đoạn bật cái bật lửa lên mà châm nhang cho cháy. Xong đâu đấy, hắn đặt tên lên ná, nhắm nhía rồi lảy cò ná liền.
Trong bóng đêm mũi tên lửa than nầy xẹt đi, trông như một ngôi sao băng. Nếu có ai còn thức và rủi ro trông thấy, có lẽ họ sợ sệt cho rằng “Bà” giáng hạ, vì ở thôn quê, người ta tin “Bà” giáng như thế.
Hắn lùi ra xa, rồi ngồi xuống mà đợi kết quả. Nhang cháy độ năm phút thì lửa nhang gặp đầu diêm quẹt. Diêm quẹt cháy lên thành lửa ngọn mà cây tên lại đang nằm trên mái tranh của một cái chòi.
Không mấy chốc mà năm cái chòi ấy đều ra tro. Chỉ có hai mươi người trong xóm là kêu la, và năm con chó sủa om thôi, ngoài ra cả thế gian, không ai hay biết có cuộc hỏa hoạn nầy hết.
Sáng hôm sau, ba kẻ “chán đời muốn cất am để tu” trở vào đây, đúng y theo lời bữa hôm nọ, nên không ai ngạc nhiên cả.
Họ rất tốt bụng, giúp cho mỗi gia đình một ngàn bạc rồi người cao niên nói:
- Bà con phải cất nhà ngói mới tránh hỏa hoạn được: Mà cất nhà ngói phải có tiền. Ít lắm là mười ngàn. Ở đây, cây thì bà con đốn lậu được, vậy không tốn hao bao nhiêu. Bà con nên nhận đề nghị của anh em tôi hôm nọ đi.
Cả xóm làm thinh, nhìn nhau, hỏi nhau bằng mắt rất lâu, đoạn lão hôm nọ đáp thay họ:
- Bà con tôi đội ơn quí thầy tới ngàn ngày về khoản trợ giúp nầy và về đề nghị kia. Nhưng rất tiếc là không thể nhận được. Bà con tôi ở đây đã bảy đời rồi, mồ ông mả cha của bà con tôi đều nằm ở đây. Chúng tôi thương yêu cái gò cỏ cháy nầy quá rồi, không làm sao mà rứt ra để đi đâu được hết, cho dẫu là chỉ đi ở cách đây vài dặm hú.
- Bà con không tiếc mười ngàn sao?
- Tiếc lắm chớ nhưng chúng tôi lại tiếc cái gò nầy hơn.
2008-04-27 07:38:49
No comments:
Post a Comment