CSVN KHÔNG TRẢ NỢ ĐÁO HẠN
VÀ HẬU QUẢ CHO CẢ DÂN CHÚNG VIỆT NAM
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 20.12.2010
Web : http://VietTUDAN.net
Ngày 16.12.2010, chúng tôi viết bài với đầu đề VINASHIN QUỴT NỢ NƯỚC NGOÀI !(?). Món nợ nước ngoài tổng cộng là USD.600 triệu. Ngày hôm nay 20.12.2010, theo thời biểu hoàn vốn, thì Vinashin phải trả USD.60 triệu, nhưng Vinashin xin hoãn và phía Tài chánh nước ngoài chưa trả lời chấp thuận hay không. Hôm nay, chúng tôi nhận được được hai Bản Tin do Đài RFI gửi cho :
1) Bản Tin của BLOOMBERG, ngày 20.12.2010, do Bà Katrina NICOLAS từ Singapore, với đầu đề VIETNAM DEFAULT SWAPS SOAR AS LENDERS AWAIT $60 MILLION VINASHIN REPAYMENT.
2) Bản Tin của AFP, ngày 20.12.2010, từ Hà Nội đánh đi. Chúng tôi xin viết về nội dung của hai Bản Tin này để độc giả tiện theo rõi những gì đang xẩy ra, nhất là tầm ảnh hưởng tai hại cũa việc không trã nợ đáo hạn không phải cho riêng Vinashin mà cho cã tương lai Kinh tế, Thương mại Việt Nam.
Bản chất món nợ và Thời biểu hoàn vốn Tập đoàn nhà nước VINASHIN là phía xin vay USD.600 triệu. Phía xin vay nhờ CREDIT SUISSE giúp đỡ để kêu gọi cho vay số tiền là USD.600 triệu vào năm 2007. CREDIT SUISSE kêu gọi trong nghiệp đoàn của mình (Syndicat bancaire) gồm Standard Chartered Bank và Tập đoàn vốn Elliott Advisors Ltd. để cùng góp số vốn cho vay là USD.600. Thời hạn vay là 7 năm. Số vốn này phải hoàn lại trong vòng 5 năm, mỗi 6 tháng trả USD.60 triệu, bắt đầu lần trả đầu tiên là ngày 20.12.2010. Vinashin không đủ tín nhiệm để vay món nợ, nên món nợ này phải được bảo đảm bởi Chính phủ Việt Nam.
Thực vậy, Bản Tin của AFP từ Hà Nội viết rõ rệt như sau: “… un emprunt de 600 millions syndiqué par le Crédit Suisse et garanti par le gouvernement vietnamien. « (… món vay 600 triệu được được tổ chức bởi Crédit Suisse và được bảo đảm bởi chính phủ Việt Nam). Đối với việc trả lần đầu USD.60 triệu này, Vinashin làm đơn xin hoãn lại một năm, lấy lý do Tập đoàn Vinashin thua lỗ USD.4.4 tỉ và ở trong tình trạng gần như vỡ nợ. Lý do này cũng được hiểu như lời đe dọa quỵt nợ của Vinashin. Bản Tin của Bloomberg viết : “The Company (Vinashin) which the government says had debt of about 86 trillion dong (USD.4.4 billion) as of June, won’t be able to make the loan repayment because of lack of funds, Chairman Nguyen Ngoc Su told the Vietnam Economic Forum website last week “. (Công ty (Vinashin) mà chính phủ nói là đã có món nợ chừng 86 ngàn tỉ đồng (USD.4.4 tỉ) vào tháng 6, nên không thể hoàn trả do thiếu thiếu vốn, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Sử đã nói như vậy tuần rồi cho Hội Nghị Kinh tế Việt Nam).
Theo Bản Tin của AFP, món nợ được bảo đảm bởi chính phủ Việt Nam (garanti par le gouvernement vietnamien), thì Nghiệp đoàn Ngân hàng Crédit Suisse mới tổ chức và ưng thuận cho vay. Nếu Tập đoàn Nhà nước Vinashin vỡ nợ, không trả được, thì Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm hoàn trả đúng hạn, trừ trường hợp Nhà Nước Việt Nam cũng tuyên bố vỡ nợ để xin hoãn nợ.
Khi đã bảo đảm cho món nợ này, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Nhà Nước không chịu trách nhiệm hoàn nợ, đó là điều quá ngỗ nghịch, cối chầy như tuyên bố qụyt nợ vậy. Hậu quả của việc xin hoãn trả USD.60 triệu lần đầu Những hậu quả này không phải cho riêng Tập đoàn Vinashin, mà cho cả những Tập đoàn nhà nước khác cũng như cho Kinh tế, Thương mại chung của cả nước Việt Nam. Chúng tôi nói về những hậu quả trước ngày 20.12.2010, rồi tức khắc trong ngày hôm nay 20.12.2010, và sau này cho tương lai tín dụng của Việt Nam.
Hậu quả trước 20.12.2010 Tình trạng thua lỗ USD.4.4 tỉ đã làm cho giới Tài chánh quốc tế đánh giá rất thấp về nền Kinh tế Việt Nam trong tay độc quyền của các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Thêm vào đó, Ngân sách Nhà nước thiếu hụt trầm trọng, kho dự trữ ngoại hối chỉ còn bảo đảm nhập cảng trong vòng hơn một tháng. Gần hơn cả, khi nói về hoàn nợ USD.60 triệu, thì Chủ tịch Nguyễn Ngọc Sử tuyên bố Công ty hầu như vỡ nợ, nghĩa là hé cho thấy tình trạng như quỵt nợ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là Thủ tướng tuyên bố Chính phủ không chịu trách nhiệm hoàn vốn mặc dầu đã bảo đảm cho món nợ này (garanti par le gouvernement vietnamien). Những tuyên bố này cho thấy ý định muốn QUỴT NỢ.
Vì vậy, trước ngày 20.12.2010, giới Tài chánh và các Tập đoàn Thẩm định Tín dụng như MOODY’S, STANDARD & POOR’S đã đồng loạt hạ điểm các Công ty quốc doanh Việt Nam. Việc hạ điểm này không những đối với các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, mà còn cả đến những nợ nần Nhà nước vì họ biết rằng những Tập đoàn Kinh tế này cũng chính là Nhà Nuớc. Bản Tin của AFP từ Hà Nội viết: “L’agence de notation STANDARD & POOR’S a souligné la semaine dernìere que la situation de Vinashin fragilisait le système bancaire et les capacités de crédit de l’ensemble du pays communiste.
Tandis que MOODY’S dégradait la note des obligations d’Etat vietnamiennes, en raison notamment des dettes abysssales des conglomérats d’Etat. » (Chi nhánh định điểm STANDARD & POOR’S đã chú thích tuần vửa rồi rằng tình trạng của Vinashin đã làm mong manh hệ thống ngân hàng và những khả năng vay vốn của toàn thể nước cộng sản. Trong khi ấy, MOODY’S đã hạ điểm những công trái phiếu Nhà Nước Việt Nam chỉ vì lý do chính yếu là những nợ nần tận đáy của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh)
Hậu quả tuyên bố chính ngày hôm nay, 20.12.2010 Theo Tập đoàn Royal Bank of Scotland, tin từ Singapore cho biết là lúc 13g18, điểm căn bản để bảo vệ nợ của Nhà Nước Việt Nam đã tăng lên 295 điểm. Mỗi điểm được tính phải trả là USD.1'000 cho việc bảo đảm mỗi món nợ USD.10 triệu, nghĩa là cứ USD.10 triệu, phải trả thêm tiền bảo đảm là : 295 x USD.1'000.- = USD.295'000.-. Nếu món nợ là USD.60 triệu chưa kịp trả, thì phải chịu : USD.295'000 x 6 = 1'770'000.- Trong ngày hôm nay cho đến lúc này, theo Bản Tin của Bloomberg từ Singapore, mọi phía yên tiếng và chờ đợi nhau, khước từ mọi bình luận.
Tập đoàn KPMG Hồng Kông đã được chỉ định cố vấn cho Con nợ Vinashin, trong khi ấy Tập đoàn Luật ALLEN & OVERY đã được ủy nhiệm bởi phía Chủ nợ như cố vấn Luật pháp. Ông Edward MIDDLETON thuộc phía Tập đoàn Hồng Kông KPMG đã từ chối không trả lời. Cũng vậy, Ông David KIDD thuộc Tập đoàn Luật pháp ALLEN & OVERY cũng từ chối bình phẩm. Ngay cả phát ngôn viên CREDIT SUISSE Hong Kong và Ông Adam HARPER đại diện Chủ vốn ELLIOTT Advisers cũng từ chối bình phẩm.
Bản Tin của AFP từ Hà Nội cũng nói về sự yên lặng từ hai phía : « Ni Crédit Suisse ni Vinashin n’ont répondu lundi aux questions de AFP » (Cả Crédit Suisse, cả Vinashin đều đã không trả lời ngày thứ hai cho những câu hõi của AFP). Mỗi bên như đang giữ thế : làm thế nào QUỴT NỢ (?) và làm thế nào ĐÒI ĐƯỢC NỢ. Tình trạng căng thẳng giữ thế này sẽ làm mất tin tưởng vào khả năng vay vốn của Việt Nam.
Hậu quả sau 20.12.2010 nếu Việt Nam không tôn trọng hoàn nợ đáo hạn. Nhận định về hậu quả của việc Vinashin không hoàn nợ đúng hạn, Giáo sư Jonathan PINCUS, Kinh tế gia tại Trường Harvard Kennedy ỡ Thành phố Hồ Chí Minh đã nói : « If Vinashin doesn’t pay, it will make it more expensive for any Vietnamese entity, government-ownered or otherwise, to get overseas financing. People in the government don’t seem to be thinking long-term about the implications of this for Vietnam’s fiancial credibility “ (Bloomberg, by Katrina NICHOLAS, 20.12.2010, from Singapore) (Nếu Vinashin không trả, việc này sẽ làm nợ nần trở thành rất mắc mỏ cho bất cứ Công ty Việt Nam nào, quốc doanh hay không quốc doanh, về việc có được tài chánh nước ngoài. Những người trong Chính phủ dường như không nghĩ đến dài hạn về việc này đối với lòng tin tưởng tài chánh dành cho Việt Nam).
Bản Tin của AFP còn nhắc lại lời từ chối của Nhà Nước không nhận trách nhiệm hoàn vốn trong khi lúc vay vốn thì Nhà Nước đã long trọng bảo đảm việc hoàn vốn (“emprunt de USD.600 millions garanti par le gouvernement vietnamien”). Bản Tin viết: “Le gouvernement a insisté sur le fait que le groupe devrait payer lui-même ses dettes ». (Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chính Tập đoàn phải trả những nợ nần của mình)
Việc mất tín nhiệm Tài chánh không phải chỉ liên hệ đến việc VAY VỐN (Project Financing) nước ngoài, mà nó còn liên hệ đến Kinh doanh của các Công ty trong tương lai đối với các bạn hàng. Thực vậy, những giao dịch thương mại linh kiện sản xuất hay hàng hóa trao đổi cần có Tín dụng ngắn hạn (Commodity Finances). Khi mất tin tưởng về nợ nần, thì những bạn hàng đòi hỏi phải trả tiền mặt mới giao hàng. Nếu có cho tín dụng ngắn hạn về hàng hóa, thì người cung cấp hàng hóa tăng giá bán để bù trừ vào nguy hiểm tín dụng. Đây là những hậu quả thiệt hại lâu dài về hoạt động Kinh tế, Thương mại cho Việt Nam.
Ông tân Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Sử, mới nhận chức, chưa ăn được gì, nay phải gồng mình trả nợ cho Ông cựu Tổng Giám đốc đã làm mất USD.4.4 tỉ. Nguyễn Tấn Dũng đồng chịu trách nhiệm về món nợ khổng lồ này, liệu Ông tân Thủ tướng khác nhận chức thay cho Nguyễn Tấn Dũng, có nhận trách nhiệm hoàn món nợ này thay cho cựu Thủ tướng Dũng hay không. Họ tìm cách đổ trách nhiệm cho nhau để thoái thác hoàn nợ mà không nghĩ rằng hậu quả quỵt nợ sẽ đổ lên đầu Dân chúng Việt Nam.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 20.12.2010
1) Bản Tin của BLOOMBERG, ngày 20.12.2010, do Bà Katrina NICOLAS từ Singapore, với đầu đề VIETNAM DEFAULT SWAPS SOAR AS LENDERS AWAIT $60 MILLION VINASHIN REPAYMENT.
2) Bản Tin của AFP, ngày 20.12.2010, từ Hà Nội đánh đi. Chúng tôi xin viết về nội dung của hai Bản Tin này để độc giả tiện theo rõi những gì đang xẩy ra, nhất là tầm ảnh hưởng tai hại cũa việc không trã nợ đáo hạn không phải cho riêng Vinashin mà cho cã tương lai Kinh tế, Thương mại Việt Nam.
Bản chất món nợ và Thời biểu hoàn vốn Tập đoàn nhà nước VINASHIN là phía xin vay USD.600 triệu. Phía xin vay nhờ CREDIT SUISSE giúp đỡ để kêu gọi cho vay số tiền là USD.600 triệu vào năm 2007. CREDIT SUISSE kêu gọi trong nghiệp đoàn của mình (Syndicat bancaire) gồm Standard Chartered Bank và Tập đoàn vốn Elliott Advisors Ltd. để cùng góp số vốn cho vay là USD.600. Thời hạn vay là 7 năm. Số vốn này phải hoàn lại trong vòng 5 năm, mỗi 6 tháng trả USD.60 triệu, bắt đầu lần trả đầu tiên là ngày 20.12.2010. Vinashin không đủ tín nhiệm để vay món nợ, nên món nợ này phải được bảo đảm bởi Chính phủ Việt Nam.
Thực vậy, Bản Tin của AFP từ Hà Nội viết rõ rệt như sau: “… un emprunt de 600 millions syndiqué par le Crédit Suisse et garanti par le gouvernement vietnamien. « (… món vay 600 triệu được được tổ chức bởi Crédit Suisse và được bảo đảm bởi chính phủ Việt Nam). Đối với việc trả lần đầu USD.60 triệu này, Vinashin làm đơn xin hoãn lại một năm, lấy lý do Tập đoàn Vinashin thua lỗ USD.4.4 tỉ và ở trong tình trạng gần như vỡ nợ. Lý do này cũng được hiểu như lời đe dọa quỵt nợ của Vinashin. Bản Tin của Bloomberg viết : “The Company (Vinashin) which the government says had debt of about 86 trillion dong (USD.4.4 billion) as of June, won’t be able to make the loan repayment because of lack of funds, Chairman Nguyen Ngoc Su told the Vietnam Economic Forum website last week “. (Công ty (Vinashin) mà chính phủ nói là đã có món nợ chừng 86 ngàn tỉ đồng (USD.4.4 tỉ) vào tháng 6, nên không thể hoàn trả do thiếu thiếu vốn, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Sử đã nói như vậy tuần rồi cho Hội Nghị Kinh tế Việt Nam).
Theo Bản Tin của AFP, món nợ được bảo đảm bởi chính phủ Việt Nam (garanti par le gouvernement vietnamien), thì Nghiệp đoàn Ngân hàng Crédit Suisse mới tổ chức và ưng thuận cho vay. Nếu Tập đoàn Nhà nước Vinashin vỡ nợ, không trả được, thì Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm hoàn trả đúng hạn, trừ trường hợp Nhà Nước Việt Nam cũng tuyên bố vỡ nợ để xin hoãn nợ.
Khi đã bảo đảm cho món nợ này, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Nhà Nước không chịu trách nhiệm hoàn nợ, đó là điều quá ngỗ nghịch, cối chầy như tuyên bố qụyt nợ vậy. Hậu quả của việc xin hoãn trả USD.60 triệu lần đầu Những hậu quả này không phải cho riêng Tập đoàn Vinashin, mà cho cả những Tập đoàn nhà nước khác cũng như cho Kinh tế, Thương mại chung của cả nước Việt Nam. Chúng tôi nói về những hậu quả trước ngày 20.12.2010, rồi tức khắc trong ngày hôm nay 20.12.2010, và sau này cho tương lai tín dụng của Việt Nam.
Hậu quả trước 20.12.2010 Tình trạng thua lỗ USD.4.4 tỉ đã làm cho giới Tài chánh quốc tế đánh giá rất thấp về nền Kinh tế Việt Nam trong tay độc quyền của các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Thêm vào đó, Ngân sách Nhà nước thiếu hụt trầm trọng, kho dự trữ ngoại hối chỉ còn bảo đảm nhập cảng trong vòng hơn một tháng. Gần hơn cả, khi nói về hoàn nợ USD.60 triệu, thì Chủ tịch Nguyễn Ngọc Sử tuyên bố Công ty hầu như vỡ nợ, nghĩa là hé cho thấy tình trạng như quỵt nợ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là Thủ tướng tuyên bố Chính phủ không chịu trách nhiệm hoàn vốn mặc dầu đã bảo đảm cho món nợ này (garanti par le gouvernement vietnamien). Những tuyên bố này cho thấy ý định muốn QUỴT NỢ.
Vì vậy, trước ngày 20.12.2010, giới Tài chánh và các Tập đoàn Thẩm định Tín dụng như MOODY’S, STANDARD & POOR’S đã đồng loạt hạ điểm các Công ty quốc doanh Việt Nam. Việc hạ điểm này không những đối với các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, mà còn cả đến những nợ nần Nhà nước vì họ biết rằng những Tập đoàn Kinh tế này cũng chính là Nhà Nuớc. Bản Tin của AFP từ Hà Nội viết: “L’agence de notation STANDARD & POOR’S a souligné la semaine dernìere que la situation de Vinashin fragilisait le système bancaire et les capacités de crédit de l’ensemble du pays communiste.
Tandis que MOODY’S dégradait la note des obligations d’Etat vietnamiennes, en raison notamment des dettes abysssales des conglomérats d’Etat. » (Chi nhánh định điểm STANDARD & POOR’S đã chú thích tuần vửa rồi rằng tình trạng của Vinashin đã làm mong manh hệ thống ngân hàng và những khả năng vay vốn của toàn thể nước cộng sản. Trong khi ấy, MOODY’S đã hạ điểm những công trái phiếu Nhà Nước Việt Nam chỉ vì lý do chính yếu là những nợ nần tận đáy của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh)
Hậu quả tuyên bố chính ngày hôm nay, 20.12.2010 Theo Tập đoàn Royal Bank of Scotland, tin từ Singapore cho biết là lúc 13g18, điểm căn bản để bảo vệ nợ của Nhà Nước Việt Nam đã tăng lên 295 điểm. Mỗi điểm được tính phải trả là USD.1'000 cho việc bảo đảm mỗi món nợ USD.10 triệu, nghĩa là cứ USD.10 triệu, phải trả thêm tiền bảo đảm là : 295 x USD.1'000.- = USD.295'000.-. Nếu món nợ là USD.60 triệu chưa kịp trả, thì phải chịu : USD.295'000 x 6 = 1'770'000.- Trong ngày hôm nay cho đến lúc này, theo Bản Tin của Bloomberg từ Singapore, mọi phía yên tiếng và chờ đợi nhau, khước từ mọi bình luận.
Tập đoàn KPMG Hồng Kông đã được chỉ định cố vấn cho Con nợ Vinashin, trong khi ấy Tập đoàn Luật ALLEN & OVERY đã được ủy nhiệm bởi phía Chủ nợ như cố vấn Luật pháp. Ông Edward MIDDLETON thuộc phía Tập đoàn Hồng Kông KPMG đã từ chối không trả lời. Cũng vậy, Ông David KIDD thuộc Tập đoàn Luật pháp ALLEN & OVERY cũng từ chối bình phẩm. Ngay cả phát ngôn viên CREDIT SUISSE Hong Kong và Ông Adam HARPER đại diện Chủ vốn ELLIOTT Advisers cũng từ chối bình phẩm.
Bản Tin của AFP từ Hà Nội cũng nói về sự yên lặng từ hai phía : « Ni Crédit Suisse ni Vinashin n’ont répondu lundi aux questions de AFP » (Cả Crédit Suisse, cả Vinashin đều đã không trả lời ngày thứ hai cho những câu hõi của AFP). Mỗi bên như đang giữ thế : làm thế nào QUỴT NỢ (?) và làm thế nào ĐÒI ĐƯỢC NỢ. Tình trạng căng thẳng giữ thế này sẽ làm mất tin tưởng vào khả năng vay vốn của Việt Nam.
Hậu quả sau 20.12.2010 nếu Việt Nam không tôn trọng hoàn nợ đáo hạn. Nhận định về hậu quả của việc Vinashin không hoàn nợ đúng hạn, Giáo sư Jonathan PINCUS, Kinh tế gia tại Trường Harvard Kennedy ỡ Thành phố Hồ Chí Minh đã nói : « If Vinashin doesn’t pay, it will make it more expensive for any Vietnamese entity, government-ownered or otherwise, to get overseas financing. People in the government don’t seem to be thinking long-term about the implications of this for Vietnam’s fiancial credibility “ (Bloomberg, by Katrina NICHOLAS, 20.12.2010, from Singapore) (Nếu Vinashin không trả, việc này sẽ làm nợ nần trở thành rất mắc mỏ cho bất cứ Công ty Việt Nam nào, quốc doanh hay không quốc doanh, về việc có được tài chánh nước ngoài. Những người trong Chính phủ dường như không nghĩ đến dài hạn về việc này đối với lòng tin tưởng tài chánh dành cho Việt Nam).
Bản Tin của AFP còn nhắc lại lời từ chối của Nhà Nước không nhận trách nhiệm hoàn vốn trong khi lúc vay vốn thì Nhà Nước đã long trọng bảo đảm việc hoàn vốn (“emprunt de USD.600 millions garanti par le gouvernement vietnamien”). Bản Tin viết: “Le gouvernement a insisté sur le fait que le groupe devrait payer lui-même ses dettes ». (Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chính Tập đoàn phải trả những nợ nần của mình)
Việc mất tín nhiệm Tài chánh không phải chỉ liên hệ đến việc VAY VỐN (Project Financing) nước ngoài, mà nó còn liên hệ đến Kinh doanh của các Công ty trong tương lai đối với các bạn hàng. Thực vậy, những giao dịch thương mại linh kiện sản xuất hay hàng hóa trao đổi cần có Tín dụng ngắn hạn (Commodity Finances). Khi mất tin tưởng về nợ nần, thì những bạn hàng đòi hỏi phải trả tiền mặt mới giao hàng. Nếu có cho tín dụng ngắn hạn về hàng hóa, thì người cung cấp hàng hóa tăng giá bán để bù trừ vào nguy hiểm tín dụng. Đây là những hậu quả thiệt hại lâu dài về hoạt động Kinh tế, Thương mại cho Việt Nam.
Ông tân Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Sử, mới nhận chức, chưa ăn được gì, nay phải gồng mình trả nợ cho Ông cựu Tổng Giám đốc đã làm mất USD.4.4 tỉ. Nguyễn Tấn Dũng đồng chịu trách nhiệm về món nợ khổng lồ này, liệu Ông tân Thủ tướng khác nhận chức thay cho Nguyễn Tấn Dũng, có nhận trách nhiệm hoàn món nợ này thay cho cựu Thủ tướng Dũng hay không. Họ tìm cách đổ trách nhiệm cho nhau để thoái thác hoàn nợ mà không nghĩ rằng hậu quả quỵt nợ sẽ đổ lên đầu Dân chúng Việt Nam.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 20.12.2010
Web : http://VietTUDAN.net
VINASHIN QUỴT NỢ NƯỚC NGOÀI !(?)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.12.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Trên Diễn Đàn, có những thông tin cho biết Tổng Giám đốc VINASHIN, muốn làm đơn xin khất nợ USD.60 triệu sắp đến ngày phải trả, nhưng lại hé cho phía Chủ nợ nước ngoài biết rằng họ buộc phải cho hoãn nợ. Một mặt khác, phía Chính phủ khẳng định không chịu trách nhiệm trả nợ thay cho VINASHIN. Trong tình trạng Vinashin thua lỗ gần USD.4.5 tỉ và với những lời nói ra của chính Tổng Giám đốc và với việc từ chối trách nhiệm của Chính phủ, người ta có thể nghĩ rằng Vinashin có thể nghĩ đến QUỴT NỢ hay bất lực không hoàn vốn được. Vì vậy một vài độc giả hỏi tôi về vấn đề này, nên tôi có gắng hồi âm, mặc dù trong trường hộp chính tôi chưa có được đủ những tài liệu chính xác về nội dung ký kết thế nào giữa Vinashin và các Chủ nơ.
Về vấn đề này, tôi đã để ý từ khi phía Việt Nam muốn khất nợ mà còn hé mở ra những lời đe dọa như nói rằng phía cho vay buộc phải cho hoãn trã nợ. Trong suốt 20 năm làm việc với một Tập đoàn cho vay vốn : Project Funding, Commodity Finances… tôi chưa thấy phía Con nợ (Borrower) hé lộ những đe dọa như vậy đối với phía Chủ nợ (Lender). Thái độ này mang tính cách cối chầy, kể cả CEO của Vinashin và Thủ tướng Dũng. Trong tình trạng thua lỗ tới USD.4.5 tỉ, thì những lời hé lộ này mang tính cách đe dọa quỵt nợ.
Thực tình tôi đang muốn kiếm tài liệu để biết Hợp Đồng giữa phía Vay Vốn (Borrower) và phía Cho Vay Vốn (Lender) thuộc loại nào. Có phải đây là Hợp Đồng Vay Vốn hay chỉ là Hợp Đồng Ngân Hàng Mua Trái Phiếu do Vinashin phát hành (dầu có Nhà Nước khẳng định để tăng hiệu lực). Lúc này khi tôi thấy MOODY’S và STANDARD & POOR’S hạ cấp bậc Tín Dụng của một số Công ty và Ngân Hàng VN, tôi hơi nghi về việc giới Tài chánh nghi ngờ về việc hoàn nợ của Việt Nam.
Trường hợp HỢP ĐỒNG VAY VỐN
Điều quan trọng của Hợp Đồng này không phải là những Điều Khoãn hứa Hoàn nợ với Thời biểu Hoàn nợ (Timing of Reimbursement), những Điều khoản đưa nhau ra Tòa, nhưng là Giấy Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit). Cầm tờ Giấy Bảo Lãnh này mới quan trọng. Câu hỏi đặt ra là Tờ Bảo Lãnh cho số Tiền lớn USD.600 triệu là do Ngân Hàng nào phát hành ? Đó là Ngân Hàng Nhà Nước VN (State Bank of Vietnam) hay là một Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Bank) như Vietcombank chẳng hạn… Theo chỗ tôi biết, thì Ngân Hàng Nhà Nước không phát hành Bảo Lãnh tới mức USD.600 triệu vì chính Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chỉ làm được những Bảo Lãnh trong mức độ ấn định của World Bank mỗi năm (quotas). Theo giới Ngân Hàng quốc tế, giá trị của Bảo Lãnh Ngân Hàng do Ngân Hàng Nhà Nước VN phát hành cũng chĩ mang giá trị tới 40%-60% của Face Value là cùng. Còn các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam thì giá trị còn kém hơn. Thường mỗi lần thấy một Bảo Lãnh Ngân Hàng, chúng tôi phải xem The BANKERS’ALMANAC World Ranking để xem Ngân Hàng phát hành đứng hạng thứ mấy. VietCombank chẵng hạn chỉ đứng bên dưới con số 3000, trong khi đó người Cho Vay Vốn đòi hỏi Ngân Hàng Phát hành phải đứng trong Top Ten hay Top Hundred tùy số lượng vốn Bảo Lãnh.
Chính vì vậy, tôi không hiểu số tiền USD.600 triệu cho Vinashin vay là dựa trên việc nắm đàng chuôi Giấy Bảo Lãnh do Ngân Hàng nào phát hành. Ngay cả khi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hay một Ngân Hàng Thương Mại như VietCombank phát hành với số tiền lớn, phía Cho Vay Vốn cũng yêu cầu tờ Bảo Lãnh ấy phải được tái Bảo Lãnh bởi những Ngân Hàng lớn Tây phương (Western Prime Banks).
Phải khắt khe nắm đàng chuôi bằng Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng, nếu không phía Vay Vốn dễ tính toán quỵt nợ.
Không thể tin vào Hợp Đồng, mà phải nắm đàng chuôi Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit). Cách đây chừng 15 năm, có một lần phía Việt Nam nhắn tin chửi tôi vì tôi không chấp nhận Letter of Credit của VietCombank và yêu cầu phải tái khẳng định với trách nhiệm (endorsed/confirmed with responsibility) của một Ngân Hàng Thụy sĩ. Họ chửi tôi rằng tôi là người Việt Nam mà không tin tưởng vào Ngân Hàng Việt Nam mà tin tưởng vào Ngân Hàng Thụy sĩ. Tôi trả lới rằng Letter of Credit cho dù có mười đầu ngón tay điểm chỉ của ông Đỗ Mười, tôi vẫn không tin mà chỉ tin Ngân Hàng Thụy sĩ đếm từng đồng bạc cho tôi.
Về việc USD.600 triệu, nếu chĩ là Hợp Đồng Vay Vốn, thì khả năng Việt Nam ăn quỵt như sau:
* Nếu phía Cho Vay Vốn giải ngân rồi mà không có trong tay Tờ Bảo Lãnh có giá trị như tôi vừa cắt nghĩa trên đây, thì phía Việt Nam dễ dàng quỵt nợ. Trong trường hợp này, thì tôi công kích phía Cho Vay Vốn đã ngu không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Việc này có gì bí ẩn vì tôi không tin rằng những Ngân Hàng lớn như Credit Suisse mà lại ngu như vậy. Thường những Chủ Vốn (Fund Owners) chia nhau cho vay qua trung gian Ngân Hàng, nên Ngân Hàng không thể làm việc ẩu tả, không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Làm việc như vậy, Ngân Hàng sẽ mất tiếng đối với những Chủ Vốn cho vay.
Phải khắt khe nắm đàng chuôi bằng Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng, nếu không phía Vay Vốn dễ tính toán quỵt nợ.
Không thể tin vào Hợp Đồng, mà phải nắm đàng chuôi Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee/ Standby Letter of Credit). Cách đây chừng 15 năm, có một lần phía Việt Nam nhắn tin chửi tôi vì tôi không chấp nhận Letter of Credit của VietCombank và yêu cầu phải tái khẳng định với trách nhiệm (endorsed/confirmed with responsibility) của một Ngân Hàng Thụy sĩ. Họ chửi tôi rằng tôi là người Việt Nam mà không tin tưởng vào Ngân Hàng Việt Nam mà tin tưởng vào Ngân Hàng Thụy sĩ. Tôi trả lới rằng Letter of Credit cho dù có mười đầu ngón tay điểm chỉ của ông Đỗ Mười, tôi vẫn không tin mà chỉ tin Ngân Hàng Thụy sĩ đếm từng đồng bạc cho tôi.
Về việc USD.600 triệu, nếu chĩ là Hợp Đồng Vay Vốn, thì khả năng Việt Nam ăn quỵt như sau:
* Nếu phía Cho Vay Vốn giải ngân rồi mà không có trong tay Tờ Bảo Lãnh có giá trị như tôi vừa cắt nghĩa trên đây, thì phía Việt Nam dễ dàng quỵt nợ. Trong trường hợp này, thì tôi công kích phía Cho Vay Vốn đã ngu không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Việc này có gì bí ẩn vì tôi không tin rằng những Ngân Hàng lớn như Credit Suisse mà lại ngu như vậy. Thường những Chủ Vốn (Fund Owners) chia nhau cho vay qua trung gian Ngân Hàng, nên Ngân Hàng không thể làm việc ẩu tả, không nắm đàng chuôi của việc hoàn Vốn. Làm việc như vậy, Ngân Hàng sẽ mất tiếng đối với những Chủ Vốn cho vay.
* Nếu không có Bảo Lãnh Ngân Hàng, mà chỉ có Hợp Đồng Vay Vốn ký kết giữa Chủ Vốn và Công ty vay vốn, thì phía Việt Nam ăn quỵt là cái chắc. Một Công ty có ăn có thua, có thể vỡ nợ. Chỉ cần khai vỡ nợ (Bankruptcy/Faillite) thì Chủ Vốn ngồi xanh lè mắt đợi đến tết Congo ! Luật pháp Thụy sĩ bảo vệ cho tình trạng những Công ty vỡ nợ. Chẳng lẽ Chủ nợ sang tận Việt Nam để bán sắt vụn của con Tầu Vinashin đang nằm bẹp.
Trường hợp MUA TRÁI PHIẾU
Tôi không biết có Hộp Đồng mua bán Trái phiếu như thế nào giữa Credit Suisse + một số Ngân Hàng khác và Vinashin phát hành Trái phiếu. Trái phiếu Vinashin có được Chính phủ Việt Nam tăng cường, bảo đảm bằng Văn bản hay không ? Đó là những vấn đề tôi không có tài liệu để nắm vững, nên không dám trả lời như thế nào.
Trước đây, tôi đọc thấy tin rằng Chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Trái phiếu phát hành bỡi Vinashin. Nhưng theo tin mới đây, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhận trách nhiệm trả nợ cho Vinashin, nghĩa là Chính phủ không bão đảm hoàn vốn cho người mua Trái phiếu.
Ngay cả trường hợp Chính phủ bảo đảm, thì đó là quyền lực Chính trị. Mà Chính trị thì thay đổi, nhất là trường hợp vỡ nợ quốc gia, thì người mua Trái phiếu cũng trắng nhã mắt ra.
Tiền bạc là bảo đảm giữa hai Ngân Hàng, mà phải là Ngân Hàng lớn. Trong kỳ Khủng hoảng vừa rồi, ngay cả Ngân Hàng lớn Lehmann Brothers cũng vỡ nợ. Ai đòi được tiền ?
Về phương diện Trái phiếu của Vinashin, tôi chưa có tài liệu chắc chắn như thế nào, nên không dám trả lời xa hơn nữa. Xin quý vị nào có thêm tài liệu, làm ơn cho tôi xin để có thể phân tích xa hơn.
Thực tiễn ĐÒI NỢ
Một Ông Thẩm phán Thụy sĩ đã thành thực khuyên tôi điều thực tiển khi ĐÒI NỢ là đừng đi dài dòng nơi Tòa Án, mà sử dụng Cảnh sát Tài chánh (Brigade financìere) và ãnh hưởng Thương mại mà đòi.
Thực vậy, phía Vay Vốn, nếu có ý biển thủ, thì họ đã chuyển tiền tản mác đi nhiều nơi khác rồi. Cuối cùng tại Tòa, người Cho Vay có thắng cuộc, thì một đàng phải tốn thêm tiền cho Luật sư, đàng khác chỉ còn cách bắt Con Nợ ngồi tù. Mục đích của Chủ Nợ là đòi lại Tiền, chứ không phải tiêu tốn thêm để cuối cùng bắt Con Nợ ngồi tù.
Vì vậy Ông Thẩm phán trên kia khuyên tôi thực tiễn:
(i) Đầu tiên là sử dụng Cảnh sát Tài chánh (Brigade financiere) để lập tức khóa những lối thoát tản mác tiền và tài sản (blockage des Comptes et des Fortunes)
(ii) Sau đó vận động những bạn hàng của Con Nợ làm sức ép để Con Nợ hòan lại một phần Vốn.
Vinashin là Tập đoàn nhà nước, nên phía Cho Vay hay mua Trái phiếu không thể yêu cầu Chính quyền Việt Nam làm điều thực tiễn thứ nhất (i). Nếu Vinashin có tài khoản tại Thụy sĩ hay nước ngoài, phía Chủ Nợ có thể yêu cầu việc này. Trước đây, một Công ty Nga đã bị đóng Tài khoãn tại một số Ngân Hàng ngoài nước Nga vì Chủ Nợ Thụy sĩ đưa bằng chứng và yêu cầu.
(ii) Sau đó vận động những bạn hàng của Con Nợ làm sức ép để Con Nợ hòan lại một phần Vốn.
Vinashin là Tập đoàn nhà nước, nên phía Cho Vay hay mua Trái phiếu không thể yêu cầu Chính quyền Việt Nam làm điều thực tiễn thứ nhất (i). Nếu Vinashin có tài khoản tại Thụy sĩ hay nước ngoài, phía Chủ Nợ có thể yêu cầu việc này. Trước đây, một Công ty Nga đã bị đóng Tài khoãn tại một số Ngân Hàng ngoài nước Nga vì Chủ Nợ Thụy sĩ đưa bằng chứng và yêu cầu.
Về điểm thứ hai (ii) thì Credit Suisse và một số Ngân Hàng khác cho Vinashin vay có thể làm được. Đó là con đường vận động làm cho giới Tài chánh và Ngân Hàng nước ngoài mất tin tưởng về Tín dụng:
=> Đối với chính Con Nợ là Vinashin
=> Đối với những Tập đoàn nhà nước khác của Việt Nam
=> Ngay cả đối với những hoạt động Kinh tế, Thương mại của cả nước Việt Nam
=> Đối với chính Con Nợ là Vinashin
=> Đối với những Tập đoàn nhà nước khác của Việt Nam
=> Ngay cả đối với những hoạt động Kinh tế, Thương mại của cả nước Việt Nam
Thực vậy, vụ việc vỡ nợ Vinashin đang gây ảnh hưởng xấu cho Việt Nam. Giới đầu tư, qua những thẩm định công khai của MOODY’S, STANDARD & POOR’S, đã phản ứng ngưng cho vốn vào Việt Nam.
Nếu thực sự, Vinashin quỵt nợ và Chính phủ CSVN không can thiệp chịu trách nhiệm, thì hậu quả Kinh tế/Thương mại sẽ rất tai hại cho Việt Nam.
Chính con đường thực tiễn sử dụng áp lực quốc tế này mới làm cho Vinashin và Chính phủ Việt Nam phải lo lắng hoàn nợ.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.12.2010
Web: http://VietTUDAN.net
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Mấy cái ông ngân hàng quốc tế chỉ biết lý thuyết mà hoàn toàn mù tịt về thực tế và chính trị. Cộng sản chúng nó là một lũ cướp. Tin sao được Việt cộng mà tin! Trước đây mình mà nói ra thì thiên hạ bảo mình hẹp lượng, thù dai và thiên kiến. Nay mất tiền thì rán chịu! Nhưng than ôi, ai mất tiền chứ mấy tay giám đốc ngu, tiến sĩ kinh tế mù chỉ làm lợi cho Việt Cộng mà bản thân chúng cũng chẳng mất mát gì! Mấy ông tư bản nên đuổi mấy tay quản trị ngân hàng này đi! Chắc bọn này cũng được Việt Cộng đấm mõm ít nhiều nên cho chúng dễ dàng cho VC vay!
Ông Nguyễn Phúc Liên khéo lo chuyện trời sập. Quốc tế đóng cửa hay mở cửa thì chẳng liện hệ gì đến dân chúng Việt Nam. Vay 600 triệu hay hàng tỷ đô la chẳng ich gì cho bọn trẻ lượm rác, cho đám osin Việt ở Đại Hàn, Đài Loan, Singapore , và dân nghèo ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cà Mâu. . .Đóng hay mở, cho vay hay không cho vay thì bọn cộng sản cũng mập, không hại gì chúng cả có điều là chúng không được có nhiều tiền hơn trước thôi! Không vay được tiền thì chúng ăn cướp , chúng bán cả nước này mà bỏ túi! Tha hồ! Đừng lo!
Ông Nguyễn Phúc Liên khéo lo chuyện trời sập. Quốc tế đóng cửa hay mở cửa thì chẳng liện hệ gì đến dân chúng Việt Nam. Vay 600 triệu hay hàng tỷ đô la chẳng ich gì cho bọn trẻ lượm rác, cho đám osin Việt ở Đại Hàn, Đài Loan, Singapore , và dân nghèo ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cà Mâu. . .Đóng hay mở, cho vay hay không cho vay thì bọn cộng sản cũng mập, không hại gì chúng cả có điều là chúng không được có nhiều tiền hơn trước thôi! Không vay được tiền thì chúng ăn cướp , chúng bán cả nước này mà bỏ túi! Tha hồ! Đừng lo!
No comments:
Post a Comment