SÀI GÒN NGÀY NAY
A . SÀIGÒN NHÌN TỪ TRÊN KHÔNG
Mảng xanh thật đẹp ở trung tâm thành phố: một góc công viên 23-9 với cận cảnh là nhà thờ Huyện Sĩ
Từ bến cảng Sài Gòn có thể thấy các đô thị vệ tinh tương lai Nhơn Trạch, Cát Lái... và đường hầm Thủ Thiêm đang trong giai đoạn kết nối các đốt hầm dưới lòng đất.
Khu vực Nhà Bè - quận 7 trước đây là một vùng đất phèn sình lầy, nay là khu dân cư mới kiểu mẫu và hiện đại bậc nhất thành phố.
Trung tâm Cần Giờ đã trở thành một khu đô thị mới của vùng duyên hải Saigon
Khu trung tâm SG nhìn từ phía quận 4 với đường Nguyễn Tất Thành và bến Nhà Rồng.
Cầu Calmette và đoạn đầu của đại lộ Đông - Tây
từ hướng quận 1 dẫn vào đường hầm Thủ Thiêm .
Khu CT Nguyễn Hữu Cảnh
B. SÀI GÒN TRÁNG LỆ
Khách sạn New World
Vincom Center
Đài truyền hình HTV
Tòa nhà Sofitel
Lotte Mart
Parkson Lê Đại Hành
Bitexco Financial Tower
Sài Gòn về đêm
The Building in night
Seljing Tower
Vincom Center
Nhà hát thành phố (Hạ nghị viện cũ)
Nhà thờ Đức Bà
The Coffee Bean & Tea Leaf
Ánh nến nguyện cầu (chụp dưới chân tượng đức mẹ)
The Bread
The Noodle
Chợ Lớn
Phố Hà Tôn Quyền
| ||
Thứ Bảy, 29 Tháng 5 Năm 2010 09:28 | ||
Hồi tuần qua, ngày 22 tháng 5, một cơn mưa hiếm hoi bất chợt đổ xuống Sài Gòn, làm cho không khí đang oi bức, ngột ngạt của Sài Gòn dịu lại.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, cơn mưa chiều đã không đổ xuống vùng trung tâm của Sài Gòn mà chỉ trút xuống “vùng ven” bao gồm: Quận 2, quận 9 (bên kia bến phà Thủ Thiêm) và một phần quận 7, quận 8, Bình Chánh... Lượng mưa khá lớn và kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ.
Vì mưa trút xuống vùng ven nên theo ghi nhận của chúng tôi không xảy ra tình trạng ngập lụt, kẹt xe, xe chết máy, chùi bu-gi... Tuy vậy, cho đến tận trưa hôm sau (23 tháng 5) khi chúng tôi từ Bình Chánh đi qua phà tại bãi Bến Ðá (thuộc phường 7 quận 8), qua bên kia là bến Phú Ðịnh (thuộc phường 16 quận 8), xuôi theo đường An Dương Vương ra Xa Cảng Miền Tây, chúng tôi bắt gặp cảnh nhiều xe đang phải lội nước tại giao lộ An Dương Vương và đường đi quốc lộ 1A, Phú Lâm và Chợ Lớn. Hình ảnh các xe “bì bõm” lội nước giữa trưa trời nắng chang chang khá tức cười. Vì mới chỉ là một cơn mưa “không đáng kể” mà phố xá đã tái diễn cảnh “phim bộ nhiều tập” - Cứ hễ mưa là... ngập! Hơn một tháng trước, vào ngày 17 tháng 4 cũng đã có một cơn mưa rào khá lớn đổ xuống Sài Gòn, cơn mưa kéo dài gần hai giờ đồng hồ. Bữa đó, tôi đang ở tại bến xe Miền Tây, chứng kiến cảnh Xa Cảng Miền Tây với khoảng bến bãi rộng lớn bậc nhất cả nước nhưng bao nhiêu năm nay không được sửa chữa, xây mới (kể từ năm 1971), bến xe đầy những ổ gà, ổ trâu... mưa ngập lụt, lầy lội nhìn thấy mà thương. Vậy mà nơi đây hàng ngày có khoảng 15 ngàn hành khách qua lại với hàng ngàn chuyến xe đi, đến... Theo ghi nhận của báo giới, cơn mưa hiếm hoi ngày 17 tháng 4 không chỉ gây ngập cục bộ ở Xa Cảng Miền Tây mà còn gây ngập một số khu vực thuộc Bình Thạnh, như khu vực cầu Nguyễn Hữu Cảnh... Ðiều này làm dân Sài Gòn rất lo ngại vì dù sao mùa mưa cũng chưa chính thức bắt đầu mà mùa ngập coi như đã mở màn.
Nhất là sau nhiều tháng chịu đựng cảnh hít bụi, kẹt xe vì những lô-cốt cống ngầm thoát nước. Nhưng nếu những công trình thoát nước không hiệu quả thì sao? Dân Sài Gòn đang hồi hộp chờ những đợt mưa lớn sắp tới, vì chỉ có khi bước vào mùa mưa thật sự thì mới biết công trình cống ngầm hành dân mấy năm trời kia có hiệu quả???
Xen kẽ giữa hai cây mưa 17 tháng 4 và 22 tháng 5 là những cơn mưa nhỏ, thoáng qua chưa kịp ướt áo. Thậm chí có người khôi hài là mưa nhỏ chưa kịp rớt xuống đất đã bị cái nóng gay gắt làm cho bốc hơi bay trở lại. Sài Gòn sau những cơn mưa “thử” trời vẫn nóng hầm hập. Dân chúng một mặt vẫn cầu mong cho trời mưa xuống thật nhiều nước cho mát, mặt khác cũng cầu xin trời sao cho đừng có... ngập! Trời bảo: “Biết rồi! Khổ lắm, năm nào cũng xin!”
D.SÀI GÒN KẸT XE
SÀI GÒN KẸT XE Thành phố bây giờ lắm kẹt xe Bàn hoài hứa mãi chẳng ai nghe Đường to nghẽn tắc vì chen né Phố nhỏ nghẹt ùn bởi nhét khe Lô cốt công trường tan nát bét Hố đào cống bới rách te be Ước gì đô thị hồi xưa bé Đất rộng người thưa hết kẹt xe
E . SÀI GÒN Ổ CHUỘT Nhà ổ chuột Nhà không số, phố không tên Nhà ở đây san sát nhau, vách làm bằng tôn rách nát, liếp tre, ván ép, gỗ mục… Số nhà thì nhà có, nhà không, nhà thì lấy phấn trắng ghi lên vách. Người lớn tuổi xung quanh khu vực cũng không nhớ rõ những ngôi nhà này có tự bao giờ. Nhiều người phỏng đoán, chúng hình thành khi người nông dân nghèo mất mùa đổ xô về Sài Gòn - Gia Định xưa kiếm ăn xung quanh rạch Ụ Cây, nơi từng có hàng chục xưởng cưa với những ụ cây cao ngất. vách.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (51 tuổi, ngụ tại phường 10, quận 8) kể: “Đa phần là người nghèo không vốn liếng, không chữ nghĩa, không tấc đất cắm dùi, không cơ sở làm ăn quy tụ về đây làm thuê, làm mướn cho các xưởng cưa. Đêm về, chỗ nằm ngủ của họ là mấy tấm chiếu manh trải trên ghe, trên sàn gỗ của những ngôi nhà dựng tạm bợ, chẳng đủ để che mưa, che nắng”. Một góc khu "ổ chuột" ở quận 8. Một số hình ảnh về “cầu tõm” và cuộc sống người dân:
Cầu tõm ở quận 6.
Chất thải cá nhân sẽ trực tiếp đổ ra dòng kênh thế này.
Căn nhà xây duy nhất cũng 2/3 diện tích nằm trên kênh.
Rác ứ đọng. Khu vực đường Bến Vân Đồn, quận 4 cũng có nhiều ngôi nhà nát như thế. Ngay cạnh cao ốc Vạn Đô ở phường 1, quận 4, hơn 20 căn nhà tồi tàn đang thi gan với nắng mưa. Khu Miếu Nổi (đường Trần Bá Giao, phường 5, quận Gò Vấp) hiện còn vài chục căn lều rách. Chị Phan Mỹ Dung (33 tuổi, ngụ tại khu Miếu Nổi) nói: “Lều không đủ che nắng. Khi trời mưa lớn thì giống như ở ngoài sân. Khổ lắm!”. Quận 3, một trong những quận trung tâm với các con phố sầm uất, cũng có một số nhà ổ chuột nằm bên đường Nguyễn Thị Diệu. Hàng chục người vô gia cư (có hộ khẩu tại TP HCM) dựng bạt làm nhà, dùng cũi thay giường. Những căn nhà lụp xụp này tập trung dọc theo kênh rạch. Một cơn gió lớn có thể thổi tung mọi thứ. Thế nhưng, người dân ở đây sống ngày này qua tháng nọ suốt mấy chục năm nay. Người lớn đi trước, lớp trẻ nối bước theo sau, mỗi người mỗi cảnh. Thiếu vệ sinh, thừa nhân khẩu Anh Lê Văn Quyến (48 tuổi, ngụ tại phường 5, quận 4), nói: “Dạng nhà lụp xụp ở đây còn nhiều lắm. Dân chủ yếu kiếm sống bằng nghề bóc hành tỏi, bốc xếp hay chạy xe ôm. Tiền ăn còn không đủ, lấy đâu mà mơ ước có ngôi nhà để an cư, lạc nghiệp”. Anh Quyến cho biết, tuy nhà chật, tồi tàn nhưng hầu như hộ nào cũng có 5 - 6 nhân khẩu. Nhà anh vỏn vẹn 8 m2 nhưng chứa tới 5 người. So với nhà chị Nguyễn Thị Duyên (hẻm 148, đường Tôn Đản, quận 4), nhà anh Quyến còn khá hơn. Căn nhà của chị Duyên bề ngang chưa đến 1,5 m, dài khoảng 5 m, được “xây” bằng tôn cũ ghép lại và chứa 8 người. Chỗ ở chỉ đủ trải chiếc chiếu, tủ gỗ kê sát tường và một góc để làm phòng vệ sinh. Những đồ vật khác như bếp lò, chén bát, giường xếp... phải kê ngoài hẻm. Từ ngoài nhìn vào nhà trông giống chuồng bò có gắn biển số trên vách. "Nhà" của một gia đình ở khu ổ chuột. Tuy vậy, chị Duyên vẫn tỏ ra hài lòng: “Có một nơi trú thân như thế cho cả gia đình đã là may mắn lắm rồi. Tôi làm tạp vụ nhà hàng theo ca, mấy đứa em làm công nhân giày da. Kẻ làm ngày, người làm đêm cứ thay phiên nhau ngủ. Còn ăn uống thì nấu ngoài hẻm, cơm nấu để trong nồi, ai đói thì bới tô, bới chén rồi mỗi người kiếm nơi nào mát mẻ ngồi ăn”, chị nói. Tăm tối, bẩn thỉu và chật hẹp là đặc điểm chung của những căn nhà này. Thậm chí, nhiều nơi nước máy không có, điện thì chập chờn do câu nối nên việc sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn. Bước vào toilet nhà anh Quyến, ai nấy không khỏi rùng mình vì sự ẩm ướt trên sàn và đủ thứ mùi hỗn hợp bốc lên. Tìm mãi mới thấy ca múc nước nằm lăn lóc ở góc nhà. Cũng cái ca ấy, anh Quyến dùng để múc nước trong cái lu cáu bẩn đổ vào nồi nấu canh, thổi cơm. Ông Trần Văn Mẹt (nhà ở dưới chân cầu Hiệp Ân 1, đường Phạm Thế Hiển, quận 8) cho biết: “Những hộ dân ở đây phải cắn răng mua từng thùng phuy nước để dùng vì hệ thống nước sạch của nhà nước vẫn chưa vào đến. Vì thế, tắm giặt vẫn là chuyện xa xỉ”. Bà Nguyễn Thị Đức, một trong những người vô gia cư trên đường Nguyễn Thị Diệu, quận 3, đúc kết, sinh hoạt của họ bằng một câu: “Ăn cơm hộp, tắm công viên”. Họ bỏ ra 3.000 đồng cho một lần tắm giặt tại nhà tắm công cộng ở công viên Tao Đàn. Tây Đô Lang thang “cầu tõm” Sài Gòn Bài viết cập nhật lúc: 09:23 ngày 28/06/2009 Lang thang trên những con kênh ở TPHCM, bất chợt người ta nhớ đến Sài Gòn những năm 90. Bởi vẫn còn đó những “cầu tõm” hiện diện trên dòng kênh đen đặc bốc mùi xú uế dến ngạt thở. Dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm (phường 10, quận 6) kéo dài từ cầu Bà Lài đến đại lộ Đông Tây chỗ nào cũng có “cầu tõm” bên những ngôi nhà lụp xụp san sát nhau. Người dân sống ở khu vực này chủ yếu là dân nhập cư. Họ thải nước sinh hoạt, rác và vệ sinh cá nhân xuống thẳng những dòng kênh đen. Cộng thêm chất thải do những ghe chở dừa từ miền Tây lên khiến con kênh này chết lặng từ bao năm qua. Quận 6 có 30 dòng kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài 45km thì đã có 10.000 người sinh sống trên những dòng kênh này rồi. Bước sang quận 8 cũng như vậy. Rạch Ụ Cây, ở phường 10, 11, quận 8 chỉ có một hộ dân duy nhất làm nhà vệ sinh có hầm chứa. Ở Kênh Đôi hay rạch xóm Củi người ta cũng thấy nhan nhản “cầu tõm” trên sông. Sống trên những dòng kênh ô nhiễm này, bà con cũng phải học cách làm quen. Nhưng không phải lúc nào cũng chịu đựng nổi. Ông Lại Văn Bích, sống trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm cho biết ông đã ở đây từ năm 1970, chứng kiến những con kênh chết dần chết mòn. Dẫu vậy, cũng như bao người dân khác, ông Bích vẫn sử dụng “cầu tõm”. Ông Trần Phùng Hà, cũng ở kênh Tân Hóa - Lò Gốm cho biết, khi nước xuống, chất thải không trôi đi bốc mùi không thể chịu nổi. Nhà ông bé tí tẹo nhưng có đến 10 người sinh sống. Sàn nhà bắc trên dòng kênh lúc nào cũng rung rinh, phải thường xuyên gia cố. Hầu hết những “cầu tõm” đều nằm ở khu vực sắp bị giải tỏa nên người dân cũng không buồn nghĩ đến chuyện xây nhà vệ sinh. Ở quận 6, đã có lúc người ta dự định thực hiện dự án xóa “cầu tõm” nhưng khi thực hiện lại đụng ngay dự án giải tỏa nên đành gác lại và trong khi chờ thì người dân vẫn cứ… “cầu tõm”. Tuy nhiên ở một số nơi khác, chính quyền địa phương đã có biện pháp hỗ trợ bà con vay tiền xây nhà vệ sinh. Như ở phường 4, quận 8, UBND phường cho vay không lấy lãi 1,5 triệu xây nhà vệ sinh, có hộ nghèo còn được miễn phí. Một số hình ảnh về “cầu tõm” và cuộc sống người dân: Cầu tõm ở quận 6. Chất thải cá nhân sẽ trực tiếp đổ ra dòng kênh thế này. Căn nhà xây duy nhất cũng 2/3 diện tích nằm trên kênh. Rác ứ đọng. "Ốc đảo ve chai” giữa lòng Sài Gòn Cập nhật ngày: 02/01/2009, 07:44 GMT+7. Không ai có thể nghĩ rằng ngay giữa nơi phồn hoa đô hội như TP Hồ Chí Minh lại lạc lõng một cộng đồng người nghèo, lạc hậu, thất học từ đời này qua đời khác, không những không có lấy mảnh đất cắm dùi mà ngay mảnh giấy tùy thân. Bốn thế hệ của gia đình này đều không có giấy tờ tùy thân Không biết cái tên "ốc đảo ve chai" bắt đầu có từ bao giờ, ai đặt cho cái xóm nhà trọ nghèo truyền đời tại hai khu phố 9, khu phố 10 của phường 5, quận 8, TP Hồ Chí Minh nhưng nếu không một lần đến tận nơi, tận mắt chứng kiến, không trò chuyện với những con người đang ngày ngày sinh sống tại đây, chúng tôi hay bất kỳ ai cũng không thể nghĩ rằng ngay giữa nơi phồn hoa đô hội như TP Hồ Chí Minh lại lạc lõng một cộng đồng người nghèo, lạc hậu, thất học từ đời này qua đời khác, không những không có lấy mảnh đất cắm dùi mà ngay mảnh giấy tùy thân cũng không có như thế. "Ốc đảo ve chai” giữa lòng Sài Gòn Không ai có thể nghĩ rằng ngay giữa nơi phồn hoa đô hội như TP Hồ Chí Minh lại lạc lõng một cộng đồng người nghèo, lạc hậu, thất học từ đời này qua đời khác, không những không có lấy mảnh đất cắm dùi mà ngay mảnh giấy tùy thân. | ||
| ||
Không biết cái tên "ốc đảo ve chai" bắt đầu có từ bao giờ, ai đặt cho cái xóm nhà trọ nghèo truyền đời tại hai khu phố 9, khu phố 10 của phường 5, quận 8, TP Hồ Chí Minh nhưng nếu không một lần đến tận nơi, tận mắt chứng kiến, không trò chuyện với những con người đang ngày ngày sinh sống tại đây, chúng tôi hay bất kỳ ai cũng không thể nghĩ rằng ngay giữa nơi phồn hoa đô hội như TP Hồ Chí Minh lại lạc lõng một cộng đồng người nghèo, lạc hậu, thất học từ đời này qua đời khác, không những không có lấy mảnh đất cắm dùi mà ngay mảnh giấy tùy thân cũng không có như thế.
Mặc dù có người dẫn đường nhưng con ngõ nhỏ dẫn vào khu “ốc đảo ve chai” chỉ rộng đủ để 2 người đi bộ ngược chiều tránh nhau lại sũng nước sau cơn mưa chiều, lại thêm một bên là nước rạch chênh vênh khiến chúng tôi vừa chạy xe vừa... run. Hình ảnh chúng tôi bắt gặp đầu tiên là mấy đứa trẻ đầu trần chân đất, ướt lướt thướt vác bao tải nối đuôi nhau len lỏi trở về, đổ ộc những chai lọ, vỏ bia xuống khoảng trống hiếm hoi còn lại trước mỗi căn lều. Ông Lê Hồng Huỳnh, Trưởng ban điều hành khu phố 10 cho biết: Thường thì phải tối lũ trẻ mới trở về nhưng những ngày mưa như thế này, chúng phải về sớm... Sự xuất hiện của những người lạ là chúng tôi lập tức gây sự chú ý của cư dân trong xóm. Thấy tôi giơ máy lên chụp hình, người phụ nữ trạc ngoài 30 tuổi, người gầy đét với đứa con nhỏ trên tay và 4, 5 đứa trẻ lóc nhóc vây quanh vui vẻ kêu: Chụp hình kìa! Mấy đứa lại đây mà chụp hình...
Sát nhà chị Gái, gia đình ông Lê Văn Mừng cũng có đến 7 đứa con, đứa lớn nhất 21 tuổi, đã lấy chồng nhưng không thể làm giấy đăng ký kết hôn vì không có giấy khai sinh. Thực ra, đây chỉ là một tiểu gia đình trong đại gia đình của bà Lê Thị Nho. Bà Nho cho biết năm nay đã gần 70 tuổi, thuê nhà sống ở TP Hồ Chí Minh đã trên 20 năm. Cả đại gia đình của bà gồm đến 4 thế hệ với 40 nhân khẩu nhưng cũng không một ai có giấy tờ tùy thân. Khai sinh không có, chứng minh nhân dân lại càng không nên hơn năm trước, chồng bà không may đã rời cõi thế song cũng không thể làm giấy khai tử. Nhiều trẻ không được đi học
Mắt ngấn nước, chị bảo cả 9 nhân khẩu trong gia đình đều trông chờ vào đồng tiền chạy xe ôm của chồng. Mỗi tháng trừ đi 500.000 đồng tiền thuê nhà, còn lại đều "bỏ vào mồm" cả. Đứa lớn có giấy khai sinh đàng hoàng đấy nhưng chỉ học lớp tình thương ban đêm, ngày còn phải đi lượm ve chai phụ cha mẹ. Học đến chương trình lớp 4 thì nhất định nghỉ. Mấy đứa còn lại, chị cũng không mặn mà lắm với việc làm giấy khai sinh vì có giấy tờ thì chúng cũng chỉ đi lượm ve chai như anh nó. Thương con thì thương thật nhưng cũng chỉ thương để đấy mà thôi ... Riêng bà Lê Thị Nho, sau gần cả cuộc đời lăn lộn vất vả kiếm sống, thêm 3 thế hệ thất học, mù chữ, không có cơ hội mở mày mở mặt với xã hội bằng một công việc đàng hoàng hơn nghề nhặt ve chai, hơn bao giờ hết bà đã ý thức được vai trò của những tấm giấy tùy thân. Hiện tại, bà đã có đến 27 đứa cháu nhưng chúng đều thất học và nối gót các bậc sinh thành làm nghề lượm ve chai. Bà bảo rằng thế hệ bà, con bà đã già, đã lớn tuổi cả rồi, không có giấy tờ cũng được. Chỉ mong 27 đứa cháu của bà làm được giấy tờ để đủ điều kiện học hành, mong có nghề nghiệp tử tế hơn để có cơ hội thoát nghèo. |
SÀI GÒN BÂY GIỜ
Thiên Hương Tôi mới về thăm Sàigòn, mới trở về một khung trời thân thương nhưng sao nhiều lúc thấy mình lạc lõng trước những đổi thay và có những lúc thấy mình hoang mang. Dù không có dịp đi nhiều, gặp gỡ nhiều, chỉ nhìn những gì đang diễn ra trước mắt, tầm nhìn rất hạn hẹp nhưng cũng đủ để có những câu hỏi và những suy tư.
Có gan làm giàu, nên một số người cầm cố nhà cửa mua chứng khoán, trúng đậm và đẩy giá nhà đất tăng vọt. Nhưng cũng có nhiều người tán gia bại sản vì giá chứng khoán đi xuống. Có căn nhà đường Đồng Khởi rao bán với giá 1 tỉ đồng cho 1m2 (khoảng hơn 60 ngàn đô Mỹ một mét vuông). Nhìn vào giá nhà đất cao hơn New York và Tokyo ắt hẳn thấy dân Việt nam mình là dân giàu ... nhất thế giới. Có vẻ như là ai dính vào nhà đất cũng giàu, vì thế quí vị quan viên chia nhau mua đất ở những vùng xa xôi rồi vẽ lên một bản đồ qui hoạch, đưa đất của mình vào những vùng trọng điểm, thế là thắng to, tiền lại đẻ ra tiền.
Nhưng cũng có những cao ốc xây dựng đã lâu vẫn đìu hiu buồn tênh. Ba căn cao ốc Thuận Kiều ở Quận 5 cao ngất ngưởng nhưng đến đêm lại tối thui đèn đóm vì không có người ở. Người dân ở đây ví cao ốc này như ba cây nhang, vì bị một cái huông nào đó nên chẳng mấy người mua hay thuê. Có lẽ vì đời sống quá chộn rộn nên người dân bây giờ dựa vào bói toán và mê tín trong mọi việc. Bởi vậy, với nhà đất, ai nổi thì cứ nổi, ai chìm cũng cứ chìm, bảy nổi ba chìm chín cái lênh đênh .... Các nơi ăn uống mọc lên tứ tung ở Sàigòn.
Mà đó còn là những người may mắn vì có công việc thu nhập còn khá, còn biết bao nhiêu người bán rong ngoài chợ, những người lao động chân chính, họ nghèo, rất nghèo ... Mà còn rất nhiều người nghèo thật. Trên các con đường vẫn còn cảnh các người bán rong trên phố chạy tơi tả khi công an dẹp lòng lề đường. Những cô bé bưng những thau xôi nhỏ, những người bán bún, bán trái cây vội vã chạy khi thấy bóng công an từ xa. Nếu bị giam hàng, mất vài trăm ngàn tiền phạt, phải vay nóng, số nợ cứ tăng lên, lãi mẹ đẻ lãi con lại ra bày hàng bán với số thu nhập dưới trăm ngàn một ngày. Một bà bán trái cây than, bà muốn mua vé số may ra trúng mà đổi đời chứ khổ quá, mà vé số cũng mắc nên không dám mua.
Số lượng taxi ở Sàigòn cũng gia tăng rất nhanh. Cả chục hãng taxi cạnh tranh nhau cùng với các taxi ngoài luồng. Thường người ta vẫn thích đi taxi của các hãng vì đồng hồ chạy giờ được tin tưởng hơn. Rất nhiều người lái taxi từ các tỉnh thành, vùng quê khác đến. Trong các nhà hàng, các tiệm cũng vậy.
Thanh niên và các lao động chính trong gia đình có khuynh hướng rời thôn quê đổ về các thành phố lớn nơi có nhiều cơ hội kiếm sống hơn. Như vậy lấy ai xây dựng nông thôn? Những người sống ở quê trông vào tiền gửi về của người thân làm ở thành phố. Những người này thường sống thành nhóm, chia phòng ở và dành dụm gửi tiền về nuôi gia đình ở quê, có người cả mấy năm không thể về thăm nhà. Như thế, cuộc sống kinh tế của gia đình họ khá hơn, nhưng về tinh thần sẽ ra sao khi gia đình chẳng được niềm vui sum họp. Có những người ở quê giàu lên nhờ cứ cắt đất ra mà bán dần, tiêu xài thoải mái, xây nhà, mua xe, mua máy móc, chưng diện, v.v... Nhưng rồi họ sẽ tiến tới đâu khi không còn đất để bán và các món tiền này cũng hết đi.
Tôi có dịp về thăm một lô đất của người bạn ở vùng ven Sàigòn, cũng mừng vì những ngôi nhà nhỏ trên những lô đất gần đấy đã có vẻ bớt rách nát. Những người sống ở đó giờ đây ăn mặc cũng khá tươm tất, đã có da có thịt không gầy gò như vài năm trước. Nhưng hỏi ra mới biết lao động chính trong gia đình là những đứa bé 5, 7 tuổi. Tối tối các cô cậu bé tí này đi trộm mủ cao su ở những rừng cao su gần đó đem về cho cha mẹ bán. Đời sống gia đình nhờ thế mà khá lên.
Căn bản không có, cái gốc không có, cái ngọn sẽ tươi được bao lâu? Rất nhiều cửa hàng ở Sàigòn thấy mở cả ngày mà số lượng bán buôn thật ít ỏi. Giá thuê mặt bằng lại quá mắc, rồi rất nhiều chi phí khác sẽ khiến cho các chủ cửa hàng này cầm cự được bao lâu. Hiện nay các siêu thị, các cửa hàng tổng hợp bắt đầu mọc lên như nấm. Vào các cửa hàng này không sợ mua hớ, chất lượng cũng đảm bảo hơn nên sẽ là một mối đe dọa lớn cho các tay buôn và cửa hiệu nhỏ. Có lẽ vì thế nên dạo này giá nhà mặt tiền đã hơi chựng xuống.
Vào các quán ca nhạc, một vài quán đông khách, nhưng cũng có những quán vào các tối trong tuần số khách loe hoe đếm trên đầu ngón tay, tiền sở hụi nặng quá các người chủ sẽ chống chỏi được bao lâu. Có những người đang giàu và sẽ giàu mãi lên nhưng với đa số dân, đời sống kinh tế chật vật, bảo hiểm y tế không có, nếu gặp một biến cố nào, khi đau ốm cuộc sống gia đình sẽ ra sao. Đi vào một tiệm gội đầu, nhìn các cô gái gội đầu và massages cho khách mà thấy ngậm ngùi. Gương mặt các cô cúi xuống, những ngón tay nhỏ bé nắn bóp những cánh tay to lớn của những người khách ngoại quốc, cam chịu đến não lòng. Thành phố càng ngày càng đông, sức sống ngần ngật nhưng có vẻ như quá tải. Nhịp độ tăng trưởng quá nhanh nhưng không cân xứng.
Các cửa hàng dịch vụ, nhà hàng, các khu ăn chơi mọc lên như nấm nhưng con số các trường công lập, các nhà thương công hình như không nhiều thay đổi. Nhiều người giàu quá giàu nhưng vẫn rất nhiều người còn quá nghèo. Cái giàu lộ rõ, cái nghèo chìm hơn nhưng mênh mang như những tiếng thở dài. Sài gòn bây giờ càng ngày càng muôn mặt, nhưng buổi sáng vẫn rộn rã với hình ảnh các học sinh, sinh viên mắt sáng trong tươi vui đến lớp, hàng đoàn người xe tấp nập, và … những chùm phượng đỏ đã bắt đầu nở trên cao, những cành hoa điệp vẫn còn vàng óng và một số đường phố vẫn rợp bóng lá me xanh. Cuộc sống vẫn còn đầy niềm tin và hi vọng, có đúng không…?
No comments:
Post a Comment