Friday, December 24, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CỘNG SẢN



TRUNG QUỐC: LẠM PHÁT & HẬU QUẢ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,
Kinh tế Geneva, 02.12.2010
Web : http://VietTUDAN.net

Nội dung bài Quan Điểm này đã được Đài RFI phỏng vấn ngày thứ Tư 01.12.2010, để phát thanh về Việt Nam. Theo Kinh tế gia Wang Tao, làm việc cho UBS tại Bắc Kinh, trước những đề nghị của các Chuyên gia quốc tế về những Biện pháp Tài chánh, Tiền tệ để giải quyết Lạm phát và tăng vật giá, Bắc Kinh vẫn từ chối những biện pháp ấy vì sợ nguy hiểm xẩy đến cho những Kỹ nghệ xuất cảng và lo lắng nạn thất nghiệp cho chục triệu nhân công:

«Pékin, malgré les pressions intenses de ses partenaires commerciaux, refuse toute hausse importante qui mettrait en danger ses industries exportatrices et des dizaines de millions d'emplois.» (PEKIN, 24 nov 2010 (AFP) (Par Boris CAMBRELENG) (Bắc Kinh, mặc dầu những áp lực của những bạn hàng thương mại của mình, từ chối mọi việc tăng lên quan trọng (như lãi suất, tỷ giá đồng yuan) có thể đưa đến nguy hiểm cho những kỹ nghệ xuất cảng và cho những chục triệu công nhân).

Trong bài này, chúng tôi trình bầy
=> Tình hình Lạm phát như thế nào hiện nay
=> Những lý do nào đưa đến Lạm phát
=> Những Biện pháp chống đỡ Lạm phát
=> Những hậu quả Lạm phát cho Kinh tế Trung quốc

Tình trạng Lãm phát như thế nào hiện nay Theo hai bài viết từ Bắc Kinh của Ký giả Harold THIBAULT đăng trên Nhật báo quốc tế Le Monde 19.11.2010; theo Bản Tin của Thông Tấn AFP bởi Boris CAMBRELENG đánh đi từ Bắc Kinh ngày 24.11.2010; và theo bài viết với tựa đề LES ALGUES, SYMBOLES DE L’INFLATION GALOPANTE EN CHINE (Rau câu, biểu tượng của Lạm phát nhẩy vọt tại Trung quốc) của Tác giả WEI GU (bản dịch của Christine LAHUEC) đăng trên Le Monde 30.11.2010, thì Tình hình Lạm phát tại Trung quốc được tóm tắt bằng những con số được đưa ra như sau:

* Trong tháng 10, vật giá nhẩy vọt 4.4%. Đó là con số chính thức tuyên bố, nhưng theo những nhà quan sát Kinh tế Trung quốc, thì việc nhẩy vọt vật giá phải là 7%.

* Vật giá những thực phẩm chính cho dân chúng tăng 62.4% trong một năm
* Tăng giá McDonald’s… và Siêu thị: Giá tại 1135 Tiệm ăn McDonald’s tăng từ 0.5 Yuan tới 1 Yuan. Các Tiêm ăn Kentucky Fried Chicken cũng tăng như vậy. Việc tăng giá cũng nhìn thấy rõ tại các Siêu thị.
* Viviane WEI, bà mẹ của một gia đình, được phỏng vấn ngay trước Siêu thị Carrefour (Pháp) ở phía Tây Thượng Hải, than phiền về giá tỏi và gừng tăng hơn một nửa giá của tháng trước. * Theo bài của Wei Gu đăng trên Le Monde 30.11.2010, Rau Câu, món ăn chính của dân Trung quốc, tăng giá 20% trong tháng 10 vừa rồi vì đầu cơ, khan hiếm công hái, xa bờ biển làm chi phí thêm tìm kiếm do các công nghệ của những thành phố ven biển tàn phá. Những lý do nào đưa đến Lạm phát

1) Lý do Khối Tiền lưu hành (Masse monétaire en circulation) bị thổi phồng gây ra Lạm phát, vật giá tăng vọt (Inflation). Ba nguồn làm thổi phồng Khối Tiền lưu hành như sau:
a) Biện pháp Quantitative Easing $600 tỉ để mua Treasury Bonds nhằm hạ lãi suất dài hạn khiến những khối vố đầu tư quốc tế đổ dồn vào các nước Á châu, nhất là Trung quốc để kiếm lợi nhuận cao hơn. «L’afflux de capitaux étrangers (spéculatifs), líe notamment à la stratégie monétaire extrêmement souple menée par la Réserve Fédérale américaine (FED), a renforcé cette tendance » (Le Monde 19.11.2010, page 1) (Làn sóng những vốn đầu cơ từ ngoài vào, liên quan chính yếu đến chiến thuật tiền tệ cực kỳ mềm dẻo chủ trương bởi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED), đã tăng cường khuynh hướng này (vật giá tăng vọt)) Theo Bản Tin AFP đánh đi từ KUALA LUMPUR Mã Lai, ngày 30.11.2010: Họp Bộ trưởng Tài chánh ASEAN khẳng định về Ngoại tệ nóng vào các nước ASEAN và Trung quốc do ảnh hưởng của Chính sách Tài chánh FED rót $600 tỉ vào lưu hành có thể làm cho lượng $581 năm 2009 tăng mạnh lên $825 tỉ cho đến hết năm nay 2010.

b) Chính Nhà Nước Trung quốc công khai thổi phồng số vốn vào lưu hành : Nhằm giữ đà tăng trưởng Kinh tế cũ, Nhà nước Trung quốc đã xuất quá nhiều vốn cho các Công ty nhà nước. Năm 2009, Nhà nước bơm vốn cho các Công ty trong năm 2009 là Rmb9’600 tỉ ($1’450 tỉ): “Bank lending ballooned to a record Rmb9’600bn ($1’450bn) as China rushed to reflate its economy after the financial crisis” (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Ngân hàng cho vay thổi phồng vốn cho vay kỷ lục Rmb9’600 tỉ ($1’1450 tỉ) trong năm 2009 khi Trung quốc vội vàng phát động Kinh tế sau cuộc Khủng hoảng Tài chánh)

c) Nhưng số vốn quan trọng là các Ngân Hàng Thương mại đã ngầm cho các Công ty vay mà chính Nhà nước không kiểm soát được. Tiến sĩ James KYNGE gọi đây là hệ thống Tài chánh đường hầm “subterranean world of finance “ hay “underground financial system “. Theo những con số cung cấp từ Use-Trust, một Tổ chức Tư vấn Kỹ nghệ, thì số vốn ngầm rót ra trong hai Tam Cá Nguyệt 2 và 3 tổng cộng là Rmb3’934.13 tỉ ($624.46 tỉ): “According to Use-Trust, a trust industry consultancy, the volume of bank trust lending conducted off the balance sheets of banks totalled Rmb2’005.26bn ($318.29bn) in the third quarter of this year, up from Rmb1’928.87 ($306.17bn) in the second quarter” (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Theo Use-Trust, một Tổ chức Tư vân Kỹ nghệ, thì số lượng vốn ngân hàng cho vay ngoài bảng cân đối kế toán tổng cộng là Rmb2’005.26 tỉ ($318.29 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ ba của năm nay và Rmb1’928.87 tỉ ($306.17 tỉ) trong Tam cá nguyệt thứ hai) Ngay những ngân hàng nhà nước cũng cho vay đường hầm vì là cơ hội tham nhũng, ăn hối lộ.

Mặc dầu dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Điều Chỉnh Ngân Hàng Trung quốc, những Ngân Hàng nhà nước cũng đi đường hầm cho vay chui. Con số cho vay chui lên tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ): “The off-balance-sheet lending by state banks this year was said to have reached at least Rmb2’000bn ($320 tỉ) (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Số vốn cho vay ngoại bảng can đối kế toán bởi các Ngân hàng nhà nước năm nay được nói đã đạt tới tối thiểu Rmb2’000 tỉ ($320 tỉ) Ba nguồn làm tăng Khối Tiền lưu hành (Masse monétaire en circulation) như trên đã tóm tắt đang làm Lạm phát, Vật giá tăng vọt tại Trung quốc: “It is the pressures caused by such ballooning money supply… that are the prime causes of inflation.” (Financial Times 22.11.2010, page 2) (Đó là những áp lực gây ra từ việc cung cấp tiền căng phồng len như vậy đã là những nguyên cớ chính yếu tạo Lạm phát hiện nay.)

2) Lý do vật giá thực phẩm tăng vọt hơn các hàng khác Hai lý do sau đây làm giá thực phẩm tăng hơn các hàng khác: a) Chú trọng hàng công nghệ xuất cảng và lãng quên thực phẩm cho dân. Việc lạm phát chính yếu là trên các thực phẩm. Vật giá tăng tổng thể 4.4%, nhưng đặc biệt đối với 18 thực phẩm chính yếu, vật giá tăng trong năm vừa rồi tới 62.4%. Người ta không khó hiểu về lý do tăng giá vọt của thực phẩm. Trung quốc sãn xuất chính yếu những hàng công nghệ (produits manufacturés) nhằm xuất cảng chứ không nhằm phục vụ dân Trung quốc. Về nông nghiệp, nếu sản xuất được gì, thì những Công ty chế biến thực phẩm như đóng hộp, phơi khô, lại cũng nhằm xuất cảng.

Do đó thực phẩm ăn liền cho dân chúng bị khan hiếm trong khi ấy Khối Tiền lưu hành (Masse monétaire en circulation) bị thổi phồng lên. Hậu quả là vật giá thực phẩm tăng vọt tới 62.4%. b) Giá công nhân tăng 15%. Những nông dân ra tỉnh vì vậy khan hiếm người làm. Giá công hái cà chua tăng 25% theo bài của Wei Gu trên Le Monde 30.11.2010. Lấy tỉ dụ rau câu, món ăn phổ biến tại TQ. Những vùng ven biển bị chiếm cho công nghệ: xây cảng, nhà cữa. Phải đi xa ra biển mới hái được rau câu, nên chi phí tốn kém và do đó giá bán tăng lên. Rau câu phơi khô còn bị đầu cơ vì giữ được lâu.

Những Biện pháp chống đỡ Lạm phát Trong Kinh tế, người ta phân biệt hai loại Lạm phát, Vật giá tăng, đó là Lạm phát vui sướng (Inflation heureuse) và Lạm phát khổ cực (Inflation malheureuse). Lạm phát vui sướng khi mà nền Kinh tế phát triển, dân thu nhập nhiều và tăng tiêu thụ. Ngân hàng Trung ương chỉ cần điều chỉnh khối tiền lưu hành cho phù hợp với phát triển Kinh tế. Còn đối với Lạm phát khổ cực (Inflation malheureuse), khi mà khối tiền lưu hành bị thổi phồng lên hoặc là sản xuất bị yếu kém đi.

Những người có số thu nhập cố định, gặp trường hợp Lạm phát này, sẽ thấy mình nghèo đi và phải chi tiêu khổ cực. Công thức đơn giản của FISCHER tóm tắt hai lý do tăng lạm phát khổ cực này: M.V -------- = P T P là chỉ số tổng quát giá tiêu thụ. M.V là lượng Tiền lưu hành. T là lượng hàng hóa sản xuất thực.

Vậy nếu lượng Tiền lưu hành (M.V) bị thổi phồng lên, thì chỉ số tổng quát giá tiêu thụ (P) cũng tăng vọt lên. Cũng vậy, nếu sản xuất (T) bị yếu kém đi mà lượng Tiền lưu hành giữ nguyên, thì chỉ số tổng quát giá tiêu thụ (P) cũng tăng vọt lên. Tại Trung quốc, vật giá tăng vọt hiện nay, nhất là về thực phẩm, đó là tình trạng Lạm phát khổ cực. Nhà nước có tăng lương, nhưng chính yếu là cho Quân đội, Công an, Công chức, đó là cho những lực lượng giữ trật tự xã hội để bảo vệ chế độ. ¾ dân chúng Trung quốc trong nội địa và số công nhân làm việc cho Kinh tế thì lại không được hưởng những thành quả Kinh tế tương xứng mà Trung quốc xuất cảng thu nhập vào.


Đây là tình trạng phân phối không đồng đều thu nhập Kinh tế mà chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải công khai nói ra trước Quốc Hội trong tháng 6/2010 vừa rồi. Những Biện pháp chống đỡ Lạm phát là cho tình trạng Lạm phát khổ cực này (Inflation malheureuse) như sau: 1) Những biện pháp cấp thời. Ngày 17.11.2010, Thủ tướng ÔN GIA BẢO đã đưa ra một số biện pháp cấp thời chống Lạm phát (Inflation), như:

=> Kiểm soát giá cả (Controle des Prix), nghĩa là đặt Giá Trần nhà (Prix plafond). Đây là biện pháp sẽ gây tất yếu cho Chợ Đen và Đầu Cơ như thời ở Nga trước đây. Những con buôn Tầu rất lành nghề về Chợ Đen và Đầu Cơ làm thực phẩm càng khan hiếm và Giá hàng luôn luôn theo đà tăng.

=> Từ kho Dự trữ, Nhà nước quyết định cho ra 62’000 tấn thịt heo và 210’000 tấn đường. Nhưng đối với 1 tỉ 300 triệu dân Tầu, thì hai lượng thịt và đường cho ra này chỉ như muối bỏ bể.

2) Những biện pháp Tài chánh Đây là những biện pháp do những nhà Tài chánh, Ngân Hàng quốc tế đề nghị (theo Bản Tin AFP bởi Boris CAMBRELENG đánh đi từ Bắc Kinh ngày 24.11.2010). Biện pháp Tài chánh này nhằm rút nhỏ lại Khối Tiền lưu hành (Masse monétaire en circulation) bằng
(a) Tăng Lãi suất chỉ đạo;
(b) Bắt các Ngân Hàng Thương mại tăng Dự trữ tại Ngân Hàng Trung ương. Nhưng những Biện pháp Tài chánh này không dễ dàng thực hiện vì những lý do sau đây: a) Biện pháp tăng Lãi suất chỉ đạo Nếu dùng Biện pháp tăng Lãi suất chỉ đạo lên để làm cho Giá thuê vốn thành mắc mỏ và do đó các Công ty giảm vay vốn đầu tư, thì Trung quốc lại lo ngại giảm đà Tăng trưởng và tăng Thất nghiệp vì không đầu tư thêm nữa, các Công ty thải thợ. b) Các Biện pháp làm giảm Khối Tiền lưu hành (Masse monétaire en circulation)

=> Đối với số vốn đầu cơ quốc tế ập vào do ảnh hưởng của của Quantitative Easing $600 tỉ của FED, thì Trung quốc khó lòng ngăn chặn vì sợ thiếu vốn nước ngoài. Có thể đặt thuế cho số vốn này như trường hợp Ba Tây đã áp dụng từ hai tháng nay để làm giảm việc ập vào của vốn đầu cơ quốc tế.

=> Đối với hệ thống cho vay đường hầm “subterranean world of finance“ hay “underground financial system“, bắt các Ngân Hàng thương mại tăng Dự trữ đặt tại Ngân Hàng Trung ương, thì Trung quốc gặp phải khó khăn là không kiểm soát được số tín dụng đường hầm này. Cái căn nguyên của việc tín dụng đường hầm là tham nhủng, hối lộ. Đây là việc khó khăn thực hiện kiểm soát vì chính Ngân Hàng Nhà nước cũng tham nhũng, hối lộ để cho vay vốn đường hầm. Những hậu quả Lạm phát cho Kinh tế Trung quốc Hậu quả này do chính những chuyên viên Kinh tế Bắc kinh lo sợ trước Họp G20 Nam Hàn và do chính Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói trong cuộc họp riêng vố Tổng thống Obama tại Hội nghị Seoul. Hậu quả gồm 5 điểm sau đây: (1) Đặt mua hàng Trung quốc bị giảm vì những lý do:
=> Lạm phát làm giá thành sản xuất cao

=> Tỷ giá đồng Yuan buộc phải lên vì Đo-la hạ, nên không hỗ trợ được cạnh tranh xuất cảng. => Đo-la giảm, hàng Mỹ trở thành cạnh tranh tại các Thị trường khác. => Mãi lực Tiêu thụ Liên Âu và Hoa kỳ xuống. Đây là lý do quan trọng cho việc giảm đặt mua hàng Trung quốc ở hai Thị trường chính mà Trung quốc đã lợi dụng làm giầu cho mình và đồng thời làm giảm Mãi lực Tiêu thụ của hai Thị trường này.

(2) Đặt mua hàng giảm thì các Công ty thải thợ, thất nghiệp tăng tại Trung quốc
(3) Thêm vào đó, một số Công ty nước ngoài thấy không có lợi nữa và sẽ chuyển sản xuất sang các nước khác có lợi hơn
(4) Đô-la xuống, nghĩa là Đồng Yuan tăng Tỷ giá, thì tình trạng Lạm phát cũng tăng làm Dân chúng bất bình.
(5) Lạm phát tăng làm Dân nghèo bất bình. Thất nghiệp tăng làm công nhân bất bình. Cả hai sẽ dẫn đến xáo trộn Xã hội và Chính trị Khi viết về cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu năm 1997, Bà Francoise NICOLAS đã nhấn mạnh đến hậu quả làm căng thẳng xã hội để đi đến BẠO LOẠN dân chúng làm thay đổi quyền lực Chính trị như trường hợp của Nam Dương thời ấy. Cách đây 3 năm, nhân vật giá thực phẩm Thế giới tăng, Ong Jacques DIOUF, Tổng Giám đốc FAO của Liên Hiệp Quốc, nói về hậu quả BẠO LOẠN quần chúng từ Lạm phát lên Chính trị: ”Si les prix continuent à augmenter, je ne serais pas surpris que l’on assiste à des émeutes de faim.“ (Nếu vật giá tiếp tục tăng, tôi không ngạc nhiên về việc người ta phải chứng kiến những cuộc nổi dậy vì đói). Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 02.12.2010
Web : http://VietTUDAN.net

No comments: