Friday, December 24, 2010

DƯƠNG THU HƯƠNG




Nhà văn Dương Thu Hương vẫn giữ vững lập trường tranh đấu cho dân chủ

Chia sẻ

Tin liên hệ

Nhà văn nữ Việt Nam được nhiều người ái mộ và cũng gây rất nhiều tranh cãi, bà Dương Thu Hương, đã thực hiện cuộc hành trình đầu tiên đến Hoa Kỳ. Vừa qua, tại thành phố New York, nhà văn Dương Thu Hương đã được giới thiệu cùng với một số tác giả nổi tiếng thế giới tham dự Liên Hoan Văn Học do Hội Văn Bút Quốc Tế tổ chức. Ngoài việc trích dẫn một số câu thơ trong Truyện Kiều, phần lớn nhà văn Dương Thu Hương đã giữ im lặng, và lắng nghe những phát biểu của nhà văn Toni Morrisson, khôi nguyên Giải Nobel, và nhà văn Salman Rushdie.

Nhưng hôm Chủ Nhật, nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng về những lời đả kích sắc bén của bà đối với chế độ Cộng sản Việt Nam trong các tác phẩm Thiên Đường Mù và Bên Kia Bờ Ảo Vọng, những tác phẩm đã bị cấm lưu hành tại Việt Nam, đã gây sôi động tại hội trường Thư Viện thành phố New York với những phát biểu nẩy lửa của bà về lý do vì sao bà vẫn là một cái gai trước mắt nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo tường trình của trưởng ban Việt Ngữ Đài VOA Michael Mathes, có mặt tại New York hôm Chủ Nhật vừa rồi, thì mặc dù nhà văn Dương Thu Hương có hơi choáng vì sự chú ý của cử tọa, bà vẫn duy trì thái độ cương quyết và không hề nao núng trong việc theo đuổi những thay đổi mà bà muốn thấy tại Việt Nam.

Nhà văn Dương Thu Hương tỏ ra thoải mái, tuy có hơi ngập ngừng khi bà cùng với nhà văn Robert Stone, một nhà văn Mỹ cũng được nhiều người ái mộ, bước lên sân khấu để tham gia một cuộc thảo luận trước một cử tọa trên dưới 200 người.

Nhưng nét mặt của nhân vật tự coi mình là một chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ đã trở nên nghiêm nghị một cách nhanh chóng khi bà được hỏi về những điều kiện phải đối phó trong tư cách là một nhân vật bất đồng chính kiến ở quê nhà. Bà Dương Thu Hương nói:

“Tôi chấp nhận cuộc sống như là một người tội phạm, luôn luôn bị săn đuổi và sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, chỉ có điều là tôi không phải là một tội phạm chính thức theo cái nghĩa thông thường mà là tôi là kẻ làm giặc, và vì thế tôi phải chấp nhận một cái thân phận như vậy, và khi chấp nhận như vậy thì sự sợ hãi không còn tồn tại nữa. và người ta sống với khoảnh khắc hôm nay và ở đây, còn ngày mai thì mặc kệ, và vì lý do đó tôi tìm thấy sự tự do trong cuộc sống của tôi và tôi cảm thấy tự do ngay cả trong nhà tù.”

Năm nay 59 tuổi, nhà văn Dương Thu Hương đã từng bị tống giam vì những điều bà đã viết. Bà đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng Sản. Những tác phẩm của bà, từng bán rất chạy tại Việt Nam, nay đã bị cấm lưu hành. Mặc dù vậy, bà vẫn tiếp tục sáng tác, và đã cho xuất bản 3 quyển sách mới nhất ở nước ngoài.

Như nhiều nhà văn cùng thế hệ, bà Dương Thu Hương trưởng thành trong chiến Tranh Việt Nam. Bà tham gia chiến tranh vì ý thức trách nhiệm và lòng yêu nước, nhưng bà đã nhanh chóng bị vỡ mộng. Bà nói:

“Nhưng đến năm 69 khi tôi gặp những toán tù binh đầu tiên hoàn toàn là người Việt Nam thì tôi hiểu là tôi bị lừa. Tôi hình dung là tất cả kẻ thù phải là mắt xanh mũi lõ và da trắng. Nhưng mà năm 69 khi tôi gặp ở những binh trạm ở Quảng Bình người ta chuyển ra những tù bình thì hoàn toàn là những người mũi tẹt da vàng và tóc đen.”

Theo lời bà, thì bên cạnh cảm giác tan vỡ ảo tưởng, còn có nỗi lo sợ rằng chiến tranh là một trò hề lịch sử ác độc, và trong cuộc chiến ấy, các lực lượng dã man hơn đã thắng thế. Bà cho biết:

“Tôi nghĩ đấy nó gieo vào tôi một cái trạng thái vô cùng hoang mang và cay đắng và cũng lần đầu tiên tôi hiểu là không phải lúc nào cái đẹp cũng chiến thắng, mà nhiều khi cái đẹp phải tan nát, và nền văn minh phải qui hàng.”

Những năm chiến đấu đã để lại một vết thương nơi nhà văn mà thời còn là một người trẻ tuổi đầy lý tưởng đã tham gia chiến dịch “Tiếng Hát Át Tiếng Bom” của Cộng Sản Việt Nam để giúp vui cho bộ đội và dân làng. Bà Dương Thu Hương là một trong số 3 người còn sống sót trong đoàn công tác 40 người này. Giọng nói của bà trở nên xúc động khi hồi tưởng lại những ngày gian khổ ấy.

“Thật sự là thời gian đấy là người ta sống như súc vật. Tôi nhớ là có một sự tuyên truyền của những người ở phương nam là 3 thằng cộng sản đu không gãy một cộng đu đủ thì nó cũng gần đúng như vậy, bởi vì là hoàn toàn là tất cả cái chế độ dinh dưỡng của một người bình thường ngay cả những người Châu Phi thì cũng không thể so sánh được với những người dân Việt Nam trong chiến tranh. Khi bom Mỹ dập xuống thì tất cả những bát đĩa của chúng tôi là vỡ hết cho nên là người ta ăn bằng những cái lon và những cái gáo dừa và đương nhiên là thực phẩm thì. ... Chúng tôi ăn những thứ mà những người bình thường không tưởng tượng được ví dụ như là ruột cây đu đủ nạo ra.”

Nhà văn người Pháp Antoine Audouard nói rằng những tác phẩm của bà Dương Thu Hương đã mở ra một cánh cửa để độc giả am hiểu Việt Nam một cách sâu sắc hơn, về lịch sử và những truyền thống của Việt Nam, về nội tâm và nỗi đau thương của Việt Nam, nhưng tiếng nói của bà không chỉ là một tiếng nói có âm hưởng toàn cầu:

“Một tiếng nói có thể nói với mỗi người trong chúng ta. Tôi biết rằng Dương Thu Hương đã trải nghiệm rất nhiều, bởi vì những quyển sách của bà, vì lòng can đảm của bà, và bởi vì lập trường của bà cho người dân Việt Nam. Nhà văn này đã từng bị tù đầy, các tác phẩm của bà bị cấm đoán, hộ chiếu của bà bị tịch thu. Nhà văn Dương Thu Hương đã phải trả một cái giá cho bản chất trung thực của bà.”

Hiếm có người ở tại Việt Nam dám công khai đả kích chế độ cai trị của Cộng Sản như bà Dương Thu Hương đã từng làm. Bà than phiền về khả năng của Đảng Cộng Sản Việt Nam gây sợ hãi nơi người dân, bên cạnh nỗi tự hào vô tận của họ về việc đã đánh bại người Mỹ. Bà nhận xét:

“Người Việt Nam đầy đủ can đảm để chết, nhưng mà chưa bao giờ đủ khôn để mà sống, đủ khát vọng để mà sống một cách tử tế. Và đấy là lý do để mà tôi phải làm giặc, lý do duy nhất mà tôi làm giặc có nghĩa là tôi muốn bảo với dân tộc của tôi là phải biết mở mắt ra để nhìn vào cuộc sống.”

Trong khi bà Dương Thu Hương nhấn mạnh phải hướng nhìn về phía trước, và phải thử thách những giới hạn của sự chấp nhận tại Việt Nam để vạch ra một cuộc sống mới, đáng sống hơn cho đồng bào Việt Nam của bà, nhà văn sẵn sàng chấp nhận rằng cũng như rất nhiều người cùng thế hệ, bà đang bị vây hãm bởi quá khứ và các truyền thống Việt Nam.

Nhà văn Dương Thu Hương là một người sống sót từ một quá khứ xa xưa, như nhà văn Pháp Audouard ghi nhận, một người sống sót chơn chất một mực bám víu lấy đất nước như một ngọn cỏ đã trải qua tất cả các bão tố và những bi kịch. Bà Dương Thu Hương đồng ý với đánh giá này:

“Điều đó là chính xác bởi vì ...nếu mà trong tôi không có một người đàn bà răng đen mắt toét thì tôi không thể nào tồn tại được.”

http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-duong-thu-huong-interview-1-81765912.html





12 Tháng 2 2009 - Cập nhật 08h15 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương

'Nhà sàn Bác Hồ tại Hà Nội (vnpic.org)


"Từ khi tôi rời khỏi đất nước, tôi chẳng có xuân với Tết gì hết," nhà văn Dương Thu Hương, tác giả cuốn tiểu thuyết 'Đỉnh cao chói lọi' đang gây nhiều dư luận trong và ngoài nước, cho BBC hay về việc đón Tết nguyên đán mới đây trong một phỏng vấn dài đầu năm.

"Tôi ở đây có một mình và tôi cũng ít tiếp xúc với mọi người. Tôi hay khép kín mình ở trong phòng làm việc suốt trừ những khi phải đi các tỉnh gặp gỡ độc giả, hoặc tham gia những hội chợ, các conference quốc tế," nhà văn nói về cuộc sống riêng của mình.

"Cảm ơn những lời chúc mừng của mọi người, sách cũng mới phát hành thôi nên tôi hiện chưa biết được kết quả ra sao. Chỉ biết là dù sao cũng trả được một món nợ với những người đã mất," bà Hương nói.

Trung tuần tháng này, chương trình văn hoá bằng tiếng Anh 'Strand', thuộc Thế giới vụ Đài BBC sẽ phát sóng một phần cuộc trao đổi giữa nhà văn nữ bất đồng chính kiến với BBC Việt ngữ, mà nội dung chính mời quý vị theo dõi sau đây.

Con chuột trong hang

Tôi vẫn sống cuộc sống của một người như con chuột trong hang thôi, chỉ có một mình, mà Xuân phải đông đủ gia đình thì mới gọi là xuân được. Tết này tôi cũng được nhiều bạn bè mời đến nhà ăn tết nhưng tôi cũng ngại. Thành ra đối với tôi, xuân với hè cũng như nhau.

Tôi vẫn nhận được nhiều thư từ, điện thoại từ bạn bè. Tuy được nhà nước Việt Nam coi là kẻ thù, nhưng tôi lại có nhiều bạn, kể cả các bạn quốc tế.

Con cái tôi cũng có gọi điện. Đặc biệt những nhân vật quan trọng nhất của tôi là các cháu cũng gọi điện 'chúc bà thêm một tuổi'. Nhưng làm bà thì cũng 'đau đớn' lắm vì thêm một tuổi thì lưng thêm còng, gánh thêm nặng. Nhưng như thế thì cũng vui.

Nhà văn Dương Thu Hương và chiếc máy chữ
Bà Hương ngại Internet chiếm mất nhiều thời gian

Tôi có đủ cả một cỗ hai cháu nội, hai cháu ngoại, nhưng các cháu đại xá cho vì bà ở xa quá không gửi mừng tuổi về được. Năm vừa rồi, vào tháng Chín, con gái tôi có qua chơi, nhưng việc xin visa bây giờ hình như là càng ngày càng khó lên.

Về lại Việt Nam ư, từ lâu nay, tôi sống ngày nào biết ngày ấy. Tôi không có kế hoạch lâu dài. Vả chăng tôi còn một chương trình làm việc dự định ở một nước khác, tôi cũng đã 60 tuổi rồi.

Internet, tiếng Pháp và cơm Việt

Tôi không có Internet và kiên quyết không có Internet vì vào Internet chắc chắn là nhiều thông tin, rồi lại đến thư từ, thành ra tôi không có thì giờ mà phải tập trung làm việc.

Tin tức ở Việt Nam thì tôi cũng có mấy nhóm thân cận bên này. Thỉnh thoảng có tin tức gì quan trọng, các cháu hay bạn bè lại in ra cho tôi đọc. Thành ra tôi vẫn cập nhật được tình hình chung bên nhà.

Với các báo đài, truyền thông, tôi cũng ít có thời gian theo dõi. Tôi cũng lớn tuổi rồi và không hề có ảo vọng về sức khoẻ của mình. Một điều nữa là phải hình dung được một người ở tuổi 50, 60 nay đi học một thứ ngoại ngữ vất vả như thế nào.

Hồ Chí Minh từ lâu đã biến thành một hình nộm bị dùng bởi hai thế lực lịch sử
Dương Thu Hương

Tôi từ khi sang đây, ngoài lúc làm việc ra, phải tập trung vào học ngoại ngữ để có thể tiếp xúc, giao tiếp với mọi người. Vì chẳng lẽ lúc nào cũng phải thông qua phiên dịch. Những người trẻ sán lạn không thể nào hiểu được những người già 'tăm tối' khi họ phải học một món ngoại ngữ ở tuổi 50.

Về Tết thì thực ra tôi quanh năm đều có đồ châu Á. Ở Paris đặc biệt không thiếu đồ châu Á , lại có nhiều nhà hàng Á nữa. Chỉ có thiếu thời gian để nấu thôi vì tôi ở một mình, không thể nấu cơm Việt được.

Nói vậy nhưng nấu cơm Việt Nam vô cùng phức tạp. Phải từ 2-3 người trở lên mới bõ. Không bao giờ làm cơm Việt Nam một mình, vì nó phải đủ món.

Tôi là người 'răng đen mắt toét' nên những món tôi ưa thích như canh cua, bánh đúc không có được. Thành ra để thay thế, thỉnh thoảng tôi đi ăn phở hoặc đành vuốt bụng thôi. Không làm thế nào được.

'Đỉnh cao chói lọi'

Để tìm hiểu lịch sử và nhìn lại chân lý là một việc nan giải và không dễ dàng gì để tiếp nhận. Bởi vì con người ta luôn luôn là nô lệ cho một hệ thống giả định. Những hệ thống ý tưởng giả định đó khi đã cắm sâu vào đầu con người thì rất khó bứt ra.

Nhà văn Dương Thu Hương
Nhà văn Dương Thu Hương hiện sống tại Paris

Thật ra con người nói chung là một con vật rất lười suy nghĩ. Thành ra không phải dễ dàng gì tìm ra chân lý. Hồ Chí Minh từ lâu đã biến thành một hình nộm bị dùng bởi hai thế lực lịch sử.

Đối với những người cầm quyền trong nước, ông ta biến thành một ông Thánh, một con người toàn bích. Không có một nhược điểm nào, xin lỗi, chắc là không có cả đi vệ sinh và không làm tình. Để trở thành một thành luỹ che chắn cho chế độ.

Còn đối với những người vượt biên, hay những người là nạn nhân của chế độ cộng sản, buộc phải rời Tổ quốc ra đi trong một nỗi đau khổ khôn cùng, trong một lòng thù hận khôn nguôi, thì chỉ có Hồ Chí Minh là cái đích, cái biểu tượng dễ nhất để mà khạc nhổ, để mà đánh đấm.

Hồ Chí Minh đối với những người căm thù cộng sản trở thành hố rác để người ta trút tất cả những sự phẫn nộ, thù hận và sự khinh bỉ vân vân và vân vân.

Và khi đã có một mục đích như vậy thì không thể nào mà tiếp cận được chân lý. Bởi vì tất cả những người đã bị điều khiển bởi một mục đích thì không thể nào có được một cái nhìn khách quan.

'Có chủ thuyết riêng'

Muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ
Dương Thu Hương

Vì vậy từ lâu nay, dù là người tranh đấu cho dân chủ, nhưng tôi kiên quyết không bao giờ vào một đảng phái nào. Mặc dù cách đây mấy năm, tôi có ghi tên vào khối '8406', nói thẳng là tôi ghi tên để cùng đấu tranh với anh em, nhưng tôi là tôi.

Tôi luôn luôn là người đơn độc và tôi luôn có chủ thuyết của riêng tôi, tôi không bao giờ phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống ý tưởng của ai khác. Thời anh Chính (Hoàng Minh Chính) còn sống, tôi rất kính trọng anh Chính, nhưng tôi cũng nói với anh là chúng ta liên đới để đấu tranh. Tôi không phải là đệ tử của anh ấy.

Thực ra từ lâu tôi đã nhìn thấy rằng sự đồng lòng nhất trí trong một tập đoàn đưa đến một cái nhìn mù quáng và nhiều khi xuyên tạc lịch sử. Khi đã có một mục tiêu, người ta phải giả mạo lịch sử, người ta phải biến báo tất cả các sự kiện đi để đạt được mục tiêu ấy.

Ví dụ như trong khối '8406' bây giờ có mục tiêu cương quyết đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh, phá bỏ huyền thoại, và vì thế tìm đủ mọi cách để có thể hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng mọi giá.

Còn những người bảo vệ Hồ Chí Minh thì cũng không phải vì Hồ Chí Minh mà vì họ bảo vệ quyền lợi của họ. Bởi vì dù sao ông Hồ trong lịch sử vẫn còn để lại một hình ảnh tốt đẹp trong dân chúng.

'Hình ảnh sáng giá'

Sau 100 năm sống dưới chế độ đô hộ của thực dân Pháp, muốn hay không, thì Hồ Chí Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi ngày dài nô lệ.

Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bà Hương cho rằng biểu tượng Hồ Chí Minh bị cả hai phía tận dụng

Người ta không quên được những cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bản thân tôi cũng không quên được những hình ảnh đã từng xem như là Đề Thám và nghĩa quân các cuộc khởi nghĩa thất bại bị chặt đầu, rồi đầu họ bị cho vào những chiếc rọ.

Tất cả những hình ảnh đó cắm sâu vào tiềm thức của dân tộc và vì vậy mà Hồ Chí Minh vẫn là sáng giá để bảo vệ cho một chế độ mà người ta đã ngán đến tận tai và người ta đã thấy đầy rẫy những tội lỗi.

Những người làm chính trị là những người có mục đích. Vì vậy, tôi nói tôi chỉ làm giặc chứ không làm chính trị gia. Vì làm chính trị gia khó tránh khỏi phải thoả hiệp, trong đó bao gồm sự gian dối và đạo đức giả...

Tôi không bao giờ lệ thuộc vào bất cứ hệ thống chính trị nào và do đó trong chuyện này, nhà văn tự do hơn chính trị gia nhiều.

Tiểu thuyết hay chính trị

Trong đoạn tự thoại của nhân vật Chủ tịch ở cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mặc bộ complê trắng ngà chính là lương tâm của ông ta tự vấn. Ông không phải chỉ là nạn nhân đâu, bản thân ông cũng tham dự một phần của kẻ đao phủ.

Tôi đã nhắc lại cả nghìn lần rằng tôi không bao giờ tham dự vào bữa tiệc của những người dân chủ khi họ mừng ngày thắng lợi
Dương Thu Hương

Trong con người ông có một góc hình thành con người tên đao thủ, vì ánh sáng của quyền lực, ảo vọng của vinh quang v.v... và vai trò của Cha già dân tộc đã khiến cho ông rơi vào một tình trạng tê liệt và hèn nhát.

Và cái đó chính ông cũng nghiệm thấy là bản thân ông tham dự vào cái chết của vợ ông ấy.

Không một cuốn sách nào chỉ có một thông điệp không thôi cả, nếu không thì người ta không nên mất công viết làm gì, nhất là lại tra tấn người đọc đến gần 800 trang với chỉ một thông điệp không. Đấy là điều thứ nhất, quy luật chung của văn chương.

Điều thứ hai, người ta hỏi tôi đây là cuốn sách văn học hay chính trị? Tôi bảo tôi không biết, vì cái này tuỳ người đọc người ta lựa chọn và định giá. Tôi chỉ cho đây là một cuốn tiểu thuyết.

Nhưng vì nhân vật là một chính trị gia, nên nó nhuốm mầu sắc chính trị. Trên con đường tìm kiếm nguyên nhân cái chết của vợ chồng Lưu Quang Vũ và tìm hiểu lịch sử, tôi đã bắt gặp câu chuyện này.

Tôi bắt gặp nhân vật vốn là một chính trị gia vĩ đại này, nhưng đồng thời cũng là một con người khốn khổ. Và tôi mô tả ông ta đúng như điều tôi nhìn thấy dưới ánh sáng của văn chương, chứ không phải dưới chủ đích của chính trị.

Ông Vũ Kỳ và Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)
Ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bởi tôi đã nhắc lại cả nghìn lần rằng tôi không bao giờ tham dự vào bữa tiệc của những người dân chủ khi họ mừng ngày thắng lợi. Tôi là người tự do và đừng hòng ai có thể điều khiến tôi trong bất cứ mục tiêu nào cả.

' Bằng đôi chân của mình'

Đừng bao giờ kết tội tôi gây khó khăn cho những người viết sau, khi họ muốn sử dụng những cứ liệu, huyền thoại về nhân vật lịch sử mà tôi đã sử dụng này. Mỗi người tự đi bằng đôi chân của mình.

Mỗi người phải tự tìm con đường của mình, phải can đảm đối diện với lịch sử. Và như vậy phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Về bằng chứng ư, bản thân tôi, 20 năm ấy, nếu không có người em trai tôi, làm sao tôi tiếp cận được nhân vật ấy.

Họ phải thủ tiêu tôi tức khắc ấy chứ. Bởi vì họ đã bố trí hai lần để kẹp chết tôi nhưng vì người em tôi cứu tôi, và vì tôi đã viết những bài như 'Thế nào là Chủ nghĩa Xã hội', hay 'Đảng phải biết ơn nhân dân' thay vì đảng dạy nhân dân biết ơn đảng.

Khi gặp lịch sử về người phụ nữ miền núi này, chính bản thân tôi cũng xúc động
Dương Thu Hương

Tôi đã phân tích những cái đạo đức giả cũng như những cái corruption - tham nhũng rất lớn của nhà nước. Những cái đó nhẹ hơn nhiều nếu như họ biết tôi tìm để viết đích thực về chuyện ông Hồ và hai nhân vật là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

Nếu họ biết thì không phải là lần thứ ba hay thứ tư mà cả lần thứ ba mươi, họ cũng tìm cách để thịt chết tôi. Những thế hệ sau có con đường của họ. Họ phải đổ mồ hôi để tìm hiểu lịch sử và phải lao động.

'Xúc động thực sự'

Ông Hồ là một người đàn ông khoẻ mạnh, khá đẹp trai. Tôi nghĩ điều Xuân Quỳnh trước đây nói với tôi là nếu Quỳnh gặp ông ấy ngày trước, có thể Quỳnh cũng phải lòng, cũng có thể là thật.

Vì thế trong cuộc đời của ông ta không thể nào chỉ có một người phụ nữ được. Cái huyền thoại một mối tình từ 16 tuổi tới 79 tuổi là ngớ ngẩn, chẳng ai tin vào thời buổi này.

Ông ta có nhiều người đàn bà trên con đường phiêu dạt của ông ấy. Nhưng vì ông ấy là người cách mạng, ông ấy không thể sống một cuộc đời bình thường được.

Cố chủ tịch Hồ Chí Minh
Bà Hương nhấn mạnh 'Đỉnh cao chói lọi' chỉ là một tiểu thuyết

Nhưng qua tìm hiểu của tôi, đặc biệt khi tìm hiểu cô Xuân, tôi hiểu rằng đây là mối tình lớn nhất của ông. Đây cũng là mối tình đau khổ mà người ta gọi là mối tình định mệnh đối với người đàn ông này.

Và tôi nghĩ rằng người phụ nữ này cũng là người phụ nữ xấu số. Bà là một người có đầy đủ các khả năng để trở thành một người đàn bà sung sướng. Vừa có nhan sắc, vừa có từ tâm, vừa hồn nhiên.

Tóm lại đó là một con người không hề có một mục đích tăm tối nào trong cuộc đời của mình, thế mà lại phải chịu một số phận oan nghiệt.

Nói chung, khi gặp lịch sử về người phụ nữ miền núi này, chính bản thân tôi cũng xúc động.

Vũ Kỳ và Trần Độ

Có thể là có lý khi cho rằng giữa ông Vũ Kỳ và ông Trần Độ có một điểm nào đó giống nhau. Đó là khi cuối đời họ nhận ra rằng trong con đường mà họ cho là lý tưởng, có một cái gì đó là một sai lầm lớn.

Nhưng riêng với ông Trần Độ, những năm cuối đời của ông, ông đã thay đổi hẳn. Cùng với anh Kiên Giang, tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với anh Trần Độ.

Ông Vũ Kỳ thì tôi không thể gặp được vì tôi mà xán vào ông ấy, thì người ta sẽ giết tôi luôn
Dương Thu Hương

Anh Trần Độ đã đứng hẳn về phe chúng tôi, tôi biết chắc rằng cuối đời sự chuyển hướng của anh là mạnh mẽ và dứt khoát.

Với ông Vũ Kỳ thì tôi không thể gặp được vì tôi mà xán vào ông ấy, thì người ta sẽ giết tôi luôn. Nên thay vì tôi, người khác phải tìm cách gặp và phỏng vấn ông ấy, dĩ nhiên với những hình thức khác nhau chứ không phải như cách nhà báo BBC phỏng vấn tôi bây giờ.

Vì chuyện ấy sẽ có thể trở thành một thứ chướng tai gai mắt trong xã hội lúc bấy giờ và người ta sẽ cho anh đi chơi với hà bá luôn.

Thế nhưng, như tôi đã nói, nếu không có người em trai tôi thì tôi không thể làm được việc gì. Vì những sự thật cốt lõi, phải là người em tôi làm. Anh ta đã phỏng vấn và tìm hiểu các vấn đề vì nếu tôi chường cái mặt tôi ra thì tôi không còn được sống tới bây giờ.

Với độc giả trẻ

Đừng hỏi tôi về việc những độc giả trẻ trong tương lai suy nghĩ gì khi đọc cuốn chuyện của tôi. Cái đó phải hỏi họ. Nhưng tôi có một phương châm là trong cuộc sống của mình tôi làm hết mình những gì tôi thấy cần phải làm.

Nhà văn Dương Thu Hương (ảnh voanews.com)
Tôi có một phương châm là trong cuộc sống của mình tôi làm hết mình những gì tôi thấy cần phải làm
Dương Thu Hương

Để góp phần gì đó cho sự nghiệp phát triển của dân tộc, hoặc là để cho họ nhìn thấy một chân lý, hoặc là để cho họ tiếp cận được với nền dân chủ, hoặc là làm được một điều dù bé nhỏ nhưng giúp dân mình thay đổi được số phận, tôi làm hết mình.

Nhưng mà để rình mò xem cuốn này người ta có thích không, bao nhiêu người thích, bao nhiêu người ghét, rồi phải gia giảm chi tiết này, bớt chi tiết kia, thi xin lỗi, ngay với độc giả Tây vốn là độc giả chính của tôi bây giờ, tôi không tính đến chuyện ấy đâu.

Bởi vì tôi không phải là người làm hàng, bán hàng mà tôi phải tính tới nhu cầu thương mại.

Sau gần 800 trang sách, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc liệu còn điều gì lấn cấn và chưa hài lòng. Đó là một câu hỏi phức tạp. Nói thực là tôi viết xong cuốn nào là thôi, là tôi quên luôn, tôi nghĩ sang chuyện khác.

Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như các nhà văn Pháp ở đây. Họ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp. Họ dò la độc giả, rồi dò la các nhà sách và họ rất quan tâm tới chủ các nhà xuất bản.

Tôi không làm chuyện đó và không quan tâm tới chuyện đó. Tôi làm đến đâu hay đến đấy. Tính tôi từ xưa tới nay là như vậy, tôi tự gọi mình là 'sans foutisme' - bất cần - là thế.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/story/2009/02/090209_duongthuhuong_inv.shtml


Dương Thu Hương và tác phẩm Đỉnh Cao Chói Lọi

Thanh Hà

Bài đăng ngày 08/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 08/01/2009 15:49 TU

Một ông cụ già nhìn lại cuộc đời với nhiều vinh nhục. Một người đã vượt qua nhiều thách thức của định mệnh, từng bước leo lên đến đỉnh cao quyền lực, nhưng khi ngoảnh lại, tuổi già chỉ có cô đơn. Sự cô đơn, trống vắng thể hiện thất bại và thành công của nhân vật chính trong truyện.

Phụ trang văn học của báo Le Figaro chú ý đến tác phẩm mới nhất của nhà văn Dương Thu Hương, Đỉnh cao chói lọi, với cái tên tiếng Pháp là Au Zenith, nhà xuất bản Sabine Wespieser

Một ông cụ già nhìn lại cuộc đời với nhiều vinh nhục. Ông cụ ấy dưới ngòi bút Dương Thu Hương là ông Hồ Chí Minh. Đỉnh cao chói lọi mở đầu bằng những kỷ niệm và tiếc nuối. Một người đã vượt qua nhiều thách thức của định mệnh, từng bước leo lên đến đỉnh cao quyền lực, nhưng khi ngoảnh lại, tuổi già chỉ có cô đơn.

Tác giả bài báo viết : « hình ảnh ông cụ già qua nhân vật Chủ tịch của nhà văn Việt Nam xuyên suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm ; lúc nào cũng đơn độc, xa cách với cái thế giới đang bao quanh ông (...). Sự cô đơn, trống vắng thể hiện thất bại và thành công của nhân vật chính trong truyện.

Sự thật bao giờ cũng trần trụi, không cần phải che đậy. Đấy là sự thật về một con người - trong tiểu thuyết là ông Hồ Chí Minh - sự thật về một chế độ cộng sản độc tài ; sự thật về một mối tình với một người vợ trẻ mà ông Chủ tịch không đủ sức bảo vệ lấy hạnh phúc ; sự thật về bất lực của ông trước một cuộc chiến.

Nhân vật của Dương Thu Hương đang lật lại từng trang sách trong cuộc đời mà ông chỉ nhận thấy phần chua chát : đồng bào ông vẫn đau khổ, vẫn chân đất đi ra đồng. Những người tự xưng là đồng chí của ông đã sát hại người vợ trẻ ông hằng thương yêu.

Còn đâu bầu nhiệt huyết của thủa thiếu thời, của những ngày một cậu thanh niên Việt Nam xây mộng dưới vòm trời Paris ? Đâu là ý nghĩa của cuộc đời một ông lão đang bị giam lỏng ? Tại sao có thể hy sinh bấy nhiêu sinh mạng và của cải để rồi dẫn đến kết quả ghê gớm như thế này ?

Le Figaro nhận thấy là tài năng của Dương Thu Hương vẫn nguyên vẹn từ sau cuốn tiểu thuyết Chốn Vắng.

« thuộc tầng lớp của những nhà văn lớn, họ yêu thương đồng bào và nỗi khổ đau của dân tộc. Nếu tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi của bà là một bức tranh thêu thì phải nói là Dương Thu Hương đã mượn thời gian làm chỉ. Bà đã tô điểm cho bức tranh ấy bằng màu sác của những phong cảnh chỉ còn thuộc về quá khứ ; bằng màu đỏ của máu, của sự hy sinh và cũng là màu của quyền lực của chiến thắng (…) bà vẩy lên tấm tranh đó những giọt nước mắt của con người, bất luận đấy là những kẻ thế lực hay bần hàn.

Đỉnh cao chói lọi làm cho người đọc phải suy nghĩ về những hành động chính trị, về nhứng lý tưởng và nhất là về trăn trở của con người vào tuổi xế chiều »


LỘT TRẦN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN

Old Ngày 30-11-2010, giờ 03:12 Lột Trần Chế Độ CS
Dương Thu Hương

Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.

Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.


Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.

Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979. . .


Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?
Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200. 000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.
Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.


Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.


Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.

Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam, nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam, khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.


Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam, đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.


Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.


Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:
“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp. . . ”


Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.

Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?
Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân. . . ” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.


Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợhãi.
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”?

Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.

Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.
Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.


Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.
Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.


Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân nhưcác mợ Tầu.

Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nốitiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.


Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu đểcắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?

Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọnày đã bôi nhọ mặt chúng ta!”

Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?

Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộchính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?
Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bịtiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.

Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.
1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.

2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.
Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống. Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.

Nếu như năm 1945, cha anh họlà các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.

Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họlà những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.

Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.

Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.
Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nhà”

DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ.

Tại sao lại là hổ và dê?
Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.
Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽthấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phầnsống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.
Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻdựng lên công trình bauxite Tây nguyên?
Bauxite ư? Trò lừa đảo!

Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thếgiới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?

Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họlà trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.
Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc. . . họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.

Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộbây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ. . .

Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà. Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.

Bác chúng em
Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.
Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.
Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.
Tôi chứng minh:
Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từphương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụđã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”. Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợchẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.

Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏmặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!

Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sựchuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.
Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trởthành kẻ thù của nhân dân.
Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệông chủ của nó?

Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉđã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhưsôi”.

Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.
Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?

Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?

Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trảlời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứhai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.


Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lênủng hộ gia đình nạn nhân, con sốlên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộchưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.


Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thếcăm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.

Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa nhưông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họcũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờtương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ởNga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.


Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cảthì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.

Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗicon người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản đểchủ nghĩa cuồng tín không thểđặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.

Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉđể làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (nhưông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộvà các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổdưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .

Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt. Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.
Dân Việt :

Ai là dân Việt?

Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?
Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?
Ngoài các lý do về nhu cầu bờbiển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.

Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.

Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.
Đó là một nhận định sáng suốt.

Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúngủng hộ xâm chiếm Việt Nam. Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.

Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉlàm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổhọng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.

Vì lý do nào mà bộ trưởng bộquốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?
Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam, phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?

Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tựnguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?
Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.
Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi đểchống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.

Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam. Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “Nam tiến”!
Nam tiến, nam tiến và nam tiến!
Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sựdưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.

Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.
Bây giờ, chúng ta không còn cơhội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?
Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.

Để giữ được non sông, để có thểlà người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, mộtchính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.

Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.

Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.
Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉluỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộlông của chính nó mà thôi.

Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.
Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại sốphận bi thảm của An Dương Vương.
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội khôngđứng lên cùng với họ.
Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?
DƯƠNG THU HƯƠNG

Tổng Thống Nga Vladimir Putin
Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.

Tổng Thống Nga Boris Yeltsin
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.
Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas:
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim,
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.


Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mr. Mikhail Gorbachev:
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Dương Thu Hương

No comments: