Bùi Giáng (17 tháng 12 năm 1926-7 tháng 10 năm 1998) là một nhà thơ, dịch giả và nghiên cứu văn học của Việt Nam, ông nổi tiếng từ thập niên 1960 với tập Mưa nguồn. ông còn có các bút danh khác: Bán Dùi, Bùi Giàng Dúi.
Những người thân cận cho biết ông đã về quê bán tất cả ruộng vườn được thừa kế để lấy tiền in sách.Từ năm 1957, ông lần lượt cho ra đời một loạt sách giới thiệu về văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm...Ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị nghìn bài .
Năm 1969, tất cả sách vở cùng với nhà cửa bị một cháy hết trong một cơn hỏa hoạn. Ông bị sốc nặng, từ đó trở đi ông là bệnh nhân quen thuộc của viện dưỡng trí Biên Hòa. Từ 1975 trở đi ông vẫn tiếp tục sáng tác rất nhiều thơ, nhưng thời gian này ông có biểu hiện bệnh tâm thần nặng. Ông thường rong chơi nghịch ngợm ngoài đường với bộ đồ rách rưới, dơ dáy, nhiều lần bị công an bắt vì gây rối trật tự, cản trở giao thông. Tháng 10 năm 1998, trong một lần đi chơi ông bị té làm chấn thương sọ não. Sau khi hỏi ý kiến của nghệ sĩ Kim Cương, bệnh viện chợ Rẫy quyết định mổ cho ông, song ông đã qua đời vào ngày 7 tháng 10, 1998.
Tác phẩm
Thơ Mưa nguồn (1962)
Lá hoa cồn (1963)
Màu hoa trên ngàn (1963)
Mười hai con mắt (1964)
Ngàn thu rớt hột(1967)
Rong rêu (1972)
Thơ vô tận vui (1987)
Mùa màng tháng tư (1987)
Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
Đêm ngắm trăng (1997)
Nghiên cứu
Tư tưởng hiện đại (1962)
Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại (1963)
Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
Anh quên mất bò đương gặm cỏ
Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào
Có hay không? bò đương gặm đó?
Hay là đây tiếng gió thì thào?
Hay là đây tiếng suối lao xao
Giữa dòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống?
Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
Mùi lên men phủ ngập mông lung
Không biết nữa mà cần chi biết nữa
Cây lá bốn bên song song từng lứa
Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
Hạnh phúc trời với đất mang mang
Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không
(Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950)
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
Đen và đỏ là hai màu rồi đó
Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
Mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
Lành và rách đều vô cùng trong sạch
Bởi vì là lành rách cũng long lanh.
Ở Đời Chút Kỷ Niệm Cỏ Thơm
Bùi Giáng
Ở đời sáng uống cà phê
Quán trong hẻm nhỏ như quê quán nhà
Ngoại ô thành phố phồn hoa
Ấy Sài - Gòn, ấy thiết tha bấy chầy
Phồn hoa nô nức lắm thay
Càng hăm hở lắm càng ngây thơ nhiều
Lạ cho đất nước diễm kiều
Miền Nam nước Việt sóng triều Cửu Long
Ngồi đây tưởng nhớ xa xăm
Nhớ nhung Lục Tỉnh trăng rằm Long Xuyên
Ba mươi năm trước hiện tiền
Hình về hiện tại bóng nghiêng nghiêng đầu
Ở đời có được mấy đâu
Hoa thơm cỏ lạ thơm màu ngẫu nhiên
Ôi người thục nữ Long Xuyên
Tìm đâu thấy lại thuyền quyên một lần
Tình và nghĩa, nghĩa và ân
Tình yêu ân nghĩa tình thân hơn tình
Về sau vạn lý tiền trình
Ngẫu nhiên ngồi quán một mình ngoại ô
Nhớ nhung từng đợt xôn xao
Tuổi già vây chặt chiêm bao lối về
( trích tập thơ Như Sương )
Ðêm Lục Tỉnh
Những điều trông thấy mà ra
Chiêm bao nghi hoặc hằng nga trên trời
Buồn như chết ở giữa đời
Từng dêm lục tỉnh xa vời từng đêm
Gặp ông Khổng Tử bên thềm
Gặp bà Khổng Tử trang nghiêm nụ cười.
Em Đi Em Về
Bùi Giáng
Em đi từ đỉnh mộng đầu
Một mình anh ở mang sầu trăm năm
Em từ vô tận xa xăm
Trùng lai chất vấn : từ trăm năm nào
Lẽ rằng từ bấy tới bao
Tới bây giờ vẫn muôn màu trăm năm
Mỗi năm mỗi một đêm rằm
Là đêm thứ nhất nguyệt rằm nguyên tiêu
Trăm năm nào có bao nhiêu
Xiết bao muôn vẻ nguyên tiêu một màu
Em đi từ tỉnh mộng đầu
Mình anh ở lại vẽ màu trăm năm
Vẽ xong anh sẽ về thăm
Những thôn xóm cũ giữa lòng Miền Nam
Miền Nam ở giữa tấm lòng
Vô bờ bến của Cửu Long Sài Gòn
Em đi có mất có còn
Trở về có thấy Sài Gòn đẹp ra ?
No comments:
Post a Comment