Monday, December 13, 2010

MƯỜNG GIANG * SAI GÒN





NHỚ SÀI GÒN LỬA ÐẠN VÀO NHỮNG NGÀY TẾT MẬU THÂN (1968)

MƯỜNG GIANG

(Click on any image to see full size)




Ngày 3-9-1945, Nhật đầu hàng Ðồng Minh vô điều kiện. Thừa dịp chính quyền VN lúc đó đang bị bỏ ngỏ vì sự sụp đổ của Chính phủ Trần Trọng Kim, sự thoái quyền bất ngờ của Vua Bảo Ðại, nên Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền. Cùng lúc thực dân Phap cũng theo chân quân Anh Ấn tái chiếm Sài Gòn dễ dàng, nhờ sự góp công của Ủy Ban Hành Chánh, do Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo.. cán bộ cọng sản đệ tam trá hình trong Mặt Trận Việt Minh.



Rồi lợi dụng lòng nhân từ, tình đồng bào và lệnh hưu chiến vào ngày Tết Nguyên Ðán thiêng liêng nhất trong năm của dân tộc, Hồ Chí Minh ra lệnh tổng tấn công khắp lãnh thổ VNCH trong dịp tết Mậu Thân 1968. Thủ đô Miền Nam thời đó, bao gồm Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, bị cọng sản quốc tế tấn công 2 lần, đợt I vào dịp Tết và lần 2 trong tháng 5-1968. Ngoài sự thiệt hại vật chất, nhất là ở những chốn thờ phụng tôn nghiêm bị cọng sản chiếm đóng, đặt súng đạn để tấn công đồng bào và QLVNCH, cùng với nhiều khu vực sinh sống làm ăn của người dân lương thiện. Nhưng cuối cùng nhờ sự hy sinh xương máu của người lính miền Nam, nên VNCH vẫn đứng vững và Sài Gòn vẫn là Hòn Ngọc Viễn Ðông trân quý của thế giới tự do, cho tới trưa 30-4-1975 qua lệnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh.



Những ngày còn sống trong nước, bất cứ nghe ai hát lén bài hát đầu tiên từ hải ngoại vọng về quê hương VN đang quằn quại ngoi ngóp trong địa ngục đỏ, khiến ai cũng phải khóc . Ðó là bài ‘ Vĩnh Biệt Sài Gòn ‘ của Nam Lộc. Thiên hạ chưa kịp khô hết nước mắt hận hờn, thì Việt Dũng lại làm cho người người thét lên thành tiếng, khi anh viết ‘ Một Chút Quà Cho Quê Hương ‘ :



‘ Em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá

anh đốt cuộc đời mòn trên ngón tay

gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may

mẹ may hộ con quê hương quá đọa đày

con gởi cho cha một manh áo trắng

cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây .. ’ ’ ’



Những lời ca thắm thiết của một thời, nghe hoài vẫn thấy đứt ruột .



+ SÀI GÒN TRƯỚC NGÀY 1-5-1975 :



Sài Gòn khởi thủy chỉ là một làng đánh cá nhỏ của người Miên, nằm ở vị trí giao tiếp của Rạch Bến Nghé-Sông Sài Gòn và trở nên quan trọng, sau khi được chọn làm thủ đô miệt rừng của Phó vương Miên, cai quản miền Thủy Chân Lạp, nên mới được gọi là Prey Nokor. Trong lúc đó hầu hết lưu dân Việt đầu tiên tới khẩn hoang lập ấp trên đất Miên, đều tập trung ở khu vực đông bắc, vùng Mõ Xùy-Ðồng Nai cách Sài Gòn chừng 30 km.



Năm 1802 Vua Gia Long đánh bại Nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước từ Bắc vào Nam, đóng đô tại kinh thành Huế thuộc tỉnh Quảng Thuận (Thừa Thiên). Sài Gòn và toàn cõi Nam Phần được giao cho quan Tổng Trấn Lê Văn Duyệt, là một trong những tướng lãnh tài ba, đạo đức của Nhà Nguyễn. Vùng đất cuối cùng của miền Thủy Chân Lạp, được sáp nhập vào lãnh thổ của Ðại Nam, năm 1840 là Sóc Trăng, kết thúc cuộc Nam tiến của người Việt, từ Quảng Bình vào tới Hà Tiên, kéo dài hơn 800 năm.



Khi Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành, đã chỉnh trang lại Chợ Lớn, thiết lập giang cảng, trải đá dọc theo Rạch Bến Nghé và cho xây cất nhiều kho hàng ở cả hai bên bờ . Ngoài ra còn cho đào nhiều kênh, biến các vùng đất thấp trũng nước thành ruộng lúa. Hàng hóa và ghe thuyền khắp nơi, nhờ có Rạch Bến Nghé (Trung Hoa) và kênh đào nên ra vào Chợ Lớn tấp nập. Tính tới năm 1861, Chợ Lớn có 40.000 dân và 500 nhà lợp ngói, ban đêm thành phố được soi sáng bởi đèn dầu phộng.



Thời Pháp thuộc, ở đây có hai thành phố riêng biệt : Người Việt và một số ít người Hoa sống ở Sài Gòn. Còn Chợ Lớn là thành phố của người Hoa, ngăn cách nhau bởi một nghĩa địa lớn. Ðề đốc Le Page (1859) và Bonnard (1861) là những người có công tiếp nối công trình dang dở của Tổng Trấn Lê Văn Duyệt, trong việc chỉnh trang, xây dựng và mở rộng Sài Gòn-Chợ Lớn thành Hòn Ngọc Viễn Ðông. Từ năm 1954-30/4/1975, Sài Gòn-Chợ Lớn nhập chung thành một và là thủ đô của VNCH. Nhưng Chợ Lớn vẫn là trung tâm thương-công nghiêp số 1 của Miền Nam, giữ vai trò nhập-xuất cảng mọi sản phẩm chế biến, kể cả lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long. Trong lúc đó Sài Gòn là một thương cảng, thành phố Âu hóa với nhiều cao ốc, trường học, gian hàng buôn bán và là trung tâm hành chánh của Chính Phủ.



Ngay khi thu hồi được nền độc lập từ thực dân Pháp, chính phủ VNCH đã nổ lực chỉnh trang và mở rộng thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, để giải quyết tình trạng gia tăng dân số. Thành phố được mở rộng khắp nơi, ngoại trừ phía bên Thủ Thiêm vì sự ngăn cách bởi con sông Sài Gòn quá rộng, không có cầu bắc ngang sông và vùng bên đó có nhiều ao hồ, trũng thấp nên thường bị lụt. Nhiều cầu mới được bắc ngang kênh Tàu Hũ và Kinh Ðôi, cùng với đường xe lửa và nhiều đường xá chạy song song với hai con kênh trên, khiến ranh giới giữa Sai Gòn-Chợ Lớn, được thu hẹp. Trong giai đoạn này, đã có nhiều xóm nhà bình dân, mọc lên ở vùng ven biên, gồm khu nhà sàn và nhà ghe dọc theo hai bờ kinh Tàu Hũ, từ Cầu Quây tới Chợ Quán, dọc theo bến Hàm Tử, Bình Ðông và bến Phạm Thế Hiển (kinh Ðôi).



Ngoài ra Chính Phủ còn thực hiện nhiều công trình chỉnh tranh thành phố như dẹp bỏ thiết lô Sài Gòn-Mỹ Tho và hệ thống đường xe lửa điện trong thành phố, mở rộng các đại lộ chính, xây hai cầu Phan Thanh Giản và Thị Nghè, để mở rộng thành phố ra Xa lộ Biên Hòa.. Một hệ thống xe buýt công cộng, nối liền trung tâm thủ đô với các quân ven biên Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, khiến cho dân số vùng này, từ 64.700 (1951) tăng lên 236.000 (1959).



Ngày 20-12-1960, Hồ Chí Minh và cọng sản Hà Nội, lại phát động cuộc chiến tranh xâm lăng VNCH qua bình phong MTGPMN, theo chiến thuật cố hữu ‘ lây nông thôn bao vây thành thị ‘, gây bất ổn đời sống của đồng bào khắp nơi, khiến cho nhiều người lại bỏ hết tài sản, ruộng vườn, để chạy ngược về Sài Gòn lánh nạn. Rồi thì chính biến 1-11-1963, anh em Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại dã man trên chiếc Thiết Vận Xa, từ Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Dương văn Minh lên nắm quyền Chủ Tịch Hội Ðồng QLVNCH, ra lệnh đình chỉ chương trình chỉnh trang thủ đo, đồng thời giải toả và dẹp bỏ các Khu Dinh Ðiền và Trù Mật của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Sự kiện trên đã làm hỏng chiến lược giãm dân thành phố và trên hết cô lập Việt Cộng trà trộn sống bám vào dân, tạo cơ hội cho cọng sản trở lại nằm vùng và len lõi vào dân đang sống tại các Ấp Ðời Mới (Tân Sinh), sau khi bỏ hết các vòng rào chiến lược, phòng thủ.



Sau 3 năm (1963-1966) xáo trộn chính trị vì nạn loạn tướng, kiêu tăng và cha cố ông trời, làm cho tình hình cả nước cũng như tại thủ đô nát bét vì sự tranh dành quyền lực của mọi phe nhóm, tạo cơ hội cho VC hồi sinh đánh phá khắp nơi, khiến cho dân chúng nông thôn bồng bế chạy về các thị trấn, tỉnh lỵ và thủ đô lánh nạn, làm cho vật giá leo thang, thất nghiệp trầm trọng, nẩy sinh nhiều tệ đoan xã hội như trộm cướp, giết người, hút xách, đĩ điếm, lấy Mỹ và quân đội Ðồng Minh có mặt tại VNCH. Tháng 7-1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng Thống Ðệ Nhị nền Cộng Hòa Miền Nam, tiếp tục sự nghiệp phát triển Thủ Ðô như mở mang hệ thống giao thông vận tải, thực hiện chương trình làm đẹp thành phố, xây cát cư xá, nhà ở, xây dựng nhiều xí nghiệp tại Thủ Ðức và khu kỷ nghệ Sài Gòn-Biên Hòa.



Ðể đối phó với cọng sản miền Bắc đang xâm lăng Miền Nam, Tổng Thống Thiệu tiếp tục chiến lược dang dở của Cố Tổng Thống Diệm, qua Chiến Dịch Phượng Hoàng (1969-1970) sau trận Mậu Thân (1968) để bình định nông thôn. Nhờ vậy QLVNCH đã đẩy lui VC trở lại rừng núi, mật khu, đồng thời kiểm soát hầu hết dân chúng Miền Nam VN tại Cao Nguyên cũng như miền Ðồng Bằng từ Quảng Trị vào tới Hà Tiên. Tăng cường an ninh tại khu Trù Mật, Dinh Ðiền, Ấp Ðời Mới với các lực lượng Ðịa Phương Quân + Nghĩa Quân + Nhân Dân Tự Vệ và Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn..



Tóm lại từ ngày độc lập (tháng 7-1954) cho tới cuối tháng 4-1975, dù bị cộng sản Bắc Việt xâm lăng phá hoại không ngừng nhưng chính phủ VNCH cũng đã cố gắng kỷ nghệ hóa đất nước, mở rộng các xí nghệp khắp nơi tại thủ đô, nhất là ngành dệt và chế biến thực phẩm, hóa học, dược liệu, điện và các loại máy móc.. với số lượng thống kê là 8132 cở sở lớn nhỏ.



Sài Gòn cũng là nơi tập trung tất cả cơ quan đầu não của chính phủ như các bộ, quốc hội, tòa đại sứ của các phái bộ ngoại giao. Tính đến cuối tháng 4-1975, thủ đô (Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh) với tổng số trên 4 tiệu dân, là một trong những thành phố đẹp đẽ tráng lệ nhất thế giới, là một thị trường tiêu thụ to lớn nhất VN vì có một giang cảng thuận lợi, với số hàng hóa xuất nhập lên tới 7,5 triệu tấn hằng năm, đó là chưa kể tới Tân Cảng và Giang Cảng nhập Xăng Dầu tại Nha Bè. Thủ đô Sài Gòn còn có phi cảng quốc tế Tân Sơn Nhất, vô cùng tấp nập với hơn 1.070.000 hành khách đi về (năm 1970) với đầy đủ các hãng hàng không quốc tế, nên được mệnh danh là Chicago Châu Á. Riêng Hàng Không VN đãm trách các đường bay quốc nội, tại các phi trường tối tân vừa được thiết lâp ở Huế, Ðà Nẳng, Qui Nhơn, Pleiku, Ban Mê thuộc, Ðà Lạt, Nha Trang, Tháp Chàm, Phan Thiết, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc, Mỹ Tho..



Sài Gòn và VNCH là vậy đó, thảm thay tất cả bị sụp đổ hoàn toàn vào trưa ngày 30-4-1975, qua lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh.



+ MẶT TRẬN SÀI GÒN :



Vào lúc 2 giờ 50 phút sáng mùng 2 tết Mậu Thân nhằm ngày 31/1/1968, trong lúc đồng bào đang rộn rã đón xuân về vì mở giới nghiêm và hưu chiến. Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Ðịnh, số người vui tết ban đêm đông đảo không kém ban ngày. Ðột nhiên từ hướng dinh Ðộc Lập đường Thống Nhất đạn nổ như pháo, gây nên những cột khói xanh trên bầu trời đêm đen. Tiếp theo là những tiếng nổ khác khắp bốn hướng làm át hẳn tiếng pháo đì đẹt. Mọi người vội túa ra đường vì nghĩ rằng có đảo chánh.



Giữa lúc đồng bào đang phân vân không biết chuyện gì đã xãy ra, thì một đoàn quân xa xuất hiện từ trại Lê Văn Duyệt (Hòa Hưng) có cả thiết giáp, tiến vào trung tâm thành phố. Sau đó là tiếng máy bay oanh tạc, còi hụ inh ỏi từ xe quân cảnh và cứu thương chạy rầm rập trên đường. Trong lúc đó thì đài phát thanh Sài Gòn bổng dưng im bặt, chỉ còn nghe tiếng gió rè rè.



Tới 7 giờ sáng ngày mùng 2 tết, đài Sài Gòn mới hoạt động lại và ban lệnh giới nghiêm của Chánh phủ tại đô thành là 24/24 vì cộng sản đã đột nhập tấn công vào một vài nơi trong thành phố. Qua tin tức mọi người mới biết đêm mùng một rạng mùng 2 tết, VC đã tấn công dinh Ðộc Lập, Gia Long, toà đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhất, đài phát thanh Sài Gòn đường Phan Ðình Phùng, BTL/Hải Quân ở bến Bạch Ðằng, BTTM/QLVNCH, Ngã tư Hàng Xanh ngoài xa lộ, trại Hoàng Hoa Thám (Nhảy Dù), phi trường Tân Sơn Nhất, trại Quân Cụ Gò Vấp, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung (trại Châu Văn Tiếp), tòa đại sứ Phi Luật Tân đường Trương Minh Giảng, trại Cổ Loa, trại Phù Ðổng (Thiết Giáp)..



Thủ đô bị cộng sản tấn công hai lần gồm ba đợt. Lần 1 bắt đầu từ đêm mùng một tết với lực lượng Biệt Ðộng Thành F.100 cùng các đơn vị chủ lực do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Ðức Anh, Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Ðằng chỉ huy. Phía VNCH ngoài các đơn vị cơ hữu, Cảnh sát còn có Lữ Ðoàn 1 Dù từ Vũng Tàu tăng viện với các tiểu đoàn 1,6 và 8. Ngoài ra còn có Chiến Ðoàn B/TQLC và Liên Ðoàn 5 BÐQ với các tiểu đoàn 30,33,34,3Cool .



Trong lúc quân đội và lực lượng Cảnh Sát tận lực ngăn chận giặc, thì dân chúng không ngớt thắc mắc là tại sao VC lại có thể mang súng đạn và người vào thủ đô nhiều quá vậy. Ðặc biệt ở chỗ nào cũng có chúng kể cả dinh độc lập, tòa đại sứ Mỹ và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH được coi như là đầu não, vậy mà cũng bị VC tấn công.



Ðộc đáo hơn là trong những ngày lửa loạn tết Mậu Thân 1968, trong khi các nơi khác như Huế, Nha Trang, Phan Thiết.. mang bộ mặt chết queo thật sự. Trái lại tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh.. dù đang trong cảnh chết nhưng gần như mọi đường phố lúc nào cũng đông nghẹt người. Họ là những nạn nhân chiến cuộc, tuân hành theo lệnh Chánh phủ từ đài phát thanh Sài Gòn, rời bỏ các vùng đang giao chiến, tới những nơi còn an toàn. Thế nhưng vừa tới nơi lại phải chạy tiếp. Rốt cục đồng bào cứ gồng gánh chạy vòng vòng để kiếm đất sống. Ðó là bức tranh vân cẩu để đời cho người Sài Gòn hôm qua, hôm nay và mãi mãi về cái gọi là ‘ cách mạng, giải phóng dân tộc ‘ qua hình ảnh những khuôn mặt hốc hác chạy giặc VC, những xác người cháy xém, những đám mây đen đốt nhà. Tất cả có khác gì cảnh tản cư 1945 khi Việt Minh vào thành phố cướp chính quyền hay trưa 30/4/1975 Sài Gòn sụp đổ ?



Ðể chuẩn bị tấn công thủ đô, từ tháng 4-1965 cộng sản thành lập tổ đặc công tại Sài Gòn, Gia Ðịnh qua bí số T.300 thuộc Quân khu 6. Bộ phận này do Ðổ Tấn Phong chỉ huy, gồm hai tổ A-20 và A-30 nhiệm vụ chuyển vận và chôn giấu vũ khí tại các cơ sở nằm vùng. Các tên Dương Long Sang, Sáu Mía, cha con Võ Văn Nhân phụ trách chuyển vận súng ống từ ngoài vào Sài Gòn bằng đường bộ và đường sông. Trước khi mở màn cuộc chiến, VC đã có được 8 hầm bí mật chứa vũ khí tại Sài Gòn gồm nhà Năm Lai ở 287/70 Nguyễn Ðình Chiểu (Gia Ðịnh), Nguyễn Thị Phê số 59 Phan Thanh Giản, Ðổ Văn Căn số 183/4 Minh Mạng. Riêng Bộ Chỉ Huy Ðặc Công thì đặt tại tiệm phở Bình. Ba Ðen (Ngô Thanh Vân) chỉ huy toán đánh Tòa Ðại Sứ Mỹ, Trần Phú Cương chiếm Ðài Phát Thanh, Lê tấn Quốc tấn công Dinh Ðộc Lập và Ðổ Tấn Phong đột kích Bộ Tổng Tham Mưu.



Trong khi đó Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Nam của VC, vào những ngày sắp tết đóng tại Ba Thu là một xóm Việt kiều trên đất Miên, sát tỉnh Kiến Tường. Ðây là một gò đất nổi nằm giữa vùng đất trủng đầm lầy giáp với khu Ðồng Tháp Mười, mùa khô nước sông cạn nhưng sát đáy có nhiều bùn lún rất nguy hiểm. Trên bờ kênh có thể đi bộ nhưng cũng rất khó khăn vì đất thịt gô ghề trơn trợt nếu có mưa. Năm đó VC được lệnh ăn Tết sớm vì lệnh tổng tấn công dự định vào ngày mùng bốn rạng mùng năm. Cũng theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức một Tết vĩ đại gọi là Tết Quang Trung tại vườn Tao Ðàn (Sài Gòn) để ăn mừng thắng lợi.



Do đó vào trưa ngày 29 tháng chạp âm lịch (28-1-1968), tất cả bộ đội VC tại Miền Nam cũng như BCH Miền gồm Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Trần Bạch Ðằng (Trương Gia Triều - Tư Ánh) đang lúc chuẩn bị ăn Tết thì nhận được lệnh hỏa tốc của Phạm Hùng (xứ ủy Miền Nam thay Nguyễn Chí Thanh đã chết) , qua truyền đạt của Nguyễn văn Linh (Mười Cúc) ‘ Tổng Tấn Công Miền Nam vào lúc 1 giờ sáng ngày Mùng Một Tết Nguyển Ðán Mậu Thân (31-1-1968) .



Vì có lệnh hưu chiến trong ba ngày Tết nên phía VNCH có phần lơ là trong việc phòng thủ, nhất là tại các yếu điểm Ðức Hòa, Bến Lức.. nên VC đã dùng xuồng nhỏ di chuyển quân từ kênh kháng chiến tới kênh Bo Bo rồi vào sông Vàm Cỏ nằm đầy dọc trong các ruộng lúa và dọc bờ sông Bến Lức (Long An) . Cuối cùng vào lúc 3 giờ chiều ngày 30 tết, VC đã tập trung tại Bến Cây Dương và gần sáng mùng một mới tới Long Cang. Trong khi đó thì nhiều tỉnh ở Miền Trung và Cao Nguyên, trận chiến đã mở màn do lệnh không thống nhất vì ‘ đổi lịch mới ‘.Riêng lực lượng chính tấn công vào Tổng Nha CSQG tại Sài Gòn là Tiểu đoàn Long An, từ Tiều đoàn trưởng xuống tới du kích, theo lời kể của Trần bạch Ðằng, thì ai cũng đang say rượu. Bộ đội, lệnh lạc và kế hoạch như thế , quả thật Võ Nguyên Giáp đã chơi màn thấu cấy sâu hiểm, lùa gọn cán binh Mặt Trận Ma GPMN vào tử đia để QLVNCH và Ðồng Minh tiêu diệt.



Cuối cùng VC cũng bị đánh bật ra khỏi thủ đô, chỉ tội nghiệp cho đồng bào cứ tin theo đài BBC Luân Ðôn với những loan báo trên trời dưới biển, làm cho cả chánh phủ VNCH lẫn Hoa Kỳ phải yêu cầu người Anh cải chánh mãi.



Vậy là Hồ Chí Minh đã đem khói súng và bom đạn vào mừng dân Sài Gòn ăn tết, thay khói hương trên bàn thờ tổ tiên ông bà và pháo tết mừng xuân. Nhưng khâm phục nhất vẫn là thái độ bình tĩnh của đồng bào và các nhân viên công lực tại thủ đô lúc đó gồm lực lượng cảnh sát, công chức chính phủ .. Ðánh nhau cứ đánh, nơi nào yên thì mọi người vẫn đi lại để lo cứu trợ hay di tản các nạn nhân khỏi vùng lửa loạn. Trên hết dù biết rõ nhiều đình chùa tại đô thành là nơi cộng sản lợi dụng để bố trí súng đạn và bộ chỉ huy nhưng QLVNCH cũng chỉ thi hành lệnh giới nghiêm và khám xét một cách uyển chuyển. Ðó là câu trả lời thắc mắc của người dân, tại sao chỗ nào trong đô thành cũng có súng đạn và VC .



Tóm lại dù Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tổng tấn công Miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (1968), trong đó quan trọng nhất vẫn là Huế và Sài Gòn, cuối cùng đã thất bại về quân sự. Tuy nguyên bản kế hoạch cuộc tổng tấn công trên do Võ Nguyên Giáp dàn dựng, tới nay chưa được phổ biến. Nhưng theo lời Năm Ðồng, một tù binh cao cấp của VC bị bắt trong cuộc chiến trên cho biết, tất cả đều do trung ương đảng Bắc Việt soạn thảo và chính Hồ Chí Minh phê duyệt ban hành.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Giêng 2010

MƯỜNG GIANG


No comments: