Friday, December 24, 2010

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * THỨC ĂN CƯỜNG DƯƠNG BỔ ÂM



Tần Thủy hoàng đã nuôi mộng xâm chiếm các tiểu quốc và trường sinh bất tử. Con người bình thường cũng có cái mộng bình thường. Nữ giới muốn mình mãi trẻ đẹp, sinh con dễ dàng, còn nam giới ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng để chiến đấu dẽo dai và mạnh mẽ với đời. Thế nhưng không phải ai cũng được trời cho có sức khỏe tốt,và má đỏ môi hồng. Vì thế, y học cổ truyền có những bài thuốc hỗ trợ, nâng cao sức khỏe tình dục cho đàn ông. và sắc đẹp phụ nữ mà người ta gọi là tráng dương bổ âm. Việt Nam và Trung Quốc cho rằng thực phẩm chính là thuốc bổ, và ăn thứ nào thì bổ thứ ấy, nghĩa là ăn óc bổ óc, ăn thận bổ thận, ăn tim bổ tim.. . Đi quá xa, Trung Quốc và Việt Nam đã dùng thai nhi để trường thọ. Xuống một bâc nữa, người ta dùng thai loài vật hoặc loài vật mới đẻ như chuột bao tử , rắn bao tử, sấu bao tử, nhím bao tử.. . ngâm rượu hoặc chế thành viên. Nghe đâu các "lãnh tụ" đảng sống lâu và thành yêu tinh bởi đã ăn thịt người!

Nhiều bà đã mua thuốc bắc theo toa như thập tòan đại bổ, "nhất dạ lục giao sinh ngũ tử".. .Đơn giản hơn, các bà thường mua thận nấu cháo hay ngọc dương hầm thuốc bắc để bồi dưỡng cho chồng. Đúng hay sai? Đó chỉ là những"huyền thoại". Chưa nghe thấy có một công trình nào kiểm chứng niềm tin này.Nhưng Tây y thì không tin Đông Y. Dù cao hổ cốt bổ xương, bổ khí nhưng làm sao có cao hổ cốt thật?
Trong đời sống, có hàng trăm bài thuốc tráng dương bổ âm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài món ăn Việt Nam và Trung Quốc trong mục tiêu bồi dưỡng nam nữ.

Chim sẻ


Đây là thực phẩm giúp tráng dương, ích tinh, bổ thận. 3 con chim sẻ, vặt sạch lông, bỏ nội tạng. Dùng dầu lạc rán thơm, chấm với muối bột, ăn mỗi ngày một lần, vừa tăng cường sinh lực, vừa chữa được các bệnh như liệt dương, di mộng tinh. Ngoài ra, còn có thể kết hợp thịt chim sẻ với thịt thỏ để chữa các bệnh nói trên.

Cá trạch




Cá trạch là một loại thuốc cường tinh lý tưởng. Cho cá vào nồi đất cùng với lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung lại và đun, sau đó đổ rượu gạo xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút thì nhấc xuống. Ăn lúc còn nóng, ăn liên tục trong 5-6 ngày sẽ làm tinh thần sảng khoái, tăng cường tình dục. Cá trạch cũng là thuốc chữa bệnh liệt dương khá công hiệu. Cá trạch 250g, hạt rau hẹ 50g. Cá trạch làm sạch, bỏ hết nội tạng; hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng với cá vào nồi với 0,5 lít nước sạch, muối ăn vừa đủ, sau khi sôi thì để nhỏ lửa om, khi còn độ 1/2 nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá uống nước.

Ba ba

Ba ba là thực phẩm bổ thận tráng dương tốt nhất. Dùng một con ba ba to vừa phải, bỏ mai, lấy thịt cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, cho thêm một ít long nhãn, gừng tươi, nấu chín dở, cho tiếp một ít gạo vào, om nhỏ lửa khoảng 3 giờ đồng hồ, ăn cả cái lẫn nước. Ăn liền 4-6 con một đợt.


Món ăn từ đuôi bò cường dương, kiện thận

Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với tác dụng củng cố đốc mạch giúp bổ thận, chống lão suy và chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, tứ chi nhức mỏi... Theo y học cổ truyền các món ăn từ bò hay được nhắc tới có công năng cường dương, kiện thận như ngẩu pín (dương vật bò) và ngư tử (tinh hoàn bò), ngoài ra, một số món ăn được chế biến từ đuôi bò cũng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa yếu sinh lý. Xin giới thiệu một số thực đơn để bạn đọc tham khảo.

Đuôi bò hầm câu kỷ: Bổ can thận, chữa liệt dương, di hoạt tinh, nữ kinh nguyệt không đều, lãnh cảm. Gồm đuôi bò 200-300g, câu kỷ tử 50g, chút rượu vang, gừng thái lát, hành hoa (cắt đoạn) muối ăn vừa miệng. Lấy 25g câu kỷ tử sắc lấy nước, 25g còn lại rửa sạch để cho vào hầm cùng đuôi bò. Đuôi bò cạo rửa sạch, chặt đoạn, bỏ vào nồi với 25g câu kỷ tử còn lại. Đổ 1,5 lít nước, cho rượu vang, gừng lát, muối, đun to lửa, khi sôi kỹ thì đổ 25ml nước sắc kỷ tử vào, đun nhỏ lửa hầm chín nhừ đuôi bò. Khi ăn cho thêm hành hoa (cắt đoạn).




Đuôi bò hầm đương quy.


Canh đương quy đuôi bò:

Công hiệu canh này là dưỡng tâm ích thận, cường gân tráng cốt, thích hợp với chứng liệt dương, thận hư đau lưng, kèm theo lưng gối mỏi mệt, vô lực, sợ lạnh. Đương quy 30g, đuôi bò 1 cái: Rửa sạch đương quy, đuôi bò cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu cùng với đương quy, nấu đến khi đuôi bò chín nhừ, nêm gia vị. Uống nước canh, ăn đuôi bò.Canh hải mã đương quy đuôi bò: Công hiệu canh này là bổ thận tráng dương, cường tráng thân thể, khứ phong tán hàn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thích hợp với chứng dương hư mà gây ra liệt dương, tinh thần mệt mỏi ăn uống kém chân tay không ấm, tiểu tiện nhiều lần, đái đêm nhiều, lưng gối đau mỏi. Hải mã 30g, đương quy 15g, táo đỏ 10 quả, sinh khương 4 miếng, đuôi bò 1 cái (nặng khoảng 1000g), một ít muối: Đuôi bò lột bỏ da cắt khúc cho vào nồi nước sôi nấu 10 phút vớt ra, rửa sạch. Rửa sạch hải mã, đương quy (thái miếng) táo đỏ (bỏ hạt), sinh khương. Cho lượng vừa nước vào nồi đất, sau khi dùng lửa to nấu sôi, cho toàn bộ nguyên liệu vào, chuyển sang lửa nhỏ nấu 4 giờ nêm muối gia vị là được.

Canh đỗ trọng đuôi bò: Công hiệu canh này là bổ dưỡng gan thận, kiện gân cốt. Thích hợp với chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tai ù, tai điếc, đau mỏi lưng gối do thận hư. Đuôi bò 1 cái (khoảng 500g), đỗ trọng 30g, sinh khương 4 miếng, một ít rượu: Đuôi bò cạo sạch lông, cắt bỏ mỡ dư, rửa sạch, thái đoạn, nhúng vào nồi nước sôi. Rửa sạch đỗ trọng, sinh khương. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi cùng lượng vừa nước và rượu, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 3-4 giờ, nêm gia vị là được.

{c_name_adv}

Canh đầu hươu

Thành phần:
Đầu hươu 1 cái, Móng giò hươu 2 cái, Tất bát 5 g, Sinh khương 3 g, Muối, Hồi,Tiểu hồi, mì chính, bột hạt tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến:
1. Cạo sạch lông đầu và móng hươu, rửa sạch. Tất bát và sinh khương đem rửa sạch,dùng dao đập nát.
2. Cho đầu hươu và móng hươu vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, cho tất bát, sinhkhương, hồi, tiểu hồi vào, đun to lửa cho sôi rồi chuyển dùng lửa nhỏ hầm chín.
3. Lấy đầu và móng hươu ra, lọc lấy thịt, thái từng miếng, lại cho vào nồi đunsôi, thêm muối, mì chính, hạt tiêu là được.

Cách dùng:
Làm thức ăn trong bữa cơm, hoặc ăn riêng.

Công dụng:
Tráng dương ích tinh. Chữa các chứng lưng gối mỏi, sợ lạnh, liệt dương, xuấttinh sớm do âm hư thể nhược, thận tinh hư hao.

Cái quý nhất của con dê đối với đàn ông là thận dê. Thận dê được gọi là dương thận, bao gồm dương nội thận (còn gọi là dương yêu tử) tức là quả thận thực sự và dương ngoại thận (dương thạch tử) tức là tinh hoàn.

Dương thận vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, thường được dùng để chữa các chứng thận lao hư ổn, lưng đau gối mỏi, tai ù, tai điếc, liệt dương, di hoạt tinh, yếu sinh lý, đi tiểu đêm nhiều lần... Dương thận thường được sử dụng dưới dạng kết hợp với một số thực phẩm hay dược liệu để chế biến thành những món ăn hấp dẫn vừa có công dụng bổ dưỡng lại vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật. Xin giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.



Cái quý nhất của con dê đối với đàn ông là thận dê


Bài 1: Dương nội thận 1 quả, thịt dê 60g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 60 - 90g, hành củ và gia vị vừa đủ.

Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; thịt dê rửa sạch, thái quân cờ, sắc kỹ kỷ tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thận và thịt dê vào ninh nhừ với gạo thành cháo, nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Bài 2: Dương nội thận 1 quả, nhục thung dung 30g. Dương thận rửa sạch, bổ đôi, bỏ màng trắng, thái miếng; nhục thung dung tẩm rượu một đêm rồi thái lát, đem hầm cùng với dương thận, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hỏa suy.


Khi bị các bệnh về gan, phải dùng thuốc đặc trị (viêm gan do virus thì dùng thuốc ức chế virus, viêm gan do rượu thì cai rượu). Tất cả các thuốc trên chỉ dùng để hỗ trợ gan. Khi vào cơ thể, thuốc nào (hóa dược, chất chiết xuất hay dược liệu) cũng buộc gan phải làm việc (chuyển hóa thành chất có lợi, giải hóa thành chất không độc).Thời điểm thuận lợi nhất dùng các thuốc hỗ trợ này là sau khi chính khả năng miễn dịch của cơ thể hay thuốc đặc trị đã đưa bệnh về trạng thái ổn định hay tương đối ổn định. Khi enzym gan ALT tăng bất thường, chức năng gan (kể cả chức năng giải độc gan) suy giảm thì dùng các thuốc hỗ trợ này. Khi gan trở lại bình thường thì ngừng thuốc.


Rượu nhung - thuốc bổ dương



nhunghuouĐông y xếp lộc nhung vào loại thuốc bổ dương và tính vị quy kinh là vị ngọt, mặn, tính ôn, quy vào các kinh can và thận. Có tác dụng dược lý là ôn thận tráng dương, sinh tinh, dưỡng huyết, bổ tủy, kiện cốt... dùng thích hợp cho những người gân cốt yếu, trẻ em chậm phát triển, đàn ông dương hư, di tinh, liệt dương, vô sinh, đau lưng, chân tay lạnh yếu, nữ tử cung hàn (lạnh tử cung), vô sinh, tử cung phát triển kém, công huyết, bế kinh, thiếu máu nặng hay huyết áp quá thấp...

Những người có chứng âm hư phát nhiệt, người đang mắc các chứng viêm, người mắc bệnh tăng huyết áp không được dùng nhung hươu. Dưới đây xin giới thiệu một số cách sử dụng nhung hươu.

Bột nhung hươu: Nhung hươu tán thành bột cất sử dụng dần. Ngày dùng từ 1-3g, chia làm 3 lần uống với nước ấm.

Rượu nhung hươu: Nhung hươu thái lát 20g, cho vào 500ml rượu trắng ngon (40-45 độ cồn) ngâm trong 14 ngày sau là sử dụng được. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần. Khi uống hết rượu còn nhung hươu trong bình ngâm rượu này có thể lấy ra tiếp tục hầm để uống.

Rượu nhung hươu sơn dược (dùng cho người già hay đái đêm hay chữa liệt dương): Nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu này vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu độ 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml.

Hải mã


Hải mã có tên thuốc là Hippocampus, tên khoa học Hippocampus Sp. Họ hải long Syngnathidae. Bộ phận làm thuốc cả con, loại to sắc trắng, khô, chắc, hơi mặn, còn mắt và nguyên con có cả đuôi thì tốt.



Hải mã.

Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ôn, không độc, đi vào thận kinh. Có công năng làm tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, làm ấm thủy tạng, trị đau bụng do khí huyết. Tác dụng làm cường dương, tăng sinh dục, và dễ sinh. Chủ trị yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy. Ngoài ra còn dùng trong chữa hen suyễn, thở khò khè, tiểu són, trị viêm thận mãn tính... Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra với người âm hư, nội nhiệt, cảm mạo cũng không nên dùng. Dạng sử dụng thông thường là bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm.

Theo ngư dân cho rằng, lấy hải mã còn sống tươi nhất là được, loại đang quấn nhau và mắt vẫn còn nguyên cho ngay vào rượu ngâm thì tác dụng trị liệu yếu sinh lý còn tuyệt vời hơn nhiều. Người ta còn tán bột hải mã rồi rắc lên chỗ mụn, nhọt lở loét để chữa trị.


Đông trùng hạ thảo:

Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam...


Đông trùng hạ thảo là một thần dược

Đông Trùng Hạ Thảo , theo quan niệm của đông y thi nó có tác dụng : Bổ thận nhuận phế, ích khí sinh tân, bình ổn âm dương . Đây là loại thuốc dùng trong cung đình, hiệu quả của nó đã được người đời tặng cho danh hiệu " thần dược bách bệnh " . Chính vì DTHT không những có tác dụng chữa các bệnh " âm khí suy nhược " " âm dương bất điều " mà còn có hiệu quả rất lớn trong phòng bệnh , dưỡng sinh " chữa bệnh chưa phát " . Điều này đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh rất rõ ràng.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn TD, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Cordyceps militaris (Nhộng trùng thảo)

Cordyceps capitata

Cordyceps ditmarii






Chân vịt tiềm, món ăn đặc trưng Trung Hoa





Một quan niệm về ẩm thực quen thuộc của người Hoa, được lan truyền qua VN ta đó là " ăn cái gì bổ cái ấy". Mời quý vị cùng tham khảo các món ăn độc đáo với quan điểm nêu trên, tại một nhà hàng bên T.Q, để bổ sung kiến thức về ẩm thực của người Hoa.

CỦA QUÝ LOÀI VẬT

Một nhà hàng tại Bắc Kinh chuyên phục những món ăn rất đặc biệt dành cho các thực khách can đảm: “của quí” của các loài động vật. Những món ăn này được tin là không chỉ có lợi cho sức khoẻ của cánh mày râu mà còn tốt cho làn da của phụ nữ.





Guolizhuang là nhà đầu tiên của Trung Quốc chỉ chuyên phục vụ các món ăn liên quan tới "của quí". Chỉ riêng tại Bắc Kinh, Guolizhuang đã xây dựng 4 chuỗi cửa hàng và thậm chí còn mở thêm một chi nhánh tại khu Chinatown ở Atlanta, bang Georgia (Mỹ).

Các món ăn mà Guolizhuang phục vụ đều liên quan tới "của quí" của hơn 30 loài động vật khác nhau như bò, chó, lừa, cừu… Đối với những thực khách đặc biệt, danh sách này thậm chí còn dài hơn.



"Của quí" của bò được thái thành hình những ngôi sao nhỏ trông đẹp mắt.



Đĩa "của quí" của bò Tây Tạng.



"Của quí" của cừu được coi là món ăn đặc trưng của nhà hàng Guolizhuang. Khi chế biến, "của quí" của cừu được phủ mayonnaise, pho mát ngọt.



Một đĩa "của quí" của bò và chó được chế biến và bày biện rất công phu.



Các món ăn chế biến từ "của quí" thường được dùng kèm với nước tương hoặc nước xốt cay. Với phụ nữ, chúng được tin là rất tốt cho làn da.



Một tiếp viên của nhà hàng Guolizhuang bưng món “của quí” của lừa. Đối với người Trung Quốc, việc thưởng thức “của quí” của động vật không đơn thuần là phép thử sự dũng cảm. Họ coi món này một phương pháp chữa bệnh cho những người yếu sinh lý.




Sủi cảo

No comments: