Cần Thơ- quê hương tôi.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ phù sa, quanh năm nước ngọt tưới mát ruộng đồng, vườn xanh oằn bông sai trái. Hai tiếng Cần Thơ đối với tôi sao mà thiết tha, trìu mến, dịu dàng, đôn hậu... như tấm lòng người dân Cần Thơ, đã cho tôi niềm tin khi mở mắt chào đời.
Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có nhiều cô gái mỹ miều đáng yêu!
Có người hỏi tôi ý nghĩa hai tiếng Cần Thơ? Thật lúng túng khi phải tìm nguồn gốc giải thích tên một vùng đất quê hương đã gắn liền với tôi như máu thịt, bởi tôi chưa tìm được tài liệu nào chính xác cho sự xuất hiện của hai tiếng Cần Thơ... ngoài giả thuyết sau đây mà thời còn đi học tôi có dịp nghe được.
Tương truyền rằng, khi Nguyễn Vương bị đại binh Tây Sơn truy nã, Ngài và cụ Nguyễn Huỳnh Đức phải đi lánh nạn. Khi vào Rạch Giá được ít lâu thì Ngài và cụ Nguyễn Huỳnh Đức giả dạng thường dân đi lần ra tỉnh “Càn Giang"(?), nhưng không hiểu vì tam sao thất bản hay vì lẽ nào mà chữ "Càn"lần lần thành ra chữ "CầnỢ.
Nguyễn Vương và cụ Nguyễn Huỳnh Đức có ý ra Càn Giang để đi xuống “Cù lao DungỢ( vùng Sóc Trăng) vì ngài có lò đúc tiền kẽm và vài người tôi trung ở đó. Trong lúc đi theo đường sông từ Long Mỹ qua Càn Giang, Nguyễn Vương và cụ Nguyễn Huỳnh Đức thường gặp các ghe thương hồ, ban đêm trăng tỏ, ghe thì đàn, ghe thì hát, khiến Ngài ngậm ngùi tủi cho thân chìm nổi, nên làm vài bài thơ để giải sầu trong lúc thuyền còn lênh đênh trên dòng nước Càn Giang. Rồi từ đó về sau, mỗi khi đến tiết thu, mấy bực thi gia thường ngồi thuyền thưởng nguyệt vịnh thi phú. Họ đặt “Càn Giang"lại là "Cầm Thi Giang" (ý nói sông để đàn ca vịnh phú). Lần lần gọi trại chữ "Cầm"ra "Cần"và "Thi"ra "Thơ. Từ đó “Cần Thơ” xuất hiện.
Tương truyền rằng, khi Nguyễn Vương bị đại binh Tây Sơn truy nã, Ngài và cụ Nguyễn Huỳnh Đức phải đi lánh nạn. Khi vào Rạch Giá được ít lâu thì Ngài và cụ Nguyễn Huỳnh Đức giả dạng thường dân đi lần ra tỉnh “Càn Giang"(?), nhưng không hiểu vì tam sao thất bản hay vì lẽ nào mà chữ "Càn"lần lần thành ra chữ "CầnỢ.
Nguyễn Vương và cụ Nguyễn Huỳnh Đức có ý ra Càn Giang để đi xuống “Cù lao DungỢ( vùng Sóc Trăng) vì ngài có lò đúc tiền kẽm và vài người tôi trung ở đó. Trong lúc đi theo đường sông từ Long Mỹ qua Càn Giang, Nguyễn Vương và cụ Nguyễn Huỳnh Đức thường gặp các ghe thương hồ, ban đêm trăng tỏ, ghe thì đàn, ghe thì hát, khiến Ngài ngậm ngùi tủi cho thân chìm nổi, nên làm vài bài thơ để giải sầu trong lúc thuyền còn lênh đênh trên dòng nước Càn Giang. Rồi từ đó về sau, mỗi khi đến tiết thu, mấy bực thi gia thường ngồi thuyền thưởng nguyệt vịnh thi phú. Họ đặt “Càn Giang"lại là "Cầm Thi Giang" (ý nói sông để đàn ca vịnh phú). Lần lần gọi trại chữ "Cầm"ra "Cần"và "Thi"ra "Thơ. Từ đó “Cần Thơ” xuất hiện.
Trong Cần Thơ xưa và nay của Huỳnh Minh có ghi một truyền thuyết mà ông cho là của các bô lão kể lại "nơi đây khi xưa có trồng rất nhiều loại rau cần và rau thơm, mỗi khi chủ vườn cắt rau đem đi bán, rao cùng đường : ai mua rau cần rau thơm không ?
Rau Cần, rau Thơm xanh mướt
Mua mau kẻo hết, chậm bước không còn.
Thiên hạ xúm nhau mua hai loại rau nầy rất nhiều, lâu ngày chầy tháng, danh từ rau Cần, rau Thơm được giới bình dân phổ biến thành câu ca dao :
Rau Cần lại với rau Thơm
Phải chăng đất ấy rau Thơm có nhiều.
Cũng có người lẩn thẩn gọi đại tên xứ đó là xứ Cần Thơ. Hai giả thuyết nầy, không biết giả thuyết nào đúng? Hoặc giả một địa danh mà có đến hai sự kiện xảy ra trùng hợp nhau. Hai tiếng Cần Thơ trở thành một địa danh thời bấy giờỢ.
Có nhiều nhà sưu khảo đã khổ công truy tìm cho có hệ thống sự xuất hiện của tên gọi nầy, tôi hiện không đủ tư liệu để liệt kê hết ra đây. Nhưng với riêng tôi... những gì còn trong truyền thuyết bao giờ cũng có thi vị của nó.
Có nhiều nhà sưu khảo đã khổ công truy tìm cho có hệ thống sự xuất hiện của tên gọi nầy, tôi hiện không đủ tư liệu để liệt kê hết ra đây. Nhưng với riêng tôi... những gì còn trong truyền thuyết bao giờ cũng có thi vị của nó.
Được biết, do Nghị định của Soái phủ Sài Gòn, ngày 23 tháng 2 năm 1876, vùng Phong Phú lập thành tỉnh, mang tên Cần Thơ. Toà bố (Hành chánh) đặt tại tỉnh lỵ Cần Thơ. Viên quan Pháp đầu tiên trấn nhậm tỉnh Cần Thơ là Đại Úy Nicolai, chức Tham Biện hạng nhì. Đại Úy Nicolai ngồi chức Chánh Tham Biện (như Tỉnh trưởng bây giờ) Cần Thơ ngót 10 năm, khai thác đất đai, mở rộng đường sá, xây cất chợ búa. Tuy nhiên từ rất nhiều năm bị trị, sĩ phu miền Tây vẫn còn một số đông bất phục, nhưng trong tình trạng khó bề chống đối, các sĩ phu tiết tháo đành sống ẩn dật. Trong số nầy đáng kể có Cử nhân Phan Văn Trị lánh thân ở Phong Điền, cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa ở Bình Thủy, Long Tuyền. Cho đến vị Cai tổng Lê Quang Chiểu sau nầy cũng tự giải chức từ quan, còn được tiếng thơm.
Những năm mới thành lập, tỉnh Cần Thơ gồm có 5 quận, 8 tổng và 72 xã. Đó là các quận Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Trà Ôn, Cầu Kè.. Về sau điều chỉnh lại, vẫn 5 quận nhưng tới 10 tổng và 94 làng.
Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà, do hai sắc lệnh ngày 22-10-1956 và ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh Cần Thơ đổi tên là Phong Dinh, trong đó địa giới được phân lại: Cắt hai quận Trà Ôn và Cầu Kè sáp nhập tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh); lập hai quận khác là Long Mỹ và Kế Sách. Chẳng bao lâu, lại cắt phần đất Kế Sách trả cho tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) rồi lại chia quận Long Mỹ thành hai quận Đức Long và Long Mỹ. Tiếp sau đó, lại tách hai quận Long Mỹ và Đức Long sáp nhập tỉnh Chương Thiện. Rồi lại lập hai quận mới khác là Khắc Trung (Cờ Đỏ) và Khắc Nhơn (Bảy Ngàn), nay sửa lại là Thuận Trung và Thuận Nhơn (dời về Một Ngàn) nằm trên bờ kinh Xà No. Năm 1966 lập thêm quận Phong Điền. Một thời gian sau lập thêm quận Phong Thuận (Cái Côn). Như vậy trước năm 1975, tỉnh Phong Dinh có 7 quận, 42 xã, về mặt địa lý có thể tóm tắt : Tỉnh Phong Dinh ở về phía Tây Nam miền Nam nước Việt. Tỉnh lỵ Cần Thơ cách thủ đô Sài Gòn 169 km. Đông bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình bằng khúc sông Hậu Giang chạy dài khoảng 50 km. Đông Nam giáp tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng). Tây Bắc giáp tỉnh An Giang (Long Xuyên). Tây Nam giáp tỉnh Chương Thiện. Với diện tích toàn tỉnh là 162.257 km2.
Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà, do hai sắc lệnh ngày 22-10-1956 và ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh Cần Thơ đổi tên là Phong Dinh, trong đó địa giới được phân lại: Cắt hai quận Trà Ôn và Cầu Kè sáp nhập tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh); lập hai quận khác là Long Mỹ và Kế Sách. Chẳng bao lâu, lại cắt phần đất Kế Sách trả cho tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) rồi lại chia quận Long Mỹ thành hai quận Đức Long và Long Mỹ. Tiếp sau đó, lại tách hai quận Long Mỹ và Đức Long sáp nhập tỉnh Chương Thiện. Rồi lại lập hai quận mới khác là Khắc Trung (Cờ Đỏ) và Khắc Nhơn (Bảy Ngàn), nay sửa lại là Thuận Trung và Thuận Nhơn (dời về Một Ngàn) nằm trên bờ kinh Xà No. Năm 1966 lập thêm quận Phong Điền. Một thời gian sau lập thêm quận Phong Thuận (Cái Côn). Như vậy trước năm 1975, tỉnh Phong Dinh có 7 quận, 42 xã, về mặt địa lý có thể tóm tắt : Tỉnh Phong Dinh ở về phía Tây Nam miền Nam nước Việt. Tỉnh lỵ Cần Thơ cách thủ đô Sài Gòn 169 km. Đông bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình bằng khúc sông Hậu Giang chạy dài khoảng 50 km. Đông Nam giáp tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng). Tây Bắc giáp tỉnh An Giang (Long Xuyên). Tây Nam giáp tỉnh Chương Thiện. Với diện tích toàn tỉnh là 162.257 km2.
Bạn thơ UYÊN THẢO có những dòng thơ mô tả 7 quận của tỉnh Phong Dinh với cái nhìn tượng trưng từng đặc thù của mỗi quận bằng tình cảm thân thiết, lời thơ chân thành:
Châu Thành
Cái Răng ba nhịp cầu thân ái
Soi bóng nhiều năm giữa nước mây
Đò mộng thong dong tình trĩu nặng
Mãi thương hình ảnh dáng cầu quay.
Phụng Hiệp
Ngã Bảy chia dòng xuôi lục tỉnh
Cà Mau, Rạch Giá nối Hậu Giang
Khách thương hồ nổi trôi sông nước
Năm tháng thuyền dong lướt dặm ngàn.
Phong Phú
Ô Môn lúa tốt ngập đồng xanh
Ba Mít, Vàm Nhon đượm ý tình
Tân Thới mơ về quê Bông Giếng
Ba Se vọng tưởng nhớ Tây Thành.
Thuận Trung
Cờ Đỏ ngày xưa - miền cổ tích
Vầng trăng vằng vặc giấc chiêm bao
Trông về Thị Đội lòng lâng tưởng
E ấp đài trang rám nắng đào.
Thuận Nhơn
Bảy Ngàn ngun ngút xáng Xà No
Văng vẳng còn đây điệu hát hò
Trà Ết, Vàm Bi... qua Kinh Mới
Bà Đầm, Thác Lác mộng Cần Thơ.
Phong Điền
Ba Láng, Trường Tiền thương Vàm Xáng
Ru em câu hát ngọt dân gian
Trà Niềng, Nhơn Ái trăm năm đợi
Nguyện thủy chung lòng cẳng bước sang.
Phong Thuận
Sông Hậu ấp ôm lòng đất nước
Cù lao Phong Nẫm rợp bần xanh
Cái Côn trải mộng xuôi miền biển
Hát khúc Cần Thơ đẹp ý tình
(Cần Thơ tháng 3/1966-tháng 10/1972)
Trong khi đó nhà thơ LÊ TRÚC KHANH lại giới thiệu một số làng quê chợ quận, thôn xóm yên tĩnh với những tâm hồn thuần phác, mộc mạc đáng yêu. Những địa danh quen thuộc mỗi khi gợi lại, mỗi người dân Cần Thơ không thể quên. Bài thơ :
XÓM CHÀI
Mây trắng Cần Thơ vương tóc em
Chiều mơ lả lướt mấy con thuyền
Đèn lên bến nhỏ sầu manh lưới
Đưa đón nhau - đò qua nửa đêm.
Em Mái Dầm sông xa lớp lớp
Bằng lăng mọc tím lối lên trời
Khói tàu bay trắng vàm kinh nhỏ
Đôi mắt em - màu xanh biển khơi.
BÌNH THỦY
Bình Thủy đường chân loang loáng nước
Về em - theo cỏ rối Long Tuyền
Mưa rơi tháng sáu dài hoang lệ
Trăm bóng sao cài đang ngả nghiêng.
CÁI RĂNG
Và Cái Răng trời lên dáng xưa
Lời Trung Hoa vọng buổi giao mùa
Thương em áo trắng buồn đơn chiếc,
Hai đứa xa từ trong giấc mơ.
(Cần Thơ - LTK - 1966)
Vì là một tỉnh từng nổi danh về văn hóa, nhờ ảnh hưởng của các cụ Cử Trị, Thủ khoa Nghĩa, Cai tổng Chiểu, lại thêm những cuộc khởi nghĩa của Võ Đình Sâm từ năm 1868 hãy còn vang đọng âm ỉ trong lòng ngưòi dân Cần Thơ, nên không khí trong tỉnh vẫn sôi nổi từng cơn. Hơn nữa, học phong, sĩ khí trong tỉnh Cần Thơ đã khiến thực dân Pháp cực kỳ chú ý, quan tâm. Để lấy lòng dân chúng và cũng để cho Cần Thơ xứng đáng là nơi trung tâm văn hóa của miền Tây, từ năm 1917, Cần Thơ khởi công xây dựng trường trung học Collège, sau nầy nghị định hợp thức hóa số 188N./G.Đ. đặt lại tên trường là Phan Thanh Giản. Trường Phan Thanh Giản nằm tại tỉnh lỵ Cần Thơ, tức thành phố Cần Thơ ngày nay.
Do nền giáo dục phát triển và nhu cầu đòi hỏi, sau nhiều năm vận động, hội thảo, đặc biệt, ngày 6 tháng 3 năm 1966 tại phòng hội trường Trung học Phan Thanh Giản, đại hội phụ huynh học sinh miền Tây đã họp khoáng đại để bàn về việc vận động thành lập một trường Đại học. Thành phần tham dự đại hội gồm: Đại diện phụ huynh học sinh 15 tỉnh, các giáo sư đại học; đại diện Ông Vũ Quốc Thông, Chủ tịch Hội đồng Quốc Gia Giáo Dục; Tổng Thư ký, đại diện Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn; Đại diện Hội Đồng Nai tương trợ; phái đoàn báo chí và một số đông quan khách. Thuyết trình viên của Ban Tổ chức buổi đại hội, GS Nguyễn Trung Quân, Giám học trường Phan Thanh Giản (khi đó GS Phạm Văn Đàm làm Hiệu trưởng) đã thuyết trình đề tài: "Hướng về một Viện Đại học miền TâyỢ. Các giáo sư đại học như quý ông Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Trường phát biểu ý kiến xây dựng và nhiệt liệt ủng hộ đường lối của Đại hội. Đại diện phụ huynh học sinh các tỉnh yêu cầu xúc tiến nhanh chóng việc thành lập một Viện Đại học miền Tây trên bình diện pháp lý ngay trong niên khoá 1966-1967, sẵn sàng động viên tất cả nhân lực, tài lực để ủng hộ. Do vậy, ngay mùa hè 1966, ông Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung uơng (tức Thủ tướng Chánh phủ) của Nội các chiến tranh, đã xuống chủ tọa buổi lễ tổ chức tại khu vực Bến Xe Mới, và ban hành Sắc lệnh thành lập Viện Đại học Cần Thơ. Buổi lễ nầy, một đại diện học sinh các miền Tây là anh Trần Quốc Mậu, Tổng thư ký ban đại diện học sinh trường Phan Thanh Giản đã đại diện đọc lời cảm tưởng tỏ lòng biết ơn các thầy cô, các bậc phụ huynh đã lo lắng cho tương lai con em, đáp ứng lòng mong ước khẩn thiết của toàn thể đồng bào miền Tây đối với sự phát triển giáo dục toàn quốc. Niên khoá đầu tiên của Viện Đại học Cần Thơ là 1966-1967 và GS Phạm Hoàng Hộ được cử làm Viện Trưởng đầu tiên từ niên khoá nầy.
Trong bài thuyết trình dài của GS Nguyễn Trung Quân, có những đoạn nhận xét thật xác đáng và những yêu cầu thật bức thiết mà giới cầm quyền khó thể bài bác. Chẳng hạn: "... Người dân miền Tây ôn hoà và trầm tĩnh đã vô cùng hữu lý khi nhận xét rằng: trì hoãn việc thiết lập Viện Đại học miền Tây là đi trái với đường lối thực thi chính sách công bằng xã hội..."(...) "Bao nhiêu lý lẽ viện ra chống đỡ để làm đình trệ hay tai ngơ mắt lấp đối với vấn đề thành lập Viện Đại học miền Tây đều không thể đứng vững. Muôn người như một, nhân dân miền Tây quả quyết rằng việc thành lập Viện Đại học miền Tây quả vô cùng quan trọng và khẩn thiết. Cơ quan văn hoá nầy chẳng những liên hệ mật thiết đến đà tiến triển của miền Tây mà còn là của cả dân tộc nữa. Toàn dân Việt Nam sẽ vui mừng, thoả nguyện khi thấy miền Tây được một Viện Đại học làm cơ sở căn bản cho sinh hoạt văn hoá song song với sự xây đắp lộ trình cho những tài năng tương lai, sẽ thay thế lớp đàn anh đi trước nắm vững vận mệnh của Tổ quốc...Ợ. Và kết thúc bài thuyết trình là trích dẫn lời của một giáo chức lão thành để ngưỡng vọng về Đại học miền Tây: “Việt Nam hiển nhiên là một chiến lũy của Thế giới Tự do. Và trong thành trì nầy Đại học sẵn sàng giữ một địa vị khẩn yếu. Một phần, Viện Đại học giúp cho sự khuếch trương và bảo tồn mối nhiệt tâm của quốc dân, phần khác, bằng sự phát huy văn hoá, Viện Đại học sẽ tham dự vào uy danh xứ sở. Viện Đại học ý thức rằng sự hoà hợp và phẩm cách mà Viện có phận sự duy trì giữa các sinh viên, lẽ dĩ nhiên có liên quan đến hoà bình và phẩm cách Tổ quốcỢ. Viện Đại học miền Tây trong cuộc vận động đó đã chính thức có mặt mang tên Viện Đại học Cần Thơ, Toà Viện trưởng nằm trên đường Hoà Bình, ký túc xá sinh viên là Khu Văn Hoá trên đường Tự Đức. Các giảng đường trường đại học nằm trên đường Mạc Tử Sanh (khoảng giữa đường từ Tham Tướng đi Cái Răng) gần Đài Phát Thanh Cần Thơ. Sau nầy, do sự phát triển của giáo dục, trên đường Nguyễn Viết Thanh (bây giờ là đường 3 tháng 2), đã xây dựng khu trường Đại học Cần Thơ với giảng đường “hình con rùa"thật rộng rãi, khang trang, là niềm hãnh diện của Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, có đầu mối giao thông thủy bộ quan trong. Từ Sài Gòn muốn đến các tỉnh cực Nam như Chương Thiện, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đều phải qua Cần Thơ theo quốc lộ 1 (quốc lộ 4 trước 1975); thêm vào đó liên tỉnh lộ 27 nối liền Cần Thơ với An Giang (Long Xuyên, Châu Đốc), thông đến Kiên Giang (Rạch Giá - Hà Tiên). Nằm trên ngã ba sông, chỗ hợp lưu sông Hậu và sông Cần Thơ vừa rộng vừa sâu nên thuận lợi về giao thông đường thủy từ nội địa lên Campuchia và ra biển Đông. Là đơn vị thuộc tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ), nằm vắt ngang vĩ tuyến 10 Bắc, kinh tuyến 105 Đông. Đông và Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Nam giáp quận Châu Thành (Cái Răng), Tây giáp quận Phong Phú (Ô Môn). Diện tích toàn thành phố 141,29 km2 gồm cả vùng ven và nội ô, tổ chức hành chánh hiện nay trong thành phố gồm 15 phường và 7 xã. Theo thống kê năm 1985 dân số 274 ngàn người. Chắc hẳn năm nay dân số thành phố Cần Thơ nói riêng, cả tỉnh nói chung đã gia tăng đáng kể.
Người dân Cần Thơ đã dày công khai phá đất đai, đã từng đấu tranh với thiên nhiên trong điều kiện nghiệt ngã ban đầu để cư trú, lập nghiệp. Họ mong muốn và rất yêu cuộc sống thanh bình, yên lành ngày càng sung túc. Nguyện vọng ấy đã được thể hiện qua từng tên đất, tên làng như Tân An, Thới Bình, An Cư, An Lạc, An Nghiệp, An Thới, An Hoà..., như Hưng Thạnh, Hưng Phú, Hưng Lợi... Tình cảm của người dân Cần Thơ gắn bó mật thiết với quê hương, xứ sở đậm nét qua mỗi điệu hát câu hò, mỗi lời thơ, dòng nhạc. Đi đâu, chúng ta cũng không làm sao quên được câu hát đưa em :
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiềnThành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, có đầu mối giao thông thủy bộ quan trong. Từ Sài Gòn muốn đến các tỉnh cực Nam như Chương Thiện, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đều phải qua Cần Thơ theo quốc lộ 1 (quốc lộ 4 trước 1975); thêm vào đó liên tỉnh lộ 27 nối liền Cần Thơ với An Giang (Long Xuyên, Châu Đốc), thông đến Kiên Giang (Rạch Giá - Hà Tiên). Nằm trên ngã ba sông, chỗ hợp lưu sông Hậu và sông Cần Thơ vừa rộng vừa sâu nên thuận lợi về giao thông đường thủy từ nội địa lên Campuchia và ra biển Đông. Là đơn vị thuộc tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ), nằm vắt ngang vĩ tuyến 10 Bắc, kinh tuyến 105 Đông. Đông và Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Nam giáp quận Châu Thành (Cái Răng), Tây giáp quận Phong Phú (Ô Môn). Diện tích toàn thành phố 141,29 km2 gồm cả vùng ven và nội ô, tổ chức hành chánh hiện nay trong thành phố gồm 15 phường và 7 xã. Theo thống kê năm 1985 dân số 274 ngàn người. Chắc hẳn năm nay dân số thành phố Cần Thơ nói riêng, cả tỉnh nói chung đã gia tăng đáng kể.
Người dân Cần Thơ đã dày công khai phá đất đai, đã từng đấu tranh với thiên nhiên trong điều kiện nghiệt ngã ban đầu để cư trú, lập nghiệp. Họ mong muốn và rất yêu cuộc sống thanh bình, yên lành ngày càng sung túc. Nguyện vọng ấy đã được thể hiện qua từng tên đất, tên làng như Tân An, Thới Bình, An Cư, An Lạc, An Nghiệp, An Thới, An Hoà..., như Hưng Thạnh, Hưng Phú, Hưng Lợi... Tình cảm của người dân Cần Thơ gắn bó mật thiết với quê hương, xứ sở đậm nét qua mỗi điệu hát câu hò, mỗi lời thơ, dòng nhạc. Đi đâu, chúng ta cũng không làm sao quên được câu hát đưa em :
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Đừng cho lúa gạo...
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê...
Hay :
Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Mỗi chiều thứ bảy người nhiều như nêm
Đẹp xinh cảnh sắc về đêm
Nhìn sông thấy nước nhớ thêm tình người
(thơ V.Th.)
Đến với Cần Thơ và rời khỏi Cần Thơ ai không thấy lòng xao xuyến khi nghe văng vẳng đâu đó giọng hò vút cao:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về...
Là những con người cần cù lao động nhưng lại thắm thía xiết bao với nỗi cần lao, khốn khổ do ách áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm và phong kiến, nên trong truyền thống đấu tranh, người dân Cần Thơ đã xuất hiện nhiều tấm gương chói rạng : Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) người làng Long Tuyền - Bình Thuỷ với lòng yêu nước nồng nàn, đã giữ vẹn tiết nghĩa trung trinh đối với dân với nước, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất với bọn cướp nước và bán nước, tay sai. Cần Thơ còn xuất hiện những Võ Duy Tập, Võ Đình Sâm, Lê Quang Chiểu, Nguyễn Thần Hiến..., còn có dấu chân của các danh sĩ như Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Huỳnh Đức ngày xưa dẫm qua; cũng là nơi an nghỉ sau cùng của cử nhân Phan Văn Trị, của chánh lãnh binh Võ Duy Tập; nơi mà ngay trong ngày quốc nạn 30-4-75, hai vị Tướng Tư lệnh và Phó Tư lệnh Quân Đoàn IV - quân khu 4, đã anh dũng tự sát để giữ tiết tháo “sinh vi tướng, tử vi thần”là Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng., rồi sau đó máu của Cựu tỉnh trưởng Chương Thiện Hồ Ngọc Cẩn đổ tại sân banh Cần Thơ vì quyết tử thủ đến giây phút sau cùng trong cơn quốc nạn.. Và còn biết bao người con yêu nước khác trên mảnh đất Cần Thơ quê tôi. Họ đã sống với tấm lòng thủy chung son sắt cùng quê hương, dân tộc.
Tất cả tựu trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau, đã hun đúc tinh thần và tạo cho lòng tôi niềm tin và hy vọng về... Cần Thơ quê hương tôi.
Lê Cần Thơ
(Trong QUÊ HƯƠNG XA MÃI NGÚT NGÀN)
Tất cả tựu trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau, đã hun đúc tinh thần và tạo cho lòng tôi niềm tin và hy vọng về... Cần Thơ quê hương tôi.
Lê Cần Thơ
(Trong QUÊ HƯƠNG XA MÃI NGÚT NGÀN)
No comments:
Post a Comment