Saturday, December 25, 2010

SƠN TRUNG * CUỘC CỜ TRUNG QUỐC VÀ BIỂN ĐÔNG


CUỘC CỜ TRUNG QUỐC VÀ BIỂN ĐÔNG

Xưa Trung Quốc đất rộng, người đông nhưng là một xứ nghèo nàn nhất thế giới. Tần Thủy Hoàng đã thành công trong việc xâm lấn các nước nhược tiểu láng giềng để thành lập Trung Quốc. Tần Thủy hoàng đã tự hào về Vạn Lý trường thành bảo vệ Trung Quốc ngăn quân thù di địch phương Bắc, nhưng tâm huyết ông và xương máu bao vạn nhân dân Trung đã vô ích vì quân Mông ,Thanh đã xâm luợc trung nguyên. Hơn nữa mộng ước trường sinh bất tử và bách thế tử tôn lưu truyền cũng vỡ tan vì mới có nhất thế đã tiêu tan như khói.

Cuối triều Thanh, các nước Tây phương đã xâm chiếm Trung Quốc mà lập các tô giới Hương Cảng, Ma Cao. . ..Trung Hoa dân Quốc lên thì gặp nạn cộng sản và Nhật xâm lược. N hờ Mỹ thả hai quả bom nguyên tử mà Nhật đầu hàng, Mao Trạch Đông đương nhiên thành kẻ chiến thắng. Không rõ vì lý do nào, Mỹ rút lui và nhường Hoa lục cho Mao. Vì việc phân chia quyền lực thế giới, hay vì mưu định nào? Kế hoạch nào của Mỹ?

Dù dữ tợn, Mao cũng không vì tinh thần ái quốc cực đoan và tinh thần vô sản mà tiến đánh Hongkong , Thượng Hải, Macao và Đài Loan .Không chiếm các nơi này vì Mao khôn ngoan không muốn gây chiến với Tây phương trong khi chiến tranh Hoa Nhật đã làm Trung Cộng suy nhược. Hơn nữa, Hongkong, Thượng Hải là cái vú sữa của Trung Quốc nghèo đói, lạc hậu. Còn cộng sản Việt Nam thì hung hăng hơn. Dựa hơi Nga, Tàu, sau khi được nửa nước thì toan chiếm luôn phần còn lại.

Trung Quốc thời Mao thì nghèo đói. Những ai nói rằng Mỹ xui Nga Hoa đánh nhau để Mỹ thủ lợi là điều sai lầm. Chính người Trung Cộng đã cho biết Mỹ giương cánh tay bảo vệ Trung Quốc khỏi cuộc tấn công của Liên Xô trong khoảng 1969. (1). Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình đã thấy rõ sai lầm của Mao, của kinh tế XHCN nên đã cải cách, hay nói đúng hơn, phải quay lại tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó mà Trung Quốc đứng dậy được, nhất là nhờ buôn bán với Mỹ.

Sau khi đưa Trung Quốc vào con đường kinh tế thị trường vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình khuyên Trung Quốc nên cẩn thận trong vấn đề đối ngoại. Ông nói rằng Trung Quốc nên ẩn mình trong khi làm giàu và đừng đánh động những quốc gia mà thị trường của họ sẽ bị nền xuất khẩu của Trung Quốc thay thế cho nhu cầu sản xuất nội địa bị thiếu hụt.

Dù hống hách, muốn dạy cho Việt Nam một bài học, Đặng Tiểu Bình đã qua Mỹ thăm dò ý kiến Mỹ trước khi đánh Việt Nam. Cuối thế kỷ XX, Hồ Cẩm Đào nhận thấy họ đã mạnh hơn Mỹ nên đã giương nanh vuốt, không cần e lệ, lịch sự nữa. Cũng như các nước thực dân, đế quốc, kể cả cộng sản Nga đã dùng lý thuyết biện minh cho công cuộc xâm lược thế giới. Hồ Cẩm Đào đã chỉ đạo cho các "lý thuyết gia " Trung Cộng đưa ra lý thuyết mới.

Giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post, đã viết bài “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009 thuật bài báo “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) đăng trên tuần báo Outlook Weekly (của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua. Quan điểm của Hồ Cẩm Đào gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết :

( 1). Sự thay đổi sâu rộng của thế giới
(2). Xây dựng một thế giới hài hòa
(3). Cùng nhau phát triển
(4). Chia xẻ trách nhiệm
(5). Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới.(2)

Chúng ta thử phân tích sơ lược năm điểm của thế giới quan Trung Quốc:

-Thế giới phải thay đổi, nghĩa là Mỹ, Anh, Pháp phải đầu hàng Trung Quốc, không còn làm cha thiên hạ như trước đây!
-Xây dựng một thế giới hòa hài dưới sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc, nghĩa là tất cả các nước sẽ biến thành Tây Tạng, Tân Cương. Và các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo sẽ bị giết, bị tù như Pháp luân công,và Phật giáo Tây Tạng.
-Cùng nhau phát triển như kiểu Việt Nam và Trung Quốc hợp tác đánh cá mà ngư dân Việt Nam bị cấm đánh cá trên hải phận của mình!
-Chia xẻ trách nhiệm nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ chia quyền lợi với Mỹ, Anh, Pháp!Hay nói rõ hơn, Trung Quốc cầm đầu thế giới, Anh, Pháp Mỹ chỉ là thứ thằn lằn, cắc ké. . .
-Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới nghĩa là từ nay Trung Quốc sẽ là "sen đầm quốc tế," sẵn sàng đem quân can thiệp mọi nơi!Nước nào cứng đầu sẽ bị xóa sổ theo khẩu hiệu " Hàng thì sống, chống thì chết!"

Ngoài ra các tướng lãnh Trung Quốc cũng chứng tỏ họ là người văn võ toàn tài, đã ra những lý thuyết nhằm biện minh cho mưu tính bá quyền của họ, và cũng là những lời đốc thúc chính phủ, quân đội và nhân dân Trung Quốc tham gia cuộc xâm lăng thế giới. Đó là tướng Trương Triệu Ngân (Zhang Zhaoyin), phó tư lệnh khu quân sự Thành Ðô, tỉnh Tứ Xuyên , là Trung Tướng Kim Nhất Nam (Jin Yinan), phó giám đốc Nghiên Cứu Chiến Lược trong Ðại Học Quốc Phòng,Phó Ðề Ðốc Dương Nghị (Yang Yi)...

Tháng 11 năm 1909, bắt đầu nhiệm kỳ mới, tổng thống Obama đã sang thăm Trung Quốc với thái độ nhũn nhặn và lịch sự. Thấy thế, Trung Cộng cho là Mỹ đã suy yếu, suy yếu sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút lui khỏi Đông Nam Á, nhất là trong cuộc thế giới khủng hoàng kinh tế này, Trung Cộng được đàng chân, lân đàng đầu vùng lên, coi khinh Mỹ như cỏ rác.

Trung Quốc không chỉ đã tự nhận một vị thế lớn hơn trên hoàn cầu mà ngày càng sẵn sàng hơn trong việc đạp đổ Mỹ như việc muốn thay đồng đô la Mỹ, muốn chiếm vai trò " sen đầm quốc tế " của Mỹ. Trung Cộng càng ngang nhiên ủng hộ những chính phủ Sudan, Iran và Miến Điện, uy hiếp Việt Nam và Đông Nam Á với bản đồ lưỡi bò cùng những cuộc biểu dương lực lượng hải quân trên biển đông.

Trung Quốc càng ngày càng lộng hành, nhất là trong hội nghị tháng 12-2009 về địa cầu tại Copenhagen, một số quốc gia nhất là mấy nước châu Phi tỏ ra nịnh bợ Trung Quốc, chỉ trích Mỹ (3). Nay thì Tổng thống Pháp sang triều kiến chúa tể Trung Hoa chứng tỏ ai cũng sợ kẻ mạnh, bất chấp đạo nghĩa!


Người ta phân vân suy nghĩ vì không biết thái độ của Mỹ như thế nào. Mỹ sẽ ngoan ngoản đầu hàng Trung Quốc hay Mỹ sẽ cương quyết chống cự?
Sau khi ở Trung Quốc về, tổng thống Obama đã có nhiều lời nói và việc làm cương quyết chẳng sợ Trung Cộng phật lòng như việc Mỹ tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Đài Loan và tuyên bố sẽ cương quyết về tiền tệ và mậu dịch với Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, từ đầu năm 2010 đã có những hành động rất khó hiểu, ban đầu thì cứng rắn, sau thì mềm mỏng hơn.

I. Quyết liệt
+ Trong tháng 5-2009, Trung Quốc có gửi cho LHQ một tấm bản đồ với đường chín hình chữ U đoạn bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để chứng thực cho chủ quyền của mình. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản đồ này, vì từ trước tới nay khi công bố các văn bản về chủ quyền của mình như Tuyên bố Chủ quyền Biển ( 1958), Tuyên bố về lãnh hải và Vùng phụ cận (1992), Tuyên bố về Đường cơ bản của lãnh hải (1996), và Luật nhà nước về Vùng Kinh tế đặc quyền và Thềm lục địa (1998), chưa ai thấy bản đồ này.
+Trung quốc hăm dọa những công ty bán vũ khí cho Đài Loan... (4)
+Trung Quốc chấm dứt hội nghị Mỹ Trung bàn về quân sự.

+Cuối năm 2009, tàu Trung Quốc ngăn chận tàu Mỹ tại Hải Nam.
+Trung Quốc bắn tiếng muốn chia Mỹ nửa Thái Bình Dương.

+Tháng 4 năm 2010 Trung Quốc diễu võ dương oai với Nhật Bản, tập trận gần Okinawa.
+Tháng 4 -2010. tàu Trung Quốc và tàu Malaysia đã nghênh nhau ở Biển Đông (5).
+Khoảng tháng 3, 4 năm 2010, tàu Trung Cộng đóng ở vùng Hoàng sa, chuyên tuần tra khu vực này. Ngư dân Việt Nam bị bắt, bị phạt, còn ngư dân Trung Quốc đánh cá sát tình Quảng Ngãi.Trong khi đó, Trung Quốc ngang nhiên ra lệnh cấm Việt Nam đánh cá từ tháng ba cho đến tháng 8-2010

+ Trong tháng 7, 8 năm 2010, Trung Quốc tuyên bố rằng họ coi Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của họ như Tây Tạng và Đài Loan. Để thể hiện sự kiên quyết của mình, Trung Quốc đang tăng cường các phương tiện giám sát bán quân sự của họ tại Biển Đông và đang thực hiện các cuộc tập trận hải quân lớn, không chỉ ở Biển Đông, mà cả ở các vùng biển khác.

+Ngày 5/6, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, nói rằng Mỹ sẽ không chấp nhận việc các công ty của họ có thể bị Trung Quốc đe dọa khi các công ty đó ký hợp đồng với các công ty của các nước liền kề khác ở Biển Đông.
+Tháng 7-2010, hội nghị Asean tại Việt Nam, các quốc gia đồng thanh quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
+Ngày 23/7 năm nay, tại Hà Nội, nhân cuộc gặp về vấn đề an ninh khu vực, Mỹ, thông qua tiếng nói của Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, đã bày tỏ mối quan ngại về tương lai tự do hàng hải ở Biển Đông. Bà Clinton nói: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong vấn đề tự do hàng hải, tiếp cận tự do với các vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông”.


+Tháng 9-2010, tàu Nhật Bản bắt tàu đánh cá Trung Quốc. Trung Quốc phản đối và ngưng bán đất hiếm cho Nhật Bản. Trung Quốc rất giận dữ. Tình hình Hoa Nhật nóng ran lên:
-Trung Quốc năm lần triệu đại sứ Nhật để phản đối vụ đâm tàu.
-Quan chức Trung Quốc hủy chuyến thăm Nhật.
-Trung Quốc chấm dứt tiếp xúc cấp cao với Nhật.
-Thủ tướng Trung Quốc đòi Nhật trao trả công dân.
-Trung Quốc đòi Nhật xin lỗi và bồi thường.
-Nhật Bản từ chối xin lỗi Trung Quốc nhưng Nhật trả tự do cho viên thuyền trưởng Trung Hoa.
Một hậu quả khác là vì Trung Quốc ngưng bán một số nguyên liệu cho Nhật để làm áp lực trong vụ Ðiếu Ngư Ðài, các công ty Nhật Bản cũng các công ty Mỹ cảm thấy Trung Quốc khó chơi bèn tìm mua đất hiếm nơi khác, trong đó có Việt Nam bèn đi đặt mua ở nước khác. Và các nước Ðông Á bỗng nhiên cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc tăng cường độ, hậu quả là họ sẽ phải thân thiết với Mỹ hơn! Người ta chờ đợi Trung Cộng điều quân đến đảo Điếu Ngư lấy cớ đời tàu đánh cá mà tiến chiếm Nhật! Nhưng bất ngờ, sau đó ít ngày, Bắc Kinh lại tỏ ra rất nhún nhường, hòa hoãn với Mỹ và trấn an các nước khác trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vào ngày hôm qua; khi Tướng Lương Quang Liệt nói rõ chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ có tính chất phòng thủ, họ không nhắm thách thức hoặc đe dọa ai, và muốn tăng cường niềm tin cẩn của các nước khác. Từ Ðiếu Ngư Ðài, tới hội nghị ASEAN, ta thấy chính sách ngoại giao của Trung Quốc có vẻ lúng túng, không nhất quán. Thực ra ở đời " mềm nắn, rắn buông", và trong canh xì phé, các tay chơi cũng đã thách đố, hù dọa nhau ầm ỉ dù con tẩy chẳng ra gì!

Thế giới tỏ ra có cảm tình với Mỹ vì Mỹ không hung hăng như Trung Cộng.
+Tháng 11-2010, tổng thống Obarack thăm Ấn Độ mà không thăm Trung Quốc. Thomas L. Friedman cho rằng chuyến đi đó minh họa cho điều có thể gọi là "chính sách kềm chế hay ngăn chặn đang nhẹ nhàng áp dụng với Bắc Kinh.(6)

II.
Hòa dịu

Trong khoảng tháng 9-2010, không biết vì sao Trung Cộng đổi thái độ.
+Ngày 12 tháng 10-2010, hội nghị ADMM+ lần thứ nhất tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Quan điểm của Mỹ được ông Gates nhắc lại rất rõ ràng: “Hoa Kỳ luôn luôn sử dụng quyền (tự do lưu thông đường biển) của mình và bảo vệ quyền của các nước khác được thông thương và hoạt động trong hải phận quốc tế. Ðiều đó không thay đổi, cũng như sẽ không thay đổi các cam kết của chúng tôi về những hoạt động chung với các đồng minh và những nước cộng tác.” Những lời này, tuy không nói đến tên Trung Quốc, nhưng phản bác tất cả những điều mà Bắc Kinh đã nêu lên để chỉ trích bà Clinton, khi họ nói Mỹ là người ngoại cuộc muốn xen vào chuyện nội bộ của Á Châu. Robert Gates đã phát biểu trước mặt bộ trưởng quốc phòng các nước Ðông Nam Á và các quốc gia khác gồm Nga, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Hàn, và Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Nhưng lần này, Bộ trưởng Quốc Phòng Lương Quang Liệt của Trung Quốc phải đáp lễ một cách ôn hòa, và ngay sau đó, Lương Quang Liệt đã ngỏ lời mời Gates sang thăm Bắc Kinh vào năm tới. Ðầu năm 2010, Bắc Kinh đã bãi bỏ một cuộc thăm viếng của Gates và ngưng mọi liên lạc về quốc phòng với Mỹ, để phản đối việc Mỹ bán hơn 6 tỷ đô la vũ khí tối tân cho Ðài Loan.(7)
+Tháng 10, Trung Quốc mời bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc, và Trung Quốc đồng ý họp với Mỹ tại Hawai để nối lại thương thuyết quân sự.
+Tháng 10-2010, Trung Quốc lại bán đất hiếm cho Nhật Bản.
+Ngày 8-tháng 11-2010, trên đài VOA, ông Dương Danh Dy cho rằng nay Trung Cộng không còn coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi nữa.(8)
+Ngày 6 tháng 12 năm 2010, Đới Bỉnh Quốc, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc đã có bài viết dài: “Kiên trì đi con đường phát triển hoà bình”. (9)


Trên đây là những hành động của Trung Quốc và Mỹ.

+
Ngày 18/12, tàu đánh cá nặng 63 tấn Trung Quốc đã va chạm với tàu tuần tra 3.000 tấn của Hàn Quốc.
Trung Cộng đã dùng thuật " lấy thịt đè người" của Trung Cộng , và thuật này đã làm bể mấy chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam và làm cho bọn trung ương đảng và hải quân Việt Cộng teo. Nhưng khổ thay thuật này mà dùng với tàu Nhật, tàu Nam Hàn thì đúng là " châu chấu đá xe"! Tàu 63 tấn cự sao được với tàu 3.000 tấn? Chắc là hố to, phải hòa dịu đế chờ chế được tàu 5.000 tấn mà húc thử lần nữa xem sao!

Tại sao Trung Cộng thay đổi thái độ?
Tại sao Trung Cộng không đem quân đánh chìm tàu Nhật, tàu Nam Hàn như các tướng của họ đã hăm bắn chìm tàu Mỹ?
Tại sao không tuyên chiến với Nhật mà lại kêu Nhật trở lại mua đất hiếm? Đã nhổ lại liếm ư? Người Trung Quốc trọng thể diện, mặt mũi sao lại quỳ lạy năn nỉ, ỉ ôi như thế?

Tại sao vậy?


Phải chăng Trung Cộng thấy trong cuộc biểu diễn biển Đông vũ khí Mỹ quá tối tân?
Phải chăng qua vụ đụng tàu Nhật, Trung Cộng thấy họ còn dưới tay Nhật Bổn?
Phải chăng vì đòn hạ giá đồng đô la của Mỹ trong việc Mỹ in thêm 600 tỷ đô? Theo TS. Nguyễn Phúc Liên, trong bài TĂNG TỐC QE$600 TỈ CỨU MỸ HẠ TẦU, tại hội nghị Seoul, tháng 11-2010, Hồ Cẩm Đào đã than thở với Obama:
Trong cuộc Họp riêng giữa TT.Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung quốc không còn giọng hống hách như Thủ tướng Ông Gia Bảo đã bất lịch sự đối với TT.Obama như trong cuộc Họp về Hâm Nóng Bầu khí tại Thụy Điển, bằng cách không thèm đến cuộc Họp riêng do TT.Obama mời.
Trong cuộc Họp riêng tại Seoul, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ than thở cho hậu quả Độc chiêu của Mỹ lên Kinh tế Tầu. Theo tiết lộ của Đài CNBC đêm 12.11.2010, ngày kết thúc cuộc Họp thương đỉnh, ông than với TT.Obama rằng Trung quốc không thể tăng Tỷ giá đồng Yuan theo hướng thúc đẩy tăng lên hiện giờ bởi vì việc tăng Tỷ giá đồng Yuan sẽ làm hỗn loạn Kinh tế Trung quốc(10).

Trung Quốc thật sự lui binh vì thấy quân địch mạnh quá hay giả đò lui binh để bất thình lình đánh một cú kinh hoàng vào Mỹ và các đồng minh Mỹ? Dẫu sao, thái độ hòa hoãn của Trung Quốc là tạm thời, họ chờ đợi họ ẩn mình chờ cơ hội thuận tiện sẽ ra tay.

TS. Nguyễn Phúc Liên lo ngại cho những chú chuột mủi lòng hoặc mất cảnh giác trước giọt nước mắt của con mèo già Trung Quốc.
Ông viết :
Thực tình, tôi lo lắng TT.Obama mang nhiều tình cảm, với nhãn hiệu Nobel Hòa bình, có thể trở thành mủi lòng trước những than thở đau lòng của Hồ Cẩm Đào. Tôi ngầm mong TT.Obama không vì xung động tình cảm trước những than vãn của Hồ Cẩm Đào mà nhượng bộ. Hãy để cho GsTs Ben BERNANKE, gốc Do Thái, lạnh lùng cho Độc chiêu QE bẻ gẫy tính kiêu ngạo của Trung quốc cho đến cùng.(10).


Theo Dương Danh Dy, bài của Đới Bỉnh Quốc và thái độ Trung Quốc là giả "nai".

Tôi được đọc bài báo này ở trên mạng khá sớm, thấy có nhiều luận điệu “khôn ngoan” của người chuyên làm đối ngoại lâu năm, nhưng do bản chất đã thấm vào máu nên mặc dù ông ta muốn “giấu đầu” nhưng vẫn cứ bị “hở đuôi”. .. cả bài viết của ông dù được che đậy, bằng những lời nói “đẹp như hoa”, nào là phát triển hoà bình, chung tay xây dựng thế giới hài hoà, cùng có lợi, không chạy đua vũ trang, không xưng bá… vẫn để lộ ra cái bản chất bất biến là Trung Quốc quyết trở thành bá quyền, nước lớn trong giai đoạn này bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm mang tính chất lừa gạt sâu nặng hơn. Xin loài người hãy luôn cảnh giác!(9)

Người Nhật thì không tin Trung Quốc. Họ tỏ ra quan ngại về hành động của Trung Quốc. Họ đã thay đổi chiến lược, chiến thuật chuẩn bị đối phó với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.Một cách cụ thể, theo kế hoạch mới, Tokyo sẽ tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, từ 16 chiếc hiện nay lên thành 22 chiếc, cũng như sẽ hiện đại hóa các phi đội chiến đấu cơ. Hệ thống tên lửa chống tên lửa cũng được củng cố thêm, với các dàn phóng hỏa tiễn Patriot PAC-3 đặt trên đất liền, được tăng từ 3 lên thành 6 dàn, trong lúc hệ thống tên lửa ngăn chặn SM-3 trên biển, cũng được nâng lên từ 4 lên thành 6 đơn vị bố trí trên các khu trục hạm loại Aegis.(11)

Dù TRung cộng dấu dịu, chúng vẫn hành động gian trá. Chúng đứng đàng sau Bắc Hàn từ trước đến nay ra sức khuấy phá.Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú ý đến Bắc Triều Tiên, một con cờ của Trung Cộng.
+Đầu năm 2010, Bắc Triều Tiên thử hỏa tiển. Bắc Triều Tiên thực ra là tay sai của Trung Cộng. Vừa rồi Bắc Triều Tiên đã uy hiếp Nam Triều Tiên và tháng 4-2010 đánh đắm một tàu Nam Triều Tiên.
+Ngày 26 tháng Ba năm 2010, Bắc Hàn đã đánh đắm tàu chiến Nam Hàn , 46 thủy thủ Nam Hàn thiệt mạng.
+23 Tháng Mười Một 2010 , Bắc Hàn bắn vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, gần vùng biển tranh chấp giữa hai bên ở Hoàng Hải (phía tây bán đảo). ở vùng biên giới, làm bị thương bốn quân nhân miền Nam. Nam Hàn bắn trả.
Trong tháng 12, Nam Hàn và Mỹ lại tập trận, Bắc Hàn điên tiếp tuyên bố thánh chiến chống Nam Hàn. Bắc Hàn làm như vậy để thay mặt Trung Quốc đe dọÁ Châu, một mặt để tạo uy tín cho tân haòng để trẻ tuổi của chúng.
Mặt khác, Trung Cộng âm thầm tổ chức các cuộc họp song phương với Việt Cộng để ép Việt Cộng ký thêm các quyền lợi xâm lược Việt Nam. Dù Trung cỘng lùi bước dù là tạm thời nhưng với Việt Nam chúng dùng bàn tay bọc nhung bóp thật chặt, khiến bọn hèn nhát này lại vâng dạ, ngoan ngoản hơn.
Tóm lại, phải đề cao cảnh giác trước Trung Cộng, trước những kẻ khùng điên. Vụ Lưu Hiểu Ba và bao nhiêu vụ khác đã cho thấy bản chất man di và ấu trỉ của Trung Cộng. Thế giới nhất là nhân dân Việt Nam đừng tin vào thái độ hoà hoãn của Cộng sản, dù đó là Việt Cộng hay Trung Cộng!

















___

(1). http://anle20.wordpress.com/2010/05/18/3823/
(2) http://www.atimes.com/atimes/China/KL11Ad01.html
(3). http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=3&tabId=159&ArticleID=45194
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100130_taiwan_arms_sale.shtml
(5).http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/Peking-ambition-on-south-china-sea-ntran-05092010090241.html
(6). http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20101206-trung-quoc-trong-vong-kem-nhe-cua-my-va-cac-lang-gieng-chau-a
(7). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101012_admm.shtml
(8). www.tranhchapbiendong.com/VOA-110810-CHINA-1-Dong_thai_moi_cua_TQ.doc.doc
(9). DƯƠNG DANH DY * TRUNG QUỐC
(10).TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CỘNG SẢN
(11). http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20101214-nhat-thay-doi-chien-luoc-quoc-phong-de-doi-pho-voi-trung-quoc-va-bac-trieu-tien




No comments: