Friday, December 24, 2010

BÙI TÍN * NGUYỄN CHÍ THIỆN


:::Bùi Tín:::
Mặt Thật Một cụ già 50 tuổi

LTS:
Ông Bùi Tín (sinh năm 1927) là một nhân vật được coi là bất đồng chính kiến người Việt, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông gia nhập Việt Minh năm 1945, nhập ngũ năm 18 tuổi. và viết lách như là một nhà báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam với bút danh Thành Tín. Theo các tài liệu công bố tại Hoa Kỳ, Bùi Tín có tham gia trong việc phỏng vấn các tù nhân Hoa Kỳ và ngoài ra có tham dự việc lấy lời khai của John McCain. Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.




Trong các hồi ký và bài viết của mình kể từ khi tỵ nạn tại Pháp, ông tự nhận là Đại tá và là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Theo Wikipedia, điều này có nhiều điều không ăn khớp. Trong sách của các tác giả người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, như Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman và Vietnam: A History của Stanley Karnow, thì rất mâu thuẫn với lời kể của các nhân chứng của sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có lời kể do chính Bùi Tín . Về "quân hàm Đại tá" ,tại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định rằng vào thời điểm đó Bùi Tín chỉ mang quân hàm Thượng tá.

Về chi tiết Bùi Tín "là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập", lời kể của một số nhân chứng, trong đó có cả Bùi Tín, khẳng định rằng khi Bùi Tín đến Dinh Độc Lập thì tại đó đã có mặt các sĩ quan cao cấp hơn của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Nam Long: Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông.

Điều này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978. Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.

Trong hồi ký của mình, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về. Về việc "trực tiếp tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh": Trong bài viết về sự kiện 30 tháng 4, nhà báo người Đức Borries Gallasch tường thuật sự kiện kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam tiến vào Dinh Độc lập cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Ông kể những gì mình chứng kiến về diễn biến quá trình Đại úy Phạm Xuân Thệ bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng tiếp nhận đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trong toàn bài tường thuật, ông không có lời nào nhắc đến Bùi Tín.

Theo thiển kiến, những điều đó không quan trọng. Đại tá hay thượng tá thì cũng là cấp tá. Vào Saigon sớm hay muộn cũng không sao vì ông cũng đã có mặt tại dinh Độc lập ngày 30-4-1975.Cái quan trọng là tư tưởng và vị trí của ông hiện nay.

Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo l'Humanité (Nhân Đạo), rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông. Ngay tự ban đầu, ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản.

Hai tác phẩm nổi tiếng của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam.
Ông bất đồng với cộng sản là thật hay giả? Nhiều người cho rằng Bùi Tín là cán bộ tình báo cao cấp của cộng sản ẩn nấp dưới vỏ tị nạn. Sự thật chưa rõ, rệt tuy nhiên, trong hiện tại, những bài báo của ông vẫn có thể dùng được cho việc chống Trung Cộng xâm lăng và Việt Cộng bán nước hại dân.

Về ông Nguyễn Chí Thiện, chúng tôi cũng như giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã ca tụng Hoa Địa Ngục của ông. Trong bộ Văn Học Hiện Đại, Gia Hội, Canada xuất bản năm 2006, chúng tôi đã đề cập đến ông và ca tụng ông là một chiến sĩ dân chủ. Tác phẩm của ông, Vũ Thư Hiên, và tòa đại sứ Anh ở Việt Nam đã xác nhận có một Nguyễn Chí Thiện ngồi tù cộng sản, liều mạng chạy vào tòa đại sứ Anh để gửi một thông điệp cho thế giới bên ngoài. Chúng ta đã nhận được bản thông điệp đó. Tác phẩm Hoa Địa Ngục rất hay, rất độc đáo về nghệ thuật, rất mãnh liệt và chính xác về tư tưởng, và rất trung thực về mặt hiện thực xã hội. Thế là đủ cho văn học, xã hội và lịch sử. Dù sau này có ai giả làm Nguyễn Chí Thiện cũng không cần thiết đối với văn học và lịch sử vì chúng ta đã có một Nguyễn Chí Thiện thật trong lịch sử văn học và lịch sử quốc gia.

Ai có thẩm quyền xác nhận Nguyễn Chí Thiện bây giờ là thật hay giả? Phải là tình báo Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung quốc và Việt Cộng mới biết. Mà phải là những ai có công tác về việc điều tra Nguyễn Chí Thiện mới biết, còn làm tình báo về vũ khí, về buôn lậu, về công thương nghiệp thì làm sao biết được? Phải là VC mới biết Nguyễn Chí Thiện là Việt Cộng. hay chống cộng Nếu Nguyễn Chí Thiện là Việt Cộng thì VC không bao giờ nói ra. Còn Nguyễn Chí Thiện là chống cộng, thì Cộng sản tức giận lắm, phải bày trò phá hoại cho bỏ ghét.

Nhiều ông bà "tù nhân lương tâm" sau khi ra ngoại quốc thì im lặng, hoặc trở về Việt Nam như đi chợ, và vài kẻ còn tỏ ra phản đối những ai chống cộng. Nhưng Nguyễn Chí Thiện, từ trước đến nay chưa làm lợi cho cộng sản.

Theo chúng tôi, tác phẩm Hoa Địa Ngục là một sự thực đã đi vào lịch sử. Thế là đủ cho văn học, xã hội và lịch sử. Còn sau đó, những việc khác không cần thiết. Việc xác nhận căn cước Nguyễn Chí Thiện, xin nhường cho những ai chuyên ngành an ninh tình báo.
Sơn Trung




Ở ngoài nước, khá nhiều người Việt nam biết đến Nguyễn Chí Thiện. ở trong nước, ngược lại rất nhiều người không biết anh là ai cả. Báo chí trong nước không hề nhắc đến anh, trong khi tin tức về anh, ảnh của anh, thơ của anh, trả lời phỏng vấn của anh và sách in gần 200 bài thơ của anh được phố biến khá rộng ở ngoài nước. Điều rất tiếc là tuổi trẻ ở trong nước có thể nói cho đến nay, chẳng biết gì về anh cả!

Cho nên xin được nói đôi điều về anh. Anh năm nay chừng 50 tuổi. Hơn 27 năm trong nhà lù của chế độ 'Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc' (!). Nghĩa là cả thời thanh xuân và trưởng thành của một con người ở trong 4 bức tường, với công việc gần như khổ sai. Anh mất hết, mất học vần, tuy 20 tuổi anh học cực giỏi, từng đọc sách nhiễu, thơ văn khá, tiếng Pháp nói và viết rất chuẩn. Mất nghề nghiệp, nay hỏi anh khi đã 50 tuổi anh làm nghề gì? Nghề ngồi tù! Mất hạnh phúc gia đình, không vợ, không con, 50 tuổi mà trông như cụ già 70, mắt mờ, đi lại khó, đau khớp, buộc óc, đau dạ dày, yếu tim, đủ thứ. Anh mất sức khỏe, mất tuổi trẻ. Mất quá nhiều thứ, mất hết cả đời người. Anh nói chậm, vì 30 năm không có bạn để trao đổi tâm tình.

Từ nhiều năm, tổ chức ân Xá Quốc Tế Amnesty International yêu cầu chính phủ Hà nội trả tự do cho anh. Người ta im, không trả lời. Coi như anh không có trên đời. Anh mới được ra tự do năm 1992, có lẽ họ chờ anh chết, nhưng tuy ốm và cực yếu, anh sống đai dẳng bằng nghị lực khác thường. Họ buộc phải trả tự do. Bất đắc dĩ, vì họ rất sợ anh. Một anh bạn ở lâu năm trong ngành luật ở Hà nội sang Paris gặp tôi, nói về chuyện anh được tự do, nhận xét: họ buộc phải thả anh Thiện là do sức ép của quốc tế. 'Các cụ bị bóp..: (xin lỗi bạn đọc, tôi viết rõ nguyên văn) dái nên mới phải nhả ra đó! Cũng như Cam Bốt cũng thế? Không thì chớ hòng!




Anh là một quả bom 'nổ chậm' đối với họ. Ai biết rõ chế độ lao tù cộng sản Việt nam bằng anh? Cả đời anh là hiện thân của một chính sách độc đoán tàn ác mất hết tính người. Anh là hiện thân của một bản cáo trạng lên án chế độ mà không ai bênh vực nổi nữa. Cuộc đời anh khơi dậy sự phần nộ, sự căm giận, sự khinh bỉ đối với cả một chế độ đang suy tàn.

Tội anh là gì? Theo một nguồn chưa đầy đủ cậu học sinh Hải phòng rồi Hà nội (trường Albert Sarraut) ấy từng đọc Voltaire, Victor Hugo, Diderot, Jean Jacques Rousseau... và hiểu tự do quý giá ra sao. Anh khoái đọc những tờ Giai Phẩm đầu năm 1956, chuẩn bị ra tờ báo Vì Dân thì đầu năm 1958 anh bị bắt. Các vị ở sở công an Hải Phòng không thể chịu nổi một cậu học sinh non choẹt dám nói là nước ta chưa có tự do.



Rằng các ông độc đoán! Rằng quyền ăn nói là vốn có của mỗi người khi sanh ra trên đời, không thể bị lược đoạt! 'Một tên phản động bướng bỉnh!' Thế là anh bị coi là phần tử cực kỳ nguy hiểm! Và anh được gửi lên Hà nội. Lại khẩu cung, lại: ông nói ông nghe, tôi nói tôi nghe. Họ, các quan chức an ninh, không chịu anh, tất nhiên! Còn anh, anh không đầu hàng họ. Anh tự tin, và tin ở chân lý. Đã có lúc họ định xử án để bỏ tù anh. Nhưng chẳng có một bằng chứng gì về bất cứ một hoạt động gì của anh cả. Một gia đình nhà giáo, cầu học sinh say mê đọc sách, học giỏi, ít giao du, moi đâu ra tội? Tạo đâu ra chứng cớ. Đem ra xử thì chỉ cãi lý, mà họ không có lý.

Sau gần 20 năm giam anh, chế độ 'cho' anh tự do vào năm 1978, không xét xử, không xin lỗi, chỉ đe và dọa: về nằm yên, ngo ngoe là chết! Anh không nằm yên. Anh chép lại vào vừa đúng 192 bài thơ làm trong gần 20 năm. Đưa cho bạn bè thì dễ lộ, bị tịch thu, bị hủy. Anh nghĩ mãi, phải gửi ra nước ngoài. Hải Phòng là cửa biển, nhưng không một chiếc tàu nào đi ra một nước có ít nhiều tự do. Chỉ đi Tàu, đi Nga. Anh liền lên Hà nội, đi qua ngôi nhà của Đại sứ quán nước Anh. Đi thẳng vào, đưa cả tập thơ cùng một lá thư. Anh bị công an bắt.

Lúc ấy là tháng 4 năm 1979. Họ lại bỏ tù anh, vẫn không xét xử, trong hơn 10 năm nữa. Đến tháng 10 năm 1991 anh được tự do. Sứ quán Anh nhất định không trao tập thơ cho chính quyền Việt nam. Họ gửi về Luân Đôn. Và cuốn sách in 192 bài thơ của anh được chào đời, tên tác giả: Khuyết danh. Vì tránh để chế độ độc đoán có cớ để trả thù anh bức thư gửi kèm theo tập thơ, có câu: 'Từ cuộc đời tan nát của tôi, tôi chỉ có một mơ ước: là được thấy đông đảo người hiểu rõ được rằng chủ nghĩa cộng sản là một tai họa lớn của loài người.'

Nguyên văn tiếng Pháp: De ma vie, brisée, il ne reste quun seul rêve, cest de voi le plus grand nombre possible dhommes prendre conscience de ce que le communisme est un grand fléau de l'humanité.

Vũ khí chống chọi lại độc đoán là thơ. Anh viết dõng dạc như một tuyên ngôn:

Giữa lao tù, bệnh hoạn, cơ hàn
Thơ vẫn bạn, và thừa dư sức bạn.

Anh nói rõ:

Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu, ho lao.
Thơ của tôi không có gì là cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như đảng đoàn, lãnh tụ, trung ương
Thơ của tôi kém phần tướng tượng
Nó thật như tù, đói, đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ..
.


Giọng thơ phẫn uất, hờn căm là do họ gây nên trong anh, ai cũng dễ thông hiểu điều ấy. Trong tù, anh suy nghĩ:

Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thềm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
Tù nhân ở truồng từng bày đứng tắm
Khoai sắn tranh dành, cùm, bạn, chém, băm...
Đánh đập tha hồ, chết quẳng chuột gặm.


Anh có những bạn tù lên 8 tuổi:

Một tay em trổ.
'Đời xua đuổi '
Một tay em trổ.
'Hận vô bờ'
Thế giới ơi người có thể ngờ.
Đó là một tù nhân 8 tuổi


Anh tâm sự với mỗi người chúng ta:

Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Đói!
Xương sườn xương sống trồi căng.
ốm không thuốc, thân tàn xem khó chúng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng anh ơi!


Nghĩ về anh, tôi bỗng muốn có dịp hỏi cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng: Ông nghĩ ra sao về người tù Nguyễn Chí Thiện? Anh Thiện có lẽ trạc tuổi với Phạm Văn Dương con trai duy nhất của ông. Ông có biết trường hợp này không? Nay ông thấy chế độ cần đối xử với anh Thiện ra sao? Có thể có một lời xin lỗi không? Lương tâm ông có yên ổn không? Nếu không hối hận thì cả bài luận văn ông từng viết về Nguyễn Trãi, xin hủy đi cho, xem như không có, vì ông không còn một chút tư cách nào để nói đến tấm lòng kiên dung vằng vặc và lòng nhân ái cao sâu của Nguyễn Trãi cả.


No comments: