Sunday, December 12, 2010

VŨ KHẮC KHOAN



RFI * Vũ Khắc Khoan, con ngưòi và tác phẩm

Thụy Khuê

Bài đăng ngày 09/08/2008 Cập nhật lần cuối ngày 09/08/2008 10:08 TU




Vũ Khắc Khoan là ngòi bút đặc biệt giao hòa triết lý Đông Tây, cổ điển và hiện đại trong tác phẩm văn học một cách tài tình. Sáng tác ít, nhưng mỗi tác phẩm đều đạt tới mức cổ điển. Cổ điển trong cái nghĩa đẹp nhất: không theo thời thượng mà tìm đến những giá trị phi thời gian. Có thể nói ông là trường hợp "văn dĩ tải đạo" độc đáo nhất trong văn học Việt Nam. Cái đạo ở đây là tư tưởng, là những vấn đề đặt ra cho người trí thức tiểu tư sản ở thời kỳ chia đôi đất nước, nói riêng, và con người của mọi thời, nói chung, trực diện với nghệ thuật và cuộc sống

Độc giả trong nước ngày nay có lẽ không mấy người biết Vũ Khắc Khoan là ai. Mặc nhiên ông là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Vì vậy, vấn đề chung của giới nghiên cứu văn học hiện nay, là không thể chỉ đóng khung trong một số tác gia quen thuộc, được nhà nước chính thức công nhận nữa, mà phải mở cửa rộng hơn, ra ngoài vòng chính thống, để đưa người đọc vào toàn cõi văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đó là điều kiện sinh tồn, và là lý do hiện hữu của công việc nghiên cứu phê bình.

Trong chiều hướng ấy, chúng tôi giới thiệu cùng quý vị, những tác phẩm chính của nhà văn Vũ Khắc Khoan, một tên tuổi có lẽ không nổi tiếng như Mai Thảo, Võ Phiến, hay Thanh Tâm Tuyền, nhưng tác phẩm của ông đánh dấu những biến chuyển lớn về bút pháp và tư tưởng trong nửa sau thế kỷ XX của văn học Việt.

* * *

Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà-nội, là học trò trường Bưởi. Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao đẳng Canh nông. Sau khi tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang nghề dạy học, dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà-nội, và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông, hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953). Giao thừa có thể coi là vở kịch phy lý đầu tiên của Việt Nam.

Ngay từ thời còn là sinh viên y khoa, Vũ Khắc Khoan đã đạo diễn những vở Thế Chiến quốc Nửa đêm truyền hịch của Trần Tử Anh, trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội; ông viết và dựng kịch bản đầu tay Trường ca Mông Cổ, tác phẩm làm nền cho vở Thành Cát Tư Hãn sau này. Năm 1952, vừa dựng, vừa diễn vở Thằng Cuội ngồi gốc cây đa tại Nhà Hát Lớn. 1954 di cư vào Nam, Vũ Khắc Khoan cộng tác với Nhật báo Tự Do, dựng lại nhóm Quan Điểm (với Nghiêm Xuân Hồng và Mặc Đỗ), dạy sử, văn chương và văn học sử tại các trường Nguyễn Trãi, Chu Văn An ở Sài-gòn. Từ 1962 lên dạy đại học. Chủ trương nguyệt san Vấn Đề cùng với Mai Thảo, dạy và làm giám đốc Kịch nghệ tại trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài-gòn.

Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, ông dạy Pháp văn tại đại học Minnesota trong hai năm, cộng tác với tờ Đất Mới (của Thanh Nam) và tờ Văn của Mai Thảo. Cuối đời ông sáng tác hai bài thơ văn xuôi: Berceuse en pluie mineure (Ru em theo gam mưa thứ) và Le petit oiseau, la petite branche et le printemps (Con chim nhỏ, cành cây nhỏ và mùa xuân) và viết một số tác phẩm chưa hoàn tất: truyện dài Bướm đêm và kịch Ngọa triều. Vũ Khắc Khoan mất tại Minnesota ngày 12/9/1986 vì bệnh ung thư.

Trái ngược với những tác gia như Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan là người viết ít, viết kỹ, ông không phải là tác giả bình dân. Tác phẩm để lại không nhiều : Về kịch có Giao thừa, Hậu trường, Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (in năm 1949), Thành Cát Tư Hãn (1961), Những người không chịu chết (An Tiêm) và Ngộ nhận (Quan Điểm, 1969). Về truyện, có Thần Tháp Rùa (Nguyễn Đình Vượng, 1957). Về biên khảo có Tìm hiểu sân khấu chèo, Vở chèo Quan Âm Thị Kính (Lửa Thiêng, 1974). Và tùy bút có Mơ Hương Cảng (Kẻ Sĩ, 1971), Đọc kinh (An Tiêm, Paris, 1990) và Đoản văn xa nước (An Tiêm, 1995).

* * *

Vũ Khắc Khoan là ngòi bút đặc biệt giao hòa triết lý Đông Tây, cổ điển và hiện đại trong tác phẩm văn học một cách tài tình. Sáng tác ít, nhưng mỗi tác phẩm đều đạt tới mức cổ điển. Cổ điển trong cái nghĩa đẹp nhất: không theo thời thượng mà tìm đến những giá trị phi thời gian. Có thể nói ông là một trường hợp "văn dĩ tải đạo" độc đáo trong văn học Việt Nam. Cái đạo ở đây là tư tưởng, là những vấn đề đặt ra cho người trí thức tiểu tư sản ở thời kỳ chia đôi đất nước nói riêng, và con người của mọi thời, nói chung, trực diện với nghệ thuật và cuộc sống. Đối với Vũ Khắc Khoan, Thành Cát Tư Hãn chỉ là một cái cớ, một prétexe. Tình yêu cũng chỉ là một cái cớ, một prétexe, để viết... Tất nhiên phải hiểu thêm là nhân vật, đề tài ... cũng chỉ là cái cớ để tác giả biểu lộ tư tưởng và nghệ thuật của mình.

Biểu lộ như thế nào? Vũ Khắc Khoan có những cách thể hiện tác phẩm khác người. Ví dụ ông tạo ra một thể văn gọi là lộng ngôn, giao lưu giữa kịch và tùy bút, để nói lên tính ngoa ngoắt của lời nói, ngoa ngoắt của "văn chương". Trong Thần Tháp Rùa, ông lồng hệ thống tư tưởng của mình trong bốn truyện thần kỳ: Thần Tháp Rùa, Trương Chi, Nhập Thiên Thai (Lưu Nguyễn) và Người đẹp trong tranh (truyện Tú Uyên) để tạo ra một lối viết mới mà trước ông, chưa thấy ai thử nghiệm (Cao Huy Khanh đặt gọi là huyền truyện), và sau ông, không ai tiếp nối được.

* * *

1954, trước bối cảnh chia đôi đất nước, thành phần "trí thức tiểu tư sản" của Vũ Khắc Khoan ở trong cái thế như thế nào? Thế ấy, Vũ Khắc Khoan gọi là "trên đe dưới búa", "tư bản đè xuống, vô sản vùng lên": người trí thức tiểu tư sản "Khoan tôi" ở trong thế kẹt: Họ thuộc giai tầng lưng chừng, không giầu mà chẳng nghèo, không theo hai cực mà bị chúng ép lại. Truyện Thần Tháp Rùa viết về cái thế kẹt ấy của người trí thức tiểu tư sản ở thời điểm sắp chia đôi đất nước: chọn con đường nào cũng khó. Tác giả lồng thời sự trong không khí cổ kính của Thăng Long tự nghìn năm trước: Thư sinh họ Đỗ lên Kẻ chợ trọ học và dạy học, đứng trước những đảo điên của thời cuộc, chàng giữ thái độ lừng khừng khiến có người hỏi: "Hiện nay thiên hạ chia đôi, không trắng thời đen, mà nghe ông nói thì thật không biết là đen hay trắng." Đỗ trả lời: "Tại sao lại cứ bắt buộc phải là đen hay trắng?"

Phong cách nghệ thuật của Vũ Khắc Khoan là đem việc hôm nay lồng vào bối cảnh hôm qua, đem những chuyện thời sự như việc viên thị trưởng Thẩm Hoàng Tín ra lệnh bắt Rùa để triển lãm, việc cầu Thê Húc gẫy đôi... làm "điềm" báo hiệu sự chia đôi đất nước. Những yếu tố thực đó, được thể hiện trong văn qua những hình ảnh hư ảo tuyệt vời của thời cổ tích, ông viết: "Dưới ánh trăng nguyên tiêu, Đỗ đứng lặng nhìn Rùa. Đỗ chợt thấy mắt rùa như mờ lệ. Đỗ hỏi: Cũng biết thùy lệ ư?"

Dùng thể văn biền ngẫu, hàm súc, trau chuốt, chữ đắt giá, tạo vẻ đẹp cổ kính của một thời lồng trong nhiều thời. Đem những băn khoăn của hôm nay lồng trong không khí cổ điển của hôm qua. Qua bốn đoản văn Thần Tháp Rùa, Trương Chi, Thiên Thai Người đẹp trong tranh, Vũ Khắc Khoan đã "dùng" nghệ thuật để nói lên tư tưởng của mình về cuộc hiện sinh phi lý, về ảo tưởng thiên thai không bao giờ có thật, về cái thế sâu xé của người nghệ sĩ giữa hai thế lực: trưởng giả và thuyền chài (tư bản-vô sản), về sự lựa chọn khó khăn của người nghệ sĩ giữa tác phẩm để đời và lạc thú trước mắt trong cuộc sống sinh thực và phồn thực. Thần Tháp Rùa chao đảo giữa thực tế chính trị lịch sử của Việt Nam thời năm tư và của Việt Nam hôm nay, hơn ba mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Tác phẩm bắc cầu giữa huyền thoại và đời sống, giữa xưa và nay, để đưa ra thực tế của văn bản nghệ thuật.

* * *

Thành Cát Tư Hãn là tác phẩm chủ yếu của Vũ Khắc Khoan, phản ảnh sâu sắc địa bàn tư tưởng và tầm vóc của tác giả. Thành Cát Tư Hãn chỉ là một cái cớ để Vũ Khắc Khoan đề cập đến hai vấn đề cơ bản: Thuyết định mệnh Thuyết đợi chờ. Bối cảnh vở kịch diễn ra trong những ngày cuối đời của Thành Cát Tư Hãn, ở mặt trận Tây Hạ. Kịch bản được dàn dựng theo truyền thống bi tráng kịch cổ điển Hy Lạp của Eschyle, Sophocle: Cái chết là tất yếu. Thành Cát Tư Hãn, vị đại hãn Mông Cổ, "sừng sững, lầm lì, khốc liệt và hầu như vô giác" tự xác định mình là Trời, là Thượng Đế, quyết san bằng Đất liền, tiêu diệt tất cả những sinh mạng cản trở bước tiến của quân Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn đã thành công trong sự tàn sát, đã giết hết nhân sinh, nhưng không giết được Thần chết, kẻ thù vô hình của mình. Không thắng được định mệnh. Thành Cát Tư Hãn, vị đại hãn khốc liệt, uổng công tìm thuốc trường sinh, uổng công "dọc ngang chém giết, để rồi ... để rồi một ngày kia cũng mục nát như cây cỏ."

Định mệnh của Thành Cát Tư Hãn cũng là Thần chết, được khắc tạc dưới những nét của Cổ Giã Trường, anh hùng Tây Hạ, kẻ vô hình chỉ có thanh kiếm của hắn là hiện hữu. Trong suốt vở kịch, Thành Cát Tư Hãn chờ đợi Cổ Giã Trường, nhưng hắn không đến, hắn chưa đến. Mỗi lần có tin Cổ Giã Trường sẽ đến, là lại một cái chết của người thân đại hãn được xướng lên như để thắt chặt vòng vây quanh sự sống còn của "Mệnh Trời". Bi kịch của Hãn là bi kịch của nhân sinh: Con người khốc liệt và kiêu hùng nhất là Thành Cát Tư Hãn cũng chỉ đợi chờ cái chết. Sống để chờ chết và không ai biết trước diện mạo định mệnh của mình, là những chủ đề chính trong tác phẩm. Thuyết định mệnh và thuyết đợi chờ giao thoa với nỗi cô đơn tuyệt đối của vị đại hãn trong sa mạc thần quyền, tạo nên hình tượng bi đát nhất của con người trong tác phẩm Thành Cát Tư Hãn.

Vũ Khắc Khoan hòa trộn hai lối nghệ thuật kịch trường mà ông rất thích: "lắm lời nhất" như Shakespeare và "ít lời nhất" như Samuel Beckett. Có người cho rằng sự đợi chờ trong kịch của Vũ là do ảnh hưởng kịch En attendant Godot (Đợi Godot) của Samuel Beckett. Nhưng thực ra, tư tưởng đợi chờ đã có trong Vũ Khắc Khoan từ vở Giao thừa (đợi giao thừa) viết năm 1949 (được trình diễn năm 1951 tại Nhà Hát Lớn, Hà-Nội) trong khi kịch của Samuel Beckett đến 1953 mới được trình diễn ở Paris. Do đó, sự trùng hợp tư tưởng ban đầu có lẽ chỉ là ngẫu nhiên. Sau này Vũ tìm đọc và nghiên cứu Beckett, và ông đã có những nhận định sâu sắc về Samuel Beckett, trong một bài tiểu luận (in trong tập Giấc Mơ Hương Cảng). Vì vậy chúng tôi đặt thuyết đợi chờ như một yếu tố đặc thù trong hệ thống tư tưởng của Vũ Khắc Khoan, độc lập với Beckett, đã có trong họ Vũ, từ trước khi ông tiếp xúc với tác phẩm của Samuel Beckett.

* * *

Tác phẩm Đoản văn xa nước, tập hợp những bài viết cuối cùng của nhà văn tại hải ngoại, là một tập hợp những truyện, ký, hồi ức và tùy bút. Trong đó bài tuỳ bút Đọc kinh, một bài kệ hiện đại, một tác phẩm độc đáo và là tác phẩm cuối cùng của nhà văn, cũng là một suy nghiệm triết học về sống và chết, về có và không của một đời người, bôn ba trong sinh hoạt tư tưởng và nghê thuật. Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn Việt nam đã hoà đồng hai yếu tố khó nhất trong một tác phẩm văn học: triết học và văn chương, làm cho tác phẩm, tuy chở tư tưởng triết học, nhưng đọc vẫn thú vị, thanh thoát như một áng văn xuôi đầy chất thơ. Chính ở chỗ đó, mà người nghệ sĩ Vũ Khắc Khoan đã hoà đồng được thiên thai và thế tục, được thiên đàng và trần thế, điều không thể làm được trong thực tại cuộc đời, chỉ có thể hiện hữu trong tưởng tượng và nghệ thuật.

Trong những kỳ tới, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu ba tác phẩm chính của Vũ Khắc Khoan: Thần Tháp Rùa, Thành Cát Tư Hãn và Đoản văn xa nước

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_643.asp




nhà văn
Vũ Khắc Khoan
1917-1986



Vũ Khắc Khoan
Tùy Bút
Mơ Hương Cảng

Để nhớ lại một chuyến đi, Nguyễn đặt tên con gái là Hương Cảng . Gọi lên, Hương Cảng gợi đến sóng gió đại dương, boong tàu bềnh bồng và chất men tứ chiếng của những nơi chung đụng tạm bợ nhiều giống người và rất nhiều tâm sự .

Hương Cảng lại bằng da, băng thịt, gọi lên một chiều bức gió, giữa hai tợp rượu ở một xó đất liền, gọi lên để thấy nó sừng sững trước mặt, ngả nghiêng xô lại như bến cập tàu, để rôi ngậm ngùi thấy mình biến thành một con tàu cắm neo ở bến, - Hương Cảng - đặt tên cho con, mà chỉ gợi đến trong muôn một cái băn khoăn của mình, chỉ để ý đến sức gợi cảm của một chữ, bất chấp cả ý nghĩa một cái tên, bấp chấp cả -dến tên thằng con giai sinh trước vốn thuộc bộ Sơn...

Nguyễn thật đã đạt tới cái mực tượng trưng của nghệ thuật đặt tên . Nhưng tại sao , chiều nay, tôi lại chơi nghĩ tới Nguyễn ? Tại sao chiều nay tôi nhớ đến một cái tên người -dầu là -dàn bà . Hương Cảng năm nay đã mười mấy rồi nhỉ ? Có phải vì một chất rượu mạnh mà Nguyễn đã bảo tôi cách pha phách, hay là vì cái người khách hàng lêu -dêu mới bước vào, dườn dưỡn ngồi trước mặt tôi, trong quán rượu tôi thường lui tới ? Có nhiều khi chỉ một tà áo thấp thoáng giữa hai cánh cửa khép hờ, một khóe mắt, một điệu hát dè dè , một mùi hương đăng đắng , một tiếng cười ngửa cổ trắng ngần, có nhiều khi, cùng -dà làm cho ta nghĩ đến bao nhiêu việc đã qua, bao nhiêu việc đã tưởng im lìm trong dĩ vãng .

Có những chiếc tàu bể đắm từ một thế kỷ nào xa lạc, thế rồi một -dêm trăng thượng tuần nhếch mép chợt cựa mình xê dịch ở đáy đại dượng Có những chiếc bánh madeleines của Proust trong cuộc phiêu lưu ngược dòng thời gian thăm thẳm vào vực ký ức .... Giờ đây, - gió không nổi - chỉ có màu vàng một cốc men trộn ánh chiều tà, tiếng õng ẹo của cụ đá nhấp nhô theo sóng rượu mà -dùa với thành cốc . Giờ đây, ở lại còn cả một khung cảnh có hồ xa-xa có liễu xanh-xanh, có chiếc Tháp Rùa, muôn hình van-trạng, khi cục - mịch cô-đơn sừng sững, khi mỏng tanh như một tấm bia bài - trí sân khấu . Sân khấu là một quán rượu .

Có hai nhân vật: một ngồi lặng bên cốc rượu , một mới tiến vào . Người suy nghĩ ngồi đã khá lâu . Không phải vì rượu cạn bởi không có gì nhắm với rượu . Nên khi người thứ hai tiến vào thì người thứ nhất vội thôi suy-nghĩ để rót liều chai nước soda vào cốc rượu manh. Nhắm liều . Không có mực Bắc - Hải , âu là ta dùng cái khoản lạc rạng . Khoản lạc rang là người thứ hai, khó định tuổi, y-phục mầu sám, may theo kiểu Anh-Cát - Lợi, sát vào người mà lại rộng rãi, kín đáo mà dỏm dạng .Nhưng có một cái gì ở con người này mà người thứ nhất - chính là kẻ cầm bút đang nghệch ngoạc nhữnng dòng vẩn vơ này - mà tôi thấy ngang- ngang, khó chịu - một củ lạc thối , một sợi mực hãy còn dai- không biết có phải tại chiếc cà vạt lắm mầu , lằng nhằng nhiều nét, hay đôi mắt hùm hụp một mí, hay là tại chiếc áo lót mình màu quá sáng đối với nước da tái sạm ... hay đôi giầy cầu kỳ chạm trổ , mũi hớt cong veo ? Có lẽ là tại tất cả .

Tất cả là một không-khí mà tôi đã linh-tính được giá trị - một thứ đồ nhắm kể ra cũng thường nhưng có lúc, như lúc này chẳng hạn lại rất được việc. Cái không khí đó, lưng chừng cốc rượu , tôi bèn mệnh danh là Hồng Kông- tại sao ? Hồng Kông dắt giây Hương Cảng - tại sao ? Thế là danh-từ Hương Cảng đã nổi lên nền ký ức Theo liền là ông cụ thân sinh: anh chàng Nguyễn . Tại sao ? Nhưng tại sao lại tại Nguyễn có một cuộc sống ồ - ạt, một cá tính rất sắc cạnh và tất nhiên rất quyến rũ . Không những thế Nguyễn lại viết . Nghĩa là lấy ngay cái ồ - ạt của cuộc sống bừa bãi của mình làm đối tượng cho sư suy nghĩ để rồi, từng chữ, từng câu .... giải rộng và dài những cơn tâm sự lên trên giấy trắng . Cũng vì thế mà ảnh hưởng của Nguyễn đã in hẳn lên nhiều người chung quạnh . Ở đây ... thỉnh thoảng những người quyen Nguyễn thường vẫn gặp lại , nhận ra ngùi ngùi nhận ra đây đó một vài cử chỉ , một vài lối nói , nét cười ... cách viết của một con người không những đã sống để viết .... nhưng lại luôn luôn rất băn khoăn về cuộc sống và ý nghĩa của việc cầm bút .

Hương Cảng vào lúc này chắc là sắp nhộn nhịp . Cuộc sống bên đó hình như chỉ thực sự bắt đầu khi ánh điện thay thế cho ánh mặt trời ... rền rĩ nhịp kèn , tơi bời nhịp trống, hùng - hổ, đen, trắng, những phím dương cầm . Có ai lại dò đài bá âm Hương Cảng vào lúc "nhật xuất". Người Hương Cảng chắc phải lắm loài . Có hệ thống ngang của Tưởng . Có hệ -thống dọc của Mao . Nhưng cái hệ thống nhằng nhịt nhất vẫn là cái thứ hệ - thống không Mao, không Tưởng, gồm những người đuổi theo tiền từ Nam-Kinh tới Hoa - Nam để rồi cập tới bến này - ruộng đất đã thành từng gánh quốc tệ , quan-kim và nay lại trở nên những gói đô - la -; những người đã từ lâu không nghĩ , những người chỉ còn biết có quay cuồng xanh- đỏ với đèn nê -ông, này là nhịp ba . đây lại nhịp đôi .


Lại có những người , giữa hai tợp nước trà và nửa cái bánh bao, ngây thơ rủ rỉ với nhau :
- Ồ ... Mao cũng như Tưởng mà ! Này nhé ...
- Ồ ... Tưởng cũng như Mao mà ! Này nhé ...
Chung quy chỉ có cái ông Et-Sen-Hao - Ơ và Ma-Len-Cô là thiệt , hỡi ơi ! Đôi khi cũng có dăm ba bộ mặt cúi gầm: họ giạt về đây , bởi chẳng ai dung . Mao có lẽ cho họ là quá - khích hoặt lừng khừng .

Tưởng tất cũng không chịu được họ , bởi lừng - khừng hay quá khích . Người khách hàng ngồi trước mặt tôi, nếu có tản bộ ở một ngả đường Hương-Cảng thì sẽ thuộc loại nào ? Và tại sao con nguời đó lại gợi cho tôi cái danh từ Hương Cảng? và tại sao đột nhiên cả một vấn đề lại được đặt ra ?

Vì tất cả - người khách hàng, cốc rượu mạnh, ánh chiều sắp tắt, Hương Cảng ... Nguyễn - đã lùi hẳn về một bình diện thứ hai xa lắc . Chất sám của óc con người đã làm việc : bình diện thứ nhất là bình diện trừu tượng . Những vấn đề đặt ra ở đó vẫn đòi hỏi một giải quyết thực tiễn ... bởi phát sinh từ những hình ảnh , sự việc cụ thể . Con centaure là một quái vật, nhưng nhìn kỹ, quái vật đó cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng một nghệ sĩ nào đó bắt nguồn từ một con người và một con ngựa , từ một con người cưỡi ngựa . Vậy thì , đầu Ngô mình Sở , lôi thôi , lếch thếch, một vấn đề đã được đặt ra . Vấn đề là : Viết và sống .

Tôi gặp Nguyễn khi chàng đã ngấy cuộc sống , cuộc sống của chính chàng mà chính tay chàng đã tỉ mỉ phân tích , soi bới từng khía cạnh . Tác phẩm của chàng kể lể một niềm tâm sự lê thê, day -rứt rằng sống, thôi đã đến lúc mất hết bất ngờ , nhất cử nhất động là đế bước lại những bước chân quá thuộc lối trên những con đường mòn mỏi hôm qua mà ở mỗi lối ngoắt lại đều đều hiện lên những bộ mặt lên mô, mới thoáng nhìn đã thuộc giọng nói, vừa cất tiếng đã biết rõ hướng câu chuyện ... Chàng sống và viết, luôn luôn bị một cái "tôi" ám ảnh , viết và sống để thực hiện cái "tôi" quái đản của chàng .

Nhưng một đêm trăng hạ - tuần chênh - chếch , Nguyễn bàng - hoàng thấy cái "tôi" đó ngơ ngác nhìn chàng , ẩn hiện trên bãi nước tiểu của chính chàng . Nguyễn rùng mình , vì trong giây phút , chợt tìm thấy một thứ cử chỉ mà chàng chưa từng làm . Một cử chỉ ý thức mà lại hợp lý . Cái "tôi" ở bãi nước tiểu âm thầm đòi hỏi một giải quyết . Ngòi bút của Nguyễn trìu mến phác họa hình giáng một khẩu lục liên . Khẩu lục liên khạc ra nhiều tiếng nổ lịch sử . Nguyễn gục xuống để rồi lại đứng dậy : cái "tôi " ở bãi nước tiểu lặng lẽ nhắm mắt .

Nguyên tập tễnh tập đi những bước đi mới , đều đặn, thẳng thắn , nhưng bước đi không tùy ý ngân dài không được theo sở thích loạng choạng, những bước đi theo sát nhịp bước của người tiến trước để giữ nhịp cho những kẻ theo sau . Nguyễn lên đường, thôi cô đơn thắc mắc, vì Nguyễn -dã bỏ thói độc hành để đồng hành cùng những bạn đường mới . Con đường hẳn phải vui bởi Nguyễn vừa đi vừa hát . Ngòi bút của Nguyễn từ đó thôi bực rọc . Dòng chữ theo dòng tư tưởng đều đều sắp hàng thẳng tắp . Con đường vui cũng là con đường một chiều .

Và người đi đường yên tâm dấn bước - còn đâu là những bước đi ngang, chân nam đá chân chiêu ? còn đâu là những bước giang - hồ thủng thẳng một mình, một gậy theo hút một ven -dê ? Còn đâu ? ... - Những người đi đường không có thì giờ để nghỉ - phải tiến cho kịp bước tiến của bạn đồng hành, người đi đường có lẽ cũng không có thì giờ để viết - vì phải sống , sống mạnh và -dầy đủ . Bất bình tắc mình , nhưng con đường đã vui , cuộc sống đã trọn vẹn thì kêu lên làm gì : và viết thì viết gì ? Viết rằng : " Trăng hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây" Có lẽ là tại Xuân Diệu đã bất bình với cuộc sống - để rồi trốn tránh - vào một thời mà trăng có chiếu xuống nơi Xuân Diệu ở thì cũng chỉ đủ để làm lấp loáng nổi được một bãi nước tiểu .

Vũ Trọng Phụng rũ rượi chết trong nghèo khổ tất phải bất bình với những bữa tiệc quá linh đình , những tẩm bổ thừa thãi trong những cơn hành lạc của những thứ Nghị Hách . Nguyên - Hồng hình như đã thôi viết và Gorki nếu có quyến rũ ta , cũng vẫn là Gorki của thời tiền cách mạng . Gide cũng chỉ còn nghệch ngoạc vào trang nhật ký , đôi lời giối - giăng , sau khi nhận giải Nobel .Và ở bên Pháp, mỗi khi một nhà văn mặc áo đeo gươm để trịnh trọng ngồi vào một cái ghế bất tử thì nhà văn đó cũng thôi bất tử . Thanh gươm hàn lâm tuy chẳng bao giờ sắc cạnh ấy thế mà cũng đủ đâm chết được người ! Một nhà văn đã nằm xuống . Và một ông hàn được khai sinh , để sống dai , ngồi dai, ăn tiền phụ cấp ... Âu cũng là một cách sống !

Nhưng Nguyễn tất sống khác , bởi cái sống của Nguyễn không có nghĩa là ngồi dai ăn tiền mà có đủ ý nghĩa trọn vẹn của một cuộc sống nhật nhật tân, hựu nhật tân . Âu cũng là một cách sống . Nhưng vấn đề không là sống , mà sống và viết .Tôi xa Nguyễn từ buổi Nguyễn lột xác lên đường . Tôi ở lại chịu nhận lấy nghiệp bất bình của một loại người mà viết đã thành ra một nhu cầu gần như sinh lý . Tôi ở lại bên cạnh một bãi nước tiểu , hằn học trong một thế ngõ cụt . Để sống không trọn vẹn. Để viết . Về những -dêm tuần trăng đủ sáng, cái "tôi" hiện lên trên bãi nước tiểu thật ra cũng khá thiểu não . Ngòi bút đã thấy vùng vằng với giấy trắng mênh mang, khi cũng muốn phác mạnh một nét đen xì ... như Nguyễn, chẳng han.

Nghĩa là cố tìm ra một thứ pháo xiết (1) gì để xoá nhòa hoặc cái "tôi" trên bãi nước tiểu , hoặc chính ngay bãi nước tiểu . Vì đôi khi, đóng kỹ cửa buồng, độc thoại , tôi lại hỏi tôi: viết để làm gì ? viết cho ai đọc ? Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ? Ôi là cái ma túy của những danh từ ? Vì đã nhiều dòng chữ quằn - quạt qua bờ kiểm duyệt , dòng ngược dòng xuôi, mà tựu trung người cầm bút chân thành thấy băn khoăn mỗi khi cầm bút , nhất là mỗi khi đặt bút xuống bàn, đọc lại những gì mình viết . Nghệ thuật ? Một danh từ . Nhân sinh đôi khi cũng mờ ảo . Vậy sao không thành thực mà nhận là trước hết , mình viết cho mình ? "Mình" là một cái gì rất cụ thể , đói ăn,khát uống, thèm viết . Mình viết cho mình , đã làm sao , nếu thành thực ? và nếu có ai động cỡn thêm một biểu ngữ hay một châm ngôn, nếu có ai thừa thì giờ lý luận , nếu có ai thích lý luận bởi lười viết , bởi sống yên , hãy đừng cười, mà trịnh trọng tuyên bố với họ là: nghệ thuật vị nghệ sĩ ! Hãy cứ sáng tác cho nhiều . Nếu băn khoăn thì lấy ngay cái băn khoăn đó mà biến thành chất văn , chất thơ , chất họa , chất nhạc . Đừng để bút khô mực . Đừng cho giấy được phép trắng ngần . Hãy dằn xuống vải những hằn học của mình, ca lên những khúc đoạn trường, nếu thành thực thấy là -dứt ruột . Hãy xoa mặt chược bằng hai mươi nhăm mẫu tự la tinh, xếp thành từng tập tất cả những gì nó làm mình sực tỉnh nửa vời giấc ngủ đáng nhẽ phải ngon . Đừng bịt mũi nhắm mắt khi đi qua một bãi nước tiểu - của bất cứ ai - cố giữ đừng nôn để rồi chọn màu mà vẽ , truyền cái buồn nôn đó lên mặt vải . Viết cho mình mà kết quả lại là viết cho người . Tiếng tì Tầm Dương và -dất trích Giang Châu . Giọt lệ người áo xanh rỏ xuống vì ai ? Mà người kỹ nữ nơi giang đầu "đìu hiu lau lách" có ôm -dàn cái -dêm "quạnh hơi thu" thuở trước thật cũng chỉ để " ... than niềm tấm tức bấy lâu ." Viết cho mình, tất nhiên, và luôn thể cho tất cả nhừng ai "một hội , một thuyền" . Để gục đầu vào nhau mà cùng ý thức được cái kiếp lận đận ở một ven trời đất trích . Nhưng Vấn Đề Không Phải Là Sống, Mà Sống Và Viết . Cốc rượu đã cạn nửa . Ý nghĩ theo men, đã bốc ra lời , bởi tôi cảm thấy hình như người khách hàng ngồi trước mặt có nhìn tôi . Cái nhìn đó có giá trị ngang một cái nhìn qua một lỗ khóa . Tôi tự thấy ngượng nghịu như một sương phụ đang thay áo . Tôi ngoảnh lên, đủ để biết rằng người khách hành đang thưởng thức một cốc cà phê đá , và bắt chợt một khóe mắt đưa ngang cồm cộm một mí . Có những bộ mặt khó chịu , có những bộ mặt xấu xí mà quyến rù, có những bộ mặt bự, có những mặt hoa da phấn và có những bộ mặt cứ thoạt trông đã muốn buồn nôn. Người khách hàng tất phải có một bộ mặt thuộc loại cuối cùng . Tại sảo Tại sao lại uống cà phê -dá ? Tại sao lại nhìn ngang ? Chiếc cà vạt ? ... Bộ áo diêm dúa ? ...


Tôi không muốn đặt câu hỏi - làm như là ở cái thời này , nơi đây đã thiếu hẳn nhũng vấn đề chưa giải quyết ! Tôi chỉ tưởng đến khi mà một người nào đó - thuộc loại người này - cầm lấy tờ báo này , mà -dọc những dòng túy lúy này . Không! Tôi không viết cho hắn . Nếu ở bến Tầm Dương tôi có là một kỹ nữ, thì hắn cũng không thể nào lại là một ông Tư Mã áo xanh . Ở đây làm gì có lau lách ? đìu hiu , đất trích là -dất trích của riêng nhũng đứa chúng tôi .



Tôi nhìn xuống bàn tay . Mười ngón đang là mười con rắn độc . Thế ra ai cũng có thể là một sát nhân , ôi ý - nghiệp! Tôi cầm vội cốc rượu . Cục đá đã tan - ơi hời , cái cụ Ầm Băng! Trơ lại là một chất nước vàng sủi bọt. Lòng cốc chìu chĩu dâng lên một cái "tôi " Nghệ thuật vị nghệ sĩ . Tôi là nghệ sĩ . Nghệ sĩ là tôi . Nhưng tôi là gì ? Tôi là ai ? V.K.K. (1) Năm 1953 tây lịch người Hà Nội hay tự tử bằng pháo xiết .

No comments: