GIA HỘI
sưu tập
"Tháng giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè... "
Vì mùa xuân nhàn hạ, nên từ Tết Nguyên đán, dân ta tổ chức những hội hè, trước là vì lý do tôn giáo, sau cũng là một dịp cho dân làng vui chơi. Hội hè, đình đám là một nét văn hóa của Việt Nam và của xã hội loài người, tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi xã hội có những tính chất khác nhau.
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).(Wikipedia). Ở đây chúng tôi chỉ trình bày các lễ hội trong mùa xuân của người Việt Nam qua các thời đại.
-Loại hội hè thuần túy tôn giáo
-Loại hội hè đơn giản
-Loại hội hè phong phú
-Loại hội hè đặc biệt
I. LOẠI HỘI HÈ THUẦN TÚY TÔN GIÁO
Loại này có mục đích cúng tế Phật, thần, thánh, các bậc anh hùng, các danh nhân. Tại nước ta, đa số nhân dân theo đạo thờ cúng tổ tiên, cho nên việc cúng tế thần linh, thờ phượng anh hùng và danh nhân là một việc thuận lý, thuận tình, không có gì trở ngại. Dân ta thường có hai kỳ tế lễ hàng năm là xuân tế và thu tế. Xuân tế bao giờ cũng long trọng hơn thu tế. Nội dung chính là cúng tế, ngoài ra có tổ chức rước thần, hát chầu văn...
Loại này có:
Ngày rằm tháng giêng là ngày lễ thượng nguyên, dân ta nô nức đi chùa lễ Phật. Trong năm có nhiều lễ, nhưng lễ thượng nguyên là lớn nhất. Ca dao có câu:
"Đi lễ quanh năm, không bằng ngày rằm tháng giêng".
2. Lễ hội đức Thánh Trần.
Nhiều nơi lập đền thờ Ngài, song lớn nhất là đền Kiếp Bạc , ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi Ngài lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. . Sở dĩ Ngài được thờ phương vì ngài có công cứu nước, là bậc danh tướng theo quan niệm "sanh vi tướng, tử vi thần". Lại nữa, nhân dân ta có lời đồn Ngài đã hiển thánh, cho nên dân chúng gọi ngài là đức Thánh Trần , và đền thờ Ngài rất linh ứng. Nhiều nơi cầu Ngài Ngài ban phước, trừ tà, xin xâm.
Trong Nam, tại Saigon dường Hiền vương cũng có đền thờ đức Thánh Trần. Ngoài Bắc, cộng sản cấm đoán thờ phượng tế tự, mãi đến vào ngày 17 tháng 8 (Âm lịch) năm 2006 mới tổ chức lễ tế đầu tiên. Nội dung là cúng tế, có cả việc hát chầu văn, lên đồng.
- Bầu trời cảnh bụt
- Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
- Kìa non non, nước nước, mây mây
- "Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
- Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái
- Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.. .
Bài "Chùa hương" của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thời tiền chiến, sau này được 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức :
- Hôm qua đi chùa hương
- Hoa cỏ mờ hơi sương
- Cùng thầy me em dậy
- Em vấn đầu soi gương...
- Chùa Hương trời điểm lại trời tô
- Một bức tranh tình trải mấy Thu
- Xuân lại xuân đi không dấu vết
- Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
- Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
- Đá hỏm hang đen tối tối mò.
- Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
- Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.
Ông còn có một bài thơ nổi tiếng về rau sắng chùa Hương:
- Muốn ăn rau sắng chùa Hương
- Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
- Mình đi, ta ở lại nhà
- Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh...
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau:
- Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
- Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
- Người quen cõi Phật quen chân xọc
- Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
- Gọt nước hữu tình rơi thánh thót
- Con thuyền vô trạo cúi lom khom
- Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
- Rõ khéo Trời già đến dở dom.
Ngày nay, dân chúng thì đông, chùa rộng lớn hóa nhỏ hẹp, cộng sản và bọn lưu manh đã làm chùa giả, sư giả, mua bán cắt cổ, thiếu tổ chức khiên cho hội chùa Hương thành nơi hỗn loạn,làm mất cái thanh tĩnh của chùa chiền và làm chán nản lòng khách du.
Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Đặc điểm hội này là có chầu văn, lên đồng, xin quẻ...
Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ
Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.
Ðiện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần PoNagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo.
Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên.
Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.
Lễ hội trên sông Hương tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng...
Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu. Trong lúc đoàn bằng khởi hành từ bến trước Huệ Nam điện, các bà đồng đã cùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu. Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ.
6. LỄ HỘI ĐIỆN BÀ-TÂY NINH
Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu". Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
7. LỄ HỘI CHÙA BÀ (THIÊN HẬU) -BÌNH DƯƠNG
Dân chúng gọi chùa này là chùa Bà, ở phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa do người Việt gốc Hoa thành lập, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vốn nổi tiếng từ lâu là rất linh nghiệm với những lời cầu nguyện đầu năm. Đến những ngày cận kề Tết Nguyên tiêu là dân các tỉnh, thành phố khắp nơi về chùa để cầu an, xin lộc tài.
Lễ hội chính của chùa Bà sẽ diễn ra vào hai ngày 14, 15 tháng giêng (âm lịch). Trong hai ngày này có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hóa dân gian và gần gũi với nhân dân như sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, diễu hành xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ và đặc biệt là không thể thiếu những đoàn lân sư rồng, và biểu diễn xiên lìn.
Trước 1975, dân chúng thường lui tới cầu an, cầu tài. Sau 1975, cộng sản cấm đoán lễ hội. Năm 1986, Nguyễn Văn Linh đổi mới, chùa được mở cửa. Người đông không chỗ chen chân. Chen vào trong chánh điện, tôi người đốt hương, người quỳ lạy đông không kể xiết.
Có người bỏ tiền vào thùng phước sương ở bàn thờ phía sau. Ngồi trên bàn thờ, bên cạnh thùng tiền, là một đứa bé khoảng 15 tuổi, có thể là con em của tỉnh ủy, hay chủ tịch ủy ban, hai tay giữ lấy thùng tiền... Cộng sản quả là một bọn cướp ngày và không cần bịt mặt! Tôi nghĩ rằng sau buổi lễ, đảng ủy Bình Dương vô cùng hân hoan hồ hỡi vì tiền thu vào ngày lễ bà nhiều hơn cả mấy năm xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ đó lễ hội là độc quyền của cộng sản. Trước kia, các đền thờ thường do các ban Trị sự bầu bán mà lo việc cúng tế, tu sửa, nay những ông này bị giam, bị truất phế, đảng cộng sản nắm độc quyền mua bán.
1. LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG
Tưởng nhớ sự nghiệp vẻ vang của Hai Bà cùng các tướng lĩnh, nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhưng nổi tiếng hơn cả, phải kể đến ba ngôi đền: đền Hát Môn (Hà Tây), đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc) và đền Đồng Nhân (Hà Nội).
Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng Hai. Lễ hội bắt đầu bằng lễ mở cửa đền ngày mồng 3. Sáng ngày mồng 4 dân làng đã bắt đầu tế (là lễ nhập tịch). Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay. Theo tục cũ mọi việc dâng cúng trong hậu cung đều do các lão bà thực hiện.
2. LỄ HỘI ĐỐNG ĐA
Hàng năm cứ vào ngày mồng 5 tết, nhân dân thường tổ chức hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây, đặc biệt có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội.
Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
Các tiết mục thay đổi hằng năm. Gần đây, có đấu võ Bình Định và múa trống Tây Sơn.
3. Hội chùa Keo (ngày 14 tháng Giêng)Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo. Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.
Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo...
4. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày16-17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có việc cá cược, bán độ..
Tại Đồ Sơn cũng có hội chọi trâu vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
5. Hội hoa Vị Khê
Làng Vị Khê của xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) là một trong những làng chuyên cây cảnh lâu đời nhất nước. Truyện xưa kể lại làng được hình thành từ thế kỉ thứ3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự. Không ai biết tường tận nghề trồng cây cảnh Vị Khê có từ bao giờ mà chỉ nghe truyền lại rằng từ đời Lý, làng hoa này rất nổi tiếng về nghệ thuật uốn tỉa cây thế và trồng cây cảnh. Ở đây không hiếm những cây có giá từ vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng.
Ngày nay du khách đến làng Vị Khê sẽ được chủ nhân của làng vườn say xưa giới thiệu về các loại cây cảnh như bạch trà, lan hạc tím đặc biệt là quất Vị Khê rất được thị trường ưa chuộng. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng tại thôn Vị Khê, xã Nam Điền, Nam Trực, Nam Định. TRong kháng chiến , không ai dám trồng hoa vì cộng sản ra lịnh phải trồng lúa , và ai cũng phải sống kham khổ không dám trồng hoa. Tại nhiều nơi, không còn vườn cây, không còn ao hồ, không còn đồng cỏ, không còn bóng chim như chim sẻ, chim khách vì đã bị bắt ăn thịt. Sau 1975, cộng sản đến những nhà trồng hoa tại Sàigon , khuyên họ bỏ lối sống trưởng giả và phong kiến, nên trồng mì, xuyên tâm liên. Nhưng sau 1986, cộng sản đổi mới, trở thành tư sản đỏ, việc trồng hoa kiểng lại tái sinh.
6. Hội Xoan (từ 7 – 10 tháng Giêng)
Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.
Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.
7. Lễ hội Bà chúa Kho
Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.
Lễ hội đa dạng là lễ hội có nhiều tiết mục. Tại Châu Đốc tháng tư âm lich có lễ hội bà chúa Xứ, trong đó cũng có việc cầu tài, người ta đến vay tiền bà Chúa. Tiền để trong bao lì xì ở bàn thờ, mỗi phong độ 5 đồng , 10 dồng hay 20 đồng VNCH.
1. HỘI LIM
Hội Lim được tổ chức tại đồi Lim , huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một cuộc tụ hội nam thanh nữ tú trong vùng để hát Quan họ . Hội Lim chính là hội Quan họ Bắc Ninh. Lễ được tổ chưc vào ngày 12, 13 tháng Giêng hàng năm, già trẻ, trai gái khắp nơi đều đổ về tham dự.
Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội thay cho lễ khai mạc như một số năm trước đây.
Trai Lim rước binh khí.
Hát quan họ trên sân khấu Hội Lim.
Hát quan họ trên thuyền rồng.
Em là con gái Bắc Ninh.
Hát quan họ trong lều.
Cảnh quan họ trong Làng Lim.
"Liền chị" quan họ tương lai.
Một keo vật Lèo.
Về hội Lim, chơi trò bịt mắt đập niêu.
Cậy sức cây đu nhiều... anh nhún.
Các trò vui dân gian luôn thu hút đông người nhưng ở Hội Lim, điều khiến đông hội say mê, náo nức hơn cả vẫn là ca hát Quan họ. Người ta có thể nghe Quan họ cả ngày mà không chán.
2.LỄ HỘI CHÙA THẦY
Hội chùa Thầy tổ chức hàng năm vào mùa Xuân, trong ba ngày: mồng 5, mồng 6 và mồng 7 tháng 3 âm lịch. Ngày chính Hội là mồng 7 như câu ca:
Nhớ ngày mồng 7 tháng 3
Trở vào Hội Láng, trở ra Hội Thầy
Chùa Thầy do sư Từ Đạo Hạnh (người làng Láng - Hà Nội),học Phật ở Ấn Độ trở về. Lúc ngộ được tâm ấn, Thiền sư trở lại núi Sài giảng đạo, dạy học, làm thuốc giúp dân. Người còn tổ chức những trò vui như đánh vật, đá cầu, múa rối nước, v.v… Nhân dân cảm phục, kính mến gọi Thiền sư bằng một từ thân mật gần gũi là “thầy”. Vì thế mới có các tên: Chùa Thầy, Núi Thầy, làng Thầy…
Quần thể núi Sài gồm 16 quả núi lớn nhỏ (“thập lục sơn”). Núi Thầy được coi là núi mẹ. Các núi con có tên như: Long Đẩu, Hoa Pháp, Thìn Sơn, Phượng Hoàng, Sơn Tượng… như một ổ rồng vờn, chầu về rồng mẹ (núi Thầy).Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.
Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi, đặc biêt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.
Trẩy hội chùa Thầy ngoài lễ Phật, khách còn hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Ðoài. Ngoài ra khách còn được về thăm vùng quê nổi tiếng về văn hiến gắn với những huyền tích về những danh nhân, những thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và tô điểm cho vùng đất này thêm nổi danh.
Tại nhiều nơi, dân ta thường tổ chức đấu vật, đấu quyền cứớc,đao thương . Đây là một cuộc tranh tài mang tính cách nghệ thuật. Trong quyển Phong Tục Việt Nam, Phan Kế Bính cho rằng việc các đô vật đóng khố là khả ố, là không đẹp. Phan Kế Bính sinh buổi Pháp cai trị Việt Nam, các nhà "cách mạng" Việt Nam hô hào duy tân, cho rằng cái gì của Việt Nam cũng hủ lậu. Thật ra trong các trận đấu, các lực sĩ cũng mang quần đùi, tại Nhật, các đô vật cũng đóng khố mà họ có lấy làm xấu đâu?Và ai dám chê Nhật là mọi rợ?
3.LÊ HỘI KHÊ THƯỢNG
Lễ hội này được tổ chức tại quê Tản Đà, làng Khê Thượng , xã Sơn trà, huyện Ba Vì,tỉnh Hà Tây. Nơi đây được nổi tiếng vì là nơi thờ Tản Viên SơnThánh, con rể của vua Hùng Vương thường được tôn xưng là thần tổ của trăm nghề trên nước Việt.
Lịch lễ hội trong làng Khê Thượng được tiến hành theo trình tự như sau: Đêm giao thừa: tế lễ ở đình làng, lễ mộc dục, lễ phất thực, lễchánh thức.Ngày mồng một: tổ chức cuộc rước thánh Tản Viên từ chánh miếu; quân hộ tống về đất tổ, sang đến bến đò Bộ (xã Thanh Đồng, huyện ThanhThanh, Vĩnh Phú) thì dừng lại để cử hành đại lễ trong toàn vùng với sự tham dự của 26 làng xã khác.
Ngày mồng hai: rước đón bài vị Tản Viên Sơn Thánh về làng Khê Thượng.Thuyền rước từ bến đò Bộ, qua hai con sông để trở về Sơn Đà.Ngày mồng ba: tổ chức những cuộc vật võ truyền thống, sau đó là những trò (12 trò) diễn xướng chung quanh huyền thoại Sơn Tinh -Thủy Tinh.
Ngày mồng 7: hội Chém cầu may. Những thanh niên trai tráng trong làng và những nơi lân cận thì thi chém thân chuối. Sau đó lễ Cầu mưa trong năm.
Kết thúc: diễn lại cuộc chiến thắng Thủy Tinh trên sông.Hò kéo thuyền nổi tiếng nhất từ trưóc đến nay về tổ chức, thể điệu và tham gia ở tại đền chánh. Diễn xướng nầy tổ chức để kỷ niệm chiến trận thủyquân của Thánh Tản.
Kéo thuyền và hò kéo thuyền hàng ăm được tổ chức từ ngày 2 cho đến 6 tháng giêng âm lịch có khi kéo dài cho đến đầu tháng haivới nhiều lễ hội khác như: hò đối đáp, hò khoan, hò bơi trải, hát Bã Trạo, hát Ải Lao cùng những hình thức ca hát tương tự như thế.
Trước khi vào hội thì trong làng chọn ngày để làm lễ "Bạch nhật kéo vấn" vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Ngày thi đua giật giải tổ chức vào 3 tháng giêng Tết. Hình thức bơi thuyền nầy có tính chất thể thao quân sự, gồm những trai đinh trong vùng được chọn lọc, huấn luyện tập dượt để tham dự trong ngày hội nầy.Những chiếc thuyền đua tham dự đều là những thuyền chiến ngàytrước, làm bằng loại gỗ chò chỉ ván dày 5 tấc.
Các tấm ván đáy, ván mạn, ván be, bánh lái, đà ngang đều được làm sẵn từng bộ phận, để dùng trong nhiều năm và thay thế. Nơi đây có dựng lên những "nhà thuyền" để bảo lưu những chiếc thuyền chiến nầy.Thuyền đua đều bằng nhau có chiều dài là 16 mét, thon hình con thoi, giữa lòng thuyền có 12 đà ngang chắc chắn, 24 cái đệm cho 24 quân bơi ngồi cầm dầm chèo.
Mũi thuyền là tấm gỗ dày 60cm, cao1,5m, tạc hình mũi sư tử, vẽ 2 con mắt ở hai bên bằng gỗ nhẹ và dài, để có thể đâm vào thuyền khác trong khi thi đua. Trên tấm ván mũi lại còn có 2 cái lỗ có thể đút 2 cây tre đục, thẳng, thọc xuống đà ngang buộc thành gióng vào các con đà để cho thuyền thật vững.
Trên mũi thuyền đục lỗ để cắm đinh lù (khúc gỗ tròn) cao50cm đường kính 15cm, để cho thủy quân (người cầm lái) ngồi trụ,sẵn sàng chỉ huy đối phó, chống đỡ. Đuôi thuyền rộng, có sạp tre,để hai người cầm lái ngồi cho thoải mái. Mỗi thuyền có 24 dầm bơi, ngang tay nhau; dầm đẻo bằng gỗ, có cán cầm, một mặt lồi,một mặt phẳng để tiến lùi, nhanh chậm tùy ý.
Những trai tráng được tuyển chọn tham gia cuộc thi bơi thuyền gọi là "quân bơi" gồm những người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, dẻo dai. Một thuyền bơi gồm có 33 người: 1 thủ quân thường là tuổi trungniên, khoẻ, giàu kinh nghiệm, cầm đinh lù để đánh và đỡ đối phương trong khi tranh chấp; 3 người cầm lái, quần chẽn, áo 5thân, đầu quấn khăn mỏ rìu, lưng thắt lụa màu bỏ múi một đoạnngắn một đoạn dài; 3 người cầm mõ, mặc áo và chít khăn nhưngười cầm lái; 1 hay 2 người chuyên lo việc tát nước ra; 24 ngườitrai chèo, đóng khố xanh, chít khăn đầu rìu màu đỏ, cởi trần, cầm giầm chèo.
Trước khi thi đua phải làm lễ tạ trước đền thờ. Những tay đua phải theo cờ người thủ lệnh; cờ phất hướng nào, thuyền bơi hướng đó. Cácthuyền trổ tài "đánh dọc mạn" để tranh thủ chiếm ưu thế chiếm giải; giật được giải nào thì chiếm giải đó. Người giật giải bị đối phương xô ngã xuống sông thì mất giải.Cuộc thi kéo dài qua những ngày sau. Thể thức thay đổi: ngày mồng bốn thì thi đua vòng chèo rộng lớn hơn; ngày mồng năm là ngày đuabơi thượng lưu, trải qua nhiều thác ghềnh.
Diễn xướng về trò "ôm cột Thái Bạch" được tổ chức chu đáo và hàohứng. Cột Thái Bạch là chiếc cột cái bên tả của đình làng, trước bànthờ thần. Tranh cột Thái Bạch nghĩa là tranh nhau ôm lấy cột nầy, tượng trưng cho việc cướp lấn ấn tiên phong. Thông thường tham dự giải là những vị từ 45 tuổi trở lên, còn đủsức khoẻ trong cuộc tranh đua. Các vị tham dự đều ăm bận chỉnh tề, mũ ni, quần chồi màu đỏ, áo lụa hồng.
Trước khi tham dự cuộc thi, phải làm lễ tế thần trước. Cuộc thi bắt đầu bằng vị chủ khảo đọc thể lệ, nêu danh sách dự thí và hạn định thời gian. Sau đóthì dân trong mỗi giáp, mỗi xóm cổ võ cho đối thủ về phía bênmình. Được dân chúng khích lệ, chính các cụ cũng hăng say quyếtđoạt phần thắng lợi về cho phe mình.
Các cụ đều chen lấn, xô đẩy nhau quyết ôm cho được cột, trong khi đó thì nhiều cụ khác đã lôi kéo mãnh liệt để vào thay thế. Cuộc tranh chấp cực kỳ gay go,quần áo chỉnh tề ban đầu thì trở nên xốc xếch thậm chí rách rướinữa, nhưng điều đó không gây trở ngại cho không khí tranh đua hào hứng. Các cụ có thể ôm lấy cột trong chốc lát nhưng không thể giữ lâu được. Một bên ôm lấy những nhiều người cố lôi ra. Tuy quần áo tả tơi, sức khoẻ suy thoái dần nhưng các cụ không chịu bỏ cuộccho đến giây phút chung cuộc.
4. HỘI LIỄU ĐÔI
Hội này được tổ chức tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, mục đich suy tôn là người họ Đoàn giỏi võ, sức khoẻ phi thường có công dẹp giặc.
Đặc điểm: Đấu vật, lễ chém chữ (lễ Trảm tự), thi nói vè, thi món ăn đặc sản chế biến từ lươn, ốc, ếch, cá..
Hai đô vật so tài trận mở màn lễ hội vật Liễu Đô Ảnh: Nguyệt Anh
Liễu Đôi có hội vật nổi tiếng, thu hút các đô vật gần xa đua tài.
Người dân Liễu Đôi lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của hội vật và cả những truyền thuyết liên quan đến vật võ và hội vật võ mà di tích còn in dấu đậm đặc trên mảnh đất này.
Lễ hội bắt đầu từ sáng mồng 5 và kết thúc vào mồng 7 Tết
Lễ rước được cử hành trang trọng từ đền Ông đến xới vật.
Hội vật võ Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng đao, côn, kiếm, quyền… không thua kém con trai
Hội vật võ có nhiều nghi thức bắt buộc. Đầu tiên là năm keo trai rốt (hai trai làng ra đời cuối cùng trong năm qua). Mở đầu cuộc đấu vật, làng gọi tên hai trai rốt ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Tất nhiên trai rốt còn bé chưa vật được nên bố phải vật thay.
Lệ quy định, hai ông bố chỉ vật biểu diễn, không được vật thật để đối phương ngã.
Trẻ nhỏ ghi danh tham gia vật
Trẻ nhỏ thi đấu để khuấy động không khí nhưng cũng diễn ra rất quyết liệt.
Các đô vật phải từ 16 tuổi trở lên mới được đăng kí, thi đấu loại trực tiếp. Sau mỗi trận, đô thắng được thưởng 10.000 đồng, đô thua được 5.000 đồng.
5. LỄ HỘI ĐÀO XÁ
Làng Đào Xá nay là xã Đào Xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú, nằmphía Tây bờ sông Đà. Theo tục truyền, làng Đào Xá có từ thuở các vuaHùng, là khu vực giao tranh trong cuộc chiến Sơn Tinh, Thủy Tinh.Quanh năm làng Đào Xá tổ chức hơn 10 lễ hội trọng thể; những hội lễ quan trọng tại Đào Xá là: hội lễ Múa trâu, lễ Cầu tháng giêng (lễ múa voi, thổi cơm thi), lễ Cầu tháng bảy.
Lễ Múa trâu: Trâu trong ngày lễ làm bằng bột nếp, được dùng tronglễ múa Xuân Ngưu. Lễ nầy ngày trước có ý nghĩa mua vui cho bà Trang Thị trong thời kỳ thai nghén.Lễ cầu tháng giêng: Lễ được tổ chức vào ngày 27 tháng giêng âmlịch, khi dân làng chuẩn bị để vào ngày mùa nghề nông hàng năm.Lễ cầu tướng Lý: Lễ cầu ngày mùng chín tháng giêng hàng năm chínhlà ngày lễ tướng Lý Thường Kiệt chiến thắng quân nhà Tống.
Ngàylễ thường tổ chức hội đua thuyền trên sông Đà để kỷ niệm chiếnthắng của danh tướng Lý Thường Kiệt.Tại làng Đào Xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú hằng năm vào ngàymồng 3 Tết trở đi đều có hội Múa trâu mùa xuân. Đình làng nầy thờ hai vị Thành hoàng là Hùng Hải đại vương vàTrang Phu nhân và ngày hội nầy có tương quan đến cuộc đời của họtrước đây.Cuộc lễ được diễn tiến như sau: Trước hết phải nặn hai con trâu bằngbột, một con màu đỏ tượng trưng cho trời và một con màu xanh biểu hiện cho đất.
Ngoàita còn có 28 con trâu nhỏ hơn màu vàng, nâu, đen, trắng tiêubiểu cho Nhị thập bát tú. Những con trâu nầy được đặt lên trên bànthờ. Bên cạnh có hai bát nước, một bát đựng quả trứng tượng trưng cho ý nghĩa phồn thực(sinh con đẻ cái), còn một chiếc bát kia có đựng hình của chiếcgầu giai. Ngay sau khi đó thì những người hầu đồng và cung văn chuẩn bị từgian nhà bên cạnh đi vào.
Cuộc hầu bóng bắt đầu. Những bà đồngcầm những con trâu nầy đưa lên cao và múa theo đàn hát của cungvăn. Người chủ tế cầm chén nước rải lên những con đồng. Cuộc lễ nầynhằm vào mục đích cầu mưa cho mùa màng sắp tới. Chonên dù trong hoàn cảnh nào, lễ múa trâu xuân cũng được tổ chức.Sau lễ múa trâu, các hội diễn xướng được trình bày như sau: cuộc thi đua trải,cuộc thi nấu cơm, cuộc thi hát đối đáp, cuộc thi ném cầu.
Sau khi tế lễ và ăn uống xong thì hội "chen" bắt đầu. Vị tiên chỉ trong làng là người điều hành hội chen. Những người tham dự theo từng cặp, đa số là nam nữ thanh tân; nhưng những ông già, bà cả cũng có thể tham dự buổi lễ chen nầy. Trong khi chen thì bên nam bắt đầu tấn công trước từng đôi một chen nhau, ôm lấy nhau và sờ soạng nhau, bất chấp cả lễ nghi, tôn giáo. Họ có thể làm bất cứhành động gì mà không sợ phải bị vạ.
Đến ngày thứ nhì thì bên nữ tấn công trước và những hành động của họ cũng không hề e dè. Họ đưa nhau ra tận ngoài những cánh đồng hoang để chen nhau cho đến khi mệt nhừ thì cùng nhau trò chuyện,tâm tình. Trong buổi lễ cuối cùng thì hội chen tổ chức ngay tại sân đình làng. Sau khi hoàn tất buổi lễ, thì đèn được đều được tắt hết vàcuộc chen nhau bắt đầu, với những thái độ sỗ sàng, táo bạo do từ hai bên, trước sự chứng kiến của cha mẹ họ khuyến khích thêm.
Đặc biệt là tổ chức đánh cờ người tổ chức đan xen vào rước thần.Điều đầu tiên là chọn quân cờ. Quân cờ ngoài việc ứng trên bàn cờ còn phục vụ cho cuộc rước thần. Nếu cuộc cờ kéo dài mà đến cuộc rướcthần thì tạm ghi hiện trạng, lo rước thần, ngày sau tái diễn. Bàn cờ được vạch ngay trướcsân đình làng. Những điểm trên bàn cờ thường có ghế con, để quân cờ ngồi. Nơi có tướng, sĩ tượng thìtrang hoàng cực kỳ lộng lẫy.
Chung quanh bàn cờ có
ghế quan kháchxem đánh cờ. 32 quân cờ có cán gỗ sơn son, biển đề tên quân cờ 4 mặt. Đội cờ ngườigồm 1 tổng cờ và 32 quân (16 nam, 16 nữ).Tổng cờ phải là người giỏi cờ, hiểu những tọa độ của cờ, nhanhmắt và có uy tín. Những người đóng các quân cờ do các giáp tuyển ra.Giáp trưởng cho dân trong giáp chọn lấy. Tổng cờ chỉ huy toàn bộ cuộc cờ. Làng cử người người giỏi cờ ra tranh giải.
Tại đây cũng thường tổ chức vào hội mùa Xuân tại chùa làng trò chơi ném cầu cho toàn tổng tham dự. Trước khi vào trò chơithường có đám rước lớn từ miếu đến chùa để cúng lễ vị Thành hoàng làHoàng Giáp Thái Công Khanh. Sau đó có lễ phóng sinh, phóng đăng, rồi đến lễ cầu an cho dân chúng trong khắp làng xã.
6. LỄ HỘI CẢNH DƯƠNG
Cổng vào làng Cảnh Dương |
Chèo cạn: ngoài cuộc thi nấu cơm còn trình diễn chèo cạn.
Nội dung hát chèo gồm những thể loại sau đây: Những truyện thơ đã có từ trước: Lưu Bình Dương Lễ, Thạch Sanh LýThông, Trương Chi Mị Nương, Phạm Công Cúc Hoa. Những sáng tác mô phỏng: Kim Nham truyện, Trương Viên trả thù, MảiThần, Mông Chính lập thân... Những truyện cổ tích bình dân: Tấm Cám, Mười tám đời Hùng Vương, MỵChâu Trọng Thủy, Trầu Cau, núi Vọng Phu...
IV. LOẠI HỘI HÈ ĐẶC BIỆT
Bên cạnh các lễ hội phổ biến còn có những lễ hội kỳ lạ.Có những hội xuân đã trở nên nổi tiếng, lưu truyền sử sách, trong đó có những cổ tục hết sức kỳ lạ mà ngày nay không còn nữa.
1.TRÒ TRÁM: LỄ HỘI NÕ NƯỜNG
Xóm ở đó cũng được gọi tên xóm Trám, hay phường Trám, tên chữ là xóm Cổ Lãm, thuộc làng có tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là Thạch Cáp, nay là xã Tứ Xã nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của người Việt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu con… ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, bởi vậy Lễ hội Tứ Xã cũng có tên gọi khác là Lễ hội Kẻ Gát.
Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam và nằm bên bờ tả ngạn sông Thao, xưa kia Tứ Xã là vùng đồng trũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên những đồi gò là chỗ ở của người Việt cổ, lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè
Ông thủ từ leo lên trên điện sau khi xin âm dương được thì mang xuống hai linh vật, một cái là cái nõ, một cái là cái nường, tức là bộ phận sinh dục nam và một cái là bộ phận sinh dục nữ, trao cho người nam cái nỏ và người nữ cái nường. Đúng 12 giờ đêm, đèn tắt hoàn toàn, đôi nam nữ đứng trong bóng tối như vậy thì ông thủ từ hô “linh tinh tình phộc” 3 lần thì mỗi lần hô chữ “phộc” như vậy thì đôi nam nữ đâm mạnh “nỏ nường” vào nhau. Trong đêm tối mịt mùng như thế mà đâm trúng cả 3 lần thì là năm ấy được mùa. Mỗi lần Nõ đâm trúng Nường, chiêng trống nổi lên, dân làng đứng quanh miếu reo hò vui vẻ.
Tình phộc! xưa diễn ra trong bóng tối của Lễ Mật, nay dưới ánh sáng flash của rừng ống kính báo chí và những kẻ tò mò.
Sau màn “Linh tinh tình… Phộc” này, đến màn “Tháo khoán”, trai gái và dân làng đổ ra khu vườn đằng sau miếu thờ thoải mái ghẹo nhau. Theo lệ làng, sau đêm “Tháo khoán”, những đôi trai gái nghèo chỉ cần đem cơi trầu trình với các cụ là có thể về ở với nhau làm vợ chồng. Những đứa trẻ sinh ra từ đêm “Tháo khoán” cũng không bị làng chê cười, mà trái lại, còn được xem là đem lại may mắn…
Một thời gian dài lễ hội Tứ Xã và Trò Trám bị đứt đoạn, thậm chí, nó còn bị bài bác là trụy lạc… Đầu những năm 1990, lễ hội Tứ Xã bắt đầu nhen nhóm trở lại nhưng phải tới năm 2000 lễ hội độc nhất vô nhị này mới được chính thức phục hồi với quy mô quốc gia. Năm ngoái, 2010, nhân dịp miếu Trò được công nhận di tích cấp tỉnh, lễ hội Tứ Xã được tổ chức rất to.
Trở lại Tứ Xã, Lâm Thao mùa Xuân này, nhiều thứ đổi thay. Làng Gáp đã đổi tên, thay dạng. Không còn những hình ảnh như thời nữ sĩ Hồ Xuân Hương về làm lẽ Tổng Cóc. Mờ nhòe dấu tích thủy tạ, ao sen nơi mà bà chúa thơ Nôm vịnh thơ giễu đời cùng Tổng Kình, Tú điếc, nho Trâm.
Ngôi nhà Tổng Cóc ở Tứ Xã, nơi nữ sĩ Hồ Xuân Hương làm dâu thuở trước
...và linga ở chùa Ưu Điềm - Ảnh do chùa Ưu Điềm cung cấp
Quê đang nguy cơ thành phố. Rừng trám hư thực, bí ẩn quanh đền cổ đã bị chặt bỏ…
Các nghi lễ, thủ tục trong lễ hội xưa được phục dựng gần như trọn vẹn, cũng “Linh tinh tình… Phộc”, cũng “Tháo khoán”, nhưng sự thiêng liêng kính cẩn và cả sự hồn nhiên xưa khó còn. Theo lệ, Lễ mật (hay Lễ phồn thực) với màn “Linh tinh tình… Phộc” diễn ra trong bóng tối, mọi người nghe tiếng vang của Nõ và Nường chạm nhau mà đoán biết trúng hay trật.
Yoni ( Ấn độ giáo) thấy rất nhiểu, hầu như khắp nơi, vì Linga dễ bị đánh cắp!
Linga (Ấn độ giáo)
Linga-Yoni chụp tại sân Viện Bảo Tàng QG ở Phnomphenh
Năm 2010, do phải phục vụ cánh báo chí mà màn lễ thiêng liêng này lần đầu tiên phá lệ, diễn ra tới hai lần: một lần “làm thật”, một lần cho báo chí chụp ảnh, ghi hình. Cũng theo lệ, màn “Tháo khoán” dành cho trai tân, gái tân là chính, cũng diễn ra khi trời tối đen như mực. Nay cũng do e ngại cánh báo chí đưa hình ảnh…lên mạng nên năm vừa rồi nam thanh nữ tú trong làng “chạy” sạch, chỉ còn các ông bà ngũ tuần tham gia “diễn” trò “Tháo khoán” cho quay phim chụp ảnh! Du khách hiếu kỳ, báo chí chen vai, thích cánh…, Trò Trám có nguy cơ đi theo con đường mòn của những phiên chợ tình… diễn thay cho tình yêu.
Trước Lễ mật, những nghệ sĩ ưu tú của làng Tứ Xã sẽ có màn trình diễn về thợ cày cấy, kẻ đi câu, người bán mua Xuân, nhóm sĩ tử rao bán chữ nghĩa… Chị nông dân thì véo von: Người ta đi cấy lấy công
Tôi đây đi cấy lấy ông chủ nhà
Đi cấy thì gốc chổng lên
Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng.
Lời ca của chàng thợ mộc có câu:
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ
Với phường buôn bán hay kẻ sĩ thì câu chữ, lời ca có vẻ trau chuốt, ý tứ:
Còn Xuân thì mua Xuân đi
Nay lần mai lữa còn gì là xuân
Hay:
Học trò đi học sách kinh
Tay cầm quản bút “quệt” tình nghiên đây
Nhưng với mấy anh, chị hề hát pha trò thì câu chữ ngổn ngang sự tinh nghịch… ra phết: - Giờ đây anh mới hỏi nàng
Cái gì lủng lẳng một gang trong quần
- Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng
Cái đeo lủng lẳng là giằng cối xay
- Ước gì em hóa thành trâu .
Anh hóa thành chạc xỏ nhau cả ngày…
Trước Lễ mật, trong một tiết điệu lạ lùng của đêm Xuân, những ẩn ngữ cứ lặp đi, khi bổng lúc trầm, các động tác, vũ điệu cứ nhắc lại, tái hiện như một thức ma thuật. Vật dụng tầm thường đang hóa kiếp thành vật linh?
Nếu ai chửa tin thì mấy hôm nữa nhớ về Tứ Xã để kiểm chứng lời người xưa:
Bà ẵm cháu, mẹ bồng con
Không xem Trò Trám thì buồn cả năm.
2. LỄ HỘI SỜ
Làng Nam, còn gọi là làng Dã La ở thị xã Hà Ðông mở hội hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch. Ðêm hôm rã đám có tục "sờ" nhau thỏa thích.Lễ rã đám tổ chức lúc màn đêm buông xuống, người ta chẳng còn nhìn thấy mặt nhau. Dân làng phải thắp đèn đuốc lên làm lễ. Lúc lễ vừa tế xong thì bao nhiêu đèn đuốc đều tắt hết. Ðây là lúc dân làng tha hồ sờ lẫn nhau một cách thản nhiên và vui vẻ.Một lúc lâu đèn đuốc được thắp lên và lễ tế rã đám làng Dã La kể như chấm dứt. Mọi người lũ lượt ra về trong lòng hả hê sung sướng. Bởi vậy mới có câu ca: Bơi Ðăm, rước Giải, hội Thầy,
3. LỄ HỘI MỞ MẶT - HÁT ĐÚM ( Hải Phòng)
Tổng Phục Lễ xưa nay là địa bàn thuộc các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Phục Lễ, Tam Hưng là nơi sản sinh ra những làn điệu hát Đúm đằm thắm, trữ tình. Đó là quê hương của những cô thôn nữ xinh đẹp, duyên dáng, e ấp sau những chiếc khăn che mặt mà mỗi năm chỉ được mở duy nhất một lần vào các dịp hội làng. Do vậy, hội làng không chỉ là những ngày vui của các thiếu nữ mà còn của các chàng trai, họ được gặp gỡ, nhắm nhìn dung mạo của các cô gái họ để ý, cũng nhau cất lên những khúc hát giao duyên, để rồi sau mỗi ngày hội, nhiều đôi trai gái đã cũng nhau ước hẹn gắn kết trăm năm.
Hội Xuân truyền thống Phục Lễ được tổ chức từ ngày mùng 2 đến hết ngày mùng 6 Tết, đây được xem là một trong những lễ hội đón xuân tiêu biểu của huyện Thủy Nguyên. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi tại nhiều địa điểm của xã như Sân vận động, nhà văn hóa xã, các di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
“Phục Phả bịt mặt, Hà Nam vá trôn”.
Chỉ vào dịp hội làng thì các chàng trai mới được biết mặt cô gái mà mình hâm mộ. Chẳng hẹn mà nên vào ngày hội làng các chàng trai, cô gái đều mặc những trang phục đẹp nhất cùng trổ tài thi thố qua các làn điệu hát đúm ngọt ngào, đằm thắm.
Hát đúm
Phụ nữ Saudi Arabia đeo mạng che theo quy định của Luật Hồi giáo
.
Hát đúm cũng giống như hát Quan Họ, Trống Quân hay hát Huê tình là phương thức biểu lộ tình cảm giữa nam và nữ ngày xưa. Họ hát những câu như sau:
Quê em biển rộng sông dài
Có muốn ăn cá đi chài với em
Hoặc
Thuyền ai đi ngược về xuôi
Thuyền em đơn chiếc lẻ loi cánh buồm v.v…
Nắng mưa bãi sú bờ sông
Chồng chài vợ lưới thỏa lòng anh ơi
Mênh mông cuối biển cùng trời
Ước sao ăn kiếp ở đời cùng nhau.
Hát đúm kéo dài từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giữa các canh hát, các cô mời trầu nước, tặng vật kỷ niệm cho các chàng để tỏ lòng mến mộ. Chiều, các cô mời các chàng về nhà mình ăn bữa cơm đầu xuân để biết nhà cửa và có sức tiếp tục hát tới khuya. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, cuộc hát đúm kéo dài đến Mồng 10. Qua những buổi hát, nhiều đôi đã kết nhau để cuối năm nên duyên chồng vợ
4. HỘI CHEN
Trên đây đã nói lễ hội Chen ở làng Đào Xá, xã Tam Thanh, huyện Vĩnh Phú. Ở làng Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Giang cũng có tục chen lấn đầu năm. Làng mở hội hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Hôm đó, con gái con trai trong làng đều rủ nhau đi dự đông đủ.Sau khi tế lễ Thành hoàng xong, lúc rã đám, làng cho phép mọi người tự do chen lấn nhau. Nhiều người cậy thế mạnh chen người yếu thế lăn tòm xuống ruộng, xuống ao làm mình mẩy phủ đầy bùn đất. Nếu khách từ xa đến gặp phải lúc rã đám cũng bị lấn chẳng tha. Có người sợ quá phải leo trốn lên ngọn cây hay ẩn nấp trong nhà để mong được yên ổn.
5. HỘI ĐẤM
Thần đấm được tôn thờ ở thôn Thượng, xã Duyên Tục, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình.Theo thần tích, xưa kia thần đấm là tên đạo chích bị người ta bắt được đấm cho đến toi mạng, gặp giờ linh thiêng đã trở thành phúc thần trong làng. Hằng năm, dân làng Thượng mở hội sau Tết để cúng thần Thành hoàng, tức thần đấm. Ðêm rã đám ở đây có tục tự do đấm nhau. Mọi người đi dự hội được dịp "thi thố tài năng" sau khi đèn đuốc tắt hết. Trời đất tối om, già trẻ, gái trai mặc sức đấm nhau cho đến khi đèn đuốc thắp trở lại là lúc rã đám chấm dứt. Mọi người ra về vui vẻ mặc dầu có nhiều người bị gãy răng, sứt mũi, u đầu, mặt mày sưng húp... nhưng chẳng dám hé răng than trách ai vì đây là hội vui xuân mà!
Dân làng Thượng tin rằng, có đấm nhau như thế sang năm mới thần đấm mới phù hộ cho làng được nhiều sự may mắn, hanh thông..
6.HỘI CƯỚP BỊ GẬY
Huyền thoại về ngôi mộ ""ông tổ cái bang"" được thêu dệt khá hấp dẫn... Đó là vào một ngày rất xa xưa, khi người dân Đồn Điền bốc mộ thành hoàng đã bốc nhầm phải mộ một người ăn mày xấu số. Cả làng chưa biết làm sao thì có mấy phụ lão bảo phải mời thấy phù thuỷ nổi tiếng trong vùng đến xem lại long mạch và ""chỉ lối"" cho cả làng. Đứng trước ngôi mộ đã được đào lên, thầy phù thuỷ chậm rãi phán: ""Để linh hồn người ăn mày được bình yên, từ nay trở đi, cứ sáng mùng một Tết Nguyên đán hàng năm, từ hào lý, điền chủ cho đến dân đen trong làng phải đóng cửa đi ăn mày xứ người !"". Và ""huyền thoại"" cả làng đi ăn mày bắt đầu từ đó, được truyền trong nhân gian, bay bổng cùng với trí tưởng tượng của người đời và... lại trở về với chính người dân Đồn Điền.
""Ông tổ cái bang"" là ai? Đền thờ ""vua ăn mày"" ở đây ư? Ngôi mộ, chiếc gậy và chiếc bị của người ăn mày xa xưa kia đâu? ""Huyền thoại"" nổi tiếng cả nước vẻn vẹn thu mình trong chiếc đền nhỏ này ư ? Và sau khi tìm hiểu, chúng tôi xin được kể tiếp dòng huyền thoại đậm chất... bịa đặt này. Đó là việc người dân làng Đồn Điền sau mỗi chuyến đi ăn xin về thì phải mang các đồ xin được ra đền Đồn Điền làm lễ tế. Tương truyền, đền Đồn Điền ngoài thờ linh hồn ""ông tổ cái bang"" còn thờ cả một chiếc gậy và chiếc bị, những dụng cụ ""vật bất ly thân"" của nghề ăn mày. Huyền thoại cho rằng, ""nghề ăn mày"" ở Quảng Thái nói chung và làng Đồn Điền nói riêng bắt đầu từ đó. "
7. HỘI THI BẮT CHẠCH
Chạch vốn trơn láng không phải dễ dàng bắt ngay được, trong khi bên ngoài trống thúc, người đi xem thì hò reo cổ vũ. Có người thì lớn tiếng bắt bẻ người bắt chạch chỉ lo ôm nhau mà bỏ bê việc bắt. Nhưng đến lúc đôi trai gái này bắt xong thì đã có những đôi trai gái khác xung phong nhập cuộc để bắt tiếp. Cuộc vui cứ thế mà diễn ra suốt cả ngày.
8. HỘI PHẾT
Hàng năm, cứ đến ngày 13 tháng giêng âm lịch xã Hiền Quang, Huyện Tam Nông, Phú Thọ lại tổ chức hội cướp phết.
Theo tục lệ của vùng này thì chỉ cần sờ vào quả phết là cả năm đó sẽ gặp nhiều may mắn... Còn cướp được quả phết thì cả giáp đó sẽ làm ăn phát đạt và hạnh phúc quanh năm.
Tại lễ hội, người dân quan niệm giành được 1 hoặc nhiều hơn trong số 3 quả phết và 3 quả chúi này sẽ càng nhiều may mắn trong cả năm.
Đây là lễ hội khá bạo lực, vài trăm thanh niên các thôn, làng lân cận kéo đến tranh giành quả phết (được làm bằng gốc tre, sơn đỏ và lớn cỡ quả cam to, tượng trưng cho mặt trời).
Họ tranh giành, xô đẩy, hò hét và đánh nhau khiến những người đứng xem cảm thấy phấn khích muốn xông vào tham gia.
Những ruộng rau bị quần nát bét khi trái phết vô tình bay vào đây
Mặc dù lễ hội này rất bạo lực nhưng bao nhiêu năm nay chưa bao giờ có trường hợp nào phải đi bệnh viện.... kể cũng hơi lạ nhỉ?
Hội phết được tổ chức với qui mô ngày càng lớn trong những năm trở lại đây và được người dân nơi đây coi trọng, tổ chức đón Hội còn to hơn đón Tết. Con cháu trong làng, Tết có thể không về quê cha đất tổ nhưng đến ngày hội phết không thể không về.
No comments:
Post a Comment