VẠN THỌ VÔ CƯƠNG,
CHÁO LƯƠN PHỎNG HỌNG
CHÁO LƯƠN PHỎNG HỌNG
Quà vặt là một nét văn hóa chung cho cả nước mình. (Văn hóa theo xã hội học là lối sống). Nhưng việc nầy nổi bậc ở Saigon vì, về kinh tế, đô thị này giàu có hơn, và về tâm tính, người Saigon rộng rãi hơn, không câu nệ .Tôi không biết sinh hoạt ngoài Bắc trước và sau 1954. Cách đây hơn hai năm tôi có đọc một bài của nữ sĩ Lê Minh Hà, gốc Hà Nội và hiện ở bên Đức nói về quà ở Hà Nội sau 1954. Lê Minh Hà không cho thấy tính chất sinh động và đa dạng như ở Saigon.
Tôi sinh ở Huế và biết Huế cùng với miền Trung nghèo hơn Saigon, thấy rất rõ. Còn tâm tính thì người Huế dĩ nhiên không bộc trực như người xề gòn, xề xòa hồn nhiên. Nhưng dân Huế thuộc loại tổ sư ăn hàng , ăn theo kiểu xứ Huế. Ngồi trong nhà chễm chệ có người gánh vào tận nơi. Những bà bán hàng rong nầy sống nhờ lớp người có tiền chứ còn người dân thì nghèo, năm thì mười họa mới có một tô bún, lại còn xúc chén cơm nguội thêm vô nước bún còn thừa.
Vĩ Dạ là nơi của bà con vua, hoàng thân quốc thích. Cho nên khoảng từ 10 giờ trưa, con đường Thuận An dành cho mấy bà nách cái rỗ bán chả bò, bánh ít bánh ram. Khá hơn một chút là có cái gánh, vừa cháo bò, bánh nậm ….Lại thêm những gánh chè với tiếng rao lớp lang: chè đậu xanh đậu ván bánh trán chè kê. Bà bán cháo thì văn chương hơn chút xíu: vạn thọ vô cương, cháo lương nóng hổi.
Tôi sinh ở Huế và biết Huế cùng với miền Trung nghèo hơn Saigon, thấy rất rõ. Còn tâm tính thì người Huế dĩ nhiên không bộc trực như người xề gòn, xề xòa hồn nhiên. Nhưng dân Huế thuộc loại tổ sư ăn hàng , ăn theo kiểu xứ Huế. Ngồi trong nhà chễm chệ có người gánh vào tận nơi. Những bà bán hàng rong nầy sống nhờ lớp người có tiền chứ còn người dân thì nghèo, năm thì mười họa mới có một tô bún, lại còn xúc chén cơm nguội thêm vô nước bún còn thừa.
Vĩ Dạ là nơi của bà con vua, hoàng thân quốc thích. Cho nên khoảng từ 10 giờ trưa, con đường Thuận An dành cho mấy bà nách cái rỗ bán chả bò, bánh ít bánh ram. Khá hơn một chút là có cái gánh, vừa cháo bò, bánh nậm ….Lại thêm những gánh chè với tiếng rao lớp lang: chè đậu xanh đậu ván bánh trán chè kê. Bà bán cháo thì văn chương hơn chút xíu: vạn thọ vô cương, cháo lương nóng hổi.
Huế thời xa xưa không có việc đứng ăn ngoài đường, các bà các cô ngồi một mình ở quán cốc sẽ được nhìn với con mắt ít thiện cảm. Phần tôi, một tháng sau khi vào Saigon, tôi đã ăn đứng, ngồi bệt, hay ngồi đòn.
Trong các chợ trong nam, hầu như không ngoại lệ, hàng quà vặt chiếm một diện tích khá lớn. Ngay trong chợ Bến Thành, ngồi dưới các sạp hàng mà ăn những thứ ngon nhất, theo tôi. Ai cao lớn một chút thì phải ngồi khòm.
Tôi không biết về hàng vặt ngoài Bắc, nhưng tôi đoán việc nầy cũng hấp dẫn qua câu nói: ăn chơi ngon hơn ăn thật. Nó có giá trị như khẩu hiệu tranh cử, hay vài chữ ngắn gọn thâu tóm nội dung của một chính sách.
Ăn chơi ngon hơn ăn thật đã làm cho một thương gia ở Nam Cali giàu khi ông dùng nó làm khẩu hiệu chính cho mấy nhà hàng của ông “chuyên trị” các món Bắc chính cống. Bánh đúc đậu rán; bún ốc, bún thang, chè đường, bánh tôm… không thiếu một thứ gì.
Những hình ảnh bên dưới làm bừng lên một Saigon ngon ngọt như chén chè thưng. Bừng lên tiếng nói của Thanh Thúy, của Minh Hiếu, của Lệ Thanh quá nửa đêm ngồi ăn bánh cuốn ngõ hẻm nối Phan Đình Phùng và Trần Quí Cáp vùng Chợ Vườn Chuối. Bừng lên hình ảnh sinh viên trường hành chánh ra góc Cao Thắng/Phan Thanh Giản mua mì thịt, mua Bastos xanh từng điếu.
Và quan trọng nhất đối với tôi đã gặp cô bé theo Lê Hữu Bôi đi mua bánh mì, cô nầy sau thành vợ tôi, và hiện là một nông dân trong vùng quê của Georgia.
Xin được phép trích lại đọan nói về góc đường nầy trong hồi ký Từ Cái Chết của Trâm:Tôi sờ trong túi và biết mình có hai đồng.
Với hai đồng đó tôi sẽ huy hoàng vô cùng. Trong đầu tôi, nhanh như chớp, tôi phân tích ngân sách như người ta dạy tôi phân phối ngân sách quốc gia, ngân sách từng cơ quan. Một đồng rưởi sách cũ, năm mươi xu bốn điếu Bastos xanh rồi nằn nì xin thêm trái cốc xanh nhỏ xíu. (Sách cũ nó có cái thú vị của nó. Thứ nhất, mua để có vật sở hữu trong khi sách mượn thư viện là của người ta. Thứ đến, viết vẽ gì lên chẳng ai nói. Thứ ba nhiều khi còn thấy chủ cũ viết mấy dòng thơ ngây: Lan, je t'aime, Hương anh yêu em, không quên kèm theo hình vẽ trái tim với mũi tên xuyên qua).
Con đường Cao Thắng nghi ngút hương khói như lăng Ông Bà Chiểu. Đó là những cây nhang to bằng ngón tay út để mồi thuốc lá, chỉ có khói mà không dấu vết trầm hương. Những miếng thịt luộc, những sợi lòng heo hay lá gan móc ở xe hàng cháo rung động nhè nhẹ mỗi khi xe chạy qua. Cái xô bồ ấy nó cũng êm ả, nó cũng ăn nhịp với mớ sách vĩa hè. Nó cũng ngọt ngào với chén chè hay chuối xào dừa v.v..
Nhưng điều tha thiết tôi muốn nói qua những hình ảnh nầy là: tướng tại tâm sinh. Không phải giờ nầy ai ai cũng có những khuôn mặt như hai cô áo dài bên gánh hàng, khuôn mặt của các bà hàng gánh. … của tất cả. Những người ta thấy trong mấy tấm hình nầy chưa dính líu cảnh đấu tố, như cô gái kia ở Nghệ An kéo người ta ra đấu đến chết và chung cuộc chia của chỉ được cái ghè (cái chum) để muối dưa, muối cà, mặt mày hung tợn, sát khí đằng đằng.
Bánh mì nóng hổi :
mía mía ghim ..đây
Nhưng điều tha thiết tôi muốn nói qua những hình ảnh nầy là: tướng tại tâm sinh. Không phải giờ nầy ai ai cũng có những khuôn mặt như hai cô áo dài bên gánh hàng, khuôn mặt của các bà hàng gánh. … của tất cả. Những người ta thấy trong mấy tấm hình nầy chưa dính líu cảnh đấu tố, như cô gái kia ở Nghệ An kéo người ta ra đấu đến chết và chung cuộc chia của chỉ được cái ghè (cái chum) để muối dưa, muối cà, mặt mày hung tợn, sát khí đằng đằng.
Xe khô mực nướng :
Gánh trái cây các loại:
Xe bò bía
Phá lấu :
Bánh mì phá lấu :
Bánh mì nóng hổi :
Cháo gà
Cóc chẻ , mía
Đá bào xi rô :
Bánh canh:
Xoài xanh ,sơri ....
mía mía ghim ..đây
hàng rong :xoài xanh ,sơri ...
xôi gà ..đây
bún thịt nướng ..đây
bún măng.đây
mía ghim ..đây
rau má nước ngot..đây
No comments:
Post a Comment