Pháp luân công
TRUNG QUỐC MỔ NGƯỜI SỐNG LẤY NỘI TẠNG
TRUNG QUỐC MỔ NGƯỜI SỐNG LẤY NỘI TẠNG
Nguyên Bác sĩ về giải phẫu tiết lộ đã từng mổ lấy nội tạng người còn sốngEnver Tohti, một người tỵ nạn và cũng là một giải phẫu gia người Uighur vừa tiết lộ cùng đài truyền hình NTD (New Tang Dynasty ) về việc mổ lấy nội tạng của những tù nhân người Uighur trước đây. Tohti là nhà giải phẫu đầu tiên thú nhận đã từng tận tay mổ lấy nội tạng của những người vẫn đang còn sống. Dư luận thế giới đã từng lên án phương pháp đánh cắp nội tạng dã man tại Trung quốc dành cho những tù nhân tôn giáo.
Trong một buổi mít tinh tại Anh quốc, Tohti đã công khai kể lại những gì anh ta đã tận tay thực hiện cách đây 16 năm. Vào thời gian đó, anh được lệnh phải mổ lấy nội tạng của một tử tù „Lúc đó suy nghĩ đầu tiên của tôi là người này vẫn còn sống mặc dù anh ta bị thi án tử hình. Viên đạn bắn vào bên phía ngực phải. Họ cố tình bắn về phía này thay vì bắn về phía ngực trái để khỏi trúng tim, để cho người này vẫn còn sống cho đến khi chúng tôi mổ lấy nội tạng.“
Hồi đầu tháng 12. 2011, Ethan Gutmann, tác giả và cũng là một nhà hoạt động ủng hộ nhân quyền đã viết về Enver Tohti trong một bài viết trên „Weekly Standart“. Đây là báo cáo mới nhất đề cập đến vấn đề mổ cắp nội tạng của người còn sống một cách có hệ thống của chế độ Trung Quốc.
Theo Gutmann và những chuyên gia về nhân quyền cũng như các luật sư người Canada David Kilgour và Davis Matas, Phương pháp đánh cắp nội tạng người còn sống kể trên hiện vẫn còn đang được áp dụng cho những nhóm người khác. Kilgour và Matas đã từng đề cập đến tội ác này trong bản báo cáo dưới tên „Vụ mùa đẩm máu“[1] , nói về việc đánh cắp nội tạng người còn sống của các tín hữu Pháp Luân Công (Falun Gong). Gutmann cũng đã từng điều tra những cáo buộc này. Theo phỏng đoán của ông, khoãng chừng 65.000 tín hữu Pháp Luân Công là nạn nhân của những vụ cướp nội tạng
Enver Tohti hồi tưởng lại thời điểm xảy ra những cáo buộc kể trên. Đây là thời điểm mà anh mong muốn được quên đi „Khi biết được việc mổ cắp nội tạng người còn sống của Đảng Cộng Sản, tôi nhận thức được rằng, mình đã tham gia vào việc gì và tôi tự cảm thấy vô cùng tội lỗi. Chính tay tôi đã mổ lấy đi các trái thận, các lá gan … Tôi mong ước được quên đi những gì đã xảy ra. Tôi cầu mong được tha thứ. Vào thời gian đó tôi không biết rõ mình làm những chuyện ngu xuẩn. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ mong sự tha thứ.“
Số lượng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc tăng lên đáng kể từ năm 2001. Chế độ công khai thừa nhận việc sử dụng nội tạng từ các tử tù. Tuy nhiên họ không đưa ra thông tin về số lượng các vụ hành quyết mỗi năm.
Phương Tôn biên soạn
Tháng 1.2012
Theo NTD: Ehemaliger Chirurg enthüllt Organentnahme an lebenden Menschen in China
Nguồn: Epoch Times Deutschland
Vụ Mùa Đẫm Máu: Báo cáo điều tra về tố cáo mổ cắt bộ phận nội tạng của tín hữu Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Phương Tôn lược dịch
Bản báo cáo điều tra của David Kilgour và Davis Matas cho thấy nhiều dấu hiệu chứng minh rõ ràng về những vụ mổ cắp các Bộ Phận Nội Tạng (BPNT) của tù nhân tại Trung Quốc được tổ chức một cách có hệ thống.
A. Dẫn Nhập
Liên Minh Điều Tra Bức Hại Falun Gong (Pháp Luân Công-PLC) tại TQ (CIPFG) là một tổ chức phi chính phủ NGO đặt trụ sở tại Washington D.C. Hoa Kỳ và có chi nhánh tại Ottawa, Kanada giao trọng trách cho DAVID MATAS và DAVID KILGOUR điều tra về những lời tố cáo cho rằng, nhà cầm quyền TQ đã tìm cách lấy những BPNT của những người tù thuộc giáo phái Falun Gong trong khi những người này vẫn còn sống.
DAVID MATAS là một luật sư chuyên về di dân, tỵ nạn và nhân quyền quốc tế. Văn phòng luật sư của ông đặt tại Winnipeg. David Matas còn là nhà văn, phát ngôn viên và là người hoạt động tích cực trong những tổ chức phi chính phủ nhằm đòi hỏi tôn trọng nhân quyền.
DAVID KILGOUR nguyên dân biểu và thứ trưởng chuyên về khu vực Á Châ
u và Thái Bình Dương của chính phủ Canada. Trước khi trở thành dân biểu, Kilgour từng là thẩm phán liên bang Canada.B. Những lời tố cáo
Nhà cầm quyền TQ bị tố cáo cho rằng, họ đã tìm cách lấy những BPNT của những người tù theo Pháp Luân Công PLC trong lúc họ vẫn còn sống cũng như không được sự đồng ý của những nạn nhân này. Các nạn nhân bị giết ngay tức khắc sau khi bị giải phẫu. Đây là một dạng giết người hàng loạt có tính toán. Vụ việc xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp nước và mang tính cách chính trị có quy củ.
Mục đích của những vụ giải phẫu lấy BPNT nhằm mục đích cấy ghép tiếp tục cho khách hàng bệnh nhân đang đợi sẵn. Đại điểm cấy ghép không cần thiết phải cùng ngay địa điểm khi mổ cắt lấy BPNT. Thường là hai điạ điểm khác nhau.
Chúng tôi cũng được báo cáo, những nạn nhân sau khi bị lấy BPNT liền bị giết, xác của họ được đưa vào lò thiêu để phi tang. Không tìm ra xác nạn nhân thì cũng không có nguồn để xác minh những vụ cấy ghép BPNT .
C. Phương pháp làm việc
Công tác điều tra của chúng tôi hoàn toàn không bị ảnh hưởng từ CIPFG, từ hội Falun Dafa, từ bất kỳ một tổ chức nào cũng như độc lập với các chính phủ. Chúng tôi bất thành khi tìm cách nhập vào TQ nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng để đến đó nhằm tiếp tục vụ điều tra. Ngay từ khi bắt tay vào việc, chúng tôi hoàn toàn không có khái niệm liệu rằng những lời tố cáo có thật hay không.
Những lời tố cáo thật kinh hoàng để người ta có thể tin được. Chúng tôi không thể đánh giá được lời tố cáo là thật hay giả. Nếu vụ việc thật sự có xảy ra thì đây chính là hành động kinh tởm nhất của loài người trên quả địa cầu này. Nhưng khó tin không đồng nghĩa với không phải là sự thật.
Chúng tôi còn nhớ rõ lời tuyên bố của Felix Frankfurter, chánh án tòa án tối cao của Hoa Kỳ vào năm 1943 với những nhà ngoại giao Ba Lan, về phản ứng của ông khi nghe JAN KARSKI trình bày về vụ Holocaust:
Những lời tố cáo thật kinh hoàng để người ta có thể tin được. Chúng tôi không thể đánh giá được lời tố cáo là thật hay giả. Nếu vụ việc thật sự có xảy ra thì đây chính là hành động kinh tởm nhất của loài người trên quả địa cầu này. Nhưng khó tin không đồng nghĩa với không phải là sự thật.
Chúng tôi còn nhớ rõ lời tuyên bố của Felix Frankfurter, chánh án tòa án tối cao của Hoa Kỳ vào năm 1943 với những nhà ngoại giao Ba Lan, về phản ứng của ông khi nghe JAN KARSKI trình bày về vụ Holocaust:
„Tôi không nói người thanh niên này nói láo. Tôi đã nói, tôi khó có thể tin được những gì anh ta đã kể cho tôi nghe. Đây chính là điểm khác biệt.“
.
Sau khi công bố kết quả điều tra qua phiên bản lần thứ nhất vào ngày 7.6.2006 tại Ottawa chúng tôi nhận thêm nhiều tin tức, chúng tôi phải đi thật nhiều để điều tra kiểm chứng cho phiên bản thứ nhì kết quả điều tra này.
.
Sau khi công bố kết quả điều tra qua phiên bản lần thứ nhất vào ngày 7.6.2006 tại Ottawa chúng tôi nhận thêm nhiều tin tức, chúng tôi phải đi thật nhiều để điều tra kiểm chứng cho phiên bản thứ nhì kết quả điều tra này.
Những gì chúng tôi tiếp nhận được không chỉ giúp chúng tôi tin tưởng vào những điểm kết luận trong phiên bản thứ nhất mà nay còn giúp cho chúng tôi một mực tin vào những gì mình điều tra được.
D. Khó khăn khi tìm kiếm dấu vết chứng minh
Thật là khó khăn để có thể tìm ra những chứng cứ cho những lời tố cáo kể trên. Chứng cứ lý tưởng là những nhân chứng sống tuy nhiên đây là điều bất khả thi để tìm ra những nhân chứng này.
Tất cả những người hiện diện tại hiện trường khi các tín hữu Pháp Luân Công bị cắt lấy nội tạng hoặc là nạn nhân hoặc là tội đồ. Không có khách quan sát. Bởi vì các nạn nhân của những lời tố cáo này đều bị giết rồi bị hỏa táng. Người ta không thể tìm ra xác nạn nhân, không thể mổ xác để chứng minh. Còn những tên tội đồ thì sẽ không bao giờ nhận tội khi bị truy án. Mặc dù vậy chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được nhiều cú điện thoại xác nhận có liên hệ đến vụ án.
Nhà cầm quyền TQ đàn áp mãnh liệt các nhà báo, những người tranh đấu cho nhân quyền. Tiêu hủy những báo cáo về những vụ vi phạm nhân quyền. Không có tự do ngôn luận tại nước này. Những ai lên tiếng về những vụ vi phạm nhân quyền tại TQ liền bị nhà cầm quyền gán ghép vào tội tiết lộ bí mật quốc gia để tống vào nhà giam. Vì những điều kiện nêu trên các tổ chức NGO thường im lặng không nhắc đến các vụ việc lấy nội tạng thân thể của cać tín hữu Pháp Luân Công .
Hội Hồng Thập Tự Quốc tế cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng không được phép tiếp xúc cùng tù nhân do đó chúng tôi cũng bị mất đi nguồn cung cấp tin tức quý giá.
TQ không có luật dành cho người dân được quyền đòi hỏi tìm hiểu tin tức cần thiết. Cũng là điều vô tưởng khi đòi hỏi nhà cầm quyền cung cấp tin tức về những ca cấy ghép nội tạng. Thí dụ về con số những ca cấy ghép nội tạng, từ đâu mà có các bộ phận này, giá cả cho mỗi lần cấy ghép hoặc số tiền thu được sẽ đi về đâu v.v…
Chúng tôi đã xin nhập vào TQ để thực hiện cuộc điều tra. Những cố gắng của chúng tôi đã rơi vào vực thẳm im lặng đáng sợ. Chúng tôi cũng đã gửi thư cùng Tòa Đại Sứ để xin bàn thảo về những quy định khi vào TQ. Cũng đã có một buổi nói chuyện, nhưng họ chỉ tập trung nói cùng DAVID KILGOUR về những lời tố cáo việc cắt lấy nội tạng là không có xảy ra tại TQ.
E. Đánh giá tài liệu chứng minh
Chúng tôi phải tập trung chú ý những điểm căn bản để có thể quyết định được, liệu những dữ kiện thâu lượm có hòa hợp với nhau để đi đến kết luận những lời tố cáo là đúng sự thật hay không.
Có rất nhiều dữ kiện không chứng minh được rõ ràng là những lời tố cáo đúng sự thật. Nhưng nói chung, khi gom góp tất cả dữ liệu theo những điểm căn bản được đề ra, phối hợp cùng nhau cho thấy những lời tố cáo là đáng tin cậy.
F. Cơ sở chứng minh và phản chứng
a) Điểm căn bản
1) Những vi phạm nhân quyền
Nhân quyền bị vi phạm trầm trọng và liên tục dưới nhiều hình thức tại TQ. Không những chỉ tín hữu Falun Gong PLC mà những người Tây tạng, tín đồ Thiên Chúa Giáo, người Uiguren, những người đấu tranh cho Dân Chủ và bảo vệ nhân quyền v.v… là những người bị truy bách nặng nề nhất. Tại Trung quốc không có một bộ phận để đảm bảo nhân quyền, thí dụ cố vấn độc lập về luật pháp, luật sư cho tù nhân, cho những người bị tạm giam, quyền được tranh xử công khai v.v… Hiến pháp của TQ là những quy định của Đảng Cộng Sản.
Đảng Cộng sản TQ nổi tiếng dã man trong lịch sử đất nước này. Chính quyền Cộng sản TQ giết người dân vô tội nhiều hơn con số người dân bị Quốc Xã Đức và bị Stalin giết gộp chung lại [1] . Án tử hình và thi án tại TQ nhiều hơn tổng cộng tất cả án tử và thi hành án tử trên toàn thế giới tính chung với nhau. Tôn giáo bị chà đạp.[1]
Mô hình về vi phạm nhân quyền chưa phải là cơ sở chứng minh cho những lời tố cáo nhưng ít nhất cũng là những cơ sở phản chứng. Người ta không thể nói rằng những lời tố cáo không nằm trong phạm vi tình trạng vi phạm nhân quyền tại đây. Những lời tố cáo rất đáng ngạc nhiên, nhưng với tình hình TQ thì nó lại gây ra ít ngạc nhiên hơn nếu so sánh với những nước khác.
Thật là điều không phù hợp khi chúng tôi đưa ra một ví dụ đơn cử trong khi tại TQ lại có vô số trường hợp nhân quyền bị chà đạp.
Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn đưa ra trường hợp GAO ZHISHENG một luật sư chuyên về nhân quyền. Vào mùa hè năm ngoái Gao là người viết thư mời chúng tôi sang TQ để điều tra vụ việc những tín hữu Falun Gong PLC bị cướp nội tạng. Đại Sứ Quán tại Ottawa không cấp Visum cho chúng tôi và không lâu sau đó Gao bị bắt giữ.
Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn đưa ra trường hợp GAO ZHISHENG một luật sư chuyên về nhân quyền. Vào mùa hè năm ngoái Gao là người viết thư mời chúng tôi sang TQ để điều tra vụ việc những tín hữu Falun Gong PLC bị cướp nội tạng. Đại Sứ Quán tại Ottawa không cấp Visum cho chúng tôi và không lâu sau đó Gao bị bắt giữ.
Gao gửi ba lá thư công khai đến Chủ tịch HU và những nhà lãnh đạo khác nhằm phản đối những ngược đãi của nhà cầm quyền dành cho các tín hữu PLC. Trong ba bức thư này Gao cũng lên án việc cướp và buôn bán BPNT của tín hữu PLC. Anh cũng nhấn mạnh đến việc sẵn sàng tham gia vào „Ủy Ban Điều Tra Cướp Nội Tạng Của Những Người Còn Sống“.[1]
Gao bị tòa án Bắc Kinh tuyên án ba năm tù giam sau đó được chuyển thành 5 năm giam lỏng tại gia cũng như bị mất quyền công dân trong vòng một năm. Trường hợp của Gao đã gây cho chúng tôi nhiều lo lắng khi đi điều tra.
Vào năm 2001 tại Bắc Kinh, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế đã ca ngợi Thế Vận Hội 2008 được tổ chức tại đây và trích lời Liu Jingmin phó chủ tịch ủy ban chuẩn bị Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 vào tháng tư 2001: „Một khi Bắc Kinh được phép tổ chức, thì đó cũng là điều giúp cho việc phát triển nhân quyền“.
Chỉ là lừa bịp, kết quả hoàn toàn ngược lại. Vào ngày 21.9.2006 Amnesty International AI đưa ra bản công bố: „Amnesty International đánh giá những cố gắng của nhà cầm quyền TQ trong bốn lãnh vực căn bản về nhân quyền chưa dạt yêu cầu. Chỉ có một vài tiến bộ trong việc cải tổ hệ thống án tử hình còn ngoài ra trong những lãnh vực khác tình trạng nhân quyền được xem là tồi tệ hơn.“
2)Tài trợ cho hệ thống y tế
Kể từ khi TQ chuyển từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế cũng bị thay đổi theo. Kể từ năm 1980 nhà cầm quyền TQ rút bớt tài trợ cho hệ thống y tế. Từ 36% rút xuống còn 17% trong khi bệnh nhân phải trả từ 20% lên đến 59% cho hệ thống y tế nước này.[1]
Tổ chức Human Rights tại TQ cho biết: „Các bệnh viện tại những thị thành xa phải nghĩ đến những cách thức kiếm tiền nhằm đạt được chỉ tiêu thu nhập“[1]
Người ta có thể thấy được việc cần thiết phải có tiền để chi dụng cho hệ thống y tế thông qua việc cướp nội tạng của tù nhân, những người trước sau gì cũng bị hành quyết là điều có thể đáng tin cậy.
3) Tài trợ cho quân đội
Cũng như hệ thống y tế. Quân đội của TQ là một tổ hợp công ty lẫn lộn và đây cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng tham nhũng. Vào năm 1985 Đặng Tiểu Bình mở màn cho phép quân đội được phép làm kinh doanh để bù đắp ngân quỹ thiếu hụt.
Tại TQ rất nhiều trung tâm cấy ghép nội tạng và bệnh viện thuộc quyền sở hữu chủ quân đội được tài trợ nhờ vào tiền của những người được cấy ghép BPNT. Bệnh viện quân đội hoạt động độc lập với bộ y tế. Tiền thu do cấy ghép BPNT dùng để tài trợ bệnh viện và cũng để chạy vào ngân quỹ quân đội.
Trung Tâm Cấy Ghép Nội Tạng của một bệnh viện thuộc lực lượng cảnh sát võ trang tuyên bố đầy hãnh diện „Trung tâm cấy ghép BPNT là bộ phận quan trọng nhất của chúng tôi tạo lợi nhuận. Vào năm 2003 số doanh thu được 16.070.00 Yuan. Từ tháng giêng đến tháng 6 năm 2005 doanh thu đạt được 13.570.000 Yuan. Năm nay (2004) chỉ dấu cho thấy số doanh thu sẽ vược qua định mức 30.000.000 Yuan.“
Quân đội cũng tạo ảnh hưởng về việc cấy ghép BPNT đến các bệnh viện dân sự. Những bệnh nhân đã từng được cấy ghép thường cho chúng tôi biết, ngay cả khi họ được nhận BPNT từ các bệnh viện dân sự nhưng giải phẫu lại do người của quân đội đảm trách.
Xin đơn cử một thí dụ: Chúng tôi được làm quen cùng một người đàn ông trong thời gian chúng tôi trình bày bản báo cáo điều tra tại Á Châu. Vào năm 2003 anh ta bay đến Thượng Hải, trả 20.000 USD để được ghép thận. Anh được đưa vào bệnh viện nhân dân thứ nhất., đây là một cở sở dân sự. Trong vòng hai tuần lễ kế tiếp bệnh viện đưa ra bốn trái thận tuy nhiên không có trái nào phù hợp với cơ thể của anh.
Anh trở về lại, và chỉ trong vòng hai tháng có thêm bốn trái thận khác được thử nghiệm. Trái thứ tám phù hợp. Dr. Tan Jianming đã ghép thận cho anh trong bệnh viện số 85 của quân đội giải phóng. Dr. Tan thố lộ cùng bệnh nhân trái thận có được là của một tử tù vừa bị hành quyết.
4)Tham nhũng
Tham nhũng là một vấn nạn lớn tại TQ. Thỉnh thoảng cũng có những vụ bài trừ tham nhũng nhưng thật ra đó chỉ là những vụ tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm.
Buôn bán BPNT là vấn nạn hám tiền. Nhưng chúng ta cũng có thể nói đây là vấn đề tham ô. Việc bán nội tạng của những người không đồng ý hiến tặng là một phối hợp giữa khinh ghét và tham lam. Chính sách truy nã thù hằn được chuyển sang lối làm ăn mang lại lợi nhuận.
Cựu chủ tịch Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố: „Giàu có là vinh quang“. Ông không hề nhắc đến, có những lối làm giàu rất tai hại.
Nhằm đạt lợi nhuận các bệnh viện nhắm vào những tù nhân bị giam giữ trong vùng. Tù nhân là những người không được pháp luật che chở. Chính quyền có thể dùng mọi biện pháp để đối xử với họ ngay cả giết chết.
b) Quan sát chính xác việc đánh cướp nội tạng
5) phát triển kỹ thuật
Việc phát triển trong lãnh vực cấy ghép BPNT góp phần gia tăng khả năng của nhân loại, biết tìm cách để sống còn khi thiếu nội tạng. Tuy nhiên phát triển khả năng giải phẫu nội tạng không làm thay đổi lối suy nghĩ của chúng ta.
Những tiến bộ về kỹ thuật giải phẫu BPNT không có nghĩa là hệ thống chính trị của TQ cũng được tiến bộ hơn. Hệ thống Cộng Sản TQ vẫn dậm chân tại chỗ. Tại TQ việc phát triển kỹ năng giải phẫu nội tạng có liên hệ đến tham ô, đàn áp nạn nhân trên khắp toàn quốc. Những tiến bộ trong lãnh vực cấy ghép BPNT chỉ giúp cho cán bộ nhà nước thêm điều kiện tham nhũng.
Chúng tôi không đề nghị những ai phát triển nghệ thuật giải phẫu cấy ghép nội tạng nên đi làm thợ sửa đồng hồ, nhưng chúng tôi đề nghị, chúng ta đừng nên ngây thơ nghĩ rằng việc cấy ghép nội tạng chỉ là điều tốt đẹp, không gây tai hại cho người khác.
6) Đối xử với tử tù
Vào giữa tháng 11 năm 2006 tại hội nghị về khoa giải phẫu tại thành phố Guangzhou, Huang Jiefu phó bộ trưởng bộ y tế đưa ra hình ảnh về nguồn gốc của những vụ cấy ghép nội tạng. Ông ta tuyên bố:“Nếu không tính một số nhỏ từ những cái chết vì tai nạn, đa số BPNT có được là từ xác những tử tù bị hành quyết.“ Asia News viết:
„Hình thức làm ăn bất chính phải bị triệt để ngăn cấm, Huang tuyên bố, rõ ràng ông ta biết rằng, BPNT được bán với giá rất cao cho người ngoại quốc và những bộ phận này được mổ cắt không có sự đồng ý của nạn nhân.“
Thật là một điều khó hiểu, cho một quốc gia trong đó không ai bị lên án tử hình, không ai bị thi án tử, không một ai bị lấy BPNT mà lại không có lời đồng ý, khi có lời tố cáo tín hữu của phái PLC bị mổ cắp BPNT mà không có sự đồng ý của họ. Sự việc dễ hiểu hơn đối với một nước mà trong đó tội đồ về chính trị, về kinh tế bị lên án tử hình khi tại đất nước này lại có lời tố cáo tín hữu của phái PLC bị mổ cắp BPNT mà không có sự đồng ý của họ.
Tại TQ nhóm tù nhân tín hữu PLC bị đối xử tàn tệ bị khinh biệt hơn so với những tội nhân bị kết án tử hình vì những lý do khác do đó tù nhân tín hữu PLC bị mổ cắp lấy BPNT là điều có thể hiểu được.
7) Hiến tặng Bộ Phận Nội Tạng BPNT
TQ không có hệ thống tổ chức hiến tặng BPNT. Đây là điểm khác biệt với những nước khác có quy định cho phép người đang còn sống được hiến tặng BPNT cho thân nhân của họ.
Chúng tôi được biết theo nề nếp văn hóa truyền thống, người Trung Hoa không muốn tặng BPNT. Tuy nhiên người HongKong và người Đài Loan lại có chương trình tổ chức kêu gọi hiến tặng BPNT.
Thực tế không có hệ thống hiến tặng BPNT tại TQ cho chúng tôi thấy hai điều. Cho rằng BPNT là do được hiến tặng để cấy ghép tại TQ là điều không thể tin được.
Tại những nước khác, hiến tặng đóng một vai trò quan trọng trong lãnh vực cấy ghép BPNT. Trong khi TQ không có hệ thống hiến tặng, không có những chiến dịch kêu gọi người dân hiến tặng BPNT lẽ dĩ nhiên BPNT phải rất hiếm có tại nước này, tuy nhiên những bệnh nhân cần cấy ghép BPNT tại đây chỉ cần một thời gian ngắn chờ đợi là có thể có BPNT phù hợp cấy ghép làm cho chúng tôi phải nghĩ rằng, nhà cầm quyền luôn luôn có đủ người sẵn sàng để mổ lấy nội tạng, và đây phải là những tín hữu của PLC bị thù ghét.
8) Thời gian chờ đợi
Các trang Web của các bệnh viện tại TQ quảng cáo cấy ghép BPNT với thời gian chờ đợi thật ngắn. BPNT lấy từ các xác chết đã lâu dù có được đồng ý đi chăng nữa cũng khó khả thi vì các bộ phận này nhanh chóng bị hư thối. Khi nhìn vào những lời quảng cáo kể trên chúng ta dễ dàng nhận ra là họ có rất nhiều người còn sống sẵn sàng cho họ mố cắt lấy nội tạng.
Thời gian chờ đợi để được cấy ghép tại TQ ngắn hơn nhiều lần so với bất kỳ tại đâu trên tòan thế giới. Trên trang Web của Trung Tâm chuyên về cấy ghép nội tạng quốc tế tại TQ ghi: “Có thể chỉ cần đến một tuần lễ để chúng tôi tìm thấy một trái thận (hiến tặng) phù hợp, thời gian chờ đợi tối đa là một tháng…“.Trang Web còn ghi tiếp:“…
Nếu trường hợp có vấn đề trục trặc với BPNT, bệnh nhân có thể nhận một bộ phận hiến tặng khác. Chỉ trong vòng một tuần lễ là có cuộc giải phẫu kế tiếp.“ Trên trang Web của Trung Tâm Cấy Ghép miền Đông vào đầu tháng tư năm 2006 „… thời gian chờ đợi trung bình để có được một lá gan phù hợp là hai tuần lễ.“ Trên trang Web của bệnh viện Changzheng tại Thượng Hải còn quả quyết : „Thời gian chờ đợi trung bình để chuẩn bị để có một lá gan cho tất cả các bệnh nhân là một tuần lễ.“
Tại Canada vào năm 2003 thời gian chờ đợi trung bình để có một trái thận là 32,5 tháng và tại British Columbia [tỉnh bang của Canada] thời gian chờ đợi lên đến 52,5 tháng. Thời gian để một trái thận được giữ tươi tốt hầu có thể cấy ghép là từ 24 – 48 tiếng đồng hồ, một lá gan chỉ chừng 12 tiếng. Phải có một kho dự trữ Thận/Gan còn tươi khổng lồ mới có thể giúp cho các trung tâm cấy ghép BPNT tại TQ có một thời gian chờ đợi thật ngắn như vừa nêu trên. Thời gian chờ đợi ngắn đáng kinh ngạc với BPNT phù hợp hoàn hảo làm người ta phải phỏng đoán là có một kho chứa khổng lồ BPNT với người còn sống.
9) Nguồn tin tức chứng minh tìm thấy trên các Website
Một số tin tức trên các trang web của các trung tâm cấy ghép tại TQ được phổ biến trước ngày 9.3.2006 ( thời gian xuất hiện những lời tố cáo mổ cắp BPNT quy mô tại Canada và trên các phương tiện thông tin quốc tế) được dùng để chứng minh. Điều dễ hiểu kể từ đó một số lớn thông tin trên các trang Web này bị xóa đi. Tài liệu được dùng để điều tra là những tin tức vẫn còn tìm thấy trên các trang Web. Một điều đáng ngạc nhiên là một số tin tức có trước cuối tháng 6.2006 đến nay vẫn còn truy cập được. Chúng tôi đưa ra bốn thí dụ điển hình:
(1) Trang Web của China International Transplantation Network Assistance Center (Thành phố Shenyang)
Phiên bản Anh ngữ trên trang Web này ghi (phiên bản Hoa ngữ đã biến mất sau ngày 9.3) vào ngày 17.5.2006 „…đặc biệt lập ra cho các bạn người ngoại quốc. Phần lớn bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới…người hiến tặng Viscera – danh từ dành cho những bộ phận mềm như Não, Phổi, Tim – có thể tìm ra ngay lập tức “
Trên một trang khác họ ghi tiếp :“ Hàng năm trên toàn quốc có tối thiểu 5000 vụ cấy ghép thận. Rất nhiều vụ nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền. Tòa án tối cao, cán bộ, Công An, bộ y tế và các cấp điều hành đã cùng nhau lập nên bộ luật để bảo đảm việc hiến tặng BPNT được chính quyền ủng hộ. Đây là điều hiếm có trên toàn thế giới.“
Tại phần „HỎI VÀ ĐÁP“ của trang Web này :
„Trước khi ghép một trái thận còn sống, chúng tôi phải kiểm soát bảo đảm khả năng hoạt động của trái thận…qua đó có được độ an toàn cao hơn so với tại những nước khác, tại những nước này các BPNT không được lấy từ người hiến tặng còn sống.
Hỏi: „Ghép pancreas lấy từ bệnh nhân đã chết (nảo bộ) ?
Đáp: „Các BPNT của chúng tôi không phải từ bệnh nhân đã chết (não bộ) vì với tình trạng như vậy các bộ phận có thể không tốt.“
Tin tức trên trang Web này đã bị xóa mất kể từ trung tuần tháng tư, tuy nhiên ở phần tài liệu Internetcòn có thể tìm thấy „Từ tháng Giêng 2005 đến nay chúng tôi đã thực hiện 647 ca ghép gan, trong tuần này 12 ca. Trung bình thời gian chờ đợi là hai tuần lễ.“ Biểu đồ cho thấy trong năm 2005 đã có 2.248 ca ghép gan tại trung tâm này ´´
So sánh với Canada trong năm 2004 chỉ có 1773 ca ghép các BPNT (tính chung tất cả các bộ phận)
Công bố vào ngày 26. 4. 2006 : „ Số ca cấy ghép gan vào năm 2001 là 7 ca. Năm 2002 có 53 ca, 2003 lên 105 ca, 2004 là 144, 2005 lên 107 và trong tháng 1.2006 có 17 ca“
(4) Website des Trang Web của Trung tâm Cấy Ghép BPNT của bệnh viện Changzheng Krankenhauses, cùng liên hệ với đại học y khoa quân đội số 2 (Shanghai)
Bản tin bị xóa đi vào ngày 9.3.2006 nhưng vẫn còn đọc được tại phần tài liệu internet). Cho thấy biểu đồ các ca ghép gan hàng năm tại trung tâm này.
Phần ghi danh xin ghép gan ghi rõ „…hiện nay giá bao gồm giải phẫu và ăn ở tại bệnh viện chừng 200.000 Yuan (66.667 kanadische Dollar / ca. 20.000 Euro) và trung bình thời gian chờ đợi để ghép thận cho tất cả bệnh nhân tại bệnh viện của chúng tôi là một tuần lễ„
10) Phỏng vấn những người nhận BPNT
Phiên bản báo cáo đầu tiên của chúng tôi do điều kiện thời gian không cho phép nên đã không có phần phỏng vấn những người ngoại quốc được ghép BPNT tại TQ. Tại phiên bản này chúng tôi đính kèm các cuộc phỏng vấn người nhận cũng như thân nhân của họ.
Những ca ghép BPNT được người nhận cũng như thân nhân mô tả thực hiện hoàn toàn bí mật. Họ không bao giờ được tin tức về danh tánh hay bất kỳ thứ gì khác về người hiến tặng cũng như không bao giờ được xem giấy đồng ý hiến tặng. Về danh tánh của bác sĩ giải phẫu cũng như nhân viên tham dự ca mổ cũng không được tiết lộ. Ngày giờ hẹn lên bàn mổ chỉ được thông báo trong một thời gian thật ngắn trước đó. Thông thường ca mổ được thực hiện vào ban đêm. Tất cả đều dựa trên căn bản „Tốt hơn hết là đường hỏi, đừng nói“.
11) Mục đích lợi nhuận
Cấy ghép BPNT hiện là lối làm ăn hái ra tiền tại TQ. Chúng tôi chỉ có thể tìm ra tiền được trả tại bệnh viện nào, nhưng ai là người nhận. Liệu các bác sĩ, y tá tham dự vào những vụ gian manh nay được trả công hậu hĩ ? Đây là câu hỏi mà chúng tôi không thể tìm ra câu trả lời.
Trên trang Web của China International Transplantation Network Assistance Center có đưa ra giá
Thận | 62.000 US-$ |
Gan | 98.000 – 130.000 US-$ |
Gan-Thận | 160.000 – 180.000 US-$ |
Thận-Pancreas | 150.000 US-$ |
Phổi | 150.000 – 170.000 US-$ |
Tim | 130.000 – 160.000 US-$ |
12) Ý nghĩa đạo đức về cấy ghép nội tạng của Trung Quốc TQ
Ngoài những quy định về luật pháp để làm việc, các chuyên gia về cấy ghép nội tạng tại nước này không bị một chi phối nào hết về phương diện đạo đức. Tại các nước khác các bác sĩ chuyên về cấy ghép Bộ Phận Nội Tạng BPNT tự đặt mình vào trong những nhóm hội chuyên môn. Một khi vi phạm quy định đạo đức được đặt ra họ liền bị sa thải cấm hành nghề dù rằng không có sư can thiệp của chính quyền.
Chúng tôi không tìm thấy những hình thức tương tự như vậy tại TQ. Người ta có thể làm bất cứ điều gì miễn rằng nhà nước không ngăn cấm. Tại đây không có một hội đồng độc lập để kiểm soát các hoạt động hành nghề của các chuyên gia cấy ghép nội tạng.
Lối cấy ghép mang tính „cao bồi viễn tây“ tại TQ dễ dàng đưa đến những hành động lạm dụng. Trừng phạt dành cho những tên tội phạm xã hội lại nặng hơn những người vi phạm hành nghề thiếu đạo đức. Cùng lắm thì chỉ bị phạt tù chứ không bị trừng phạt rút giấy phép hành nghề y sĩ.
Thiếu một hệ thống kỷ luật nghề nghiệp không có nghĩa là có lạm dụng nghề nghiệp, tuy nhiên việc lạm dụng có nhiều cơ hội xảy ra hơn.
13) Luật cấy ghép BPNT tại TQ
Cho đến ngày 1.6. 2006 BPNT được buôn bán tại TQ. Quy định cấm buôn bán BPNT chỉ có hiệu lực bắt đầu từ ngày này .
Tại TQ có điểm khác biệt không thể nào tả xiết giữa luật và thi hành luật. Hiến pháp TQ đề cao Dân Chủ nhưng vụ tàn sát tại Thiên An Môn cho thấy Dân Chủ không hiện diện tại đây. Thực tế cho thấy bộ luật về cấy ghép BPNT không được thực thi tại TQ. Vào năm 2006 PATRIK VANRUNKELSVEN dân biểu người Bỉ gọi điện đến hai bệnh viện tại Bắc Kinh, giả danh là người cần thay thận. Ngay lập tức cả hai bệnh viện rao giá 50.000 Euro cho một trái thận.
Như đã nhắc đến, vào tháng 11.2006 Huang Jiefu phó bộ trưởng bộ y tế lên án hành động bán BPNT của các tử tù bị hành quyết trong khi bộ luật có hiệu lực vào ngày 1.6.2006. Những lời tuyên bố của ông ta đồng nghĩa là dù luật được đưa ra nhưng không được thi hành.
Ngày 03 tháng 12 năm 2009, Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc họp tại Nghị viện Pháp với chủ đề về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
14) Nguồn cung cấp BPNT trong quá khứ
Con số những vụ cấy ghép BPNT tại TQ thật là khủng khiếp. Theo China Daily vào năm 2005 đã có đến 20.000 ca cấy ghép.
Con số lớn kể trên cộng thêm thời gian chờ đợi thật ngắn có nghĩa là họ phải có vô số người hiến tặng BPNT. Nhóm người hiến tặng này là ai? Ở đâu?
Con số ca cấy ghép BPNT nhiều hơn so với nguồn cung cấp. Chúng tôi biết chắc rằng, một số BPNT lấy từ những người tử tù bị hành quyết. Có rất ít BPNT được lấy từ thân nhân của người bệnh hoặc từ những người bị chết não bộ với sự chấp nhận từ người thân của họ.
Con số người bị tuyên án rồi bị hành quyết cộng thêm người hiến tặng tự nguyện cũng còn rất nhỏ so với con số ca cấy ghép BPNT.
Con số người bị tuyên án tử hình và số người bị hành quyết không được phổ biến công khai. Chúng tôi dựa trên con số của Amnesty International. Con số này cũng có một cách biệt rất lớn so với con số ca cấy ghép BPNT.
Tối thiểu có đến 98% BPNT dùng để cấy ghép không phải do thân nhân người bệnh hiến tặng. Chỉ có 227 trái thận do thân nhân hiến tặng trong số 40.393 vụ ghép thận tại TQ kể từ 1971 đến năm 2001. Tính ra là 0,6%
Chỉ đến năm 2005 nhà cầm quyền nước này mới thú nhận việc sử dụng BPNT của các tù nhân bị hành quyết cho dù việc này đã xảy ra từ lâu. Lý do chẳng qua họ không muốn rào cản việc buôn bán BPNT của „kẻ thù Tổ quốc“.
Phân tích từ những tin tức từ nhà cầm quyền tại TQ tổ chức Amnesty International đưa ra con số người bị hành quyết tại đây từ năm 1995 đến năm 1999 trung bình chừng 1 680 người mỗi năm. Từ năm 2000 đến 2005 chừng 1.616 vụ hành quyết. Con số này thay đổi hàng năm nhưng trung bình tính chung số người bị hành quyết không thay đổi tính theo thời gian trước và sau khi Pháp Luân Công bắt đầu bị truy nã trù dập. Con số vụ hành quyết không thể giải thích được tại sao số ca cấy ghép BPNT lại gia tăng kể từ khi PLC bị truy bức.
Theo báo cáo từ nhà cầm quyền có 30.000 ca cấy ghép BPNT tại TQ tính đến năm 1999 và trong vòng sáu năm từ 1994 đến 1999 có 18.500 ca. Professor BINGYI SHI, phó giám đốc cơ quan chuyên về cấy ghép BPNT của TQ cho biết, tổng cộng đến năm 2005 đã có 90.000 ca cấy ghép được thực hiện. Tính ra có đến 60.000 ca cấy ghép BPNT trong thời gian từ 2000 đến 2005, đây cũng chính là thời gian Pháp Luân Công khởi sự bị truy bức.
Nguồn cung cấp nội tạng từ những người chết (não bộ) cũng như người chết có sự đồng ý của thân nhân cũng rất cực kỳ giới hạn. Trong năm 2005 chỉ có 0,5% ca ghép thận trong tổng số vụ ghép BPNT thuộc nguồn cung cấp này. Điều này cũng có nghĩa là nguồn cung cấp BPNT cho 41.500 ca cấy ghép nội tạng trong vòng từ năm 2000 đến 2005 không giải thích được.
Từ đâu lại có BPNT để cấy ghép cho 41.500 ca kể trên tại TQ? Những lời tố cáo mổ cướp nội tạng của các tín hữu Pháp Luân Công đã cho câu trả lời.
Con số thiếu hụt kể trên cũng không nhất thiết những lời tố cáo mổ cướp nội tạng của các tín hữu Pháp Luân Công là sự thật. Tuy nhiên ngược lại, nếu có giải thích đầy đủ về nguồn cung cấp BPNT cho các ca cấy ghép sẽ đánh tan được những lời tố cáo này. Sự thật là không một ai kể cả nhà cầm quyền lại có thể đưa ra một luận cứ hợp lý về nguồn gốc từ đâu có được các BPNT để sử dụng.
15) Nguồn cung cấp BPNT trong tương lai
Doanh nghiệp giải phẫu cấy ghép nội tạng hiện đang nở rộ tại TQ. Từ trước cho đến năm 1999 tại nước này chỉ có 22 trung tâm chuyên cấy ghép gan. Đến giữa tháng 4 năm 2006 đã có đến 500 trung tâm về loại này. Số cơ sở chuyên về cấy ghép thận cũng tăng từ 106 tính đến năm 2001 lên 368 trung tâm vào năm 2005.
Một số trung tâm được xây cất đáng chú ý như Trung Tâm Cấy ghép gan thuộc bệnh viên đại học Bắc kinh, Trung Tâm Cấy Ghép BPNT Bắc Kinh, Trung Tâm Cấy Ghép BPNT thuộc bệnh viện số 309 của Quân đội. Đặc biệt Trung Tâm Cấy Ghép BPNT tại Tianjin được xây vào năm 2002 cao 14 tầng lầu và 2 tầng hầm. Đây là Trung Tâm Cấy Ghép BPNT lớn nhất tại châu Á.
Cơ sở được dựng nên cho thấy mức độ phát triển của ngành này và cũng cho thấy bổn phận phải tiếp tục nuôi dưỡng. Những cơ sở đồ sộ đầy đủ cho ta thấy rõ một kế hoạch về lâu về dài đã được vạch ra.
Đến nay việc cấy ghép BPNT tại TQ chỉ dựa vào tù nhân. Qua bản báo cáo này, một câu hỏi được đặt ra là liệu tất cả đây là những tù nhân thực sự bị tuyên án tử hình hay đó là những tín hữu Pháp Luân Công bị giết chỉ vì mục đích phục vụ cho cấy ghép BPNT ? Thật sự không bao giờ có những tranh luận công khai, có phải tù nhân là nguồn cung cấp BPNT hay không. Tuy nhiên những cơ sở cấy ghép đã nói lên ý định vẫn tiếp tục lấy BPNT từ tù nhân.
Dù cho hiện nay nhà nước TQ đã đưa ra điều luật cấm lấy BPNT của người tử tù bị hành quyết nếu không có sự đồng ý của họ nhưng như đã được khẳng định trong tập tài liệu báo cáo này, đến nay không có một chứng minh nào cho thấy có sự đồng ý cho phép lấy BPNT của người bị hành quyết.
Những cơ sở cấy ghép nội tạng được dựng nên không những chỉ gây nên dấu hỏi là từ đâu mà có BPNT để cấy ghép trong quá khứ mà một dấu hỏi lớn cũng được đặt ra là trong tương lai từ đâu những cơ sở này sẽ có BPNT? Từ ai mà có? Luật đòi hỏi phải có sự đồng ý của người tử tù bị thi án nếu được thi hành nghiêm chỉnh thì nguồn cung cấp BPNT từ tù nhân sẽ bị hạn chế tối đa .
Để xây dựng và tiếp tục giữ vững những trung tâm cấy ghép BPNT nhà cầm quyền TQ phải nhắm đến nguồn cung cấp cho tương lai. Đây là nhóm người được xem hôm nay còn sống nhưng ngày mai có thể chết. Con số rất lớn tù nhân là tín hữu Pháp Luân Công PLC chính là câu trả lời .
16)Tự thú nhận
Nhân viên điều tra dùng tiếng quan thoại gọi điện thoại đến một số bệnh viện và các bác sĩ chuyên về cấy ghép nội tạng giả danh là người cần chữa chạy hay là thân nhân để tìm hiểu về thủ tục cấy ghép. Số điện thoại có được từ trên các trang Web của các bệnh viện hay tại các trung tâm cấy ghép. Kết quả chúng tôi có được một số lời thú nhận các tín hữu PLC là nguồn cung cấp nội tạng sống.
Mặc dù người gọi đầu tiên muốn nói chuyện với bệnh viện hay bác sĩ phụ trách nhưng thỉnh thoảng đường dây điện thoại được chuyển sang nhà tù hay tòa án. Lý do là những nơi này chịu trách nhiệm về việc phân chia BPNT. Thật là điều hiếm thấy, khi đi tìm BPNT để cấy ghép mà lại gọi đến tòa án. Nhưng tại TQ việc mổ cắt lấy BPNT lại bắt đầu với án tử hình.
Một người gọi điện thoại „Bà M“ nói cùng chúng tôi, bà đã thành công gọi vào được cơ quan An Ninh Công Cộng tại Shanxi. Bà được cho biết, một tù nhân trẻ khỏe mạnh được chọn làm người hiến tặng nội tạng . Một khi cần thiết lấy mẫu máu để thử nghiệm trước, khi gặp chống đối, nhân viên của cơ quan sẽ dùng biện pháp mạnh cưỡng bách tù nhân để lấy mẫu máu.
Vào ngày 18. hay 19.3.2006 „Bà M“ nói chuyện cùng đại diện của bộ phận chuyên về mắt thuộc bệnh viện quân đội nhân dân tại Shenyang miền bắc TQ. „Bà M“ không thành công khi muốn ghi âm toàn bộ cuộc viễn đàm. Theo nội dung ghi âm cho thấy ông ta tự nhận là một bác sĩ trưởng khoa, cho biết bệnh viện đã thực hiện „nhiều cuộc giải phẫu thủy tinh thể“ và „chúng tôi cũng có thủy tinh thể tươi tốt“. Trả lời câu hỏi ý nghĩa về tươi tốt, ông bác sĩ trưởng khoa trả lời „ …lấy từ thân thể người sống ra.“
Một nữ bác sĩ về giải phẫu thuộc bệnh viện quân đội 301 tại Bắc Kinh giải thích cùng „Bà M“ vào tháng tư 2006, bà là người trực tiếp cấy ghép gan. Bà ta cũng cho biết, nguồn gốc của BPNT là „Bí mật quốc gia“ và những ai để lộ nguồn cung cấp „Có thể bị loại ra khỏi những cuộc giải phẫu như vậy“.
Vào tháng sáu 2006 một nhân viên thuộc nhà tù tạm giam tại thành phố Mishan thố lộ cùng một người gọi đến, cho biết hiện nay trung tâm đang có tối thiểu từ năm đến sáu nam tù nhân dưới 40 tuổi khỏe mạnh người của Pháp Luân Công cung cấp BPNT.
Một bác sĩ thuộc bệnh viện Zhongshan tại Thượng Hải thố lộ vào tháng ba 2006, tất cả BPNT ông ta đang có là của tín hữu PLC.
Vào tháng ba một bác sĩ tại bệnh viện Qianfoshan, Shandong cho biết ông ta đã từng có BPNT của người PLC và nói thêm vào đến tháng tư „có nhiều dạng
bộ phận cơ thể…“
bộ phận cơ thể…“
Vào tháng năm Dr.Lu tại bệnh viện Minzu thuộc thành phố Nanning cho biết, cơ sở của ông không có BPNT của tín hữu PLC và đề nghị người gọi, nếu muốn thì gọi đến Guangzhou. Ông cũng thú nhận trước đây ông đã từng vào các nhà tù để lựa những tù nhân PLC dưới 30 tuổi khỏe mạnh để lấy BPNT.
Giữa tháng ba 2006 Dr. Wang của đại học y khoa tại Zhengzhou thuộc tỉnh Henan
thú nhận „ chúng tôi lựa tất cả thận trẻ và khỏe mạnh“.Dr. Zhu thuộc bệnh viện quân đội vùng Guangzhou cho biết vào tháng tư 2006, ông ta đã từng có một vài trái thận Typs B của PLC, nhưng sẽ có „nhiều hàng“ trước ngày 1.5 và sau đó có thể sẽ không có nữa cho đến ngày 20.5
Trung tuần tháng năm 2006 một nhân viên thuộc nhà tù tạm giam số 1 tại thành phố Qinhuangdao tỉnh Liaoning nói cùng một người nữ gọi đến, bà nên gọi đến Tòa Án Nhân Dân Trung Cấp để được nhận thận của tín hữu PLC.
Cũng trong ngày hôm đó một nhân viên tòa án này cho biết không còn thận sống của PLC nhưng trong quá khứ họ đã từng có, nhiều nhất là trong năm 2001.
Cũng trong ngày hôm đó một nhân viên tòa án này cho biết không còn thận sống của PLC nhưng trong quá khứ họ đã từng có, nhiều nhất là trong năm 2001.
Song, ông giám đốc bệnh viện trung ương thành phố Tianjin cho biết vào tháng ba 2006, hiện bệnh viện của ông đang có hơn 10 trái tim đang còn đập. Người gọi hỏi có phải ông muốn nói „từ thân thể còn sống“ và Song đã trả lời „Vâng đúng như vậy“.
Hai tuần sau đó, một nhân viên thuộc bệnh viện Tongji thành phố Wuhan nói cùng người gọi đến, cơ sở của ông „không có vấn đề“ khi người gọi hỏi „…chúng tôi hy vọng người tặng thận còn sống. (Chúng tôi) tìm BPNT của người còn sống, thí dụ như từ tù nhân, có thể nào ông có BPNT từ những tù nhân còn sống như là của người theo PLC ?“
Tại đây xin đơn cử ba cuộc ghi âm
(1) Trung tâm giam giữ của thành phố Mishan, tỉnh Heilongjiang (8.6.2006):
M: Ông có người hiến tặng BPNT theo phái PLC không?
Li: Vâng, bình thường thì có.
M: …còn bây giờ thì sao?
Li: …Vâng.
M: Chúng tôi có thể tự lựa chọn hay ông lo trực tiếp cho chúng tôi?
Li: Chúng tôi sẽ lo cho ông.
M: Còn chuyện giá cả như thế nào ?
Li: Chuyện đó chúng ta sẽ bàn sau, khi ông đến đây.
M: Ông có bao nhiêu người hiến tặng theo PLC dưới 40 tuổi?
Li: Tương đối nhiều.
M: Họ là đàn ông hay đàn bà?
Li: Đàn ông.
M: Tốt lắm, ông có bao nhiêu tù nhân nam giới theo PLC?
Li: Bảy, Tám, tối thiểu chúng tôi có năm hay sáu người.
M: Mấy người này là dân làng hay dân thành thị?
Li: Dân làng quê.
(2) Bệnh viện Minzu Krankenhaus thành phố Nanning thuộc khu vực tự trị Guangxi (22. 5. 2006):
M: Ông có thể lo BPNT của tù nhân theo PLC không?
Lu: Tôi nói với ông như vậy, chúng tôi không thể nào có được. Tại Guangxi bây giờ rất khó. Nếu như ông không đợi được thì tôi đề nghị ông hãy đi Guangzhou tự vì ở đó rất dễ có được BPNT. Tại đó người ta có điều kiện tìm kiếm khắp nước.
Ở đó khi người ta ghép gan cho ông họ cũng có thể đồng thời lo cho ông một trái thận, do đó rất đơn giản. Rất nhiều nơi chạy đến đó một khi hết dự trữ.
Ở đó khi người ta ghép gan cho ông họ cũng có thể đồng thời lo cho ông một trái thận, do đó rất đơn giản. Rất nhiều nơi chạy đến đó một khi hết dự trữ.
M: Tại sao ở đó lại dễ dàng có BPNT như vậy?
Lu: Tại vì đó là một cơ sở quan trọng. Họ có liên hệ cùng hệ thống tư pháp trên danh nghĩa của đại học.
M: Vậy thì họ dùng BPNT của người theo PLC?
Lu: Đúng vậy …
M: …trước đây có khi nào ông dùng BPNT từ tù tạm giam hay nhà tù không?
Lu: Có từ trại tù.
M: … và từ những tù nhân mạnh khỏe theo PLC?
Lu: Đúng. Chúng tôi lựa những cái tốt để bảo đảm phẩm chất cho những ca giải phẫu.
M: Có nghĩa là ông tự chọn nội tạng?
Lu: Đúng …
M: Bình thường người hiến BPNT bao nhiêu tuổi?
Lu: Bình thường từ 30 đến 40.
M: Rồi ông đi vào trong nhà tù để tự lựa ?
Lu: Đúng. Chúng tôi phải tự chọn.
M: Ông làm gì khi người được chọn không chịu thử máu?
Lu: Bảo đảm là họ phải để thử máu thôi.
M: Làm sao?
Lu: Thế nào cũng có cách thôi. Mà ông để ý chuyện này làm gì. Về những chuyện này ông không cần nghĩ đến. Có phương pháp giãi quyết thôi.
M: Mấy người đó họ có biết là họ bị lấy BPNT không?
Lu: Không, họ không biết.
(3) Trung tâm cấy ghép BPNT miền Đông (hay còn có tên khác Bệnh Viện Trung Ương của thành phố Tianjin) (15. März 2006):
N: Tôi đang nói chuyện cùng BS trưởng Song?
Song: Vâng, ông nói đi.
N: Bác sĩ của ông cho biết có thận rất tốt từ những người theo PLC.
Song: Dĩ nhiên. Tất cả những gì chúng tôi có là còn thở và tim còn đập…Đến nay trong năm nay chúng tôi có hơn 10 trái thận như vậy.
N: Hơn 10 trái thận loại này? Ông nói là từ thân thể còn sống?
Song: Vâng, như vậy đó
Phương Tôn lược dịch
Tháng 1.2008
No comments:
Post a Comment