Wednesday, January 11, 2012

XÃ HỘI VIỆT NAM


Săn Mua Nhà Giả Cổ


Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại VN, thời gian gần đây, nắm bắtđược tâm lý đang "sính cổ", những người có hiểu biết ít nhiều về nhà giả cổ đã thi nhau đi lùng sục, tìm kiếm khắp trong Nam, ngoài Bắc những căn nhà gỗ cũ. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận hiện trạng này qua bản tin như sau.




Tại các cơ sở, xưởng làm nhà giả cổ ở Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... khoảng hai năm trở lại đây, hằng ngày các đại gia đi xe hơi ùn ùn đến đặt hàng, thuê làm nhà giả cổ vì đây là những khu vực tập trung, sưu tập các loại nhà giả cổ quy mô nhất trong cả VN.

Ông Phan Khánh, xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sở hữu ngôi nhà gỗ cao lớn trịgiá 2 tỉ đồng (chưa kể công thợ) vừa mới cất với những hàng cột gỗ lim cao vút, tự hào kể: để cất được căn nhà này, một nhóm thợ hơn 20 người thực hiện đã ròng rã ráp nối trong gần một năm với những tấm cửa, vách được chạm trổ tỉ mỉ.Ông Khánh nói sau hai lần đi lao động ở nước ngoài về, ông dành dụm được chút tiền đầu tư vào đất đai ở Hà Nội.


Tuy nhiên, phần đất đai đó dành cho con cái kinh doanh, còn ông lui về quê ở cùng cha mẹ. "Lá rụng về cội, mình dù có chút vốn nhưng vẫn thích sống hướng về quê, sống trong không khí cổ xưa của ông bà, làng mạc nên không cất nhà hiện đại mà chỉ thích cất nhà giả cổ dù có tốn kém".


Họa sĩ Thành Chương (Sóc Sơn, Hà Nội) là người khởi xướng phong trào "tìm về"những giá trị cũ khi xây dựng Việt phủ gồm những căn nhà giả cổ điển hình cho kiến trúc phía Bắc, và giờ nó là điểm đến của rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Theo ông, lý do để săn lùng những căn nhà giả cổ hàng trăm năm tuổiđể dựng trong phủ là vì: "Tôi là người rất yêu quý giá trị nghệ thuật truyền thống từ khi còn rất nhỏ. Thật sự di sản văn hóa của cha ông để lại cho chúng ta rất nhiều nhưng do thiên tai, chiến tranh nên bị mất mát nhiều. Ngoài mục đích lưu giữ, bảo tồn thì cũng nên tìm cách để các giá trị ấy phát triển".



Cònđại gia L.M.H. - một trong những ông trùm ngành kinh doanh ôtô ở TP.SG, vừa mới bỏ ra hơn 180 tỉ đồng để nhờ 40 thợ từ Quỳnh Lưu, Nghệ An vào cất cho ông một căn nhà cổ theo đúng kiểu thời Hậu Lê tại quận 9, TP.SG - nói đơn giản: "Tôi không thiếu tiền, cất nhà kiểu nào cũng có thể được. Nhưng tôi muốn có một căn nhà cổ vừa hướng về cội nguồn dân tộc, gần gũi với cuộc sống của cha ông ngày xưa vừa thể hiện đẳng cấp riêng biệt của mình".




Bạn,
Cũng theo báo TT, gần đây, nhu cầu mua nhà cũ, nhà cổ đang rất sôi động nhưng cầu nhiều hơn cung nên các cơ sở vẫn nhận làm nhà cổ nhưng hoàn toàn bằng gỗ mới. Ông Nguyễn Phúc Huy (Thủ Đức, TP.SG), một đầu mối và là người rất có kinh nghiệm trong việc mua bán, săn tìm nhà cổ) nhìn nhận: hầu hết nhà giả cổ hiện nay là được cất từ gỗ mới, gỗ hiếm được tuồn ra từ các rừng.

Nhà cổ số 48



No comments: