Monday, January 30, 2012

TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NGÀY XUÂN


Đầu năm và những tín hiệu mạnh mẽ
2012-01-27

Kỳ nghỉ tết ở Việt Nam kéo dài 9 ngày, nhưng các báo có trang điện tử vẫn có nhiều thông tin đáng chú ý với những tín hiệu mạnh mẽ về xu hướng mong muốn cải cách ở Việt Nam.

RFA

Báo online

278 triệu giúp người hùng gặp nạn
Ghi nhận tích cực nhất đầu năm mới Nhâm Thìn là sự kiện báo chí chính thống được xả cản phanh phui những sai trái, lạm quyền của chính quyền địa phương đối với vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng xảy ra hồi đầu tháng 1/2012. Vụ cưỡng chế dẫn tới việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn dùng súng và mìn tự chế chống lại lực lượng cưỡng chế làm 6 công an và bộ đội bị thương, 6 người trong gia đình ông Vươn bị bắt nhưng sau đó hai phụ nữ được thả.

Gia đình Đoàn Văn Vươn bị khép tội giết người và chống người thi hành công vụ. Nhưng lại được dư luận thương cảm và đề cao như những người anh hùng khai phá lấn biển lập ấp. Và khi bị tước đoạt tất cả, họ đã đứng lên chống lại bọn cường hào ác bá.
Sự kiện đặc biệt chưa từng có là người dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp hơn 270.000.000 đồng để giúp đỡ gia đình Đoàn Văn Vươn đang gặp nạn, số tiền đóng góp tiếp tục tăng lên từng ngày.

Sự kiện đặc biệt chưa từng có là người dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp hơn 270.000.000 đồng để giúp đỡ gia đình Đoàn Văn Vươn đang gặp nạn, số tiền đóng góp tiếp tục tăng lên từng ngày. Quĩ từ thiện ngoạn mục này là ý tưởng của TS Nguyễn Xuân Diện và bạn hữu của ông ở Hà Nội, TS
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA file/Source phapluat.vn
Diện đã công bố tài khoản ngân hàng của ông để những ai muốn đóng góp có thể tham gia. Theo thông tin ghi nhận TS Nguyễn Xuân Diện và bạn hữu đã trao tặng quà Tết và số tiền mặt 60 triệu cho đại diện gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và 6 triệu đồng cho 6 công an, bộ đội bị thương trong vụ cưỡng chế. Những đợt trao tiền tiếp theo sẽ tiếp tục được thực hiện

Trao đổi nhanh với Đài ACTD vào tối 26/1 tức mùng 4 Tết Nhâm Thìn, TS Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Hôm nay (26/1/2012) chị Thương và Chị Hiền vợ anh Vươn và anh Quí lên Hà Nội chúng tôi đón tiếp họ, tối nay họ ở Nhà thờ Thái Hòa. Việc quyên góp giúp gia đình Đoàn Văn Vươn không gặp khó khăn gì… chúng tôi đã giao cho họ bằng tiền mặt 60 triệu đồng, còn lại là quà, tổng cộng là 71.790.000 đ…”

Câu chuyện Tiên Lãng và sự phẫn nộ của người dân đã khiến nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh phải lên tiếng chỉ ra 4 điều sai của chính quyền địa phương mà ông khẳng định nguyên văn rằng “chính quyền sai từ xã đến huyện”. Tướng Lê Đức Anh nói với báo Người Lao Động là chính quyền thu hồi đất trái pháp luật, cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại. Cựu chủ tịch Lê Đức Anh nhấn mạnh rằng, vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm.
Hôm nay (26/1/2012) chị Thương và Chị Hiền vợ anh Vươn và anh Quí lên Hà Nội chúng tôi đón tiếp họ, tối nay họ ở Nhà thờ Thái Hòa. Việc quyên góp giúp gia đình Đoàn Văn Vươn không gặp khó khăn gì… chúng tôi đã giao cho họ bằng tiền mặt 60 triệu đồng, còn lại là quà, tổng cộng là 71.790.000 đ…
TS Nguyễn Xuân Diện

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường GS Đặng Hùng Võ được nhiều báo phỏng vấn vì ông là người nắm vững pháp luật về đất đai. Ông Võ nhận định là chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng đã sai lầm một cách có hệ thống về việc cấp đất, thu hồi đất, hủy hoại nhà của dân bên ngoài khu vực cưỡng chế, cán bộ địa phương
Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa..."Con cò lặn lội bờ sông...
Người nông dân chắt chiu, góp nhặt từng hạt lúa..."Con cò lặn lội bờ sông...
không thực thi đúng pháp luật, thậm chí không hiểu rõ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trường hợp gia đình Đoàn Văn Vươn là người sử dụng đất đã có công sức khai phá đất đai hoang hóa, đất bãi bồi thì việc thu hồi đất phải tính toán cẩn thận vì Nhà nước không lấy không công sức của nông dân đã bỏ ra nhiều năm cải tạo.

Trên báo Saigon Tiếp Thị, GS Đặng Hùng Võ có phát biểu đáng chú ý: “Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta một thực tế đầy gai góc. Từ lâu rồi giới văn nghệ đã cảnh báo về những thảm họa đất đai trong truyện ngắn ‘Kẻ Sát Nhân Lương Thiện’. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải trải mình trong thực tế nông thôn mới biết rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.”
Từ lâu rồi giới văn nghệ đã cảnh báo về những thảm họa đất đai trong truyện ngắn ‘Kẻ Sát Nhân Lương Thiện’. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải trải mình trong thực tế nông thôn mới biết rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật
GS Đặng Hùng Võ

Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng gây phẫn nộ xã hội một cách rộng lớn khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng yêu cầu Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng phải kiểm tra làm rõ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn và phải báo cáo Thủ tướng.

Tận cùng nước Việt Nam ở vùng Đất Mũi Cà Mau, một cư dân nông thôn biểu lộ thái độ theo cảm quan của mình:

“Nói chung xã hội bức xúc quá thì nó cũng phải xì một vài điểm chứ em ông Vươn có nói rồi, ở đây là cướp chứ không phải là công vụ, cướp đất của dân đó là sai…những người bị bắt này tất nhiên bị tội, nếu mình bên ngoài nhìn vô thì thấy chống người thi hành công vụ. Nhưng rõ ràng là cướp chứ đâu phải công vụ, người
Người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn
Người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn. AFP
ta bảo vệ vì ăn cướp đến buộc lòng người ta phải đánh lại. Những người này đúng ra còn phải được khen là khác…”


Chúng ta đều mắc nợ nông dân


Các cựu lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng và các Bộ trưởng trong vài năm gần đây có xu hướng nói thẳng nói thật và phê bình không khoan nhượng như ông Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Vũ Khoan và nhiều vị khác. Nhưng đầu năm Nhâm Thìn chúng tôi được biết tới một nhà khoa học đang làm việc cho chính phủ đã thẳng thắn nhận định: “Tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân”, đó là phát biểu của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn khi ông trả lời phỏng vấn của Báo Nông Nghiệp.

TS Đặng Kim Sơn sinh năm 1954 là một nhà nghiên cứu đầy nhiệt huyết đã nói rằng, ước mơ về nông thôn của ông cực kỳ giản dị. Nó đã thực tế ở nhiều nơi trên thế giới rồi. Đấy là thu nhập, vị thế, quan trọng nhất là tạo cơ hội công bằng cho cư dân nông thôn phát triển không khác gì ở đô thị.

TS Sơn cho biết sau thời gian 5 năm, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã có được chục tiến sĩ, vài ba chục thạc sĩ từ các nước về. Viện đã có 150 chuyên viên, trang bị khá đầy đủ, nhiều người làm việc tận tình. Nhưng có nghĩa lý gì so với yêu cầu to lớn và và chính đáng của 10 triệu hộ nông dân Việt Nam?
“tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu…Chúng ta đều mắc nợ nông dân.” Bản thân ông vẫn cố vượt mọi trở ngại, cố làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.
TS Đặng Kim Sơn

Quân đội Việt Nam: Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm "Kilo" 636 của Nga
Quân đội Việt Nam: Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm "Kilo" 636 của Nga. Source wikipedia
TS Đặng Kim Sơn tâm sự, các nhà khoa học của Viện đã làm được rất ít, không đáng kể cho nghiên cứu thị trường để người dân có hướng đầu tư đúng hơn. Về chính sách, chiến lược cũng rất hạn chế, chưa có nhiều mưu kế được người lãnh đạo đem dùng. Nghiên cứu về nông thôn chưa nhiều…TS Đặng Kim Sơn kết lời “tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu…Chúng ta đều mắc nợ nông dân.” Bản thân ông vẫn cố vượt mọi trở ngại, cố làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.

TS Đặng Kim Sơn từng nhận định trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi hồi trước Tết Nhâm Thìn:

“Nhìn chung, đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam. Có thể nói trong thời gian qua cái làm được là duy trì tốc độ giảm nghèo, cái chưa làm được là cải thiện đời sống của nông dân; so với sự đóng góp của người ta và so với mức độ cải thiện nhanh hơn về đời sống và điều kiện sống của cư dân thành thị thì khoảng cách với cư dân nông thôn vẫn chưa được thu hẹp một cách rõ rệt và đây vẫn là một thách thức trong tương lai.”

Trong cuộc phỏng vấn của báo Nông Nghiệp, TS Đặng Kim Sơn đã trả lời về vấn đề tích tụ đất đai để tạo điều kiện sản xuất lớn, nâng cao giá trị nông sản và lợi nhuận cho nông dân. Theo ông việc tích tụ đất đai còn liên quan tới sửa đổi hiến pháp, luật đất đai và quyền tư hữu. Một trong những điểm đáng chú ý qua nhận định của ông Sơn, đó là đổi mới tư duy của lãnh đạo, tư duy về quản lý kinh tế, tư duy về vấn đề công bằng xã hội. Theo TS Sơn, công bằng xã hội là tạo cho người lao động tiến vào tương lai chứ không phải giữ tư liệu sản xuất quá khứ.
đặc biệt trong ba năm gần đây khi kinh tế chung trên toàn thế giới có chiều hướng xấu, đặc biệt là quản lý kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động thì gánh nặng chính vẫn đổ một phần quan trọng lên vai của người nông dân Việt Nam.
TS Đặng Kim Sơn

TS Sơn nhận định như vừa nêu, do trong thời gian dài Việt Nam chủ trương chia đều ruộng đất, ngăn không để có người tích tụ nhiều đất làm địa chủ, người mất đất thành tá điền làm thuê. Người cày có ruộng được cho là thực hiện công bằng xã hội.

Đầu Năm Nhâm Thìn ngoài khát vọng cải cách kinh tế xã hội, một thông tin đáng chú ý mà chúng tôi ghi nhận được là cải cách quân đội, cụ thể liên quan đến lực lượng Hải Quân.

Báo Tuổi Trẻ đưa lên mạng ngày 24/1/2012 tức mùng Hai Tết Nhâm Thìn bài phỏng vấn Thiếu tướng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh-phó tư lệnh hải quân. Tướng Ninh tâm sự, hình ảnh diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn
Các tàu hải quân Việt Nam hiện đại đều được trang bị hỏa tiễn. Source QDND
Các tàu hải quân Việt Nam hiện đại đều được trang bị hỏa tiễn. Source QDND
hơn.
Hải quân Việt Nam đã có thêm lực lượng hải quân đánh bộ cũng như máy bay hiện đại. Bên cạnh đó, quân chủng đã được trang bị nhiều loại chiến cụ vũ khí thiết bị kỹ thuật đời mới như tàu ngầm lớp kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh

Theo những phát biểu của Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Hải quân Việt Nam đã có thêm lực lượng hải quân đánh bộ cũng như máy bay hiện đại. Bên cạnh đó, quân chủng đã được trang bị nhiều loại chiến cụ vũ khí thiết bị kỹ thuật đời mới như tàu ngầm lớp kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu.

Một trong những tiết lộ thú vị nhất liên quan đến chuyện hiện đại hóa hải quân Việt Nam, đó là việc quân chủng này được chính phủ cho phép xây dựng những thành phố quân sự, là nơi tất cả sĩ quan hải quân tại ngũ được cấp nhà ở cho gia đình trú ngụ. Lương và phụ cấp của sĩ quan chiến sĩ hải quân thuộc biên chế tàu ngầm được ấn định rất cao. Theo đó một trung úy có mức lương không dưới 35 triệu đồng/tháng và một đại tá khoảng 55 triệu đồng/tháng.

Khát vọng hiện đại hóa cải cách quân đội của Việt Nam đang trở thành hiện thực trong bối cảnh đất nước này trực diện với nhu cầu cải cách kinh tế và xã hội. Nói như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Việt Nam có thành hổ thành rồng hay không thì chưa biết, nhưng phải thay đổi tái cơ cấu kinh tế thành công thì mới tiếp tục phát triển được.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/review-domestic-press-01272012-01272012063114.html
TẾT BUỒN CỦA NÔNG DÂN TRỒNG HOA

Hòa Ái, phóng viên RFA
2012-01-27

Trong khi cả nước bước sang ngày mùng 4 vui Tết Nhâm Thìn thì bên cạnh đó có thể xem cái Tết này là một Tết buồn đối với những nông dân trồng hoa kiểng khắp mọi miền của đất nước.

RFA Một trại trồng hoa cho mùa Tết ở ngoại ô Saigon
Nghề trồng hoa: Đánh bạc với ông trời
Khoảng một tuần trước Tết Nguyên Đán hằng năm hầu như khắp nơi xuất hiện các chợ hoa với nhiều màu sắc, hương thơm đủ loại khác nhau khiến mọi người nôn nao rằng Tết đến gần kề. Không biết tự bao giờ chợ hoa được hình thành như một nét văn hóa đặc trưng gắn liền với Tết cổ tuyền của người Việt. Hầu hết những người trồng hoa được kế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Họ thầm lặng và cần mẫn với công việc của mình quanh năm cùng hy vọng sẽ có một mùa bán hoa Tết được giá. Trong những ngày cuối chuẩn bị cho mùa tết này, người trồng hoa lo lắng vì thời tiết thất thường. Một nông dân trồng hoa ở Lâm Đồng cho biết:
Mùa này có khi có mưa. Mưa gió thất thường. Bây giờ mùa này lạnh lắm, làm cho cây trái thất bại. Trái cây, hoa mai đều đứng lại hết
Nông dân trồng hoa

“Mùa này có khi có mưa. Mưa gió thất thường. Bây giờ mùa này lạnh lắm, làm cho cây trái thất bại. Trái cây, hoa mai đều đứng lại hết.”

Những nông dân này chăm sóc nâng niu từng chậu bông, nhánh hoa của mình rất công phu và kỹ lưỡng. Chị

Chợ bán hoa đào ở Hà Nội. AFP
Chợ bán hoa đào ở Hà Nội. AFP Hiền, một nông dân ở làng hoa kiểng Tân Qui Đông-Sa Đéc được ba chị truyền nghề trồng hoa mà cả đời ông cặm cụi để nuôi chị khôn lớn. Trong suốt hai mươi hai năm nối nghiệp cha mình, chị cho chiết chỉ có hai năm là có dư. Năm nay chị mang hoa lên bán ở Sài Gòn. Chị Hiền chia sẻ:

“Bán chừng một ngàn (chậu hoa), bỏ một ngàn. Ăn Tết không được vui. Lỗ nhưng không nhiều. Có người lỗ nhiều dữ lắm. Như năm trước thì có lời, năm nay thì gãy. Rồi sang năm không biết sẽ ra sao.”
Bán chừng một ngàn (chậu hoa), bỏ một ngàn. Ăn Tết không được vui. Lỗ nhưng không nhiều. Có người lỗ nhiều dữ lắm. Như năm trước thì có lời, năm nay thì gãy. Rồi sang năm không biết sẽ ra sao

Mồ hôi và nước mắt
Do trời lạnh và mưa phùn nên chợ hoa xuân trước Tết ở Hà Nội khá vắng vẻ. Các khu vực bán hoa gần như trong tình cảnh người bán đông hơn người mua. Trong miền Nam, các chợ hoa có vẻ tấp nập hơn, nhưng chủ yếu chỉ ngắm hoa chụp hình, người mua hoa không bao nhiêu. Do tình hình khó khăn nên người dân chẳng mua sắm Tết là bao.

Và nếu hạn chế được thứ gì thì họ cũng sẵn sàng do tiết kiệm. Trong khi các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng giá vào 2 ngày 28 và 29 Tết, nhưng riêng về hoa thì có vẻ như là một mặt hàng “xa xỉ” trong dịp Tết này. Chợ hoa những giờ phút chót có phần đông đúc hơn vì đại hạ giá. Như mai, đào giảm giá đến từ 50% đến 70%. Hay một cặp chậu hoa hồng được bán với giá 300 ngàn chỉ còn lại 30 ngàn trước khi chợ hoa đóng cửa. Hầu hết họ bán đổ bán tháo để lấy được đồng nào hay đồng đó. Có người tiếc của tiếc công mình bỏ ra, đã thuê xe chở ngược về nhà. Cũng có không ít phải bỏ của chạy lấy người vì 12 giờ trưa phải đóng chợ.
Chợ hoa những giờ phút chót có phần đông đúc hơn vì đại hạ giá. Như mai, đào giảm giá đến từ 50% đến 70%. Hay một cặp chậu hoa hồng được bán với giá 300 ngàn chỉ còn lại 30 ngàn trước khi chợ hoa đóng cửa.


Em bé đi chợ Hoa


Em bé đi chợ Hoa. RFA Dù có kinh nghiệm nhiều năm chăng nữa, nhưng người trồng hoa cũng không thể tiên liệu trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Một nông dân trồng hoa ở Đà Lạt chia sẻ:

“Điều này không nói trước được. Bông có giá là bông Lys. Bông này đầu tư rất cao, bán rất đắt, mà năm nay là thua. Ai cũng đầu tư vô đó: thua. Bông này là đặc sản của Đà Lạt, mọi năm làm giàu vì nó. Năm nay, 1 bó mấy cành mà chỉ có 20 ngàn là chết rồi.

Năm nay sức mua giảm, chắc là vì ảnh hưởng kinh tế gì đó. Thứ hai nữa là nhiều quá. Đẩy đi Sài Gòn, người ta trả lại. Có người tự tử rồi. Họ vay ngân hàng mấy tỷ để trồng hoa Lys rồi. Họ mong gỡ gạc sao đó. Họ gửi đi Sài Gòn. Sài Gòn trả lại, hai vợ chồng tự tử luôn. Mấy người trồng vườn xung quanh kể lại vậy thôi.”
Hầu hết họ bán đổ bán tháo để lấy được đồng nào hay đồng đó. Có người tiếc của tiếc công mình bỏ ra, đã thuê xe chở ngược về nhà. Cũng có không ít phải bỏ của chạy lấy người vì 12 giờ trưa phải đóng chợ.

Theo như ý kiến của bác nông dân này đã là người trồng hoa thì không có loại hoa nào là trồng không được. Người nông dân có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm và đầu tư cơ sở vật chất tốt thì họ sẽ đạt được kết quả như mong muốn trong công việc trồng hoa của mình. Nhưng điều trở ngại lớn nhất là họ không biết được loại hoa nào sẽ có giá cao và đáp ứng nhu cầu thị trường Tết mỗi năm.

Trong hầu hết những chia sẻ của các nông dân ở khắp mọi miền đất nước với đài RFA, họ tin rằng như là một qui luật: sau một năm thất thu sẽ là một năm được giá. Và dù Tết này có lỗ nặng, ăn tết không được vui, nhưng trong giọng cười đôn hậu họ có hy vọng mùa Tết năm sau sẽ là một mùa được giá.

Sau 3 ngày Tết Nhâm Thìn này, họ sẽ trở lại với công việc thường nhật: ủ mầm, ươm hạt, bón phân, tưới tiêu, cắt tỉa… cùng với sự chờ đợi cho mùa tết sau và ấp ủ một hy vọng sẽ được mùa. Dù công việc có cực nhọc, dù những gì họ thu về không được như mong đợi nhưng đối với những nông dân trồng hoa này thì đây là nghề truyền thống có lẽ sẽ theo họ suốt đời để làm đẹp cho những mùa Tết quê hương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unhappy-new-year-fo-flower-farm-01272012055154.html



'Trí thức chỉ có con đường dấn thân'
Cập nhật: 16:34 GMT - thứ ba, 24 tháng 1, 2012

TS Jean-Francois Sabouret

Ông Jean-Francois Sabouret tin rằng đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải thay đổi để tránh các cuộc cách mạng của quần chúng.

Một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á cho BBC hay đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tự thay đổi nếu muốn tránh các cuộc đấu tranh của quần chúng.

Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 24/01/2012, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret cho rằng Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân.

Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á, Institut des Mondes Asiatiques tại Paris cũng cho rằng đảng đang đứng trước sự lựa chọn nghiêm trọng hoặc là tiếp tục đóng cửa, không lắng nghe trí thức và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hoặc cải cách toàn bộ để tránh sự đổ vỡ phức tạp, khó tránh khỏi.

Học giả người Pháp cũng lưu ý tới việc không riêng gì đảng cộng sản, mà theo quy luật chung, bất cứ ai "nắm quyền lực" quá lâu sẽ không tự giác "tự động" trao trả quyền lực cho nhân dân, điều được cho là một ngưỡng thách thức quan trọng đối với các lãnh đạo đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Bình luận về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội này, ông Sabouret cho rằng người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.

Nói về tương lai của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, ông Sabouret đánh giá:

"Một cách chính thức mà nói, đảng không thể nắm quyền mãi mãi được. Có nghĩa là những người nắm quyền trên cả nước từ năm 1975, ngày nay là con cháu của họ, bạn bè và đồng minh của họ đang muốn tiếp tục quyền lực lãnh đạo trong một số thời gian nữa.

"Nhưng chúng ta biết rằng những người nắm chính quyền ở Liên Xô năm 1917 chỉ có thể giữ được quyền lực trong vòng 70 năm. Còn những người nắm quyền lực ở Việt Nam từ năm 1975 tới nay, có thể còn độ 20-30 năm năm nữa, tùy vào những diễn biến cụ thể.

"Người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"

TS. Jean-Francois Sabouret

"Nhưng cũng có thể là ngắn hơn là bởi vì những người lãnh đạo không thể làm gì thay đổi được trước xu thế của những thế hệ trẻ, những khát vọng dân chủ, khát vọng tự do, khát vọng về tự do phát ngôn, tự do tư tưởng, tư duy."

'Không thể đi ngược'

Chuyên gia về châu Á này cho rằng Đảng Cộng sản sẽ không thể 'kháng lại được những khát vọng này' vì ông ví những nhân tố nằm trong "tư duy" con người này như nhưng lực xã hội khó có thể cưỡng lại được:

"Bạn sẽ không thể cưỡng lại được chúng, bởi vì chúng là những cơn sóng thần (tsunami) đang ập tới ở trên biển. Tư duy con người là như thế, bạn đơn giản là không thể ngăn chặn được tư duy của con người."

Học giả người Pháp cũng nhắc tới trường hợp của Miến Điện và Bắc Triều Tiên.

Ông cho rằng, những biến đổi đã xảy ra ở Miến Điện theo chiều hướng mới về cải tổ xã hội dân chủ, cởi mở, thậm chí sẽ có thể một ngày nào đó xảy ra ở Bắc Triều Tiên, trong một thế giới khó lường như hiện nay.

"Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã mở cửa ít nhiều. Họ đã lựa chọn việc mở cửa từng bước có kiểm soát. Tôi không nói về chi tiết. Nhưng nay họ không thể đi ngược trở lại. Họ phải mở cửa. Nếu họ cứ giữ nguyên cánh cửa đóng như thế, tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với họ."

Bình luận về điều gì mà những người trí thức ở Việt Nam cần phải làm vì tương lai của đất nước, lợi ích của cộng đồng, sau khi điểm lại những nỗ lực trong lịch sử tranh đấu của trí thức Pháp và trí thức nói chung trên thế giới, ông tổng kết:

"Những người trí thức Việt Nam phải tranh đấu thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ phải xuất bản những tạp chí, những trang web mà tại đó họ phải phản biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên điều đó là không đơn giản.

"Nhưng người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"

'Tới lúc can đảm'

"Nếu những người cộng sản Liên Xô cũ đã hiểu quy luật về "tự do" và đã tiến hành "cải tổ", "minh bạch" từ sớm hơn, thì có lẽ tới nay họ vẫn còn được nắm quyền lực"

TS. Jean-Francois Sabouret

Theo học giả này, đã đến lúc Việt Nam cần có những tiếng nói "can đảm" vì lợi ích chung là lựa chọn của cả quốc gia, dân tộc.

Ông nói:

"Cần phải có những người đứng lên và nói rằng đây là viễn kiến, tầm nhìn mà chúng tôi thấy phải có về Việt Nam. Chẳng hạn như một đất nước mở ra đối với nhiều đảng phái, với một nền dân chủ thực sự, với một đối lập được công nhận.

"Đó là một điều quan trọng đáng làm và những người trí thức Việt Nam phải lên tiếng. Không những chỉ khi họ ở nước ngoài vì điều đó dễ dàng. Mà ở trong nước, họ phải đoàn kết lại, xuất bản, thảo luận những tạp chí, sách vở, mở ra những hội thảo."

Điểm qua một số bài học lịch sử gần đây, kể cả trường hợp các nước diễn ra phong trào Mùa Xuân Ả Rập, ông Sabouret tin rằng lúc đầu chính quyền sẽ "không hài lòng" nhưng sau đó sẽ có sự thay đổi nhận thức:

"Chính quyền sẽ hiểu ra rằng đó là một điều hữu ích, điều hay mà họ có thể sử dụng một cách nào đấy. Họ sẽ hiểu rằng tự do là điều tất cả mọi người đều quan tâm, đó là một quy luật."

"Nếu những người cộng sản Liên Xô cũ đã hiểu quy luật về tự do và đã tiến hành Cải tổ (perestroika), và Minh bạch (Glasnost) từ sớm hơn, thì có lẽ tới nay họ vẫn còn được nắm quyền lực," học giả Pháp nói với BBC.

Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret còn là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á, Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học - CNRS của Pháp. Ông từng sang Việt Nam làm việc về nghiên cứu.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120124_vn_intelligentsia_sabouret.shtml

No comments: