Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-01-25
Xếp kết trái cây thành những tác phẩm nghệ thuật là một sắc thái khác nữa của văn hóa Việt, nhất là tại khu vực miền nam nơi phong phú nhiều loại hoa trái nhiệt đới.
Gia Minh trình bày đôi nét về loại hình nghệ thuật này.
Đối với hầu hết mọi gia đình Việt Nam, mỗi khi có cúng giỗ, cưới xin hay vào những dịp lễ lạc, trên bàn thờ ngoài hoa, hương, đèn, giấy vàng mã còn có một đĩa trái cây với những sắc màu khác nhau. Hầu hết phụ nữ trong gia đình và ngay cả những người nam cũng đều có thể xếp trái cây như thế một cách dễ dàng.
Nghệ thuật độc đáo chưng mâm quả
Chị Kim Thanh, một người hiện đang sản xuất những sản phẩm từ gáo dừa, cho biết về thực hành thông thường trong đời sống như thế:
Không có những lớp học chính thức về xếp trái cây, chỉ có những lớp học cắm hoa và tỉa củ quả thôi. Do vậy việc sắp đặt trái cây trên mâm cúng thường do bản năng, năng khiếu. Ai có học cắm hoa thì thêm hoa lá vào chứ người ta chỉ sắp bình thường, không chú ý đế ý nghĩa của nó.
Trong những năm gần đây, ngoài việc xếp trái cây đơn giản để cúng kiến trong nhà, đã xuất hiện những tác phẩm trái cây được xếp kết một cách mỹ thuật theo nhiều chủ đề cụ thể, hay tạo thành hình dáng của những linh vật trong văn hóa Phương Đông như long, lân, qui, phụng… Những tác phẩm đó có đủ kích cở từ nhỏ đến lớn và theo chủ đề của lễ hội hay sinh hoạt đặc biệt nào đó.
Ông Trần Văn Làm, hiện là một nghệ nhân trong lĩnh vực kết trái cây thành tác phẩm nghệ thuật cho biết về cơ duyên đến với việc xếp hoa quả thành tác phẩm nghệ thuật:
Gốc cổ truyền không biết từ đời nào. Đầu tiên là việc chưng mâm quả, từ đó bắt chước các nghệ nhân khác; chứ không có trường lớp nào dạy cả. Ban đầu còn xấu và sửa từ từ đến nay tương đối hoàn thiện.
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Làm thì vào dịp tết Nhâm Thìn này, ngoài cặp rồng ông kết cho lễ hội hoa tại Hà Nội vừa qua, ông còn được tỉnh Đồng Tháp đặt hàng với tác phẩm cho hội hoa xuân tại đó trị giá 130 triệu đồng.
Nghệ nhân Tràn Văn Làm cho biết về những loại trái cây thường được sử dụng để kết thành các tác phẩm và qui trình thực hiện một tác phẩm như thế:
Gốc cổ truyền không biết từ đời nào. Đầu tiên là việc chưng mâm quả, từ đó bắt chước các nghệ nhân khác; chứ không có trường lớp nào dạy cả. Ban đầu còn xấu và sửa từ từ đến nay tương đối hoàn thiện.
Để một tác phẩm đẹp và có hồn, đầu tiên mình phải hiểu. Từ ý tưởng, ý nghĩa sẽ áng chừng về bộ thế; sau đó phát họa ra giấy. Tiếp đó tạo khung sườn, theo bộ thế của con vật mà sẽ xếp… hổ vồ mồi, lân xuất hiện…
Tùy theo kích thước, rồi đi tìm nguyên liệu trái cây cho phù hợp. Nếu rồng nhỏ để trên bàn thờ ông bà thì dùng trái ớt làm vi, vỏ trái thơm, cau kiểng… Còn rồng lớn dài mấy chục mét, kỳ, vảy không thể làm bằng thơm, mà phải làm bằng trái dừa, cau ăn trầu. Trái cây được dùng theo mùa, tùy nghi thao tác.
Chị Kim Thanh cũng nói về đặc trưng xếp trái cây như việc làm của nghệ nhân Trần Văn Làm:
Việc sắp xếp trái cây để cúng ngày càng trang trọng hơn, như ông bà nói ‘phú quí sinh lễ nghĩa’. Đời sống của người Việt càng khá hơn nhiều nên hình thức cúng kiến trên bàn thờ tổ tiên phong phú hơn, đa dạng hơn.
Tại thành phố này có chừng hơn 100, khoảng 200 trở lại những người làm nghề xếp kết trái cây như tôi, từ mới học cho đến cứng tay nghề. Tuy nhiên số có thể xếp kết tác phẩm cho có hồn chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.
Ông Trần Văn Làm năm nay đã lớn tuổi ngoài 70, nên mong muốn là truyền lại cho những thế hệ sau ông cách thức xếp kết trái cây thành tác phẩm nghệ thuật; tuy vậy có những khó khăn khiến cho mơ ước đó khó thành hiện thực:
Tại thành phố này có chừng hơn 100, khoảng 200 trở lại những người làm nghề xếp kết trái cây như tôi, từ mới học cho đến cứng tay nghề. Tuy nhiên số có thể xếp kết tác phẩm cho có hồn chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi. Từ trước đến nay tôi sẵn sàng giúp tận tình cho những cháu, những em muốn học nghề; nhưng làm nghề này giỏi mới có thể tạm sống được, còn nếu chưng không giỏi- không đẹp thì năm thì mười họa mới có người thuê làm. Một số cháu học chưa đến đâu, khi có việc mới thì bỏ theo làm việc khác.
Tận dụng những vật phẩm có sẵn trong cuộc sống để làm đẹp cuộc đời như sử dụng các loại cây trái có sẵn tạo nên những tác phẩm trái cây nghệ thuật của nghệ nhân Trần Văn Làm thực hiện lâu nay cho thấy lòng yêu cái đẹp của người dân Việt trong mọi lĩnh vực đời sống.
Làm cho đĩa trái cây tráng miệng thêm hấp dẫn quả là một nghệ thuật, bạn có thể tha hồ sáng tạo, thể hiện các ý tưởng của mình với các loại hoa quả sẵn có.
Đôi uyên ương
Táo đỏ cắt tỉa và hoa xúp lơ xanh (hoặc rau quả khác làm giả sen, bèo).
Ban nhạc
Dùng dứa cắt lát và mứt anh đào.
Mâm ngũ quả
Đĩa xoài, nho, dâu và táo xanh, đỏ.
Bông hồng vàng
Với nhứng lát táo, múi cam và quả kiwi thái mỏng xếp lần lượt từ to đến nhỏ xen kẽ, chồng lên nhau theo hình tròn, bạn sẽ có 1 bông hồng xinh xắn.
Bên trên bạn có thể bổ 1 quả dâu tây làm 4 phần, đặt 1 quả mận đỏ hoặc mứt anh đào (xơ-ri) vào giữa làm nhụy.
Để làm lá thì vỏ quả dưa lưới rất hữu hiệu. Vậy là bông hồng từ các miếng trái cây thơm ngon đã hoàn thành.
Mảnh vườn nhỏ
Lá dứa tước sợi nhỏ lót xuống dưới cùng.
Chủ đạo là những lát cam cắt tròn xếp 4 góc, tiếp đến là 4 lát kiwi đặt lên trên.
Dâu tây 4 quả thái lát xếp xòe 4 góc đĩa. Táo và cam cắt miếng xếp xung quanh. Đĩa trái cây như một khu vườn hoa cỏ nhiều sắc màu rực rỡ.
Thuyền và bến
Vỏ dưa hấu hoặc dưa lưới nạo sạch ruột trở thành một chiếc thuyền xanh mát nổi bật trên nền “cỏ” bờ sông. Bờ sông ở đây được tạo nên từ những lát cam vàng cắt hình bán nguyệt. Kiwi cắt múi cau xếp như những bông hoa chớm nở.
Phần cỏ xanh bạn tước nhỏ lá dứa xếp xuống dưới.
Trên thuyền vỏ dưa bạn xếp những miếng dưa vàng, dâu tây và cam thái miếng vuông nhỏ.Thật là một ý tưởng độc đáo mới lạ.
Tiếp theo dùng mũi dao lột bỏ phần vỏ to, để lại 3 đường chỉ trên nửa quả thanh long. Dùng dao xắt thanh long thành từng lát dày khoảng 1cm, dàn chéo thanh long.
Dưa hấu, dưa bở
Cách 1:
Bổ dọc quả dưa hấu, tạo thành miếng cau dài, lưu ý nên dùng dao sắc, dài và to bản, đường cắt cần dứt khoát, chính xác.
Sau đó dùng lưỡi dao lách đứt lìa phần vỏ và phần thịt. Vẫn đặt dưa hấu trên vỏ, xắt dưa thành từng miếng vừa ăn. Dùng lưỡi dao đẩy cho các miếng dưa lệch so le nhau. Lưu ý tránh chạm tay vào. Chúng ta đã có một đĩa dưa hấu ngon, đẹp mắt mà vẫn thuận tiện cho người ăn.
Lưu ý: để thêm dĩa ăn bên cạnh.
Cách 2:
Bổ đôi quả dưa hấu theo chiều ngang, đặt mặt dưa xuống thớt hoặc đĩa.
Một tay giữ dưa, một tay dùng dao gọt bỏ vỏ dưa, tiếp đến bổ dưa thành miếng cau, xắt dưa thành từng miếng rồi dùng lưỡi dao đưa toàn bộ dưa hấu vào đĩa.
Đu đủ
Có 2 cách có thể gọt đu đủ mà không bị nát.
Cách 1:
Gọt vỏ từng lát dài, sau đó dùng dao tách từng miếng và đặt lên đĩa, cách gọt này đặc biệt phù hợp với những loại đu đủ không có hạt.
Các bạn chú ý tách từng miếng xong đặt đu đủ vào đĩa và không chỉnh sửa sắp xếp nhiều để hạn chế chạm và làm nát đu đủ
Cách 2:
Trước tiên bổ đôi quả đu đủ theo chiều ngang, nếu đu đủ có hạt dùng thìa nạo bỏ hạt. Đặt đu đủ lên mặt thớt sạch hoặc đĩa.
Một tay giữ đu đủ, một tay bạn dùng dao gọt vỏ đu đủ từ trên xuống, xoay đĩa để tiếp tục gọt hết toàn bộ vỏ đu đủ. Như vậy là quả đu đủ đã được gọt sạch mà tay bạn không hề chạm vào phần thịt của đu đủ.
Tiếp theo là cắt đu đủ thành từng miếng, cắt như thế nào hoàn toàn có thể do cách riêng của bạn, nhưng bạn cần nhớ hạn chế tối đa việc chạm tay vào đu đủ sẽ đảm bảo nhìn đĩa hoa quả tươi ngon hấp dẫn.
Bạn có thể dùng dao bổ đôi từ trên xuống, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và đặt các miếng vào đĩa theo hình đối xứng hoặc theo hàng đều nhau
Dứa (Thơm)
Cách 1:
Bạn không cần gọt vỏ. Dứa có thể rửa sạch, giữ nguyên phần lá. Dùng dao chẻ quả dứa làm 4. Tiếp đó dùng dao lưỡi mỏng, bản nhỏ lách vào phần thịt phía trên và phía dưới sẽ có phần thịt dứa. Với cách này phần tay sẽ không chạm chút nào vào phần thân dứa nên đảm bảo dứa không nát.
Cách 2:
Cách thứ hai sử dụng dụng cụ bỏ lõi dứa. Dụng cụ này cũng có thể dùng với các loại hoa quả có ruột lõi như táo, lê... Với cách này, sau khi gọt vỏ bỏ mắt như thông thường, dứa được lấy bỏ phần lõi.
Sau đó cắt khoanh tròn và xếp lên đĩa, thêm một vài quả dâu tây hoặc quả sơ ri là ta đã có một đĩa hoa quả đẹp mắt rất phù hợp mỗi khi nhà có khách.
Với nhứng lát táo, cam, kiwi thái mỏng và xếp lần lượt từ to đến nhỏ xen kẽ, chồng lên nhau theo hình tròn, bạn sẽ có 1 bông hồng xinh xắn.
Bên trên bạn có thể bổ 1 quả dâu tây làm 4 phần, đặt 1 quả mận đỏ hoặc sê ri vào giữa làm nhụy.
Để làm lá thì vỏ quả dưa lưới rất hữu hiệu. Vậy là bông hồng từ các miếng trái cây thơm ngon đã hoàn thành.
Khu vườn hoa cỏ
Lá dứa tước sợi nhỏ lót xuống dưới cùng.
Chủ đạo là những lát cam cắt tròn xếp 4 góc, tiếp đến là 4 lát kiwi đặt lên trên. Dâu tây 4 quả thái lát xếp xòe 4 góc đĩa. Táo và cam cắt miếng xếp xung quanh.
Đĩa trái cây như một khu vườn hoa cỏ nhiều sắc màu rực rỡ.
Chiếc thuyền dễ thương
Vỏ dưa hấu hoặc dưa lưới nạo sạch ruột trở thành một chiếc thuyền xanh mát nổi bật trên nền “cỏ” bờ sông. Bờ sông ở đây được tạo nên từ những lát cam vàng cắt hình bán nguyệt. Kiwi cắt múi cau xếp như những bông hoa chớm nở.
Phần cỏ xanh bạn tước nhỏ lá dứa xếp xuống dưới.
Trên thuyền vỏ dưa bạn xếp những miếng dưa vàng, dâu tây và cam thái miếng vuông nhỏ.Thật là một ý tưởng độc đáo mới lạ.
Xếp các miếng táo theo đúng thứ tự rồi đẩy chúng lệch nhau một chút
Cách 2. Bạn có thể bổ quả táo làm 6 miếng múi cau sau đó khía hình chữ V ở 1 đầu, gọt vỏ phần còn lại bạn sẽ được hình tai thỏ.
Nếu khía 2 đường chữ V đối nhau ở giữa miếng táo, khi gọt đi vỏ trông cũng khá đẹp mắtBày đĩa táo xen kẽ với các cách gọt khác nhau nhìn thật hấp dẫn.
2. Dưa hấu hình cây thông
Dưa hấu rất tốt cho cơ thể, giàu vitamin, nhiều nước và là loại quả được lựa chọn nhiều nhất để tráng miệng sau bữa ăn.
Bạn hãy thử sắp dưa hấu theo cách này để đĩa trái cây thêm thú vị và dễ ăn nhé.
Quả dưa hấu bổ làm tư.
Lấy ¼ quả dưa đặt nằm, dùng mũi dao sắc khía 2 đường dọc phía ngoài quả dưa, khía sâu đến hết độ dày vỏ dưa chia vỏ thành 3 phần.
Tiếp đó dùng mũi dao lách gọt theo chiều dọc tách 2 phần vỏ bên rìa miếng dưa, để lại vỏ ở giữa.
Bước tiếp theo bạn chỉ việc cắt ngang liên tục chia miếng dưa thành nhiều phần nhỏ hơn. Đẩy các miếng dưa xuống tạo thành hình mũi tên.
Khi cầm từng miếng dưa nhỏ bạn sẽ thấy nó giống hình cây thông, vừa đẹp mắt mà phần vỏ lại tiện khi cầm ăn.
3. Quả hồng hình cánh buồm
Quả hồng ngâm bạn có thể gọt như thông thường hoặc sáng tạo thêm 1 chút để đĩa trái cây thêm sinh động.
Quả hồng bổ làm 6 miếng múi cau.
Cầm 1 miếng hồng gọt vỏ dọc từ trên xuống dưới, để chừa lại 1 cm cho vỏ vẫn dính vào thịt quả. Lưu ý nên gọt vỏ dầy 1 chút.
Cắt ngang khoảng 2/3 tính từ dưới lên lấy 1 phần vỏ hình cánh buồm.Quay ngược phần vỏ này lại cài vào vỏ còn dính trên thịt quả. Vậy là đã có miếng hồng ngâm hình cánh buồm dựng đứng.
4. Cắt tỉa quả chuối
Chuối chín cắt bỏ cuống 2 đầu.
Dùng dao cắt dọc quả chuối làm đôi. Tiếp tục cắt ngang chia quả chuối làm 4 phần. Lấy 1 nửa quả chuối theo chiều ngang, dùng dao cắt chéo. Xếp đứng các miếng chuối ngược nhau.
Cách khác đơn giản hơn là cắt ngang quả chuối làm đôi, lột vỏ một nửa rồi khía thành nhiều miếng tròn.
No comments:
Post a Comment