Tuesday, January 17, 2012

ĐỖ THÔNG MINH * XUÂN TRÊN ĐẤT NHẬT BẢN



NĂM 2012 NHÂM THÌN

壬辰 Chúc Mừng Năm Mới

Tết Ta năm nay nhằm ngày 23/1/2012

“迎春” (Geishun, Nghinh Xuân)(bích chương đón Tết của Nhật)

Có lẽ loài “sea dragon” (dài khoảng 20-24 cm, hiền khô, chỉ ăn plankton, có nhiều ở Úc) là giống nhất với con rồng mà người ta hay vẽ hoặc đúc tượng? Rồng Việt và Nhật chân có 3 ngón, rồng Triều Tiên 4 ngón, rồng Trung Quốc 5 ngón. Cửu Long chuyên chở phù sa, Mang nước vào ruộng cho ta được nhờ. (9 con rồng 9 màu, chữ “Long” ở giữa viết theo kiểu chữ “Triện”, 8 chữ “Long” chung quanh viết theo kiểu chữ “Khải”) Theo can-chi thì năm mới 2012 là “Nhâm Thìn” và con giáp là “Rồng”. Chúng ta có thể nói tuổi “Thìn” là theo chi hay tuổi “Rồng” là theo giáp, nhưng “Thìn” hoàn toàn không có nghĩa gì là “Rồng”.


“Thìn” là 1 trong 12 chi và “Rồng” là 1 trong 12 giáp, từng cặp “Thìn - Ròng” tương ứng với nhau trong cùng cung góc, chứ không là một. Thăng Long (昇龍): Rồng bay lên Hạ Long (下龍): Rồng đáp xuống Gia Long (嘉隆): Thịnh vượng - tươi tốt Càn Long (乾隆): Tươi tốt của trời Pháp Long Tự (法隆寺): Chùa Pháp Long tại cố đô Nara, Nhật Bản Cẩn Hạ Tân Niên Thiệp Tết của Nhật Gia Chính Xin giới thiệu một số bức thư họa của chúng tôi. 龍Long (Hán chuyển sang La Tinh). 鴻龐Hồng Bàng 謹賀新年Cần Hạ Tân Niên Bát Long Bát Sắc Đồng Chầu (4 cặp rồng đôi) Mùa Xuân nơi núi Phú Sĩ, đón ngắm mặt trời mọc, người Nhật gọi là “raiko” (来光, lai quang), vào ngày 1/1 thì nhiều người hô “Banzai!” (万歳, Vạn tuế). Ngũ Long ngũ sắc. 8 x 8 chữ “Phúc” bằng 8 màu... tạm coi như “Vạn Phúc”.


Chữ “Cha Mẹ” bằng chữ Nôm và La Tinh = Phụ Mẫu. Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Thư Họa Trên Gỗ Hai Vầng日月 Nhật Nguyệt 龍Long (chữ Hán chuyển sang La Tinh) 鴻龐Hồng Bàng Cha Mẹ 父母Phụ Mẫu 心如日月 Tâm Như Nhật Nguyệt Trên: 春Xuân 夏Hạ 秋Thu 冬Đông Dưới: 梅Mai 蘭Lan 菊Cúc 竹Trúc Mặt sau: Dương Lịch 2012 Việt Lịch 4891 Chữ “Long” viết theo kiểu chữ “Triện”. Núi Phú Sĩ lúc mặt trời mọc. Tranh núi Phú Sĩ trên gỗ.

Núi Phú Sĩ cao 3.776 mét lúc mặt trời mọc. Khối gỗ vuông 6 mặt. 1: Ông, 2: Bà, 3: Cha, 4: Mẹ, 5: Anh, 6: Em. 1: Nhân, 2: Chi, 3: Sơ, 4: Tính, 5: Bản, 6: Thiện (Viết bằng Hán, Nôm và La Tinh) CÂU CHUYỆN VỀ TẾT Đổ Thông Minh Việt Lịch 越歴 : 2879 + 2012 = 4891 Tính từ đầu họ Hồng Bàng (鴻龐), khi đó nước Việt tên là Văn Lang (文郎).

Về thập can (thiên can), thập nhị chi (địa chi) và 12 con giáp Từ trong ra ngoài: Vòng 1: 12 chi - vòng 2: giờ - vòng 3: con giáp. Về mấy từ ngày Tết - Tết: Có lẽ gốc tứ chữ “Tiết” (節) của Trung Hoa, đầy đủ thì đúng ra là “Xuân Tiết” (春節). “Tiết” là mùa, và ở đây chỉ mùa đầu tiên là mùa Xuân. - Giao Thừa (交承): Giao là đưa như giao hàng, giao ban và Thừa là tiếp nhận. Giao Thừa là năm cũ giao và năm mới tiếp nhận. - Trừ Tịch (除夕): Trừ là bực thềm hay loại bỏ và Tịch là đêm, Trừ Tịch là đêm bực thềm giữa năm cũ và mới, tức đêm cuối năm. - Nguyên Đán (元旦): Nguyên là khởi đầu, Đán là sáng sớm.Văn hóa Lễ Tết Nhật Bản


Nguyên Đán là sáng sớm đầu tiên của năm. Tết Tây là theo Dương Lịch (陽暦). Tháng Tây có 30, 31 ngày, trừ tháng 2 thường là 28 ngày. Tuy nhiên quả đất quay quanh mặt trời 1 vòng là 356 ngày 6 giờ, nên cừ 4 năm dư 1 ngày, ngày đó đưa vào tháng 2 thành có 29 ngày. Theo Dương Lịch thì gọi là: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số ngày: 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31 Làm sao để nhớ tháng nào 30 ngày, tháng nào 31 ngày? Hãy nắm bàn tay lại, nhìn mu bàn tay. Đếm từ phải qua trái hay từ trái qua phải cũng được.
Phần xương nhô lên là tháng 31, phần trũng xuống là tháng 30 ngày (riêng tháng 2 thì 28 hoặc 29 ngày). Đến Tháng 1… tới 7, sau đó Tháng 8 thì lại đếm lại phần xương nhô lên, Tháng 9 trũng xuống… Năm 2008, mỗi tháng Ta tất nhiên có một lần trăng tròn/rằm, nhưng có tháng Tây có tời 2 lần trăng tròn khi ngày rằm 15 Ta rơi vào ngay đầu tháng Tây thì cuối tháng đó lại có thêm một ngày trăng tròn nữa.

Thường một năm có 52 tuần, nhưng đúng ra tuần đầu hay tuần cuối năm, dù không đủ 7 ngày, nhưng cứ có ngày Thứ Năm là kể 1 tuần, nên có năm có tới 53 tuần. Tết Ta là theo Âm Lịch (陰暦) hay Nông Lịch (農暦, tức lịch của nhà nông). Dù còn làm nghề Nông, nhưng càng ngày người ta càng không lệ thuộc nhiều vào Mặt Trăng. Để cho giản dị và tránh 2 cái Tết gần nhau và thống nhất với Tây Phương, từ năm 1873 tức Minh Trị (明治) năm thứ 5, Nhật Bản đã đổi sang ăn Tết Tây, nhưng phong tục vẫn giữ như cũ. Cũng thời Minh Tri, cho phép tu sĩ Phật Giáo lập gia đình, nhưng chỉ cho phái nam lên làm Thiên Hoàng.

Năm Nhuận: Là năm đưa thêm ngày hay tháng vào. Vì tháng Ta chỉ có 29, 30 ngày, một năm chỉ có khoảng 354 ngày, nên cứ 4 năm lại nhậu tới 1 tháng, như vậy năm đó có tới khoảng 383 ngày, dài nhất và tháng nhuận không cho vào tháng Giêng vì nếu như thế thành có tới hai cái Tết. Năm Kỷ Sửu 2009 nhuận có tới 2 tháng 5: Tháng Giêng 30 ngày (tháng Dần, tiếng Hoa là “yin”, nên VN đọc là Giêng) Tháng 2 30 Tháng 3 29 Tháng 4 29 Tháng 5 30 Tháng 5 nhuận 29 Tháng 6 29 Tháng 7 30 Tháng 8 29 Tháng 9 30 Tháng 10 29 Tháng 11 29 (còn gọi là tháng 1)
Tháng Chạp 30 (theo chữ Hán là Liệp (猟), săn bắn, còn gọi là tháng củ mật vì có nhiều thực phẩm chuẩn bị cho ngày Tết) Thực ra 1 tháng có mấy tuần, hay 1 tuần có mấy ngày? Chu (週), là 7 ngày = week, nhưng người Việt hầu như không dùng. Mà dùng Tuần Lễ (旬礼) với lễ là đi lễ theo Thiên Chúa Giáo, và nói tắt là Tuần. Tuần (旬), là 10 ngày, thời gian mặt tời quay quanh chính nó 1 vòng, nên tháng có 3 tuần là Thượng Tuần, Trung Tuần và Hạ Tuần. Tuy nhiên đối với đời người thì 1 tuần là 10 năm, nên Thất Tuần là 70 tuồi,

Bát Tuần là 80 tuổi. Người trạc tuổi Trung Tuần, đời người tính tròn là 100 năm, trung tuần là ở giữa, tức khoảng 50 tuổi. Giờ Hà Nội đi trước giờ Bắc Kinh nên cứ 22 hay 23 năm lại sinh ra 2 ngày Tết khác nhau. Riêng năm Mậu Thân 1968 việc sửa Tết sớm 1 ngày chỉ nhằm phục vụ mục tiêu chiến tranh, để khi nghe mật hiệu tấn công thì quân CS có thì giờ từ rừng áp sát vào thành phố. Gặp trường hợp này, người Việt ở hải ngoại thường dùng lịch theo người Hoa đâm bối rối không biết nên ăn Tết ngày nào.

TẾT TA ĐINH HỢI NGÀY NÀO? 17 HAY 18/2? Theo lịch Đông Phương chủ yếu là Trung Quốc, thì năm Đinh Hợi, Tết Tàu vào ngày 18/2/2007, nhưng theo cách tính lịch của nhà cầm quyền Việt Nam thì Tết Ta vào ngày 17/2/2007, tất cả các lịch trong nước năm nay đều in như vậy. Vậy phải ăn Tết ngày nào, hay ăn cả hai!? Hải ngoại như vậy có “Tết Nhuận”? Theo ông Vũ Đưc Vượng, giải thích sự khác nhau ấy như sau: “Âm lịch có một điểm hết sức nhất quán, đó là một tháng mới bắt đầu đúng vào giờ đầu tiên của kỳ trăng mới (*), đó là khi Mặt trăng bắt đầu một vòng quay mới. Quay lại với sự khác biệt, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở kinh độ 120 Đông, theo múi giờ GMT+8.

Hà Nội nằm ở kinh độ 105 Đông, vì vậy Việt Nam theo múi giờ GMT+7. Năm nay, đối với Việt Nam, chính xác thời điểm Mặt trăng bắt đầu vòng quay mới là 23 giờ 14 phút ngày 17-2. Trung Quốc đi sớm hơn một giờ, nên thời điểm đó là 0 giờ 14 phút ngày 18-2. Vì vậy lịch Trung Quốc tính năm Đinh Hợi bắt đầu vào ngày 18-2, còn lịch Việt Nam tính vào ngày 17-2. Đương nhiên, cả hai nước đều đúng, và cả hai cần phải tuân theo cách tính của mình. Hoan hô sự khác biệt! Sự khác biệt đó, tuy làm cho nhiều người chúng ta quen với Dương Lịch phải bối rối, nhưng lại là một nhắc nhở tuyệt vời: cho dù có toàn cầu hoá đến đâu đi nữa thì truyền thống cũ vẫn theo sát chúng ta. Lấy ví dụ tháng Ramadan năm vừa qua.

Ramadan là tháng thứ 9 vào mỗi năm Hồi giáo, và toàn bộ tháng được dành để nhịn ăn vào ban ngày, được coi như một cách để tăng cường mối liên kết gia đình và cộng đồng. Năm ngoái là năm Hồi giáo thứ 1427. Do là chị em với lịch Châu Á, lịch Hồi giáo cũng căn cứ theo Mặt trăng, và một tháng bắt đầu với một kỳ trăng mới. Tuỳ theo vị trí người ta sống ở trên Trái đất, tháng Ramadan của năm 1427 bắt đầu vào ngày 23 hoặc 24-9 năm ngoái. Liên đoàn Hồi giáo Bắc Mỹ công nhận tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 23-9, trong khi người Hồi giáo ở Châu Á và Trung Đông bắt đầu nhịn ăn ngày 24-9.”. (*)

Giờ bắt đầu ngày 1 Âm Lịch, gọi là “giờ sóc”. Từ trần gian lên thiên đình bao nhiêu ngày đường? Ngày 23/12 Ta, người ta đốt vàng mã, thả cá chép… đưa Ông Táo (翁灶) (và cả Ông Công), về trời báo cáo Ngọc Hoàng đón về ngày 3/1. Dù là cưỡi cá chép hay đi bằng hòa tiễn thì lúc nào tính ra cũng là 10 ngày. Cảnh hai ông Táo gọi chung là Táo Quân (灶君), thật khó xử, không biết ông nào đi, ông nào ở lại? Nhiều tài liệu cho rằng Ông Công (翁公) tức Thổ Công (土公) là Thổ Thần (土神) hay Thần Đất được thờ riêng ở trên nhà (bên trái bàn thờ tổ tiên) không quan hệ với Ông Táo là Thần Bếp ở dưới bếp. Nhưng cũng đôi khi có tài liệu cho hai Ông Táo gồm chồng cũ là Thổ Địa (土地, lo chuyện nhà cửa) và chồng mới là Thổ Công (土公, lo chuyện bếp núc) và một bà Thổ Kỳ (土祇, lo chuyện chợ búa).

Tích ông Táo: Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên.


Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết. Thượng Đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa. Hai ông Táo lần lượt là chồng trước và chồng sau chắc là phải chọn giải pháp rất công bằng là luân phiên hàng năm, thế mà ghen thì vẫn ghen, không dám đi lâu, cứ xong việc là ông nào, ông nấy lo chạy về nhà. Ông Táo Việt thì tất nhiên luôn mang phong cách rất Việt Nam, luôn phải xin lỗi vì đi trễ, đôi khi quên cả mặc quần dài…

Nhưng sau khi đọc “Sớ Táo Quân” chi độ vài chục phút, không nghe nói ở lại vui chơi với tiên nữ, coi như quay về ngay cũng chỉ vì tính ghen. Như vậy đường từ trần gian lên trời là 5 ngày đường. Có chuyện thỉnh thoảng Táo Bà cũng lên Thiên Đình báo cáo, bỏ hai Táo Ông chỏng gọng chăng? Chắc là Ngọc Hoàng thích nghe Táo Bà báo cáo hơn!? Tết Ta người Âu-Mỹ thường gọi là “Chinese New Year”. Người Lào, Cam Bốt và Thái Lan… không dùng Âm Lịch, Tết của họ thường vào tháng 4, chịu ành hưởng ít nhiều của văn hóa Ấn Độ. - - - - -


alt

Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau, nhưng Bánh Tét đa dạng hơn, có khi thêm đậu đen hay đỏ còn nguyên hột, đậu phộng (lạc), dừa, chuối, gấc… Mấy năm qua ở Việt Nam có làm những Bánh Chưng và Bánh Tét khổng lồ, nặng 1,5-2 tấn. Năm nay khách sạn Yasaka Saigon ở Nha Trang có làm Bánh Tét dài 31 mét, nặng 675 kg, nấu trong cái nồi tôn đặc chế dài hơn 31 mét… Người Việt có truyền thuyết Tiết Liêu còn gọi là Lang Liệu, con thứ 18 của vua Hùng Vương thứ 6, Vua phán: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.".

Tiết Liêu dâng vua Hùng Vương Bánh Chưng và Bánh Giày nên được vua cha truyền ngôi cho. Bánh Chưng và Bánh Giày có thể không ngon bằng sơn hào hải vị mà các người anh dâng lên, tại sao Tiết Liêu lại được truyền ngôi? Có nơi viết là “Bánh Dày/Dầy”, nhưng có thuyết cho là bánh này xuất phát từ “Phủ Giày” ở miền Bắc, nên tên đúng phải là “Bánh Giày” chăng? Bánh Chưng và dưa chua. Bánh Tét 3 màu.

Bánh Giày kẹp giò lụa/bì. “Bánh Tét” là do đọc trại từ chữ “Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng và Bánh Giày làm bằng những sản phẩm nông nghiệp, phổ thông và gần gũi với người dân, thêm nữa, Bánh Chưng vuông tượng trưng cho “Đất” và “Âm”, Bánh Giày tròn trương trưng cho “Trời” và “Dương”, người ta ai cùng nhờ trời che, đất chở, nên khi Tiết Liệu dâng bánh hai loại bánh này là biểu hiện trọn vẹn quan hệ mật thiết của tam tài: “Thiên - Địa – Nhân” (天 - 地 - 人) và hòa hợp “Âm - Dương” (陰 - 陽), như vậy là người đã hiểu được “Đạo Trời”, mà “Ý dân là ý trời”, hiểu được ý dân thì mới là người có cái “Đức Lớn” hay “chí lương tri” cai trị muôn dân..


. Khi phụ nữ sinh son, người Việt cũng hay chúc “mẹ tròn con vuông”, ý chỉ thuận đạo trời, được tốt đẹp, chứ không phải mẹ thì tròn quay còn con thì vuông vắn. Người Nhật tự coi mình là con cháu Thái Dương Nữ Thần (太陽女神), nên chỉ có Bánh Giày mà không có Bánh Chưng. Họ làm bánh bán thường là loại khô có hình tròn (O) và cả loại hình chữ Nhật (日), sau này có cả loại bánh tươi cán thành tấm khổ khoảng 20 x 30 cm, dầy khoảng 1,5 cm. Người Hoa và Nhật chỉ có loại tương tự Bánh Ú goí bằng lá chuối của Việt Nam (hình trên), tiếng Nhật gọi là “Chimaki” (hình dưới), gói bằng là trúc thảo (竹草) một loại trông như lá dong nhưng nhỏ và dài. Có điều, có điều… câu chuyện hay và ý nghĩa như vậy, nhưng không hiểu sao người Việt lâu lâu ăn Bánh Giày trong năm hoặc lúc Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Ta, tới Tết chỉ thấy nói tới Bánh Chưng?


Đúng ra trên bàn thờ ngày Tết nên để cả hai thứ bánh chăng? Làm như thế, vừa bảo tồn truyền thống vừa tưởng nhớ và thấm nhuần được cái “Đức Lớn” của tổ tiên. Bánh Giày thường làm nhỏ, đường kính độ 6-7 cm, nếu cần thì làm lớn để tương xứng với Bánh Chưng. Tết Ta Đinh Hợi năm 2007, đài RFA đã phỏng vấn chúng tôi về Tết Việt-Nhật và lễ Thành Nhân (đúng 20 tuổi) của Nhật. Cắt Bánh Chưng, Bánh Tét hay Bánh Kem.... thế nào cho đẹp? Bánh Chưng, Bánh Tét bằng nếp rất dính nên khó cắt bằng dao, chưa kể bánh gốc “mộc” kỵ dao gốc “kim” nên thường người ta cắt bằng lạt hay dây ny-lông dùng gói bánh (ngày Tết vốn là ngày kiêng kỵ). Bánh kem sinh nhật, bánh cưới... nhiều kem cũng rất dính dao nên cái bánh trang trí thật đẹp mà khi cắt ra thường bị nát! Dựa vào kinh nghiệp cắt Bánh Chưng, Bánh Tét của Việt Nam, chúng tôi nghĩa ra một mẹo nhỏ, căắ bằng tấm lót và dây cước (ny-lông) hay chỉ lớn...


1- Dùng thớt ny-lông mỏng, tấm lót lny-lông, loại hay dùng để cắt giấy hay bìa dầy, dầy khoảng 1/3-1/2 mm. 2- Cắt ngạnh chéo sâu khoảng 2 mm, cách nhau khoảng 2 cm (hay tùy theo nhu cầu) chung quanh tấm lót để cài dây cước. Ngạnh được cắt chéo để dây khỏi tuột. 3- Cắt những đoạn cước dài khoảng 30-50 cm. 4- Hai đầu dây cột với vòng tròn cùng màu, có đánh số đề biết rõ dây nào trên, dây nào dưới, dây nào lấy lên xiết trước, dây nào lấy lên xiết sau. Cắt một bánh chưng - Trước hết mắc 4 dây cước ngang rồi 4 dây cuớc dọc, cách nhau khoảng 2,5 cm, trước khi cầm móc lên xiết dây vẫn có thể điều chỉnh khoảng cách theo ý muốn.


- Bóc vỏ lá dong hay lá chuối Bánh Chưng, đặt trên tấm lót, vào vị trí cho ngay với những dây đã mắc. - Lần lượt lấy 4 vòng dây dọc lên xiết chéo. Sau đó lần lượt lấy tiếp 4 dây ngang còn lại. - Lấy đĩa úp trên bánh rồi lật ngược lại, sẽ có đĩa với 25 miếng bánh, gắp ăn dễ dàng. Cắt một cái Bánh Tét - Trước hết mắc 6 dây cước ngang cách nhau khoảng 2,5 cm, mắc thêm 1 dây cước dọc (mang số 1 vì sẽ lấy lên xiết đầu tiên). - Bóc vỏ là chuối Bánh Tét, đặt trên tấm lót, vào vị trí cho ngay với những dây đã mắc trên. - Lấy vòng dây dọc số 1 lên xiết chéo. Sau đó lần lượt lấy tiếp 6 dây ngang còn lại. - Xếp vào đĩa, sẽ có 14 miếng bánh, gắp ăn dễ dàng. Một đĩa bánh ngon lành! Cũng có thể dùng tấm lót bằng giấy dầy và dây bằng chỉ lớn... nhưng nếu dùng tấm lót ny-lông và dây cước thì có thể rửa và dùng đi dùng lại nhiều lần.


TẾT NHẬT 節 新春 新年 正月


Ngày Tết Ta tức mùng 1 năm Tân Mão nhằm ngày 3/2/2010 Nói về 1 năm, có 3 vế: Can - Chi - Giáp Tân - Mão - Miêu 辛 - 卯 - 猫 “Mão” là tên chi “Mão” hay giờ “Mão” (5-7 giờ sáng, tức “canh 6”), “Miêu” là tên con giáp. “Mão” và “Miêu” tương ứng với nhau trong cùng một cung giác (đi đôi với chi “Mão” là con giáp “Miêu”), chứ “Mão” hoàn toàn không có nghĩa gì là “Miêu” hay “Mèo” cả. Người Việt chúng ta thường nói: “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.”. Sách báo thường viết chữ “Mão” rồi vẽ “con Mèo”, nên hay có sự nhầm lẫn như vậy.


Có thể nói tuổi “Mão” theo chi hay tuổi “Con Mèo” theo con giáp, nhưng “Mão” không có nghĩa là “Mèo”, ngay nhiều người Hoa và Nhật… cũng hay nhầm về điểm này. Nhưng họ có 4 con giáp khác chúng ta. Thỏ à Mèo Cừu à Dê Heo rừng à Heo nhà Bò àTrâu Sở dĩ có sự thay đổi vì các con giáp này của VN gần gũi với chúng ta hơn. Nhật Bản từ năm Minh Trị thứ 5, tức 1873 đã chuyển ngày Tết từ Âm Lịch sang Dương Lịch, nhưng vẫn giữ phong tục như cũ. Ngày nay, trên lịch của họ không còn ghi ngày Ta nữa. - - - - -



NGƯỜI NHẬT ĐÓN TẾT

Người Việt ngày Tết ăn bánh chưng, bánh tét, người Nhật thì ăn bánh giày tròn (loại tươi hay khô) gọi là “marumochi” (丸餅, hoàn bính) hay chữ nhật (日, loại khô) gọi là “kakumochi” (角餅, giác bính) hay “kirimochi” (切り餅, thiết bính), mì (soba) qua đêm giao thừa gọi là “omisoka”. Loại bánh giày hình chữ nhật khô cứng, thường có khổ 4 x 6,5 cm, dầy khoảng 1,5 cm, bọc từng cái bằng giấy trong cho khỏi mốc, cho chung vào 1 bao ny-lông lớn loại 1 kg, giá khoảng 600-700 Yen. Khi ăn, thường để trên giấy nhôm (để trên mặt phải là mặt láng, mặt trái màu xỉn) và cho vào lò nướng hay lò oven (vi ba).

Khi nóng bánh sẽ nở và mềm ra, nhưng thường bánh nở sùi không đẹp nên sau này người ta khứa sẵn 2 đường hình chữ thập (十) cả mặt trên và dưới thì bánh không bị sùi nữa. Khi vừa nướng xong, bánh còn nóng, hãy chờ cho nguội 1 chút thì lấy ra khỏi giấy nhôm lót dễ dàng, nếu không sẽ bị dính. Chú giải: 1: tôm luộc, 2: cá mòi khô kho, 3: nishime (các loại rau nấu chín), 4: kamaboko (chả cá), 5: trứng đúc cuốn, 6: món khai vị, 7: konbumaki (phổ tai cuốn), 8: kurikinton (hạt dẻ), 9: tobiko (trứng cá bay muối), 10: cá tráp biển nướng, 11: trứng cá trích, 12: (rau muối) - càng cua, 13: kẹo, 14: món khai vị, 15: đậu đen, 16: tôm hùm nướng.

Các món ăn đặc biệt ngày Tết gọi là “osechi” (節, hình trên) như tôm và tôm hùm Ise (không có càng), gọi chung là “ebi” (海老, hải lão, tượng trưng cho tuổi thọ), cá hồng gọi là “tai” (鯛, điêu, liên tưởng từ “medetai” là chúc mừng), cá mòi khô kho xì dầu gọi là “tazukuri” (田作り, điền tác, tượng trưng cho nhà nông trồng lúa, ý chỉ được mùa), chả cá gọi là “kamaboko” (蒲鉾, bồ mâu, màu trắng và đỏ, gợi hình ảnh mặt trời mọc, tượng trưng sự vui mừng), trứng cá trích gọi là “kazunoko” (数の子, số tử, tượng trưng nhiều con), rong biển gọi là “konbu” (昆布, côn bố), đậu đen gọi là “kuro-mame” (黒豆, hắc đậu, tượng trưng sự mạnh khỏe vì “mame” cũng có nghĩa “mạnh khỏe”), rau nấu, trứng đúc cuốn gọi là “datemaki” (伊達巻, y đạt quyển), xúp gọi là “zōni” (雑煮, tạp chử)… thường là món nguội, mua ngoài tiệm về, vì ngày này họ bận đi chơi, ở nhà rất ít nấu nướng.


Trong dịp Tết, có khoảng 70% dân chúng đi lễ đền, chùa, nhà thờ gọi là “hatsumōde” (初詣, sơ nghệ), đông nhất là đền Minh Trị tại Tokyo với khoảng 3,5 triệu người trong đêm giao thừa và 3 ngày Tết. Khoảng hơn 50% về quê, khoảng 500.000 du lịch hải ngoại… Họ hay mua bùa cầu an, cầu như ý... hoặc mua mũi tên trừ ma gọi là “hamaya” (破魔矢, phá ma thỉ). Ngày 31/12, đặc biệt có chương trình văn nghệ của đài NHK số 1, gọi là thi hát “Hồng-Bạch” (giữa đội nữ và nam) thứ 61, kéo dài từ 7 giờ 30 tối cho đến 11 giờ 45 đêm, rất đặc sắc, dành cho những nghệ sĩ nổi bật nhất trong năm đi kèm một số tuyển thủ thể thao nổi danh. Chương trình này thường thu hút đến 60% khán thính giả TV.

le hoi o nhat ban 300x200 Du học Nhật Bản   15 ngày nghỉ lễ chính thức ở Nhật Bản

Năm nay bên Bạch, tức bên nam thắng. Sau giờ đó, TV quay ra chiếu cảnh đón giao thừa khắp nơi và cảnh đánh 108 tiếng chuông chùa xua đi những điều phiền não… Năm nay bắc và nam, cho đến tận Kyushu cũng tuyết rơi nhiều, trong khi vùng trung bộ như Tokyo… thì vẫn chưa có tuyết. Ca sĩ nổi danh Kobayashi cưỡi hạc. Tết người Nhật không đốt pháo nổ, chỉ đốt ít pháo hoa/bông đêm giao thừa, không có dưa hấu, không hái lộc và xông nhà (bước chân vào nhà đầu tiên trong năm mới) như người Việt, nhưng cũng có phát bao lì xì mừng tuổi năm mới (trung bình mỗi trẻ em được khoảng 24.000 Yen, tương đương 300 đô-la Mỹ). Khi đi đền hay chùa, một vài người bỏ chi phiếu vào thùng phước sương.

Ghi số tiền là 1.129 Yen (tiếng Nhật đọc từng số là “ichi ichi futatsu ku” hiểu ngầm thu gọn các chữ đầu là “ii fuku” tức phúc tốt lành) hay 2.951 Yen (tiếng Nhật đọc từng số là “futatsu ku go ichi” hiểu ngầm thu gọn các chữ đầu là “fuku koi” tức phúc hãy đến)... Sáng sớm “nguyên đán”, độ 4, 5 giờ sáng, có nhiều người Nhật ra biển hay lên núi cao, để từ đó nhìn về hướng đông ngắm cảnh “mặt trời mọc” đầu tiên trong năm và hô “Banzai” (Vạn Tuế) thần Mặt Trời, vì họ tự nhận là con cháu “Thái Dưong Thần Nữ”.

Tết Nhật cũng có báo Xuân vào ngày 1/1, các nhật báo tăng trang gấp 4-5 lần, thêm nhiều bài vờ và quảng cáo, nhưng ở bên trong thôi chứ trang đầu vẫn trình bày như thường lệ, vẫn tin tức hàng ngày không có gì đặc biệt.

TRANG TRÍ TẾT

Dịp Tết, ngoài trang trí chào mừng bằng Shimenawa, thêm tờ giấy ghi “Nghinh Xuân” (迎春), thường có để 2 cây “nêu” kadomatsu (門松, môn tùng, gate pine) ở 2 bên cửa nhà, chủ yếu là 3 khúc tre (竹) tuổi cắt chéo, bọc quanh bằng cành thông (松) và đế quấn rơm gọi là wara (藁, cảo), đôi khi có thêm cành mơ (梅)... tương trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng và vững vàng. Cây này được trang trí theo nhiều cách, để từ trước Tết Tây vài ngày cho đến mùng 7/1 hay 15/1 như thời Edo. Phong tục này có từ thời Heian (平安, Bình An), Muromachi (室町, Thất Đinh). Cũng có khi cây nêu là nguyên một cây tre gắn giấy màu trên có ghi những lời cầu hay chúc... (cây nêu dịp lễ “Tanabata” (七夕, Thất Tịch, tương tự Ngưu Lang Chức Nữ bên Việt Nam) vào ngày 7/7 thì treo nhiều giải giấy hay vải màu hơn).

Trước Tết vài ngày, các công ty, văn phòng hay chung cư đều tổ chức tổng vệ sinh. Các chung cư thường tổ chức giã bánh giày gọi là “mochitsuki” (餅搗き, bính đảo) chia đều cho mọi người tham gia tổng vệ sinh miễn phí. Nhiều nơi có các ông Sumo, hay tuyển thủ, nghệ sĩ tham dự. Loại tròn gọi là “marumochi” (丸餅, hoàn bính). Bánh giày khô khi nướng sẽ mềm ra, ăn với tấm rêu biển khô, bột lúa mì rang, đậu đỏ nấu nhiễn với đường gọi là “shiruko” (hình bên), canh tương (misojiru)… Người Nhật hay biểu diễn ăn một miếng bánh giày lớn, kéo dài ra rồi nuốt liên tục một hơi, không cắn cho đứt, không nhai.

Năm nào cũng có người già ăn bánh giày bị nghẹn cổ chết! Người Nhật dùng gạo nếp làm rất nhiều loại bánh giày khác nhau, có loại cán mỏng bọc đậu đỏ, bánh giày trà xanh, bánh giáy quế, bánh giày anh đào, kem bánh giày... Người Nhật không có bánh chưng, họ ăn giá nhưng không ăn hạt đậu xanh, hạt sen.

Người Nhật tin là Thần Năm Mới tới nhà nên dâng bánh… để cúng Thần, nay trở thành một thứ trang trí Tết. Bàn thờ hay khám thờ gọi là “kamidana” (神棚, thần bằng) ở nhà thì để “kagami mochi” (鏡餅, kính bính, bánh giày hình gương tròn, gọi là bánh giày vị xuất xứ từ Phủ Giày/Giầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, chứ không phải do dày mỏng, nhưng cũng nhiều nơi viết là “dày”) có từ thời (室町, Thất Đinh) thế kỷ 14-16, gồm: - 2 bánh giày tròn chính là “kagami mochi” (round mochi) nhỏ lớn chồng lên nhau tượng trưng cho năm đi và năm đến, trái tim con người, "âm" và "dương", hay mặt trăng và mặt trời (có nơi để 3 bánh giày trước bàn thờ Phật).


Ngày nay thị trường bán sẵn 2 bánh giày dính liền nhau, đúc sẵn trong một bao khuôn nhựa
. - 1 quả cam loại có tên là “daidai” (橙, tranh, nghĩa là cam, citrus aurantium) đồng âm với “daidai” (代代 hay代々 theo lối viết của Nhật) với ý truyền từ đời này sang đời khác (giống như người Việt để “cầu, dừa, đủ, soài”… với ý “cầu vừa đủ sài), nhưng đôi khi không có cam thì dùng quýt (mikan). - Con tôm (海老, ebi, hải lão), nay thường bằng nhựa, với ý cầu thọ, nếu là loại lớn thì có thể là một con tôm hùm Ise.

- Cành thông tươi, tượng trưng cho sự hiên ngang, bất khuất. - 2 cành lá cây tươi “urajiro” (裏白, lý bạch) xòe ra 2 bên (một loại dương xỉ, luôn đi đôi 2 cành, đưa mặt sau màu trắng lên trên, hình bên) tượng trưng cho sự gắn bó, có đôi. http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%82%A6%E3%83%A9%E3%82%B8%E3%83%AD
- Lá rong biển hơi tươi “konbu” (昆布, côn bố tức phổ tai). - Rong biển hơi tươi “hondawara” (馬尾藻, mã vĩ tảo hay神馬藻 , thần mã tảo), còn gọi là “nho biển”, vì cành có những “quả” trông như quả nho (hình bên). - Đôi khi thêm quả hồng khô “hoshigaki” (干柿, can thị), hay 1 xâu hồng khô “kushigaki” (串柿, xuyên thị). - Trên cùng là cái quạt giấy xếp gọi là “ōgi” (扇, phiến) hay “sensu” (扇子, phiến tử, folding fan) trong tư thế mở ra tương trưng cho sự “khai mở” tương lai tốt đẹp, thường viết chữ “thọ” (寿), có khi cả chữ “phúc” (福). Quạt giấy xếp là phát minh của Nhật Bản từ khoảng thời Heian, 784-1184…

- Shide (紙垂 chỉ thùy) hay gohei (御幣, ngự tệ) màu trắng hay đỏ trắng (tượng trưng cho sự ăn mừng, vui tươi). - Tất cả đặt trên tam bảo gọi là “sanpō” (三宝) lót khăn đỏ gọi là shihōbeni (四方紅) hay phụng thư (書) màu trắng ở 4 phía gọi là (半紙, bán chí). Thực tế, có rất nhiều cách trang trí khác nhau. Ngày 11/1, với 3 con số 1, được coi là ngày may mắn ở Nhật, có lễ mở “gương” bánh giày (tròn như cái gương, thực ra là đập gương, nhưng Tết kỵ dùng chữ đập, chữ “thiết” là cắt hay “cát” là chia nên dùng chữ “khai” là mở) gọi là “mochi biraki” (鏡開き, kính khai, mirror opening, opening the mirror hay breaking of the mochi), gương tượng trưng cho sự viên mãn, mở ra tương lai. Thời gian này nếu là bánh tươi mới làm thì bắt đầu khô nứt và dễ đập vỡ ra nướng ăn hoặc nấu như bánh trôi, bánh chay của Việt Nam vậy. Họ đập bánh khô bằng búa, hay đập bánh vào tường, cột… chứ không cắt bằng dao dù là bánh tươi, vì cắt mang ý nghĩa chia lìa, và dao là “kim”, kỵ bánh giày là “mộc” như bên Việt Nam.

Thực tế, bánh khô thì rất cứng không cắt được, bánh tươi thì rất dính cũng không cắt được, chỉ có thề dùng tay ngắt ra từng miếng. Có nơi làm những bánh giày lớn, có thể chia cho 500, 700 người ăn. Lễ này đặc biệt thường được tổ chức với những người học võ như Judo (Nhu Đạo), Karatedo (Không Thủ Đạo), Akido (Hiệp Khí Đạo, đúng ra là Hợp Khí Đạo), Kendo (Kiếm Đạo) và Jujutsu (Nhu Thuật). Cũng có nơi mở đầu hoạt động đầu năm bằng lễ dùng búa gỗ đập nắp tròn để khui thùng rượu lớn gọi là “sakadaru” (酒樽, tửu tôn, thùng gỗ bọc rơm dung tích 1 thăng (升) = 120 lít, thường thấy ở các đền, chùa, sake barrel) chia cho mọi người, nay cũng thường tiến hành cho các lễ khai mạc, đám cưới... - - - -


- NÓI CHUYỆN TẾT VÀ THƯ HỌA

Ngày 31/12/2011, buổi tối, chúng tôi đã xuống nhà hàng ca nhạc Asia Cộng Đồng Việt nói chuyện Tết và ngồi viết thư họa/pháp , chữ Quốc Ngữ, Hán và Nôm. Có khoảng 50 người tham dự, hát Karaoke, chơi lô-tô, đố vui có thưởng... cùng đón giao thừa và mừng năm mới

Nhà hàng này có sức chứa khoảng 80 chỗ, do gia đình anh Đỗ Bì khai trương năm 2010. Tháng 4-8/2011, nhà hàng đã tổ chức thi hát Karaoke dành cho những ca sĩ trẻ, dự trù năm 2012 sẽ tiếp tục cuộc thi như vậy. Kanagawa-Ken, Ayase-Shi, Teraonaka 4-9-38 Kitsukawa Biru B1 Tel: 0467-84-7717 Tel: 080-6546-2185 Ngày 1/1/2012, buổi trưa, chúng tôi qua chùa Việt Nam (ngôi chùa thứ 2 của người Việt, sau chùa Nam Hòa ở tỉnh Saitaka, bắc Tokyo, xây dựng ngày 1/1/2006, ngoài ra còn có 2 đạo tràng mới tại Osaka và Kobe) tại Hanbara, tỉnh Kanagawa, nam Tokyo, do Hòa Thượng Thích Minh Tuyền trụ trì. Tặng chị Diệu Ngọc “心如仏Tâm Như Phật” viết trên gỗ.


Chùa mới đang xây, dự trù tháng 2/2012 sẽ khánh thành đột 1. Có khoảng 250 người tham dự lễ cúng ngọ đầu năm. Đêm giao thừa tại chùa này cũng có khoảng 40 người tham dự. Chùa Việt Nam địa chỉ tại Kanagawa-Ken, Aiko-Gun, Hanbara, Aikawa-Machi 4889-1 (điện thoại: 046-281-4226) đang xây trên khu đất rộng 460 mét vuông, bên dòng sông Aikawa, với công phí tổng cộng khoảng 150 triệu Yen (2 triệu đô-la Mỹ), được 80% thì cạn kiệt tài chính nên chị Ni Ni Bùi và nhiều người phát tâm gây quỹ. Dự trù việc xây chùa sẽ hoàn tất phần chính vào tháng 2/2012 để khánh thành giai đoạn đầu, với chính điện chứa được khoảng 100 người, hội trường chứa được khoảng 200 người.

T140-0004 Tokyo-To, Shinagawa-Ku, Minami Shinagawa 3-6-3-3F JAPAN

dothongminh2001@yahoo.com

Tel & Fax: 03-3471-0162, 03-3799-1763

No comments: