Monday, January 30, 2012

XÃ HỘI VIỆT NAM


Nhóm "hút đinh" tại Sài Gòn

Khánh An, phóng viên RFA
2012-01-28

Trong chương trình lần này Khánh An mời hai bạn đại diện cho một nhóm có một hoạt động khá là lạ và mới ở Việt Nam, đó là “hút đinh”. Tại sao lại có một nhóm lạ như thế này tại Việt Nam?

Photo courtesy of nld.com

Nhóm hút đinh tại TPHCM ra quân

Chống nạn "đinh tặc"

Khánh An sẽ cùng nói chuyện với hai bạn và chắc là phải nhờ tới hai bạn giải thích thêm là tại sao có một hoạt động như vậy với những đoàn nhóm dùng xe đi hút đinh trên các ngả đường trong nước.

Khánh An: Trước khi bắt đầu vào chương trình, Khánh An mời hai bạn tự giới thiệu một chút về bản thân mình, được không?

Thịnh: Em xin tự giới thiệu em là Nguyễn Hữu Thịnh, hiện nay em 26 tuổi. Công việc chính hiện tại em tham gia vào đội hút đinh của Quận Thủ Đức và em sinh sống tại Quận 9, TP.HCM. Hiện tại em là sinh viên mới ra trường thôi chị ơi nên chưa có việc làm gì hết, ngoài việc tham gia đội hút đinh.

Duy: Em tên là Lưu Thanh Duy. Năm nay em 18 tuổi. Em vừa tốt nghiệp cấp 3 xong thì em vừa đi học vừa đi làm. Em tham gia việc này cũng được 3 tháng hơn rồi. Em sinh sống tại Quận Thủ Đức luôn.

Khánh An: Khánh An một lần nữa rất vui chào đón các bạn đến với chương trình Café Wifi. Chắc là mọi người đang rất thắc mắc không biết tại sao lại có các đội hút đinh, các bạn có thể cho biết là tại sao lại có đội hút đinh xuất hiện ở Sài Gòn và mục đích của việc xuất hiện những đội nhóm này là như thế nào không?

Duy: Đội hút đinh của tụi em xuất hiện trên địa bàn TP.HCM cách đây cũng hơn một năm rồi. Đội hình này ra mắt khi mà trên các tuyến đường TP.HCM xuất hiện những đinh, vít ốc do những người vá xe người ta tự chế theo hình thoi mà dân TP.HCM thường hay gọi là những "con ách rô” để bẫy những người đi đường đi bằng xe Honda, xe tải mà cán phải thì sẽ bị bể bánh. Việc đó rất nguy hiểm vì người ta bị bể bánh thì có thể sẽ bị tai nạn giao thông, cho nên đội hút đinh xuất phát từ đó.

Khánh An: Vâng. Các bạn có thể cho biết ý tưởng thành lập những đội hút đinh này bắt đầu từ đâu không?

Duy: Dạ, đội hút đinh này theo em được biết là xuất hiện từ mấy anh thanh niên xung phong ở tỉnh Bình Dương. Các anh đã sáng chế ra những cái xe này và tụi em lấy theo mẫu thiết kế đó để thiết kế các xe mà đi trên đường của các tuyến đường quận mình.

Khánh An : Vâng. Và những mẫu xe này thì các bạn có thể mô tả cho mọi người biết nó như thế nào hay không ?

Duy: Dạ, xe hút đinh được chế theo một cái khung sắt, ở dưới có gắn nam châm. Khi chạy trên đường thì mình cột cái xe đó vô xe máy của mình để mình chạy trên đường với tốc độ chậm thì những sắt vụn với những cái đinh, vít ốc, v.v. sẽ bị hút lên và khi mình xả ra thì mình lựa những cái nào nguy hiểm cho qua một bên.

Khánh An: Khi các bạn đi hút đinh như vậy thì các bạn hút được nhiều hay không?

Thịnh: Dạ. Để mọi người dễ hình dung thì như chị cũng biết là trên bộ bài tây nó có 4 quân bài là cơ, rô, chuồn, bích, thì loại đinh mà người ta làm thì nó giống như con ách rô vậy, y chang như vậy luôn đó.

Người ta cắt như vậy luôn đó và loại đó chỉ dùng để rải xe máy thôi. Còn để rải những xe tải thì họ sẽ cắt những miếng bự hơn và dày hơn, cũng y như vậy đó chị. Hồi lúc mới thành lập ra thì số lượng đinh mà tụi em đi hút về nhà phải tính bằng ký đó chị.

Khánh An: Wow! Là khoảng bao nhiêu ký một ngày?

Như bây giờ đi liên tục như vậy thì có một số “đinh tặc” bị động cho nên hiện nay họ rải không có nhiều lắm.

Nguyễn Hữu Thịnh, TP.HCM

Thịnh: Cái đó cũng tùy, có hôm thì được nửa ký, có khi hôm được một ký. Như bây giờ đi liên tục như vậy thì có một số “đinh tặc” bị động cho nên hiện nay họ rải không có nhiều lắm. Có hôm tụi em đi về hút được khoảng một trăm cây, có khi thì hai trăm, ba trăm cây.

Khánh An : Vâng. Và có khi nào chính các bạn là những người bị cán đinh không?

Duy & Thịnh: Dạ, chuyện đó thì thường xuyên lắm chị ơi.

Thịnh: Xe hút thì không có bị tại vì xe hút thì có cục nam châm rồi cho nên cái bánh của nó không có bị, chỉ có cái xe kéo của tụi em bị thôi chị ơi. Nó có thể xảy ra nhưng mà do là ngoài cái đội hút đinh của tụi em ra còn có một đội nữa là đội vá xe lưu động của quận nữa chị, cho nên hễ xe tụi em có bị bể, bị cán gì đó thì em sẽ điện cho đội đó lên và họ sẽ vá cho tụi em.

Khánh An: Hai bạn có thể cho biết là các bạn tham gia vào đội hút đinh từ khi nào hay không?

Duy: Em thì tham gia đội hút đinh từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2010, sau đó em nghỉ 4 tháng để sắp xếp việc gia đình, rồi tới tháng 10 em vào làm lại cho tới bây giờ.

Công việc ý nghĩa

Khánh An: Vâng. Còn Thịnh thì sao ạ?

1279359857-dinh-tac-2-250.jpg
Loại đinh rải trên đường gây tai nạn cho phương tiện giao thông. Photo courtesy of nld.com
Thịnh: Dạ. Em thì khi mà đội hút đinh này thành lập thì em cũng có biết và cũng có đi phụ mấy bạn trong đội hút đinh này vài lần, thì thấy công việc rất là hay và cũng có ý nghĩa, tại vì người ta cố tình rải đinh, vất vật nhọn ra đường làm cho những người lưu thông trên đường bị cán đinh xệp lốp, người ta phải đưa xe đi vá. Người ta lợi dụng điều đó để nâng giá tiền vá xe lên để lấy lời, thì đây là điều mà em thấy rất là bất bình. Do trước đó em kẹt còn phải đi học cho nên em không có tham gia được, rất là tiếc. Nhưng mà sau này em mới tốt nghiệp xong thì em có thời gian rảnh, em chưa đi làm, cho nên em xin tham gia vô đội này để làm. Thứ nhất, đây cũng là một việc đúng đắn, rất có ý nghĩa cho xã hội của mình và một phần nữa là công việc này em rất yêu thích cho nên em mới xin tham gia vô.

Khánh An: Khi các bạn tham gia như vậy thì các bạn có thể cho biết là một ngày làm việc của các bạn là như thế nào hay không?

Thịnh: Công việc của tụi em, nói đúng và chính xác luôn để cho chị và các bạn ở bên nước ngoài dễ hiểu, là công việc của tụi em 365 ngày tụi em làm đủ hết 365 ngày, không có ngày nghỉ chị ạ.

Khánh An: Như vậy thì các bạn làm việc từ mấy giờ?

Thịnh: Dạ. Ngoài giờ hành chính là 8 tiếng cơ bản, sáng từ 7 giờ cho tới 11 giờ là giờ nghỉ trưa, sau đó tụi em tiếp tục bắt đầu công việc là từ lúc 1 giờ chiều cho tới 5 giờ chiều tụi em kết thúc. Rồi sau đó ngoài thì giờ đó thì tụi em còn thay phiên nhau phân chia ra trực cơ quan với lại trực chốt vì trong thời gian nghỉ hễ mà dân người ta báo lúc nào thì tụi em đi ngay liền lúc đó.

Khánh An: Vâng. Khi các bạn làm như thế thì các bạn có được trợ cấp một phần nào không?

Duy: Một tháng tụi em được hỗ trợ 2 triệu để anh em chi phí trong tháng, còn xăng thì do Ban An toàn giao thông Quận Thủ Đức cấp xăng vì xe công tụi em đi hút đinh hằng ngày.

Khánh An: Hai bạn đều là những người tham gia từ lúc đầu khi thành lập những đội nhút đinh thì các bạn có thể cho biết là trong suốt quá trình các bạn tham gia làm công việc hút đinh thì các bạn có những kỷ niệm nào vui hay kỷ niệm nào mà các bạn nhớ nhất hay không?

Em rất là vui tại vì mỗi lần mình đi hút đinh về thì người dân lưu thông trên đường sẽ được an toàn trên chính đoạn đường mà mình đã hút, họ sẽ không bị tai nạn gì hết.

Nguyễn Hữu Thịnh, TP.HCM

Duy: Nói chung là niềm vui của anh em trong đội thì rất là nhiều, nhưng mà nếu nói về kỷ niệm nhớ nhất thì có kỷ niệm vào tháng 3 năm 2010, ngày 15 tháng 3, em nhớ rất rõ ngày đó, khi tụi em kéo xe đi trên Quốc Lộ 1A của Quận Thủ Đức thì có một vụ tai nạn đã xảy ra mà em nhớ nhất, là một cặp vợ chồng mà vợ đang mang bầu và người chồng chở đi bệnh viện để chuẩn bị sanh. Khi xe chạy ngang chỗ khu vực của công ty Samsung thì cán phải đinh tặc nên cặp vợ chồng đó bị tai nạn té xuống đường. Lúc đó trong đội anh em gồm 4 người chia nhau ra chở hai người đi bệnh viện, người vợ lúc đó bị băng huyết ở trong tình trạng coi như cứu được mẹ thì con không sống được, nên thấy rất là tội. Còn người chồng thì bị gãy tay, chân bị cày xuống đường nên bị trần xước rất là nhiều. Cảnh thương tâm đó làm tụi em nhớ nhất và có thể nói là nhớ trong cả cuộc đời luôn.

Khánh An: Vâng. Đó là một kỷ niệm buồn, phải không! Sau khi mà bạn chứng kiến và giúp cặp vợ chồng đó thì tâm trạng của bạn sau khi trở về như thế nào? Bạn có thấy là mình có một động lực nào đó để làm tốt công việc của mình hay không?

Duy: Sau vụ tai nạn đó thì anh em trong đội bảo nhau là thôi, cố gắng làm, mình không làm vì mình mà mình làm vì nhân dân. Em thì nói rằng mình có ba má nuôi rồi, bây giờ làm giúp người dân thì chắc ba má cũng vui.

Góp phần an toàn giao thông

Khánh An: Bây giờ cũng là Tết rồi. Khánh An có thắc mắc là không biết trong mùa Tết khi tất cả những hoạt động khác đều dừng lại thì công việc hút đinh của các bạn có dừng lại hay không? Hay là các bạn vẫn tiếp tục làm trong mùa Tết?

dinh-tac-1-250.jpg
Số lượng đinh các bạn mới hút về. Photo courtesy of nld.com

Thịnh: Dạ, Tết thì tụi em phải làm gấp đôi gấp ba lần ngày thường đó chị, tại vì thường thường trong những ngày lễ, ngày nghỉ những người đinh tặc họ sẽ rải đinh rất là nhiều, tại vì những thời gian đó các công sở công ty sẽ được nghỉ và người ta tận dụng những ngày đó để đi chơi. Đương nhiên, các đinh tặc sẽ tận dụng những ngày đó để rải đinh để kiếm được nhiều tiền qua việc vá xe, cho nên những ngày nghỉ lễ tụi em phải làm việc gấp hai gấp ba lần.

Khánh An: Khi mà các bạn tham gia một hoạt động rất là lạ, rất là mới, đó là hoạt động hút đinh, thì các bạn có học hỏi được gì hay không?
Những công việc mà các bạn làm mỗi ngày nó có làm thay đổi các bạn hay không?

Duy: Cái này là công việc hàng ngày của tụi em nói chung là giúp cho tụi em chững chạc hơn, sống chan hòa với mọi người hơn và xuất phát từ đó mình làm những công chuyện nhân đạo với tất cả mọi người, nhiều khi mình thấy cuộc sống này sẽ vui hơn.

Khánh An: Thịnh thì sao?

Thịnh: Dạ. Lúc trước, khi em chưa tham gia đội này, em đi trên đường em rất là lo sợ không biết tới khi nào thì tới phiên mình cán phải đinh và khi cán rồi thì không biết mình như thế nào, em rất là lo sợ.

Thời gian em chưa gia nhập đội, em đi đường em không biết lúc nào em sẽ bị tai nạn nữa, mà từ khi em tham gia vào đội này thì số lượng đinh mỗi ngày em hút về là em cảm thấy rất là an tâm. Em rất là vui tại vì mỗi lần mình đi hút đinh về như vậy thì mình có cảm thấy là mình không hút được hết tất cả số lượng đinh trên tất cả các tuyến đường nhưng ít ra đoạn đường mà mình đi hút như vậy thì người dân lưu thông trên đường sẽ được an toàn trên chính đoạn đường mà mình đã hút, họ sẽ không bị tai nạn gì hết. Khi mình làm được điều đó mình cảm thấy rất là vui đó chị.

Khánh An: Và một câu hỏi cuối thôi. Khi mà các bạn làm công việc hút đinh thì các bạn thấy có những khó khăn gì hay không?

Duy: Công việc của tụi em đôi khi rất là nguy hiểm từ những người vá xe vốn là đinh tặc. Khi tụi em đi trên đường thì những người đó họ mướn dân giang hồ này kia chận đường tụi em đòi đánh, đòi chém tụi em.

Trong những hoàn cảnh như vậy tụi em phải có cách xử lý khôn khéo để tránh được những cảnh nguy hiểm đó.

Khánh An: Vâng. Khánh An cảm ơn các bạn rất là nhiều, thứ nhất là các bạn đã tham gia vào chương trình, thứ hai nữa là cảm ơn các bạn đã đóng góp vào hoạt động một cách rất hữu ích cho người dân, đặc biệt là trong mùa Tết. Cảm ơn các bạn rất là nhiều. Chào các bạn.

Thịnh: Tụi em chào chị. Chúc chị một ngày làm việc thật vui.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/talks-w-pin-picking-gr-ka-01282012085142.html

“Người tiền sử về Hà Nội”
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-11-14

Ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21, ít ai ngờ rằng “người tiền sử” vẫn còn tồn tại. Đó là câu chuyện của ba cha con ông Sùng A Páo, một người dân tộc Mông đã sống như “người cổ đại” gần cả một đời người trong hang đá trên núi Mông ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.


Ông Sùng A Páo (khoảng 60 tuổi) ngồi chồm hổm bên mâm cơm cùng với hai đứa con là Sùng A Lự (7 tuổi) và Sùng A Đại (3 tuổi). Cách ba cha con ông Páo ăn cơm cũng chẳng khác người tiền sử là mấy. Có lẽ trong suy nghĩ của ba cha con ông, ăn chỉ là hành động dùng tay đưa thức ăn vào miệng; còn cách ăn như thế nào,

Ông A Páo và bé Đại bên "mái nhà" trong vách đá giữa chon von đỉnh núi. Source laodong.com
Ông A Páo và bé Đại bên "mái nhà" trong vách đá giữa chon von đỉnh núi. Source laodong.com


là điều ông chưa bao giờ nghĩ đến. Thấy ống kính phóng viên chỉa vào, ông vừa ngượng ngịu, vừa sợ sệt, lạ lẫm, ngạc nhiên và tò mò. Có lẽ ông cũng chẳng hiểu được vì sao người ta lại đến xem ông nhiều như vậy. Thầy Trần Duyên Hải, giám đốc TT Dạy nghề Nhân đạo cho biết:

-“Thứ nhất, ông ấy ở rừng lâu năm, nên tiếp thu rất kém. Ví dụ như đã dặn ông là khi thấy cổng nhà thì đi vào nhưng thấy đường phố lạ thì lại quên mất và đi lạc đến 2 ngày mới thấy. Thứ hai, sinh hoạt trên rừng khác. Khi ở đấy thì ông Páo không hề giặt giũ gì cả, nên khi về đây thì được dạy cách giặt giũ, nên ông cũng lóng ngóng. Hay là phải dạy ông ta đánh răng chẳng hạn. Thứ ba, tập quán ăn uống của họ cũng khác mình nên bây giờ vẫn cho ba cha con ăn riêng một mâm”.


“Hang đá tiền sử” Ba cha con ông Páo mới vừa được Trung tâm dạy nghề nhân đạo ở Hà Nội đưa về nuôi nấng, bắt đầu một cuộc sống “văn minh”, một từ tiếng Kinh mà ông già người Mông này vừa được học nhưng còn chưa hiểu hết nghĩa của nó. Trước khi được đưa về Hà Nội, chỉ cách đây hơn 2 tuần, ba cha con ông Sùng A Páo còn chưa thấy được một chiếc xe ô tô và chưa từng nghĩ thế giới rộng hơn cái hang đá mà ông sinh sống trên núi Mông Ân.

Bảo Lâm là một huyện miền núi hẻo lánh của tỉnh Cao Bằng, xã Mông Ân là một xã thưa thớt của huyện. Băng qua những con đường dài hàng chục km đến những ngọn núi chênh vênh ở Mông Ân với những ngôi nhà nằm lưa thưa vắt vẻo trên cao, mới thấy miền đất này như là nơi cùng cực của sự hoang vắng, đìu hiu…và tất cả những từ ngữ khó gọi gọi tên khác.

Ở nơi ấy, bên một hang núi Mông Ân cô độc, ba cha con ông Sùng A Páo lặng lẽ sống. Gọi đây là một cái hang cũng sai mà gọi là một vách núi cũng không đúng. Nó chỉ là một vách núi thõm một lỗ cạn, bên trên bạc ngàn tre dại rì rào, trước mặt là thung lũng hút sâu. Ông Páo dựng một tấm bạc nẹp tre che cái hang rất cạn ấy, như một cái “ổ” (vâng, có lẽ đây là từ ngữ thích hợp nhất) sống vắt vẻo bên những vách đá tai mèo sừng sửng. Thầy Trần Duyên Hải kể lại cảm xúc của mình khi tận mắt chứng kiến cái hang của cha con ông Páo:

Không thể tưởng tượng được. Đó là một cái hang nông, chứ nếu hang sâu thì tránh rét, tránh nóng được. Ông chỉ che một tấm bạc cũ, vào trong “nhà” thì không có một thứ gì cả, ngoài những sợi mì còn vươn vãi. Hai thằng con thì gầy, ông ấy cũng thế
Thầy Trần Duyên Hải
-“Không thể tưởng tượng được. Đó là một cái hang nông, chứ nếu hang sâu thì tránh rét, tránh nóng được. Ông chỉ che một tấm bạc cũ, vào trong “nhà” thì không có một thứ gì cả, ngoài những sợi mì còn vươn vãi. Hai thằng con thì gầy, ông ấy cũng thế”.

Ông Páo già nua gầy đét như thanh củi cháy xém, quanh năm mặc độc một bộ đồ màu sẫm. Nhìn từ xa, dáng ông Páo nhỏ thó, còng quắc chẳng khác nào một con quạ đen. Ông Páo đơn giản như rẫy ngô trên nương. Bản thân bao nhiêu tuổi, về cái hang núi ấy sống từ bao giờ, ông cũng không nhớ. Ông chỉ biết rằng mình từng có một cái nhà rách nát nhưng đã bán lấy 80 ngàn đồng để trả nợ và để đổi lấy hai chai rượu uống. Ông cũng nhớ rằng mình từng có 3 người vợ.

Hai người vợ trước đã chết. Cô vợ thứ ba của ông sinh năm 1984, hơi ngờ nghệch. Hằng ngày, cô vợ cõng củi xuống thị trấn Pác Miều bán kiếm tiền đong gạo nuôi ông Páo, nuôi mình và nuôi ba đứa con. Mặc dù ngờ nghệch nhưng vì mới ngoài tuổi 20, nên trông cô vợ ông Páo còn tươi tắn, khỏe mạnh như dòng thác dưới trung lũng. Chính sự ngây thơ và trẻ trung ấy mà vợ ông Páo mặc dù không thể làm một đóa hoa quỳ trên bản, cũng là một đóa hoa chuối trên đồi khiến nhiều kẻ thèm thuồng.

Cách đây mấy năm, trong một lần đi đổi củi dưới thị trấn, cô vợ trẻ này bị người ta lừa qua Mèo Vạc và bán sang biên giới chỉ bằng một tô phở và một bộ quần áo mới.
Cách đây mấy năm, trong một lần đi đổi củi dưới thị trấn, cô vợ trẻ này bị người ta lừa qua Mèo Vạc và bán

Bữa cơm  của bố con ông A Páo ở trước hang đá Mông Ân. Source Laodong.com
Bữa cơm của bố con ông A Páo ở trước hang đá Mông Ân. Source Laodong.com


sang biên giới chỉ bằng một tô phở và một bộ quần áo mới. Lang thang đi tìm vợ ở thị trấn, ông Páo ngơ ngác, tiu nghỉu khi được người ta mách lại là vợ ông “đã bị những người đi xe gắn máy lừa bán sang Trung Quốc rồi. Không biết đâu”. Cũng từ đó, Sùng A Lự, mới vài tuổi đầu tuổi thay mẹ trở thành tiều phu trong khi cha nó vào rừng đốn củi. Còn em nó, Sùng A Đại trở thành đứa bé ăn cơm với ớt thay sữa, nằm khóc ngao ngao.

Hằng ngày, ông Páo đi đốn cây rừng, dùng nêm gỗ bóc cây làm củi như cách người nguyên thủy vẫn làm. Không có búa, không có cưa, ông Páo chỉ có thể tách thân cây thành những khúc củi dài 2 mét. Mỗi ngày, A Lự lếch thếch tha bó củi to hơn nó, cao hơn nó cả sải tay đi từ ngọn núi này qua ngọn núi khác để đến thị trấn. Thầy Hải kể về đoạn đường vác củi của A Lự:
-“Tôi đi từ chợ thị trấn đến hang núi ấy là khoảng 14 cây số. Em Lự đi đường tắt có thể ngắn hơn. Em vác bó củi rất to, nhưng vì mưu sinh nên em ấy quyết tâm mang cho bằng được”.
-“Ngày bình thường, Lự đi bán củi được 10 ngàn, đổi thành 2 gói mì. Về nhà, ba cha con nấu lên ăn chung với ớt”.
Ngày bình thường, Lự đi bán củi được 10 ngàn, đổi thành 2 gói mì. Về nhà, ba cha con nấu lên ăn chung với ớt
A Lự không đi đường chính, vì đường chính sẽ xa hơn, mất cả 15 km. A Lự đi đường chim bay, mất chỉ 10 km nhưng phải leo qua các ngọn núi cao. Có đoạn núi dốc quá, A Lự leo như dựng ngược, rách cả đôi dép tổ ong. Nhìn Lự vác bó củi vật vả trên những ngọn núi tai mèo nhọn hoắc, chẳng khác một chú kiến tha miếng mồi to.

Chính vì thế mà A Lự đói xỉu, té ngã lăn đùng trên đường đi là chuyện bình thường. Những lúc bụng đói, trời giông, A Lự vẫn cặm cụi và lầm lũi làm cái công việc của người tiều phu vì hơn ai hết, Lự hiểu rằng nó phải cõng củi đến được thị trấn đổi lấy 2 gói mì làm thức ăn của ngày hôm đó. Thức ăn của ba cha con cũng toàn là đu đủ và ớt hái trong rừng. Vậy mà cũng có lúc cha con A Lự không tìm ra được một hạt gạo, một sợi mì để ăn với ớt. A Lự sợ đói lắm.
Có lần không đổi được mì, ba cha con Sùng A Lự nhịn đói suốt ba ngày đêm, chỉ uống nước ở cái thác trong rừng mà sống. Có lẽ vì thiếu dinh dưỡng mà tóc A Lự và A Đại cứ đỏ hoe, yếu ớt. Đến nỗi người ta từng nghĩ rằng, điều may mắn của duy nhất của những đứa trẻ này là chúng có một cái tên. Tên là cái duy nhất phân biệt A Lự với con thú kiếm ăn trong rừng.
Thực ra, A Lự còn có một đứa em trai, nhưng cách đây vài năm, nó ăn trúng cá ương mua ở thị trấn, đi ngoài và chết. Nhìn cách sống như người tiền sử của ông Sùng A Páo, người ta cũng không dám hỏi ông chôn đứa con ấy như thế nào.
Thực ra, A Lự còn có một đứa em trai, nhưng cách đây vài năm, nó ăn trúng cá ương mua ở thị trấn, đi ngoài và chết. Nhìn cách sống như người tiền sử của ông Sùng A Páo, người ta cũng không dám hỏi ông chôn đứa con ấy như thế nào.
Ngoài ông Páo và A Lự còn được mặc quần áo, A Đại đã lên ba mà cứ thế cởi truồng. Hàng ngày, thằng bé lấm lem này tìm trò vui bằng cách bò trườn bên mép vực thẳm trước hang, cũng là nơi giải quyết các nhu cầu tự nhiên của ba cha con. Có lúc, đói quá không đứng dậy nổi, A Đại nằm lăn lóc khóc chỏng chơ như con rùa nhỏ bị lật ngược; đến nỗi người ta tưởng tượng rằng chỉ một cơn gió giật của miền đá này cũng đủ làm A Đại lăn nhào xuống thung lũng.
Trừ A Lự hay xuống phố đổi gạo, ông Páo và đứa con còn lại cũng chẳng đi đâu ngoài cái hang đá rộng không quá 2 mét ấy. Không giặt giũ, không dép giày, không bật lửa, không giấy tờ tùy thân, không hộ khẩu. Ông Páo chỉ biết chặt cây, bó củi và A Lự chỉ biết đổi mì. Ngoài những nhu cầu tự nhiên, ngoài cái hang đá tai mèo, và ngoài cánh rừng đầy cây cối, có lẽ cha con ông Páo cũng không còn biết đến một điều gì nữa.

Thoát khỏi hang núi Mông Ân

Rồi câu chuyện “hang đá tiền sử” của cha con ông Páo được một số người biết đến, trong đó có Trung tâm dạy nghề nhân đạo mà thầy Trần Duyên Hải làm giám đốc. Cách đây ba tuần, thầy Hải mang xe ô tô leo dốc lên hang núi Mông Ân đón cha con A Páo về Hà Nội. Từ khi bị mất người vợ trẻ, ông Páo luôn cảnh giác với người lạ và những chiếc xe động cơ. Nhìn thấy chiếc ô tô, ông Páo nằng nặc không chịu đi theo về miền xuôi.

Gia đình ông A-Páo với bữa cơm tuy đạm bạc nhưng hơn rất nhiều cuộc sống trước đây, cả nhà trông chờ vào 5 - 10 nghìn tiền bán củi. Source buudienvietnam
Gia đình ông A-Páo với bữa cơm tuy đạm bạc nhưng hơn rất nhiều cuộc sống trước đây, cả nhà trông chờ vào 5 - 10 nghìn tiền bán củi. Source buudienvietnam

Còn A Lự thì khóc thét vì lần đầu thấy “con trâu to quá”. Thầy Hải kể lại:
-“Khi đón ông ấy về, rất vất vả. Vì ông ấy rất sợ, tôi phải nhờ một người Mông làm việc ở xã thuyết phục. Khi đi thì đứa con ông ta lại khóc thét lên vì lần đầu tiên đi ô tô, cứ nói là con trâu này to quá”.
Hiện tại, thầy Hải dạy tiếng Kinh cho ông Páo, dạy ông cách ăn uống, tắm rửa, giặt giũ và cũng sắp xếp cho Sùng A Lự, Sùng A Đại đi học, ông nói:
Bữa cơm đầu tiên ở Hà Nội, hai thằng bé ăn kinh khủng, ăn như chưa từng được ăn. Chúng há mồm thật to, gắp thật nhiều thức ăn
Thầy Trần Duyên Hải
-“Bữa cơm đầu tiên ở Hà Nội, hai thằng bé ăn kinh khủng, ăn như chưa từng được ăn. Chúng há mồm thật to, gắp thật nhiều thức ăn”.
-“Phải dạy ông những từ dùng để chào hỏi, “ăn cơm”, dạy ông ta giặt quần áo. Bây giờ ông ta giao tiếp khá hơn, nhưng chưa được thông thạo, vẫn còn xưng “tao”.
Đến Hà Nội, cha con ông Páo bắt đầu biết có một thế giới, nơi người ta ăn bằng đũa, nơi người ta đánh răng và nơi người ta không gọi nhau bằng “ngươi”, xưng bằng “tao”; nhưng có lẽ phải một thời gian nữa, ông mới có thể tự ra đường một mình. Đối với ông Páo, Hà Nội với những ngõ nhỏ và xe cộ dập dìu như ma trận. Cách đây vài hôm, ông xin đi đổ rác “cho các ngươi” và lạc đến hơn 2 ngày liền.
Chỉ trừ A Lự nói được chút ít tiếng Kinh do xuống trị trấn đổi củi, ông A Páo và cậu bé A Đại chỉ biết dùng tiếng Mông và bập bõm vài ba từ tiếng Kinh đủ cho giao tiếp. Đã 2 tuần ở Hà Nội, mà ba cha con vẫn còn ngơ ngác đến sững sờ. Thấy ông A Páo nhìm chằm chằm vào cái TV, tròn mắt trước cái điện thoại và ôm mãi cây cột đèn giao thông, mới thấy như một người tiền sử lọt vào một thế giới khác.
Thậm chí, ông Páo cũng không thể đi đứng tự nhiên được vì theo ông, ở trên núi, “muốn đi đâu cũng phải bám vào cây rừng và đi rất khập khiểng; nhưng ở Hà Nội thì không biết bám vào đâu!?”.
...ôm mãi cây cột đèn giao thông, mới thấy như một người tiền sử lọt vào một thế giới khác. Thậm chí, ông Páo cũng không thể đi đứng tự nhiên được vì theo ông, ở trên núi, muốn đi đâu cũng phải bám vào cây rừng và đi rất khập khiểng; nhưng ở Hà Nội thì không biết bám vào đâu!?
Đặc biệt, ông Páo cứ nhìn hết xe này đến xe khác chạy trên đường. Có lẽ vì ông còn lạ lẫm với đường phố Hà Nội, nhưng cũng có lẽ là ông đang tìm kiếm chiếc xe đã bắt mất vợ mình “vì xe máy mang vợ tao bán sang Trung Quốc mà”.
Dỗ dành thế nào, Sùng A Lự cũng nhất quyết không chịu nói chuyện với chúng tôi, bởi em chưa bao giờ biết đến cái điện thoại cả, khi nghe tiếng mà không thấy người, thì A Lự sợ đến phát khóc. Nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại, Sùng A Páo cũng không biết làm gì với cái cục sắt nhỏ trong tay. Mãi khi có người dạy nói “alo”, ông vừa ngập ngừng vừa lập lại. Tiếng Kinh còn kém cõi, ông Páo chỉ dạ vâng và cho biết “Thích Hà Nội lắm”.
Ngày bỏ hang núi ra đi, trừ hai con gà vừa biết gáy, cha con ông Páo không có thứ gì để mang theo, mới thấy khốn khổ và xơ xác cho cái thân cha con ông Sùng A Páo. Câu chuyện về cha con ông Sùng A Páo là một sự thoát ly đầy ngoạn mục từ một nơi tận cùng của hoang sơ. Thoát khỏi hang núi Mông Ân, là thoát những buổi chiều sương bay rát mặt của miền đá tai mèo.
Thoát khỏi hang núi Mông Ân là thoát khỏi những sợi mì trắng nở lềnh bềnh trong chiếc nồi nhôm hoen rỉ. Thoát khỏi những cơn đói hoảnh mắt, thoát khỏi những bó củi khổng lồ, và thoát khỏi những bữa cơm ớt đốt dạ dày. Âu cũng là cái may mắn cho cha con ông Páo. Thế nhưng, những số phận giống như cha con ông Páo rồi sẽ ra sao khi nơi miền đá tai mèo kia, không hề thiếu những “cái ổ của người tiền sử” như thế?
Liên hệ với tác giả tại: QUYNHCHI@RFA.ORG Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OneStoryaWeek/cave-man-in-hanoi-11142011095112.html

No comments: