Wednesday, January 11, 2012

VIỆT CỘNG CHIẾM ĐẤT HẢI PHÒNG


Phản ứng vụ cưỡng chế đất Hải Phòng

Lực lượng anh ninh trong vụ cưỡng chế
Chính quyền Tiên Lãng đã cưỡng chế thu hồi đất dù trước đó hứa "sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê" để khỏi bị kiện Giám đốc công an và Chánh án Tòa án nhân dân Hải Phòng lên tiếng xung quanh vụ sáu công an và quân nhân bị bắn trong vụ thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng hôm 5/1 giữa lúc người ta đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc cưỡng chế thu hồi.

Trang tin VnExpress dẫn lời ông Đào Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng nói đáng ra "tổ công tác huyện phải cho rút quân ngay để xin ý kiến chỉ đạo" nhưng "lãnh đạo công an huyện cùng một số cán bộ vẫn áp sát ngôi nhà dẫn đến hậu quả bốn cảnh sát và hai quân nhân bị trúng đạn hỏa cải phải đưa đi cấp cứu."

Các bài liên quan Hải Phòng khởi tố 'vụ án giết người' Dân Hải Phòng đánh mìn và bắn công an Ông Ca Bấm cũng nói sau khi sự cố xảy ra và nhận được đề nghị giúp đỡ của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã điều tới hai trung đội cảnh sát đặc nhiệm cùng các lực lượng cảnh sát bảo vệ của công an đến phối hợp cùng bộ đội biên phòng nhằm giải quyết vụ việc.

Người đứng đầu công an Hải Phòng cũng nói: "Trong các vụ cưỡng chế việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết. "Tuy nhiên từ xưa đến nay các vụ cưỡng chế phải xác định quan điểm giáo dục là chính. "...Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế." 'Vi phạm thủ tục'

Trong lúc đó báo chí Việt Nam cũng đang đặt ra những câu hỏi liên quan tới giá trị pháp lý của các văn bản mà nhờ đó bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng liên quan tới vụ thu hồi đất có hiệu lực. Báo Pháp Luật nói một số hộ dân ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng đã kiện ủy ban nhân địa phương ra tòa về quyết định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã nhưng hồi năm 2009 Tòa án nhân dân Tiên Lãng đã bác đơn kiện và giữ nguyên quyết định thu hồi đất của chính quyền.

Các hộ dân sau đó đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, cấp đã lập "Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án" dưới sự giám sát của Thẩm phán Ngô Văn Anh hồi tháng Tư năm 2010.

Các hộ dân trong đó có ông Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân đã gặp gỡ đại diện Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Tờ Bấm Pháp Luật nói các hộ dân giải thích rằng họ được huyện Tiên Lãng giao đất, chứ không phải cho thuê và nói rằng theo Luật Đất đai, đất nuôi trồng thủy sản được giao 20 năm.

"Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản." Đại diện chính quyền Tiên Lãng Báo Đất Việt lại nói các hộ dân không đồng tình với quyết định thu hồi đất vì "trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản chỉ có thời hạn giao đất 4 - 15 năm nhưng hợp đồng của nhiều hộ, ký thời điểm 1997 đã ghi lùi thời hạn áp dụng từ 1993."

Đất Việt cũng nói theo biên bản mà Tòa án Hải Phòng lập, đại diện huyện Tiên Lãng nói "nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản". Các nguyên đơn sau đó đã rút kháng cáo, thẩm phán Ngô Văn Anh quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và điều này, theo Đất Việt, đồng nghĩ với việc bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng có hiệu lực thi hành. Dựa trên cơ sở bản án sơ thẩm này, chính quyền đã quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn hôm 5/1.

Nay Chánh án Tòa án nhân dân Hải Phòng Nguyễn Thị Mai được Bấm Đất Việt dẫn lời nói rằng việc "căn cứ vào biên bản thỏa thuận để "vận động" nguyên đơn rút kháng cáo, đi đến việc ra quyết định đình chỉ vụ án là vi phạm thủ tục tố tụng hành chính.

Bà Mai cũng nói sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh có giải trình về vụ việc. Ông Anh cũng được tờ Pháp Luật dẫn lời trả lời bằng văn bản hôm 25/6/2010 sau khi ông có kiến nghị về việc chính quyền đòi thu hồi đất: "Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án... Để được thuê đất, ông cần làm đơn gửi Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng." 'Đục bỏ bài đã viết' Dường như không còn truy cập được vào bài báo từng ca ngợi Đoàn Văn Vươn. Báo Đất Việt hôm 7/1 cũng dẫn lời Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tiên Lãng Lê Văn Hiền nói "do hết thời hạn giao đất nên việc thu hồi đất không gắn với việc đền bù, bồi thường công tôn tạo tu bổ, bồi trúc vào đất".

Trong khi đó bài của báo Đời sống và Pháp luật đăng ngày 22/07/2010 biểu dương tinh thần chắn sóng lấn biển để làm kinh tế của ông Đoàn Văn Vươn dường như không còn truy cập được nữa. Tuy nhiên Bấm bài này đã được một số bloggers Bấm chép lại và nội dung của bài cho thấy ông Vươn đã mất nhiều năm tháng, công sức và tiền bạc để có được các khu đất ven biển hiện nay. Báo chí trong nước cho tới nay đưa tin ông Vươn "khai nhận đã chỉ đạo người sử dụng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế" nhưng tin này không thể được kiểm chứng độc lập. BBC cũng đã tìm cách liên hệ với hộ ông Vũ Văn Luân, một hộ khác có tham gia vào quá trình kiện tụng phản đối thu hồi đất nhưng không liên hệ được.

Nhiều bình luận trên mạng nói họ không đồng tình với các giải quyết vấn đề của các chủ đất trong vụ này nhưng cũng nói "con giun xéo mãi cùng quằn". "Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua." Công dân mạng Thanh Dung Một công dân mạng có tên Thanh Dung viết: "Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua. "Trời ơi 20 năm chứ có phải ít đâu, nửa đời người ta mới gây dựng được chứ đâu phải dễ dàng gì, vậy mà lại bị cưỡng chế, thu hồi, thật không thể tưởng tượng được."

Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca trong khi đó lại bình luận rằng "nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới" nên ông Vươn "cố gắng giữ lại để mong được đền bù cao". Cho tới nay chính quyền Tiên Lãng chưa có bình luận gì về chuyện họ đã hứa sẽ "tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất" nếu rút đơn kiện quyết định thu hồi đất của chính quyền huyện lên tòa án thành phố nhưng sau đó lại không giữ lời hứa này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120108_haiphong_incident_case.shtml

Vụ “dân nổ súng, 7 công an, bộ đội bị thương”,
nhìn từ phía khác


Đầu giờ sáng ngày thứ Sáu, 6-12-2012, khi những thông tin về vụ “Dân nổ súng, 7 công an, bộ đội bị thương” bắt đầu được đưa lên, trên Facebook của mình, nhà báo Huy Đức đã lưu ý trong một status: “Theo Điều 67 của Luật Đất đai: “Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai…”


. Chắc bởi Chính quyền địa phương lấy đất đầm của ông Đoàn Văn Vươn giao cho người khác nên mới xảy ra cơ sự vậy. Mặt khác, cũng theo Điều 67, “Trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15-10-1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15-10-1993”. Tính từ 15-10-1993 thì thời hạn được thuê của ông Vươn còn gần hai năm nữa, 15-10-2013, thu bây giờ là sai luật rồi. Các nhà báo nên điều tra kỹ trước khi viết”.

Cũng trong link, thu hút 80 cmts ngay trong ngày, Huy Đức nói rõ thêm: “Bắn người thi hành công vụ là phạm pháp, hành động đó phải bị nghiêm trị. Nhưng, cái gì cũng có nguyên nhân, đúng như tôi dự cảm, Báo Pháp Luật viết: “Theo người dân địa phương, khu đầm vốn là bãi bồi ven biển rộng khoảng 200 ha được UBND huyện Tiên Lãng giao cho hàng chục người dân nuôi trồng thủy sản từ nhiều năm nay.

Trong đó, hộ ông Đoàn Văn Vươn đã bỏ rất nhiều tiền bạc, công sức cải tạo đầm. Đến năm 2004, khi chưa hết thời hạn giao đất, UBND huyện đã ra quyết định thu hồi đất khiến các hộ nuôi trồng có nguy cơ phá sản. Các hộ này đã khởi kiện quyết định hành chính của UBND huyện Tiên Lãng. Tháng 4-2010, TAND TP Hải Phòng hòa giải thành với nội dung huyện cho người dân thuê lại một phần diện tích đầm bị thu hồi.

Thế nhưng ngày 24-11-2011, ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, đã ra quyết định cưỡng chế thu hồi toàn bộ khu đầm”. Sáng thứ Bảy, 7-12-2012, sau khi có nhiều thông tin hơn, Huy Đức viết trên Facebook, dưới dạng status: “Lừa dân thế này, dồn dân thế này, thì làm sao mà họ không biến Tiên Lãng thành một “Đồng Nọc Nạn”.

Khi vụ thu hồi đất bị dân kháng cáo lên tòa Thành phố, Huyện thấy đuối lý nên yêu cầu hòa giải. Tại buổi hòa giải, Ông Phạm Xuân Hoa, đại diện huyện Tiên Lãng, nói: “Nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất”. Các hộ dân nghe theo đã rút đơn kháng cáo. Thế là huyện trở mặt, coi như bản án Tòa Huyện có hiệu lực, Chủ tịch huyện ra lệnh cưỡng chế. Bắt người chống người thi hành công vụ là cần thiết, nhưng Hải Phòng cần lập một cơ quan điều tra độc lập, điều tra những khuất tất đằng sau vụ cưỡng chế này và nên, ngay lập tức, đình chỉ chức vụ của tay Chủ tịch Huyện.

Buồn thay, trừ báo Pháp Luật TP HCM, các báo đã, chủ yếu, lấy tin từ Chính quyền Tiên Lãng.” Cũng trong ngày thứ Bảy, nhiều bạn trên Facebook tìm thấy một bài báo của báo Pháp Luật và đời sống viết về anh Đoàn Văn Vươn, kể về công lao, mồ hôi và nước mắt của anh để khai hoang, lấn biển mới có khu đầm vừa bị cưỡng chế đó, Huy Đức viết: “Nếu những tờ báo “lề phải” vẫn có thể làm những điều của lẽ phải thì nên nói thêm chiều này của thông tin. Đây là một bài báo xuất bản ngày 22-7-2010”.

Bấm vào đây! Nhà báo Nguyễn Thông trong bài: Suy nghĩ vụn về vụ Tiên Lãng đã viết: “Nghĩ nhiều, nhưng biên ra đây 3 điều thôi: 1. Ông Đoàn Văn Vươn bỏ bao nhiêu công sức, của cải để lấn biển, được thuê đất ấy làm ăn nhưng bị đòi lại trước thời hạn, không một xu bồi thường công sức, bị cưỡng chế, dẫn tới cùng quẫn, chống đối. Bi kịch. Vậy tiếp theo nhà cầm quyền có đòi và cưỡng chế đảo Tuần Châu đang được ông Đào Hồng Tuyển thuê không nhỉ? Hay là tránh anh lắm tiền, “biết điều”?

Cứ đà xử lý ông Vươn thì phải ra thêm lệnh cưỡng chế gửi xuống âm phủ cho cụ Nguyễn Công Trứ đòi đất Kim Sơn, Tiền Hải, Phát Diệm luôn thể. 2. Chỉ riêng chuyện cưỡng chế trước tết đã bộc lộ sự vô nhân đạo. 3. Đầu năm mới, mong chính quyền bình tĩnh, hết sức bình tĩnh, đừng để xảy ra những mô hình Nọc Nạn (Bạc Liêu) hoặc Ô Khâm (Quảng Đông, TQ) bắt đầu từ Tiên Lãng nhé.” Nhà báo Dương Minh Phong với bài: Huyện đã bần cùng hóa một người lương thiện khá quyết liệt, anh viết:

“Nhưng chính quyền huyện Tiên Lãng cần nhìn lại mình đã làm gì để một bộ đội xuất ngũ làm việc như thế khi đẩy anh ta vào chốn bần cùng hóa. Ở đây, đằng sau sự ráo riết của chính quyền Tiên Lãng, liệu có góc khuất của lợi ích ai đó nữa không? Nghi ngại về một nhóm lợi ích nào đó lởn vởn trong bao câu chuyện bàn đến vụ Tiên Lãng, bởi chỉ có lợi ích nhóm mới sử dụng sự thu hồi trước thời hạn một cách quyết liệt của chính quyền cấp huyện này.

Nhà báo Huy Đức nói cần đình chỉ chức vụ Chủ tịch huyện. Nhưng như thế chưa đủ mà là phải cách chức mới đúng. Bởi bần cùng hóa, tứ cố vô thân một con người là điều mà những người làm cách mạng không một ai làm mà đều mong “mọi người đều có cơm ăn áo mặc”.

Sự hoan hỉ của văn bản thu hồi từ huyện Tiên Lãng có thể làm cho ai đó vui mừng nhưng cái lưỡi ngược lại của văn bản đó là gây ra sự dã man đối với người từng làm nên 70ha rừng vẹt can trường, về phần nào đó, văn bản đó cũng là nguyên nhân gián tiếp tạo ra sự bị thương của các chiến sĩ công an đi cương chế.” Mình không nói gì thêm, bởi vì mình cũng nghĩ hệt như những gì các nhà báo đã nói.


Người dân Tiên Lãng xem cưỡng chế vụ anh Vươn. Điều đáng suy ngẫm là hàng ngàn người đứng xem nhưng không ủng hộ địa phương bắt Vươn mà để cho Vươn trốn khỏi hiện trường, chỉ số niềm tiên dân chúng với huyện Tiên Lãng sụt giảm nghiêm trọng ( theo Cu Làng Cát)

Theo Quê Choa

No comments: