'Cảm giác buồn và thất vọng'
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (áo nâu) tại Đại hội Hội Nhà văn VN 7
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (áo nâu) tại Đại hội Hội Nhà văn VN 7
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nhiều lần gửi góp ý cho Đảng
Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 8 vừa kết thúc tuần trước tại Hà Nội, với việc nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ ba.
Ngoài chuyện nhân sự, đại hội lần này cũng chộn rộn sự kiện một số đại biểu khi lên đọc tham luận hay phát biểu đã bị cản trở.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo kể lại với BBC việc ông bị cắt microphone khi đang phát biểu:
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Tôi có viết bài tham luận rất dài, đã nộp lên ban lãnh đạo Hội nhưng họ không cho đọc. Vậy nên hôm 05/08 tôi chỉ xin lên phát biểu mấy câu.
Họ cũng không cho lên, nên mấy người bạn ở bên cạnh mới giành lấy chiếc micro đưa cho tôi. Tôi vừa nói được mấy chữ 'Kính thưa' thì micro tắt tiếng. Thế là tôi phải bước lên trên chỗ bục chủ tọa để dùng micro trên đó.
Mới nói được như thế này:"Kính thưa quý vị, hình như tôi đã đi nhầm địa chỉ. Tôi cứ tưởng đây là đại hội nhà văn, nhưng hình như lại là đại hội chính trị, tranh giành quyền lực."
"Tại sao mà chúng ta lại để không khí trở nên căng thẳng và thiếu văn hóa đến như vậy? Tôi thấy các vị đã đánh tráo khái niệm."
Nói đến đó thì micro tắt tiếng. Tôi không biết nên vẫn tiếp tục nói thêm một lúc.
Sau đó thì ông Hữu Thỉnh và ông Hữu Ước trên đoàn chủ tịch có giải thích là lý do kỹ thuật, ông Thỉnh cũng xin lỗi tôi ở trong đại hội. Thế nhưng khi tôi bước xuống thì âm thanh trở lại bình thường.
Nhà văn Bùi Minh Quốc xin phát biểu nhiều lần cũng không được phát biểu. Cuối cùng khi ông được lên nói, có nhắc đến Trường Sa - Hoàng Sa và tinh thần yêu nước, thì bị đuổi xuống.
BBC: Thưa ông, bây giờ nhìn lại thì cảm giác về đại hội vừa qua của ông là như thế nào ạ?
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Rất chán, rất buồn và tiếc là mình đã tham gia, mất thời gian vì trình độ văn hóa của đại hội quá thấp.
Nó không phải là đại hội của những nhà văn, những người có văn hóa, đại diện cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc... mà như một đám rác rưởi, tôi xin lỗi phải nói thật là như thế.
Ngay tổ chức hội nhà văn, nó chỉ có ở môt số nước cộng sản. Nhà nước lập ra hội, cấp kinh phí hoạt động. Ai trả tiền thì mình phải làm cho họ, phục vụ mục đích của họ.
Đảng Cộng sản lập ra hội, thì hội viên phải viết theo đúng định hướng và chỉ thị của Đảng. Đảng nói sao anh viết vậy, đó là mục đích của hội.
BBC: Xin nói về bản tham luận mà ông viết trước Đại hội Hội nhà văn lần này - dường như ông kêu gọi một sự trung thực trong sáng tác và cuộc sống xã hội?
Cứ nói dối mãi thì xã hội, đất nước làm sao mà tiến lên được? Một dân tộc dối trá là dân tộc sẽ bị diệt vong.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: Trước đại hội, tôi nhận được giấy mời viết tham luận của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch hội khóa 7. Tôi cũng biết là có một cuộc hội thảo của ban Tuyên giáo Trung ương trước đó mấy ngày, kêu gọi văn nghệ sỹ nhìn thẳng vào hiện thực của đất nước.
Tôi liền kết hợp hai yếu tố để viết một bài tham luận, tựa đề là 'Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn ḥoc và đất nước'.
Bản tham luận này chủ yếu dựa trên lý luận của Karl Marx. Ông Marx đã có câu 'Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý'.
Luận điểm của tôi là đất nước Việt Nam chúng ta, từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền, thì cứ dần dần đi xa khỏi quỹ đạo của sự thật. Cứ đi mãi vào quỹ đạo của sự nói dối.
'Lộng giả thành chân'- cứ nói dối mãi rồi quen đi và tin rằng điều mình nói dối là sự thật. Từ đời cha tới đời con, từ đời con tới đời cháu, thành ra cứ nói dối mãi.
Vậy thì xã hội, đất nước làm sao mà tiến lên được? Một dân tộc dối trá là dân tộc sẽ bị diệt vong.
Việt Nam đang trên bờ nguy hiểm: biển mất, đảo mất, báo chí thì không được lên tiếng, người dân không được lên tiếng. Nhà văn của chúng ta thì không nói đến những điều bức xúc nhất của dân tộc.
* Gửi cho bạn bè
* In trang này
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100809_tranmanhhao_inv.shtml
No comments:
Post a Comment