Saturday, October 30, 2010

DZUNG NGUYEN * THƯ MỤC NGÀY NAY







Nguyễn Tường Tam (chữ Hán: 阮祥叄; 25 tháng 7, 1905[1].- 7 tháng 7, 1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh (壹零), Đông Sơn (khi vẽ) và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nhất Linh từng là chủ bút những tờ báo lớn như Phong Hóa, Ngày Nay... Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm, để lại nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió. Nguyễn Tường Tam là người sáng lập Đại Việt Dân chính đảng và từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng ( khi Đại Việt Dân Chính đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt Quốc dân đảng ) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ông nội Nhất Linh là Nguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám, rồi về hưu tại đây. Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Nhu làm Thông Phán, gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi. Ông lập gia đình với bà Lê Thị Sâm [2] có được 7 người con:

Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này.

Cuộc đời và sự nghiệp

Thời đi học

Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường BưởiHà Nội. Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp Chí.

Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.

Năm 1924, ông tiếp tục học ngành YMỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.

Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (, Hóa) và trở về nước trong năm đó.

Hoạt động văn chương

Nhất Linh thời Tự Lực Văn Đoàn

Trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng "Tiếng cười", nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư Khái Hưng.

Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh.

Năm 1933, Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn gồm có:

Về sau có thêm Xuân DiệuTrần Tiêu - em của Khái Hưng. Còn có một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự Lực Văn Đoàn như: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Tự Lực Văn Đoàn là báo Phong Hóa.

Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo. Ngày Nay cũng là tờ báo hậu thuẫn mạnh mẽ cho tân nhạc trong những năm đầu hình thành.


Chân dung Nhất Linh do Hiếu Đệ vẽ


Hoạt động chính trị

Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân chính năm 1939 mà ông làm Tổng Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.

Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay. Cuối năm 1941, Ngày Nay bị đóng cửa. Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao. Đại Việt Dân Chính Đảng thì đã gần như tan rã. Trong thời gian từ 1942 đến 1944, ông học Anh VănHán văn.

Tại Quảng Châu và Liễu Châu ông gặp Nguyễn Hải ThầnHồ Chí Minh mới ở tù ra. Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn tháng ở Liễu Châu, được Nguyễn Hải Thần bảo lãnh mới được Trương Phát Khuê thả ra. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, tá túc với Vũ Hồng Khanh. Tháng 3 năm 1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, tức Việt Cách.

Sự tranh chấp, bắt bớ và thủ tiêu giữa hai đảng Việt Minh của Hồ Chí Minh và Việt Quốc càng ngày càng gia tăng. [cần dẫn nguồn] Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang cùng quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Giai đoạn này đã được phản ánh trong tiểu thuyết Giòng sông Thanh Thủy.

Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Bách, lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và trở thành cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, ông sáp nhập Đại Việt Dân chính đảng với Việt Nam Quốc dân đảng là Đại Việt Quốc dân Đảng, tên gọi mới trong nước, còn tên gọi ở hải ngoại, nhất là tại Trung Quốc là Việt Nam Quốc dân đảng, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với bạn đồng minh Trung Hoa. Nguyễn Tường Tam làm Bí Thư Trưởng[3] của tổ chức mới này. Cuối năm 1945 tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt trận Quốc dân Đảng, gọi chung là Việt Nam Quốc dân Đảng, hay Việt Quốc.

Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến[4].

Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử.

Nguyễn Tường Tam đã làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng không đi mà bỏ trốn sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 và ở lại Hồng Kông cho tới 1951, sau sự kiện cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội bị Lực lượng Việt Minh dưới sự chỉ huy của ông Võ Nguyên Giáp và ông Huỳnh Thúc Kháng tấn công và giết nhiều đảng viên hai đảng này, và bắt nhiều người khác. Việt Minh tố cáo ông đào nhiệm và biển thủ công quỹ đem đi.

Năm 1947 Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Việt Nam nhằm ủng hộ Bảo Đại, tự xưng rằng chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 thì mặt trận này tan rã.

Năm 1951, về nước mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn, và tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Tuy nhiên trong Quốc dân Đảng vẫn tồn tại phái Nguyễn Tường Tam, cạnh tranh với hai phái khác.

Năm 1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản. Năm 1960 ông về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh ThiTrung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.

Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại câu nói nổi tiếng:

"Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."[5]

Gia đình

Vợ ông là bà Phạm Thị Nguyên (1909-1981), quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Tuy là người Tây học, nhưng cuộc hôn nhân này do cha mẹ ông quyết định. Vợ ông trước năm 1945 là chủ hiệu buôn cau khô có tiếng ở Hà Nội mang tên Cẩm Lợi ở số 15 phố Hàng Bè. Bà mất tại Pháp ngày 6 tháng 5 năm 1981.

Ông có 7 người con, gồm 5 con trai (Nguyễn Tường Việt, Nguyễn Tường Triệu, Nguyễn Tường Thạch, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Tường Thái) và 2 con gái (Nguyễn Kim Thư, Nguyễn Kim Thoa)[6].

Nơi an nghỉ

Ngày 7 tháng 7 năm 1963, Nhất Linh đã quyên sinh bằng rượu pha độc dược. Theo lệnh của nhà cầm quyền lúc bấy giờ, gia đình phải chôn ông gấp tại nghĩa trang chùa Giác Minh ở Gò Vấp, không cho đợi người con cả của ông ở Pháp về dự lễ tang. Năm 1975, Nguyễn Tường Thạch (con trai Nhất Linh) đã hỏa thêu di cốt của cha, rồi gửi bình tro tại chùa Kim Cương, đường Trần Quang Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1981, bà Nhất Linh sang Pháp đoàn tụ với các con, rồi qua đời và an táng tại đó. Hai mươi năm sau (2001), các con mới quyết định di dời hài cốt của cha mẹ cùng chị gái lớn là Nguyễn Thị Thư khu mộ của dòng họ tại Hội An (Quảng Nam)[7].

Tác phẩm

Tiểu thuyết

Ba người bộ hành
Chi bộ hai người
Vọng quốc

Tập truyện

  • Nho phong (1924)
  • Người quay tơ (1926)
  • Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933)
  • Đi Tây (1935)
  • Hai buổi chiều vàng (1934-1937)
  • Thế rồi một buổi chiều (1934-1937)
  • Thương chồng (1961)

Tiểu luận

  • Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)

Dịch phẩm

Chú thích

  1. ^ Ghi theo trang website của Bộ ngoại giao Việt Nam & sách Lược truyện tác gia Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội, 1972. Nhưng theo quyển Hồi ký họ Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế (em ruột Nhất Linh) do Sóng xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn, thì ông sinh năm 1906, còn thẻ căn cước ghi ngày 1 tháng 2 năm 1905, là do ông làm lại giấy khai sinh để đủ tuổi dự thi.
  2. ^ Xem chi tiết ở đây [1] và thông tin về dòng họ Nguyễn Tường ở trang Thạch Lam.
  3. ^ Có tài liệu nói ông giữ chức Tổng Thư ký
  4. ^ Có tài liệu gọi đây là Chính phủ liên hiệp quốc gia
  5. ^ Tự điển danh nhân thế giới, phần nói về Nhất Linh - sách của Trịnh Chuyết, Thế Giới xuất bản năm 1970 tại Saigon.
  6. ^ Nguyễn Tường Thiết. Nhất Linh cha tôi. Gardena, CA: Văn Mới, 2006.
  7. ^ Theo sách Anh em Nguyễn Tường Tam... của Khúc Hà Linh (Nxb Thanh niên, 2008, tr. 59) và bài viết Nắm đất đưa về tất đất xưa của nhà văn Phạm Phú Minh in trong tạp chí Thế kỷ 21, số tháng 7 năm 2002.
  8. ^ Nhất Linh bắt đầu dịch từ năm 1952, đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong, Sài Gòn, 1960. Bản thảo còn lại cho thấy ông vẫn tiếp tục dịch vào năm 1962 nhưng không kết thúc. Ông Nguyễn Tường Thiết nhờ nhà văn Bảo Sơn dịch bổ sung để xuất bản: Nhà xuất bản Phượng Giang, Sài Gòn, 1974. Sau 1975, ông Thiết không có ấn bản 1974 nên tự dịch lại phần bổ sung. Nguồn: Emily Bronte, Đỉnh Gió Hú, Nhất Linh, Nguyễn Tường Thiết dịch (WIKIPEDIA)




Thư mục Nhà xuất bản Đời Nay
NHÀ XUẤT BẢN ĐỜI NAY


Chủ trương : NHẤT-LINH
80 Đường Quan Thánh, Hanoi

KHÁI-HƯNG (1896 - 1947)

  1. Nửa chừng xuân 2p00
  2. Tiếng suối reo [ 1934 - 140, ii p. ; 1935 ? ; 1937 - 140 p. ]
  3. Giọc đường gió bụi [ 1936 - 244 p. ]
  4. Tục lụy (kịch) [ 1937 ]
  5. Gia đình [ 1938 ]
  6. Đợi chờ [ 1945 - 191 p. ]
  7. Thừa tự [ 1940 - 216 p. ]
  8. Tiêu sơn tráng sĩ [ 1940 - 366 p. ; 1940, 2e éd. - 364 p. ]
  9. Hạnh [ 1940 - 166 p. ]
  10. Những ngày vui [ 1941 - 194 p. ]
  11. Đẹp [ 1941 - 267 p. ]
  12. Trống mái [ 1936 - 214 p. ; 1941 - 204 p. ]
  13. Đội mũ lệch [ 1941 - 142 p. ]
  14. Thanh Đức [ 1943 - 300 p. ]
  15. Thoát ly [ 1938 - 237 p. ; 1941, Nghìn thứ tám ]
  16. Đồng bệnh (kịch) [ 1942 - 152 p. ; 0p80 ]
  17. Hồn bướm mơ tiên [ 1939 - 172 p. ]
  18. Tội lỗi (sắp xuất bản)
  19. Hương xa (dịch) [ 1943 - 220 p. ]
  20. Cái ve [ 1944 - 159 p. ]
  21. Nửa chừng xuân (Sách Lá Mạ)
  22. Tiêu sơn tráng sĩ I (Sách Lá Mạ)
  23. Tiêu sơn tráng sĩ II (Sách Lá Mạ)
  24. Hồn bướm mơ tiên (và Số đào hoa) (Sách Lá Mạ) [ 1936 - 67 p. ]
  25. Ông đồ bể (Sách Hồng) [ 1939 - 31 p. ]
  26. Cái ấm đất (Sách Hồng) [ 1940 - 28 p. ]
  27. Cóc tía (kịch) (Sách Hồng) [ 1940 - 28 p. ; 1942 - 28 p. ]
  28. Quyển sách ước (kịch) (Sách Hồng) [ 1940 - 28 p. ]
  29. Cắm trại (Sách Hồng) [ 1941 - 29 p. ]
  30. Cây tre trăm đốt (Sách Hồng) [ 1941 - 28 p. ]
  31. Thế giới tí hon (Sách Hồng) [ 1941 - 28 p. ]
  32. Bông cúc huyền (Sách Hồng) [ 1943 - 40 p. ]
  33. Đạo-sĩ (Sách Hồng) [ 1944 - 36 p. ]
  34. Thầy Đội Nhất (Sách Hồng) [ 1944 - 32 p. ]

NHẤT-LINH (1905 ? - 1963)
  1. Đoạn tuyệt
  2. Tối tăm
  3. Hai buổi chiều vàng
  4. Đôi bạn
  5. Lạnh lùng
  6. Bướm trắng
  7. Nắng thu

KHÁI-HƯNG và NHẤT-LINH
  1. Đời mưa gió [ 1935, Nghìn thứ nhất ; 1937 - 193 p. ]
  2. Gánh hàng hoa [ 1934 - 219 p. ; 1940 - 244 p. ]
  3. Anh phải sống [ 1937 - 156 p. ; 1937, 2e éd. ]
  4. Gánh hàng hoa (Sách Lá Mạ)

THẠCH-LAM (1910 ? - 1942)
  1. Gió đầu mùa [ 1944 - 165 p. ]
  2. Nắng trong vườn [ 1938 - 157 p. ]
  3. Ngày mới [ 1939 ]
  4. Theo giòng (loại Nắng Mới) [ 1941 - 95 p. ]
  5. Sợi tóc [ 1942 - 129 p. ]
  6. Hà Nội băm sáu phố phường [ 1943 - 125 p. ]
  7. Quyển sách (Sách Hồng) [ 1940 - 28 p. ]
  8. Hạt ngọc (Sách Hồng [ 1941 - 28 p. ; 1944 - 28 p. ]

TÚ-MỠ (1900 - 1976)
  1. Giòng nước ngược I
  2. Giòng nước ngược II

HOÀNG-ĐẠO (1907 - 1948)
  1. Trước vành móng ngựa [ 1938 ]
  2. Bùn lầy nước đọng [ 1938 ]
  3. Mười điều tâm niệm [ 1939 ]
  4. Con đường sáng [ 1940 ]
  5. Tiếng đàn [ 1941 ]
  6. Con cá thần (Sách Hồng) [ 1939 ]
  7. Con chim gi sừng (Sách Hồng) [ 1941 ]
  8. Lan và Huệ (Sách Hồng) [ 1941 ]
  9. Sơn Tinh (Sách Hồng) [ 1941 ]
  10. Lên cung trăng (Sách Hồng) [ 1942 ]
  11. Con chim họa mi (Sách Hồng) [ 1944 ]
  12. Con hươu sao (Sách Hồng) [ 1944 ]
  13. Cô bé đuôi cá (Sách Hồng) [ 1945 - 44 p. ]
  14. Nọc nạn

THẾ-LỮ (1907 - 1989)
  1. Bên đường thiên lôi
  2. Lê Phong phóng viên 0p90
  3. Mai Hương và Lê Phong
  4. Mấy vần thơ
  5. Vàng và Máu [ 1934 - 155 p. ]
  6. Gói thuốc lá
  7. Gió trăng ngàn
  8. Trại Bồ Tùng Linh 0p70
  9. Con quỷ truyền kiếp I
  10. Con quỷ truyền kiếp II

ĐỖ-ĐỨC-THU (? - ?)
  1. Vỡ lòng

TRỌNG-LANG (? - ?)
  1. Hanoi lầm than

BÀ TÚ HOA (? - ?)
  1. Bóng mơ 0p65

NGUYÊN-HỒNG (? - ?)
  1. Bỉ vỏ
  2. Những ngày thơ ấu

THANH-TỊNH (? - ?)
  1. Quê mẹ
  2. Chị và em

TRẦN-TIÊU (? - ?)
  1. Con trâu
  2. Chồng con
  3. Sau lũy tre 1p20

ĐOÀN-PHÚ-TỨ (? - ?)
  1. Những bức thư tình
  2. Mơ hoa

BÙI-HIỂN (? - ?)
  1. Nằm vạ 0p65

HOÀNG-NHƯ-TIẾP (? - ?)
  1. Tứ quốc chí (loại Nắng Mới)

CÔ ANH-THƠ (? - ?)
Bức tranh quê (giải thưởng khuyến khích về thơ do T. L. V. Đ. tặng) 0p80


http://my.opera.com/ntd1712/blog/doi-nay

No comments: