MỘT CÔNG THẦN KHAI QUỐC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Các Danh Nhân của Nguyễn-Phú Thứ)
Để biết tìm hiểu thêm sơ lược tiểu-sử và thân-thế sự-nghiệp Ông Thoại-Ngọc-Hầu, xin trích dẫn như sau :
Được biết, Ông Nguyễn-Văn-Thoại, sanh năm Tân Tỵ 1761 tại huyện Diên Phước, Tỉnh Quảng Nam, rồi theo gia-đình lánh nạn vào Nam-Kỳ ở cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, thuộc Tiền Giang ngày nay. Ông có hai con trai là : Ông Nguyễn-Văn-Lâm con của bà Châu-Thị-Tế (vợ chánh) và Ông Nguyễn-Văn-Minh con của bà Trương-Thị-Miệt (vợ thứ). Ông là công thần của Thánh-Tổ Nguyễn-Phúc-Đảm (1820-1840) tức vua Minh-Mạng, được phong chức Hầu, nên từ đó Ông mang tên Thoại-Ngọc-Hầu. Khoảng đầu thế kỷ 19 Ông được triều đình tiến cử đi trấn nhậm ở vùng Vĩnh-Thanh sau trở thành An-Giang đạo có người nói hạt An-Giang (nơi này tương đương một quân khu). Vùng Vĩnh-Thanh rộng lớn bao gồm các Tỉnh : Long-Hồ (Vĩnh-Long), Trà-Vang (từ Trà-Vinh đến Bến-Tre), Ba-Thắc (từ Sóc-Trăng đến Bạc-Liêu), Tâm-Phong (từ Châu-Đốc đến Sa-Đéc), Trấn Giang (Cần-Thơ).
Phía Nam đã có dân cư, đất không bị ảnh hưởng ngập lụt hằng năm, bởi vì có các con kinh thoát nước ra sông Cửu Long. Riêng phía Bắc, dân cư thưa thớt, khó sanh sống, chỉ trừ Sa-Đéc và Tân-Châu (Châu-Đốc) vì hằng năm bị ngập lụt. Do vậy, nhà vua nghĩ đến việc đào kinh, để giao thông thủy lợi quan trọng từ Châu-Đốc đến Hà Tiên và chính con kinh này để phòng thủ biên giới Việt-Miên rất tốt, từ đó Ông Thoại-Ngọc Hầu phải đứng ra đôn đốc việc đào kinh từ năm 1819 thật gian nan, bởi vì nơi này còn rừng rậm, lau sậy sầm uất, nhiều thú dữ, nên phải huy động trên 80.000 nhân công và hoàn thành năm 1824. Sau đó, lấy tên phu nhân của Ông Thoại-Ngọc Hầu là Bà Châu-Thị-Tế ? (hoặc là Bà Châu-Thị-Vĩnh-Tế không biết hư thực như thế nào ?) để đặt cho con kinh, bởi vì bà thuộc dòng họ Châu-Vĩnh, Bà là con của Ông Châu Vĩnh-Huy, cho nên mới có tên con kinh là Vĩnh-Tế.
Đây là một kỳ công của tiền nhân lúc bấy giờ, với dụng cụ thô sơ, chỉ dùng sức người để đào được con kinh dài 97 cây số và có bề rộng 50 thước. Kinh Vĩnh-Tế đào đến đâu, Ông Thoại-Ngọc-Hầu cho lập thành làng để dân chúng định cư tới đó sanh sống thật dễ dãi, nhờ hai bên bờ kinh cao, nên việc cất nhà không bị ngập lụt sâu, làm ruộng rất thuận lợi, vì nước phèn rút hết, rất trúng mùa và đường giao thông thuận tiện, cho nên xóm làng mọc lên như : Làng Vĩnh Tế gọi Vĩnh-Tế thôn, từ đó khoảng từ Châu-Đốc đến vùng Thất-Sơn (7 núi là: Bà Đội Ôm, Dài, Cấm, Cô Tô, Két, Phụng Hoàng và Voi), ruộng đất được khai khẩn thêm; Làng Thới-An (Ô-Môn); Làng Thới-Thuận; Tân Thuận-Đông (Vùng Thốt Nốt); Làng Bình-Đức (Long-Xuyên), Làng Phú-Mỹ, Bình-Mỹ; Làng Châu-Phú; Định-Thành, Định- Phước thuộc huyện Tây-Xuyên (có nghĩa là là bờ phía Tây của Sông Hậu-Giang) dần dần thành hình để nhà vua cho lập ra hạt An-Giang.
Vào năm 1818 Ông Thoại-Ngọc-Hầu còn cho đào con kinh Thoại Hà, từ Núi Sập thuộc huyện Thoại-Sơn đến Hà-Tiên (Rạch-Giá) có chiều dài hơn 30 cây số và có chiều rộng 50 thước, nghe nói con kinh này khởi đào trước kinh Vĩnh-Tế? Ngoài ra, Ông Thoại-Ngọc-Hầu còn cho đắp nhiều con lộ, ngày nay hầu hết đã mất dấu, chỉ còn con đường nối liền Châu-Đốc với Núi Sam được xây dựng trong 2 năm 1826-1827, được đặt tên là "Tân lộ Kiều Lương" đã tu sửa để sử-dụng đến ngày nay.
Được biết, Ông Thoại-Ngọc-Hầu mất năm 1829, thọ 68 tuổi, là người có công tạo dựng đời sống người, xem như một vị khai quốc công thần của triều đình, vì thế nhà vua cho xây lăng, dựng miếu để thờ phụng, ngày đêm hương khói nghi ngút tại núi Sam (Châu-Đốc), người dân nhớ ơn Ông nên gọi tên Ông là Bảo-Hộ-Thoại, đồng thời đặt tên đường trong thị xã Châu-Đốc và tại thành phố Long-Xuyên lấy tên Ông đặt tên trường Trung-Học Thoại-Ngọc-Hầu để tưởng nhớ đến Ông.
Nếu du khách có dịp đi thăm Long-Xuyên, nên thưởng thức một bữa cơm với Canh Chua cá BÔNG LAU với cá RÔ Kho Tộ béo ngậy và có thì giờ nên ăn thêm mắm kho với rau thật ngon tuyệt, vì hương vị đậm đà độc đáo quê-hương mình. Đó là thức ăn danh tiếng ở Long Xuyên đã được Ông Tản-Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu viết khen tặng trong bài "Thú Ăn Chơi " của Ông, xin trích dẫn như sau
Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian,
Hà tươi cửa bể Tu-Ran,
LONG-XUYÊN chén Mắm, NGHệ-AN chén Cà."
Đến Châu-Đốc chúng ta hồi tưởng lại những câu ca-dao dân gian Miền Nam, xin trích dẫn như sau "
Đèn nào cao bằng đèn Châu-Đốc,Đất nào dốc bằng đất Nam Vang..."
Bởi vì, Châu-Đốc có những ngọn núi cao nhứt miền Tây, để du khách chuẩn bị có sức leo núi, xin mời du khách nên thưởng thức mắm cá Lốc thái, mắm cá Trèn là đặc-sản có tiếng ngon đáo để, ăn quên thôi. Rồi bắt đầu đi thăm trường trung-học Thủ-Khoa-Nghĩa, Bồ Đề Đạo Tràng ngay trong thị xã, kế đến đi thăm lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu và thắng cảnh núi Sam, chưa đày 6 cây số, khi đến đầu núi này chúng ta sẽ gặp ChùaTây-An cùng lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu ở phía bên trái và Chúa-Xứ Thánh Miếu ở bên mặt. Trước hết, chúng ta thăm viếng và tìm hiểu Chúa Xứ Thánh Miếu, miếu này được kiến trúc theo lối Đông Phương cổ kính, có cổng rất đẹp như sau :
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ
và có mái cong lợp ngói xanh, tường cẩn gạch tráng men, các cánh cửa bằng danh mộc được chạm trổ công phu, lại có hai con sư tử bằng đá với thế ngồi canh giữ thật uy nghi.
Được biết, miếu Bà được trùng tu lại vào năm 1973, do kiến trúc sư Huỳnh -Kim -Mãng thiết kế, bởi vì theo tài liệu khoảng năm 1825 đã cất miếu bằng tre, mái lợp bằng lá đơn sơ, kế đến khoảng năm 1870 được xây dựng bằng đá miểng, mái lợp ngói. Ngôi Miếu hiện nay hoàn toàn mới, chỉ còn lại vách đá ở sau lưng tượng Bà là cũ. Người ta kể lại rằng: Cách đây khoảng 200 năm, có một toán người gặp tượng Bà trên đỉnh núi Sam, rồi dân làng tìm cách đem về để thờ, nhưng bao nhiêu người khiêng cũng không nổi. Có một người tức giận đập phá tượng Bà, làm gãy cánh tay trái, thì bị Bà trừng phạt hộc máu chết tại chỗ.
Mọi người lúc đó hoảng sợ bỏ chạy, một thời gian khá lâu sau, Bà đạp đồng về kêu dân làng đem xuống núi thờ Bà, vì có lòng tín ngưỡng, cả trăm dân làng tụ tập để khiêng tượng Bà, nhưng không cách nào lay chuyển được, trong lúc bối rối, Bà lại đạp đồng cho biết phải chọn 9 cô gái đồng trinh lên khiêng, Bà mới chịu xuống núi. Quả thật vậy, chỉ 9 cô gái đồng trinh lên khiêng Bà dễ dàng, khi khiêng đến nơi làm miếu Bà hiện nay, thì tự nhiên nặng trịch, không sao nhấc nổi nữa. Vì vậy, dân làng nghĩ rằng Bà muốn ở tại nơi đây, nên lập miếu để thờ Bà nhằm ngày 25 tháng 4 âm lịch, từ đó hằng năm dân làng lấy ngày đó làm ngày lễ vía Bà. Dân chúng càng ngày càng tin tưởng vào sự thiêng liêng và đồn rằng ai xúc phạm đến Bà sẽ bị bẻ cổ hoặc cho hộc máu mà chết và có một tin đồn rằng:
Tượng đài Thoại Ngọc Hầu tại Hồ Ông Thoại, huyện Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Sông Hương |
Hồi đó, không biết thời gian nào có một người ăn trộm trồng chuối ngược vào ăn cắp nữ trang của Bà, Bà bẻ cổ không được? hay là lời đồn phóng đại này nhằm tăng thêm sự linh thiêng của Bà chăng? Bởi vì, các bô lão ở đây, không thấy người nào bị Bà bẻ cổ bao giờ. Còn việc khiêng tượng Bà từ trên đỉnh núi Sam xuống, có người lại nói 50 thanh niên lên khiêng Bà không nổi, nhưng 50 cô gái mới khiêng bà xuống núi được? Không biết hư thực như thế nào? Xin quý bậc cao minh ở đây phân giải đâu là sự thật? Có một truyền thuyết nữa, nói rằng : Trong thời gian Ông Thoại-Ngọc-Hầu đào kinh Vĩnh-Tế, nơi này còn rừng hoang lại có thú dữ thường ăn thịt nhân công và phong thổ khắc-nghiệt làm chết người.
Vì vậy, phu nhân Ông là Bà Châu-Thị-Tế ở nhà, đêm đêm vọng bàn hương án cầu Trời khấn Phật, để xin cho công việc đào kinh được hoàn thành, sẽ thành lập một miếu để cúng cô hồn tử sĩ, các nhân công chết vì đào kinh. Sau đó, Ông nghe trên núi có một tượng Bà, nên sai binh lính đi rước tượng Bà vào ngày 25 tháng 4 âm lịch về thờ cho có phần linh thiêng. Đó là, một trong những truyền thuyết trong dân gian, đã trích dẫn không biết đâu là sự thật đúng sai?
Tuy nhiên, ngày nay hằng năm vào ngày 25 tháng 4 âm-lịch, dân chúng khắp nơi về để làm lễ vía Bà thật đông, làm nghẹt cả lối đi từ Châu Đốc đến núi Sam, có khi phải lội bộ xuống ruộng mà đi, nói là đi lễ vía Bà, nhưng nhân dịp này du khách đi du lịch để thăm viếng vui chơi luôn. Thông thường, đêm lễ vía Bà, Ban tế-tự người ta làm lễ túc yết và xây chầu được tóm lược như sau :
Người điều khiển cuộc lễ này do Ông Cả và Ông Chánh Bái trong làng thực hiện, khởi đầu dâng Heo sống lên Bà, nhưng chỉ tượng trưng bằng cách lấy ít huyết (máu) heo và lấy mao (lông) heo để chung một cái dĩa để cúng nơi chánh điện thờ Bà (mỗi năm nhân dịp vía Bà, ban tế tự thường thay áo mão mới có thêu rồng phụng màu đỏ sặc sở), rồi làm lễ đốt nhang (bái hương), dâng rượu, đọc điếu văn và dâng trà tức 4 lễ. Kế đến, mới làm lễ xây chầu để đoàn hát bộ bắt đầu hát loại tuồng cổ tích nào ban tế-tự đặt. Còn con heo đã bị cắt huyết, cắt lông vừa rồi, làm thịt nó để thết đãi cho những người có chức việc trong lễ vía Bà...
Trở lại tượng Bà ở núi Sam, theo tài liệu được biết năm 1938, Ông Louis Mallerer (Maleret?) nhà khảo cổ người Pháp đến thăm viếng miếu Bà, Ông là người đã từng làm việc nhiều ngày trong các viện bảo tàng, cho nên Ông đã quan sát kỹ pho tượng Bà, từ chất liệu cấu tạo, phương pháp tạc tượng cho đến thế ngồi, để rồi Ông phân tách và nghiên cứu bằng những phương pháp so sánh, cuối cùng Ông kết luận rằng : Pho tượng này được trước tác vào thời trung cổ hoặc cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII, mang tánh chất tượng thần XIVA hay VISNU với nét mặt khôi ngô, mái tóc dợn sóng, tư thế thanh thản, thường thấy ở Cao-Miên, Ấn Độ ...
Vậy tại sao tượng Bà lại ở trên đỉnh núi Sam? Theo truyền thuyết nói rằng : Có một hoàng-tử Ấn Độ cùng đoàn tùy tùng đã dùng thuyền đi phương Nam để tìm đất lập quốc, cùng lúc ấy lại có một đoàn tăng lữ đạo Bà La Môn mang theo pho tượng để truyền bá đạo, khi đến phương Nam hoàng tử kết duyên cùng nữ chúa Liu Yi và lập nên vương quốc Phù Nam, đồng thời cùng đoàn tăng lữ Bà La Môn đã đặt pho tượng lên hòn Sam mới nhô lên trên mặt biển lúc bấy giờ, để rồi thời gian biến đổi nước biển lui dần, hòn Sam trở thành núi Sam xuất hiện trên đất liền, cho nên pho tượng dân làng tìm thấy ở đỉnh núi Sam là tượng Bà ngày nay tôn thờ ở núi Sam là như thế? Đó là một trong những truyền thuyết, khó ai biết rõ đâu là sự thật này?
Rời Chúa Xứ Thánh Miếu, du khách bước qua bên trái đường để thăm chùa Tây An và lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu.
No comments:
Post a Comment