Saturday, October 30, 2010

MỸ & ASEAN

VOA * Ngoại trưởng Clinton nói Mỹ có vai trò trong an ninh Đông Á

Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á vừa diễn ra sáng hôm nay tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu lên trách nhiệm và quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ an ninh khu vực. Từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, Tấn Chương có bài tường trình chi tiết sau đây.

Secretary of State Hillary Clinton observe the signing ceremony between Vietnam Airlines and Boeing in Hanoi.
Hình: Tấn Chương - VOA

Ngoại trưởng Hillary Clinton của Hòa Kỳ tại lễ ký hợp đồng chuyển đổi B787-9 giữa Vietnam Airlines với hãng Boeing tại Hà Nội, ngày 29 tháng 10, 2010.

Chia sẻ

Tin liên hệ

Hội nghị Cấp cao Đông Á diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở vùng Đảo Senkaku/Ngư Đài giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng, cũng như tình hình tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa giữa Bắc Kinh với Hà Nội và một số nước khác trong khu vực.

Ngoại trưởng Hillary Clinton của Hòa Kỳ đến dự Hội nghị Cấp cao Đông Á sáng nay với tư cách là khách mời đặc biệt của hội nghị. Vị khách mời này cũng có một tiếng nói đặc biệt được các bên có liên quan trong những tranh chấp lãnh hải vừa nêu nóng lòng muốn lắng nghe.

Bà Clinton nói: “An ninh biển là một lãnh vực mà tất cả chúng ta đều hưởng lợi bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhau. Hoa kỳ cùng với tất cả mọi quốc gia xem quyền tự do đi lại và hoạt động thương mại trên biển không hạn chế là một quyền lợi quốc gia. Khi xảy ra tranh chấp biên giới lãnh hải, chúng tôi cam kết giải quyết các tranh chấp trong hòa hoãn dựa theo thông lệ quốc tế.

Liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chúng tôi rất phấn khởi với những bước hành động mới đây của Trung Quốc tham gia thảo luận với các nước ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử có tính bắt buộc và chính thức hơn.”

Việc thủ tướng của Trung Quốc và Nhật Bản không gặp nhau bên lề hội nghị ASEAN vào chiều tối hôm qua khiến cho dư luận cảm thấy bầu không khí quan hệ giữa hai nước thêm phần căng thẳng. Trả lời các phóng viên báo chí hồi chiều nay, Ngoại trưởng Clinton lập lại quan điểm của Hoa Kỳ phải bảo vệ đồng minh Nhật Bản.

Bà Clinton nói: “Về vần đề dãy đảo Senkaku, Hoa Kỳ không đưa ra quan điểm về chủ quyền, nhưng chúng tôi đã nêu rõ rằng dãy đảo này nằm trong khuôn khổ trách nhiệm của hiệp ước song phương của chúng tôi, trách nhiệm của chúng tôi bảo vệ Nhật Bản. Chúng tôi khuyến khích Nhật Bản và Trung Quốc mưu tìm một giải pháp hòa bình cho bất cứ bất đồng nào trong chuyện này cũng như bất cứ vấn đề nào khác. Chúng tôi cũng đề nghị với cả hai bên rằng Hoa Kỳ rất sẵng lòng đứng ra chủ trì một tiền trình đàm phán ba bên để ngoại trưởng của ba nước có thể ngồi lại đàm phán với nhau về hàng loạt vấn đề.”


Ngoại trưởng Clinton cũng nhắc lại rằng việc tham gia diễn đàn khu vực này cho thấy Hoa Kỳ chú trọng đến quan hệ với Việt Nam và khu vực.

Bà Clinton nói: “Như một số quý vị cũng biết, đây là chuyến thăm Hà Nội lần thứ hai của tôi trong năm nay. Và đó là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng mà Hoa Kỳ đặt ra đối với Việt Nam, Đông Nam Á và toàn bộ khu vực Đông Á.”

Ngoại trưởng Clinton cũng lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực phải giữ một vai trò tích cực trong việc đối phó với mối đe dọa từ các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran, cũng như việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, và tiền trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/hanoi-report-chuong-106370654.html

RFA * Chủ đề biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN
2010-10-30

Việt Nam đang chủ trì các hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước khác trong khu vực cùng với sự có mặt của Hoa Kỳ và Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

AFP PHOTO / Na Son Nguyen / POOL

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) hội đàm cùng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội ngày 30/10/2010.

Biển Đông luôn là chủ đề nóng được mang ra thảo luận tại các hội nghị này. Chủ đề biển Đông đang được các nước bàn thảo ra sao tại các buổi họp ở Hà Nội trong những ngày qua?

Các nước đã đạt được thỏa thuận chung gì liên quan đến biển Đông tại các hội nghị này? Ngọc Trân có bài tường trình.

Phải giải quyết trong hòa bình

Khác với Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng được tổ chức tại Hà Nội cách đây hơn hai tuần, chủ đề biển Đông đã được các nước đưa ra thảo luận tại các cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội trong tuần qua.

Nỗ lực của chúng tôi là để bảo đảm hòa bình, ổn định trên Biển Đông trước tiên, giải pháp hòa bình này thông qua đối thoại và ngoại giao giữa các nước.

Ô. Marty Natalegawa

Mặc dù Indonesia là nước không có tranh chấp trên biển Đông, thế nhưng nước này đã lên tiếng phản đối thái độ hiếu chiến của Trung Quốc qua việc tranh chấp với các nước trong khu vực. Hồi tháng Bảy vừa qua, Indonesia đã gửi công hàm phản đối bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc bao trùm khắp biển Đông, cũng như các tuyên bố gần đây cho thấy Indonesia ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, trên cơ sở đa phương.

Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ Tư vừa qua, ông Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Indonesia nói rằng, chính phủ nước ông muốn thấy hòa bình và ổn định trên biển Đông, cũng như các vùng biển khác trong khu vực, và vì thế bất kỳ cuộc xung đột nào đều phải được giải quyết thông qua đối thoại.

Ông nói: “Nỗ lực của chúng tôi là để bảo đảm hòa bình, ổn định trên Biển Đông trước tiên, giải pháp hòa bình này thông qua đối thoại và ngoại giao giữa các nước có tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông”.

Ông Natalegawa cho biết, các cuộc hội đàm giữa các nước ASEAN và các nước khác, trong đó có Trung Quốc hôm thứ Năm vừa qua, các bên đã tập trung thảo luận những vấn đề khu vực, như các tuyên bố chồng lấn trên biển Đông.

Ngoại trưởng Indonesia cũng đã nêu lên lập trường của nước này về biển Đông như sau:


Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng (trái) chúc rượu lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các nước đối tác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga , Hàn Quốc và Australia tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / BARBAR
Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng (trái) chúc rượu lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các nước đối tác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga , Hàn Quốc và Australia tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / BARBARA WALTON.


“Không nên có chỗ cho chính trị vũ lực và chính sách ngoại giao pháo hạm. Tất cả phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình…Chúng ta nhận ra rằng, hòa bình và ổn định trong khu vực là quý giá và do đó các tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình, phải được giải quyết thông qua ngoại giao và phải được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế”.


Ngược lại với ý kiến của Ngoại trưởng Indonesia, ông Hun Sen, Thủ tướng Cambodia phản đối việc quốc tế hóa biển Đông. Theo tin từ Tân Hoa xã cho biết, hôm thứ Năm, ông Hun Sen đã nói với ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc rằng, chính phủ Campuchia không ủng hộ vấn đề quốc tế hóa hay đa phương hóa biển Đông.


Ông Hun Sen nhấn mạnh rằng các bên có liên quan nên sử dụng các cơ chế hiện có để giải quyết vấn đề biển Đông, thông qua tham vấn và không gây áp lực với Trung Quốc bằng cách liên minh với Hoa Kỳ hay Nhật Bản.


Giải quyết bằng tình hữu nghị?
Các ngoại trưởng ASEAN muốn thấy cuộc thảo luận về các nguyên tắc hướng về phía trước.
TS. Surin Pitsuwan

Cũng theo tin từ Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ giữa ông Ôn Gia Bảo, với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, hôm thứ Năm tại Hà Nội, ông Ôn kêu gọi xử lý đúng đắn vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Ông Ôn nói rằng, xử lý đúng đắn vấn đề biển Đông là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững trong quan hệ Việt – Trung.


Thủ tướng Trung Quốc lưu ý, hai nước Việt – Trung đã thành lập một cơ chế đàm phán để giải quyết vấn đề, ông hy vọng hai nước sẽ thảo luận và ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản, hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề trên biển trong thời gian sớm nhất.


Ông Ôn Gia Bảo cũng nói thêm, tình hữu nghị và hợp tác là vấn đề chi phối mối quan hệ Việt – Trung kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ cách đây 60 năm. Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc sẽ duy trì các mối quan hệ cấp cao với Việt Nam, thiết lập một đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước, và tăng cường tham vấn giữa các bộ, ngành nhằm gia tăng sự tin cậy lẫn nhau, giải quyết các tranh chấp một cách thích hợp để thúc đẩy lợi ích chung.


Ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với các ý kiến trên của ông Ôn Gia Bảo và nói rằng, Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, và đó cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.


Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trên màn hình) cùng với các đại biểu khác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 13 công ba, tại Hà Nội ngày 29 tháng 10

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trên màn hình) cùng với các đại biểu khác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 13 công ba, tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / Satoru Iizuka.



Thủ tướng Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ duy trì các chuyến thăm cấp cao và giao lưu hữu nghị ở mọi cấp với Trung Quốc, gia tăng sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị giữa hai nước, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng như các vấn đề trong khu vực, và đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển chung ở khu vực Đông Á.
Hướng tới bộ quy tắc ứng xử

Ngoài việc nêu quan điểm của các nước, các cuộc họp lần này cũng đã đề cập đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử (CoC) trên biển Đông. Tiến sĩ Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng, các nước ASEAN sẽ có cuộc họp với Trung Quốc vào tháng 12 để chuẩn bị cho bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các bên trên biển Đông.


Ông Pitsuwan cho biết: “Các ngoại trưởng ASEAN muốn thấy cuộc thảo luận về các nguyên tắc hướng về phía trước. Họ chờ đợi ngày dự kiến thảo luận của các nhóm làm việc ở thời điểm nào đó trong tháng 12 năm nay, ở một nơi nào đó tại Trung Quốc”.


ASEAN luôn mong muốn xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (CoC), mang tính ràng buộc nhiều hơn là Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DoC). Tuyên bố này đã được ký kết giữa Trung Quốc với các nước ASEAN tại Phnom Penh hồi năm 2002 với mục đích duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, thế nhưng tuyên bố này không mang tính ràng buộc và Trung Quốc không thực hiện những điều mà họ đã ký.


Theo dòng thời sự:

Mỹ khẳng định sự trở lại ASEAN trong vai trò lãnh đạo
Ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu VN cải thiện nhân quyền
Khai mạc Hội nghị Cấp cao Đông Á lần 5 tại Hà Nội


  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ công du Châu Á
  • Mỹ thách thức Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông?
  • Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN – Mỹ
  • Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Việt Nam
  • Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan sát hải quân Trung Quốc
  • Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights res

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-are-the-South-China-Sea-Issues-at-ASEAN-Summits-in-Vietnam-NgTran-10302010090030.html


    RFI*Ngoại trưởng Clinton: "Các tranh chấp trên biển phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế"


    Ngoại trưởng Mỹ Hillarry Clinton và trợ lý Kurt Campbell tại Hà Nội (Ảnh / Đức Tâm RFI)
    Ngoại trưởng Mỹ Hillarry Clinton và trợ lý Kurt Campbell tại Hà Nội (Ảnh / Đức Tâm RFI)
    Anh Vũ

    Theo AFP, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ lại thu hút sự chú ý khi một lần nữa khẳng định rằng các tranh chấp về lãnh hải phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của bà Hillary Clinton có thể sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc, vốn không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển và chỉ muốn giải quyết tay đôi giữa các bên tranh chấp.

    Trước các lãnh đạo của 16 nước châu Á đang dự hội nghị Đông Á tại Hà Nội ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định « Hoa Kỳ có lợi ích trong vấn đề tự do lưu thông và tự do thương mại hàng hải » đồng thời bà nói rõ là « khi xuất hiện các tranh chấp về lãnh hải, chúng tôi (Hoa Kỳ) cam kết tham gia giải quyết các tranh chấp đó một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế ».

    Các phát biểu trên của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh vấn đề tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đang bao trùm các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Về phần mình, hôm nay, ngoại trưởng Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ « thận trọng » khi đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc , đồng thời ông kêu gọi Hoa Kỳ « tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, tránh đưa ra những tuyên bố sai lầm ».

    Nhiều nước Đông Nam Á và Nhật Bản hiện vẫn đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc. Từ nhiều tháng nay Washington đã công khai ủng hộ Asean giải quyết các bất đồng về lãnh thổ thông qua đàm phán đa phương.

    Liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, trước khi lên đường sang Hà Nội, trong một thông cáo báo chí bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ sẽ lại nêu vấn đề về những vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa và ngăn chặn sử dụng internet hay vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.

    Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á, liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, hôm nay ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : Cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là vấn đề cốt lõi nếu Việt nam muốn phát triển tiềm năng của mình ». Sau cuộc gặp ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam bà Clinton phát biểu « Hoa Kỳ quan ngại về những vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp nhằm vào những nhóm tôn giáo và hạn chế tự do trên internet ».

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101030-ngoai-truong-clinton-cac-tranh-chap-tren-bien-phai-duoc-giai-quyet-bang-luat-phap-


    VOA * Ngoại trưởng Mỹ nêu vấn đề nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam
    U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton gestures during a news conference with Vietnamese Foreign Minister Pham Gia Khiem at the ASEAN summit in Hanoi, 30 Oct 2010
    Hình: AP

    Các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền. Chia sẻ Tin liên hệ

    Hoa Kỳ cho biết hôm thứ 6 là họ sẽ nêu lên mối quan tâm về nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam, kể cả trường hợp của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm hai nước này.

    Theo tin của hãng thông tấn Pháp, các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền trong lúc chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra sức vun bồi tình thân hữu với Việt Nam và cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley cho hay Ngoại trưởng Clinton đã đến Việt Nam hôm thứ 6 để tham dự một hộïi nghị thượng đỉnh khu vực, và bà đã thảo luận với phía Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau kể cả vấn đề nhân quyền.

    Ông Crowley cho báo chí biết rằng hồi gần đây đã xảy ra những trường hợp bắt giữ các nhà báo, các blogger và những nhân vật tranh đấu ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng điều này đi ngược với cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

    Ông Crowley không cho biết là bà Clinton có đề cập tới vấn đề nhân quyền với Trung Quốc khi đến thăm đảo Hải Nam trong tuần này hay không. Nhưng ông nói rằng những mối quan tâm về nhân quyền chắc chắn sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao tặng giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và điều này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.

    Trước đó trong ngày thứ 6, Hội Ký Giả Không Biên Giới, RSF đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân chuyến đi Việt Nam, kêu gọi bà hối thúc nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và các blogger đang bị cầm tù; đồng thời gợi ý bà can thiệp các trường hợp cụ thể của các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Phạm Minh Hoàng.

    Thông cáo báo chí của RSF cho hay luật sư Lê Công Định, một người có bài viết trên mạng đang lãnh án tù 5 năm.
    Nguyễn Tiến Trung, một blogger hoạt động dân chủ đang thọ án tù 7 năm. Cả hai sẽ bị quản chế 3 năm sau khi mãn án.

    Phạm Minh Hoàng, một blogger mang song tịch Pháp Việt đã bị chính thức khởi tố ngày 29 tháng 9 sau khi bị giam 6 tuần. Vợ của ông Hoàng nói rằng lý do chính khiến chồng bà bị bắt là vì ông phản đối công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở cao nguyên, gây nguy hại cho môi trường.

    Các nhà báo và blogger khác nói về đề tài này cũng bị giam, trong đó có ông Bùi Thanh Hiếu.

    RSF nói rằng trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng giêng vừa qua, bà Clinton xác định rõ ràng Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do phát biểu ý kiến online; và Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ công cụ này để phát triển kinh tế và xã hội.

    RSF kêu gọi bà hãy bênh vực các nguyên tắc này trong khi tiếp xúc với nhà chức trách Việt Nam, quốc gia đang là nhà tù lớn thứ nhì về giam cầm cư dân mạng với tổng cộng 16 người viết bài trên mạng và 3 nhà báo đang bị giam cầm.




    BBC * Việt Nam 'cần cải cách chính trị'
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm thứ Bảy rằng Việt Nam cần có cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền để có thể phát huy hết tiềm năng.

    Bà nói: "Hoa Kỳ lo ngại về vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng theo phương cách hòa bình, các cuộc tấn công các nhóm tôn giáo và hạn chế tự do internet."

    "Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó."

    Bà nói với báo chí sau cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm.

    Trong tuần lễ trước khi bà Clinton đến Việt Nam, chính phủ nước này đã kết án tù ba nhà hoạt động cho quyền của công nhân, đưa ra xử sáu giáo dân trong vụ Cồn Dầu và bắt giữ một nhà đối kháng, ông Vi Đức Hồi.


    Ngoại trưởng Mỹ bắt tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết


    Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101030_clinton_vietnam_update.shtml



    No comments: