Saturday, October 30, 2010

TẬP CẬN BÌNH




Date: Mon, 18 Oct 2010 22:17:06 +0200


NHÂN SỰ TÀU CỘNG
LMCường:
Theo bình luận của báo chí phương Tây cho hay TẬP CẬN BÌNH (Xi Jinping) vừa được đề bạt lên làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, một cơ quan đầu não mạnh nhất có nhiệm vụ chỉ đạo quân đội, sẽ là người thừa kế Hồ Cẩm Đào trong năm tương lai gần, cụ thể vào năm 2012.
Tiến trình thay thế họ Hồ cũng chả khác gì vị tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Nghiã là vào cuối năm 2012, Hồ sẽ từ chức chủ tịch đảng, rồi chủ tịch nước vào đầu năm 2013; ít lâu sau, chừng 6-12 tháng, sẽ từ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương để Tập Cận Bình lên thay. Nếu đúng theo lịch trình qui định sẵn, Tập Cận Bình sẽ nắm toàn quyền sinh sát vào khoảng giữa năm 2013, trễ lắm vào đầu năm 2014 !

Tàu cũng như ở Việt Nam hay Bắc Hàn, con của các công thần chế độ CS của thế hệ tiên phong theo CS sẽ được cho đi học hành đàng hoàng, thậm chỉ ở các đại học danh tiếng trong hay ngoài nước như Mỹ chẳng hạn (loại bằng ngoại giao, mang tính cách cho không biếu không, dùng tại nước mình thôi) để trở thành những chuyên gia (technocrats) về nhiều ngành nghề (chính trị, kinh tế tài chính, xã hội ....). Chúng sẽ được cất nhắc vào những điạ vị then chốt để học việc, và con đường hoạn lộ đương nhiên kể từ đó thênh thang rộng mở.
Chúng sẽ kiếm hàng núi tiền và mau chóng trở nên những nhà "tư sản đỏ" rất giầu có, tài sản hàng triệu triệu Mỹ kim, rồi cưới vợ đẹp, có con ngoan (dĩ nhiên cũng có đứa hư, đứa con nổi loạn, như con của Ba Dzuẫn chẳng hạn, thì được "cất kỹ" bằng sự che dấu mọi hành vị làm mất mặt cha ông chúng).
Nói tóm lại ta thấy, đó là một triều đình phong kiến, cha truyền con nối. Thô bỉ nhất là ở Bắc Hàn, rồi kế tiếp là Cuba với anh em truyền ngôi cho nhau !

Người ta đồn rằng, đã và đang có những lột xác ở các nước CS còn sót lại, cụ thể ở Tàu và Việt Nam. Đúng thế thật, nhưng còn lâu mới có dân chủ hóa ở VN. Ta xem chúng sẽ biến thái thành một loại mà danh từ thời thượng gọi là "độc tài sáng suốt", kiểu như ở Singapore chẳng hạn. Lý Quang Diệu khéo léo huấn luyện rồi tiến cử con mình trong hệ thống đảng mình, sau đó tìm cách truyền ngôi cho con là Lý Hiển Long, còn ông ta sau khi rút lui khỏi chính trường, trở nên Thái Thượng Hoàng qua chức vị "Senior Minister" trong chinh quyền !


Hay như kiểu Indonesia thời Sukarno, đất nước này thật sự nằm trong tay quản trị của con cái đám lãnh đạo cùng với đám tướng lãnh cao cấp làm tay chân bộ hạ thân tín. Đám con ông cháu cha này lập thành một phe đảng được giới báo chí phương Tây gắn cho nhãn hiệu "Tập Đoàn Berkeley" bởi chúng là những ông nghè ông cống tốt ngghiệp ở các nơi danh tiếng đó ! (Dĩ nhiên là Nhà Trắng ủng hộ tối đa ngấm ngầm, để Indo làm cái hàng rào chống Công cho mình ở ĐNÁ. Nên nhớ Indo là nước lớn nhất về diện tích và dân số với vị trị chiến lược trên đường biển đi từ Ấn Độ Dương sang Viễn Đông, cũng như nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất là về dầu hoả. VN so với Indo chả là cái thớ gì cả. Indo vốn thuộc điạ của Hòa Lan và HL cùng phe với Mỹ. Trong khi VN thuộc đia của Pháp và Pháp với Mỹ thời trước Sarkozy như "chó với mèo". Chỉ từ thời Sarkozy hai bên mới xích lại gần nhau hơn bao giờ hết !)


Cũng may là ở Phi Luật Tân tổng thống độc tài Marcos bị lật đổ bới bà quả phụ Aquino, chứ nếu ko bà đệ nhất phu nhân Marcos lại lên thay ông chồng già nua bệnh hoạn, tức coi như làm nhiếp chính cho con cái mình lớn lên nắm quyền cai trị Phi !
Ở Taiwan kịch bản y chang là Tưởng Tổng Tài chết nhường ngôi cho con là Tưởng Kinh Quốc. Rất may đám Quốc Dân Đảng Tàu lục điạ bị đảng dân bản xứ Taiwan đánh gục lên thay thế một thời gian, khiến cho đảng này phải chấn chính nhân sự, thay đổi đường lối hoạt động cho phù hợp với tình thế mới và hợp lòng dân hơn !


Tàu cộng vừa mới chấm dứt Đại hội Trung ương Đảng CS được khoảng một tuần và hiện nay đã rõ có sự chỉ định Tập Cận Bình làm lãnh tụ nối tiếp Hồ Cẩm Đào. CSVN cũng vừa mới chấm dứt đại hội Trung ương Đảng CS được vài ngày qua. Kết qủa ra sao chưa ai rõ. Có điều Thiên triều CS Tàu làm nháp trước rồi học trò CSVN sẽ theo đuôi ! Vì thế có một số người ngoại quốc lẫn VN cho là, VN dân chủ hơn Tàu, đi trước Tàu nên Tàu phải học tập VN ! Đó là ăn ngược nói ngạo. CSVN là con đẻ của Tàu cộng, bắt chước y chang theo Tàu.


Mà nói nào ngay, VN luôn luôn tự nguyện đi theo đuôi Tàu từ xưa đến nay, cho dù ngoài mặt hay trong lòng tỏ thái độ bất phục Tàu. Tính nô lệ này ăn sâu vào trong xương da máu thịt, tận đến tiềm thức ! Đọc truyện Tàu, xem phim Tàu ... thấy khoái hơn xem phim Việt, phim Tây phương ! Ta cứ so sánh VN với Nhật sẽ thấy rõ sự lệ thuộc của ta vào Tàu mạnh mẽ dường nào, cho dù chúng ta đã có chữ quốc ngữ, một phương tiện độc đáo để tìm cách tách rời khỏi ảnh hưởng của Tàu.


Người Nhật có những đoạn tuyệt rất dứt khoát với quá khứ. Chẳng hạn họ ko còn coi trọng Ngày Tết ta mà ăn Tết tây để hòa nhịp đập làm ăn với phương Tây nói riêng và thế giới nói chung, trong khi ta cứ khư khư cái cũ, mà thực ra chả còn có nghiã lý gì trong thời hiện đại. Ăn tết cổ truyền dân tộc trong nước giờ chán phèo. Mọi thứ công nghiệp hóa hết, từ tục lệ gói và nấu bánh chưng ... cho đến làm mứt làm cơm cúng ! Ngày tư ngày tết các cửa hiệu vẫn buôn bán tưng bừng như ngày thường. Chả còn tiếng pháo đón giao thừa hay cây nêu ...


Tóm lại Tàu chưa bỏ tục ăn tết âm lịch thì ta còn lâu mới bỏ tục này, trong khi trên thực tế không còn thực dụng nữa. Còn người Việt hải ngoại ăn tết ... cuối tuần chung với nhau và mỗi nơi tự ấn định một ngày khác nhau, sao cho tiện với điạ phương mình cư ngụ !



Thông Tấn NOS của Hòa Lan
(Tin đồnTập Cận Bình nối ngôi Hồ Cẩm Đào)


De Chinese vicepresident Xi Jinping AFP


maandag 18 okt 2010, 13:41
Vicepresident Xi Jinping van China is gepromoveerd tot vicevoorzitter van de Centrale Militaire Commissie. Dat duidt er volgens waarnemers op dat Xi Jinping de opvolger wordt van president Hu Jintao.
De post bij het toezichtsorgaan van de strijdkrachten is een sleutelfunctie in China.
Hu Jintao stopt naar verwachting eind 2012 als leider van de Communistiche Partij en zal dan begin 2013 aftreden als president.
(LMC lược dịch: Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình được lên chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Theo các nhà quan sát đó là chỉ dấu Tập sẽ thay thế chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Cuối 2012 Hồ sẽ từ chức chủ tịch đảng và đầu 2013 từ chức chủ tịch nước. Quân ủy Trung ương là một cơ quan then chốt trong quân đội)
Corruptie


De 57-jarige heeft gedurende zijn carrière diverse functies binnen de Communistische Partij bekleed. In 2002 werd hij partijleider in de provincie Zhejiang. Onder zijn leiding groeide de economie en hij trad hard op tegen corruptie.
In 2006 werd hij benoemd tot partijleider in Shanghai, een van de belangrijkste economische posten in China. Daarmee werd duidelijk dat de Chinese regering groot vertrouwen in hem had.
Popzangeres (Ca sĩ nhạc Trẻ)
Dat beeld werd bevestigd toen hij in 2007 mocht toetreden tot de negenkoppige leiding van de Communistische Partij. Een jaar later werd hij benoemd tot vicepresident.
Xi is getrouwd met de in China zeer populaire popzangeres Peng Liyuan (Bành Lệ Viện). Samen hebben ze een dochter.

LMCường:

Vợ của Xi là một ca sĩ nhạc Pop danh tiếng (nhưng theo ký giả Isabel Hilton, vợ của Tập Cận Bình là ca sĩ dân ca = a popular folk singer), tức nữ ca sĩ Peng Liyuan (Bành Lệ Viện).
Xem hình dưới đây sẽ thấy rõ là bọn quan chức cao cấp hiện nay của Tàu được đào tạo đàng hoàng và có vợ đẹp con khôn ! Tóm lại chả khác gì thời phong kiến cả !
Bài báo dưới đây viết hồi tháng Tư năm 2008 đã tiên đoán con đường hoạn lộ thênh thang của Tập Cận Bình ra sao rồi ! Hình như người Viết bài này là người Tàu.



Xi Jinping: President in 2012 ???
Wed 19 Mar 2008
Posted by Mr.WHAT under Chinese Celebrity
http://blog.chinesehour.com/?p=779






国家副主席: 习近平
Vice-President: Xi Jinping / Tập Cận Bình
-习 xí = tập = learn; nghiã là học tập
-平易近人 / píng yì jìn rén / bình dịch cận nhân
Symbolization: The names comes form the idiom 平易近人/ píng yì jìn rén / bình dịch cận nhân = easy to approach to common people = dễ tiếp cận với giới bình dân.
. It is a usual practice (to learn) to approach common people easily.
Xi’s wife 彭丽媛 (Peng Liyuan; Bành Lệ Viên) is a very popular folk singer in China. Her beauty deserves such a nice given name too:
丽 lì = lệ = beautiful
媛 yuàn =beauty(only used to women)

Xi Jinping’s life was not untouched by the Cultural Revolution. His father, Xi Zhongxun (Tập Trọng Huân), was one of the founders of the Communist guerrilla movement in northern China, but in 1962, he was accused of of disloyalty to Mao Zedong and purged of his position.


When he was a teenager, Xi Jingpin was sent to the countryside to be re-educated as a peasant. He would be away from his family for several years
Xi Jingpin is the third child of Xi Zhongxun and his wife Qi Xin. According to Xinhua, from 1969 to 1975, Xi worked as an “educated youth” sent to the countryside at Liangjiahe Brigade in his home province of Shaanxi where he served as party branch secretary.
An article in The Globe and Mail described how Xi Jinping won a reputation for endurance during this time, by winning wrestling matches with farmers and carrying “a shoulder pole of twin 110-pound buckets of wheat for several miles across mountain paths without showing fatigue.”


____________________
Rise in government


In 1975, he entered the Chemical Engineering department of Tsinghua University (đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh), although Xinhua (hãng thống tấn Thanh Hoa của Tàu cộng) said that he was graduated from the School of Humanities and Social Sciences of the same university with a major in Marxist theory and ideological education. He also trained as a lawyer.
“Xi has managed to keep his reputation clean, untainted by allegations of corruption.”
After graduation, he served as Secretary at the General Office of the State Council and was an officer in active service in the General Office of the Central Military Commission.
From these first government posts, Xi rose quickly through the ranks. In China, the sons of high-ranking cadres are known as “princeling,” but Xi, unlike many of his peers was known as a simple man, preferring work to parties and avoiding displays of lavishness.


After serving in Hebei province (tỉnh Hà Bắc), in 1985, Xi took the first of several posts in Fujian, finally becoming governor of the province in 2000.
In 2002, when Hu Jintao came to power, Xi was transferred to Zhejiang province (tỉnh Triết Giang, một tỉnh vùng duyên hải giầu có, nằm trên tỉnh Quảng Đông), which he helped turn into one of the most economically dynamic provinces in China, an Associated Press report said.
In 2007, when allegations of corruption struck the heart of China’s financial hub, Shanghai, Xi was brought in to replace the city’s party chief. During the last National Congress of the Communist Party of China in Beijing, Xi was named one of the four new members of the Standing Committee of the Politburo.
______________________
A love story


Until a few years ago, people knew more about his wife, 彭丽媛 Peng Liyuan (Bành Lệ Viện), than about Xi Jinping. It’s no surprise, though, as Peng is a very popular folk singer attached to the PLA General Department’s song and dance troupe.
The couple met through a friend, and at first Peng was unimpressed. His grasp of Chinese ethnic music won her over and they have been married for more than twenty years.
In a surprising revelation, Xi Jinping said later that he knew after forty minutes of conversation with Peng, that he wanted to marry her.
They have a 15-year old daughter named Xi Mingze.
_______________________
A solid reputation


When he was appointed party leader for Shanghai, Xi promised to “be a good learner, a good public servant and a good team leader,” the Associated Press quoted. He said that he had always felt that “an individual’s functions were limited and it’s up to everyone to get results.”
He has managed to keep his reputation clean, untainted by allegations of corruption that has been the downfall of many other leaders in the Party.
His various stints in the provincial governments has earned him a reputation as a “pro-business campaigner” and seems at ease with the business world, having attended high-profile events such as the Davos economic summit.


Xi is held in high regard by business leaders of the world, with even US Treasury Secretary Henry Paulson describing him as a “guy who knows how to get over the goal line.”
There are, of course, no guarantees that Xi Jinping as a “Princeling” taizi (太子) will step into Hu Jintao’s shoes in 2012. In the new lineup of the Standing Committee, one other name, Li Keqiang (Ly Quoc Cuong), two years younger than Xi, is also being considered a strong contender for the post.
While five years would seem like an eternity in politics, Xi Jinping seems set on heading the fifth generation of Chinese leaders.




50 People Who Matter 2010 | 4. Xi Jinping
Isabel Hilton
Published 21 September 2010
Chinese kingpin.(Con Ông Cháu Cha Tàu cộng)



Chinese Vice President Xi Jinping. Credit: Getty ImagesThe nine men at the top of Chinese politics - members of the standing committee of the Politburo of the Communist Party of China - have been described as small men grappling with big issues.
The generation that made the revolution is long gone and in its place are the technocrats and the relations of earlier generations: the princelings. Dressed in indistinguishable dark suits, all with dyed black hair, these men of a certain age achieved their positions through hard work, ability, good connections and a talent for not offending those who might sabotage their advance.


Xi Jinping, the 57-year-old tipped to succeed President Hu Jintao in 2012, falls into the princeling category: his father, Xi Zhongxun (Tập Trọng Huân), was a revolutionary leader in the northern Shanxi Province (tỉnh Sơn Tây). Xi Senior was imprisoned in 1962 by Mao Zedong, but re-emerged after Mao's death in 1975. With his father in political disgrace, the young Xi Jinping spent the Cultural Revolution labouring in the Shanxi countryside. When Xi the elder returned to politics to serve as governor of Guangdong Province (tỉnh Quảng Đông), Xi Jinping was rescued from peasant life and, after graduating from Tsinghua University (đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh; một đại học danh tiếng của Tàu cộng), embarked on a political career with his promotion all but guaranteed.
He served as governor of Fujian and then of Zhejiang Province at a time of rapid economic growth, and was transferred to Shanghai to serve as party chief when Hu Jintao had the incumbent, Chen Liangyu (Tran Luong Vu), a protégé of Jiang Zemin (Giang Trach Dan), purged in a high-profile corruption case. Xi himself was once thought close to the Shanghai faction and owed his early promotion to Jiang Zemin's patronage.

But when Hu Jintao overthrew the Shanghai leadership, Xi demonstrated sufficient loyalty to Hu to win preferment against the trend. In 2009, Xi was promoted to the Politburo standing committee and, in the symbolic theatre of Chinese politics, the order of his appearance on stage suggested that he was first in line for promotion when it was Hu Jintao's turn to step down. In a leadership group that values relative anonymity, the rotund Xi displays a few distinguishing characteristics. He is said, like his father, to be a relative liberal in party terms and an admirer of the late Hu Yaobang (which, if true, signifies reformist leanings).
He is married to a popular folk singer and is a frequent traveller abroad. Some younger, more progressive officials have placed their hopes in the succession of Xi, seen as business-friendly and supportive of a more sustainable model of development in China. If he does take the final step to the presidency, he will lead the world's most populous nation as it moves towards becoming the world's biggest economy. Whether China finally embraces political reform may well depend on Xi Jinping.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Xi_Zhongxun.jpg



Xi Zhongxun (習仲勛; : Xí Zhòngxun; Tập Trọng Huân; October 15, 1913 - May 24, 2002) was a communist revolutionary and a State Councillor of The People's REpublic of China. He is considered to be among the first generation of Chinese leadership.Biography
Born in a land-owning farm family in Fuping, Shaanxi (tỉnh Thiem Tây), Xi joined the Communist Youth League in May 1926 and the Communist Party of China in 1928. Xi was the Deputy Prime Minister of China from 1959 to 1962, and the Governor of Guangdong ( chủ tịch tỉnh Quảng Đông) from 1979 to 1981.
He made major contributions to China, firstly as the man who mentored future leaders of China such as Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) and second as the man who proposed and implemented China's first economic zone, Shenzhen (Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến), which later was used as the standard model for the other economic zones.

Xi Zhong married Qi Xin, his second wife, and had four children: Xi Qiaoqiao, Xi An'an, Xin Jinping (Tập Cận Bình), and Xi Yuanping. Xi Jinping is the current Vice President of China.




BBC thứ ba, 19 tháng 10, 2010

Vợ ông Tập Cận Bình thêm nổi tiếng

Bà Bành Lệ Viện là ca sĩ mang hàm thiếu tướng Quân Giải phóng

Với chồng, ông Tập Cận Bình nay lên làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc, ca sĩ Bành Lệ Viện sẽ được chú ý đến nhiều hơn nữa.

Trước đó, có thể nói bà đã rất nổi tiếng với giọng ca chuyên hát các bài về Đảng và quân đội.

Nhưng từ ngày làm Phu nhân Phó Chủ tịch nước, lại có nhan sắc hơn người, bà Bành đã trở thành ngôi sao của cả chính trị Trung Quốc.

Ở tuổi 48, bà Bành Lệ Viện, ca sĩ vào lực lượng văn công Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa từ năm 18 tuổi, cũng đã mang hàm thiếu tướng.

Nhưng trả lời truyền thông Trung Quốc, bà nói khi về nhà, vào bếp, ông Tập "chỉ coi bà là một người vợ bình thường".

Tuy thế, có thể tin chắc rằng với đường công danh của chồng mở rộng - ông Tập dự kiến sẽ lên thay cả Chủ tịch Đảng Hồ Cẩm Đào năm 2012 và lên làm Chủ tịch nước năm 2013 - không chỉ dư luận Trung Quốc mà cả quốc tế cũng chú ý đến bà.

Báo Anh, tờ Daily Mail trong tuần này đăng hình bà mặc quân phục và hát trong một buổi lễ lớn.




Báo chí quốc tế cũng không quên nhắc rằng họ chỉ có một con gái, cô Tập Minh Trạch, vì cùng là đảng viên cao cấp nên ông Tập và bà Bành tuyệt đối tuân thủ chính sách Một con.

Nếu ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo Trung Quốc vào mấy năm tới - đây sẽ là đôi vợ chồng 'quyền lực' bậc nhất châu Á trong nhiều năm.

Năm nay mới 57 tuổi, theo quy định của Đảng CS Trung Quốc, ông Tập có thể sẽ lãnh đạo hai nhiệm kỳ là 10 năm, tính từ 2012.

Người ta cũng phỏng đoán xem tính cách của họ sẽ có tác động thế nào đến cách Trung Quốc nhìn ra bên ngoài.

Ông Tập Cận Bình, con trai nhà cách mạnh lão thành Tập Trọng Huân, được nói là không ham đi du học thời Trung Quốc bắt đầu chính sách Khai phóng.

Trái lại, ông bỏ ra hàng chục năm đi về công tác ở các tỉnh và lên dần trong bộ máy Đảng.

Các phát biểu của ông bác bỏ không thương tiếc những chỉ trích bên ngoài về Trung Quốc khiến một số nhà quan sát lo ngại ông không mềm mỏng trong đối ngoại.

Vì thế, người ta hy vọng bà Bành, một người yêu thích nhạc mới và nhạc dân tộc Trung Quốc và cũng từng công du biểu diễn ở Mỹ và Canada, sẽ có tác động 'cởi mở' với ông chồng.==========




Ông Tập Cận Bình nhận chức vụ quan trọng

Ông Tập Cận Bình, con của cựu lãnh đạo Quảng Đông, ông Tập Trọng Huân, là người thuộc phái 'thái tử đảng'

Ông Tập Cận Bình vừa ₫ược chọn vào chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chuẩn bị làm lãnh đạo tương lai của Trung Quốc vào năm 2012.
Tân Hoa Xã ca ngợi các lãnh đạo Trung Quốc trong phiên kết thúc Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản, đã "cam kết thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống chính trị".
Năm nay 57 tuổi, ông Tập Cận Bình đứng vị trí số sáu trong Bộ Chính trị và được chọn để lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người hiện giữ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Cơ quan đầy quyền lực này chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân, lực lượng hiện có 2,3 triệu người.


Việc bổ nhiệm ông Tập Cận Bình, nhân vật dân sự thứ nhì, bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào, vào Quân ủy Trung ương gồm 11 thành viên, được cho là chỉ dấu để ông thăng tiến tiếp trong hệ thống quyền lực Trung Nam Hải vào các năm 2012-2013.

Hiện Quân ủy Trung ương có hai vị phó và việc bổ nhiệm ông Tập cho thấy những kêu gọi để chính phủ nắm quân đội và đưa lực lượng quân sự Trung Quốc theo hướng chuyên nghiệp hóa sẽ không xảy ra.
Trái lại, đảng cộng sản theo truyền thống Leninist sẽ tiếp tục nắm Quân Giải phóng trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ lực lượng này với những tham vọng vươn cao, lên không gian vũ trụ, và vươn ra bên ngoài trên các đại dương.

Hội nghị của đảng cầm quyền cũng thông qua kế hoạch 5 năm, chuẩn bị cho các thay đổi chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng sao cho hài hòa, bao dung hơn.
Tuy thế, các quan sát bên ngoài cho rằng Đảng CS Trung Quốc, hiện có 78 triệu người, đang phải đối diện với làn sóng dư luận bất bình về nhiều việc.
Đó là phân hóa giàu nghèo, tham nhũng trong giới quan chức, nạn lạm phát tăng, giá nhà lên cao, thiếu việc làm trong giới tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Từ bên ngoài, Trung Quốc đang tiếp tục bị Hoa Kỳ chỉ trích vì vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, các hoạt động ngoại thương mà Phương Tây cho là gây mất cân bằng thương mại.
Tại Đông Bắc Á, trong lúc Trung Quốc vẫn ủng hộ Bắc Hàn, quan hệ với Nhật Bản chưa cải thiện được nhiều sau vụ Điếu Ngư.



BBC thứ hai, 21 tháng 9, 2009
Ông Tập Cận Bình là ai?

Ông Tập Cận Bình có giành được vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương?

Trung Quốc vừa chấm dứt Hội nghị Trung ương của đảng cầm quyền với ông Tập Cận Bình được coi như người sẽ kế vị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.Hội nghị Trung ương bế mạc tuần qua, không lâu trước ngày Quốc khánh 1/10, đánh dấu 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đã nêu thứ tự lãnh đạo thời gian kế tiếp.

Theo các tin tức từ Trung Quốc, ngoài ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước đứng vị trí thứ nhất, và ông Giả Khánh Lâm làm chủ tọa, "thang bậc" quyền lực gồm các vị Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Lý Trường Xuân, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hạ Quốc CườngChu Vĩ Khang. Các vị đứng phía trước ông Tập Cận Bình đều sẽ vào tuổi về nghỉ sau đại hội Đảng năm 2012, mở đường cho ông và ông Lý Khắc Cường cùng lên chia sẻ quyền hành.
Nhưng không chỉ có thế, các bình luận trong vùng còn nói đến việc ông Tập có nhiều khả năng được bầu chọn vào Quân ủy Trung ương, cơ quan có quyền lực tối hậu với quân đội Trung Quốc. Ông cũng được cho là đã thắng ông Lý Khắc Cường trong cuộc tranh giành quyền lực lên vị trí cao nhất vào mấy năm tới.


'Con ông cháu cha'
Điểm quan trọng nhất trong bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là nhắc lại các “thành quả” của cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình và đề cao vai trò của công tác “xây dựng đảng”. Cả trong hai điểm đó, ông Tập Cận Bình đều có thể tự hào nhắc đến truyền thống gia đình.
Cha ông, cựu Ủy viên Quốc vụ viện Tập Trọng Huân, quê Thiểm Tây (Shaanshi), từng làm bí thư Quảng Đông và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến khi cố lãnh tụ Đặng mở ra hướng phát triển vùng duyên hải Trung Quốc.
Không chỉ có thế, là một công thần của chế độ, ông Tập Trọng Huân còn là một trong số ít những người sống sót sau cuộc Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông, sự kiện mà chế độ ở Trung Quốc dựng thành huyền thoại cho Quân Giải phóng.
Riêng về ông Tập Cận Bình, các báo châu Á đều đồng ý ông có nguồn gốc xuất thân “lý tưởng” để tạo dựng vị trí quyền lực.
Là con trai của một cựu ủy viên Bộ chính trị, ông Tập còn có kinh nghiệm lãnh đạo tại các tỉnh duyên hải trù phú và cũng có tiếng là ủng hộ cho cải cách thị trường và kinh tế tư nhân.



Tạp chí Foreign Policy
Theo East Asia Review trong một bài gần đây, sinh năm 1953 tại Bắc Kinh, ông Tập gia nhập hàng ngũ cộng sản năm 1971 và lên dần trong hệ thống chính trị ở địa phương.
Năm 2002 cha ông qua đời và cũng năm đó, ông lên nắm vị trí quan trọng trong bộ máy đảng ở Chiết Giang.
Năm 2007, tại Đại hội 17 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông bất ngờ lên chức Phó Chủ tịch nước sau khi mới làm bí thư Thượng Hải hồi 2006.


Việc ông lên lãnh đạo Thượng Hải chỉ có thể xảy ra vì ông Trần Lương Vũ, người được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân phù trợ, vị “rớt đài” trong vụ án tham nhũng nổi tiếng.
Theo bình luận của Willy Lam trên trang Asia Sentinel, ông Tập Cận Bình là người thuộc phe có tên không chính thức là “Thái tử đảng”, hay “Con ông cháu cha”.
Đối thủ của ông, Phó Thủ tướng thứ nhất Lý Khắc Cường thì thuộc “Đoàn phái”, tức những người đi lên từ Đoàn Thanh niên như ông Hồ Cẩm Đào.
Vẫn theo nhà bình luận này, ông Hồ đã trì hoãn việc đưa ông Tập vào Quân ủy Trung ương để cho phép ông Lý có thời gian củng cố vị trí riêng.





Ông Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên ở cương vị Phó Chủ tịch nước sang Bắc Hàn hồi tháng 6/2008.
Ông Lý, người được Chủ tịch họ Hồ hỗ trợ, dự kiến đến năm 2013 sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo ở cương vị thủ tướng.


Thiệt hại vì Tân Cương
Nhưng sự kiện gần đây tại Tân Cương khiến trên 200 người thiệt mạng vì xung đột sắc tộc, là một đòn nặng giáng vào nhóm Đoàn phái vì cả hai nhân vật của họ phụ trách Tân Cương (Vương Nhạc Tuyền) và Tây Tạng (Trương Khánh Lê) đều là người thuộc phe họ.
Willy Lam nhận định rằng: "Trong lúc ông Hồ và Đoàn phái rơi vào thế thủ, những người ủng hộ ông Tập trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng thúc đẩy việc bổ nhiệm ông vào Quân ủy Trung ương".


Có khả năng người ta đợi sau Quốc khánh để công bố ông nhận chức vụ thứ nhì trong Quân ủy Trung ương, hoặc như Willy Lam đánh giá, vào dịp muộn hơn là sang năm tới.
Khác với "Đoàn phái" của cánh thanh niên, phe "Thái tử đảng" như ông Tập Cận Bình được cho là đã và đang nắm các chức vụ cao trong bộ máy quân sự và vấn đề an ninh nội bộ được coi như là lĩnh vực “truyền thống” của họ.


Báo Foreign Policy như đồng ý với nhận định này với chi tiết nêu ra trong phần chân dung ông Tập Cận Bình rằng ông đã từng giữ vị trí bí thư riêng cho bộ trưởng quốc phòng.
Nhắc lại nguồn gốc gia đình "đầy quyền lực" của ông, Foreign Policy cho rằng ông cũng có kinh nghiệm lãnh đạo tại các tỉnh duyên hải trù phú và cũng có tiếng là ủng hộ cho cải cách thị trường và kinh tế tư nhân.


Dù các báo quốc tế không bình luận gì về tư duy ngoại giao của ông Tập, có thể hiểu rằng là người được phe quân đội ủng hộ, ông sẽ có chính sách phù hợp với nhu cầu tăng cường quốc phòng.
Báo chí tiếng Hoa ở nước ngoài nhắc rằng trong bài diễn văn đọc tại Mexico khi đến thăm cộng đồng Hoa kiều, ông Tập dùng lời lẽ khá nặng để phê phán "những người nước ngoài không có việc gì khác ngoài việc chỉ ngón tay vào các vấn đề" của Trung Quốc.
Có vẻ như kinh nghiệm lãnh đạo của ông cho tới nay là chỉ dấu cho thấy một quan điểm khá cứng rắn trong các vấn đề đối ngoại.



BBC thứ sáu, 15 tháng 10, 2010
Lãnh đạo Trung Quốc họp bàn về tương lai

Lính đứng gác ngoài cổng hội trường, nơi hội nghị trung ương diễn ra

Lính đứng gác ngoài cổng hội trường, nơi hội nghị trung ương diễn ra

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp tại Bắc Kinh để thảo ra kế hoạch phát triển 5 năm tới cho kinh tế nước này. Nghị trình được giữ bí mật, nhưng giới phân tích nói rằng thay vì tìm kiếm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, lãnh đạo Trung Quốc giờ đây muốn khép dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng duyên hải với các khu vực nội địa.
Giới phân tích cũng sẽ theo dõi sát những chỉ dấu xem ai sẽ là lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc lên nhận nhiệm sở vào năm 2012.
Cuộc họp này diễn ra vào lúc thế giới đang chú ý hơn tới tình hình nhân quyền tại Trung Quốc. Vào đầu tuần này, một lá thư của 23 đảng viên lão thành đã được tung ra kêu gọi chấm dứt sự hạn chế quyền tự do ngôn luận. Lá thư này mô tả hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc là “bê bối” và là “điều đáng hổ thẹn”.

Lời kêu gọi được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nhân vật đối kháng đang bị cầm tù là ông Lưu Hiểu Ba - một người đi đầu cổ súy cho dân chủ ở Trung Quốc - được trao giải Nobel Hòa bình. Một nhóm gồm 100 nhà hoạt động tại TQ giờ đây ký vào đơn kiện đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.
Hiện đang có các đồn đoán rằng nghị trình cuộc họp của đảng Cộng sản Trung Quốc còn bàn cả về cải cách chính trị, sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây kêu gọi cởi mở hơn. Ông Ôn nói với hãng truyền hình Mỹ CNN tháng này là những lời kêu gọi “dân chủ và tự do tại Trung Quốc sẽ là điều không thể tránh khỏi”.



Vào tháng Tám, ông nói: “Nếu không có cải cách chính trị, Trung Quốc có thể mất đi những gì đã đạt được nhờ tái cơ cấu kinh tế”.
Tuy nhiên, trong dấu hiệu cho thấy sự phản đối lại những kêu gọi này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không tường thuật về chuyện đó ở trong nước.
LMCường: Như thế có thể suy ra là tướng quân Lưu Á Châu được đỡ đầu bởi cánh thủ tướng Ôn Gia Bảo đấy thôi ! Cũng một sách lược như cựu đại sứ Hòa Lan là Đinh Hoàng Thắng, đã kêu gọi xích lại gần Mỹ hồi đầu năm 2010, trước đại hội Đàng CSVN vào đầu năm 2011!


Thay đổi Những kêu gọi cải cách chính trị thẳng thắn một cách bất thường như thế là bối cảnh cho hội nghị trung ương đảng Cộng sản TQ lần này, kéo dài trong bốn ngày. Chi tiết về cuộc họp của 300 thành viên trong ủy ban trung ương đảng thường chỉ được nêu ra vào khi kết thúc hội nghị.
Truyền thông nhà nước nói chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo dự kiến sẽ tham gia thảo luận “các đề xuất cho kế hoạch phát triển 5 năm tới” - từ năm 2011 đến 2015.
Trung Quốc đã chứng kiến tăng trưởng kinh tế mạnh trong những năm gần đây, đa phần là nhờ xuất khẩu.


Phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience, nói Trung Quốc muốn giảm đi khoảng cách giàu nghèo, vốn đang gia tăng, nhằm ngăn ngừa các cuộc đình công và tranh chấp quanh chuyện tiền lương, vốn đã dẫn tới những bất ổn trong quá khứ. Bất cứ bất ổn nào đều khiến đảng Cộng sản lo ngại, vì nó thách thức sự cầm quyền của họ trên toàn đất nước.
Giới phân tích sẽ theo dõi sát xem có các dấu hiệu cho thấy phó chủ tịch Tập Cận Bình và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường - là những người được cho sẽ lên thay ông Hồ và ông Ôn - sẽ tiến gần tới quyền lực trong thay đổi sắp tới hay không.

No comments: