Saturday, October 30, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ THẾ GIỚI


FED HẠ GIÁ ĐÔ-LA

ĐỂ KHỐNG CHẾ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.10.2010

Web: http://VietTUDAN.net

Trong những thập niên, mỗi lần nói về tình hình căng thẳng quốc tế, khối Cộng sản luôn luôn đổ lý do cho Hoa kỳ và các nước Tây phương hiếu chiến. Nhưng tình hình căng thẳng hiện nay của Thế giới được các nhà quan sát cho rằng đó là sự hiếu chiến đế quốc của Cộng sản Trung quốc với những gian manh xảo trá cứng đầu của nước này.

Hoa kỳ và Liên Aâu đã chịu đựng nhún nhường đến độ bị coi là hèn yếu trước sự hống hách của Trung quốc. Câu nói sau đây của một Chuyên gia về Trung quốc, Oâng Jean-Luc DOMENACH, trả lời cho Phỏng vấn của Nhật báo LE MONDE 09.10.2010 trang 4 như sau:

“Sur le plan international, c’est extraordinaire: depuis deux ou trois ans, le monde occidental s’était aplati devant Pékin. Pas une seule institution n’a été capable de dire non à Pékin. On a assisté à un long chapelet de lâchetés: le Etats Unis, le partis et même l’Union européenne, tout le monde s’était couché devant le soleil rouge, cette nouvelle puissance à l’est.”

(Trên bình diện quốc tế, thật lạ lùng: từ ba hoặc bốn năm nay, thế giới tây phương đã phủ phục nằm chẹp bẹp trước Bắc Kinh. Không một cơ quan tổ chức nào đã có khả năng nói KHÔNG đối với Bắc Kinh. Người ta chứng kiến một chuỗi những hèn hạ nhục nhã: Hoa kỳ, những đảng phái vá ngay cả Liên Au, mọi người đã nằm ngủ trước mặt trời đỏ ngòm, một quyền lực ở phương đông.)

Nhưng ngày nay, Hoa kỳ, Liên Au, đã quá dễ dãi yếu mềm để cho Trung quốc khai thác Mãi lực dân chúng, rồi các Chính quyền mang nợ nần công chất chồng, buộc phải đứng lên tự vệ. Mà không tự vệ không được khi mà Kinh tế mỗi nước đình trệ, thất nghiệp tăng tới 10% tại Mỹ, đình công lan tràn trong các nước Liên Au như Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha…

Tình trạng căng thẳng Thế giới hiện nay không phải là do Tây phương hiếu chiến nữa, mà chính là để tự vệ đối với những hiếu chiến và gian manh của Trung quốc. Những Mặt trận bao vây Trung quốc đã thành hình:

=> Mặt trận quân sự tại Biển Đông và Thái Bình dương: Trước tiên đây là quyền lợi của Hoa kỳ trong vùng Kinh tế quan trọng Thái Bình Dương (Zône Economique Pacifique). Các quốc gia khác trong vùng cũng thấy bị đe dọa bở Trung quốc, nên trở thành Đồng minh với Hoa kỳ: Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và khối ASEAN.

=> Mặt trận Tiền tệ, còn gọi là “Chiến tranh Tiền Tệ” chống Tỷ giá độc đoán của đồng Yuan: Trung quốc tham dự vào Tự do Mậu dịch, nhưng độc đoán giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la để hỗ trộ bất chính cho xuất cảng, làm thiệt hại các nước khác trong vùng cũng làm việc cho xuất cảng.

=> Dự phòng Mặt trận Thương Mại, được gọi là “Chiến tranh Thương mại “: Trung quốc tìm mọi cách gian lận để tăng xuất cảng hàng hóa, trong khi ấy Trung quốc không tăng Mãi lực nội địa để có thể tiêu thụ nhập càng, thậm chí còn gây những khó khăn luật lệ cho hàng ngoại nhập vào. Hoa Kỳ và Liên Au đã đưa những Khiếu Nại tận Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO /OMC). Nếu vấn đề Tỷ giá đồng Yuan vẫn không được giải quyết, những Biện Pháp Che chở Thương mại không giá biểu quan thuế và Trả đũa (Mesures non-tarifaires et de Représailles) ắt phải xẩy ra.

=> Mặt trận Nhân quyền: Giải Nobel Hòa Bình cho nhà tranh đấu LƯU HIỂU BA đang gióng lên ngọn cờ đấu tranh Nhân quyền, trước hết đánh động lòng can đản phản ứng từ các nước Tây phương, đồng thời làm nổi dậy những phản ứng đòi Nhân quyền từ chính nội địa Trung quốc. Những trả lời của Thủ tướng Oân Gia Bảo cho Đài CNN phản ánh những đòi hỏi về Nhân quyền đang lớn mạnh tại Trung quốc.

Trong tình trạng Thế giới thắt chặt vòng đai vào đối Trung quốc như vậy, chúng tôi mới có thể phân tích sự căng thẳng khó lòng có giải quyết chung về Tỷ giá Tiền tệ dự định phải có trong cuộc Họp Thượng đỉnh G20 Séoul ngày 12.11.2010 sắp tới.

Sự căng thẳng chung và những bế tắc dự phòng cho Hội Nghị G20 Séoul khiến Hoa kỳ không thể trì hoãn. Lần này thì FED ĐỘNG THỦ mà chúng tôi tóm gọn chừng một trang cuối tuần vừa rồi. Hôm nay, chúng tôi viết chi tiết về việc FED ĐỘNG THỦ trên đồng Đo-la như thế nào và tầm ảnh hưởng của việc giãm giá Đo-la ra sao cho Hoa kỳ và cho hầu hết các quốc gia giữ dự trữ ngân hàng và thanh toán thương mại bằng Đo-la (80%)

Chiến tranh Tiền tệ và

Hội Nghị Thượng đỉnh G20 Séoul

Cuộc Họp thường niên của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/FMI) cuối tuần 8-9/10/2010 tại Hoa Thịnh Đốn gồm 178 đại diện Tài chánh các nước đã không đưa ra được một giải quyết chung. Bất lực, IMF/FMI đã trao trách nhiệm cho cuộc Họp Thượng đỉnh G20 tại Séoul 12.11.2010.

Chúng tôi đã phân tích sự bất lực ấy trong bài viết thứ Năm ngày 14.10.2010. Vì vậy, trong bài này, chúng tôi không trở lại những bất lực của IMF/FMI nữa, mà chỉ trình bầy những căng thẳng trước khi Hội Nghị G20 Séoul 12.11.2010.

Nhìn trong thảo luận của cuộc Họp IMF/FMI, người ta thấy mỗi nước cố thủ giữ lấy quyền lợi riêng của mước mình. Chính vì vậy, ngay những ngày đầu tuần lễ tiếp theo Hội nghị IMF/FMI, thứ Ba 12.10.2010, chính Tổng thống Nam Hàn, Oâng Lee MYUNG-BAK đã phải kêu gọi một tinh thần nhân nhượng cho một giải quyết chung:

“Every country taking part must not persue only their national interest. If this happens, I fear the recovery and sutainable growth of the global economy will be put into question “ (The Wall Street Journal 12.10.2010, p.9)

(Mỗi nước tham dự không được cố thủ theo đuổi quyền lợi riêng quốc gia mình. Nếu việc này xẩy ra, tôi lo ngại rằng việc phục hồi và đà phát triển hỗ trợ Kinh tế chung sẽ bị đặt thành vấn đề).

Nhận định về cuộc Họp sắp tới tại Séoul, Ký giả Alan BEATTIE, đã không ngần ngại viết trên tờ Financial Times 12.10.2010, p.2:

“Instead of of new Bretton Woods they seem likely to persist over a rumble in Seoul’s concrete jungle “

(Thay vì một cuộc Hội Nghị mới Bretton Woods (về Tiền tệ) dường như họ vẫn cố thủ giữ đấm đá tại Seoul như trong rừng rú hoang dại).

Nhưng sự căng thẳng trước Hội Nghị G20 Séoul càng tăng lên cao độ khi Thủ tướng Nhật, Oâng Naoto KAN, công kích đích danh những nước tìm hạ Tỷ giá tiền của mình đối với Đo-la vì quyền lợi riêng của nước mình. Oâng nói thẳng ra những trường hợp như Trung quốc, như chính Nam Hàn. Các Ký giả Mure DICKIE, Lindsay WHIPP (từ Tokio) và Khristian OLIVER (từ Séoul) cùng viết chung bài dưới đầu đề CHINA AND SOUTH KOREA PRESSED ON CURRENCIES đăng trên trang nhất của Tờ Financial Times 14.10.2010:

“Mr.Kan said efforts by individual nations to depress their currencies had no place in G20 co-operation. “We’d like South Korea and China to act responsibly within common rules”, he said.”

(Oâng Kan đã nói những cố gắng mưu toan của những quốc gia cá nhân tìm cách hạ thấp tiền tệ đã không có chỗ đứng trong sự hợp tác G20. “Chúng tôi mong rằng Nam Hàn và Trung quốc hành động với trách nhiệm trong luật lệ chung “, Oâng nói)

Phải có luật lệ chung về tiền tệ, nếu muốn có sự hợp tác. Đó cũng là mong muốn của Hoa kỳ khi chỉ đích danh Trung quốc phải thả nổi đồng Yuan theo luật chung tiền tệ giao dịch.

Nữ giới hiền lành như Bà MERKEL Đức cũng phải cảnh cáo Trung quốc:

“BERLIN—Germany urged China to loosen controls on the yuan’s exchange rate, warning that a trade war could result from countries competing to boost their esports by keeping their currencies weak. “ (The Wall Street Journal 14.10.2010, p.10)

(BÁ LINH—Đức thúc đẩy Trung quốc giảm nhẹ đi những kiểm soát về tỷ giá đồng Yuan, cảnh cáo rằng một cuộc Chiến tranh Thương Mại có thể đưa đến kết quả là những nước thi nhau tăng xuất cảng bằng cách giữ tiền tệ của mình thấp.)

Cái bế tắc của Hội Nghị G20 Séoul là mỗi nước tính toán ăn mảnh. Đối với việc tăng Tỷ giá đồng Yuan, Trung quốc, một mặt lưu manh gian lận, một mặt còn bị ràng buộc bởi Chính trị nội tại khiến họ khó lòng theo luật chung. Nếu Trung quốc khăng khăng làm theo ý riêng của mình, thì các nước khác cũng phải bảo vệ quyền lợi riêng của nước họ. Phần bế tắc cho giải quyết chung trong cuộc Họp G20 Séoul 12.11.2010 lại là do Trung quốc vậy.

Mới ngày hôm qua, 20.10.2010, hai Ký giả Alan BEATTIE và Song JUNG-A, dưới đầu đề DOUBTS GROW OVER PROSPECTS FOR G20 (NHỮNG NGHI NGỜ CÀNG LỚN CHO NHỮNG VIỄN TƯỢNG G20), viết:

“Warnings from UK and India about the G20’s future merely put in words… The flurry of unilateral actions that governments have taken in recent weeks has continued to spread. “ (Financial Times 20.10.2010, p. 4)

(Những cảnh cáo từ Anh và Aán đô về tương lai G20 chính yếu bằng lới nói… Từng loạt những hành động đơn phương mà những chính quyền đã thực sự làm trong những tuần mới đây đã tiếp tục lan rộng.)

Hai ký giả đưa ra trường hộp đơn phương của Ba Tây tăng thuế lần thứ hai lên 6% cho những mua bán trái phiếu của Ba Tây từ nước ngoài. Ba Tây thuộc G20 và lấy quyết định đơn phương chứ không đợi cuộc họp G20 Séoul cho giải quyết chung.

Hoa kỳ cũng động thủ đơn phương như chúng ta thấy ở phần dưới đây.

FED động thủ và

các Ngân Hàng Trung ương nhập cuộc

Cũng nhìn sự bế tắc giữa những nước trong G20 như trên và biết rằng Hoa kỳ sẽ không thể chần chờ, sẽ đơn phương động thủ, nhà Bình Luận gia trưởng của tờ Financial Times, Kinh tế gia Martin WOLF, đã cảnh cáo trước:

“In the worst of the crisis, leaders hung together. Now the FED is about to hang them all separately “ (Financial Times 13.10.2010, p.11)

(Trong tình trạng tệ nhất của khủng hoảng, những lãnh tụ cùng nhau treo cổ. Ngày nay, FED sửa soạn treo cổ họ từng người tách rời ra)

Đúng vậy, Hoa kỳ cũng nhìn thấy bế tắc cho một giải quyết chung trong Hội Nghị G20 Séoul và đã cấp bách động thủ. Lần động thủ này không phải từ Oâng GEITHNER tài chánh, mà là từ Oâng BERNANKE Tiền tệ.

Tại sao cấp bách ? Động thủ như thế nào ?

Lý do cấp bách động thủ

Có ba lý do khiến FED phải cấp bách động thủ:

* Thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng tại Hoa kỳ. Phải cấp bách chận đứng

* Mất cân bằng cán cân Mậu dịch của Hoa kỳ đối với Trung quốc trong tháng 8 vừ rồi lên tới USD.46.3 tỉ do chính yếu những nhập cảng hàng từ Trung quốc.

“A jump in the US Trade deficit in August – the result of soaring imports, particularly from China – adds fuel to the debate over China’s trade practices. The US deficit hit USD.46.3 billion in August, up from USD.42.6 billion the month before. “ (The Wall Street Journal 15.10.2010, p.9)

(Việc nhẩy vọt của thâm hụt Mậu dịch Hoa kỳ trong tháng 8 – kết quả của những tăng nhập cảng, đặc biệt là từ Trung quốc – đã đổ dầu thêm cho những tranh luận về những thực hành mậu dịch của Tầu. Thâm hụt Mậu dịch Mỹ tăng tới USD.46.3 tỉ trong tháng 8, từ USD.42.6 tỉ tháng trước.)

* Tình trạng đình trệ giá cả theo hướng xuống giá. Hoa kỳ còn kỷ niệm những năm 1930 hậu đại Khủng hỏang. Đây là dấu hiệu đình trệ Kinh tế. Và từ đó thất nghiệp càng tăng.

Cuộc Họp cuối cùng của FED này 12.10.2010 trước khi quyết định động thủ mạnh là cân nhắc tầm tăng lạm phát đến mức nào khi phải áp dụng biện pháp Tiền tệ như FED dự định. Cuối cùng, Oâng BERNANKE, Chủ tịch FED, thẩm định:

“The FED should allow a one-time only inflation increase, with a plan to control it when the economy recovers” (Financial Times 12.10.2010, p.11)

(FED có thể cho phép một lần mà thôi việc tăng lạm phát, nhưng với chương trình khống chế nó khi Kinh tế phục hồi).

Vậy phải động thủ gấp, không thể để thâm hụt mậu dịch mỗi tháng mỡi tăng cũng như thất nghiệp tăng cao.

Động thủ như thế nào ?

Quantitative Easing/Planche à Billets/

Bơm Tiền vào lưu hành)

Đây là biện pháp Tiền tệ chứ không phải là Biện pháp Tài chánh cho những Chương trình Kích thích Kinh tế. Biện pháp này đánh trực tiếp vào giá trị đồng tiền đang lưu hành.

Chú thích giáo khoa

Chúng tôi muốn chú thích về một số Biến số trong Thị trường Tiền tệ và Thị trường Vốn có tầm tác động chính đến những quyết định của những tác nhân Kinh tế, Thương mại. Khi nhận diện những Biến số chính ấy rồi, thì việc theo rõi những Chính sách Tiền tệ, Tài chánh hay Kinh tế được dễ dàng hơn. Tuy viết tóm về mỗi Biến số, nhưng cũng có thể kéo dài đoạn viết giáo khoa này. Xin độc giả vui lòng kiên nhẫn vì chúng tôi cần những ý niệm cho chính xác để chúng ta hiểu những căng thẳng Tiền tệ quốc tế hiện nay và tầm ảnh hưởng nào khi FED can thiệp vào Lượng Tiền Đo-la khổng lồ lưu hành ở Mỹ và cả Thế giới.

1) Ngân Hàng Trung Ương

Ngân Hàng Trung ương (Banque Centrale) thường được gọi là Ngân Hàng Quốc gia (Banque Nationale). Trừ trường hợp Việt Nam gọi Ngân Hàng Quốc gia là Ngân Hàng Nhà Nước (Banque d’Etat). Ngân Hàng Trung ương cũng được gọi là Ngân Hàng Phát hành (Banque d’Emission) vì nhiệm vụ chính của Ngân Hàng là phát hành Tiền tệ (Tiền công khai của một quốc gia). Ngân Hàng Trung ương được trao những nhiệm vụ chính rõ rệt:

* Phát hành Tiền tệ

* Quản trị Lượng Tiền lưu hành trong Kinh tế

* Khi có những biến động quan trọng về Tài chánh, Kinh tế quốc gia, Ngân Hàng Trung ương có thể quyết định một số những Chính sách trong mục đích thay đổi những biến động ấy. Những Chính sách này thường liên hệ đến những Biến số chính sau đây:

- Lãi suất chỉ đạo

- Điều chỉnh Lạm phát

- Bơm tiền ra cho Lượng lưu hành, Rút Tiền về từ Lượng lưu hành trong mục đích thay đổi giá đồng Tiền. Cách thế Bơm Tiền ra hay Rút Tiền về là do Ngân Hàng tùy nghi duyết định.

2) Lượng Tiền lưu hành (Masse Monétaire en circulation)

Đồng Tiền mới in ra nằm trong Ngân Hàng Trung ương chưa mang giá trị đồng Tiền mà chỉ là một mảnh giấy. Khi đồng Tiền ra khỏi Ngân Hàng Trung ương và lưu hành, thì đồng Tiền ấy có một giá trị tương đương bằng lượng hàng hóa (Pouvoir d’achat de la monnaie). Chính cái giá trị tương đương hàng hóa này mới định giá cho một đồng Tiền cao hay thấp. Lượng Tiền lưu hành gồm trước hết là Tiền mặt tiêu liền hay Tiền gửi Ngân hàng được phép xử dụng theo hạn kỳ ngắn hay dài. Chính những hạn kỳ ngắn dài này làm cho Lượng Tiền trong lưu hành tăng hay giảm. Đó là Lượng Tiền tích lũy từ Tiết kiệm tạo thành Khới giá trị Vốn lưu hành trong nội địa hay quốc tế.

3) Giá trị Tiền tệ

Có hai loại Giá trị của đồng Tiền:

* Giá trị nội địa: đồng tiền được định giá trị ở tương đương hàng hóa. Chính vì vậy mà Giá trị nội địa tùy thuộc sức khỏe Kinh tế mỗi nước lên xuống.

* Giá trị nước ngoài: đây là Giá trị hai đồng Tiền của hai nước sánh sánh với nhau, người ta gọi là Tỷ giá hối đoái. Mỗi đồng tiền có Giá trị tương đương hàng hóa nội địa. Đem sánh với nhau thì biết đồng tiền nào cao hay thấp. Tỉ dụ USD.1 tương đương với 1.5Kg khoai tây và Euro.1 tương đương với 2.0Kg khoai tây. Tỷ giá của hai đồng tiền là:

2.0 Kg khoai tây

Euro.1 = -------------------------- = USD.1.33

1.5 Kg khoai tây

Khi Hoa Kỳ được mùa hay mất mùa Khoai tây, hoặc Liên Aâu mất mùa hay được mùa Khoai tây, thì đương tương lượng Khoai tây đối với đồng Đo-la nội địa hay đồng Euro nội địa cũng thay đổi. Đo đó Tỷ giá hai đồng Tiền cũng lên xuống. Người ta nói đây là tính Uyển chuyển (Flexibilité) giữa hai đồng Tiền. Nhà nước độc tài Trung quốc đã không cho phép đồng Nhân Dân Tệ của mình mang tính các Uyển chuyển này.

4) Thị trường Hối đoái

Đây là sự trao đổi giữa hai đồng Tiền. Trước hết Tỷ giá lấy căn bản từ việc so sánh tương đương hàng hóa như trên, gọi là Gía trị Tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá này mang tính cách thường xuyên khi mà hai nền Kinh tế song hành tiến đều có tính cách dài hạn. Nhưng sự biến đổi của Tỷ giá trên Thị trường Hối đoái còn tùy thuộc CUNG và và CẦU của lượng tiền mỗi bên trao đổi trên Thị trường. Cũng theo định luật của các Thị trường trao đổi: khi số CUNG của lượng tiền cao hơn số CẦU, thì đồng tiền xuống giá; khi CẦU của lượng tiền tăng hơn số CUNG, thì đồng tiền lên giá. Bây giờ những người trao đổi Tiền tệ quên đi Giá trị nội địa bằng hàng hóa, mà chỉ tính trên số CUNG và CẦU của một đồng Tiền ở Thị trường trao đổi.

Tỉ dụ, nếu số Đo-la mà người ta chuyển vào một nước nhiều và người ta muốn đổi ra đồng Tiền của nước đó, thì lượng CUNG đo-la tăng, nghĩa là Tỷ giá Đo-la đối với Tiền nước đó thấp xuống. Đứng về phía Tiền của nước đó để nhìn Hối đoái. Số Đo-la vào tăng lên và người ta muốn đổi Đo-la ra Tiền bản xứ, nghĩa là CẦU lượng Tiền bản xứ tăng và do đó Tiền bản xứ lên giá. Tỉ dụ, khi có giao động Tiền tệ quốc tế, người ta chuyển vốn vào Thụy sĩ và Tỷ giá Tiền Thụy sĩ tăng.

5) Thị trường Vốn

Chúng tôi nói đến Thị trường này bởi vì cái Giá của Vốn được đo bằng Lãi suất. Đây là một Thị trường, nên có hai phía CUNG và CẦU lượng vốn. Phía CUNG Vốn thộc về phía Tiết kiệm cho vay vốn dự trữ. Phía CẦU vốn thuộc về phía xử dụng vốn cho sản xuất hay tiêu thụ. Phía CUNG vốn có Khối vốn khổng lồ lưu hành trên các Thị trường Chứng khóa hoặc cất kỹ ở những Giá trị tỵ nạn (Valeur refuge) như Vàng, Đồng Tiền vững…

Lãi suất là cái giá thu lợi trên Vốn. Nếu Lãi suất cao, thì phía CUNG vốn tăng lượng cho vay. Nếu Lãi suất thấp, thì phía CẦU vốn tăng vay vốn để xử dụng.

Khi FED định Lãi suất chỉ đạo thấp, là muốn giá vay vốn rẻ để người ta đi vay vốn mà sản xuất hay Tiêu dùng.

FED động thủ bằng Bơm lượng Tiền Đo-la vào

Khối Tiền đang lưu hành.

Trong những Thập niên 70/80 cách thức bơm Tiền mới này vào lưu hành đã bị công kích vì nó đã làm cho những nước đang phát triển như Phi Châu và Nam Mỹ bị lạm phát trầm trọng.

Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:

”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, p. 2)

(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)

Trong thời Khủng hỏa Tài chánh, Kinh tế 2008-09, Ba Lan, với Tiền riêng chưa nhập vào Vùng Euro, đã áp dụng Chính sách Bơm Tiền mới vào Khối Tiền lưu hành để giải quyết Khủng hỏa. Ba Lan đã tuyên bố đồng Tiền của mình đã mất giá nội địa 30%.

FED áp dụng lại Chính sách Bơm Tiền này. Ngày 12.10.2010, sau khi họp Chuyên viên FED thảo luận kỹ và trước sự cấp bách cứu Kinh tế Hoa kỳ, nhất là Thất nghiệp, Oâng BERNANKE đã phân tích kỹ ảnh hưởng Lạm phát và chấp nhận động thủ bằng Tiền tệ vào Khối Tiền đang lưu hành khổng lồ của Mỹ và của Thế giới. Oâng nói:

“The FED should allow a one-time only inflation increase, with a plan to control it when the economy recovers” (Financial Times 12.10.2010, p.11)

(FED có thể cho phép một lần mà thôi việc tăng lạm phát, nhưng với chương trình khống chế nó khi Kinh tế phục hồi).

Nếu việc Bơm Tiền (Quantitative Easing / Planche à Billets) một số lượng để có thể cứu Kinh tế Hoa kỳ, thì cũng nên làm bởi lẽ dù có bơm vào USD.1’000 tỉ chẳng hạn, thì sánh với Khối Đo-la khổng lồ đang lưu hành tại Hoa kỳ và trên toàn Thế giới thì lượng USD.1’000 tỉ cũng như con muỗi nhỏ cắn trên lưng voi khổng lồ. Aûnh hưởng lạm phát do việc Bơm Tiền này cũng nhỏ mà thôi.

Nhận định về việc Bơm Tiền này của FED, Báo LE MONDE 15.10.2010 đã viết ở trang nhất trong bài Xã Luận như sau:

“Ledit QE (Quantitative Easing), assouplissement monétaire quantitatif, va consister pour la Banque Centrale des Etats-Unis à injecter des centaines de milliards de dollars dans le circuit financier américain, afin de tenter de relancer la machine économique, totalement grippée. Autrement dit, de facon encore plus simple, à faire fonctionner la planche à billets. Pour cela, la Réserve Fédérale va acheter des obligations d’Etat, avec pour objectif de maintenir les taux d’intérêt à long terme à des très bas niveaux. Le déversement massif d’argent frais dans le système vise aussi à créer un peu d’inflation—ce qui n’est pas banal pour une banque centrale. Et à lutter contre les forces déflationnistes qui ont tendance à tirer vers le bas, tout ensemble, les prix, les revenus, la production, l’investissement et la consommation. “

(Cái gọi là QE (Quantitative Easing), làm dễ thở đi về lượng tiền tệ, sẽ gồm việc Ngân Hàng Trung Ương chích nhiều trăm tỉ đo-la trong chu kỳ lưu hành tài chánh Mỹ, cốt để phát động vận hành bộ máy Kinh tế, hiện hoàn toàn bị cảm cúm. Nói cách khác, một cách còn đơn giản hơn, là cho bản in tiền chạy. Để làm như vậy Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED ) sẽ mua những trái khoán Nhà Nước, với mục đích giữ Lãi suất dài hạn ở những mức độ rất thấp. Việc tháo đổ ra từng loạt tiền mới vào hệ thống cũng nhằm tạo một chút lạm phát—điều không bình thường đối với một Ngân Hàng Trung ương. Và để chống lại những lực làm giảm giá đang theo hướng, tất cả, kéo xuống phía thấp những giá cả, những thu nhập, sản xuất, đầu tư và tiêu thụ.)

Đoạn Xã luận trên đây của Báo LE MONDE đã tóm gọm khúc chiết Phương cách Tiền Tệ của FED và những Mục đích nhắm tới. Đatï được mức độ nào của những mục đích, còn phải đợi thời gian.

Tầm ảnh hưởng của QE (Quantitative Easing)

Bơm Tiền mới in vào Lượng đang lưu hành

Aùp dụng Phương cách bơm tiền và Lượng Đo-la lưu hành, trước hết là GIẢM GIÁ đồng Đo-la như chúng ta đã thấy trong ít ngày vừa rồi. Nếu nói về Giá Đo-la nội địa, có lẽ dân Mỹ chưa cảm thấy cụ thể về việc giảm tương đương hàng hóa tiêu thụ.

Nhưng đối với Tỷ Giá trên các Thị trường Hối đoái, người ta đã thấy rõ Tỷ giá Đo-la xuống tương đối và do đó đồng Tiền quốc nội của mỗi nước tăng Tỷ giá lên. Đối với những nước làm việc cho xuất cảng, họ bi giảm tính cách cạnh tranh hàng hóa vì Tỷ giá đồng Tiền của họ tăng lên.

Một số những nước xuất cảng quan trọng đã phải xử dụng Ngân Hàng Trung ương của mỗi nước để ngăn chặn hướng lên của Tỷ giá đồng Tiền của họ. Ngân Hàng Trung ương mỗi nước nhập cuộc để ngăn chặn bằng cách nhanh chóng nhất là Ngân Hàng Trung ương bỏ Tiền ra để mua thặng dư Đo-la nhập vào nước họ, nghĩa là Ngân Hàng tiêu thụ số CUNG ngoại tệ Đo-la.

Một số nước, như Nhật chẳng hạn, Ngân Hàng Trung ương đã hạ Lãi suất chỉ đạo xuống 0% để ngăn chặn số vốn ngoại tệ Đo-la chạy loạn vào nước họ để kiếm lời qua giá Lãi suất.

Trung quốc dữ kho dự trữ Đo-la tới 2’600 tỉ. Việc giảm giá Đo-la tất nhiên bị ảnh hưởng. Hoa kỳ có thể không cần phải làm áp lực mạnh đối với Trung quốc về tỷ giá đồng Yuan hạ, mà chính các nước xuất cảng khác trong G20 phải làm áp lục lên Trung quốc.

Kinh tế gia và Bình luận gia trưởng của Financial Times, Oâng Martin WOLF , dưới đầu LES ETATS-UNIS VONT MENER UNE POLITIQUE MONETAIRE EXPANSIONNISTE, SANS SE SOUCIER DES CONSEQUENCES POUR LES AUTRES PAYS (HOA KỲ SẼ THỰC HIỆN MỘT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ BÀNH TRƯỚNG, KHÔNG CẦN ĐỂ Ý ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ XẨY RA CHO CÁC NƯỚC KHÁC) (Bản dịch tiếng Pháp đăng trên Le Monde 19.10.2010, p.2) viết như sau về cái thế của Hoa kỳ trong cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ hiện nay:

“D’une facon ou d’une autre, les Etats-Unis finiront par gagner cette guerre: soit ils pousseront le rest du monde à l’inflation, soit ils feront monter les taux de change nominaux des autres devises par rapport au dollar. “

(Bằng cách này hay cách khác, Hoa kỳ kết thúc với chiến thắng cuộc chiến tranh này: hoặc là Hoa kỳ sẽ đẩy những nuớc khác vào lạm phát, hoặc là Hoa kỳ sẽ làm cho tỷ giá tiền các nước khác tăng lên đối với đola.)

No comments: