Saturday, October 30, 2010

KINH TẾ MỸ & TRUNG QUỐC

Chính phủ Hoa Kỳ loan báo mức thâm thủng ngân sách đã lên gần 1.3 ngàn tỉ đô la

Đào Nguyên source AP, Oct 15, 2010
TT Obama đang dau đầu vì tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Photo courtesy: AFP
TT Obama đang dau đầu vì tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Photo courtesy: AFP

Cali Today News - Thứ sáu 15/10 chính phủ Obama loan báo mức thâm thủng ngân sách cho tài khóa năm vừa qua là gần 1.3 ngàn tỉ đô la. Tuy ít hơn tài khóa năm trước 122 tỉ, nhưng vẫn còn quá cao.
Điều này có nghĩa là cứ mỗi một đô la chi ra, chính phủ liên bang phải đi mượn 37 cents, vì tiền thu vào do thuế dân chúng đóng đã giảm và chi phí cho tem phiếu hoặc trợ cấp thất nghiệp thì lại gia tăng.

Đúng như dự đoán, mức thâm thủng ngân sách quá lớn khiến đảng Cộng Hòa có dịp tấn công mạnh mẽ, khi chưa tới 3 tuần nữa thì diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ của Quốc Hội.

Dân Chủ đang vất vả đối phó với sự giận dữ của cử tri vì thâm thủng ngân sách, vì mức chi tiêu quá nhiều mà tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao.

Hai “cái tội lớn nhất”của chính phủ Obama dưới mắt đảng Cộng Hòa, chính là luật kích thích kinh tế trị giá 814 tỉ đô la năm 2009 và luật bằng lòng cứu giúp Wall Street trị giá 700 tỉ đô la trước đó.

Dân Chủ thì nói cơn khủng hoảng vừa qua sẽ còn thê thảm hơn nếu chính phủ không ra tay can thiệp với các chương trình nói trên.

Chương trình tem phiếu gia tăng tới 27% vì con số người xin kỷ lục và mức trợ cấp thất nghiệp cũng gia tăng tới 34%.

Trong vòng 10 năm tới, mức thâm thủng ngân sách sẽ lên tới 8.47 ngàn tỉ đô la. Đây sẽ là “chủ đề rất lớn” cho cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc cho năm 2012.

Đào Nguyên source AP



Lần đầu tiên Trung Quốc cho tăng lãi suất ngân hàng

Oct 20, 2010

Cali Today News - Lần đầu tiên kể từ khi xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, TQ đã cho tăng lãi suất ngân hàng, nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và hãm bớt đà phát triển quá độ.
Trong đệ nhị tam cá nguyệt năm 2010, kinh tế TQ đã phát triển với nhịp độ 10.3%. Các quan sát viên cho là quyết định mới của Ngân Hàng Trung Ương của TQ là nhằm duy trì một tình trạng phát triển kinh tế ổn định và lâu dài. Từ tháng 9 năm nay, mặc dù đã có lệnh của chính phủ phải kiểm soát tín dụng, song các ngân hàng ồ ạt cho vay, theo chuyên gia kinh tế Mark Williams của Capital Economics ở London cho biết. Ông Williams nhận xét: “Tôi cho là Ngân Hàng Trung Ương TQ đã thấy cần thiết phải cảnh cáo các ngân hàng khác là hiện tượng này phải ngưng lại”. Hành động của TQ đã ảnh hưởng ngay tới Wall Street. Đến trưa thứ ba 19/10 điểm Dow Jones tuột giảm tới 165 điểm và lại rơi xuống dưới mức 11,000 điểm, lần đầu tiên từ hơn 1 tuần nay. Ngân hàng Trung Ương TQ cho nâng lãi suất lên 0.25%, thành 5.56% thứ tư 20/10. Tỉ lệ lãi suất 1 năm cho các deposit cố định cũng gia tăng 0.25%, đạt 2.5%. Ngày 3 tháng 11 người ta cho là Quỹ Dự Trữ Trung Ương Mỹ sẽ tung tiền mua trái phiếu để kích thích thêm kin tế Hoa Kỳ, nhằm làm giảm tỉ lệ lãi suất trên các món vay địa ốc, tiền loans cho công ty và các món nợ khác. Các chuyên viên Mỹ tính toán là các món loans có phân lời thấp sẽ kích thích dân chúng tiêu xài mạnh tay trở lại, như thế kinh tế mới khởi sắc được.

Đào Nguyên source AP



LMCường:

Tình hình kinh tế tài chính thế giới đang lâm vào tình trạng bế tắc. Các biện pháp cắt giảm ngân sách để thắt lưng buộc bụng bị chống đối ở nhiều nước Tây Âu, như Pháp, Anh, Hòa Lan ...
Trong khi đó vì lo sợ kinh tế phát triển quá 10 % trong thời gian vừa qua, Tàu cộng phải hãm bớt đà lại bằng gia tăng lãi xuất lên thật cao chưa từng thấy.
Thế là thế nào ??? Ai giỏi về kinh tế tài chính xin cho ý kiến dùm đi nhé.
Cám ơn thật nhiều. Và mong mọi người hưởng ứng tích cực




Battle For Preeminence

President Obama has decided to reestablish U.S. power and influence in East Asia and the Pacific.

Lee Kuan Yew, 09.23.10, 08:20 AM EDT
Forbes Magazine dated October 11, 2010


pic
Lee Kuan Yew, minister mentor of Singapore

As it became preoccupied with the wars in Iraq and Afghanistan, the U.S. left East Asia and the Pacific region to the biggest actor in the area, China. Now that the Administration is winding up the war in Iraq and planning its 2011 troop withdrawals from Afghanistan, President Obama has decided to reestablish U.S. power and influence in East Asia and the Pacific.
Why is this crucial? Because the center of economic and geopolitical gravity is shifting from the Atlantic to the Pacific. Trade, investment and economic ties across the Pacific will make this the world's most important and dynamic region during the 21st century. But to become the preeminent power here will require a focus of will and wherewithal.

In May 2009 Malaysia and Vietnam made a joint submission under the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) to claim an extended continental shelf that includes a swath of islets in the South China Sea. Vietnam made an independent submission as well. China objected to these submissions, stating in its note verbale to the UN Secretary-General that it "has indisputable sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent waters, and enjoys sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and subsoil thereof." Attached to the note was an old map with dotted lines running in a U-shape around all the 200-odd islands and islets, designating them as Chinese territory. China has yet to respond to the individual claims of Malaysia, Vietnam, the Philippines, Taiwan and Brunei.

U.S. Returns to East Asia

At the Asean Regional Forum held on July 23 in Hanoi U.S. Secretary of State Hillary Clinton declared that the U.S. has vital interests in the region and in the peaceful settlement (in accordance with the law--in this case, UNCLOS) of the claims to the islands and islets that make up the Paracels and the Spratlys in the South China Sea. She added that resolving these disputes was pivotal to regional security and that the U.S. has a national interest in freedom of navigation, access to maritime rights and respect for international law in this resource-rich region.
China's foreign minister, Yang Jiechi, responded that Clinton's seemingly fair comments "were, in effect, an attack on China." He went on to point out that the South China Sea was currently a peaceful area and added that Asean was not an appropriate forum in which to resolve the issue. He said that China and some Asean nations have territorial maritime rights disputes because they are neighbors, not because these countries are Asean members. He reiterated that this is not a dispute between China and Asean and that China prefers to deal with each Asean claimant country separately.
The trigger for all the claims and counterclaims was Vietnam's allotting oil exploration rights in several areas to BP and ExxonMobil. In 2008 China had warned ExxonMobil to drop its exploration deal with Vietnam or risk jeopardizing any future contracts with the mainland. China said the area had been an "indisputable part of Chinese territory since ancient times."

Because it was chairing the Asean meeting, Vietnam put the issue on the main agenda, hence the U.S. intervention. This marked an important turning point in U.S.--China relations, with the Americans clearly indicating that all would not be cooperation--that there would be limits to China's power, especially vis-à-vis its dealings with the smaller countries in the region.

Joint Interests

On Aug. 16 the Pentagon reported that China was ramping up its investments in nuclear weapons, long-range missiles, submarines, aircraft carriers and cyberwarfare. It will be able to strike well beyond Taiwan to reach Guam. This is the start of a decades-long tussle between the U.S. and China for preeminence in the Pacific. A stabilizing factor in their relationship, however, is that each nation requires cooperation from and healthy competition with the other: China needs American technology, investments and markets; the U.S. needs Chinese markets and Chinese agreement and/or assistance in dealing with major world problems. Mutual benefit can be a powerful force.
China has to carefully consider whether insisting on dealing with the Asean countries separately will make them gravitate closer to the U.S. One of China's long-term goals is to be economically integrated with the Asean countries, as well as with Japan and South Korea. China will defeat its purpose if it pushes the Asean countries closer to the U.S., especially since America's stated position is one of support for the lawful claims of those smaller states.


Posted by seachinese | 09/28/10 12:51 PM EDT
Mr. Lee Kuan Yew does not fault nor support China's claims of some islands in South China Sea using historical reasons. He just wants to see that China treats these claims with an extra velvety hand.

Sovereignty and emotion often go together. Any laws to protect sovereignty will inevitably trample on some countries because it requires that these countries forget about historical claims before the laws. In order for these laws to be effective, it requires majority support and enough powers to prop them up. This is where challenge always arises: countries who insist on the laws often choose the right time when their sovereignty is well under control. Therefore, China could argue that it will lend full support to these laws when China has its sovereignty fully under control.

Land ownership by a country can often be challenged if the country is weak, or if it is a small country, it has no strong and effective country to lean on to.

Posted by TBoonTee | 09/23/10 03:02 AM EDT
A welcome thought.
Just that the US should not get involved in the island disputes. It may become messier and force China to confront the US subsequently. And that must be stopped at all costs.




Quan hệ Trung Quốc - ASEAN : “già néo đứt dây”

2010-10-11 16:45
Trọng Nghĩa / RFI

Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore là một trong những chính khách có uy tín tại Đông Nam Á. Ông vừa khuyến cáo Bắc Kinh không nên thúc ép các nước nhỏ trong ASEAN một cách quá đáng, vì điều đó sẽ gây hại cho Trung Quốc. Phân tích về diễn biến gần đây trong mối quan hệ tay ba Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN liên quan đến Biển Đông, ông đã đưa ra lời khuyên nói trên trong bài “Cuộc đấu (Mỹ - Trung) giành ưu thế (tại châu Á Thái Bình Dương)” - Battle For Preeminence - đăng trên Tạp chí Mỹ Forbes Magazine số đề ngày 11/10/2010.

Vì bận rộn với các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Mỹ đã nhường Đông Á và khu vực Thái Bình Dương lại cho diễn viên lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc. Bây giờ vào lúc Hoa Kỳ đang thu dọn cuộc chiến Irak và lập kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2011, Tổng thống Obama đã quyết định tái lập quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Tại sao điều này quan trọng ? Bởi vì trọng tâm của kinh tế và địa chính trị thế giới đang chuyển từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế hai bên Thái Bình Dương sẽ làm cho khu vực này trở thành quan trọng và năng động nhất trên thế giới trong thế kỷ 21. Nhưng trở thành cường quốc ưu việt ở đây sẽ đòi hỏi sự tập trung ý chí và phương tiện.

Tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã đệ trình một đề xuất chung trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để đòi chủ quyền trên khu vực thềm lục địa mở rộng bao hàm một dải đảo nhỏ ở phía Nam Biển Đông. Việt Nam cũng đồng thời đệ trình một đề xuất riêng (cho khu vực ở phía Đông Bắc Biển Đông).
Trung Quốc đã phản bác hai bản đệ trình kể trên. Trong một công hàm gởi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh khẳng định rằng họ "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng nước liên quan cũng như vùng đáy biển và lòng đất bên dưới."
Đính kèm theo công hàm là một bản đồ cũ với các đường gián đoạn theo hình chữ U bao quanh tất cả khoảng 200 hòn đảo lớn và nhỏ, mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ. Cho đến giờ, Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu cá nhân của Malaysia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Brunei.

Hoa Kỳ trở lại Đông Á

Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) ngày 23/07/2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích thiết yếu trong khu vực và trong việc giải quyết hòa bình (theo quy định của pháp luật - trong trường hợp này là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS) các tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Bà Clinton nói thêm rằng việc giải quyết những tranh chấp này rất quan trọng đối với an ninh khu vực và Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ sự tự do lưu thông, việc tiếp cận được các quyền liên quan đến biển và việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong khu vực giàu tài nguyên này.

Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã phản pháo, cho rằng ý kiến có vẻ như công bằng của bà Clinton thực ra "là một đòn tấn công vào Trung Quốc." Ông tiếp lời cho rằng Biển Đông hiện vẫn là một khu vực hòa bình và nói thêm rằng ASEAN không phải là một diễn đàn thích hợp để giải quyết vấn đề tranh chấp. Đối với ông Dương Khiết Trì, sở dĩ Trung Quốc và một số nước ASEAN có một số tranh chấp lãnh thổ trên biển, đó là vì họ là hàng xóm, chứ không phải vì các quốc gia này là thành viên ASEAN. Ông nhắc lại rằng đây không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và khối ASEAN và Trung Quốc chủ trương đàm phán riêng rẽ với từng nước có tranh chấp.

Ngòi nổ khiến cho tất cả những đòi hỏi và phản đòi hỏi trên đây chính là việc Việt Nam giao quyền thăm dò dầu khí trong một số khu vực cho các hãng BP và ExxonMobil. Vào năm 2008, Trung Quốc đã cảnh cáo ExxonMobil là phải hủy bỏ thỏa thuận thăm dò với Việt Nam nếu không muốn gây nguy hiểm cho bất kỳ hợp đồng tương lai nào ký kết với đại lục. Theo Trung Quốc thì các khu vực liên can "một bộ phận không thể tranh cãi của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa."

Vì là nước chủ trì Hội nghị ASEAN, Việt Nam đã đưa vấn đề vào chương trình chính, dẫn đến sự can thiệp của Mỹ. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, với việc Hoa Kỳ xác định rõ ràng là quan hệ này không chỉ đơn thuần là hợp tác, mà sẽ có những giới hạn đối với quyền lực của Trung Quốc, đặc biệt là đối với cách xử sự của Bắc Kinh với các nước nhỏ trong khu vực.

Các lợi ích hỗ tương

Ngày 16/08/10, Lầu Năm Góc báo cáo rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm xa, tàu ngầm, tàu sân bay và phương tiện chiến tranh trên mạng. Trung Quốc sẽ có thể tấn công các mục tiêu vượt quá Đài Loan đến tận đảo Guam (của Mỹ). Đây là bước khởi đầu của một trận đấu kéo dài nhiều thập niên giữa Mỹ và Trung Quốc để giành thế thượng phong tại Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, có một yếu tố tạo ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung. Đó là sự kiện cả hai quốc gia đều cần đến sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh của nhau : Trung Quốc cần công nghệ, đầu tư và thị trường của Mỹ; Hoa Kỳ cần thị trường Trung Quốc cũng như thỏa thuận và / hay là sự hỗ trợ của nước này trong việc giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới. Lợi ich hỗ tương có thể là một động lực mạnh mẽ.

Trung Quốc cần phải thận trọng cân nhắc xem là việc nhấn mạnh đòi hỏi thương thuyết riêng lẻ với từng nước ASEAN liệu có sẽ làm cho các quốc gia này xích lại gần Hoa Kỳ hơn hay không. Một trong những mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là hòa nhập được với khối ASEAN về mặt kinh tế, cũng như với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc sẽ thất bại trong mục đích của họ nếu đẩy các nước ASEAN về phía Hoa Kỳ.

No comments: