Chơi thì cứ... chơi, nợ thì cứ... nợ, lũ thì cứ... lũ
Hà Long
Thủ đô Hà Nội chìm đắm, ngất ngây với Nghìn Năm Thăng Long, không còn điều gì chê trách được cho việc tổ chức trọng thể khi kênh truyền hình quốc gia phối hợp với truyền hình Hà Nội chiếm gọn giờ cao điểm trên đài truyền hình Việt Nam nói về 1.000 năm. Nếu cộng thêm tất cả dây mơ rễ mã của truyền thống tuyên truyền cộng sản gồm các đài phát thanh và 700 tờ báo lề phải thì có thể tóm gọn: Toàn dân ra ngõ đụng Nghìn Năm.
Hồ Hoàn Kiếm đang trở thành con tim của cả nước với nhiều bộ môn ca nhạc kịch, lễ hội. liên hoan vây quanh bờ hồ trong 10 ngày đầu tháng 10 và nơi chính là tượng đài Vua Lý Thái Tổ. Tất cả người đến đều đổ dồn về đây. Dịp Nghìn Năm người ta cố gắng nhào nặn thêm bao nhiêu kỷ lục 'khủng' mừng Thăng Long: 'Con đường Gốm sứ được trao kỷ lục Guinness; Lá cờ đại lễ đạt kỷ lục Việt Nam về độ lớn, Bức trấn phong Chiếu Dời Đô có kích thước 4,58m x 3,85m, nặng gần 5,5 tấn; Sản phẩm Rồng thời Lý do các nghệ nhân làng tò he Xuân La thực hiện lớn nhất; Chiếc phở cuốn dài nhất từ trước đến nay; Đèn kéo quân lớn nhất; Kỷ lục dàn trống đồng phục vụ đại hợp xướng; Cặp áo dài gồm áo nam thêu hình 1000 rồng, áo nữ thêu hình 1000 phượng, v.v....
Hoành tráng, kỷ lục, tự hào, pháo hoa, lộng lẫy, giăng đèn kết hoa, đèn sáng nhấp nhánh ban đêm, một thoáng sạch sẽ hiếm có cứ tưởng như Hà Nội đang khoác vào một chiếc áo mới cho mình.
Báo chí csVN còn gia công nhồi nhét mê tín dị đoan vào Nghìn Năm trong những ngày vừa qua cho đượm hương sắc linh thiêng ngây ngất vượt trời cao và nhào xuống ngụp lặn dưới nước như „Rồng thiêng hiện lên trời mừng thủ đô nghìn tuổi“ và „Linh thiêng cụ Rùa nổi đúng ngày đại lễ“. Cả thế giới có lẽ chỉ có báo chí csVN mới nhận dạng được rồng thật qua việc khẳng định 100% đưa tin: „Điều đáng kinh ngạc là đám mây "rồng" này khá trùng hợp với hình dạng của con rồng thời Lý, triều đại đã chọn Hà Nội làm thủ đô của cả nước.“ Chẳng thế quan lớn Phạm Quang Nghị đột xuất muốn trở thành chuyên gia phong thủy oang oang đọc to: „Thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng chầu, hổ phục, đã đúng ngôi Nam - Bắc - Đông - Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi… Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; đúng là nơi định đô bậc nhất của kinh sư muôn đời”.
Chơi thì cứ… chơi, lũ thi cứ… lũ
Đại Lễ hội tụ khí linh thiêng Nghìn Năm của Thăng Long có phần nào giảm bớt vì ông Trời, hay nói cho đúng ý của quan Nghị là rồng đã phun nước. Tai ương lũ lụt trong vài ngày qua thật khủng khiếp tại Hà Tĩnh và Quãng Bình. Báo Dân Trí vừa đưa tin với tựa đề của những người tin vào Kinh Thánh theo Kitô giáo: „Quảng Bình chìm sâu trong cơn Đại Hồng Thủy“ và cho biết thêm „Gần 30 người chết và mất tích, hàng trăm tỷ đồng trôi theo lũ.“ Trận lụt Đại Hồng Thủy này không biết quan bí thư Phạm Quang Nghị còn nhớ đến trận lụt tại Hà Nội vào cuối năm 2008 không?
Lúc ấy ông nghị cũng phải dơ tay đầu hàng ông trời với câu than vãn: "Thiên tai thì không tính trước được". Ngoài ra người dân Hà Thành vẫn còn nhớ rõ mồn một sự miệt thị khinh bỉ của ông đối với những người dân đang gặp nạn lụt: "Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm." (trả lời phỏng vấn qua điện thoại chiều 2/11/2008 từ Mỹ Đức - Hà Nội). Hôm nay hơn 20.000 dân đang chạy lụt tại Hà Tĩnh, Quãng Bình, Hơn 35.000 hộ dân bị ngập sâu từ 0,5m đến 4m. Ông Nguyễn Văn Sơn - trưởng thôn Cồn Nâm cho báo Tiền Phong biết: „Hơn một nửa số dân ở đây không có chỗ ở vì nước ngập gần nóc nhà; không nước ngọt, không lương thực...“
Lực lượng cứu hộ vùng lũ 'bó tay' theo Thượng Tá Phạm Hữu Tân - Trưởng Công an huyện Quảng Trạch. Ông tiếp tục kể lại: Đây là hiện tượng chưa từng gặp từ trước đến nay. Hiện, lực lượng cứu hộ của huyện Quảng Trạch cũng chỉ tập trung cứu hộ ở một số vùng Bắc Sông Gianh, còn vùng cồn bãi giữa dòng Gianh thì gần như “bó tay”.
Nếu quan điểm của quan bí thư Phạm Quang Nghị vẫn đúng và chuẩn mực theo đường lối Đảng (không bao giờ sai) như lời phỏng vấn 2008 thì việc tiến hành vui chơi nhảy múa trong 10 ngày tại Hà Nội cứ tiếp diễn như chương trình chuẩn bị trong 10 năm với tổng số tiền chi hơn 4,5 tỷ Đôla Mỹ là chuyện đương nhiên. Ở Hà Nội ta còn mắng cho là loại người ỷ lại thì chúng bay ở tận xa tít Miền Trung thì chẳng dính dáng đến ta.
Coi chừng, cơn mưa lũ còn có thế kéo đến tận vùng trời Hà Nội nếu ông trời muốn, mà đã là thiên tai thì tính được chi theo cách nói của ông Nghị. Sống với lũ năm 2008 người dân Hà Thành đã có sự cảm thông với người lâm nạn như nhà văn Trần Nhương đã kêu gọi khẩn cấp đến ông Chủ tịch thành phố Hà Nội ngày 5/10/2010:
Tôi là Trần Nhương, Nhà văn, công dân thủ đô. Tôi viết thư này xin đề nghị mấy điểm sau đây:
- Cắt giảm 19 điểm bắn pháo hoa (thay vì 29 điểm) và các tiết mục khác không cần thiết để tiết kiệm tiền giúp đỡ bà con lũ lụt miền Trung. Nhân dân chúng tôi sẵn sàng xem pháo hoa qua TV cũng không sao. Hà Nội tổ chức kỉ niệm ngàn năm kéo dài tới 10 ngày liệu có quá lãng phí, phô trương không? Một nước nghèo vào nhóm cuối của thế giới mà lễ hội quá linh đình liệu có nên không?
- Sau đại lễ Hà Nội nên công khai cho dân biết số kinh phí chi cho đại lễ là bao nhiêu. Đây là tiền của dân, dân phải biết. Hà Nội nên làm gương về việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. (Kính thư, Trần Nhương)
Quặn lòng cuốn theo những khổ đau của người sống với lũ nhà văn Trần Nhương nhắc nhở thêm Nghìn Năm Thăng Long qua vài dòng thơ:
Lực lượng cứu hộ vùng lũ 'bó tay' theo Thượng Tá Phạm Hữu Tân - Trưởng Công an huyện Quảng Trạch. Ông tiếp tục kể lại: Đây là hiện tượng chưa từng gặp từ trước đến nay. Hiện, lực lượng cứu hộ của huyện Quảng Trạch cũng chỉ tập trung cứu hộ ở một số vùng Bắc Sông Gianh, còn vùng cồn bãi giữa dòng Gianh thì gần như “bó tay”.
Nếu quan điểm của quan bí thư Phạm Quang Nghị vẫn đúng và chuẩn mực theo đường lối Đảng (không bao giờ sai) như lời phỏng vấn 2008 thì việc tiến hành vui chơi nhảy múa trong 10 ngày tại Hà Nội cứ tiếp diễn như chương trình chuẩn bị trong 10 năm với tổng số tiền chi hơn 4,5 tỷ Đôla Mỹ là chuyện đương nhiên. Ở Hà Nội ta còn mắng cho là loại người ỷ lại thì chúng bay ở tận xa tít Miền Trung thì chẳng dính dáng đến ta.
Coi chừng, cơn mưa lũ còn có thế kéo đến tận vùng trời Hà Nội nếu ông trời muốn, mà đã là thiên tai thì tính được chi theo cách nói của ông Nghị. Sống với lũ năm 2008 người dân Hà Thành đã có sự cảm thông với người lâm nạn như nhà văn Trần Nhương đã kêu gọi khẩn cấp đến ông Chủ tịch thành phố Hà Nội ngày 5/10/2010:
Tôi là Trần Nhương, Nhà văn, công dân thủ đô. Tôi viết thư này xin đề nghị mấy điểm sau đây:
- Cắt giảm 19 điểm bắn pháo hoa (thay vì 29 điểm) và các tiết mục khác không cần thiết để tiết kiệm tiền giúp đỡ bà con lũ lụt miền Trung. Nhân dân chúng tôi sẵn sàng xem pháo hoa qua TV cũng không sao. Hà Nội tổ chức kỉ niệm ngàn năm kéo dài tới 10 ngày liệu có quá lãng phí, phô trương không? Một nước nghèo vào nhóm cuối của thế giới mà lễ hội quá linh đình liệu có nên không?
- Sau đại lễ Hà Nội nên công khai cho dân biết số kinh phí chi cho đại lễ là bao nhiêu. Đây là tiền của dân, dân phải biết. Hà Nội nên làm gương về việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. (Kính thư, Trần Nhương)
Quặn lòng cuốn theo những khổ đau của người sống với lũ nhà văn Trần Nhương nhắc nhở thêm Nghìn Năm Thăng Long qua vài dòng thơ:
Chúng ta đang tưng bừng Hà Nội
Lũ miền Trung chìm nổi nhân dân
Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
Hà Nội nghĩ gì hay vẫn cứ lâng lâng
Thôi hãy bớt phù hoa trưởng giả
Vua Lý chắc vui lòng Hà Nội nghĩa nhân...
Chơi thì cứ… chơi, nợ thì cứ… nợ
Nợ nần của Việt Nam nói chung giờ đây cứ như chúa chổm vì vốn vay từ ngoại quốc phải qua ngã rẽ rơi vung vãi vào túi áo quan lớn. Nickname „nineunc“ viết bình luận ngắn gọn về Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long trong Blog của Trương Duy Nhất như sau:
Sau Đại lễ là gì nhỉ? Đại vệ sinh môi trường (dân xả rác vô tư quá); Đại sửa chữa (làm công trình cho kịp đại lễ); Đại trùng tu (làm nhanh chẳng bao giờ tốt); Đại ăn mừng (vụ này kiếm chác khá khá); Đại Lo (không biết địa phương nào cũng tổ chức ăn theo như Đại giải phóng, đại kỷ niệm,. ..)! Không biết còn bao nhiêu cái Đại nữa đây???
Nợ nần của Việt Nam nói chung giờ đây cứ như chúa chổm vì vốn vay từ ngoại quốc phải qua ngã rẽ rơi vung vãi vào túi áo quan lớn. Nickname „nineunc“ viết bình luận ngắn gọn về Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long trong Blog của Trương Duy Nhất như sau:
Sau Đại lễ là gì nhỉ? Đại vệ sinh môi trường (dân xả rác vô tư quá); Đại sửa chữa (làm công trình cho kịp đại lễ); Đại trùng tu (làm nhanh chẳng bao giờ tốt); Đại ăn mừng (vụ này kiếm chác khá khá); Đại Lo (không biết địa phương nào cũng tổ chức ăn theo như Đại giải phóng, đại kỷ niệm,. ..)! Không biết còn bao nhiêu cái Đại nữa đây???
- Cái đại nữa mà dân đen thấy rõ chính là phải ì cổ ra trả đại nợ nần. Điển hình báo viết về kinh tế Vneconomy, hôm nay cho biết rằng đồng Yên của Nhật tăng giá mạnh sẽ tác động đến Việt Nam, nhất là về vấn đề trả vay nợ nần: „Tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Nhật Bản có lượng vốn ODA cho Việt Nam cam kết đến nay là 1.394 tỷ Yên. Trước đây nguồn vốn này chỉ tương đương với khoảng dưới 14 tỷ USD, nay đã tương đương gần 16,3 tỷ USD do đồng Yên tăng giá. Nếu tính theo VND, khoản nợ này đã tăng thêm khoảng 53 nghìn tỷ đồng, từ 251 nghìn tỷ đồng trước đây lên 304,5 nghìn tỷ đồng.“ Khủng khiếp, chỉ với một quyết định của chính phủ Nhật, VN phải trả thêm 2,3 tỷ Đôla Mỹ cho việc vay nợ. Nên nhớ Việt Nam còn là con nợ của nhiều quốc gia khác nữa.
- Thế mà cũng ngày hôm qua, 4/10 người dân đọc thêm tin tức rất có lợi cho các quan lớn của chính phủ csVN: „Nới rộng tiêu chuẩn xe công vụ“. Thay vì mức 800 triệu đồng một xe theo quy định cho cấp quan lớn thuộc Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội... và các chức danh có hệ số lương khởi điểm 9,7 trở lên – thì bây giờ họ được mua xe với giá 1,1 tỷ đồng (tăng hơn 20%). Hiện nay cả nước có trên 25.660 xe công vụ được phân bổ cho 63 tỉnh thành và các bộ ngành trên cả nước. Người dân đen lại phải oằn lưng trả thuế cho chục ngàn tỷ phung phí này của các quan lớn.
- Lại thêm một trái bom về nợ nần khi báo chí hôm nay cho biết con số về nợ công của chính phủ: Tính đến 31/12/2009, nợ công so với tổng sản lượng quốc gia GDP chiếm đến 52,6%, trong đó nợ Chính phủ chiếm 41,9%, trong khi quy định của Thủ tướng về chỉ tiêu nợ Chính phủ là 50%. Mức dư nợ công năm nay dự kiến lên tới 52,6% GDP, nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP và nợ công sẽ chiếm đến 57% năm 2011 đã cho thấy độ an toàn tài chính quốc gia có nguy cơ sắp vượt ngưỡng cho phép. Theo suy diễn của dân đen là chính phủ sẽ lấy tiền thuế của dân đi trả nợ, chắc chắn là phải trả thêm cho những chiếc xe nhà nước.
Còn theo cách nói của các nhà kinh tế thì nhà nước csVN đang phải báo động về thâm hụt ngân sách, nguồn vốn quốc gia cạn dần, chỉ có cách duy nhất vác mặt đi vay nợ nước khác. Gương Hy Lạp còn rành rành ra đó, hoặc gần nhất là Vinashin, một số tổng công ty nhà nước hiện đại của Nguyễn Tấn Dũng đã phá sản hoàn toàn trong thực chất, cho dù bây giờ có đổ tiền thuế của dân vào cứu thì Vinashin vẫn là một cái xác chết.
Tiện đây chúng ta cũng có thể nhắc đến những tổng công ty đang thua lỗ khá lớn như Tổng công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế tính là 39 tỷ đồng; Tổng công ty Công trình giao thông 6 lỗ lũy kế 149 tỷ đồng, Tổng Công ty Càphê tuy báo cáo lãi 199 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế 525 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều đơn vị, tổng công ty lớn để tồn tại các khoản nợ khó đòi cao như Tổng công ty Lương thực miền Nam có khoản nợ khó đòi 56 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỷ đồng, Công ty Thương mại và Xuất khẩu Viettel thuộc tập đoàn Viettel (khi đó còn là tổng công ty) để nợ quá hạn 79 tỷ đồng...
Nhà nước csVN có nhận ra sự yếu kém để rút ra những bài học cho mình, để sửa đổi làm cho dân giàu nước mạnh, để cho Nghìn Năm Thăng Long sẽ là bước tiến nhảy vọt chứ không chỉ là một lễ hội hoành tráng kéo dài trong 10 ngày rồi sau đó đâu vẫn hoàn đấy.
Hoặc là nhà nước csVN nhẫn tâm khoanh tay ngồi chờ những tổng công ty nhà nước kế tiếp khác phá sản theo Vinashin?
No comments:
Post a Comment