Saturday, October 30, 2010

BÚT KÝ CỦA GS. PHẠM ĐĂNG HƯNG



BÚT KÝ CỦA GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Phần 10
LTS:
Nhiều người học vấn cao nhưng thiếu hiểu biết về chính trị, về cộng sản. Họ mê muội trước những "hòa hợp hòa giải", "tình tự dân tộc", và "giúp nước Việt Nam". Giúp Việt Nam nào? Giúp bọn cộng sản cướp tự do và tài sản nhân dân ư?
Ông Nguyễn Đăng Hưng không phải là trường hợp đặc thù. Phần nhiều những người về giúp Cộng sản không ngu và tham thì thuộc hạng ba đầu sáu tay chứ không phải tầm thường!

Máy bay vừa đáp, vào khu hải quan là tôi bị xếp qua một bên, có chiếu cố đặc biệt. Hành lý của tôi được đưa vào phòng riêng khám xét mà tôi không được chứng kiến. Tôi cực lực phản đối nhưng vô vọng. Bản thân tôi cũng bị lột trần, chỉ còn lại quần áo lót. Sự khám xét bất chợt của hải quan kéo dài từ 16 giờ chiều cho đến 20 giờ tối. Dĩ nhiên là họ chẳng tìm được gì và tôi cũng đỡ lo là chưa đến nỗi họ ngụy tạo chứng cớ qua mục xét riêng hành lý.Bước ra khỏi sân bay, tôi vật vờ như người đi tị nạn vừa bị bắt lại: đói, mệt, lo và thất vọng…

Cũng may vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu Trưởng bộ môn Sức bền Vật liệu trường Đại học Bách khoa TP HCM, cán bộ đối tác của tôi vẫn còn nấn ná đợi tôi. Họ bảo họ cũng rất lo, họ tưởng tôi đã bị trục xuất trở lại Bỉ…


Tôi đã chọn lựa dựa trên những yếu tố tình cảm

Lên máy bay về Việt Nam lần nay, tôi không ngớt miên mang suy nghĩ về những lựa chọn của mình trong tương quan với quê hương tôi. Lần này tâm trạng tôi khác hẳn với chuyến bay ngược chiều rời Việt Nam trở lại Bỉ cách đây đã 12 năm (1979). Lúc ấy tôi có một tâm trạng nặng nề bế tắt. Tôi đã nghĩ phải cố quên cố quốc. Thật vậy, với ý định hồi hương giúp nước nhà phát triển tái thiết, tôi đã gặp phải một bức tường thép khép kín của một doanh trại kiên cố, lạnh lùng, khô cạn, xơ cứng. Sau ba chuyến đi Việt Nam (1976-77-79), nắm bắt tình hình, khảo sát thực tế, tôi đã quá thất vọng. Tôi đi đến quyết định dứt khoát là sẽ phải cố gắng không nghĩ đến ngày về nếu không có gì thay đổi tại Việt Nam. Đây chính là tâm trạng người tình bị phản bội.


Lần này tôi phải đối diện với một hoàn cảnh khác. Sau Đại hội VI, Việt Nam đã có đổi thay theo chiều hướng cỡi trói. Nhưng năm nay (1991) công cuộc đổi mới bị khựng lại. Tôi đang lao vào một công việc phức tạp với nhiều bất trắc hiễm nguy đang chờ đợi tôi. Tôi chọn lựa một hướng đi mà rất nhiều người bè bạn quen biết khuyên tôi nên suy nghĩ lại. Tôi có thể dừng lại sau sự cố không được cấp VISA, bằng lòng với nghiệp vụ khá hấp dẫn mà tôi đang có tại Bỉ. Tôi đang là giáo sư trưởng, giảng dạy những giáo trình công nghệ cao cấp dành cho các kỹ sư hai năm cuối hay các lớp cao học, những học trò không đông nhưng giỏi và ngoan.

Tôi đang thực hiện những dự án công nghệ kỹ thuật được Ủy ban Châu Âu tài trợ với ngân sách khá dồi dào. Tôi đang ở giai đoạn sung mãn của một nhà nghiên cứu, có giao lưu quốc tế rộng rãi, có quyền và thường được tài trợ đi tham dự hội nghị quốc tế, xa ra khỏi Châu Âu (Á, Mỹ, Úc, Phi châu) hai lần và trong địa bàn Châu Âu ba lần mỗi năm.

Vì là người đứng đầu ê kíp phát triển cách tính toán thẫm định các vết nứt của cấu trúc phức tạp trong phần mền vạn năng SAMCEF, tôi cũng thường được các công ty lớn tại Châu Âu mời đi thỉnh giảng công nghệ với thù lao rất cao (1 nghìn euro/ngày, khách sạn 4 sao miễn phí, chiều khoá xe hơi cao cấp trao tay ngay khi lúc xuống máy bay). Tôi cũng vừa được chọn là thành viên của nhóm nghiên cứu cấu trúc lò nguyên tử (CEE-AG2) của Ủy ban Châu Âu với khả năng được ưu tiên cấp ngân sách…


Chọn hướng thường xuyên đi Việt Nam, vắng mặt dài hạn, tôi phải hạn chế các công việc này và nếu không hạn chế được thì khi trở lại Bỉ, tôi phải cật lực lao động để bù đắp các khoản trống. Còn thu nhập thì khỏi phải nói, không bao giờ có chuyện trả tiền lương phụ cấp cho chuyên gia đã có lương tại Bỉ và không có mặt thường xuyên trong các dự án hợp tác phát triển, giúp các nước nghèo như Việt Nam. Nhưng tôi đã không do dự nhiều khi chọn lựa về Việt Nam tiếp tục triển khai các dự án đang dang dở. Ngẫm nghĩ lại tôi mớ ngộ ra rằng tuy là một nhà khoa học sống tại trời Âu gần 2/3 đời người, sự chọn lựa này chỉ dựa trên những yếu tố tình cảm :

1. Tôi hằng nghĩ phải làm gì cho Việt Nam như là số phận của một người Việt Nam đã may mắn được sống yên bình ở trời Tây trong giai đoạn khốc liệt của lịch sử dân tộc. Và thời gian không chờ đợi tôi, tôi chỉ còn lại mười lăm năm trước ngày hưu trí.

2. Sự khích lệ ân cần và lòng tin tưởng ưu ái của hai người nước ngoài : ông Roger Dehaybe (Chủ Nhiệm cơ quan tài trợ cơ quan CGRI) và ông Arthur Bodson (Viện trường Viện Đại Học Liège). Khi hay tin dự án tôi nhận được tài trợ ông Bodson đã tiếp riêng tôi và bảo : « Tôi tin tường ở ông và tôi ưu tiên ủng hộ giúp Việt Nam phát triển. Một đất nước đã quá nhọc nhằn vì chiến tranh như Việt Nam thì cần những chiếu cố đặc biệt ».
Khi người nước ngoài, chưa bao giờ đến Việt Nam mà họ có tấm lòng như vậy thì là người Việt Nam trước lương tâm, tôi khó chọn hướng khác !

3. Vợ tôi nguyên là một giáo viên Pháp văn một trường trung học tại Sài Gòn, đã phải vượt biển, bất chấp hiễm nguy để đổi đời tìm tương lai. Nhưng cô ấy không hề oán trách quá khứ. Cô ấy luôn luôn khuyến khích tôi đi Việt Nam và rất vui gặp lại gia đình bà con những dịp tháp tùng tôi về Việt Nam công tác.

Đó cũng là lý do mà nhiều người hiểu lầm về việc tôi làm, về sự chọn lựa của tôi, ngay cả cơ quan an ninh Việt Nam. Nó không chút nào thuần lý, yếu tố tình cảm gần như bao trùm.

Tôi bị chiếu cố rất đặc biệt

Chuyến đi này không mấy thuận lợi. Tôi biết rõ thân phận của tôi. Không còn sinh mệnh chính trị nữa thì chỉ có thể là « thế lực thù địch ». Tôi kiểm tra rất kỹ máy tính xách tay để không chất chứa bất ký tài liệu nào có vấn đề. Ngay cả những bài hát tôi ưa thích ra đời trước 75 mà chính quyền mới chưa cho phép lưu hành, tôi cũng xoá tận gốc. Tôi kiểm soát lại từng trang giáo trình, từng trang sách khoa học mang về, không để dính theo bất ký điều gì để người ta có quy kết tôi là làm chính trị, tán phát tài liệu. Ngay cả tờ báo « Le Monde » xuất bản tại Paris đọc còn dang dỡ tôi cũng không mang xuống khi rời máy bay.


Và điều tôi tiên đoán là chính xác. Máy bay vừa đáp, vào khu hải quan là tôi bị xếp qua một bên, có chiếu cố đặc biệt. Hành lý của tôi được đưa vào phòng riêng khám xét mà tôi không được chứng kiến. Tôi cực lực phản đối nhưng vô vọng. Bản thân tôi cũng bị lột trần, chỉ còn lại quần áo lót. Sự khám xét bất chợt của hải quan kéo dài từ 16 giờ chiều cho đến 20 giờ tối. Dĩ nhiên là họ chẳng tìm được gì và tôi cũng đỡ lo là chưa đến nỗi họ ngụy tạo chứng cớ qua mục xét riêng hành lý.
Bước ra khỏi sân bay, tôi vật vờ như người đi tị nạn vừa bị bắt lại: đói, mệt, lo và thất vọng… Cũng may vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu Trưởng bộ môn Sức bền Vật liệu trường Đại học Bách khoa TP HCM, cán bộ đối tác của tôi vẫn còn nấng ná đợi tôi. Họ bảo họ cũng rất lo, họ tưởng tôi đã bị trục xuất trở lại Bỉ…

Trong phòng thẩm vấn

Máy bay đến tối chủ nhật là sáng thứ hai 8 giờ tôi phải lên bục giảng. Chương trình giảng dạy đã được công bố trước, phần lý thuyết cũng như phần thực hành. Là giáo sư chính tôi phụ trách phần lý thuyết. Phải giảng cho kịp vì tuần tới người phụ giảng TS Géry de Saxcé, người học trò xuất sắc của tôi (nay là giáo sư trưởng một khoa, Đại học Lille, một nhà cơ học đang nỗi tiếng bên Pháp) sẽ lấy máy bay qua Việt Nam phụ trách phần bài tập trên máy tính.

Bài giảng khá dài, thời gian ở Việt Nam có hạn, tôi bố trí lịch làm việc rất căn. Chiều thứ hai đi dạy về nhà (tôi được người anh vợ tôi cho tôi mượn một căn phòng trọ) thì có thư « mời làm việc » của cơ quan an ninh, đường Nguyễn Văn Cừ. Tôi điện thoại yêu cầu đổi giờ hẹn vì sáng hôm sau thứ ba sinh viên lại đang chờ tôi lên lớp. Ba ngày sau là tôi phải tạm bõ lớp dạy vì phải « đi làm việc ». Tôi còn nhớ buổi chiều ấy, một buổi chiều nắng gắt như những buổi chiều khác tại Sài Gòn. Tôi vẫn còn mệt, chưa quen với sự khác biệt múi giờ. Vì lo cho tôi, vợ tôi và PGS Châu đi theo tháp tùng. Nhưng họ không được vào đồn công an. Tôi bảo với vợ tôi nên đi về hay tạm ngồi trong quán cà phê cạnh đó chờ tôi.


Tôi nói thêm riêng cho vợ tôi :

- « Bây giờ là 2 giờ trưa, đến 6 giờ chiều mà anh chưa ra được là đã bị giữ lại, là có sự cố chẳng lành. Em nên về nhà gởi điện ngay cho ông Roger Dehaybe, ông Arthur Bodson và bè bạn cùng khoa tại đại học Liège ».
Khi vào phòng thẩm tra là đã có ba công an ngồi đợi sẳn. Một thanh niên trẻ chừng 25 tuổi ghi chép và hai người kia, tóc hoa râm tuổi trên 50 mươi, dáng dấp lạnh lùng nhưng chửng chạc.

Có lẽ họ là những công an có cấp bậc cao. Tôi ngồi xuống, vừa dứt lời nhẹ nhàng lễ phép đặt câu hỏi về lý do buổi làm việc là họ đánh phủ đầu ngay, với một giọng rất nghiêm khắc, gần như khiêu khích. Họ bảo tôi chỉ lấy cớ để về Việt Nam gây phiền toái, chẳng có gì để giảng dạy, chẳng có khoa học công nghệ gì tiên tiến để chuyển giao cả. Giáo trình thì chắc gì phù hợp với Việt Nam.

Tôi hiểu ngay đây là một đòn tâm lý. Họ cố tình chọc giận tôi. Sau vài giây ngỡ ngàng, tôi gắng trấn tĩnh, không để lộ sự phẫn nộ đang rối lên trong lòng tôi. Sống và làm việc lâu năm ở nước ngoài, tôi đã học được cách chế ngự tự ái của người Bỉ khi thảo luận hay đối thoại. Tôi biết nếu tôi mất bình tĩnh là tôi sẽ thua. Tôi ung dung bảo họ : - « Không biết các ông lấy ở đâu những thông tin lệch lạc về tôi như vậy. Giáo trình bài giảng của tôi là giáo trình cao học dành cho bậc thạc sỹ của một ngành mủi nhọn, phải có trình độ cao hơn mới có thể đánh giá. Tôi không biết trước khi có nhận định về tôi như vậy các ông đã tham khảo kỷ lưởng những công bố quốc tế về khoa học của tôi chưa ?

Hay ít ra các ông đã hỏi ý kiến của GSTS Trương Minh Vệ Hiệu trưởng trường Đai học Bách khoa, GSTS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trường Viện cơ học, PGS Phan Ngọc Châu đối tác Việt Nam trực tiếp của tôi chưa ? Chỉ những người có trình độ mới có khả năng đánh giá giáo trình của tôi. Tôi e rằng chưa tham khảo kỷ lưỡng mà đưa ra những nhận xét vội vã và võ đoán như vậy thì rất không hay. Tôi chưa muốn nói là các ông đang xúc phạm một vị giáo sư tiến sỹ, một nhà khoa học của một trường Đại học lớn tại Châu Âu ».

Họ nhìn nhau, không nói gì thêm. Theo thói quen, tôi giữ thái độ thẳng thắng ôn tồn nhưng dứt khoát không thoả hiệp khi họ quá đà áp đặt. Tôi bắt đầu thấy thái độ của tôi là phù hợp. Thú thật, cả đời tôi chưa bao giờ phải đối mặt với một hoàn cảnh như vậy : phải trực diện đối chất với cùng một lúc ba công an trong phòng thẫm vấn. Đây là những người đầy đòn phép thủ thuật, nhưng trình độ hiểu biết thì rất giới hạn. Rồi họ đổi hướng khác.

Lần này họ đi thẳng vào vấn đề. Họ bảo vụ vận động Việt kiều ký chung « Tâm Thư », « Thư ngỏ » gởi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam là một âm mưu lật đỗ chế độ và Nhà nước nhân dân. Chính quyền cách mạng sẽ trừng trị thích đáng những người chủ trương. Tôi ý thức ngay tính nghiêm trọng của quy kết này. Nhưng như một phản xạ tự vệ tự nhiên, tôi kịch liệt phản đối ngay.

Tôi vặn lại :
- « Ai đã có những báo cáo sai lạc như vậy cho các ông? Người gởi cho các ông báo cáo này không phải là bạn của các ông đâu. Các ông phải kiểm tra lại cho kỷ rồi nên sa thải tay này đi vì tội thiếu trung thực. Các ông không nên đánh giá chúng tôi qua thấp. Nếu quả tình chúng tôi muốn lật đỗ các ông, tôi không dại gì mà lấy máy bay về Việt Nam, tự lao vào hang cọp như vầy. Tôi là một trí thức, một người có học, có trình độ, tôi không thể tự chôn mình một cách cuồng si như vậy».


Rồi tôi từ tốn nóí thêm, rất chậm rãi để có thì giờ suy nghĩ và diễn giải cho chính xác : -« Xin các ông đừng quên là trong giai đoạn căng thẳng nhất của chiến tranh Việt Nam, trong thời điểm có trên ba trăm ngàn quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam, chúng tôi là những người tham gia biểu tình đòi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam để chấm dứt chiến tranh cục bộ mà nạn nhân từ Nam ra Bắc đều là người Việt Nam. Ở Bỉ chính quyền không ngăn cản chúng tôi làm việc này. Chúng tôi bất chấp những hệ lụy có thể xảy ra cho bản thân và cho gia đình còn đang sinh sống tại Sài Gòn, ký đơn phản đối chính quyền Mỹ, tuần hành tán phát tài liệu chống Mỹ tại một điện bàn có đại bản doanh của Liên Minh quân sự NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất do Mỹ dẫn đầu.

Chúng tôi đã hành động một cách vô tư, theo thôi thúc của lương tri, của lòng yêu nuớc thật sự . Sau đó, sau thắng lợi 30/4/75, các ông lên cầm quyền tuyệt đối. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm quản lý, vì thiếu tầm nhìn và hiểu biết, các ông đã mắt phải sai lầm. Nếu chúng tôi không nói lên những sai lầm ấy, phản biện những quốc sách tai hại ấy thì thử hỏi ai có thể làm được việc này ? Dân trong nước ư ? Làm sao họ dám nói, họ sợ các ông và họ có lý do để sợ vì các ông thường quy kết, chụp mũ phản động, không tạo điều kiện cho họ nói.

Họ chỉ còn có một cách là chạy đi di tản thôi. Họ bảo cây cột đèn mà còn phải chạy kia mà. Và khi nóí thẳng nói thật với các ông, chúng tôi đã chứng tỏ qua hành động này một điều mà tôi xin các ông lưu ý : chính chúng tôi mới là những người bạn trung thực thẳng thắng vô tư nhất của các ông. Chúng tôi chỉ kiến nghị, góp ý chứ chúng tôi có gì đề áp đặt ? Làm hay không làm là chuyện của chính quyền các ông mà ! Tóm lại tôi yêu cầu các ông đừng quy chụp chúng tôi là âm mưu lật đỗ, điều này không có cơ sở, không hay cho chúng tôi và sẽ không mang lại lợi ích chính trị nào cho các ông.. ».

Thấy họ lặng im nghe tôi nói khá dài, tôi bồi thêm lời tôi đã nói với Bí thư thứ nhất Sứ quán Việt Nam tại Bruxelles cách đây mấy tháng:
« Xin các ông đừng bảo tôi rút tên ra khỏi danh sách những người đã ký. Xin đừng bảo tôi phủ nhận những điều tôi đã viết, những phản biện dưới dạng bút ký mà các ông đã đọc. Tôi sẽ không bao giờ làm chuyện ấy. Tôi chỉ tiếc là đã công bố hơi trễ. Đáng lẽ tôi phải cho xuất bản 10 năm trước đây sau chuyến rời Việt Nam trở sang Bỉ năm 1979.

Tôi không làm chính trị mà chỉ làm khoa học và giáo dục. Tôi là một trí thức độc lập và tự do. Xin cho tôi được yêu quý độc lập và tự do ».
Đây là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói với họ. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ chờ họ phản ứng. Ông công an cao cấp không có vẻ gì giận dỗi. Ông quay sang anh công an trẻ và bảo : « Em nên đi pha trà mời giáo sư uống đi ».

Tôi cảm thấy nhẹ người vì lần đầu tiên ông xử sự lễ phép với tôi. Đây có thể là một khởi đầu của sự thông cảm ?
Sau tách trà ướp hoa lài khá thơm, tôi thấy khoẻ hơn nhiều và cơn buồn ngủ đã đi qua.
Ông công an cao cấp hỏi tôi : « Thế thì việc vận động, ông hội họp, tán phát tài liệu thế nào ? ». Tôi trả lời không do dự : « Ít ra với riêng với trường hợp của tôi, tôi khẳn định là không có tham gia vận động rầm rộ gì cả. Chúng tôi là thành phần Việt kiều có sinh hoạt yêu nước từ những năm 60, quen biết thân thích nhau đã mấy thập kỹ, trong giai đoạn đấu tranh khó khăn. Chúng tôi thường xuyên trao đổi qua thư tín, qua fax, rồì INTERNET, tin tưởng lẫn nhau như những người đứng chung chiến hào.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, bức tường Bá Linh bị tháo gỡ, nước Đức thống nhất, những sai lầm của xã hội chủ nghĩa hiện thực đã hiện ra rõ như ban ngày. Đọc được bản đề nghị, tôi đồng ý ngay qua điện thoại chứ chẳng có vận động hội họp gì qui mô cả… ».
Cái khó là tôi phải đối mặt với những câu hỏi tò mò khó chịu về nhân sự. Người này có vai trò gì, tôi nghĩ thế nào về người kia vân vân…

Tôi dứt khoát thoát ngay vòng vây đầy bất trắc này bằng cách phân trần với giọng tha thiết như sau:
- « Nếu muốn có thông tin về nhân sự mà hỏi tôi thì các ông chọn người không đúng chỗ. Trước hết tôi là nhà khoa học, là giáo sư đại học quanh năm suốt tháng bận bịu với nghiên cứu, lên lớp, lập trình triển khai, thực hiện những dư án công nghệ kỹ thuật, đi thỉnh giảng, đi tham dự hội nghị khắp năm châu, tôi không còn thì giờ để thấy và hiểu rõ những Việt Kiều khác, nhất là nhưng người thuộc lớp trẻ qua Bỉ sau tôi cả một thế hệ.


Nếu biết đến vài cá nhân thì cũng dừng lại ở những điều chung chung chẳng phải là những thông tin mà ông cần biết. Thứ đến, tôi có một nguyên tắc hành xử cho riêng tôi là không bao giờ đặt điều bàn chuyện, nhất là chuyện không hay về người khác mà người ấy không có mặt. Tôi cho đó là hành động nhỏ nhen, không quân tử, đáng chê trách. Ngay cả hôm nay, tôi xin các ông tôn trọng cách xử thế ấy, điều mà tôi hằng răn dạy các con tôi… ».


Không khai thác được tôi, họ có vẻ thất vọng. Người cán bộ an ninh thứ hai từ nảy giờ ít nóí xen vào :
- « Như vậy chúng tôi muốn hỏi trực tiếp GS một lần cho rõ. Thế đâu là ý đồ, là động cơ của khi GS hăm hở về Việt Nam khá thường xuyên thuyết trình khoa học, tổ chức si-mê-na, tổ chức du học tại chỗ?

Tôi đã ghi lại nhiều lần câu trả lời sau đây trên các bài phỏng vấn của trang báo điện tử « Việtsciences » hay các báo khác :
- « Các ông là công an an ninh, các ông có tất cả những phương tiện để kiểm tra, theo dỏi và phát hiện những ý đồ của tôi nếu có, nhưng xin các ông không nên tốn nhiều công sức vì tại Việt Nam, tôi chỉ hành động theo sự mách bảo của trái tim…. Còn chi tiết về những công việc tôi sẽ triển khai tại Việt Nam, tôi xin ông tham khảo dự án mà tôi mang theo đây ».

Tôi rút ra trong cập một hồ sơ dài trên 20 trang viết bằng tiếng Pháp, có bản dịch ra tiếng Việt, một bản sao đã có chữ ký của Hiệu trường hai trường, Đại học Liège và Đại Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Tất cả những điều cần triển khai đều có ghi trong ấy, danh sách các bài giảng, danh sách các trường, các giáo sư, các trợ giáo tham gia, ngay cả chi tiết tài chính về việc mua thiết bị, sách vở, phần mền, phần cứng…


Cùng một lúc, tôi cũng lấy thêm ra một văn bản dài chỉ một trang bằng tiếng Pháp, có dịch ra một bản tiếng Việt mà tôi đã náng lại ở văn phòng thực hiện trên bàn phiếm máy tính tối hôm qua.
Tôi nói :
« Với tư cách là người đề xướng và chủ nhiệm dự án được Quỹ quốc tế của Cộng đồng các đại học nói tiếng Pháp (FICU, Montréal), tôi xin nhờ ông chuyển đến cơ quan chúc năng bản văn phản đối chính thức này ».


Trong khi ông công an cao cấp đọc, tôi nói thêm rõ hơn:
-« Tôi cực lực phản đối cách hành xử của hải quan Việt Nam trên sân bay ngày tôi về Việt Nam ngày chủ nhật vừa qua. Hải quan sân bay đã vi phạm luật quốc tế khi đưa hành lý tôi vào phòng riêng khám xét mà không có mặt tôi. Đây là hành động không thể chấp nhận được vì nguy hiễm cho an ninh cá nhân tôi. Thư phản đối có ghi rõ là tôi sẽ chuyển bản sao cho Đại sứ quán các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội, đặc biệt các nước có đóng góp tích cực cho quỷ tài trợ : Pháp, Canada, Bỉ, Thụy Sỹ ».


Ba ông công an hơi bất ngờ. Từ chỗ người bị hạch sách, tôi vừa trở thành nguời đứng ra trách móc, phản đối. Sau một hồi ngẫm nghĩ, ông công an cao cấp bảo tôi :
-«Tại sao việc giữa Việt Nam với nhau mà GS đi thưa với quốc tế làm gì cho phức tạp. Nếu có sơ sót chúng tôi ghi nhận nhưng đã là đồng bào, chúng ta nên đóng cửa bảo với nhau có tiện hơn không».
Tôi trả lời ngay :
-«Xin lỗi ông, chính quyền Việt Nam nào có coi Việt kiều chúng tôi là người Việt Nam thưa ông. Xin đơn cử vài thí dụ. Đi máy bay nội địa, ở khách sạn hay vào viện bảo tàng, chúng tôi phải trả giá như người ngoại quốc, đắt gấp mấy lần hơn người trong nước».
Ông công an bảo điều này ông không biết. Tôi bảo ông ta nên tìm hiểu thêm và nhất là phản ảnh điều tôi nói với cơ quan chức năng vì tiếp tục như thế này thì Việt kiều không vui lắm khi về Việt Nam.

Tôi thoát hiễm. Nắng chiều đã nhạt, trời đã sẫm tối. Người công an cao cấp mời tôi uống thêm một tách trà nóng. Ông chợt xem đồng hồ, rồi bảo tôi một cách khá hoà nhã :
« Chúng ta nên chấm dứt buổi làm việc hôm nay ở đây, cám ơn GS đã có nhiều góp ý thẳng thắn.»
Tôi đứng dậy bước ra cửa phòng lòng như nhẹ hơn. Thái độ của ba ông công an vào giờ cuối làm tôi an tâm. Gần bốn tiếng thẫm vấn đã trôi qua, đồng hồ chỉ đúng 6 giờ thiếu 15.


Tôi ra quán cà phê. Vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu vẫn còn ngồi chờ tôi. Vợ tôi vui mừng nắm tay tôi như tôi vừa thực hiện một chuyến đi xa đã lâu năm và đầy bất trắc hiễm nguy.
Tôi có ngờ đâu tôi vừa thoát khỏi một cái bẫy hãi hùng mà nếu chẳng may tôi không tránh được, có lẽ đời tôi đã rẽ hướng khác, với tất cả những gian truân, bẽ bàng của thành phần bị coi là trực thuộc « thế lực thù địch ».
Phải mười lăm năm sau tôi mới biết được sự thật bên trong buổi thẫm vấn vừa kể. Tôi sẽ nhắc lại việc này trong những hồi khác sắp viết.

( Bài bút ký do Nguyễn Đăng Hưng trực tiếp gửi cho Phạm Viết Đào,.)

No comments: