Friday, October 15, 2010

TIN LỤT MIỀN TRUNG



LTS:
Trong khi Hà Nội ăn chơi phung phí theo của tinh thần tư sản đỏ, thì miền Trung bị bão lụt. Trong khi chúng tốn trên 4 tỷ đô la cho mục đích ăn chơi, phá tán môi trường, cướp tài sản quốc gia và nịnh hót Trung Quốc thì chúng sẽ bỏ ra bao nhiêu tỷ hay triệu đô là để cứu trợ miền Trung? Quốc tế sẽ giúp đỡ. Và đây là một dịp để bọn cộng sản ăn chận, ăn bớt. Đồng bào hãy theo dõi và tranh đấu chống bọn cộng sản ăn cướp và bán nước.


Tin BBC ngày 6-10-2010
Lũ lụt miền Trung gây nhiều thiệt hại Media Player

Giới chức miền trung Việt Nam đang chật vật tìm cách chuyển đồ cứu trợ tới hàng ngàn người đang bị mắc kẹt vì lũ lụt và lở đất sau nhiều ngày mưa lớn.

Chín tỉnh thành từ Thanh Hóa tới Đà Nẵng bị ảnh hưởng vì mưa lớn. Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Số người thiệt mạng vì lũ lụt cho tới ngày 6/10 được biết là khoảng 32 người.







Lũ lụt ở Miền Trung




Theo tin từ báo chí trong đợt mưa lũ từ ngày 1/10 cho đến 6 giờ chiều hôm nay 4/10 giờ Việt Nam, đã làm cho 12 người chết và 2 người mất tích tại miền Trung Việt Nam. Tại Quảng Bình, đã có 16 000 ngôi nhà chìm trong biển nước ; mực nước tại nhiều con sông ở Hà Tĩnh, Quảng Trị dâng cao. Mưa lớn tập trung ở vùng Hà Tĩnh. Theo tin chúng tôi vừa nhận được, một đập thủy điện tại đây có thể bị vỡ, làm cho gần 20 ngàn dân phải sơ tán. Do mưa lớn, thuỷ điện Hố Hô nằm trên địa bàn xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, giáp ranh với huyện Hương Khê, tình Hà Tỉnh có nhiều nguy cơ bị vỡ, vì hồ này bị tích đầy nước nhưng cửa xả bị sự cố không mở được.

Trên 40 triệu mét khối nước có nguy cơ đổ xuống hạ lưu, do vậy chính quyền đã do sơ tán khoảng 20 ngàn dân trong khu vực. (Theo RFI). Một người bạn của bọ ở Thị xã Quảng Trị chết đã ba ngày, vẫn phải quàn trong nhà, chưa thể đem đi an táng. Quê Thuận Bài ven sông Gianh bị ngập tràn, anh gọi điện về nhà không liên lạc được. Ba Đồn chỉ bị ngập cục bộ nhưng đã biến thành ốc đảo, bốn xung quanh lũ tràn. Theo Mục Đồng, phóng viên của Quê choa thường trú tại Đồng Hới, thì mưa lũ vẫn chưa ngớt, Đồng Hới đang bị nước lũ cô lập từng bộ phận Hàng ngàn hộ dân trong tình trạng nguy hiểm, hàng trăm ngôi nhà ngập tới nóc, đã có hơn 10 người chết và mất tích. Những hình ảnh kinh hoàng về mưa lũ tại khúc ruột miền Trung được VietNamNet tổng hợp từ nhiều nguồn.


Các cồn nổi giữa sông Gianh (Quảng Bình), nơi có hàng ngàn người dân sinh sống đang dần bị lũ “nuốt chửng” – Ảnh: DT





Gần 20.000 hộ dân đang đối mặt với trận lũ lịch sử trên sông Gianh – Ảnh: DT





Nước đã vượt xa mức báo động 3 nhưng mưa vẫn xối xả –

Hình ảnh tại Quảng Bình
















Những hình ảnh lũ lụt ở Sông Gianh quê bọ- ảnh của DT và CAND


Nước lũ vẫn đang hung hãn trút về ở Hà Tĩnh-

Đập thuỷ điện Hố Hô (Quảng Bình) đang cố gắng xả tràn giải nguy cho thân đập

Mục Đồng cung cấp ảnh: Di dời dân ra khỏi vùng lũ.-


Miền Trung đang kêu cứu- Ảnh báo Tuổi trẻ


THƯ GỬI ÔNG CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Kính gửi: Ông Chủ tịch thành phố Hà Nội.


Tôi là Trần Nhương, Nhà văn, công dân thủ đô. Tôi viết thư này xin đề nghị mấy điểm sau đây:
- Cắt giảm 19 điểm bắn pháo hoa (thay vì 29 điểm) và các tiết mục khác không cần thiết để tiết kiệm tiền giúp đỡ bà con lũ lụt miền Trung. Nhân dân chúng tôi sẵn sàng xem pháo hoa qua TV cũng không sao. Hà Nội tổ chức kỉ niệm ngàn năm kéo dài tới 10 ngày liệu có quá lãng phí, phô trương không ? Một nước nghèo vào nhóm cuối của thế giới mà lễ hội quá linh đình liệu có nên không ? - Sau đại lễ Hà Nội nên công khai cho dân biết số kinh phí chi cho đại lễ là bao nhiêu. Đây là tiền của dân, dân phải biết. Hà Nội nên làm gương về việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Kính thư
Trần Nhương (Nguồn: Website Trần Nhương)

Dự báo lũ lụt ở miền Trung
Người gửi:
Trung tâm Thủy văn ứng dụng & KTMT
09/09/2006


ttp://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=222983&ChannelID=3 (Bản tin trưa ngày 6/10)







Miền Trung là một miền kém mở mang kinh tế lại bị nhiều thiên tai hơn hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Người dân miền Trung thường quen thuộc với cảnh “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” vì “trời hành cơn lụt mỗi năm”. Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra ở các tỉnh ven biển.

Đặc biệt là hai cơn lũ lụt liên tiếp từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1999 được gọi là cơn lũ thế kỷ. Hai cơn lũ này đã làm gần 750 người thiệt mạng và tổn thất tài sản và mùa màng lên đến 300 triệu USD. Bão lụt cũng đã làm thiệt mạng gần 450 người năm 1998 và 400 người năm 1996. Hai cơn bão số 7 và số 8 liên tiếp vừa qua cũng đã gây khá nhiều thiệt hại vào năm 2005. “Trời hành cơn lụt mỗi năm” …

Lũ lụt đã gây nên những thiệt hại to tát về người, nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, làm cho một xứ đã nghèo về phương diện kinh tế lại càng nghèo hơn. Miền Trung ở trong một vòng lẩn quẩn vì thiên tai bão lụt xảy ra thường xuyên nên phát triển kinh tế gặp phải khó khăn. Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt gần theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Ở đây có nhiều sông , như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Huế- Thừa Thiên, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi v.v…

Tuy sông, suối nhiều nhưng chiều dài các con sông đa số ngắn và có độ dốc cao. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng. Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Trong những năm 1995-1999, miền Trung đã chịu ảnh hưởng của 13 cơn bão, 5 áp thấp nhiệt đới và 23 đợt gió mùa Đông Bắc.

Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ Phi Luật Tân rồi 3-4 ngày sau thì đổ bộ vào bờ biển nước ta. (Xin xem lộ trình và ảnh vệ tinh của bão Eve đã xảy ra vào tháng 10 năm 1999 kèm theo đây) Đặc biệt vào năm 1999, những trận mưa liên tục từ ngày 18 tháng 10 đến 6 tháng 11 đã nâng mực nước các sông lớn ở miền Trung đến độ cao chưa từng thấy. Gần 1,4 m (1384 mm) nước mưa đã đổ xuống thành phố Huế trong vòng 24 giờ (từ 7 giờ sáng ngày 2 đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 11) , làm mực nước Sông Hương lên cao gần 6 m, cao hơn mực nước trận lụt năm 1953 đến 0,46 m. Lượng nước mưa vào ngày 2 tháng 11 tại Huế là lượng nước mưa lớn thứ nhì trên thế giới, sau kỷ lục 1870 mm đo được tại Cilaos, đảo Réunion vào ngày 16 tháng 3 năm 1952. Tiếp đến là các trận mưa lớn đã xảy ra từ ngày 1 đến 7 tháng 12, nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi; Lượng nước mưa lên đến 2192 mm ở thượng lưu Sông Tam Kỳ và 2011 mm ở gần Ba Tơ.

Đặc điểm của những trận lụt năm 1999 là nước lũ dâng cao rất mau nhưng xuống chậm, làm nhiều nơi bị lụt ngập đến 3-4 ngày, gây nên nhiều sạt lỡ đất đai, đường xá. Nhiều cửa biển mới được phát sinh để nước lũ tuôn ra biển, làm trôi nhiều làng xã như tại Hòa Duân, Thừa Thiên. Nguyên nhân Ngoài nguyên nhân chính là do các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Cũng như nhiều nơi khác trong nước, rừng ở các tỉnh miền Trung đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 40 phần trăm.

Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Việc khai thác bừa bải cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng.

Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn. Điển hình là vụ sụt lở bờ sông Vu Gia làm cho một khu dân cư ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam bị cuốn trôi trong cơn lũ năm 1999 vừa qua. Nói tóm lại nguyên nhân chính của lũ lụt ở miền Trung là những trận mưa lớn ở thượng lưu và vùng đồng bằng. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng chỉ có thể làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi.

Những trận mưa lớn do các cơn bão biển Đông và gió mùa Đông Bắc gây nên. Để đề phòng lũ lụt một cách hữu hiệu và giảm thiểu các tổn thất về nhân mạng cũng như mùa màng, nhà cửa cần có các dự báo thời tiết chính xác và cung cấp kịp thời. (Theo http://www.khoahoc.net)


Vỡ đập, hàng vạn ngôi nhà chìm trong nước


Lũ nhấn chìm Tân Kim, Thạch Thanh - Thanh Hoá. Ảnh chụp lúc 6h sáng nay, 6/10. (Ảnh: Vietnamnet).

Tại hiện trường, không ai không khỏi bàng hoàng trước sức tàn phá kinh khủng của dòng lũ dữ. Cả một đoạn đập chính với chiều dài khoảng 50m bị cuốn trôi trong chốc lát. Một chuyên gia có kinh nghiệm trong xây dựng các công trình hồ đập cho biết: “Có khoảng 600.000m3 đất đá đã bị cuốn trôi trong sự cố này. Ước tính thiệt hại lên tới 200 tỉ đồng, chưa kể đến tiến độ công trình sẽ bị chậm trễ nhiều tháng”.

Tại các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân đã sơ tán được gần 2 vạn dân. Nhiều người dân không kịp sơ tán đã phải trèo lên nóc nhà và các cành cây cao để tránh lũ.

Vừa thoát khỏi vùng lũ, bà Lê Thị Báo (35 tuổi), ở xã Xuân Yên - Thọ Xuân, run cầm cập trong mưa lạnh, nói trong nước mắt giàn giụa: "Chạy lũ chỉ thoát được thân, đồ đạc trong nhà như bàn ghế, thóc gạo... bị lũ dữ cuốn trôi hết rồi!" Những cụ già, trẻ nhỏ do không kịp chạy lũ đã phải trèo lên nóc nhà, ngọn cây ngồi chờ đoàn cứu hộ đến đưa đi trong ánh mắt thất thần, tê dại vì rét, vì đói lả. Tại xã Xuân Yên, đến chiều 5/10 vẫn còn hàng ngàn người dân đang mắc kẹt trong tâm lũ vì không kịp di dời. (Theo Tuổi Trẻ)

Các lực lượng cứu hộ đã phải tuyệt vọng đứng trong bờ nhìn ra biển nước mênh mông. Sáng 5/10, bằng nhiều nỗ lực bất chấp cả hiểm nguy, lực lượng công an mới cho xuồng ra cứu số người dân này vào bờ.

Lũ lớn cũng đã làm thiệt mạng 3 người dân, trong đó có trường hợp một thanh niên là Lưu Đình Hà, 17 tuổi, học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh, quê xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, chết trong khi cứu bạn học bị lũ cuốn trôi.

Tại xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (cuối nguồn sông Chu), nước lũ cũng đã dâng cao nhanh chóng khiến người dân chỉ dắt được trâu, bò, lợn gà, còn thóc gạo và những đồ dùng thiết yếu đều phải bỏ lại ngôi nhà đang ngập chìm trong nước. Toàn huyện Thiệu Hóa có hơn 2.000 nóc nhà bị ngập lụt, hơn 6.000 dân phải đi sơ tán gấp.



Đầu cầu Cửa Đạt vỡ ngày 5/10, đã được lấp trong vòng 10 phút. (Ảnh: Vietnamnet/VnCold.vn).

Vỡ đê sông Bưởi


Trong lúc các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa đang khẩn trương sơ tán dân tránh lũ, ở các huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa (dọc theo sông Mã) và các huyện Thạch Thành, Hà Trung (dọc sông Bưởi), hai hệ thống đê sông Mã và sông Bưởi đang nguy cấp.

Tại khu vực hạ lưu sông Mã, thuộc huyện Hoằng Hóa đã xảy ra nhiều điểm sùi mặt đê, khiến các lực lượng hộ đê phải huy động nhiều nhân lực cùng vật tư khắc phục. Tại Vĩnh Quang, Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), lũ trên sông Mã đã tràn qua đê. Đến 16h 30, hầu như trên toàn tuyến đê sông Mã lũ đã tràn qua.


Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tổ chức ứng cứu di dời dân vùng bị ngập lũ vùng bãi ven sông Mã ở xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa. (Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN).
\


Ngay sau khi đi kiểm tra tuyến đê sông Mã về, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi đã điều động tất cả các lực lượng có thể để tham gia công tác hộ đê. Quân đoàn 1 đã phải điều động 1.000 quân về tăng cường để chống lũ tại Thanh Hóa, cùng với hơn 2.000 bộ đội của QK4 huy động trước đó. Chúng tôi đã sơ tán được hơn 54.000 dân tránh lũ an toàn”.



Lúc 21h, tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, còi ủ liên hồi báo hiệu việc chủ động cho lũ sông Bưởi chảy tràn. Gần 23h, đê sông Bưởi đã bị vỡ tại khu vực thị trấn này. Thị trấn Kim Tân đã bị ngập chìm trong biển nước.

Cuối giờ chiều, toàn tỉnh đã có 18.478 nhà dân bị ngập sâu trong lũ, 2 người dân bị lũ cuốn; 29 cầu cống bị trôi; hơn 80.000 ha lúa màu, đồng nuôi trồng thủy sản bị ngập úng hư hỏng. Thiệt hại ước tính lên đến hơn 320 tỷ đồng, chưa kể thiệt hại do vỡ đập chính hồ Cửa Đạt.

Khoảng 8h30 phút sáng nay, 6/10, đập 17 thuộc Nông trường 32 đóng trên địa bàn xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp - Nghệ An) đã bị vỡ. Nước từ đập tràn ra cả QL48 khiến hàng chục chuyến xe không thể lưu thông. Trong lúc đó, vào sáng nay, tại trung tâm Thị trấn Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn nước đã rút. Tuyến QL48 đi Vinh đã thông. Thông tin từ huyện này cho hay, lũ tràn về đã làm đập Đồng Chè (xã Nghĩa Quang), đập Đồng Lan (xã Nghĩa Minh) bị vỡ. - Nguyên Nghĩa

Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, TTXVN

No comments: